LUẬT ĐƯỜNG SẮT 2005

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/01/2006

QUỐC HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do -Hạnh phúc

Số: 35/2005/QH11

Hà Nội ,ngày 14 tháng 6 năm 2005

 

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich1″]LUẬT

ĐƯỜNG SẮT CỦA QUỐC HỘI  NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 35/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005[/NM_lightbox]

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về hoạt động đường sắt.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; phương tiện giao thông đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quy tắc, tín hiệu giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bao gửi là hàng hoá được gửi theo bất kỳ chuyến tàu khách nào mà người gửi không đi cùng chuyến tàu đó.

2. Cầu chung là cầu có mặt cầu dùng chung cho cả phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thông đường bộ.

3. Chạy tàu là hoạt động để điều khiển sự di chuyển của phương tiện giao thông đường sắt.

4. Chứng vật chạy tàu là bằng chứng cho phép phương tiện giao thông đường sắt được chạy vào khu gian. Chứng vật chạy tàu được thể hiện bằng tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh, thẻ đường, giấy phép, phiếu đường.

5. Công lệnh tải trọng là quy định về tải trọng tối đa cho phép trên một trục và tải trọng rải đều tối đa cho phép theo chiều dài của phương tiện giao thông đường sắt được quy định trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.

6. Công lệnh tốc độ là quy định về tốc độ tối đa cho phép phương tiện giao thông đường sắt chạy trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.

7. Công trình đường sắt là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt, bao gồm đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich2″]8. Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, được Bộ Giao thông vận tải cho phép xây dựng và khai thác.[/NM_lightbox]

9. Ga đường sắt là nơi để phương tiện giao thông đường sắt dừng, tránh, vượt, xếp, dỡ hàng hoá, đón trả khách, thực hiện tác nghiệp kỹ thuật và các dịch vụ khác. Ga đường sắt có nhà ga, quảng trường, kho, bãi hàng, ke ga, tường rào, khu dịch vụ, trang thiết bị cần thiết và các công trình đường sắt khác.

10. Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có tải trọng vượt quá tải trọng cho phép của toa xe, tuyến đường.

11. Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, có kích thước vượt quá khổ giới hạn đầu máy, toa xe của khổ đường tương ứng.

12. Hoạt động đường sắt là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển, kinh doanh đường sắt, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt và những hoạt động khác có liên quan.

13. Ke ga là công trình đường sắt trong ga đường sắt để phục vụ hành khách lên, xuống tàu, xếp, dỡ hàng hóa.

14. Kết cấu hạ tầng đường sắt là công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.

15 Khổ đường sắt là khoảng cách ngắn nhất giữa hai má trong của đường ray.

16. Khu đoạn là tập hợp một số khu gian và ga đường sắt kế tiếp nhau phù hợp với tác nghiệp chạy tàu.

17. Khu gian là đoạn đường sắt nối hai ga liền kề, được tính từ cột tín hiệu vào ga của ga phía bên này đến cột tín hiệu vào ga gần nhất của ga phía bên kia.

18. Nút giao cùng mức là nơi có hai hoặc nhiều tuyến đường giao nhau trên cùng một mặt bằng.

19. Nút giao khác mức là nơi có hai hoặc nhiều tuyến đường giao nhau nằm ở cao độ khác nhau.

20. Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa xe, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt.

21. Sản phẩm, dịch vụ công ích đường sắt là sản phẩm, dịch vụ cần thiết phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải đường sắt mà việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.

22. Tàu là phương tiện giao thông đường sắt được lập bởi đầu máy và toa xe hoặc đầu máy chạy đơn, toa xe động lực, phương tiện động lực chuyên dùng di chuyển trên đường sắt.

23. Tuyến đường sắt là một khu đoạn hoặc nhiều khu đoạn liên tiếp tính từ ga đường sắt đầu tiên đến ga đường sắt cuối cùng.

Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt

1. Bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác và hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

2. Phát triển đường sắt theo quy hoạch, kế hoạch, hiện đại và đồng bộ; gắn kết loại hình giao thông vận tải đường sắt với các loại hình giao thông vận tải khác.

3. Điều hành thống nhất, tập trung hoạt động giao thông vận tải đường sắt.

4. Phân định rõ giữa quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với quản lý kinh doanh của doanh nghiệp; giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư.

Điều 5. Chính sách phát triển đường sắt

1. Nhà nước tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị theo hướng hiện đại.

2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và vận tải đường sắt; tham gia đấu thầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đường sắt.

3. Nhà nước bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử; bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh đường sắt.

4. Nhà nước khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và đào tạo nguồn nhân lực để phát triển đường sắt hiện đại.

Điều 6. Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt

1. Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt là cơ sở để lập quy hoạch chi tiết chuyên ngành và định hướng đầu tư, xây dựng, phát triển đồng bộ, hợp lý, thống nhất mạng lưới giao thông vận tải đường sắt trong phạm vi cả nước, tạo điều kiện khai thác tiềm năng hiện có và phát triển năng lực của ngành đường sắt.

2. Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt được lập trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển các loại hình giao thông vận tải khác.

3. Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt bao gồm các nội dung về phát triển kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, công nghiệp và mạng lưới dịch vụ hỗ trợ trong lĩnh vực đường sắt.

4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich3″]2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.[/NM_lightbox]

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich4″]3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) và bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động đường sắt;[/NM_lightbox] tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đường sắt đối với người, phương tiện tham gia giao thông vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật; thống kê, cung cấp dữ liệu về tai nạn giao thông đường sắt.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong quản lý khai thác tài nguyên thuộc phạm vi đất dành cho đường sắt, vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt có ảnh hưởng đến an toàn của công trình đường sắt, an toàn giao thông vận tải đường sắt.

5. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm bảo đảm ưu tiên nguồn điện ổn định cho đường sắt điện khí hóa và hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich5″]6. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.[/NM_lightbox]

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich6″]Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt của ủy ban nhân dân cấp tỉnh[/NM_lightbox]

1. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện pháp luật về đường sắt; các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt; tổ chức cứu nạn, giải quyết hậu quả tai nạn giao thông đường sắt xảy ra tại địa phương.

2. Lập và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị của địa phương.

3. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đường sắt tại địa phương.

Điều 9. Thanh tra đường sắt

1. Thanh tra đường sắt thuộc thanh tra Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về hoạt động đường sắt.

2. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra đường sắt thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 10. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đường sắt

1. Cơ quan, đơn vị đường sắt có trách nhiệm tổ chức, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đường sắt cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên thuộc phạm vi quản lý của mình; phối hợp với chính quyền địa phương các cấp nơi có đường sắt đi qua tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật về đường sắt.

2. Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về đường sắt cho nhân dân tại địa phương.

3. Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đường sắt thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.

4. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc giáo dục pháp luật về đường sắt trong các cơ sở giáo dục.

5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về đường sắt.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich7″]Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt[/NM_lightbox]

1. Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, lái tàu hoặc nhân viên đường sắt khác trên tàu phải thực hiện các thao tác dừng tàu khẩn cấp. Trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức nhân viên đường sắt trên tàu và những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của người bị nạn, đồng thời phải báo ngay cho tổ chức điều hành giao thông đường sắt, cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất và thực hiện những công việc sau đây:

a) Trường hợp tàu, đường sắt bị hư hỏng phải lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cung cấp thông tin liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Trường hợp tàu, đường sắt không bị hư hỏng phải tiếp tục cho tàu chạy sau khi đã lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cử người thay mình ở lại làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Người điều khiển phương tiện giao thông khác khi đi qua nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu, trừ trường hợp đang làm nhiệm vụ khẩn cấp.

3. Cơ quan công an và tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm đến ngay hiện trường để giải quyết.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của người bị nạn. Trường hợp có người chết không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm tổ chức chôn cất.

5. Mọi tổ chức, cá nhân không được gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt và hoạt động giao thông vận tải đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.

Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt

1. Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.

2. Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.

3. Tự ý mở đường ngang, xây dựng cầu vượt, hầm chui, cống hoặc các công trình khác qua đường sắt.

4. Tự ý di chuyển hoặc làm sai lệch các công trình, thiết bị báo hiệu, biển báo hiệu cố định trên đường sắt.

5. Treo, phơi, đặt vật làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.

6. Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt.

7. Vượt rào, chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng, vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh.

8. Để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.

9. Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt.

10. Đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và các vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, công an đang thi hành nhiệm vụ.

11. Đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt đang tuần đường hoặc đang sửa chữa, bảo trì đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.

12. Ném đất, đá hoặc các vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.

13. Mang hàng cấm lưu thông, động vật có dịch bệnh, mang trái phép các chất phóng xạ, chất dễ cháy, chất dễ nổ, động vật hoang dã vào ga, lên tàu.

14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, động vật có dịch bệnh; vận chuyển trái phép động vật hoang dã.

15. Làm, sử dụng vé giả; bán vé trái quy định nhằm mục đích thu lợi bất chính.

16. Đưa phương tiện, thiết bị không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc phương tiện, thiết bị không có giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận đăng kiểm vào hoạt động trên đường sắt.

17. Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định.

18. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong khi làm nhiệm vụ có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1 lít khí thở.

19. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà; thực hiện hoặc dung túng hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ.

20. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về đường sắt.

CHƯƠNG II

KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT

MỤC 1

QUY HOẠCH, ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 13. Hệ thống đường sắt Việt Nam

1. Hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm:

a) Đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế;

b) Đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của hành khách ở thành phố, vùng phụ cận;

c) Đường sắt chuyên dùng phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng nối vào đường sắt quốc gia; công bố việc đóng mở tuyến, đoạn tuyến đường sắt, khu đoạn của đường sắt quốc gia.

3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố đường sắt đô thị do địa phương quản lý.

4. Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố đường sắt chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý không nối vào đường sắt quốc gia.

Điều 14. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt đã được phê duyệt; đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước; gắn kết với quy hoạch phát triển vùng, ngành kinh tế và quy hoạch phát triển các loại hình giao thông vận tải khác. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được lập cho từng giai đoạn mười năm và có định hướng cho mười năm tiếp theo.

2. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt đã được phê duyệt; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; gắn kết với quy hoạch phát triển các loại hình giao thông vận tải công cộng khác. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị được lập cho từng giai đoạn mười năm và có định hướng cho mười năm tiếp theo.

3. Trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải của đô thị đặc biệt, đô thị loại I, cảng biển quốc gia, cảng hàng không quốc tế phải có nội dung phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.

Điều 15. Lập, phê duyệt và công bố quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt từng vùng, khu đầu mối giao thông đường sắt phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đã được phê duyệt.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.

3. Cơ quan, người phê duyệt quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có quyền điều chỉnh quy hoạch khi cần thiết.

4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch đã được phê duyệt; tổ chức triển khai cắm mốc chỉ giới phạm vi đất dành cho đường sắt đã được quy hoạch.

Điều 16. Kinh phí cho công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Kinh phí để thực hiện việc lập, thẩm định, công bố quy hoạch, cắm mốc chỉ giới phạm vi đất quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do ngân sách trung ương cấp.

2. Kinh phí để thực hiện việc lập, thẩm định, công bố quy hoạch, cắm mốc chỉ giới phạm vi đất quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do ngân sách địa phương cấp.

3. Ngoài các nguồn kinh phí được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, kinh phí cho công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt có thể được huy động từ các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng ban hành định mức chi để thực hiện việc lập, thẩm định, công bố quy hoạch, cắm mốc chỉ giới phạm vi đất quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich8″]Điều 17. Đất dành cho đường sắt[/NM_lightbox]

1. Đất dành cho đường sắt gồm đất để xây dựng công trình đường sắt, đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.

2. Đất dành cho đường sắt phải được sử dụng đúng mục đích đã được phê duyệt và tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai.

3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:

a) Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư trong việc giải phóng mặt bằng và tái định cư cho nhân dân;

b) Quản lý đất dành cho đường sắt đã được quy hoạch.

4. Công trình xây dựng mới trong phạm vi đất dành cho đường sắt đã cắm mốc chỉ giới không được bồi thường khi giải phóng mặt bằng, trừ công trình được xây dựng theo quy định tại Điều 33 của Luật này.

Điều 18. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt là việc đầu tư xây dựng mới kết cấu hạ tầng đường sắt; đổi mới công nghệ; nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng đường sắt hiện có; điện khí hóa đường sắt; hiện đại hoá hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt.

2. Chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt phải thực hiện các quy định sau đây:

a) Tuân thủ quy hoạch, kế hoạch và dự án đã được phê duyệt;

b) Bảo đảm tính đồng bộ theo cấp kỹ thuật đường sắt;

c) Bảo đảm cảnh quan, bảo vệ môi trường.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich9″]3. Chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị được hưởng các ưu đãi sau đây:[/NM_lightbox]

a) Được giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng tuyến đường sắt; được thuê đất với mức ưu đãi nhất đối với đất dùng để xây dựng các công trình khác của kết cấu hạ tầng đường sắt;

b) Hỗ trợ toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt để xây dựng tuyến đường;

c) Miễn, giảm thuế nhập khẩu vật tư, công nghệ, thiết bị kỹ thuật trong nước chưa sản xuất được theo quy định của pháp luật về thuế;

d) Các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

4. Công trình đường sắt sau khi xây dựng, nâng cấp, cải tạo phải được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu.

5. Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình công bố Danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong từng thời kỳ và Danh mục dự án đã được cấp giấy phép đầu tư.

Điều 19. Kết nối các tuyến đường sắt

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich10″]1. Vị trí kết nối các tuyến đường sắt trong nước phải tại ga đường sắt. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia.[/NM_lightbox]

2. Chỉ đường sắt quốc gia mới được kết nối với đường sắt nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc kết nối giữa đường sắt quốc gia với đường sắt nước ngoài.

Điều 20. Khổ đường sắt và tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt

1. Đường sắt quốc gia có khổ đường là 1435 milimét, 1000 milimét. Đường sắt đô thị có khổ đường 1435 milimét hoặc đường sắt một ray tự động dẫn hướng. Đường sắt chuyên dùng không kết nối vào đường sắt quốc gia do tổ chức, cá nhân đầu tư quyết định khổ đường theo nhu cầu sử dụng.

2. Đường sắt được phân thành các cấp kỹ thuật. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cấp kỹ thuật và tiêu chuẩn cấp kỹ thuật đường sắt.

Điều 21. Ga đường sắt

1. Ga đường sắt bao gồm:

a) Ga hành khách là hệ thống công trình được xây dựng để đón, trả khách, thực hiện dịch vụ liên quan đến vận tải hành khách và tác nghiệp kỹ thuật; ga hành khách phải có công trình dành riêng phục vụ hành khách là người khuyết tật;

b) Ga hàng hoá là hệ thống công trình được xây dựng để giao, nhận, xếp, dỡ, bảo quản hàng hoá, thực hiện dịch vụ khác liên quan đến vận tải hàng hoá và tác nghiệp kỹ thuật;

c) Ga kỹ thuật là hệ thống công trình được xây dựng để thực hiện tác nghiệp kỹ thuật đầu máy, toa xe phục vụ cho việc chạy tàu;

d) Ga hỗn hợp là ga đồng thời có chức năng của hai hoặc ba loại ga quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

2. Ga đường sắt phải có tên ga, không được đặt tên ga trùng nhau. Tại ga có nhiều đường tàu khách phải có bảng tên ke ga và bảng chỉ dẫn đến ke ga. Các đường tàu trong ga phải có số hiệu riêng và không được trùng số hiệu.

3. Ga đường sắt phải có hệ thống thoát hiểm; hệ thống phòng cháy, chữa cháy với đầy đủ phương tiện, dụng cụ để sẵn sàng cứu chữa khi cần thiết; hệ thống bảo đảm chiếu sáng, thông gió, vệ sinh môi trường.

4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy phạm kỹ thuật khai thác, tiêu chuẩn kỹ thuật ga đường sắt; quyết định và công bố việc đóng, mở ga đường sắt.

Điều 22. Công trình, thiết bị báo hiệu cố định trên đường sắt

1. Công trình, thiết bị báo hiệu cố định trên đường sắt bao gồm:

a) Cột tín hiệu, đèn tín hiệu;

b) Biển hiệu, mốc hiệu;

c) Biển báo;

d) Rào, chắn;

đ) Cọc mốc chỉ giới;

e) Các báo hiệu khác.

2. Công trình, thiết bị báo hiệu cố định trên đường sắt phải được xây dựng, lắp đặt đầy đủ phù hợp với cấp kỹ thuật và loại đường sắt; kiểm tra định kỳ để công trình, thiết bị báo hiệu thường xuyên hoạt động tốt.

Điều 23. Đường sắt giao nhau với đường sắt hoặc với đường bộ

1. Đường sắt giao nhau với đường sắt phải giao khác mức, trừ trường hợp đường sắt chuyên dùng giao nhau với đường sắt chuyên dùng.

2. Đường sắt giao nhau với đường bộ phải xây dựng nút giao khác mức trong các trường hợp sau đây:

a) Đường sắt có tốc độ thiết kế từ 160 kilômét/giờ trở lên giao nhau với đường bộ;

b) Đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp III trở lên; đường sắt giao nhau với đường bộ đô thị;

c) Đường sắt đô thị giao nhau với đường bộ, trừ đường xe điện bánh sắt.

3. Chủ đầu tư xây dựng đường sắt mới phải chịu trách nhiệm xây dựng nút giao khác mức theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; chủ đầu tư xây dựng đường bộ mới phải chịu trách nhiệm xây dựng nút giao khác mức theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này khi chưa có đủ điều kiện tổ chức giao khác mức thì Uỷ ban nhân dân các cấp, chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, cá nhân có nhu cầu giao thông qua đường sắt phải tuân theo những quy định sau đây:

a) Nơi được phép xây dựng đường ngang phải thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

b) Nơi không được phép xây dựng đường ngang phải xây dựng đường gom nằm ngoài hành lang an toàn giao thông đường sắt để dẫn tới đường ngang hoặc nút giao khác mức gần nhất.

Điều 24. Đường sắt và đường bộ chạy song song gần nhau

1. Trường hợp đường sắt, đường bộ chạy song song gần nhau thì phải bảo đảm đường này nằm ngoài hành lang an toàn giao thông của đường kia; trường hợp địa hình không cho phép thì trên lề đường bộ phía giáp với đường sắt phải xây dựng công trình phòng hộ ngăn cách, trừ trường hợp đỉnh ray đường sắt cao hơn mặt đường bộ từ 3 mét trở lên.

2. Trường hợp đường sắt, đường bộ chạy song song chồng lên nhau thì khoảng cách theo phương thẳng đứng từ điểm cao nhất của mặt đường bộ phía dưới hoặc đỉnh ray đường sắt phía dưới đến điểm thấp nhất của kết cấu đường phía trên phải bằng chiều cao bảo đảm an toàn giao thông của đường phía dưới.

MỤC 2

BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 25. Hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt

Hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt là hoạt động nhằm bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình đường sắt; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich11″]Điều 26. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt[/NM_lightbox]

Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt bao gồm:

1. Phạm vi bảo vệ đường sắt;

2. Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;

3. Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt;

4. Phạm vi bảo vệ ga đường sắt;

5. Phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện cho đường sắt;

6. Phạm vi bảo vệ phía dưới mặt đất của công trình đường sắt.

Điều 27. Phạm vi bảo vệ đường sắt

Phạm vi bảo vệ đường sắt bao gồm khoảng không phía trên, dải đất hai bên và phía dưới mặt đất của đường sắt được quy định như sau:

1. Phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt tính từ đỉnh ray trở lên theo phương thẳng đứng đối với đường khổ 1000 milimét theo cấp kỹ thuật là 5,30 mét; đối với đường khổ 1435 milimét là 6,55 mét. Khoảng cách giữa đường sắt với đường tải điện đi ngang qua phía trên đường sắt được thực hiện theo quy định của Luật điện lực;

2. Phạm vi dải đất bảo vệ hai bên đường sắt được xác định như sau:

a) 7 mét tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra đối với nền đường không đắp, không đào;

b) 5 mét tính từ chân nền đường đắp hoặc 3 mét tính từ mép ngoài của rãnh thoát nước dọc trở ra đối với nền đường đắp;

c) 5 mét tính từ mép đỉnh đường đào hoặc 3 mét tính từ mép ngoài của rãnh thoát nước đỉnh trở ra đối với nền đường đào;

3. Phạm vi bảo vệ phía dưới mặt đất của đường sắt được thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Luật này.

Điều 28. Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt

1. Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt bao gồm khoảng không, vùng đất, vùng nước và vùng đất dưới mặt nước xung quanh cầu.

2. Phạm vi bảo vệ trên không của cầu là 2 mét theo phương thẳng đứng, tính từ điểm cao nhất của kết cấu cầu; trong trường hợp cầu chỉ có lan can thì phạm vi bảo vệ trên không của cầu đường sắt không được nhỏ hơn chiều cao giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này.

