LUẬT PHÁ SẢN 2004
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2004/QH11 |
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2004 |
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich1″]LUẬT[/NM_lightbox]
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 21/2004/QH11 NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2004 VỀ PHÁ SẢN
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định điều kiện và việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản trong thủ tục phá sản; điều kiện, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu tuyên bố phá sản và của người tham gia giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich2″]Điều 2. Đối tượng áp dụng[/NM_lightbox]
1. Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich3″]2. Chính phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp dụng Luật này đối với doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu.[/NM_lightbox]
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich4″]Điều 3. Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản[/NM_lightbox]
Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.
Điều 4. Hiệu lực của Luật phá sản
1. Luật phá sản và các quy định khác của pháp luật được áp dụng khi giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
2. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật phá sản và quy định của luật khác về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Luật phá sản.
Điều 5. Thủ tục phá sản
1. Thủ tục phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản bao gồm:
a) Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
b) Phục hồi hoạt động kinh doanh;
c) Thanh lý tài sản, các khoản nợ;
d) Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
2. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, căn cứ vào quy định cụ thể của Luật này, Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
Điều 6. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
2. Chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó.
3. Chủ nợ không có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
4. Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền.
5. Hợp đồng song vụ là hợp đồng trong đó các bên tham gia ký kết đều có quyền và nghĩa vụ; quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich5″]Điều 7. Thẩm quyền của Toà án[/NM_lightbox]
1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó.
2. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đó.
Trong trường hợp cần thiết Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện.
3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich6″]Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản[/NM_lightbox]
1. Việc tiến hành thủ tục phá sản tại Toà án nhân dân cấp huyện do một Thẩm phán phụ trách, tại Toà án nhân dân cấp tỉnh do một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm có ba Thẩm phán phụ trách.
2. Trong trường hợp Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì một Thẩm phán được giao làm Tổ trưởng.
Quy chế làm việc của Tổ Thẩm phán do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quy định.
3. Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán (sau đây gọi chung là Thẩm phán) có nhiệm vụ, quyền hạn giám sát, tiến hành thủ tục phá sản. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Thẩm phán cung cấp tài liệu (bản sao) cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để xem xét việc khởi tố về hình sự và vẫn tiến hành thủ tục phá sản theo quy định của Luật này.
4. Thẩm phán chịu trách nhiệm trước Chánh án và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich7″]Điều 9. Tổ quản lý, thanh lý tài sản[/NM_lightbox]
1. Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
2. Thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm có:
a) Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm Tổ trưởng;
b) Một cán bộ của Toà án;
c) Một đại diện chủ nợ;
d) Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản;
đ) Trường hợp cần thiết có đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì Thẩm phán xem xét, quyết định.
3. Căn cứ vào các quy định của Luật này, pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan, Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản sau khi thống nhất ý kiến với Toà án nhân dân tối cao.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tổ quản lý, thanh lý tài sản
1. Tổ quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Lập bảng kê toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Đề nghị Thẩm phán quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp cần thiết;
d) Lập danh sách các chủ nợ và số nợ phải trả cho từng chủ nợ; những người mắc nợ và số nợ phải đòi của doanh nghiệp, hợp tác xã;
đ) Thu hồi và quản lý tài sản, tài liệu, sổ kế toán và con dấu của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý;
e) Thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định của Thẩm phán;
g) Phát hiện và đề nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này;
h) Thi hành quyết định của Thẩm phán về việc bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý theo đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá;
i) Gửi các khoản tiền thu được từ những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã vào tài khoản mở tại ngân hàng;
k) Thi hành các quyết định khác của Thẩm phán trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.
2. Tổ quản lý, thanh lý tài sản thi hành các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm đ, e, g, h và k khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản
1. Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Điều hành Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Mở tài khoản ở ngân hàng để gửi các khoản tiền thu được từ những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá các tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý trong trường hợp cần thiết;
c) Tổ chức thi hành các quyết định của Thẩm phán.
2. Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 12. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản theo quy định của Luật này và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.
Chương 2:
NỘP ĐƠN VÀ THỤ LÝ ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
Điều 13. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ
1. Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
d) Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán;
đ) Quá trình đòi nợ;
e) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật này.
Điều 14. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động
1. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì người lao động cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải được quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
d) Số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được cho người lao động;
đ) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật này.
4. Sau khi nộp đơn, đại diện cho người lao động hoặc đại diện công đoàn được coi là chủ nợ.
Điều 15. Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
1. Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật này.
4. Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;
b) Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
c) Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được;
d) Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
đ) Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
e) Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;
g) Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải cung cấp theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn ba tháng, kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, nếu chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
1. Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này.
Điều 17. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các cổ đông công ty cổ phần
1. Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành được đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này, trừ các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm d, đ và e khoản 4 Điều 15 của Luật này.