3. Phạm vi bảo vệ cầu theo chiều dọc được tính như sau:

a) Từ cột tín hiệu phòng vệ phía bên này cầu đến cột tín hiệu phòng vệ phía bên kia cầu đối với cầu có cột tín hiệu phòng vệ;

b) Từ đuôi mố cầu bên này đến đuôi mố cầu bên kia và cộng thêm 50 mét về mỗi bên đầu cầu đối với cầu không có cột tín hiệu phòng vệ.

4. Phạm vi bảo vệ cầu theo chiều ngang được tính như sau:

a) Cầu cạn và cầu vượt sông trong đô thị có chiều dài dưới 20 mét, tính từ mép lan can ngoài cùng trở ra mỗi bên là 5 mét;

b) Cầu vượt sông trong đô thị có chiều dài từ 20 mét trở lên và cầu ngoài đô thị, tính từ mép ngoài cùng của kết cấu cầu trở ra mỗi bên là 20 mét đối với cầu dài dưới 20 mét; 50 mét đối với cầu dài từ 20 mét đến dưới 60 mét; 100 mét đối với cầu dài từ 60 mét đến 300 mét; 150 mét đối với cầu dài trên 300 mét.

Điều 29. Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt

Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt bao gồm vùng đất, khoảng không xung quanh hầm, tính từ điểm ngoài cùng của thành hầm trở ra về các phía là 50 mét; trường hợp phạm vi bảo vệ hầm không bảo đảm được quy định này thì phải có giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn công trình hầm được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.

Điều 30. Phạm vi bảo vệ ga đường sắt

Phạm vi bảo vệ ga đường sắt bao gồm tường rào, mốc chỉ giới, toàn bộ vùng đất, khoảng không phía trong tường rào, mốc chỉ giới ga, trong dải đất từ cột tín hiệu vào ga phía bên này đến cột tín hiệu vào ga phía bên kia của ga đường sắt.

Điều 31. Phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp  điện đường sắt

Phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện đường sắt bao gồm khoảng không, vùng đất xung quanh công trình đó được tính như sau:

1. Phạm vi bảo vệ cột thông tin, cột tín hiệu, cột điện đường sắt nằm ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt là 3,5 mét tính từ tim cột trở ra xung quanh;

2. Phạm vi bảo vệ đường dây thông tin, dây tín hiệu, dây điện đường sắt là 2,5 mét tính từ đường dây ngoài cùng trở ra theo chiều ngang và phương thẳng đứng.

Điều 32. Phạm vi bảo vệ phía dưới mặt đất của công trình đường sắt

Phạm vi bảo vệ phía dưới mặt đất của công trình đường sắt khi có công trình được xây dựng ngầm dưới công trình đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Điều 33. Xây dựng công trình và hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt

1. Công trình và hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt khi bắt buộc phải xây dựng hoặc tiến hành phải được cấp phép theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Chủ đầu tư công trình hoặc tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt phải tuân theo các quy định sau đây:

a) Khi lập dự án xây dựng, tiến hành hoạt động phải có ý kiến bằng văn bản của doanh nghiệp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt;

b) Trước khi thi công công trình hoặc tiến hành hoạt động phải có phương án bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt và giao thông vận tải đường sắt được doanh nghiệp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt chấp thuận bằng văn bản;

c) Khi hoàn thành công trình hoặc kết thúc hoạt động phải dỡ bỏ các chướng ngại vật có khả năng gây mất an toàn đến công trình đường sắt, giao thông vận tải đường sắt do xây dựng công trình hoặc tiến hành hoạt động gây ra; bàn giao hồ sơ hoàn công cho doanh nghiệp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt.

3. Chủ đầu tư công trình hoặc tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho công trình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich12″]Điều 34. Xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt[/NM_lightbox]

1. Việc xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và tiến hành hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt không được làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt.

2. Trong trường hợp việc xây dựng, khai thác tài nguyên và tiến hành các hoạt động khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của công trình đường sắt hoặc an toàn giao thông vận tải đường sắt thì chủ đầu tư công trình, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và tiến hành hoạt động khác phải có biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết cho công trình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt.

3. Chủ đầu tư công trình, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và tiến hành hoạt động khác phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho công trình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt.

Điều 35. Hành lang an toàn giao thông đường sắt

1. Phạm vi giới hạn hành lang an toàn giao thông đường sắt được quy định như sau:

a) Chiều cao giới hạn trên không tính từ đỉnh ray trở lên theo phương thẳng đứng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;

b) Chiều rộng giới hạn hai bên đường sắt tính từ mép chân nền đường đắp, mép đỉnh mái đường đào, mép ray ngoài cùng của đường không đào, không đắp trở ra mỗi bên là 15 mét đối với đường sắt trong khu gian; tính từ mép ray ngoài cùng trở ra mỗi bên là 2 mét đối với đường sắt trong ga, trong cảng, trong tường rào.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich13″]2. Hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang phải bảo đảm tầm nhìn cho người tham gia giao thông và phù hợp với cấp đường ngang.[/NM_lightbox]

3. Trong hành lang an toàn giao thông đường sắt chỉ được phép trồng cây thấp dưới 1,5 mét và phải trồng cách mép chân nền đường đắp ít nhất 2 mét, cách mép đỉnh mái đường đào ít nhất 5 mét hoặc cách mép ngoài rãnh thoát nước dọc của đường, rãnh thoát nước đỉnh ít nhất 3 mét.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich14″]4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang, đường sắt đô thị.[/NM_lightbox]

Điều 36. Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm bảo vệ, kiểm tra, sửa chữa, bảo trì công trình đường sắt để bảo đảm giao thông vận tải đường sắt hoạt động thông suốt, an toàn.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt để hoạt động giao thông vận tải phải thực hiện đúng các quy định về bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt.

3. Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có đường sắt đi qua có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhân dân bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt trên địa bàn.

4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, tham gia ứng cứu khi công trình đường sắt bị hư hỏng. Khi phát hiện công trình đường sắt bị hư hỏng hoặc hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt phải kịp thời báo cho Uỷ ban nhân dân, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc cơ quan công an nơi gần nhất. Người nhận được tin báo phải kịp thời thực hiện các biện pháp xử lý để bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt.

5. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức bảo vệ công trình đường sắt đặc biệt quan trọng.

6. Mọi hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich15″]Điều 37. Phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, tai nạn đối với kết cấu hạ tầng đường sắt[/NM_lightbox]

1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua và tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt.

2. Khi có sự cố, thiên tai, tai nạn làm hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt thì doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm kịp thời tổ chức khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông, phục hồi lại kết cấu hạ tầng đường sắt bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

3. Khi có sự cố, thiên tai, tai nạn làm ách tắc giao thông đường sắt, tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt được quyền huy động mọi phương tiện, thiết bị, vật tư, nhân lực cần thiết và chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố kịp thời tổ chức khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông vận tải. Tổ chức, cá nhân được huy động có nghĩa vụ chấp hành và được thanh toán chi phí.

4. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố, tai nạn phải thanh toán chi phí khắc phục hậu quả sự cố, tai nạn, bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 38. Điều kiện lưu hành của phương tiện giao thông đường sắt

Phương tiện giao thông đường sắt khi lưu hành phải có đủ giấy chứng nhận đăng ký; giấy chứng nhận đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich16″]Điều 39. Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt[/NM_lightbox]

1. Phương tiện giao thông đường sắt có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp giấy chứng nhận đăng ký:

a) Phương tiện có nguồn gốc hợp pháp;

b) Phương tiện đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

2. Phương tiện giao thông đường sắt khi thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu thì chủ phương tiện phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký mới.

3. Khi chuyển quyền sở hữu, chủ sở hữu mới của phương tiện giao thông đường sắt phải xuất trình giấy tờ mua bán hợp pháp, giấy chứng nhận đăng kiểm còn hiệu lực với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận đăng ký theo tên chủ sở hữu mới.

4. Chủ sở hữu phương tiện giao thông đường sắt phải khai báo để xoá đăng ký và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký trong các trường hợp sau đây:

a) Phương tiện giao thông đường sắt không còn sử dụng cho giao thông đường sắt;

b) Phương tiện giao thông đường sắt bị mất tích, bị phá huỷ;

c) Phương tiện giao thông đường sắt đã được chuyển đổi chủ sở hữu.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich17″]5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.[/NM_lightbox]

Điều 40. Đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt

1. Phương tiện giao thông đường sắt được sản xuất tại Việt Nam phải phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và được xác nhận của cơ quan đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức có chức năng đăng kiểm của nước ngoài được cơ quan đăng kiểm Việt Nam uỷ quyền.

2. Trong quá trình sản xuất, lắp ráp, hoán cải, phục hồi, phương tiện giao thông đường sắt phải chịu sự giám sát về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức có chức năng đăng kiểm nước ngoài được cơ quan đăng kiểm Việt Nam uỷ quyền.

3. Phương tiện giao thông đường sắt trong quá trình khai thác phải được cơ quan đăng kiểm định kỳ kiểm tra tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và cấp giấy chứng nhận.

4. Chủ phương tiện giao thông đường sắt chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giữa hai kỳ kiểm tra của cơ quan đăng kiểm.

5. Cơ quan đăng kiểm phải tuân theo quy trình, tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành khi thực hiện đăng kiểm. Người đứng đầu cơ quan đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc đăng kiểm phải chịu trách nhiệm về kết quả đăng kiểm.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich18″]6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; quy định tiêu chuẩn, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ quan đăng kiểm và tổ chức thực hiện thống nhất việc đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt.[/NM_lightbox]

Điều 41. Thông tin, chỉ dẫn cần thiết trên phương tiện giao thông đường sắt

1. Trên phương tiện giao thông đường sắt phải ghi ký hiệu của đường sắt Việt Nam, chủ phương tiện, nơi và năm sản xuất, tên doanh nghiệp quản lý, kích thước, tự trọng, trọng tải, số hiệu và kiểu loại, công suất, kiểu truyền động.

2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, trên toa xe khách còn phải có bảng niêm yết hoặc thông báo bằng phương tiện thông tin khác cho hành khách về hành trình của tàu, tên ga dừng đỗ trên tuyến đường, tốc độ tàu đang chạy, cách xử lý tình huống khi xảy ra hỏa hoạn, sự cố; nội quy đi tàu.

3. Ký hiệu, thông tin, chỉ dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu; bảng niêm yết phải bố trí ở nơi dễ thấy, dễ đọc.

Điều 42. Thiết bị phanh hãm, ghép nối đầu máy, toa xe

1. Phương tiện giao thông đường sắt phải có thiết bị phanh hãm tự động, phanh hãm bằng tay. Thiết bị phanh hãm phải được kiểm tra thường xuyên để bảo đảm hoạt động tốt, tin cậy, thao tác thuận tiện.

2. Trên toa xe khách và tại vị trí làm việc của trưởng tàu phải lắp van hãm khẩn cấp. Van hãm khẩn cấp phải được kiểm tra định kỳ và kẹp chì niêm phong.

3. Tại vị trí làm việc của trưởng tàu và trên một số toa xe khách phải được lắp đồng hồ áp suất.

4. Trang thiết bị ghép nối đầu máy, toa xe phải lắp đúng kiểu, loại thích hợp cho từng kiểu, loại đầu máy, toa xe.

Điều 43. Trang thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt

1. Phương tiện giao thông đường sắt phải được trang bị dụng cụ thoát hiểm, thiết bị, dụng cụ và vật liệu chữa cháy, thuốc sơ cấp cứu, dụng cụ chèn tàu, dụng cụ và vật liệu để sửa chữa đơn giản, tín hiệu cầm tay.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich19″]2. Trên đầu máy, toa xe động lực và phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt phải có đồng hồ báo tốc độ, thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu (hộp đen), thiết bị cảnh báo để lái tàu tỉnh táo trong khi lái tàu; tại vị trí làm việc của trưởng tàu phải có thiết bị đo tốc độ tàu, thiết bị thông tin liên lạc giữa trưởng tàu và lái tàu.[/NM_lightbox]

3. Trên toa xe khách phải có thiết bị chiếu sáng; thiết bị làm mát, thông gió; thiết bị phục vụ người khuyết tật; thiết bị vệ sinh, trừ toa xe trên đường sắt đô thị.

Điều 44. Phương tiện giao thông đường sắt bị tạm đình chỉ tham gia giao thông đường sắt

1. Phương tiện giao thông đường sắt bị tạm đình chỉ tham gia giao thông đường sắt trong các trường hợp sau đây:

a) Giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện hết thời hạn;

b) Phát hiện không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật khi đang hoạt động.

2. Việc di chuyển phương tiện mới nhập khẩu, phương tiện chạy thử nghiệm; việc đưa phương tiện giao thông đường sắt bị hư hỏng về cơ sở sửa chữa được thực hiện theo quy trình, quy phạm đường sắt.

Điều 45. Nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt

Phương tiện giao thông đường sắt nhập khẩu phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt Việt Nam; có giấy chứng nhận bảo đảm các yêu cầu về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp hoặc do tổ chức có chức năng đăng kiểm của nước ngoài được cơ quan đăng kiểm Việt Nam công nhận cấp. Việc nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG IV

NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich20″]Điều 46. Điều kiện đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu[/NM_lightbox]

1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm các chức danh sau đây:

a) Trưởng tàu;

b) Lái tàu, phụ lái tàu;

c) Nhân viên điều độ chạy tàu;

d) Trực ban chạy tàu ga;

đ) Trưởng dồn;

e) Nhân viên gác ghi;

g) Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe;

h) Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm;

i) Nhân viên gác đường ngang, cầu chung.

2. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định tại khoản 1 Điều này khi làm việc phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh do cơ sở đào tạo được Bộ Giao thông vận tải công nhận cấp;

b) Có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo định kỳ do Bộ Y tế quy định;

c) Đối với lái tàu, ngoài các điều kiện quy định tại khoản này còn phải có giấy phép lái tàu.

3. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm nhiệm vụ có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các công việc theo chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và theo quy trình, quy phạm;

b) Tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, chấp hành các quy định, chỉ thị của cấp trên;

c) Mặc đúng trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu và biển chức danh.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich21″]4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định nội dung, chương trình đào tạo, điều kiện đối với cơ sở đào tạo các chức danh; tiêu chuẩn các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này; nội dung, quy trình sát hạch và tổ chức cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái tàu.[/NM_lightbox]

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich22″]Điều 47. Giấy phép lái tàu[/NM_lightbox]

1. Giấy phép lái tàu là chứng chỉ được cấp cho người trực tiếp lái phương tiện giao thông đường sắt.

2. Người được cấp giấy phép lái tàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép.

3. Người được cấp giấy phép lái tàu phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có độ tuổi từ đủ 23 tuổi đến 55 tuổi đối với nam, từ đủ 23 tuổi đến 50 tuổi đối với nữ; có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe;

b) Có bằng, chứng chỉ chuyên ngành lái phương tiện giao thông đường sắt do cơ sở đào tạo cấp;

c) Đã có thời gian làm phụ lái tàu liên tục 24 tháng trở lên;

d) Đã qua kỳ sát hạch đối với loại phương tiện giao thông đường sắt quy định trong giấy phép lái tàu.

Điều 48. Trưởng tàu

1. Trưởng tàu là ngư­ời chỉ huy cao nhất trên tàu, chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phục vụ khách hàng, bảo đảm tàu chạy theo đúng lịch trình và mệnh lệnh của điều độ chạy tàu, quy trình, quy phạm chạy tàu; giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định tại Điều 11 của Luật này.

2. Trong thời gian hành trình của tàu, trưởng tàu có quyền bắt giữ ngư­ời có hành vi phạm tội quả tang; tạm giữ theo thủ tục hành chính người có hành vi vi phạm trật tự, an toàn trên tàu theo quy định của pháp luật và phải chuyển giao người đó cho trưởng ga hoặc cơ quan công an, chính quyền địa phương khi tàu dừng tại ga gần nhất.

3. Trong trư­ờng hợp cấp thiết, trưởng tàu có quyền ra mệnh lệnh đối với hành khách để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu và phải báo cáo ngay với điều độ chạy tàu hoặc nhà ga gần nhất về tình trạng cấp thiết.

4. Trưởng tàu có quyền từ chối không cho tàu chạy khi thấy chưa đủ điều kiện an toàn chạy tàu; từ chối tiếp nhận nhân viên không đủ trình độ chuyên môn, sức khoẻ làm việc theo chức danh trên tàu; tạm đình chỉ công việc của nhân viên trên tàu vi phạm kỷ luật. Trưởng tàu có trách nhiệm báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền để giải quyết khi thực hiện quyền từ chối quy định tại khoản này.

5. Trưởng tàu có trách nhiệm lập biên bản với sự tham gia của hai người làm chứng về các trường hợp sinh, tử, bị thương xảy ra trên tàu; trưởng tàu có quyền quyết định cho tàu dừng ở ga thuận lợi nhất cho việc cứu người và phải chuyển giao người đó cùng với tài sản, giấy tờ liên quan cho trưởng ga hoặc cơ quan công an, bệnh viện, chính quyền địa phương.

6. Trước khi cho tàu chạy và trong quá trình chạy tàu, trưởng tàu có trách nhiệm kiểm tra điều kiện an toàn chạy tàu và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn cho người và phương tiện.

7. Trưởng tàu có trách nhiệm ghi nhật ký, lập các báo cáo, chứng từ liên quan đến hành trình của tàu.

8. Trường hợp nhiều tàu ghép thành đoàn tàu hỗn hợp thì trưởng tàu của tàu cuối cùng là người chỉ huy chung của đoàn tàu hỗn hợp.

Điều 49. Lái tàu, phụ lái tàu

1. Lái tàu là người trực tiếp điều khiển tàu; chịu trách nhiệm vận hành đầu máy an toàn, đúng tốc độ quy định, đúng lịch trình theo biểu đồ chạy tàu, mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm; có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Luật này khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.

2. Lái tàu chỉ được phép điều khiển tàu khi có giấy phép lái tàu.

3. Lái tàu có quyền từ chối không cho tàu chạy, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho cấp có thẩm quyền để giải quyết.

4. Trước khi cho tàu chạy, lái tàu phải kiểm tra, xác nhận chứng vật chạy tàu cho phép chiếm dụng khu gian, xác nhận chính xác tín hiệu cho tàu chạy của trưởng tàu và của trực ban chạy tàu ga.

5. Trong khi chạy tàu, lái tàu có trách nhiệm kiểm tra trạng thái kỹ thuật đầu máy và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn đầu máy và an toàn chạy tàu theo quy định.

6. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, lái tàu và phụ lái tàu phải tỉnh táo theo dõi và thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường, quan sát tình hình cầu đường và biểu thị của tín hiệu.

7. Trong quá trình chạy tàu, lái tàu phải kiểm tra tác dụng của phanh tự động theo quy trình, quy phạm, đặc biệt trong trường hợp khi tàu lên, xuống dốc cao và dài.

8. Phụ lái tàu là người giúp lái tàu trong quá trình chạy tàu, giám sát tốc độ chạy tàu và quan sát tín hiệu để kịp thời báo cho lái tàu xử lý.

Điều 50. Nhân viên điều độ chạy tàu

Nhân viên điều độ chạy tàu là người trực tiếp ra lệnh chỉ huy chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu trên một tuyến đường, khu đoạn được phân công; trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh tổ chức chỉ huy các tàu đi cứu chữa, cứu hộ khi có sự cố chạy tàu; ra lệnh phong toả khu gian, lệnh cảnh báo tốc độ tới các đơn vị có liên quan; ra lệnh tạm đình chỉ chạy tàu nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn chạy tàu.

Điều 51. Trực ban chạy tàu ga

1. Trực ban chạy tàu ga là người điều hành việc lập tàu, xếp, dỡ hàng hóa, đón, tiễn hành khách, tổ chức công tác dồn, đón, tiễn tàu và các việc khác liên quan tại nhà ga theo biểu đồ chạy tàu, các mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm chạy tàu; tham gia giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định tại Điều 11 của Luật này.

2. Trực ban chạy tàu ga có quyền từ chối không cho tàu chạy, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và có trách nhiệm báo cáo ngay với nhân viên điều độ chạy tàu.

3. Trực ban chạy tàu ga có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nghề nghiệp và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, hàng hoá trong khi làm nhiệm vụ.

Điều 52. Nhân viên gác ghi

1. Nhân viên gác ghi là người chịu sự chỉ huy và điều hành trực tiếp của trực ban chạy tàu ga để quản lý, giám sát, kiểm tra, sử dụng ghi phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu của ga theo biểu đồ chạy tàu, các mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm, quy tắc quản lý kỹ thuật ga.

2. Nhân viên gác ghi có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nghề nghiệp và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 53. Trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe

1. Trưởng dồn là người chịu sự chỉ huy, điều hành của trực ban chạy tàu ga để tổ chức và thực hiện công tác dồn, ghép nối đầu máy, toa xe phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu, xếp, dỡ hàng hóa, vận tải hành khách của ga theo mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm, quy tắc quản lý kỹ thuật ga.

2. Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe là người chịu sự chỉ huy và điều hành trực tiếp của trưởng dồn để thực hiện công việc dồn, ghép nối đầu máy, toa xe theo quy trình, quy phạm, quy tắc quản lý kỹ thuật ga.

3. Trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nghề nghiệp và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 54. Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm; gác đường ngang, cầu chung

1. Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm có trách nhiệm sau đây:

a) Kiểm tra theo dõi thường xuyên, phát hiện kịp thời các hư hỏng, chướng ngại và xử lý bảo đảm an toàn chạy tàu trong phạm vi địa giới được phân công; ghi chép đầy đủ vào sổ tuần tra, canh gác và báo cáo cấp trên theo quy định;

b) Sửa chữa, xử lý kịp thời các hư hỏng, chướng ngại nhỏ; tham gia bảo trì đường, cầu, hầm theo phân công;

c) Kịp thời phòng vệ, nhanh chóng thông tin hoặc báo hiệu dừng tàu khi phát hiện thấy hư hỏng, chướng ngại có nguy cơ làm mất an toàn giao thông vận tải đường sắt; tham gia bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt và phương tiện giao thông đường sắt trong phạm vi được phân công.

2. Nhân viên gác đường ngang, cầu chung có trách nhiệm sau đây:

a) Đóng, mở chắn đường ngang kịp thời, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt chạy qua đường ngang;

b) Trực tiếp kiểm tra, bảo quản, bảo trì, sử dụng công trình, trang thiết bị chắn đường ngang phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình, quy phạm.

CHƯƠNG V

ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Điều 55. Các loại hình đường sắt đô thị

1. Đường sắt đô thị bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt.

2. Đường sắt đô thị do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đầu tư, xây dựng, quản lý, kinh doanh.

Điều 56. Chính sách phát triển đường sắt đô thị

1. Nhà nước huy động các nguồn lực để phát triển đường sắt đô thị thành một trong những loại hình giao thông chủ yếu ở các đô thị lớn.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng, chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nguồn lực để đầu tư xây dựng và khai thác đường sắt đô thị.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich23″]3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng đường sắt đô thị được hưởng các ưu đãi sau đây:[/NM_lightbox]

a) Ưu đãi quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này;

b) Được Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách trung ương một phần kinh phí trong tổng mức đầu tư dự án đường sắt đô thị được duyệt.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich24″]4. Hàng năm, Nhà nước trích một khoản kinh phí từ ngân sách trung ương hỗ trợ cho dịch vụ giao thông vận tải công cộng của đô thị, trong đó có giao thông vận tải đường sắt đô thị.[/NM_lightbox]

Điều 57. Điều kiện để lập dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị

1. Việc lập dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị phải có đủ các điều kiện sau đây:

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich25″]a) Đô thị lớn đạt tiêu chuẩn kinh tế – xã hội theo quy định;[/NM_lightbox]

b) Chủ trương đầu tư xây dựng đường sắt đô thị phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua;

c) Dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

d) Chủ đầu tư phải có đủ nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị và bảo đảm sau khi xây dựng xong phải hoạt động ổn định, lâu dài và hiệu quả.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich26″]2. Chính phủ quy định tiêu chuẩn đô thị được đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, quy định cụ thể việc thực hiện khoản 3 và khoản 4 Điều 56 của Luật này.[/NM_lightbox]

Điều 58. Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị

Khi xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây:

1. Phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt đô thị, bảo đảm chất lượng công trình theo cấp kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;

2. Bảo đảm gắn kết với các loại hình giao thông vận tải công cộng khác của đô thị và đường sắt quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách chuyển tiếp giữa các loại hình giao thông;

3. Đáp ứng được nhu cầu vận tải hành khách lâu dài theo định hướng phát triển của đô thị;

4. Bảo vệ môi trường, không phá vỡ cảnh quan đô thị.

Điều 59. Cầu, hầm, ga, bến đỗ của đường sắt đô thị

1. Mố, trụ cầu cạnh tuyến giao thông đường bộ hoặc những cột chống tại vị trí nguy hiểm của hầm đường tàu điện ngầm phải bảo đảm vững chắc, chống được sự cố va đập của phương tiện giao thông.

2. Hầm đường sắt đô thị phải bảo đảm có hệ thống phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vững chắc khi có hoả hoạn; bảo đảm khô ráo, chống ngập nước; có hệ thống thông gió, thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn.

3. Nhà ga, bến đỗ của đường sắt đô thị phải có biển báo, chỉ dẫn tuyến đường, ga, bến đỗ trên tuyến; bảo đảm điều kiện để hành khách đi lại thuận tiện, an toàn; có thiết bị cung cấp thông tin, bán vé, giám sát hành khách lên, xuống tàu, ra, vào ga; có hệ thống điện thoại khẩn cấp, phương tiện sơ cứu y tế và phải có hệ thống điện dự phòng cho ga tàu điện ngầm.

Điều 60. Phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị

1. Phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị phải bảo đảm an toàn cho phương tiện, người tham gia giao thông đường sắt; phù hợp với loại hình phương tiện giao thông đường sắt đô thị và địa hình, cấu trúc của đô thị.

2. Phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cho từng loại hình giao thông đường sắt đô thị.

Điều 61. Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị

1. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có trách nhiệm thực hiện việc bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư thông qua đấu thầu hoặc đặt hàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị của tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật.

Điều 62. Kinh doanh vận tải đường sắt đô thị

1. Kinh doanh vận tải đường sắt đô thị là kinh doanh có điều kiện.

2. Giá vé vận tải đường sắt đô thị do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Việc trợ giá vận tải đường sắt đô thị được thực hiện theo hợp đồng giữa Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đô thị.

3. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đô thị phải bảo đảm chạy tàu an toàn, đều đặn, đúng giờ.

4. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đô thị phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

 

CHƯƠNG VI

TÍN HIỆU, QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT VÀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

MỤC 1

TÍN HIỆU, QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 63. Tín hiệu giao thông đường sắt

1. Hệ thống tín hiệu giao thông đường sắt bao gồm hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu, tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh, biển báo hiệu, pháo hiệu phòng vệ, đuốc và tín hiệu của tàu. Biểu thị của tín hiệu là mệnh lệnh và điều kiện chạy tàu, dồn tàu.

2. Hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu gồm cờ, còi, điện thoại, đèn và tín hiệu tay.

3. Tín hiệu đèn màu là tín hiệu để báo cho lái tàu điều khiển tàu ra, vào ga, thông qua ga, dừng tàu.

4. Tín hiệu cánh là tín hiệu để báo cho lái tàu điều khiển tàu ra, vào ga, thông qua ga, dừng ở những nơi chưa có tín hiệu đèn màu.

5. Biển báo hiệu gồm hai nhóm sau đây:

a) Biển báo để cung cấp những thông tin cần biết cho lái tàu;

b) Biển hiệu, mốc hiệu để bắt buộc lái tàu phải chấp hành.

6. Pháo hiệu phòng vệ, đuốc, đèn đỏ, vật cầm trên tay quay tròn để báo hiệu dừng tàu khẩn cấp.

7. Tín hiệu của tàu gồm đèn, còi, biển báo ở đuôi tàu và cờ.

8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về tín hiệu giao thông đường sắt.

Điều 64. Chỉ huy chạy tàu

1. Việc chạy tàu ở mỗi khu đoạn chỉ do một nhân viên điều độ chạy tàu chỉ huy. Mệnh lệnh chạy tàu của cấp trên phải được thực hiện thông qua sự chỉ huy của nhân viên điều độ chạy tàu. Trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, lái tàu phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh chỉ huy của nhân viên điều độ chạy tàu.

2. Trong phạm vi ga đường sắt, trực ban chạy tàu ga là người chỉ huy việc chạy tàu. Trưởng tàu, lái tàu phải tuân theo mệnh lệnh của trực ban chạy tàu ga hoặc tuân theo biểu thị của tín hiệu.

3. Trên tàu, trưởng tàu là người chỉ huy để bảo đảm chạy tàu an toàn.

4. Trên đầu máy đơn, tàu đường sắt đô thị, lái tàu là người chỉ huy chạy tàu.

Điều 65. Tốc độ chạy tàu

1. Tốc độ chạy tàu không được vượt tốc độ quy định trong công lệnh tốc độ cho từng tuyến đường sắt, khu đoạn, khu gian và tuân theo biểu đồ chạy tàu.

2. ở đoạn đường có cảnh báo ghi tốc độ khác với tốc độ quy định trong công lệnh tốc độ, lái tàu phải thực hiện theo tốc độ thấp nhất để bảo đảm chạy tàu an toàn.

Điều 66. Lập tàu

1. Việc lập tàu phải theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật đường sắt.

2. Toa xe phải đủ tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật thì mới được ghép nối.

3. Cấm ghép nối toa xe vận tải động vật, hàng hoá có mùi hôi thối, chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại và hàng nguy hiểm khác vào tàu khách.

Điều 67. Dồn tàu

1. Dồn tàu là việc di chuyển đầu máy, toa xe từ vị trí này sang vị trí khác trong phạm vi ga đường sắt, khu gian. Dồn tàu phải thực hiện theo kế hoạch của trực ban chạy tàu ga.

2. Trong quá trình dồn tàu, lái tàu phải tuân theo sự điều khiển của trưởng dồn.

Điều 68. Chạy tàu

1. Khi chạy tàu, lái tàu phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Điều khiển tàu đi từ ga, thông qua ga, dừng, tránh, vượt tại ga theo lệnh của trực ban chạy tàu ga;

b) Chỉ được phép điều khiển tàu vào khu gian khi có chứng vật chạy tàu;

c) Chỉ được phép điều khiển tàu vào ga, thông qua ga theo tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh và tín hiệu của trực ban chạy tàu ga;

d) Điều khiển tốc độ chạy tàu theo quy định tại Điều 65 của Luật này;

đ) Trong quá trình chạy tàu, lái tàu và phụ lái tàu đang trong phiên trực không được rời vị trí làm việc.

2. Tàu khách chỉ được chạy khi các cửa toa xe hành khách đã đóng. Cửa toa xe hành khách chỉ được mở khi tàu đã dừng hẳn tại ga đường sắt.

Điều 69. Tránh, vượt tàu

1. Việc tránh, vượt tàu phải thực hiện tại ga đường sắt.

2. Lái tàu thực hiện việc tránh, vượt tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng theo lệnh của trực ban chạy tàu ga; trên đường sắt đô thị theo lệnh của điều độ chạy tàu đường sắt đô thị.

Điều 70. Dừng tàu, lùi tàu

Lái tàu phải dừng tàu khi thấy có tín hiệu dừng; khi phát hiện tình huống đe doạ đến an toàn chạy tàu hoặc nhận được tín hiệu dừng tàu khẩn cấp thì được phép dừng tàu hoặc lùi tàu khẩn cấp. Trường hợp dừng, lùi tàu khẩn cấp, trưởng tàu, lái tàu có trách nhiệm thông báo cho nhà ga theo quy định của quy trình chạy tàu.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich27″]Điều 71. Giao thông tại đường ngang, cầu chung, trong hầm[/NM_lightbox]

1. Tại đường ngang, cầu chung, quyền ưu tiên giao thông thuộc về tàu.

2. Lái tàu phải kéo còi trước khi đi vào đường ngang, phải bật đèn chiếu sáng khi đi trong hầm.

3. Người tham gia giao thông đường bộ đi qua đường ngang, cầu chung thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật giao thông đường bộ.

4. Tại đường ngang, cầu chung có người gác, khi đèn tín hiệu không hoạt động hoặc báo hiệu sai quy định, chắn đường bộ bị hỏng thì nhân viên gác đường ngang, nhân viên gác cầu chung phải điều hành giao thông.

Điều 72. Chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt

1. Người trực tiếp tham gia chạy tàu phải chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt.

2. Lái tàu phải chấp hành tín hiệu an toàn nhất cho người và phương tiện khi cùng một lúc nhận được nhiều tín hiệu khác nhau hoặc tín hiệu không rõ ràng; trường hợp có tín hiệu của người điều khiển trực tiếp thì phải tuân theo tín hiệu của người điều khiển đó.

3. Trường hợp tàu điện bánh sắt tham gia giao thông đường bộ thì lái tàu phải tuân theo tín hiệu giao thông đường bộ.

MỤC 2

BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

Điều 73. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt

1. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt bao gồm:

a) Bảo đảm an toàn về người, phương tiện, tài sản của Nhà nước và của nhân dân trong hoạt động giao thông vận tải đường sắt;

b) Bảo đảm điều hành tập trung, thống nhất hoạt động giao thông vận tải trên đường sắt quốc gia hoặc đường sắt đô thị.

2. Tổ chức, cá nhân phải chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt của pháp luật về đường sắt.

3. Hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

4. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao thông vận tải đường sắt, lực lượng bảo vệ đường sắt có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt. Lực lượng công an và chính quyền địa phương các cấp nơi có nhà ga và tuyến đường sắt đi qua, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.

Điều 74. Nội dung điều hành giao thông vận tải đường sắt

1. Điều hành giao thông vận tải trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị bao gồm các nội dung sau đây:

a) Lập và phân bổ biểu đồ chạy tàu bảo đảm không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt; công bố biểu đồ chạy tàu;

b) Chỉ huy điều độ chạy tàu thống nhất, tập trung, bảo đảm an toàn, thông suốt theo biểu đồ chạy tàu đã công bố, theo đúng lịch trình chạy tàu, quy trình, quy phạm và mệnh lệnh của cấp trên;

c) Chỉ huy xử lý các sự cố khẩn cấp hoặc bất thường xảy ra trên đường sắt; huy động phương tiện, thiết bị và nhân lực của các doanh nghiệp trong ngành đường sắt phục vụ cho công tác cứu hộ và khắc phục sự cố trên đường sắt; tham gia phân tích nguyên nhân xảy ra sự cố; yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải đường sắt áp dụng các biện pháp phòng chống sự cố, nâng cao chất lượng, độ tin cậy, độ an toàn của giao thông vận tải đường sắt;

d) Tạm đình chỉ chạy tàu khi xét thấy có nguy cơ mất an toàn chạy tàu; điều chỉnh hành trình các tàu trên từng khu đoạn, từng tuyến, toàn mạng đường sắt để khôi phục biểu đồ chạy tàu sau tai nạn, sự cố;

đ) Ký hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trong việc sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt để chạy tàu; ký hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt để cung cấp dịch vụ điều hành và các dịch vụ liên quan đến giao thông vận tải đường sắt;

e) Thu nhận và tổng hợp thông tin liên quan đến công tác điều hành giao thông vận tải đường sắt;

g) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ an toàn của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt khi phát hiện thấy doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện quy định trong chứng chỉ an toàn;

h) Phối hợp điều hành giao thông vận tải đường sắt với các tổ chức đường sắt quốc tế.

2. Nguồn tài chính cho hoạt động điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị bao gồm:

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich28″]a) Phí cung cấp dịch vụ điều hành hoạt động giao thông vận tải đường sắt;[/NM_lightbox]

b) Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Điều 75. Chứng chỉ an toàn

1. Để được tham gia hoạt động giao thông vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt cấp.

2. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt được cấp chứng chỉ an toàn phải có điều kiện sau đây:

a) Nhân viên quản lý, điều hành và phục vụ hoạt động giao thông vận tải đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải được đào tạo phù hợp với các chức danh, cấp bậc kỹ thuật;

b) Phương tiện giao thông đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc do doanh nghiệp thuê phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật đã được cơ quan đăng kiểm chứng nhận và phải phù hợp với kết cấu hạ tầng đường sắt;

c) Kết cấu hạ tầng đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải bảo đảm an toàn, phù hợp với cấp kỹ thuật của đường sắt đã được doanh nghiệp công bố trong công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng và các thông tin liên quan đến hoạt động giao thông vận tải đường sắt.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich29″] 3. Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể điều kiện, nội dung, thủ tục cấp chứng chỉ an toàn và loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn.[/NM_lightbox]

Điều 76. Biểu đồ chạy tàu

1. Biểu đồ chạy tàu là cơ sở của việc tổ chức chạy tàu, được xây dựng hàng năm, hàng kỳ và theo mùa cho từng tuyến và toàn mạng lưới đường sắt. Biểu đồ chạy tàu phải được xây dựng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử và công bố công khai cho mọi doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.

2. Việc xây dựng biểu đồ chạy tàu phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:

a) Nhu cầu của doanh nghiệp vận tải về thời gian vận tải, khối lượng hàng hóa, số lượng hành khách và chất lượng vận tải; tuyến vận tải, các ga đi, dừng và đến;

b) Năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt và của phương tiện vận tải đường sắt;

c) Yêu cầu về thời gian cho việc bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt;

d) Thứ tự ưu tiên các tàu chạy trên cùng một tuyến.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thứ tự ưu tiên các tàu.

Điều 77. Trình tự xây dựng biểu đồ chạy tàu

1. Dự thảo biểu đồ chạy tàu phải căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 76 của Luật này và phải được gửi cho các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt và cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.

2. Trong trường hợp có doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không thống nhất với dự thảo biểu đồ chạy tàu thì tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt chủ trì việc đàm phán, thỏa thuận của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có liên quan. Trường hợp không đạt được thoả thuận thì tổ chức đấu thầu và doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trả phí sử dụng kết cấu hạ tầng cao nhất sẽ được phân bổ giờ chạy tàu theo nhu cầu của doanh nghiệp.

3. Quá trình tiến hành xây dựng biểu đồ chạy tàu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt giám sát.

Điều 78. Nguyên tắc điều độ chạy tàu

Điều độ chạy tàu phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

1. Điều hành tập trung, thống nhất; tuân thủ biểu đồ chạy tàu đã công bố, quy trình, quy phạm chạy tàu;

2. Bảo đảm giao thông vận tải đường sắt an toàn, thông suốt theo biểu đồ  chạy tàu;

3. Không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt.

Điều 79. Xử lý khi phát hiện sự cố, vi phạm trên đường sắt

1. Người phát hiện các hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông vận tải đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho nhà ga, đơn vị đường sắt, chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an nơi gần nhất biết để có biện pháp xử lý; trường hợp khẩn cấp, phải thực hiện ngay các biện pháp báo hiệu dừng tàu.

2. Tổ chức, cá nhân nhận được tin báo hoặc tín hiệu dừng tàu khẩn cấp phải có ngay biện pháp xử lý bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt và thông báo cho đơn vị trực tiếp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt biết để chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục.

3. Tổ chức, cá nhân có hành vi gây sự cố cản trở, mất an toàn giao thông vận tải đường sắt phải bị xử lý và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 80. Trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt

1. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt có trách nhiệm tổ chức bảo vệ trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp; chủ trì, phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để phòng ngừa, ngăn chặn và giải quyết theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về đường sắt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

2. Lực lượng bảo vệ trên tàu có trang thiết bị, trang phục, phù hiệu, công cụ hỗ trợ theo quy định của Chính phủ và có các nhiệm vụ sau đây:

a) Phát hiện, ngăn chặn hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, gây rối trật tự, an toàn và các hành vi khác vi phạm pháp luật xảy ra trên tàu; tạm giữ theo thủ tục hành chính và dẫn giải người vi phạm giao cho trưởng ga, công an hoặc chính quyền địa phương khi tàu dừng tại ga gần nhất;

b) Ngăn chặn, tiến hành các biện pháp cưỡng chế đối với người có hành vi ngăn cản việc chạy tàu trái pháp luật, ném đất, đá hoặc các vật khác làm hư hỏng, mất vệ sinh tàu; tạm giữ theo thủ tục hành chính và dẫn giải người vi phạm giao cho trưởng ga, cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương khi tàu dừng tại ga gần nhất;

c) Phối hợp với lực lượng bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, lực lượng công an và chính quyền địa phương kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, gây mất an toàn giao thông vận tải đường sắt;

d) Tham gia giải quyết, khắc phục sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông vận tải đường sắt quy định tại Điều 11 và Điều 37 của Luật này.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich30″]Điều 81. Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động  đường sắt của lực lượng công an[/NM_lightbox]

Lực lượng công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với lực lượng bảo vệ đường sắt, thanh tra đường sắt, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đường sắt và chính quyền địa phương nơi có ga đường sắt, tuyến đường sắt đi qua tổ chức bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich31″]Điều 82. Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động  đường sắt của Uỷ ban nhân dân[/NM_lightbox]

1. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này để nâng cao ý thức của nhân dân trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt.

2. Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có ga đường sắt, tuyến đường sắt đi qua có trách nhiệm sau đây:

a) Chỉ đạo lực lượng công an địa phương phối hợp với lực lượng bảo vệ đường sắt ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt và các hành vi khác vi phạm pháp luật về an toàn giao thông vận tải đường sắt;

b) Tham gia giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định tại Điều 11 của Luật này.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich32″]CHƯƠNG VII KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT[/NM_lightbox]

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich33″]Điều 83. Hoạt động kinh doanh đường sắt[/NM_lightbox]

1. Hoạt động kinh doanh đường sắt bao gồm kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh vận tải đường sắt và kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich34″]2. Kinh doanh đường sắt là kinh doanh có điều kiện. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, nội dung, trình tự cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đường sắt.[/NM_lightbox]

Điều 84. Bảo đảm không phân biệt đối xử trong kinh doanh đường sắt

Trong kinh doanh đường sắt không được có các hành vi phân biệt đối xử sau đây:

1. Cho phép sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và các dịch vụ phục vụ giao thông vận tải đường sắt với những điều kiện ưu tiên mà không có lý do chính đáng;

2. Đòi hỏi điều kiện an toàn giao thông vận tải đường sắt đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt cao hơn mức quy định do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;

3. Đưa ra điều kiện nhằm ưu tiên cho một doanh nghiệp cụ thể;

4. Không cho phép doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt mà không có lý do chính đáng;

5. Không cấp chứng chỉ an toàn đúng hạn hoặc trì hoãn trao chứng chỉ an toàn mà không có lý do chính đáng;

6. Đưa ra điều kiện trái pháp luật để không cho doanh nghiệp tham gia kinh doanh đường sắt.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich35″]Điều 85. Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt[/NM_lightbox]

1. Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt là hoạt động đầu tư, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt để bán, khoán, cho thuê hoặc thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt, cung ứng dịch vụ phục vụ giao thông vận tải đường sắt và các dịch vụ khác trên cơ sở khai thác năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt do doanh nghiệp quản lý.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt của Nhà nước hoặc của tổ chức, cá nhân khác để hoạt động kinh doanh phải trả tiền thuê hoặc phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt.

3. Kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư giao cho doanh nghiệp kinh doanh thông qua đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch.

4. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt được kinh doanh đường sắt trên kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư.

Điều 86. Phí, giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt là khoản tiền phải trả để được chạy tàu trên tuyến đường, đoạn tuyến đường sắt hoặc khu đoạn.

2. Giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt là khoản tiền phải trả để được sử dụng một hoặc một số công trình đường sắt không trực tiếp liên quan đến việc chạy tàu.

3. Thủ tướng Chính phủ quy định mức và phương thức thu phí, giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư. Phí, giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt không do Nhà nước đầu tư thì do chủ đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt quyết định.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich36″]Điều 87. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư[/NM_lightbox]

1. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 88. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có các quyền sau đây:

a) Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt theo nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt được cấp;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến kết cấu hạ tầng đường sắt trong phạm vi mình quản lý phải thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật về kết cấu hạ tầng đường sắt;

c) Được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch đối với hoạt động quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư trong phạm vi quản lý của mình;

d) Tham gia đấu thầu, thực hiện đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng đường sắt không do mình làm chủ đầu tư;

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich37″]đ) Cho thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư;[/NM_lightbox]

e) Xây dựng và trình duyệt giá thuê, phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư trong phạm vi quản lý của mình; quyết định giá thuê, phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư;

g) Tạm đình chỉ chạy tàu khi thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn chạy tàu;

h) Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hỏng do lỗi của tổ chức, cá nhân khác gây ra;

i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có các nghĩa vụ sau đây:

a) Quản lý vốn và tài sản thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư hoặc do Nhà nước giao theo quy định của pháp luật;

b) Duy trì trạng thái kỹ thuật, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt do mình quản lý bảo đảm giao thông đường sắt luôn an toàn, thông suốt;

c) Công bố công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng ổn định trong năm phù hợp với trạng thái kỹ thuật cho phép trên các tuyến đường, đoạn tuyến đường sắt, khu đoạn do mình quản lý để làm cơ sở cho việc chạy tàu;

d) Cung cấp các thông tin kỹ thuật, kinh tế liên quan đến năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt theo yêu cầu của khách hàng, tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt và cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt;

đ) Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo trì, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đáp ứng nhu cầu vận tải và phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt;

e) Tổ chức phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt gây ra để bảo đảm giao thông đường sắt an toàn, thông suốt; chịu sự chỉ đạo, điều phối lực lượng của tổ chức phòng, chống thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt theo quy định;

g) Thông báo kịp thời sự cố đe dọa an toàn chạy tàu và việc tạm đình chỉ chạy tàu cho trực ban chạy tàu ga ở hai đầu khu gian nơi xảy ra sự cố và nhân viên điều hành giao thông vận tải đường sắt;

h) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;

i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich38″]Điều 89. Kinh doanh vận tải đường sắt[/NM_lightbox]

1. Kinh doanh vận tải đường sắt gồm kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi và kinh doanh vận tải hàng hoá trên đường sắt.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich39″]2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt chỉ được phép sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và được cung cấp các dịch vụ phục vụ giao thông đường sắt khi có đủ các điều kiện sau đây:[/NM_lightbox]

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đường sắt;

b) Có chứng chỉ an toàn;

c) Có hợp đồng cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt của tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt.

Điều 90. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt

1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các quyền sau đây:

a) Hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt theo nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đường sắt được cấp;

b) Được đối xử bình đẳng khi tham gia kinh doanh vận tải đường sắt;

c) Sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt trên các tuyến đường, đoạn tuyến đường sắt, khu đoạn theo hợp đồng sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt;

d) Được tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt bảo đảm chất lượng, năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt như đã cam kết;

đ) Được cung cấp thông tin kỹ thuật, kinh tế liên quan đến năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt;

e) Tạm đình chỉ chạy tàu của doanh nghiệp khi thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn chạy tàu;

g) Được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt hoặc doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt gây ra;

h)  Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tổ chức chạy tàu theo đúng lịch trình chạy tàu, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ đã được doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt công bố;

b) Trả phí, tiền thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và các dịch vụ phục vụ giao thông đường sắt;

c) Bảo đảm đủ điều kiện an toàn chạy tàu trong quá trình khai thác;

d) Phải thông báo kịp thời cho nhân viên điều hành giao thông vận tải đường sắt về việc tạm đình chỉ chạy tàu của doanh nghiệp;

đ) Chịu sự chỉ đạo, điều phối lực lượng của tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt và của tổ chức phòng, chống thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt theo quy định;

e) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;

g) Cung cấp các thông tin về nhu cầu vận tải, năng lực phương tiện, thiết bị vận tải cho tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt phục vụ cho việc xây dựng, phân bổ biểu đồ chạy tàu và cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt;

h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich40″]Điều 91. Hợp đồng vận tải hành khách[/NM_lightbox]

1. Hợp đồng vận tải hành khách là sự thoả thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với hành khách, người gửi bao gửi về vận chuyển hành khách, hành lý, bao gửi, theo đó doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nhận vận chuyển hành khách, hành lý, bao gửi từ nơi đi đến nơi đến. Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý, bao gửi xác định quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên và được lập thành văn bản hoặc hình thức khác mà hai bên thoả thuận.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich41″]2. Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận tải hành khách. Vé hành khách do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách phát hành theo mẫu đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.[/NM_lightbox]

Điều 92. Hợp đồng vận tải hàng hoá

1. Hợp đồng vận tải hàng hoá là sự thoả thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với người thuê vận tải, theo đó doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nhận vận chuyển hàng hóa từ nơi nhận đến nơi đến và giao hàng hoá cho người nhận hàng được quy định trong hợp đồng. Hợp đồng vận tải hàng hoá xác định quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên và được lập thành văn bản hoặc hình thức khác mà hai bên thoả thuận.

2. Hoá đơn gửi hàng hoá là bộ phận của hợp đồng vận tải do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phát hành theo mẫu đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm lập hoá đơn và giao cho người thuê vận tải sau khi người thuê vận tải giao hàng hoá; có chữ ký của người thuê vận tải hoặc người được người thuê vận tải uỷ quyền. Hoá đơn gửi hàng hoá là chứng từ giao nhận hàng hoá giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và người thuê vận tải, là chứng cứ để giải quyết tranh chấp.

3. Hoá đơn gửi hàng hoá phải ghi rõ loại hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu hàng hoá; số lượng, trọng lượng hàng hoá; nơi giao hàng hoá, nơi nhận hàng hoá, tên và địa chỉ của người gửi hàng, tên và địa chỉ của người nhận hàng; cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; các chi tiết khác mà doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và người thuê vận tải thoả thuận ghi vào hoá đơn gửi hàng hoá; xác nhận của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt về tình trạng hàng hoá nhận vận tải.

Điều 93. Giá vé, cước vận tải đường sắt

1. Giá vé vận tải hành khách, cước vận tải hành lý, bao gửi, hàng hoá trên đường sắt do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt quyết định.

2. Giá vé, cước vận tải phải được công bố và niêm yết tại ga đường sắt trước thời hạn thi hành tối thiểu là năm ngày đối với vận tải hành khách, hành lý, bao gửi và mười ngày đối với vận tải hàng hoá, trừ trường hợp giảm giá.

3. Cước vận tải hàng siêu trường, siêu trọng do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và người thuê vận tải thoả thuận.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich42″]4. Việc miễn, giảm giá vé cho đối tượng chính sách xã hội thực hiện theo quy định của Chính phủ.[/NM_lightbox]

Điều 94. Vận tải quốc tế

1. Vận tải quốc tế là vận tải từ Việt Nam đến nước ngoài, vận tải từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc quá cảnh Việt Nam đến nước thứ ba bằng đường sắt.

2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thuộc mọi thành phần kinh tế khi tham gia vận tải quốc tế phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 89 của Luật này và quy định của điều ước quốc tế về vận tải đường sắt mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 95. Vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt

1. Vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt là vận tải người, hàng hoá và trang thiết bị để khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn, chống dịch, thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp về quốc phòng, an ninh.

2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 96. Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt

Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt bao gồm:

1.  Điều hành giao thông vận tải đường sắt;

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich43″]2.  Xếp, dỡ hàng hoá;[/NM_lightbox]

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich44″]3. Lưu kho, bảo quản hàng hoá;[/NM_lightbox]

4.  Giao nhận;

5.  Đại lý vận tải;

6.  Thuê, mua phương tiện, sửa chữa phương tiện;

7. Các dịch vụ khác liên quan đến việc tổ chức và thực hiện chuyên chở hành khách, hành lý, bao gửi và hàng hoá bằng đường sắt.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich45″]Điều 97. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi[/NM_lightbox]

1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt khi kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu hành khách trả đủ cước vận tải hành khách, bao gửi và cước vận tải hành lý mang theo người vượt quá mức quy định;

b) Kiểm tra trọng lượng, quy cách đóng gói bao gửi của người gửi và hành lý ký gửi của hành khách trước khi nhận vận chuyển; trong trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của việc khai báo chủng loại bao gửi, hành lý ký gửi so với thực tế thì có quyền yêu cầu người gửi hoặc hành khách mở bao gửi, hành lý ký gửi để kiểm tra;

c) Từ chối vận chuyển hành khách có hành vi vi phạm quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;

d) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật này.

2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt khi kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi có các nghĩa vụ sau đây:

a) Niêm yết công khai các quy định cần thiết có liên quan đến hành khách đi tàu;

b) Vận chuyển hành khách, hành lý, bao gửi từ nơi đi đến nơi đến đã ghi trên vé và bảo đảm an toàn, đúng giờ;

c) Phục vụ hành khách văn minh, lịch sự, chu đáo và tổ chức lực lượng phục vụ hành khách là người khuyết tật vào ga, lên tàu, xuống tàu thuận lợi;

d) Bảo đảm các điều kiện sinh hoạt tối thiểu của hành khách trong trường hợp vận tải bị gián đoạn do tai nạn hoặc thiên tai, địch họa;

đ) Giao vé hành khách, vé hành lý, vé bao gửi cho hành khách đã trả đủ tiền;

e) Hoàn trả tiền vé, bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh khi gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản của hành khách do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;

g) Chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hành khách, hành lý, bao gửi khi cần thiết;

h) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật này.

Điều 98. Trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh vận tải hành khách

1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách phải mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính trong giá vé hành khách.

2. Vé hành khách, giấy tờ đi tàu là bằng chứng để chi trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

3. Việc bảo hiểm cho hành khách thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich46″]Điều 99. Quyền, nghĩa vụ của hành khách, người gửi bao gửi[/NM_lightbox]

1. Hành khách, người gửi bao gửi có các quyền sau đây:

a) Được vận chuyển đúng theo vé;

b) Được miễn cước 20 kilôgam hành lý mang theo người; mức miễn cước lớn hơn 20 kilôgam do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt quy định;

c) Được nhận lại tiền vé, bồi thường thiệt hại theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 97 của Luật này;

d) Được quyền trả lại vé tại ga đi trong thời gian quy định và được nhận lại tiền vé sau khi đã trừ lệ phí;

đ) Được bảo hiểm về tính mạng, sức khoẻ theo quy định của pháp luật.

2. Hành khách, người gửi bao gửi có các nghĩa vụ sau đây:

a) Hành khách đi tàu phải có vé hành khách, vé hành lý hợp lệ và tự bảo quản hành lý mang theo người. Người đi tàu không có vé hoặc vé không hợp lệ phải mua vé bổ sung theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;

b) Hành khách có hành lý ký gửi, người gửi bao gửi phải kê khai tên hàng, số lượng hàng, đóng gói đúng quy định, giao cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đúng thời hạn, địa điểm và chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình;

c) Hành khách, người gửi bao gửi phải bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;

d) Hành khách phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy đi tàu và những quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 100. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hoá

1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt khi kinh doanh vận tải hàng hóa có các quyền sau đây:

a) Từ chối vận chuyển hàng hóa không theo đúng quy định về đóng gói, bao bì, ký hiệu, mã hiệu hàng hóa và các loại hàng hóa Nhà nước cấm;

b) Yêu cầu người thuê vận tải mở bao gói để kiểm tra trong trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của việc khai báo chủng loại hàng hóa so với thực tế;

c) Yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ cước phí vận tải và các chi phí phát sinh;

d) Yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuê vận tải gây ra;

đ) Yêu cầu giám định hàng hoá khi cần thiết;

e) Lưu giữ hàng hoá trong trường hợp người thuê vận tải không thanh toán đủ cước phí vận tải và chi phí phát sinh theo thoả thuận trong hợp đồng;

g) Xử lý hàng hóa mà người nhận hàng từ chối nhận, hàng không có người nhận theo quy định tại Điều 106 của Luật này;

h) Phạt đọng toa xe do người thuê vận tải xếp, dỡ hàng hoá chậm;

i) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật này.

2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt khi kinh doanh vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ sau đây:

a) Niêm yết công khai các quy định cần thiết có liên quan đến vận tải hàng hóa;

b) Vận tải hàng hóa đến địa điểm đến và giao hàng hóa cho người nhận hàng theo hợp đồng vận tải;

c) Thông báo kịp thời cho người thuê vận tải khi hàng hóa đã được vận chuyển đến địa điểm giao hàng, khi việc vận chuyển bị gián đoạn;

d) Cất giữ, bảo quản hàng hóa trong trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc hàng hóa không thể giao được cho người nhận hàng và thông báo cho người thuê vận tải biết;

đ) Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải khi để xảy ra mất mát, hư hỏng hàng hoá hoặc quá thời hạn vận chuyển do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;

e) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật này.

Điều 101. Quyền, nghĩa vụ của người thuê vận tải

1. Người thuê vận tải có các quyền sau đây:

a) Thay đổi hợp đồng vận tải hàng hóa kể cả khi hàng hóa đã giao cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc hàng hóa đã xếp lên toa xe và chịu chi phí phát sinh do thay đổi hợp đồng vận tải;

b) Chỉ định lại người nhận hàng khi hàng hóa đó chưa được giao cho người có quyền nhận hàng trước đó; được thay đổi địa điểm giao hàng hoặc yêu cầu vận chuyển hàng hóa trở lại nơi gửi hàng và phải chịu mọi chi phí phát sinh do thay đổi người nhận hàng và địa điểm giao hàng;

c) Được bồi thường thiệt hại khi hàng hóa bị mất mát, giảm trọng lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng, quá thời hạn vận chuyển do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt gây ra.

2. Người thuê vận tải có các nghĩa vụ sau đây:

a) Kê khai hàng hóa trung thực và chịu trách nhiệm về việc kê khai đó;

b) Trả tiền cước vận tải đúng thời hạn, hình thức thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện việc đóng gói hàng hóa và các điều kiện vận chuyển hàng hóa theo hướng dẫn của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;

d) Giao hàng hoá cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đúng thời hạn, địa điểm;

đ) Cung cấp giấy tờ, tài liệu và các thông tin cần thiết khác về hàng hóa;

e) Bồi thường thiệt hại do việc kê khai không trung thực về hàng hóa gây thiệt hại cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc thiệt hại khác do lỗi của mình gây ra.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich47″]Điều 102. Vận tải hàng nguy hiểm[/NM_lightbox]

1. Hàng nguy hiểm là hàng hóa khi vận chuyển trên đường sắt có khả năng gây nguy hại tới sức khỏe, tính mạng của con người và vệ sinh môi trường.

2. Việc vận tải hàng hoá nguy hiểm trên đường sắt phải tuân theo quy định của pháp luật về vận tải hàng nguy hiểm.

3. Phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm đủ các điều kiện an toàn kỹ thuật mới được vận tải hàng nguy hiểm.

4. Hàng nguy hiểm không được xếp, dỡ ở ga đông người, ga trong đô thị.

[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich48″]5. Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm và điều kiện vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt.[/NM_lightbox]

Điều 103. Vận tải động vật sống

1. Việc vận tải động vật sống trên đường sắt phải có người áp tải. Người áp tải phải có vé đi tàu.

2. Người thuê vận tải tự chịu trách nhiệm về việc xếp, dỡ động vật sống và làm vệ sinh toa xe sau khi dỡ hàng. Trong trường hợp người thuê vận tải không thực hiện thì phải trả cước xếp, dỡ động vật sống và làm vệ sinh toa xe cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.

3. Việc vận tải động vật sống trên đường sắt phải tuân theo các quy định về vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ môi trường và các quy định về vận tải hàng hoá trên đường sắt.

Điều 104. Vận tải thi hài, hài cốt

1. Thi hài, hài cốt khi vận chuyển trên đường sắt phải có người áp tải. Người áp tải phải có vé đi tàu.

2. Thi hài, hài cốt chỉ được vận chuyển trên đường sắt khi có đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật và phải làm thủ tục vận chuyển ít nhất hai mươi bốn giờ trước giờ tàu chạy. Thi hài phải đặt trong quan tài, hài cốt phải được đóng gói theo quy định của pháp luật về vệ sinh phòng dịch và bảo vệ môi trường.

3. Thi hài, hài cốt phải được chuyển đi khỏi ga trong thời gian không quá hai giờ kể từ khi tàu đến ga đến, trường hợp vi phạm quy định này thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có biện pháp xử lý kịp thời và có quyền yêu cầu chủ của thi hài, hài cốt thanh toán mọi chi phí phát sinh.

Điều 105. Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng

1. Việc vận tải hàng siêu trường, siêu trọng trên đường sắt phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp phép.

2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt khi vận tải hàng siêu trường, siêu trọng phải có phương án tổ chức xếp, dỡ, gia cố, vận chuyển, bảo đảm an toàn chạy tàu và kết cấu hạ tầng đường sắt.

Điều 106. Xử lý hàng hoá, hành lý, bao gửi không có người nhận hoặc người nhận từ chối

1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt báo cho người thuê vận tải biết hàng hoá, hành lý, bao gửi đã được vận tải đến nơi trả hàng mà không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận hàng thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền gửi hàng hoá, hành lý, bao gửi vào nơi an toàn, thích hợp và thông báo ngay cho người thuê vận tải biết; mọi chi phí phát sinh do người thuê vận tải chịu.

2. Sau thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt báo cho người thuê vận tải mà không nhận được trả lời hoặc không nhận được thanh toán chi phí phát sinh thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền bán đấu giá hàng hoá, hành lý, bao gửi để trang trải chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật về đấu giá; nếu hàng hoá, hành lý, bao gửi thuộc loại mau hỏng hoặc chi phí ký gửi quá lớn so với giá trị hàng hoá, hành lý, bao gửi thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền bán đấu giá trước thời hạn quy định tại khoản này, nhưng phải thông báo cho người thuê vận tải biết.

3. Hàng hoá, hành lý, bao gửi thuộc loại cấm lưu thông hoặc có quy định hạn chế vận chuyển mà không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận thì được giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.

Điều 107. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi trong quá trình vận chuyển trong những trường hợp sau đây:

1. Do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi;

2. Do bắt giữ hoặc quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi;

3. Do xảy ra sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự;

4. Do lỗi của hành khách, người thuê vận tải, người nhận hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi hoặc do lỗi của người áp tải được người thuê vận tải hoặc người nhận hàng cử đi.