Điều 18. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của thành viên hợp danh
1. Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này.
Điều 19. Nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại các điều 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật này có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu do pháp luật quy định và theo yêu cầu của Toà án trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.
2. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
1. Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp mà không phải là chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Cơ quan thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông báo đó.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich8″]Điều 21. Phí phá sản và tạm ứng phí phá sản[/NM_lightbox]
1. Phí phá sản được dùng để tiến hành thủ tục phá sản. Toà án quyết định việc nộp phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản theo quyết định của Toà án, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người lao động quy định tại Điều 14 của Luật này.
3. Phí phá sản do ngân sách nhà nước tạm ứng trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản;
b) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản không có tiền để nộp, nhưng có các tài sản khác.
Phí phá sản do ngân sách nhà nước tạm ứng được hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước lấy từ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Điều 22. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thấy cần sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu thì Toà án yêu cầu người nộp đơn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Toà án.
2. Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lý đơn là ngày Toà án nhận được đơn. Toà án phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn.
Điều 23. Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Trường hợp người nộp đơn không phải là chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Toà án phải thông báo cho doanh nghiệp, hợp tác xã đó biết.
2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án, doanh nghiệp, hợp tác xã phải xuất trình cho Toà án các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật này; nếu doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là người bảo lãnh cho người khác thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án, doanh nghiệp, hợp tác xã phải thông báo việc mình bị yêu cầu mở thủ tục phá sản cho những người có liên quan biết.
Điều 24. Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Toà án ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong những trường hợp sau đây:
1. Người nộp đơn không nộp tiền tạm ứng phí phá sản trong thời hạn do Toà án ấn định;
2. Người nộp đơn không có quyền nộp đơn;
3. Có Toà án khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
4. Có căn cứ rõ ràng cho thấy việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản;
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã chứng minh được mình không lâm vào tình trạng phá sản.
Điều 25. Khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Toà án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người làm đơn có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án đó.
2. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
b) Huỷ quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn theo quy định của Luật này.
Điều 26. Chuyển việc giải quyết phá sản cho Toà án khác; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
1. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu thấy việc giải quyết phá sản không thuộc thẩm quyền của mình thì Toà án đã thụ lý đơn chuyển việc giải quyết phá sản cho Toà án có thẩm quyền và thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết.
2. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Toà án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh do Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Toà án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh khác nhau hoặc giữa các Toà án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Toà án nhân dân tối cao giải quyết.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich9″]Điều 27. Tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thực [/NM_lightbox]hiện nghĩa vụ về tài sản
Kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc giải quyết các yêu cầu sau đây đòi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thực hiện nghĩa vụ về tài sản phải tạm đình chỉ:
1. Thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án;
2. Giải quyết vụ án đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản;
3. Xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với các chủ nợ có bảo đảm, trừ trường hợp được Toà án cho phép.
Điều 28. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Toà án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
2. Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
3. Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên của Toà án; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;
c) Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
đ) Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo.
4. Toà án ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã chưa lâm vào tình trạng phá sản.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich10″]Điều 29. Thông báo quyết định mở thủ tục phá sản[/NM_lightbox]
1. Quyết định của Toà án về mở thủ tục phá sản được gửi cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Viện kiểm sát cùng cấp và đăng trên báo địa phương nơi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có địa chỉ chính, báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp.
2. Quyết định của Toà án về mở thủ tục phá sản phải được thông báo cho các chủ nợ, những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
3. Thời hạn gửi và thông báo quyết định mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là bảy ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định.
Điều 30. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
1. Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản vẫn được tiến hành bình thường, nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
2. Trong trường hợp xét thấy người quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành hoặc nếu tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Điều 31. Các hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm hoặc bị hạn chế
1. Kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, nghiêm cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
b) Thanh toán nợ không có bảo đảm;
c) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
d) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.
2. Sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, các hoạt động sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện:
a) Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản;
b) Nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng;
c) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
d) Vay tiền;
đ) Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản;
e) Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
Điều 32. Khiếu nại quyết định không mở thủ tục phá sản
1. Quyết định không mở thủ tục phá sản phải được Toà án gửi cho người làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được quyết định không mở thủ tục phá sản, người làm đơn yêu cầu có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án đó.
2. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại đối với quyết định không mở thủ tục phá sản, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định không mở thủ tục phá sản;
b) Huỷ quyết định không mở thủ tục phá sản và ra quyết định mở thủ tục phá sản.
Chương 3:
NGHĨA VỤ VỀ TÀI SẢN
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich11″]Điều 33. Xác định nghĩa vụ về tài sản[/NM_lightbox]
Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được xác định bằng:
1. Các yêu cầu đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà nghĩa vụ này không có bảo đảm;
2. Các yêu cầu đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản có bảo đảm được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nhưng quyền ưu tiên thanh toán đã bị huỷ bỏ.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich12″]Điều 34. Xử lý các khoản nợ chưa đến hạn[/NM_lightbox]
Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì các khoản nợ chưa đến hạn vào thời điểm mở thủ tục thanh lý được xử lý như các khoản nợ đến hạn, nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn.
Điều 35. Xử lý các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố
Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó; nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị của tài sản thế chấp hoặc cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich13″]Điều 36. Hoàn trả lại tài sản cho Nhà nước[/NM_lightbox]
Doanh nghiệp đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt về tài sản để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được mà phải áp dụng thủ tục thanh lý thì phải hoàn trả lại giá trị tài sản đã được áp dụng biện pháp đặc biệt cho Nhà nước trước khi thực hiện việc phân chia tài sản theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
Điều 37. Thứ tự phân chia tài sản
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự sau đây:
a) Phí phá sản;
b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
c) Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Xã viên hợp tác xã;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Các thành viên của công ty; các cổ đông của công ty cổ phần;
d) Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
3. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich14″]Điều 38. Xác định giá trị của nghĩa vụ không phải là tiền[/NM_lightbox]
Trường hợp đối tượng nghĩa vụ không phải là tiền thì theo yêu cầu của người có quyền hoặc của doanh nghiệp, hợp tác xã, Toà án xác định giá trị của nghĩa vụ đó vào thời điểm ra quyết định mở thủ tục phá sản để đưa vào nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich15″]Điều 39. Nghĩa vụ về tài sản trong trường hợp nghĩa vụ liên đới hoặc bảo lãnh[/NM_lightbox]
1. Trường hợp nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ liên đới về một khoản nợ mà một hoặc tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã đó lâm vào tình trạng phá sản thì chủ nợ có quyền đòi bất cứ doanh nghiệp, hợp tác xã nào trong số các doanh nghiệp, hợp tác xã đó thực hiện việc trả nợ cho mình theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản thì người được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người nhận bảo lãnh.
3. Trường hợp người được bảo lãnh hoặc cả người bảo lãnh và người được bảo lãnh đều lâm vào tình trạng phá sản thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người nhận bảo lãnh.
Điều 40. Trả lại tài sản thuê hoặc mượn khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý, chủ sở hữu tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý thuê hoặc mượn tài sản để dùng vào hoạt động kinh doanh phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, hợp đồng cho thuê hoặc cho mượn với Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản để nhận lại tài sản của mình. Trong trường hợp có tranh chấp thì yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý đã trả trước tiền thuê nhưng chưa hết thời hạn thuê thì chủ sở hữu chỉ được nhận lại tài sản sau khi đã thanh toán lại số tiền thuê còn thừa do chưa hết thời hạn để Tổ quản lý, thanh lý tài sản nhập vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
3. Trường hợp tài sản thuộc quyền đòi lại đã bị doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý chuyển nhượng cho người khác thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu bồi thường đối với tài sản đó như khoản nợ có bảo đảm.
Điều 41. Cấm đòi lại tài sản
Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đã giao tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đều không được đòi lại nếu việc giao tài sản đó nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.
Điều 42. Nhận lại hàng hoá đã bán
Người bán đã gửi hàng hoá cho người mua là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản nhưng chưa được thanh toán và người mua cũng chưa nhận được hàng hoá thì người bán được nhận lại hàng hoá đó.
Chương 4:
CÁC BIỆN PHÁP BẢO TOÀN TÀI SẢN
Điều 43. Các giao dịch bị coi là vô hiệu
1. Các giao dịch sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng trước ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu:
a) Tặng cho động sản và bất động sản cho người khác;
b) Thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia;
c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;
d) Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ;
đ) Các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Khi các giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này bị tuyên bố vô hiệu thì những tài sản thu hồi được phải nhập vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich16″]Điều 44. Quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu[/NM_lightbox]
1. Trong quá trình Toà án tiến hành thủ tục phá sản, chủ nợ không có bảo đảm, Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố các giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này là vô hiệu.
2. Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định của Toà án tuyên bố giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã là vô hiệu để thu hồi lại tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich17″]Điều 45. Đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực[/NM_lightbox]
1. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu xét thấy việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì hợp đồng đó bị đình chỉ thực hiện.
2. Chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng.
Điều 46. Văn bản yêu cầu đình chỉ thực hiện hợp đồng
1. Yêu cầu Toà án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện phải được làm thành văn bản và phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm văn bản;
b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu;
c) Số và tên hợp đồng; ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng;
d) Đối tác của doanh nghiệp, hợp tác xã trong hợp đồng;
đ) Nội dung cụ thể của hợp đồng;
e) Căn cứ của việc yêu cầu đình chỉ thực hiện hợp đồng.
2. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, nếu chấp nhận thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng; nếu không chấp nhận thì thông báo cho người đề nghị biết.
Điều 47. Thanh toán, bồi thường thiệt hại khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện
1. Tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản nhận được từ hợp đồng vẫn còn tồn tại trong khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó thì bên kia của hợp đồng có quyền đòi lại; nếu tài sản đó không còn thì bên kia của hợp đồng có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm.
2. Trường hợp hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì bên kia của hợp đồng có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm đối với khoản thiệt hại do việc đình chỉ thực hiện hợp đồng gây ra.
Điều 48. Bù trừ nghĩa vụ
Chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ đối với những giao dịch được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản theo các nguyên tắc sau đây:
1. Trường hợp hai bên có nghĩa vụ với nhau về tài sản cùng loại thì khi đến hạn không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
2. Trường hợp giá trị tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch;
3. Những vật được định giá thành tiền được bù trừ nghĩa vụ trả tiền.
Điều 49. Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
1. Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản bao gồm:
a) Tài sản và quyền về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
b) Các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
c) Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã. Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toán thì phần vượt quá đó là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản bao gồm tài sản quy định tại khoản 1 Điều này và tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 50. Kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản theo bảng kê chi tiết đã nộp cho Toà án và xác định giá trị các tài sản đó; nếu thấy cần có thời gian dài hơn thì phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá ba mươi ngày.
2. Bảng kiểm kê tài sản đã được xác định giá trị phải gửi ngay cho Toà án tiến hành thủ tục phá sản.
3. Trong trường hợp xét thấy việc kiểm kê, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều này là không chính xác thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Giá trị tài sản được xác định theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich18″]Điều 51. Gửi giấy đòi nợ[/NM_lightbox]
1. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Toà án, trong đó nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và không có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả. Kèm theo giấy đòi nợ là các tài liệu chứng minh về các khoản nợ đó. Hết thời hạn này các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đến Toà án thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ.
2. Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan không tính vào thời hạn sáu mươi ngày quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 52. Lập danh sách chủ nợ
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải lập xong danh sách chủ nợ và số nợ. Trong danh sách này phải ghi rõ số nợ của mỗi chủ nợ, trong đó phân định rõ các khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn.
2. Danh sách chủ nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Toà án tiến hành thủ tục phá sản và trụ sở chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày niêm yết. Trong thời hạn này, các chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có quyền khiếu nại với Toà án về danh sách chủ nợ. Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan không tính vào thời hạn mười ngày quy định tại khoản này.
3. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Toà án phải xem xét, giải quyết khiếu nại; nếu thấy khiếu nại có căn cứ thì sửa đổi, bổ sung vào danh sách chủ nợ.
Điều 53. Lập danh sách người mắc nợ
1. Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải lập danh sách những người mắc nợ doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Trong danh sách này phải ghi rõ số nợ của mỗi người mắc nợ, trong đó phân định rõ các khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn.
2. Danh sách người mắc nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Toà án tiến hành thủ tục phá sản và trụ sở chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày niêm yết. Trong thời hạn này, người mắc nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có quyền khiếu nại với Toà án về danh sách người mắc nợ.
3. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Toà án phải xem xét, giải quyết khiếu nại; nếu thấy khiếu nại có căn cứ thì sửa đổi, bổ sung vào danh sách người mắc nợ.
Điều 54. Đăng ký giao dịch bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản cho người khác vay tài sản có bảo đảm phải đăng ký theo quy định của pháp luật nhưng chưa đăng ký thì Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải thực hiện ngay việc đăng ký giao dịch bảo đảm đó.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich19″]Điều 55. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời[/NM_lightbox]
Trong trường hợp cần thiết theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản:
1. Cho bán những hàng hoá dễ bị hư hỏng, hàng hoá sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hoá không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ;
2. Kê biên, niêm phong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
3. Phong toả tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng;
4. Niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của doanh nghiệp, hợp tác xã;
5. Cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định.
Điều 56. Khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án.
2. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
b) Huỷ một phần hoặc toàn bộ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Điều 57. Đình chỉ thi hành án dân sự hoặc giải quyết vụ án
1. Kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản, việc thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là người phải thi hành án phải được đình chỉ.
Người được thi hành án có quyền nộp đơn cho Toà án yêu cầu được thanh toán trong khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã như một chủ nợ không có bảo đảm hoặc như một chủ nợ có bảo đảm, nếu có bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật kê biên tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm thi hành án.
2. Kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản, việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án đó phải bị đình chỉ. Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án đó cho Toà án đang tiến hành thủ tục phá sản để giải quyết.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich20″]Điều 58. Giải quyết vụ án bị đình chỉ trong thủ tục phá sản[/NM_lightbox]
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án do Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án chuyển đến, Toà án đang tiến hành thủ tục phá sản phải xem xét, quyết định nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải thực hiện hoặc nghĩa vụ tài sản mà bên đương sự phải thực hiện đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì người được doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản có quyền yêu cầu được thanh toán trong khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã như một chủ nợ không có bảo đảm.