Điều 108. Giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt

1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi theo quy định sau đây:

a) Theo giá trị đã kê khai đối với hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi có kê khai giá trị; trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị đã kê khai thì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế;

b) Theo giá trị trên hóa đơn mua hàng hoặc theo giá thị trường tại thời điểm bồi thường đối với hàng hóa không kê khai giá trị mà chỉ kê khai chủng loại và trọng lượng, tuỳ theo cách tính nào cao hơn;

c) Đối với hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi không kê khai giá trị, không có hoá đơn mua hàng thì mức bồi thường được tính theo giá trị trung bình của hàng hoá cùng loại nhưng không vượt quá mức bồi thường do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

2. Ngoài mức bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải hoàn lại cho hành khách, người thuê vận tải cước, phụ phí vận chuyển hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi bị thiệt hại.

Điều 109. Giải quyết tranh chấp

1. Các tranh chấp về hợp đồng trong hoạt động đường sắt được giải quyết theo các hình thức sau đây:

a) Thông qua thương lượng, hoà giải;

b) Yêu cầu Trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 110. Thời hạn khiếu nại

1. Thời hạn khiếu nại do các bên thoả thuận, trường hợp các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:

a) Ba mươi ngày, kể từ ngày xảy ra thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của hành khách;

b) Sáu mươi ngày đối với hàng hoá bị mất mát, hư hỏng, kể từ ngày hàng hoá được giao cho người nhận hoặc ngày mà lẽ ra phải được giao cho người nhận;

c) Ba mươi ngày đối với hành lý k?ý gửi, bao gửi bị mất mát, hư hỏng, kể từ ngày hành lý k?ý gửi, bao gửi được giao cho người nhận hoặc ngày mà lẽ ra phải được giao cho người nhận.

2. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm giải quyết.

Điều 111. Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh đường sắt được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về trọng tài thương mại.

CHƯƠNG VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 112. Quy định đối với tổ chức, cá nhân hoạt động đường sắt

1. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản liên quan đến hoạt động đường sắt đã tồn tại trước thời điểm Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị thực hiện theo thời hạn đã được ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận đó.

2. Sau khi Luật này có hiệu lực, những sửa đổi, bổ sung trong hợp đồng hoặc thỏa thuận quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Chính phủ quy định điều kiện và thời gian tổ chức, cá nhân hoạt động đường sắt tiến hành điều chỉnh cơ cấu, tổ chức và hoạt động phù hợp với quy định của Luật này.

Điều 113. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.

Điều 114. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.

 

 

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

LUẬT ĐƯỜNG SẮT 2005
Số, ký hiệu văn bản 35/2005/QH11 Ngày hiệu lực 01/01/2006
Loại văn bản Luật Ngày đăng công báo 20/08/2005
Lĩnh vực Giao thông - vận tải
Ngày ban hành 14/06/2005
Cơ quan ban hành Quốc hội
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản

THE NATIONAL ASSEMBLY
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

No: 35/2005/QH11

Hanoi, June 14, 2005

 

LAW

ON RAILWAY

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Law provides the railway activities.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope

This Law provides the planning on, investment in, construction and protection of railway infrastructures; railway traffic means; rights and obligations of organizations and individuals involved in railway activities; railway traffic rules, signals, order and safety assurance; railway business.

Article 2.- Subjects of application

1. This Law applies to domestic and foreign organizations and individuals involved in railway activities in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

2. Where treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contain provisions different from those of this Law, the provisions of such treaties shall apply.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Law, the terms below shall be construed as follows:

1. Cargo luggage means the goods consigned on any passenger trains on which the consigners do not travel.

2. Common bridges mean bridges with surfaces used commonly for both railway traffic means and road traffic means.

3. Train operation means activities to operate the movement of railway traffic means.

4. Possessions mean evidences permitting railway traffic means to move into station-to-station sections. Possessions are expressed in color signal lights, semaphore signals, line cards, licenses, line notes.

5. Load pass means the regulations on the permitted maximum load per axle and the permitted maximum even-spread load according to the length of railway traffic means, which are prescribed for each bridge, section, station-to-station section, depot-to-depot section or rail line.

6. Speed pass means the regulations on the permitted maximum speed of a railways traffic means running on each bridge, section, station-to-station section, depot-to-depot section or rail line.

7. Railway works mean works constructed in service of railway communications and transport, including railways, bridges, culverts, tunnels, embankments, retaining walls, stations, water drainage systems, communications and signaling systems, power supply systems and other railway works and support facilities.

8. Crossroads mean road sections on level crossing with railways, which are built and exploited under the permission of the Ministry of Transport.

9. Railway stations mean the places where railway traffic means stop, shunt, overtake, load and/or unload cargoes, take and disembark passengers, perform technical operations and other services. A railway station comprises terminals, station plaza, warehouses, cargo yards, platforms, fence walls, service areas, necessary equipment and facilities and other railway works.

10. Superweight cargoes mean undetachable goods, with weight exceeding the permitted tonnage of wagons, rail lines.

11. Superlong cargoes mean undetachable bales with sizes exceeding the limited sizes of locomotives, and/or cars of corresponding gauges.

12. Railway activities mean activities of organizations and individuals in the domains of railway planning, development investment, business, assurance of railway communications and transport order and safety and other related activities.

13. Station platforms mean railway works in railway stations in service of passengers’ embarkation onto and disembarkation from trains, cargo loading and unloading.

14. Railway infrastructures mean railway works, railway work protection areas and railway traffic safety corridor.

15. Railway gauge means the shortest distance between two inner edges of rails.

16. Depot-to-depot section means a number of station-to-station sections and successive railway stations, suitable to train operation.

17. Station-to-station section means a railway section linking two adjacent stations, measuring from the station-entry signaling post of one station to the nearest station-entry signaling post of the opposite station.

18. Level-crossing intersection means a place where two or more rail lines intersect on the same level.

19. Grade-crossing intersection means a place where two or more rail lines intersect on different levels.

20. Railway traffic means include locomotives, cars, self-propelled cars and specialized vehicles on rail tracks.

21. Railway public-utility products, services mean those necessary for railway communications and transport activities and the revenues from the provision thereof under the market mechanism cannot make up for the expenses therefor.

22. Trains mean railway traffic means formed by locomotives and cars or single locomotive, self-propelling cars, propelling specialized vehicles moving on rail tracks.

23. Rail route line means one or many successive depot-to-depot sections, measuring from the first railway station to the last one.

Article 4.- Basic principles in railway activities

1. To ensure smooth, orderly, safe, accurate and efficient railway communications and transport activities; to contribute to socio-economic development, maintain national defense and security, and protect the environment.

2. To develop railways under plannings and plans toward modernity and synchronism; to combine railway communications and transport with other modes of communications and transport.

3. To administer railway communications and transport activities in a unified and concentrated manner.

4. To clearly define the state management by state agencies from business management by enterprises; the infrastructure business from transport business on railways invested by the State.

Article 5.- Railway development policies

1. The State concentrates investment in the development of national railway and urban railway infrastructures towards modernity.

2. The State encourages domestic and foreign organizations and individuals to invest in, do business with, railway infrastructures and railway transport; to participate in bidding for provision of railway public-utility products and/or services.

3. The State ensures the environment for fair competition without discrimination; protect the legitimate rights and interests of organizations and individuals of all economic sectors participating in railway investment and business.

4. The State encourages scientific research, application of advanced sciences and technologies and training of human resources for development of modern railways.

Article 6.- Overall planning on railway development

1. The overall planning on railway development shall serve as a basis for elaboration of detailed specialized plannings and orientations for investment, construction, synchronous, rational and uniform development of the railway communications and transport network nationwide, creating conditions for tapping the existing potentials and developing the capacity of the railway sector.

2. The overall planning on railway development shall be formulated on the basis of the socio-economic development strategy; the satisfaction of defense and security requirements; the close association with the overall plannings on development of other modes of communications and transport.

3. The overall planning on railway development shall comprise contents on the development of infrastructures, traffic means, human resource training, science, technologies, industry and support service networks in the railway sector.

4. The Minister of Transport shall organize the formulation of the overall planning on railway development and submit it to the Prime Minister for approval.

Article 7.- The state management responsibilities of the Government, ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies with regard to railway activities

1. The Government shall perform the unified state management of railway activities.

2. The Ministry of Transport shall be answerable to the Government for performance of the state management of railway activities.

3. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport, the Ministry of Defense, the People’s Committees of provinces or centrally-run cities (hereinafter referred to as the provincial-level People’s Committees) and the relevant ministries as well as branches in, organizing the application of measures to protect social order and safety in railway activities; organize forces to inspect and handle violations of the law on railways by people and means participating in railway communications and transport according to the provisions of law; make statistics and supply data on railway traffic accidents.

4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in, managing the exploitation of natural resources within the areas of railway land, the areas adjacent to railway work protection boundaries, which affect the safety of railway works as well as of railway communications and transport.

5. The Ministry of Industry shall have the responsibility to give priority to ensuring a stable source of electricity supply for electrified railways as well as railway communication and signaling systems.

6. Other ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Transport in performing the state management over railway activities.

Article 8.- Provincial-level People’s Committees’ responsibilities for state management of railway activities

1. To organize, direct the implementation of legislation on railways; measures to protect railway infrastructures; protect the railway traffic safety corridors; organize rescues and settle consequences of railway traffic accidents upon the occurence thereof in their respective localities.

2. To formulate and organize the implementation of their localities’ plannings on development of urban railway infrastructures.

3. To ensure railway communications and transport order and safety; to inspect and handle violations of railway legislation in their respective localities.

Article 9.- Railway inspectorate

1. The railway inspectorate is placed under the Ministry of Transport’s inspectorate, performing the function of specialized inspection of railway activities.

2. The organization, functions, tasks and powers of the railway inspectorate shall comply with the provisions of law on inspection.

Article 10.- Propagation and dissemination of, education in, railway law

1. Railway agencies and units shall have the responsibility to organize the propagation and dissemination of, and education in, railway law for cadres, officials and employees under their respective management; coordinate with local administrations at all levels in localities where railways run through in propagating and mobilizing people to observe the railway law.

2. Local administrations at all levels shall have the responsibility to propagate, disseminate and educate in railway law constantly and widely to their local people.

3. The information and propagation agencies shall have the responsibility to organize the regular and widespread propagation and popularization of railway law to the entire population.

4. The state management agencies in charge of education and training shall have the responsibility to direct the railway law education in educational institutions.

5. Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall have the responsibility to coordinate with the concerned bodies and local administrations in propagating and mobilizing people to observe the railway law.

Article 11.- Responsibilities of organizations and individuals upon occurrence of railway traffic accidents

1. Upon the occurrence of railways traffic accidents, the train drivers or other railway personnel onboard the trains must urgently stop the trains. The train captains shall have the responsibility to organize the railway personnel onboard the trains and people present at accident scenes to rescue and assist victims, protect the property of the State and the victims, and at the same time immediately report thereon to the railway traffic control organizations, police offices, People’s Committees at the nearest places, and perform the following tasks:

a) In cases where trains, tracks are damaged, to make reports on the accidents and supply information related to the accidents at requests of competent state agencies;

b) In cases where trains, tracks are not damaged, to continue with the trains’ journeys after making reports on the accidents and appointing people to work on their behalf with competent state agencies.

2. Operators of other traffic means, when passing through the places where the railway traffic accidents have occurred, shall have the responsibility to carry victims for emergency treatment, except for cases where they are performing urgent tasks.

3. The police offices and relevant organizations and individuals, upon receiving reports on railway traffic accidents, shall have to immediately come to the scenes for settlement.

4. People’s Committees of the localities where the railway traffic accidents have occurred shall have the responsibility to coordinate with the police offices, railway enterprises in rescuing the victims and protecting the property of the State and the victims. In cases where victims die without identification, without relatives or with relatives who are, however, incapable of carrying out the burial, People’s Committees of the localities where the railway traffic accidents have occurred shall have the responsibility to bury the dead persons.

5. All organizations and individuals must not hinder the restoration of railways and railway traffic activities after the occurrence of railway traffic accidents.

Article 12.- Prohibited acts in railway activities

1. Sabotaging railway works, railway traffic means.

2. Encroaching upon railway traffic safety corridors, railway work protection areas.

3. Opening crossroads, building flyovers, tunnels, culverts or other works across railway without permission.

4. Removing or falsifying railway works, signaling equipment, fixed signboards without permission.

5. Hanging, sun-drying and placing things, which hide or falsify railway traffic signals.

6. Obstructing train operations, arbitrarily giving signals or using equipment to stop trains, except for case of detecting incidents, which cause unsafety to railway traffic.

7. Stepping over barricades or barriers, crossing crossroads when the red light is on, crossing over fences separating railways from surrounding areas.

8. Placing obstacles, pouring hazardous substances, wastes on railways, or inflammable or explosive substances in railway work protection areas and railway traffic safety corridors.

9. Grazing animals, holding marketplaces on railways, in railway work protection areas or railway traffic safety corridors.

10. Walking, standing, lying, sitting on roofs of cars, locomotives or car stairs; clinging to, standing or sitting on the sides of cars, locomotives or the couplings between cars or between cars and locomotives; opening train doors or putting heads, arms, legs or other things outside the cars when trains are running, except for railway personnel or police men who are performing their tasks.

11. Walking, standing, lying or sitting on railways, except railway personnel patrolling railways or repairing, maintaining tracks or railway traffic means.

12. Throwing earth, stones or other objects onto or from trains.

13. Carrying goods banned from circulation, diseased animals, illegally carrying radioactive, inflammable and/or explosive substances, wild animals into railway stations and/or onboard trains.

14. Transporting goods banned from circulation, or diseased animals; illegally transporting wild animals;

15. Making or using fake tickets; selling tickets in contravention of regulations for purposes of gaining illicit profits.

16. Putting means and/or equipment failing to reach technical safety standards or means and/or equipment without registration certificates or registry and inspection certificates into operation on railways.

17. Operating trains beyond the prescribed speeds.

18. Having the alcoholic content of 80 milligrams/100 milliliters of blood or 40 milligram/liter of breath by railway personnel in direct service of train operations while performing their tasks.

19. Abusing positions and/or powers to harass for bribes or cause troubles; performing or tolerating acts of law violation when performing tasks.

20. Other acts strictly prohibited under the railways law.

Chapter II

RAILWAY INFRASTRUCTURES

Section 1. RAILWAY INFRASTRUCTURE PLANNING, INVESTMENT AND CONSTRUCTION

Article 13.- Vietnamese railway system:

1. The Vietnamese railway system includes:

a) National railways in service of common transport demands of the whole country, each economic region and international transportation;

b) Urban railways in service of daily movement demands of passengers in cities and the vicinities thereof;

c) Specialized railways in service of exclusive transport demands of organizations or individuals.

2. The Minister of Transport shall publicize the national railways, urban railways, specialized railways connected to national railways; publicize the opening and closure of rail routes, route sections, depot-to-depot sections of national railways.

3. Provincial-level People’s Committees shall publicize urban railways under their local management.

4. Ministries, provincial-level People’s Committees shall publicize specialized railways under their respective management, which are not connected to national railways.

Article 14.- Planning on railway infrastructure development

1. The planning on development of national railway infrastructures must be in line with the approved overall planning on railway development; meet the national defense and security maintenance requirements; be associated with plannings on development of economic regions, branches and plannings on development of various modes of transportation. The planning on development of national railway infrastructures shall be formulated for every ten-year period with orientations for the following ten years.

2. The planning on development of urban railway infrastructures must be in line with the approved overall planning on railway development; meet the requirements of local socio-economic development; be associated with plannings on development of other public transportation modes. The planning on development of urban railway infrastructures shall be formulated for every ten-year period with orientations for the following ten years.

3. The plannings on communications and transport development of special-grade, grade-I urban centers, national seaports, international airports must include the contents on railway infrastructure development.

Article 15.- Formulating, approving and publicizing plannings on railway infrastructure development

1. The Minister of Transport shall organize the formulation of planning on national railway infrastructure development and submit it to the Prime Minister for approval; organize the formulation and approval of detailed plannings on railway infrastructure development of each region, railway traffic hubs in conformity with the approved planning on national railway infrastructure development.

2. Provincial-level People’s Committees shall organize the formulation of urban railway infrastructure development plannings and submit them to the People’s Councils of the same level for approval before submission thereof to the Minister of Transport for approval.

3. Railway infrastructure development planning-approving agencies and persons defined in Clauses 1 and 2 of this Article may adjust the plannings when necessary.

4. The Minister of Transport, provincial-level People’s Committee presidents shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have the responsibility to publicize the approved plannings; organize the implanting of boundary markers for planned railway land.

Article 16.- Fund for planning on railway infrastructure development

1. The fund for the planning formulation, appraisal and publicization, the planned land boundary markerpost implanting and the adjustment of planning on national railway infrastructure development shall be allocated by the central budget.

2. The fund for the planning formulation, appraisal and publicization, the planned land boundary markerpost implanting and the adjustment of planning on urban railway infrastructure development shall be allocated by local budgets.

3. In addition to the funding sources specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the fund for railway infrastructure development planning may be mobilized from other capital sources under the provisions of law.

4. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport and the Ministry of Construction in, promulgating detailed norms for the planning formulation, appraisal and publicization, the planned land boundary markerpost implanting and the adjustment of plannings on development of national railway infrastructures and urban railway infrastructures.

Article 17.- Land reserved for railways

1. Land reserved for railways comprises land for construction of railway works, land in railway work protection areas and land in railway traffic safety corridors.

2. Land reserved for railways must be used for the approved purposes and comply with the provisions of land law.

3. People’s Committees of all levels shall have the following responsibilities:

a) To assume the prime responsibility for, and coordinate with investors in, ground clearance and resettlement of displaced people;

b) To manage the land planned for railways.

4. Newly constructed works within land areas reserved for railways and marked off with boundary markerposts shall not be entitled to compensation upon ground clearance, except for works constructed in accordance with the provisions in Article 33 of this Law.

Article 18.- Investment in construction of railway infrastructures

1. Investment in construction of railway infrastructures means the investment in construction of new railway infrastructures; technological renewal; upgrading, improvement of existing railway infrastructures; railway electricification; modernization of railway communication and signaling system.

2. Investors in construction of railway infrastructures must observe the following regulations:

a) To comply with the approved plannings, plans and projects;

b) To ensure synchronism according to railway technical grades;

c) To ensure landscapes and environmental protection.

3. Investors in construction of national railway infrastructures, urban railway infrastructures shall enjoy the following preferences:

a) To be allocated land without the collection of land use levies for land used for construction of rail routes; to rent with the most preferential terms land for construction of other railway infrastructure works;

b) To be provided with full support in ground clearance fund for land used for construction of rail routes;

c) To be entitled to exemption or reduction of import tax on supplies, technologies, technical equipment, which cannot be manufactured at home yet under the provisions of tax legislation;

d) Other preferences as provided for by law.

4. Railway works, after being constructed, upgraded or renovated, must be tested before acceptance by competent agencies.

5. Ministries, provincial-level People’s Committees shall, within the ambit of their tasks and powers, publicize lists of projects calling for investment in each period and lists of projects already granted investment licenses.

Article 19.- Railway connection

1. The positions for connecting domestic railway routes must be at railway stations. The Minister of Transport shall decide on the connection of urban railways and specialized railways to national railways.

2. Only national railways can be connected to foreign railways. The Prime Minister shall decide on the connection between national railways and foreign railways.

Article 20.- Railway gauges and railway technical standards

1. The national railways shall have the gauges of 1,435 millimeters or 1,000 millimeters. The urban railways shall have the gauge of 1,435 millimeters or automatic-guided monorail. Specialized railways shall not be connected to national railways as the investing organizations or individuals have decided on the railway gauges for their own use demands.

2. Railways shall be classified according to technical grades. The Minister of Transport shall stipulate the technical grades and railway technical standards.

Article 21.- Railway stations

1. Railway stations shall include:

a) Passenger station, which is a system of works constructed for receiving and releasing passengers, providing services related to passenger transportation and technical operations; a passenger station must comprise works in exclusive service of disabled passengers;

b) Freight station, which is a system of works constructed for cargo delivery, reception, loading, unloading and preservation, for provision of services related to cargo transportation and technical operations;

c) Technical station, which is a system of works constructed for performance of technical operations of locomotives, cars in service of train operations;

d) Mixed station, which is a station having the functions of two or three types of station defined at Points a, b and c of this Clause.

2. Railway stations must be named, but not identically. Multi-track passenger stations must have platform signboards and signboards directing to station platforms. Tracks in stations must be numbered separately but not identically.

3. Railway stations must have emergency exit systems; fire prevention and fighting systems with adequate equipment and instruments ready for use when necessary; the lighting, ventilation, environmental sanitation systems.

4. The Minister of Transport shall promulgate the technical regulations, on exploitation and technical standards of railway stations; decide and publicize the opening and closure of railway stations.

Article 22.- Fixed signalling facilities, equipment on railways

1. The fixed signalling facilities and equipment on railways include:

a) Signal posts, signal lights;

b) Signboards, sign marks;

c) Signal boards;

d) Barricade, barriers;

e) Boundary markerposts;

f) Other signals.

2. The fixed signaling facilities and equipment on railways must be constructed and installed adequately in conformity with technical grades and types or railroads; be periodically inspected so that the signaling facilities and equipment regularly operate well.

Article 23.- Railways intersect other railways or roads

1. Railways intersect railways must be grade crossing, except for cases where specialized railways intersect other specialized railways.

2. When railways intersect roads, grade-crossing intersections must be built in the following cases:

a) Railways with the designed speed of 160 km/hour or higher intersect roads;

b) Railways intersect roads of grade III or higher; railways intersect urban roads;

c) Urban railways intersect roads, except iron-wheel tram ways.

3. Investors in construction of new railways shall have to build grade-crossing intersections as provided for in Clauses 1 and 2 of this Article; investors in construction of new roads shall have to build grade-crossing intersections as provided for in Clause 2 of this Article.

4. For cases not specified in Clause 2 of this Article, when conditions do not permit the construction of grade-crossing intersections yet, People’s Committees at different levels, project investors or organizations and individuals having demands to cross railways must observe the following regulations:

a) At places where the construction of crossroads is allowed, the Ministry of Transport’s regulations must be complied with;

b) At places where the construction of crossroads is not allowed, feeding roads must be built outside the railway traffic safety corridors, leading to the nearest crossroads or grade-crossing intersections.

Article 24.- Railways run in close parallel with roads

1. In cases where railways and roads run in close parallel, it must be ensured that one road/railway must lie outside the traffic safety corridor of the other road/railway; where terrains do not permit, a seperating protection work must be built on the road’s edge close to the railway, except for cases where the rail tops are three or more meters higher than the land road surface.

2. In cases where a railway and a road run in vertical parallel, the vertical distance from the highest point of the underneath surface of the road or the underneath top of the rail of the railway to the lowest point of the above road infrastructure must be equal to the height ensuring the traffic safety of the below road.

Section 2. PROTECTION OF RAILWAY INFRASTRUCTURES

Article 25.- Activities of protecting railway infrastructures

Activities of protecting railway infrastructures are activities aiming to ensure the safety and lifetime of railway works; preventing, combating, overcoming the consequences of natural calamities and accidents; preventing, stopping and handling acts of encroaching upon railway works, railway work protection scope and/or railway traffic safety corridors.

Article 26.- Railway work protection scope

The railway work protection scope shall cover:

1. The railway protection scope;

2. The railway bridge protection scope;

3. The railway tunnel protection scope;

4. The railway station protection scope;

5. The scope for protection of communication and signaling facilities, railway electricity supply systems;

6. The scope for protection of underground areas of railway works.

Article 27.- Railway protection scope

The railroad protection scope covering the overhead areas, land strips on both sides and the underground areas of the railroads is provided for as follows:

1. The overhead protection scope of a railway shall be 5.30 meters measuring from the rail top vertically upwards for the 1,000 mm-gauge according to the technical grade, or 6.55 meters for the 1,435 mm-gauge. The distance between the railway and the power transmission lines stretching above the railway shall comply with the provisions of the Electricity Law;

2. The protection scope of the land strips on both sides of the railway shall be determined as follows:

a) 7 meters from the outer edge of the outermost rail outwards for non-embanked or non-dug roadbeds;

b) 5 meters from the foot of the embanked roadbeds or 3 meters from the outer edge of the water drainage ditches outwards for embanked roadbeds;

c) 5 meters from the top edge of dug road or 3 meters from the outer edge of top water drainage ditches outwards for dug roadbeds;

3. The protection scope of the underground areas of railways shall comply with the provisions of Article 32 of this Law.

Article 28.- Railway bridge protection scope

1. The railway bridge protection scope covers the overhead spaces, the land areas, water areas and the under-water surface land areas around the bridges.

2. The overhead protection scope of a bridge shall be 2 meters measuring vertically from the highest point of the bridge structure; in cases where the bridge only has rails, the overhead protection scope of the bridge must not be shorter than the limited height defined in Clause 1, Article 27 of this Law.

3. The lengthwise bridge protection scope shall be calculated as follows:

a) From the protection signal post on this bridge head to the protection signal post on the other bridge head, for bridges with protection signal posts;

b) From the end of the abutment on this bridge head to the end of the abutment on the other head plus 50 meters to each head of the bridge, for bridges without protection signal posts.

4. Horizontal bridge protection scope shall be calculated as follows:

a) For viaducts and river-spanning bridges of less than 20 meters long in urban centers, it is 5 meters counting from the outermost edge of the rail to each side;

b) For river-spanning bridges of 20 meters long or over in urban centers and bridges outside urban centers, it is 20 meters counting from the outermost edge of the bridge structure to each side, for bridges of less than 20 meters long; 50 meters for bridges of between 20 and under 60 meters long; 100 meters for bridges of between 60 to 300 meters long; 150 meters for bridges of over 300 meters long.

Article 29.- Railway tunnel protection scope

The railway tunnel protection scope covering land areas and overhead spaces around the tunnels it is 50 meters to each side, measuring from the outermost point of the tunnel walls outward; in cases where the tunnel protection scope fails to satisfy this regulation, there must be technical solutions to ensure safety for the tunnel work, which shall be approved by the Minister of Transport.

Article 30.- Railway station protection scope

The railway station protection scope shall cover the fence walls, boundary markerposts, the total land area and overhead space within the fence walls, station boundary markerposts, within the land stretch from the station entry signal post on this end to the station-entry signal post on the other end of the railway station.

Article 31.- Scope for protection of railway communication and signaling systems, railway electricity supply systems

The scope for protection of railway communication and signaling facilities and railway electricity supply systems covers the overhead areas, the land areas around such facilities, which shall be calculated as follows:

1. The scope for protection of communication posts, signal posts, railways electric posts outside railway protection scope shall be 3.5 meters from the heart of the posts outwards;

2. The scope for protection of railway communication lines, signal lines, electricity wires shall be 2.5 meters from the outermost line horizontally outwards and vertically upwards.

Article 32.- The scope for protection of underground areas of railway works

The scope for protection of underground areas of railway works upon the construction of underground works beneath the railway works shall be decided by the Minister of Transport.

Article 33.- Work construction and activities within railway work protection scope

1. Works which must be constructed or activities which must be carried out within the railway work protection scope must be licensed under the regulations of the Minister of Transport.

2. Work investors or organizations, individuals carrying out activities within the railway work protection scope must comply with the following regulations:

a) Upon formulation of projects on work construction or carrying out of activities, there must be written opinions of enterprises managing railway infrastructures;

b) Before constructing the works or carrying out the activities, there must be schemes to ensure safety for the railway works and railway communication and transport, which are approved in writing by enterprises managing railway infrastructures;

c) Upon completion of works or conclusion of activities, all obstacles which may cause unsafety to railway works or railway communication and transport due to the work construction or activities must be removed; and the dossiers on construction completion must be handed over to enterprises managing the railway infrastructure.

3. Work investors or organizations, individuals carrying out activities within the railway work protection scope must compensate for damage caused to railway works and railway communication and transport safety due to their faults as provided for by law.

Article 34.- Constructing works, exploiting natural resources and carrying out other activities in vicinities of railway work protection scope

1. The construction of works, the exploitation of natural resources and the carrying out of other activities in the vicinities of railway work protection scope must not affect the safety of such railway works and the safety of railway communications and transport.

2. In cases where the work construction, natural resource exploitation and other activities may affect the safety of railway works or the safety of railway communications and transport, the work investors, the organizations and/or individuals exploiting natural resources or carrying out other activities must apply necessary measures to ensure safety for railway works and safety of railway communications and transport.

3. The work investors, the organizations and/or individuals exploiting natural resources or carrying out other activities must compensate for damage caused by their faults to railway works and railway communications and transport safety.

Article 35.- Railway traffic safety corridor

1. The railway traffic safety corridor limits shall be provided for as follows:

a) The limited overhead height from the rail top upward along the vertical direction shall comply with the provisions of Clause 1, Article 27 of this Law;

b) The limited width on both sides of a railway shall be 15 meters to each side, measuring from the foot edge of the embanked railroad foundation, the top edge of the talus of dug railroad, the outmost rail edge of non-dug or non-embanked railroad, for railroads in the depot-to-depot sections; 2 meters to each side, measuring from the outmost rail edge outwards, for railroads in stations, ports, within fence walls.

2. The railway traffic safety corridor in crossroad areas must ensure the vision of traffic participants and conform to the grade of the crossroads.

3. In the railway traffic safety corridors, it is only permitted to plant trees of under 1.5 meters high and trees must be planted at least 2 meters from the edge of the foot of the roadbeds, at least 5 meters from the top talus of dug roads or at least 3 meters from the edge of the horizontal water drainage ditches of the roads and the top water drainage ditches.

4. The Minister of Transport shall specify the railway traffic safety corridors in crossroad, urban railway areas.

Article 36.- Responsibilities to protect railway infrastructures

1. Railway infrastructure enterprises shall have the responsibility to protect, inspect, repair, maintain railway works in order to ensure smooth and safe railway communications and transport.

2. Organizations and individuals using railway infrastructures for communications and transport activities must strictly comply with the regulations on railway infrastructure safety.

3. People’s Committees at all levels in the localities where railways run through shall have the responsibility to organize the propagation for and educate in railway infrastructure protection among people; prevent, stop and handle in time acts of infringing upon railway infrastructures and railway communications and transport safety in their respective localities.

4. Organizations and individuals shall have responsibility to protect railway infrastructures, take part in rescue when railway works get damage. Upon detection of damaged railway works or infringement upon railway infrastructures, they must promptly report such to People’s Committees, railway infrastructure enterprises or police offices at the nearest places. Persons who receive such reports must promptly apply handling measures to ensure the railway communications and transport safety.

5. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense in, protecting railway works of special importance.

6. All acts of infringing upon railway infrastructures must be detected in time, handled strictly and lawfully.

Article 37.- Preventing, combating, overcoming the consequences of incidents, natural calamities, accidents to railway infrastructures

1. Railway infrastructure enterprises shall have the responsibility to assume the prime responsibility for, and coordinate with the administrations of the localities where railways run through and the concerned organizations and individuals in, preventing, combating and redressing the consequences of incidents, natural calamities, railway traffic accidents.

2. Upon the occurrence of incidents, natural calamities and/or accidents, thus damaging railway infrastructures, the railway infrastructure enterprises shall have to promptly overcome the consequences, restore traffic, rehabilitate railway infrastructures up to the technical safety and environmental protection standards.

3. Upon the occurrence of incidents, natural calamities and/or accidents, thus causing railway traffic congestion, the railway communications and transport administering organizations shall have the right to mobilize necessary means, equipment, supplies and human resources and assume the prime responsibility for, and coordinate with the administrations of the localities where the incidents happen in, overcoming the consequences, restoring communications and transport. The mobilized organizations and individuals are obliged to abide by the mobilization and shall be paid the expenses.

4. Organizations and/or individuals causing incidents and/or accidents shall have to pay expenses for overcoming the consequences of incidents, accidents, compensate for damage and be handled according to the provisions of law.

Chapter III

RAILWAY TRAFFIC MEANS

Article 38.- Conditions for circulation of railway traffic means

Railway traffic means, when being circulated, must be adequately accompanied with registration certificates; valid registry certificates of quality, technical safety and environmental protection standards.

Article 39.- Registration of railway traffic means

1, Railway traffic means which fully satisfy the following conditions shall be granted registration certificates:

a) The means have lawful origins;

b) The means are up to technical safety and environmental protection standards.

2. For railway traffic means with changes in their respective utilities or changes in principal technical parameters, the means owners must carry out procedures to apply for new registration certificates.

3. Upon the transfer of ownership rights, the new owners of railway traffic means must produce lawful purchase and sale papers, the valid registry certificates to the competent state agencies for granting of new registration certificates made under the new owners’ names.

4. The railway traffic means owners must make declarations for cancellation of registration and return of registration certificates in the following cases:

a) Their railway traffic means are no longer used for railway traffic;

b) Their railway traffic means are lost or destroyed;

c) Their railway traffic means have been changed hand.

5. The Minister of Transport shall provide the registration of railway traffic means.

Article 40.- Registry of railway traffic means

1. Railway traffic means manufactured in Vietnam must conform to the quality, technical safety and environmental protection standards and be certified by Vietnamese registry offices or foreign organizations with registry functions authorized by Vietnamese registry offices.

2. In the course of manufacture, assembly, transformation or rehabilitation, railway traffic means must be subject to the supervision of quality, technical safety and environmental protection standards by Vietnamese registry offices or foreign registry organizations authorized by Vietnamese registry offices.

3. Railway traffic means, while being in the exploitation process, must be periodically inspected in terms of technical safety and environmental protection standards and granted certificates by registry offices.

4. Railway means owners shall have to repair, maintain the means to ensure their technical safety and environmental protection standards between two periods of inspection by the registry offices.

5. The registry offices must comply with the procedures, Vietnamese standards and branch standards when performing the registry. Heads of registry offices and persons directly performing the registry must be responsible for the registry results.

6. The Minister of Transport shall define the quality, technical safety and environmental protection standards of means; define the standards and conditions of material and technical foundations of registry offices and uniformly perform the registry of railway traffic means.

Article 41.- Necessary information and instructions on railway traffic means

1. Railway traffic means must be inscribed with signs of Vietnamese railways, means owners, place and date of manufacture, managing enterprises’ names, dimensions, dead weight, tonnage, serial numbers and types, capacity, force transmission types.

2. Apart from the provisions in Clause 1 of this Article, the passenger cars must also have notice boards or other communication means for notification to passengers of the itineraries of trains, names of stations where trains stop, trains’ speed, ways of circumstance handling upon the occurrence of fires, incidents; train internal regulations.

3. Signs, information and instructions must be clear and understandable; notice boards must be put up at places where they are easily to be spotted and read.

Article 42.- Brake, locomotive-carriage coupling equipment

1. Railway traffic means must have automatic brake equipment, manual brake equipment. The brake equipment must be regularly inspected to ensure their smooth and reliable operations.

2. On passenger cars and at the working places of train captains, emergency brake valves must be installed. The emergency brake valves must be periodically inspected and lead-sealed.

3. At the working places of train captains and on a number of passenger cars, pressure meters must be installed.

4. Locomotive-carriage coupling equipment must be installed with the right model and type suitable to each model and type of locomotive and carriage.

Article 43.- Equipment on railway traffic means

1. Railway traffic means must be equipped rescue hammers, fire-fighting equipment, instruments and materials, first-aid medicines, train chokes, tools and materials for simple repairs, portable signals.

2. On locomotives, self-propelled wagons and railway specialized self-propelled means, there must be speed meters, devices for recording train speeds and information related to train operations (black boxes); warning devices to keep train drivers alert while driving trains; at the train captain’s working place, there must be train speed meters, devices for communications between train captain and train driver.

3. On passenger cars, there must be lighting equipment, cooling and air ventilating equipment; equipment in service of disabled people; sanitary facilities, excluding cars on urban railways.

Article 44.- Railway traffic means suspended from participation in railway traffic

1. Railway traffic means shall be suspended from participation in railway traffic in the following cases:

a) The means registry certificate has expired;

b) The means are detected as failing to meet the technical safety standards while operating.

2. The movement of newly imported means, trial-run means; the movement of broken railway traffic means to repair establishments shall comply with the railway process and regulations.

Article 45.- Importation of railway traffic means

The imported railway traffic means must be compatible with Vietnamese railway technical standards; be accompanied with certificates of satisfaction of requirements on quality, technical safety and environmental protection, granted by Vietnamese registry offices or foreign registry organizations authorized by Vietnamese registry offices. The importation of railway traffic means must comply with the provisions of law.

Chapter IV

RAILWAY PERSONNEL IN DIRECT SERVICE OF TRAIN OPERATION

Article 46.- Conditions on railway personnel in direct service of train operation

1. Railway personnel in direct service of train operation shall include:

a) Train captains;

b) Train drivers, assistant drivers;

c) Train running controllers;

d) Direct station train operators;

e) Chief shunters;

f) Switch men;

g) Couplers;

h) Railroad, bridge, tunnel patrollers, tunnel guards;

i) Crossroad, common bridge guards.

2. Railway personnel in direct service of train operation, defined in Clause1 of this Article, when performing their tasks, must satisfy the following conditions:

a) Possessing professional diplomas or certificates suitable to their titles, which are granted by training establishments recognized by the Ministry of Transport;

b) Possessing health certificates issued periodically under the Health Ministry’s regulations;

c) For train drivers, apart from the conditions defined in this Clause, they must also possess train-driving licenses.

3. Railway personnel in direct service of train operation, when performing their tasks, shall have the following responsibilities:

a) To perform jobs according to their respective titles, technical grade standards, process and regulations;

b) To strictly obey the train-operation commands, observe regulations and directives of superiors;

c) To wear the prescribed uniforms, badges, insignia and title cards.

4. The Minister of Transport shall stipulate the training contents, programs, conditions for title- training establishments; criteria of the titles defined in Clause 1 of this Article; the test and examination contents and procedures and organize the grant, exchange, recovery of train-driving licenses.

Article 47.- Train-driving licenses

1. Train-driving licenses are certificates granted to persons directly driving railway traffic means.

2. Persons granted train driving licenses shall be allowed to drive only the types of railway traffic means specified in their respective driving licenses.

3. Persons granted train-driving licenses must fully satisfy the following conditions:

a) Being at the age of between 23 and 55 for men, between 23 and 50 for women; possessing health certificates;

b) Possessing professional diplomas, certificates in driving railway traffic means, granted by training establishments;

c) Having worked as train assistant-drivers for 24 consecutive months or more;

d) Having gone through a test prescribed for the types of railway traffic means in the train-driving licenses.

Article 48.- Train captains

1. A train captain is the highest commander onboard a train, bearing the responsibility to ensure security, order, safety and service for passengers, to ensure train operations according to schedule and orders of train operators, in accordance with train operation process and regulations; to settle railway traffic accidents under the provisions in Article 11 of this Law.

2. During train itineraries, the train captains may arrest persons committing offenses in the act; to put them in custody according to administrative procedures applicable to persons committing acts of violating regulations on order and safety on trains in accordance with the provisions of law and must hand over such persons to station chiefs or local police offices or administrations when the trains stop at the nearest stations.

3. In case of urgency, train captains may order passengers in order to apply measures to ensure safety for the trains and must immediately report to train operators or the nearest stations on the state of urgency.

4. Train captains may refuse to let trains operate when deeming that safety conditions for train operations are not yet fully met; refuse to receive personnel failing to satisfy the professional qualification and/or health requirements to work onboard trains under different titles; suspend the work of train personnel who violate disciplines. Train captains have the responsibility to immediately report to competent authorities for settlement when exercising their rights of refusal defined in this Clause.

5. Train captains shall have the responsibility to make records on cases of childbirth, death, injury onboard the trains with the participation of two witnesses; train captains are entitled to decide to stop trains at stations most convenient for rescue of people and must transfer such people together with their assets and relevant papers to station chiefs or police offices, hospitals, local administrations.

6. Before permitting the trains to move and in the course of train operation, train captains shall have the responsibility to check the safety conditions for train operation and other matters related to safety of people and means.

7. Train captains shall have the responsibility to record diaries, make reports and documents related to trains’ itineraries.

8. In cases where many trains are combined together into a mixed train convoy, the captain of the last train shall act as the common commander of the mixed train convoy.

Article 49.- Train drivers, assistant drivers

1. Train drivers are persons who directly operate trains; bear responsibility to operate locomotives safely, at the prescribed speeds and according to time schedule under train operation timetable, train-running commands, process and regulations; have the responsibility to observe the provisions of Article 11 of this Law upon the occurrence of railway traffic accidents.

2. Train drivers shall be allowed to operate trains only when they possess train driving licenses.

3. Train drivers shall have the right to refuse to let train move if deeming that the necessary safety conditions are not fully met and immediately report thereon to the competent authorities for settlement.

4. Before running trains, train drivers must check and certify possessions permitting the occupation of station-to-station sections, accurately identify signals of train captains and direct station train operators permitting the trains to run.

5. While operating trains, train drivers shall have the responsibility to check the technical conditions of locomotives and other matters related to safety of the locomotives and train operations according to regulations.

6. While performing their tasks, train drivers and assistant drivers must alertly monitor and strictly follow the instructions on signal boards, signboards, markerposts on roads, observe road and bridge conditions and displays of signals.

7. In the course of operating trains, train drivers must check automatic brake effects according to procedures and regulations, particularly in cases where trains climb up or down high and long slopes.

8. Train assistant drivers are persons who assist train drivers in the course of train operation, supervising train speeds and observing signals to promptly notify train drivers for handling.

Article 50.- Train-running controllers are persons who directly command train operation in accordance with the timetable on an assigned rail route, depot-to-depot section; directly pass the orders to command rescue and salvage trains upon the occurrence of train operation incidents; issue orders to blockade depot-to-depot sections, speed warning orders to relevant units; issue order to suspend train operations if deeming it unsafe for train operation.