3. Trường hợp bên đương sự phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì phải thanh toán cho doanh nghiệp, hợp tác xã giá trị tương ứng với nghĩa vụ tài sản đó.
Điều 59. Nghĩa vụ của ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản
Kể từ ngày nhận được quyết định của Toà án áp dụng thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, nghiêm cấm ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý có tài khoản thực hiện các hành vi sau đây:
1. Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ việc thanh toán được Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản đồng ý bằng văn bản;
2. Thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm bù trừ hoặc thanh toán các khoản doanh nghiệp, hợp tác xã vay của ngân hàng.
Điều 60. Nghĩa vụ của nhân viên và người lao động
1. Ngay sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải thông báo công khai cho tất cả nhân viên và người lao động của mình biết.
2. Kể từ khi được thông báo, tất cả nhân viên và người lao động phải có nghĩa vụ bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, không được thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm che giấu, tẩu tán hoặc chuyển nhượng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Chương 5
HỘI NGHỊ CHỦ NỢ
Điều 61. Triệu tập Hội nghị chủ nợ
1. Trường hợp việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản kết thúc trước ngày lập xong danh sách chủ nợ thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày lập xong danh sách chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ; nếu việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã kết thúc sau ngày lập xong danh sách chủ nợ thì thời hạn này tính từ ngày kiểm kê xong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Các Hội nghị chủ nợ tiếp theo có thể được Thẩm phán triệu tập vào bất kỳ ngày làm việc nào trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản hoặc của các chủ nợ đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số nợ không có bảo đảm.
3. Giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ phải được gửi cho người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ và người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật này, chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày khai mạc Hội nghị. Kèm theo giấy triệu tập Hội nghị phải có chương trình, nội dung của Hội nghị và các tài liệu khác, nếu có.
4. Hội nghị chủ nợ do Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản chủ trì.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich21″]Điều 62. Quyền tham gia Hội nghị chủ nợ[/NM_lightbox]
Những người sau đây có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ:
1. Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được uỷ quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
2. Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động uỷ quyền. Trong trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
3. Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp này họ trở thành chủ nợ không có bảo đảm.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich22″]Điều 63. Nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ[/NM_lightbox]
1. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại các điều 15, 16, 17 và 18 của Luật này có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ; trường hợp không tham gia được thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ. Người được uỷ quyền có quyền, nghĩa vụ như người uỷ quyền nếu họ tham gia Hội nghị chủ nợ; đối với doanh nghiệp tư nhân mà chủ doanh nghiệp tư nhân đã chết thì người thừa kế hợp pháp của chủ doanh nghiệp đó tham gia Hội nghị chủ nợ.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich23″]2. Trường hợp không có người đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản quy định tại khoản 1 Điều này tham gia Hội nghị chủ nợ thì Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản chỉ định người đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã đó tham gia Hội nghị chủ nợ.[/NM_lightbox]
Điều 64. Nội dung Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất
1. Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất bao gồm những nội dung sau đây:
a) Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung khác nếu xét thấy cần thiết;
b) Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày ý kiến về các nội dung do Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo cho Hội nghị, đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ;
c) Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo và các ý kiến của chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Hội nghị chủ nợ thông qua Nghị quyết. Nghị quyết được lập thành văn bản và phải được quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại Hội nghị đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên thông qua. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ;
đ) Trường hợp Hội nghị chủ nợ xét thấy phải thay người đại diện cho các chủ nợ trong thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì Hội nghị bầu người thay thế.
e) Đề nghị thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
2. Trường hợp cần phải tổ chức Hội nghị chủ nợ tiếp theo thì chương trình, nội dung của Hội nghị tiếp theo do Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản quyết định theo đề nghị của những người quy định tại khoản 2 Điều 61 của Luật này.
Điều 65. Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ
Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia;
2. Có sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 63 của Luật này.
Điều 66. Hoãn Hội nghị chủ nợ
1. Hội nghị chủ nợ có thể được hoãn một lần nếu có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia;
b) Quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại Hội nghị chủ nợ biểu quyết đề nghị hoãn Hội nghị chủ nợ;
c) Người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 63 của Luật này vắng mặt có lý do chính đáng.
2. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định hoãn Hội nghị chủ nợ thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ.