Article 51.- Direct station train controllers

1. Direct station train controllers are persons who administer the train formation, cargo loading and unloading, reception and seeing off of passengers, organize the shunting, reception, sending of trains and other related activities in stations according to timetable, issue orders to command train operations, train operation process and regulations; participate in settling railway traffic accidents according to the provisions in Article 11 of this Law.

2. Direct station train controllers shall have the right to refuse to permit the operation of trains if deeming that necessary conditions are not fully met and have the responsibility to promptly notify the train-running controllers thereof.

3. Direct station train controllers shall have the responsibility to inspect necessary safety conditions in accordance with regulations on technical standards, professional standards and other matters related to safety for people, means, equipment and cargoes while performing their tasks.

Article 52.- Switch men

1. Switch men are persons who are subject to the direct command and administration direct station train controllers, managing, supervising, inspecting and using switches in service of the work of organizing station train operations according to timetable, train operation commands, process and regulations, technical management rules of stations.

2. Switch men shall have the responsibility to inspect necessary safety conditions in accordance with regulations on technical standards, professional standards and other matters related to train operation safety while performing the assigned tasks.

Article 53.- Chief shunters, couplers

1. Chief shunters are persons who are subject to the command and administration of direct station train controllers, organizing and performing the locomotive-carriage shunting and coupling in service of the organization of train operations, cargo loading and unloading, passenger transportation of the stations according to train operation commands, process and regulations, technical management rules of stations.

2. Couplers are persons who are subject to the direct command and administration of chief shunters, performing the locomotive-carriage shunting and coupling according to the stations’ technical management process, regulations and rules.

3. Chief shunters and couplers shall have the responsibility to inspect necessary safety conditions in accordance with the regulations on technical standards, professional standards and other matters related to train operation safety while performing the assigned tasks.

Article 54.- Railroad, bridge, tunnel patrollers, tunnel guards; crossroad, common bridge guards

1. The railroad, bridge and tunnel patrollers and tunnel guards shall have the following responsibilities:

a) To check and monitor regularly and detect in time failures, obstacles and handle them to ensure train operation safety within the assigned geographical boundaries; to fully note down in patrol and guard books and report thereon to superiors according to regulations;

b) To repair, handle in time minor failures, obstacles; to participate in maintaining railroads, bridges, tunnels as assigned;

c) To promptly protect, quickly notify or signal trains to stop upon detection of failures, obstacles which threaten the railway communications and transport safety; to participate in protection of railway infrastructures and railway traffic means within the assigned scope.

2. Crossroad, common bridge guards shall have the following responsibilities:

a) To close, open crossroad barriers in time, ensure safety for people and means joining in land traffic when railway traffic means run across crossroads;

b) To directly check, preserve, maintain and use works, crossroad barrier equipment compatible with regulations on technical standards, process and regulations.

Chapter V

URBAN RAILWAYS

Article 55.- Types of urban railway

1. Urban railways shall include subways, overhead trains, automatic-guided mono-rail and iron-wheel tramways.

2. Urban railway investment, construction, management and business shall be organized by provincial-level People’s Committees.

Article 56.- Urban railway development policies

1. The State shall mobilize resources for development of urban railway into one of the major traffic modes in big cities.

2. Provincial-level People’s Committees shall propose undertakings on construction investment, incentive policies to attract resources for investment in construction and exploitation of urban railways.

3. Organizations and individuals investing in the construction of urban railways shall be entitled to enjoy the following preferences:

a) The preferences specified in Clause 3, Article 18 of this Law;

b) To be provided with partial central budget support by the State in the total investment amount for the approved urban railway projects.

4. Annually, the State shall deduct a sum from the central budget to support urban mass transit, including urban railway communications and transport.

Article 57.- Conditions for formulation of investment projects on urban railway construction

1. Upon the formulation of investment projects on urban railway construction, the following conditions must be fully met:

a) The urban centers must be big, reaching the prescribed socio-economic standards;

b) The undertaking on investment in construction of urban railways must be adopted by provincial-level People’s Councils;

c) The investment projects on construction of urban railways must be in line with the provincial/municipal plannings on urban traffic development

d) Investors must have adequate sources of capital for execution of investment projects on construction of urban railroads and ensure stable, long-term and efficient operation thereof after their completion.

2. The Government shall stipulate the standards of urban centers to be invested with the construction or urban railways, specify the implementation of Clauses 3 and 4, Article 56 of this Law.

Article 58.- Basic requirements upon construction of urban railway infrastructures

The construction of urban railway infrastructures must satisfy the following basic requirements:

1. Being compatible with urban railway technical standards, ensuring the work quality according to technical grades promulgated by the Minister of Transport;

2. Ensuring the combination with other modes of urban mass transit and national railways in order to create favorable conditions for passengers to get transition between various traffic modes;

3. Satisfying long-term passenger transportation demand along the orientation for urban development;

4. Protecting environment, not disrupting urban landscapes.

Article 59.- Urban railway bridges, tunnels, stations, stops

1. Bridge abutments and piers near land roads or props at dangerous positions of subways must be firm and steady against all crashes of traffic means.

2. Urban railway tunnels must be each furnished with fire prevention and fighting system which must be firm and steady upon occurrence of fires; must be dry, not water-logged; with air ventilating system, emergency exit system, salvage and rescue systems.

3. Urban railway stations and stops must have signboards, instructions on rail routes, stations, stops on routes; ensure conditions for passengers to travel with convenience and safety; have equipment for information supply, ticket sale, supervision of passengers embark and disembark the trains, go into and out the stations; have emergency telephone systems, first-aid facility and reserve electricity supply system for subways stations.

Article 60.- Scope of work protection and urban railway traffic safety corridors

1. The urban railway work protection scope and urban railway traffic safety corridors must ensure safety for means and people participating in railway traffic; conform to types of urban railway traffic means and urban terrains and structures.

2. The urban railway work protection scope and urban railway traffic safety corridors shall be defined by the Minister of Transport for each urban railway traffic mode.

Article 61.- Management and maintenance of urban railway infrastructures

1. Urban railway business enterprises shall have the responsibility to maintain urban railway infrastructures invested by the State through bidding or public-utility product and/or service orders placed by provincial-level People’s Committees.

2. Provincial-level People’s Committees shall stipulate the management and maintenance of urban railway infrastructures by organizations or individuals investing in urban railway business according to the provisions of law.

Article 62.- Urban railway transport business

1. Urban railway transport business is a conditional business.

2. The ticket prices of urban railway transportation shall be stipulated by provincial-level People’s Committees.

The urban railway transport freight subsidy shall be implemented under contracts between provincial-level People’s Committees and urban railway transport enterprises.

3. The urban railway transport enterprises must ensure safe, regular and timely train operations.

4. The urban railway transport enterprises must buy civil liability insurance according to the provisions of law on insurance business.

Chapter VI

RAILWAY TRAFFIC SIGNALS AND RULES, ASSURANCE OF RAILWAY COMMUNICATIONS AND TRANSPORT ORDER AND SAFETY

Section 1. RAILWAY TRAFFIC SIGNALS AND RULES

Article 63.- Railway traffic signals

1. The railway traffic signal system shall include orders of persons participating in controlling train operations, color light signals, semaphore signals, signal boards, protection flares, torches and signals of trains. The signal displays are orders and conditions for train operation and shunting.

2. Orders of persons participating in controlling train operations shall include banners, whistles, telephones, lights and hand signals.

3. Color signal lights are those used to signal train drivers to operate trains to enter, exit or get through stations, or stop the trains.

4. Semaphore signals are those used to signal train drivers to operate trains in, out or past stations, or to stop at places where there are no color light signals.

5. Signal boards shall include the two following groups:

a) Signal boards for supply of necessary information to train drivers;

b) Signboards, sign-markers for compelling train drivers to abide by.

6. Protection flares, torches, red light, rotating hand devices for signaling trains to urgently stop.

7. Trains’ signals shall include lights, horns, rear signal boards and banners.

8. The Minister of Transport shall specify the railway traffic signals.

Article 64.- Train operation command

1. The train operation in each depot-to-depot section shall be commanded by only one train-running controllers. Superiors’ train operation orders must be executed through train-running controllers’ commands. Direct station train controllers, train captains, train drivers must strictly abide by the train-running controllers’ commands.

2. Within railway stations, direct station train controllers shall be the persons commanding the train operations. Train captains and drivers must abide by the orders of station train controllers or by the signals’ display.

3. Onboard trains, train captains are the persons commanding to ensure safe train operation.

4. On single locomotives, urban trains, train drivers are the persons commanding the train operation.

Article 65.- Train speed

1. Train speed must not exceed the speed provided in the speed pass for each rail route, depot-to-depot section or station-to-station section and comply with train operation timetable.

2. At railway sections with warning signs indicating speeds other than those provided in speed pass, train drivers must operate trains at the lowest speed to ensure safe train operation.

Article 66.- Train formation

1. The train formation must strictly comply with the railway technical process and regulations.

2. Only carriages satisfying technical safety standards can be coupled.

3. It is forbidden to couple carriages carrying animals or stinky goods, inflammables, explosive, or hazardous substances, dangerous commodities with passenger trains.

Article 67.- Train shunting

1. Train shunting means moving locomotives, carriages from one position to another within a railway station or a station-to-station section. Train shunting must be conducted under plans of direct station train controllers.

2. In the course of train shunting, train drivers must obey the command of chief shunters.

Article 68.- Operating trains

1. When operating trains, train drivers must observe the following regulations:

a) To operate trains to move out of stations, get through stations, stop, give ways or overtake in stations on the order of direct station train controllers;

b) To be allowed to operate trains into station-to-station sections only where there are possessions;

c) To be allowed to operate trains to enter stations, get past stations according to color light signals, semaphore signals and signals of direct station train controllers;

d) To run train at the speeds provided for in Article 65 of this Law;

e) In the course of operating trains, train drivers and assistant drivers on duty must not leave the working places.

2. Passenger trains can run only when all doors of passenger cars are closed. Passenger cars’ doors shall be opened only when trains have completely stopped in railway stations.

Article 69.- Giving ways, overtaking by trains

1. Giving ways, overtaking by trains must be done in railway stations.

2. Train drivers shall give way to, overtake other trains on national railways, specialized railways by order of direct station train controllers; on urban railways, by order of urban train operators.

Article 70.- Stopping, reversing trains

Train drivers must stop trains when seeing stop signals; when detecting circumstances which threaten train operation safety or when receiving signals for emergency stop, they are allowed to urgently stop or reverse the trains. In cases of urgent stop or reversal, train captains and drivers shall have the responsibility to notify the station authorities thereof according to regulations on train operation process.

Article 71.- Traffic at crossroads, on common bridges, in tunnels

1. At crossroads and on common bridges, the traffic priority right shall belong to trains.

2. Train drivers must blow whistles before entering crossroads, must switch on the headlights when running in tunnels.

3. Land traffic participants traveling through crossroads and common bridges must comply with the provisions of Article 23 of the Law on Road Traffic.

4. At crossroads or on common bridges with guards, when signal lights do not work or give wrong signals against regulation, when road barriers are out of order, the crossroad guards, common bridge guards must control the traffic.

Article 72.- Abiding by railway traffic signals

1. Persons directly participating in train operation must abide by the railway traffic signals.

2. Train drivers must abide by the signals safest for people and means when simultaneously receiving different signals or unclear signals; in cases of signals given directly by traffic controllers, they must abide by the signals of such controllers.

3. In cases where iron-wheel trams join in road traffic, the tram drivers must abide by the road traffic signals.

Section 2. ASSURANCE OF RAILWAY COMMUNICATIONS AND TRANSPORT ORDER AND SAFETY

Article 73.- Activities of ensuring railway communications and transport order and safety

1. Activities of ensuring railway communications and transport order and safety shall include:

a) Ensuring safety for people, means, property of the State and people in railway communications and transport activities;

b) Ensuring the concentrated and unified control of communications and transport activities on national railways or urban railways.

2. Organizations and individuals must observe the legal provisions on ensuring railway communications and transport order and safety.

3. Acts of violating the regulations on railway communications and transport order and safety must be detected in time, strictly handled according to law.

4. Organizations and individuals participating in railway communications and transport activities, the railway security forces shall have the responsibility to ensure railway communications and transport order and safety. The police forces and local administrations at all levels in localities where railway stations are located and rail routes run through shall, within the scope of their respective tasks and powers, have the responsibility to ensure railway communications and transport security, order and safety.

Article 74.- Contents of railway communications and transport controlling

1. Controlling communications and transport on national railways, urban railways shall cover the following contents:

a) Making timetable and path allocation without discrimination between railway transport enterprises; publicizing train operation timetable;

b) Commanding train operations in a concentrated and unified manner, ensuring safe and smooth operations according to the publicized train operation timetable, process, regulations and the superiors’ orders;

c) Commanding the handling of urgent or extraordinary incidents occurring on railways; mobilizing means, equipment and human resources of enterprises in the railway sector for work of rescue and remedy of railway incidents; participating in analyzing the causes of incidents; requesting railway infrastructure or railway transport enterprises to apply measures to prevent and combat incidents, raise the quality, reliability and safety of railway communications and transport;

d) Suspending train operation when deeming it threatening to cause unsafety for train operations; adjusting itineraries of trains in each depot-to-depot section, each rail route, the entire railway networks in order to restore train operation timetable after accidents or incidents;

e) Signing contracts with railway infrastructure enterprises for use of railway infrastructure for train operation; signing contracts with railway transport enterprises for provision of controlling services and other services related to railway communications and transport;

f) Receiving and synthesizing information related to railway communications and transport control;

g) Requesting competent state agencies to recover safety certificates of railway business enterprises when detecting that such enterprises have failed to satisfy the conditions prescribed in the safety certificates;

h) Coordinating with international railway organizations in controlling railway communications and transport.

2. Financial sources for activities of controlling national railway or urban railway communications and transport shall include:

a) Charges for services on controlling railway communications and transport activities;

b) Other revenue sources as provided for by law.

Article 75.- Safety certificate

1. To be entitled to participate in railway communications and transport activities, railway business enterprises must acquire safety certificates issued by state management agencies in charge of railway activities.

2. To be granted safety certificates, railway business enterprises must satisfy the following conditions:

a) Personnel managing, controlling and serving railway communications and transport activities of railway business enterprises must be trained to suit their respective titles and technical grades;

b) Railway traffic means owned or hired by railway transport enterprises must ensure the technical safety standards which have been certified by registry offices and must be suitable to railway infrastructures;

c) Railway infrastructures of railway infrastructure enterprises must ensure safety and be suitable to the railway technical grades announced by the enterprises in the speed pass, load pass and information related to railway communications and transport activities.

3. The Ministry of Transport shall specify the conditions, contents of, and procedures for granting safety certificates and types of railway business enterprises which must acquire safety certificates.

Article 76.- Train operation timetable

1. Train operation timetables constitute a basis for organizing train operations, which are elaborated annually, periodically and seasonally for each route and the entire railway network. The train operation timetables must be formulated on the principle of non-discrimination and publicization to all railway transport enterprises.

2. The formulation of train operation timetables must be based on the following elements:

a) Transport enterprises’ demands in terms of transport duration, goods volumes, numbers of passengers and transport quality; transport routes, departure, stop and destination stations;

b) Capacity of railway infrastructures and railway transport means;

c) The time needed for the maintenance or repair of railway infrastructures;

d) The priority order for trains running on the same routes.

3. The Minister of Transport shall define the priority order for trains.

Article 77.- Train operation timetable-formulating order

1. Train operation timetable drafts must be based on the provisions of Clause 2, Article 76 of this Law and sent to railway business enterprises and state management agencies in charge of railway activities.

2. In cases where any railway transport enterprises disagree with the train operation timetable drafts, the railway communications and transport-controlling organizations shall assume the prime responsibility for negotiations and agreement with relevant railway transport enterprises, railway infrastructure enterprises. In case of failure to reach agreement, bidding shall be held and the railway transport enterprises which offer the highest payable charge for use of infrastructures shall be allocated train operation timetables according to their demands.

3. The process of formulating train operation timetables specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall be supervised by state management agencies in charge of railway activities.

Article 78.- Principles for train operation controlling

Train operation controlling must observe the following principles:

1. Being concentrated and unified; compliant with the publicized train operation timetables, process, regulations;

2. Ensuring safe and smooth railway communications and transport according to train operation timetables;

3. Being non-discriminatory between railway business enterprises.

Article 79.- Handling of railway incidents, violations upon detection thereof

1. Persons who detect acts or incidents which may obstruct or cause unsafety to railway communications and transport shall have to report them in time to station authorities, railway units, local administrations or the nearest police offices for taking handling measures; in case of urgency, measures must be taken immediately to signal the trains to stop.

2. Organizations or individuals that receive such reports or signals to urgently stop the trains must take immediate handling measures to ensure railway communications and transport safety and notify units which directly manage the railway infrastructures thereof so as to take initiative in coordinating with relevant units in quickly applying remedies.

3. Organizations or individuals that commit acts of obstructing, or causing unsafety to, railway communications and transport must be handled and pay compensations according to the provisions of law.

Article 80.- Responsibility to maintain order and safety in railway activities of railway business enterprises

1. Railway business enterprises shall have the responsibility to organize the maintenance of order and safety in railway activities under their respective management; to assume the prime responsibility for, and coordinate with police offices, local administrations in, preventing, stopping and handling according to competence acts of violating the legislation on railways and take responsibility before law for their own decisions.

2. The train security forces shall be equipped with facilities, uniforms, badges, support tools under the Government’s regulations and have the following tasks:

a) To detect and stop acts of infringing upon the life, health, property of people, causing disorder, unsafety and other acts of law violation onboard trains; to temporarily hold in custody according to administrative procedures and hand over the violators to station chiefs, police offices of local administrations when trains stop at the nearest stations;

b) To stop, apply coercive measures against persons who commit acts of illegally obstructing train operations, throwing earth, rocks or other objects thus causing damage or unhygiene to trains; to temporarily hold in custody and hand over violators to station chiefs, police offices or local administrations when trains stop at the nearest stations;

c) To coordinate with the railway infrastructure-security forces, police forces and local administrations in promptly detecting and preventing acts of encroaching upon railway infrastructures, railway traffic means, causing unsafety to railway communications and transport;

d) To participate in settling, redressing incidents, natural disasters, railway accidents as defined in Article 11 and Article 37 of this Law.

Article 81.- Police forces’ responsibility to ensure security, order and safety in railway activities

The police forces shall, within the scope of their tasks and powers, have to assume the prime responsibility for, and coordinate with railway security forces, railway inspectorate, railway officials, public servants and employees and local administrations in localities where railway stations are located and/or railways run through in, organizing the maintenance of security, order and safety in railway activities.

Article 82.- People’s Committees’ responsibility to ensure security, order and safety in railway activities

1. People’s Committees at all levels shall, within the scope of their tasks and powers, have to organize the implementation of the provisions of Clause 2, Article 10 of this Law in order to raise the people’s sense of maintaining railway traffic security, order and safety.

2. People’s Committees at all levels of the localities where railway stations are located and/or rail routes run through shall have the following responsibilities:

a) To direct the local police forces in coordinating with the railway security forces to prevent and handle in time acts of encroaching upon railway infrastructures and/or railway traffic means and other acts of violating the legislation on railway communications and transport safety;

b) To participate in settling railway traffic accidents under the provisions of Article 11 of this Law.

Chapter VII

RAILWAY BUSINESS

Article 83.- Railway business activities

1. Railway business activities cover railway infrastructure business, railway transport business and provision of services in support of railway transport.

2. Railway business is a conditional business. The Government shall specify the conditions, contents, order of granting, amending, supplementing, withdrawing railway business registration certificates.

Article 84.- Non-discrimination in railway business

In railway business, the following acts of discrimination must not be committed:

1. Permitting the use of railway infrastructures and railway communications and transport services under preferential conditions without plausible reasons;

2. Requesting railway business enterprises to meet railway communications and transport safety conditions higher than those promulgated by the Minister of Transport;

3. Putting forth conditions with a view to prioritizing a specific enterprise;

4. Not permitting railway transport business enterprises to use railway instructures without plausible reasons;

5. Not issuing safety certificates on time or delaying the hand-over of safety certificates without plausible reasons;

6. Putting forth unlawful conditions to prevent enterprises from participating in railway business.

Article 85.- Railway infrastructure business

1. Railway infrastructure business means activities of investing in, managing, maintaining railway infrastructures for sale, contracting, lease or collecting charges for use of railway infrastructures and other services on the basis of tapping the capacity of railway infrastructures managed by the enterprises.

2. Organizations or individuals using railway infrastructures of the State or other organizations or individuals for business activities must pay rentals or charges for use of railway infrastructures.

3. The State-invested railway infrastructures shall be assigned to enterprises for business via bidding, order placement or plan assignment.

4. Organizations or individuals investing in the construction of railway infrastructures shall be entitled to do business on the railway infrastructures they have invested in.

Article 86.- Railway infrastructure-using charges, rentals

1. The railway infrastructure-using charges are sums payable for operating trains on rail routes, route sections or depot-to-depot sections.

2. The railway infrastructure rentals are sums payable for use of one or a number of railway works not directly related to train operations.

3. The Prime Minister shall specify the rates of charges and rentals for use of railway infrastructures invested by the State. The charges and rentals for use of railway infrastructures not invested by the State shall be decided by investors in such railway infrastructures.

Article 87.- The financial sources for management and maintenance of State-invested railway infrastructures

1. The financial sources for management and maintenance of State-invested railway infrastructures shall include:

a) The state budget;

b) Other revenues as provided for by law.

2. The management and use of financial sources from the state budget for management and maintenance of railway infrastructures shall comply with the regulations of the Government.

Article 88.- Rights and obligations of railway infrastructure enterprises

1. Railway infrastructure enterprises shall have the following rights:

a) To do business with railway infrastructures according to the contents of the granted railway infrastructure business registration certificates;

b) To request organizations or individuals conducting activities related to railway infrastructures under their respective management to strictly observe the technical process and regulations on railway infrastructures;

c) To be placed orders or assigned plans by the State for activities of managing and maintaining State-invested railway infrastructures under their respective management;

d) To participate in bidding for, execution of railway infrastructure investment projects of other investors;

e) To lease railway infrastructures they have invested in;

f) To set and submit for approval rates of rental, charge for use of State-invested railway infrastructures under their respective management; to decide on rental, charge rates for use of railway infrastructures they have invested in;

g) To suspend train operations when deeming that railway infrastructures threaten train operation safety;

h) To be compensated for damage in cases where railway infrastructures are damaged by other organizations or individuals that are at fault;

i) Other rights as provided for by law.

2. Railway infrastructure enterprises shall have the following obligations:

a) To manage railway infrastructure capital and assets invested by themselves or assigned by the State under the provisions of law;

b) To maintain the technical conditions and raise the quality of railway infrastructures under their respective management, ensuring constantly safe and smooth railway traffic;

c) To publicize annual stable speed passes, load passes, which are suitable to the permitted technical conditions on rail routes, route sections, depot-to-depot sections under their respective management, for use as bases for train operations;

d) To supply technical and economic information related to railway infrastructure capacity at the request of customers, railway communications and transport-controlling organizations and state management agencies in charge of railway activities;

e) To draw up plans for management, maintenance and investment development of railway infrastructures, meeting the transport demands and conforming to the planning on railway communications and transport development;

f) To prevent, combat and promptly address consequences of incidents, natural disasters, railway traffic accidents in order to ensure safe and smooth railway traffic; to submit to the direction and force mobilization by natural disaster-preventing and fighting and railway traffic accident-handling organizations according to regulations;

g) To notify in time incidents threatening train operation safety and the suspension of train operations to direct station train controllers at both ends of the station-to-station section where the incidents have occurred and railway communications and transport controllers;

h) To pay compensations for damage caused by their faults according to the provisions of law;

i) Other obligations as provided for by law.

Article 89.- Railway transport business

1. Railway transport business shall cover the business in transportation of passengers, luggage and cargo luggage and cargo transportation on railways.

2. Railway transport business enterprises shall be allowed to use railway infrastructures and be provided with railway traffic services only when they fully satisfy the following conditions:

a) Having railway transport business registration certificates;

b) Possessing safety certificates;

c) Having contracts on the provision of railway communications and transport-controlling services by railway communications and transport-controlling organizations.

Article 90.- Rights and obligations of railway transport business enterprises

1. Railway transport business enterprises shall have the following rights:

a) To conduct railway transport business according to the contents of their granted railway transport business registration certificates;

b) To be equally treated when participating in railway transport business;

c) To use railway infrastructures on rail routes, route sections, station-to-station sections under contracts on use of railway infrastructures;

d) To be assured of the quality of railway communications and transport-controlling services and railway infrastructure capacity as committed by railway communications and transport-controlling organizations;

e) To be supplied with technical and economic information related to railway infrastructure capacity;

f) To suspend train operations of enterprises when deeming that railway infrastructures threaten to cause unsafety to train operations;

g) To be compensated for damage caused by faults of railway communications- and transport-controlling organizations or railway infrastructure enterprises;

h) Other rights as provided for by law.

2. Railway transport business enterprises shall have the following obligations:

a) To organize train operations according to timetables, load passes, speed passes, which have been publicized by railway infrastructure enterprises;

b) To pay charges, rentals for use of railway infrastructures and railway traffic services;

c) To fully meet the train operation safety conditions in the course of exploitation;

d) To promptly notify railway communications and transport-controllers of the suspension of train operations of enterprises;

e) To submit to the direction, force mobilization by railway communications-and transport-controlling organizations and natural disaster-preventing and fighting as well as railway traffic accident-handling organizations according to regulations;

f) To pay compensations for damage caused by their faults according to the provisions of law;

g) To supply information on transport demands, capacities of transport means and equipment to railway communications and transport-controlling organizations in service of formulation and distribution of train operation timetables and to railway infrastructure business enterprises, which shall serve as basis for elaboration of plans on investment in upgrading, maintenance of railway infrastructures;

h) Other obligations as provided for by law.

Article 91.- Passenger transportation contracts

1. Contracts for passenger transportation mean the agreement between railway transport business enterprises and passengers, cargo luggage consignors on transportation of passengers, luggage, cargo luggage, whereby the railway transport business enterprises undertake to transport passengers, luggage, cargo luggage from departure places to destination places. The contracts for transportation of passengers, luggage, cargo luggage determine the relations in obligations and interests between parties and shall be made in writing or other forms agreed upon by the two parties.

2. Passenger tickets are evidences of the conclusion of contracts on passenger transportation. Passenger tickets shall be issued by passenger transportation business enterprises in forms registered with competent state management agencies.

Article 92.- Cargo transportation contracts

1. Contracts for cargo transportation mean the agreement between railway transport business enterprises and transport hirers, whereby the railway transport business enterprises undertake to transport cargoes from places of reception to places of delivery to cargo consignees specified in the contracts. The cargo transportation contracts determine relations in obligations and interests between the parties and shall be made in writing or other forms agreed upon by the two parties.

2. Cargo consignment invoices constitute a part of the transportation contracts, issued by railway transport business enterprises in forms registered with competent state management agencies. The railway transport business enterprises shall have to make invoices and hand them to transport hirers after the transport hirers consign cargoes; contain the signatures of transport hirers or their authorized persons. The invoices are documents on cargo delivery and reception between railway transport business enterprises and transport hirers, and the evidence for settlement of disputes.

3. Cargo consignment invoices must clearly state types of cargoes; signs and codes of cargoes; volumes and weight of cargoes; places of cargo delivery, places of cargo reception, names and addresses of cargo consignors, names and addresses of cargo consignees; transport freight and arising expenses; other details inscribed in the invoices under the agreement between the railway transport business enterprises and the transport hirers; the certification by railway transport business enterprises of conditions of cargoes received for transportation.

Article 93.- Ticket prices, railway transport freight

1. The ticket prices of passenger transportation, freight of luggage, cargo luggage, cargo transportation on railways shall be decided by railway transport business enterprises.

2. The ticket prices and transportation freight must be publicized and posted up at railway stations at least five days before the application thereof, for passenger, luggage and cargo luggage transportation, and ten days for cargo transportation, except for case of price reduction.

3. Freight for transportation of superlong, superweight cargoes shall be agreed upon by railway transport business enterprises and transport hirers.

4. The ticket price exemption or reduction for social policy beneficiaries shall comply with the regulations of the Government.

Article 94.- International transportation

1. International transportation means the transporation from Vietnam to foreign countries, transportation from foreign countries to Vietnam or transit in Vietnam to a third country by railways.

2. Railway transport business enterprises of all economic sectors, when participating in international transportation, must satisfy all the conditions specified in Article 89 of this Law and the provisions of international treaties on railway transport, to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.

Article 95.- Transportation in service of special tasks

1. Transportation in service of special tasks means the transportation of people, cargoes and equipment to overcome consequences of natural disasters, accidents, to combat epidemics, to perform urgent defense or security tasks.

2. Railway transport business enterprises shall have to carry out the transportation in service of special tasks at the request of heads of competent state agencies according to the provisions of law.

Article 96.- Services in support of railway transportation

Services in support of railway transportation shall include:

1. Railway communications and transport controlling;

2. Cargo loading and unloading;

3. Cargo warehousing, preservation;

4. Cargo delivery and reception;

5. Transport agency;

6. Transport means lease, purchase, repair;

7. Other services related to the organization and implementation of transportation of passengers, luggage, cargo luggage and cargoes by rail.

Article 97.- Rights and obligations of passenger, luggage, cargo luggage transport business enterprises

1. Railway transport business enterprises, when doing business in passenger, luggage and cargo luggage transportation shall have the following rights:

a) To request passengers to fully pay freight for transporation of passengers, cargo luggage and freight for transportation of luggage in excess of the prescribed levels;

b) To check the weight, packing specifications of cargo luggage of consignors and consigned luggage of passengers before transportation thereof; in case of any doubts about the truthfulness of declaration on the catergories of cargo luggage, consigned luggage against reality, to request the consignors or passengers to open the cargo luggage or consigned luggage for check;

c) To refuse to transport passengers violating the regulations of railway transport business enterprises;

d) The rights defined in Clause 1, Article 90 of this Law.

2. Railway transport business enterprises, when doing business in transportation of passengers, luggage, cargo luggage shall have the following obligations:

a) To publicly post up necessary regulations related to train passengers;

b) To transport passengers, luggage, cargo luggage from places of departure to places of destination inscribed in tickets and ensure safety, timeliness;

c) To serve passengers in a civilized, elegant and thoughtful manner and to organize forces in service of disabled passengers entering stations, embarking trains, disembarking trains comfortably;

d) To ensure minimum conditions for passengers’ daily-life activities in case of transport interruption due to accidents, natural calamities or enemy sabotage;

e) To hand over passenger tickets, luggage tickets, cargo luggage tickets to passengers who have already made full payment;

f) To refund ticket money, to compensate for damage and other arising expenses when causing loss of, or damage to, human lives and/or health as well as property of passengers due to the faults of railway transport business enterprises;

g) To submit to and create favorable conditions for competent state management agencies to check passengers, luggage and/or cargo luggage when necessary;

h) Other obligations defined in Clause 2, Article 90 of this Law.

Article 98.- Responsibility for insurance in passenger transportation business

1. Passenger transportation business enterprises must buy insurance for passengers; the insurance premiums shall be calculated in passenger ticket prices.

2. Passenger tickets, train travel papers are evidence for payment of insurance indemnities upon the occurrence of insured incidents.

3. The passenger insurance shall comply with the provisions of legislation on insurance business.

Article 99.- Rights and obligations of passengers, cargo luggage consignors

1. Passengers and cargo luggage consignors shall have the following rights:

a) To be transported according to tickets;

b) To be exempt from freight for 20 kilograms of companied luggage; the freight exemption for over 20 kilograms shall be stipulated by railway transport business enterprises;

c) To be refunded the ticket money, compensated for damage according to the provisions of Point f, Clause 2, Article 97 of this Law;

d) To be entitled to return tickets at departure stations within the prescribed time limits and receive back the ticket money after deduction of fees;

e) To have their lives and health insured under the provisions of law.

2. Passengers and cargo luggage consignors shall have the following obligations:

a) Passengers travelling by trains must have valid passenger tickets and luggage tickets and have to protect their accompanied luggage by themselves. Train travellers having no tickets or invalid tickets shall have to buy supplementary tickets according to the regulations of railway transport business enterprises;

b) Passengers having consigned luggage and cargo luggage consignors must declare the appellations, volumes of goods, pack goods according to regulations and assign them to railway transport business enterprises on time, at the right places and take responsibility for their declarations;

c) Passengers, cargo luggage consignors must compensate for loss of, or damage to, property of railway transport business enterprises;

d) Passengers must strictly abide by the train regulations and relevant provisions of law.

Article 100.- Rights and obligations of cargo transport business enterprises

1. Railway transport business enterprises, when doing business in cargo transportation, shall have the following rights:

a) To refuse to transport goods failing to comply with the regulations on packing, packages, signs, codes of goods and goods banned by the State;

b) To request transport hirers to open packages for examination in case of doubts about the truthfulness of their declaration on types of goods as compared with reality;

c) To request transport hirers to fully pay transport freight and arising expenses;

d) To request transport hirers to pay compensations for damage they have caused due to their faults;

e) To request goods expertise when necessary;

f) To hold goods in cases where transport hirers fail to fully pay transport freight and arising expenses as agreed upon in contracts;

g) To handle goods which consignees decline to receive, abandoned goods under the provisions of Article 106 of this Law;

h) To fine for unuse of wagons due to slow loading, unloading of cargoes;

i) The rights defined in Clause 1, Article 90 of this Law.

2. Railway transport business enterprises, when doing business in cargo transportation, shall have the following obligations:

a) To publicly post up the necessary regulations related to cargo transportation;

b) To transport cargoes to destination places and hand over the cargoes to consignees under transport contracts;

c) To promptly notify the transport hirers upon the arrival of cargoes transported to places of delivery, when the transportation is interrupted;

d) To keep and preserve cargoes in cases where consignees refuse to receive the cargoes or the cargoes cannot be delivered to the consignees and notify the transport hirers thereof;

e) To pay damages to transport hirers when causing loss of, damage to, the cargoes or late transportation due to railway transport business enterprises’ faults;

f) Other obligations defined in Clause 2, Article 90 of this Law.

Article 101.- Rights and obligations of transport hirers

1. Transport hirers shall have the following rights:

a) To alter cargo transport contracts even when cargoes have been consigned to railway transport business enterprises or cargoes have been loaded onto carriages and to bear expenses incurred due to alteration of transport contracts;

b) To redesignate persons to receive the cargoes which have not yet been handed over to the previous eligible consignees; to change places of delivery or request the transportation of cargoes back to sending places and bear all costs incurred due to changes of cargo consignees or places of delivery;

c) To be compensated when cargoes are lost, reduced in weight, damaged or deteriorated in quality, delayed in transportation due to the faults of railway transport business enterprises.

2. Transport hirers shall have the following obligations:

a) To declare their cargoes honestly and to be accountable for such declarations;

b) To pay freight on time and by modes agreed upon in contracts;

c) To pack their cargoes and satisfy the transport conditions under guidance of railway transport business enterprises;

d) To hand over cargoes to railway transport business enterprises on time, at the right places;

e) To supply papers, documents and other necessary information on cargoes;

f) To pay compensations for damage caused by dishonest declarations of cargoes to railway transport business enterprises or other damage caused due to their faults.

Article 102.- Transport of dangerous goods

1. Dangerous goods are goods which, when being transported on railways, may cause harms to human health or lives and environmental hygiene.

2. The railway transportation of dangerous goods must comply with the provisions of legislation on transportation of dangerous goods.

3. Only the railway transport means which fully satisfy the technical safety conditions can be allowed to carry dangerous goods.

4. Dangerous goods must not be loaded, unloaded in crowed railway stations, urban stations.

5. The Government shall define the list of dangerous goods and conditions for railway transportation of dangerous goods.

Article 103.- Transportation of live animals

1. The railway transportation of live animals requires escorts who must have train tickets.

2. Transport hirers must themselves be responsible for loading, unloading of live animals and cleaning carriages after the cargoes are unloaded. In cases where transport hirers fail to do so, they shall have to pay the costs of loading and unloading of live animals and carriage cleaning to railway transport business enterprises.

3. The railway transportation of live animals must comply with the regulations on hygiene, epidemic prevention, environmental protection and the regulations on cargo transport on railways.

Article 104.- Transportation of corpses, remains

1. Corpses and remains, when being transported on railways, require escorts. The escorts must have train tickets.

2. Corpses and remains can be transported on railways only when they are accompanied with adequate papers required by law and the procedures for transportation must be carried out at least twenty four hours before the trains leave. The corpses must be put in coffins, remains must be packed according the provisions of legislation on epidemic prevention and hygiene and environmental protection.

3. Corpses and remains must be removed from railway stations within two hours after the trains arrive at the stations; if this regulation is violated, the railway transport business enterprises shall take timely handling measures and may request owners of such corpses or remains to pay all arising expenses.

Article 105.- Transportation of superlong or superweight cargoes

1. The railway transportation of superlong or superweight cargoes must be permitted by competent agencies or organizations.

2. Railway transport business enterprises, when transporting superlong or superweight cargoes, must work out plans for organizing loading, unloading, reinforcement, transportation, assurance of safety for train operations and railway infrastructures.

Article 106.- Handling of cargoes, luggage, cargo luggage without receivers or with receivers who refuse to receive them

1. Within ten days as from the date the railway transport business enterprises notify the transport hirers that their cargoes, luggage and/or cargo luggage have been transported to places of delivery but there are no receivers or the receivers refuse to receive the cargoes, the railway transport business enterprises shall have the right to deposit cargoes, luggage and/or cargo luggage into safe and appropriate places and immediately notify the transport hirers thereof; all arising costs must be borne by the transport hirers.

2. After the 90-day time limit as from the date the railway transport business enterprises have notified the transport hirers and received no replies or do not receive the payment of arising expenses, the railway transport business enterprises shall have the right to auction the cargoes, luggage and/or cargo luggage to pay for the arising expenses according to the provisions of legislation on auction; if the cargoes, luggage and/or cargo luggage are easy to decay or the bailment costs are too large as compared with the value of cargoes, luggage and/or cargo luggage, the railway transport business enterprises shall have the right to auction them before the time limit provided for in this clause, but must notify the transport hirers thereof.

3. Cargoes, luggage and/or cargo luggage, which are banned from circulation or restricted from transportation under regulations and have no receivers or the receivers refuse to receive them, shall be handed over to competent state agencies for handling.

Article 107.- Exemption of liability for damage compensation

Railway transport business enterprises shall be exempt from liability for compensation for loss of, or damage to, cargoes, consigned luggage and/or cargo luggage in the course of transportation in the following cases:

1. Due to the natural properties or inherent defects of the cargoes, consigned luggage and/or cargo luggage;

2. The cargoes, consigned luggage and/or cargo luggage are seized under coercive decisions of competent state agencies;

3. Due to force majeure events as provided for by civil legislation;

4. Due to the faults of passengers, transport hirers, cargo, luggage and/or cargo luggage consignees or the faults of escorts appointed by transport hirers or cargo consignees.

Article 108.- Limits of responsibilities of railway transport business enterprises

1. Railway transport business enterprises must compensate for the loss of, damage to, cargoes, consigned luggage and/or cargo luggage under the following regulations:

a) According to the declared values, for cargoes, consigned luggage or cargo luggage requiring value declaration; in cases where railway transport business enterprises can prove that the actual values are lower than the declared values, the compensation levels shall be calculated according to actual damage values;

b) According to the values on goods purchase invoices or at market prices at the time of compensation, for goods without value declarations but only with type and weight declarations, depending on which calculation methods yield higher results;

c) For cargoes, consigned luggage or cargo luggage without value declaration, without goods purchase invoices, the compensation level shall be calculated according to the average value of goods of the same types, but must not exceed the compensation levels set by the Minister of Transport.

2. In addition to the compensation levels specified in Clause 1 of this Article, railway transport business enterprises must refund the passengers or transport hirers the transport freight and surcharges for the loss or damaged cargoes, consigned luggage and/or cargo luggage.

Article 109.- Settlement of disputes

1. Disputes over contracts in railway activities shall be settled in the following forms:

a) Through negotiations, conciliation;

b) Settlement by arbitration or courts.

2. The dispute-settling order and procedures shall comply with the provisions of law.

Article 110.- Time limits for complaint

1. The time limits for complaint shall be agreed upon by the parties; in case of no agreement, the time limits for complaint shall be stipulated as follows:

a) Thirty days as from the date of causing loss of, or damage to, lives or health of passengers;

b) Sixty days for lost, decayed goods, counting from the date the goods have been delivered to consignees or would have been delivered to consignees;

c) Thirty days for consigned luggage or cargo luggage, which have been lost or decayed, counting from the date the consigned luggage or cargo luggage have been delivered to consignees or would have been delivered to consignees.

2. Within sixty days as from the date the complaints are received, the concerned railway transport business enterprises shall have to settle them.

Article 111.- Statute of limitations for lawsuit

The statute of limitations for lawsuit to request settlement of disputes over contracts in railway business activities shall comply with the provisions of legislation on civil procedures and legislation on commercial arbitration.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 112.- Regulations applicable to organizations, individuals engaged in railway activities

1. Contracts or written agreements related to railway activities, which have existed before this Law takes effect, shall remain valid for implementation within the time limits stated in such contracts or agreements.

2. After this Law takes effect, any amendments or supplements to contracts or agreements specified in Clause 1 of this Article must be made in accordance with the provisions of this Law.

3. The Government shall specify the conditions and time for organizations and individuals engaged in railway activities to adjust their structures, organizations and to operate in accordance with the provisions of this Law.

Article 113.- Implementation effect

This Law takes effect as of January 1, 2006.

Article 114.- Detailing and guiding the implementation

The Government shall detail and guide the implementation of this Law.

This Law was passed on June 14, 2005, by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, the XIth Legislature, at its 7th session.

 

 

THE NATIONAL ASSEMBLY
CHAIRMAN

Nguyen Van An