Điều 67. Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia Hội nghị chủ nợ vắng mặt
Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản trong những trường hợp sau đây:
1. Sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần, nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này không tham gia Hội nghị chủ nợ được triệu tập lại;
2. Trường hợp chỉ có người quy định tại các điều 15, 16, 17 và 18 của Luật này nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 63 của Luật này không đến tham gia Hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng;
3. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút lại đơn yêu cầu; nếu những người quy định tại các điều 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật này nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà chỉ có một hoặc một số người rút lại đơn yêu cầu thì Toà án vẫn tiến hành thủ tục phá sản.
Chương 6:
THỦ TỤC PHỤC HỒI, THỦ TỤC THANH LÝ
Mục 1: THỦ TỤC PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Điều 68. Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
1. Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của mình và nộp cho Toà án; nếu thấy cần phải có thời gian dài hơn thì phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn. Thời hạn gia hạn không quá ba mươi ngày.
Trong thời hạn nói trên, bất kỳ chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nộp cho Toà án.
Điều 69. Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
1. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh; các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ.
2. Các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm có:
a) Huy động vốn mới;
b) Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;
c) Đổi mới công nghệ sản xuất;
d) Tổ chức lại bộ máy quản lý; sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất;
đ) Bán lại cổ phần cho chủ nợ;
e) Bán hoặc cho thuê tài sản không cần thiết;
g) Các biện pháp khác không trái pháp luật.
3. Trước khi bắt đầu hoặc tại Hội nghị chủ nợ, phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có thể được sửa đổi, bổ sung theo sự thoả thuận của các bên.
Điều 70. Xem xét phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trước khi đưa ra Hội nghị chủ nợ
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, Thẩm phán phải xem xét phương án phục hồi hoạt động kinh doanh để ra một trong các quyết định:
1. Đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định;
2. Đề nghị sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nếu thấy phương án đó chưa bảo đảm các nội dung quy định tại Điều 69 của Luật này.
Điều 71. Xem xét, thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày quyết định đưa phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản ra Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua phương án phục hồi.
2. Hội nghị chủ nợ xem xét, thảo luận phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.
Điều 72. Công nhận Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
1. Thẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả các bên có liên quan.
2. Toà án phải gửi quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và các chủ nợ trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định.
Điều 73. Giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
1. Sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Tổ quản lý, thanh lý tài sản giải thể.
2. Sáu tháng một lần, doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi cho Toà án báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Chủ nợ có nghĩa vụ giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Điều 74. Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là ba năm, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Toà án công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Điều 75. Sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
1. Trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, các chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền thoả thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
2. Thoả thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được chấp nhận khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên đồng ý.
3. Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên và gửi quyết định đó cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và các chủ nợ trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định.
Điều 76. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
1. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản nếu có một trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
b) Được quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ.
2. Toà án phải gửi và thông báo công khai quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich24″]Điều 77. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh[/NM_lightbox]
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã đó được coi không còn lâm vào tình trạng phá sản.
2. Trường hợp việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Điều 57 của Luật này chưa được thi hành hoặc chưa được giải quyết thì ngay sau khi ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án được tiếp tục. Toà án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi phải gửi trả lại hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Mục 2: THỦ TỤC THANH LÝ TÀI SẢN
Điều 78. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp mà không cần phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng thủ tục phục hồi.
Điều 79. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi Hội nghị chủ nợ không thành
Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi Hội nghị chủ nợ không thành trong những trường hợp sau đây:
1. Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không tham gia Hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng hoặc sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này;
2. Không đủ số chủ nợ quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này tham gia Hội nghị chủ nợ sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc trường hợp quy định tại các điều 15, 16, 17 và 18 của Luật này.
Điều 80. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất
Sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với dự kiến các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, nếu có một trong các trường hợp sau đây thì Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này;
2. Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
3. Doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp các bên liên quan có thoả thuận khác.
Điều 81. Nội dung quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
1. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản quy định tại các điều 78, 79 và 80 của Luật này phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên của Toà án; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản;
d) Căn cứ của việc áp dụng thủ tục thanh lý tài sản;
đ) Phương án phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo nguyên tắc quy định tại Điều 37 của Luật này;
e) Quyền khiếu nại, kháng nghị và thời hạn khiếu nại, kháng nghị.
2. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải được Toà án gửi và thông báo công khai theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
Điều 82. Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình thanh lý tài sản
Trong quá trình thi hành quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản, theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán có thể ra quyết định cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện một số hoạt động cần thiết cho việc thanh lý tài sản hoặc làm tăng thêm khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
Điều 83. Khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, các chủ nợ có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.
2. Những người mắc nợ doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền khiếu nại phần quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của mình.
3. Thời hạn khiếu nại, kháng nghị là hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.
Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kháng nghị, Toà án đã ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị cho Toà án cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich25″]Điều 84. Giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản[/NM_lightbox]
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị, Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm ba Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.
2. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ về phá sản, Tổ Thẩm phán phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Tổ Thẩm phán có quyền ra một trong các quyết định sau đây:
a) Không chấp nhận khiếu nại, kháng nghị và giữ nguyên quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Toà án cấp dưới;
b) Sửa quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Toà án cấp dưới;
c) Huỷ quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Toà án cấp dưới và giao hồ sơ về phá sản cho Toà án cấp dưới tiếp tục thủ tục phục hồi theo quy định của Luật này.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị của Toà án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Điều 85. Đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản
Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản trong những trường hợp sau đây:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản;
2. Phương án phân chia tài sản đã được thực hiện xong.
Chương 7:
TUYÊN BỐ DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ BỊ PHÁ SẢN
Điều 86. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản.
Điều 87. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản trong trường hợp đặc biệt
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền tạm ứng phí phá sản do Tòa án ấn định, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì Toà án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
2. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nhận các tài liệu, giấy tờ do các bên có liên quan gửi đến, Toà án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản.
Điều 88. Nội dung của quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
1. Ngày, tháng, năm ra quyết định;
2. Tên của Toà án; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;
3. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản;
4. Căn cứ của việc tuyên bố phá sản;
5. Quyền khiếu nại, kháng nghị và thời hạn khiếu nại, kháng nghị;
6. Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định tại Điều 94 của Luật này.
Điều 89. Thông báo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, Toà án phải gửi và thông báo công khai quyết định theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
2. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản có hiệu lực pháp luật, Toà án phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xoá tên doanh nghiệp, hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh; trong trường hợp Toà án nhân dân tối cao ra quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị theo quy định tại Điều 92 của Luật này thì thời hạn có thể dài hơn, nhưng không quá hai mươi lăm ngày.
Điều 90. Nghĩa vụ về tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
1. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản quy định tại Điều 86 và Điều 87 của Luật này không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Các nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 91. Khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
1. Những người quy định tại Điều 29 của Luật này có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
2. Thời hạn khiếu nại, kháng nghị là hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kháng nghị, Toà án đã ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản phải gửi hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị cho Toà án cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
3. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản không bị khiếu nại, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kháng nghị quy định tại khoản 2 Điều này.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich26″]Điều 92. Giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản[/NM_lightbox]
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị, Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm ba Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
2. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị, Tổ Thẩm phán phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Tổ Thẩm phán có quyền ra một trong các quyết định sau đây:
a) Không chấp nhận khiếu nại, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản của Toà án cấp dưới;
b) Huỷ quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản của Toà án cấp dưới và giao hồ sơ về phá sản cho Toà án cấp dưới tiếp tục tiến hành thủ tục phá sản.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị của Toà án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Chương 8:
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 93. Trách nhiệm do vi phạm pháp luật trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản
1. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
[NM_lightbox type=”inline” src=”#chuthich27″]2. Chính phủ quy định việc xử phạt hành chính và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản[/NM_lightbox].
Điều 94. Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản
1. Người giữ chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị của công ty, tổng công ty 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào, kể từ ngày công ty, tổng công ty nhà nước bị tuyên bố phá sản.
Người được giao đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, không được làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.
3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng.
Chương 9:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 95. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2004 và thay thế Luật phá sản doanh nghiệp ngày 30 tháng 12 năm 1993.
2. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004.
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
LUẬT PHÁ SẢN 2004 | |||
Số, ký hiệu văn bản | 21/2004/QH11 | Ngày hiệu lực | 15/06/2004 |
Loại văn bản | Luật | Ngày đăng công báo | 15/07/2004 |
Lĩnh vực |
Doanh nghiệp |
Ngày ban hành | 15/06/2004 |
Cơ quan ban hành |
Quốc hội |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |
Tải văn bản
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 21/2004/QH11 |
Hanoi, June 15, 2004 |
LAW
ON BANKRUPTCY
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assem bly, the 10th session;
This Law provides for bankruptcy of enterprises, cooperatives.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Regulation scope
This Law prescribes the conditions and the submission of applications for opening of bankruptcy procedures; the determination of property obligations and measures to preserve property in bankruptcy procedures; the conditions and procedures for restoration of business operation, the procedures for property liquidation and bankruptcy declaration; the rights, obligations and responsibilities of the applicants for opening of bankruptcy procedures, of the enterprises and cooperatives requested for bankruptcy declaration and of the participants in the settlement of requests for bankruptcy declaration.
Article 2.- Subjects of application
1. This Law applies to enterprises, cooperatives, unions of cooperatives (cooperatives and unions of cooperatives are referred collectively to as cooperatives), which are established and operate according to law provisions.
2. The Government shall specify the list of, and the application of this Law to, special enterprises in direct service of defense and security; enterprises and cooperatives operating in the financial, banking, insurance or other domains, which constantly and directly provide essential public-utility products and/or services.
Article 3.- Enterprises, cooperatives which fall into the state of bankruptcy
Enterprises, cooperatives, which are incapable of repaying their due debts at creditors’ requests, shall be regarded as falling into the state of bankruptcy.
Article 4.- Effect of the Bankruptcy Law
1. The Bankruptcy Law and other law provisions shall apply when settling the bankruptcy of enterprises, cooperatives operating in the territory of the Socialist Republic of Vietnam, except otherwise provided for by international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
2. Where there appears the difference between the provisions of the Bankruptcy Law and the provisions of other laws on the same matters, the provisions of the Bankruptcy Law shall apply.
Article 5.- Bankruptcy procedures
1. The bankruptcy procedures applicable to enterprises and cooperatives which fall into the state of bankruptcy shall include:
a) The submission of applications for, and opening of bankruptcy procedures;
b) The restoration of business operation;
c) The liquidation of properties, debts;
d) The declaration of bankruptcy of enterprises, cooperatives.
2. After the decisions to open the bankruptcy procedures are issued, the judges, basing themselves on the specific provisions of this Law, shall decide to apply either one of the two procedures prescribed at Point b and Point c, Clause 1 of this Article or decide to shift from the application of procedures for restoration of business operation to the application of procedures for liquidation of properties, debts or declaration of bankruptcy of enterprises, cooperatives.
Article 6.- Interpretation of terms and phrases
In this Law, the terms and phrases below shall be construed as follows:
1. Guaranteed creditors mean creditors who have debts secured with properties of enterprises, cooperatives or the third persons.
2. Partially guaranteed creditors mean creditors who have debts secured with properties of enterprises, cooperatives or the third persons and the value of the security property is lower than such debts.
3. Unguaranteed creditors mean creditors whose debts are not secured with properties of enterprises, cooperatives or the third persons.
4. Lawful representatives of enterprises, cooperatives include the representatives at law and the representatives under authorization.
5. Bilateral contracts mean contracts where the contractual parties shall all have the rights and obligations; the rights of one party shall be the obligations of the other party and vice versa.
Article 7.- The courts’ jurisdiction
1. The people’s courts of rural districts, urban districts, provincial capitals, provincial towns (hereinafter referred collectively to as the district-level people’s courts) have the competence to carry out bankruptcy procedures for cooperatives which have already made their business registration at the district-level business registries in their respective localities.
2. The people’s courts of the provinces and centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as the provincial-level people’s courts) have the competence to carry out bankruptcy procedures for enterprises, cooperatives, which have made their business registration at the provincial-level business registries in their respective localities.
In case of necessity, the provincial-level people’s courts may carry out the bankruptcy procedures for cooperatives which fall under the jurisdiction of the district-level people’s courts.
3. The provincial-level people’s courts of the localities where foreign-invested enterprises in Vietnam are headquartered have the competence to carry out the bankruptcy procedures for such foreign-invested enterprises.
Article 8.- Tasks and powers of judges who carry out the bankruptcy procedures
1. The carrying out of bankruptcy procedures at the district-level people’s court shall be undertaken by a judge, and by a judge or a three-judge team at the provincial-level people’s court.
2. Where the bankruptcy procedures are carried out by a three-judge team, one of those judges shall be assigned to act as the team leader.
The working regulations of the judges’ teams shall be prescribed by the chairman of the Supreme People’s Court.
3. Judges or judges’ teams (hereinafter called collectively as judges) have the tasks and powers to supervise and carry out the bankruptcy procedures. In the course of carrying out the bankruptcy procedures, if detecting criminal signs, the judges shall supply documents (the copies) to the people’s procuracies of the same level for considering the institution of lawsuits according to criminal procedures while proceeding with the bankruptcy procedures according to the provisions of this Law.
4. The judges are answerable to their chief judges and law for the performance of their tasks and the exercise of their powers.
Article 9.- Property-managing and -liquidating teams
1. Together with the issuance of decisions to open the bankruptcy procedures, the judges shall issue decisions on setting up property-managing and – liquidating teams to perform the tasks of managing, liquidating the properties of enterprises and/or cooperatives which fall into the state of bankruptcy.
2. A property-managing and -liquidating team is composed of:
a) An executor of the judgment-executing agency of the same level as team leader;
b) An official of the court;
c) A representative of the creditor;
d) The lawful representative of the enterprise or cooperative subject to the opening of bankruptcy procedures;
e) In cases where it is necessary that the representative of the trade union organization, the laborers’ representative, the representative of professional agencies join the property-managing and -liquidating team, the judge shall consider and decide thereon.
3. Based on the provisions of this Law, the legislation on civil judgment execution and other relevant law provisions, the Government shall promulgate the Regulation on organization and operation of the property-managing and -liquidating teams after reaching agreement with the Supreme People’s Court.
Article 10.- Tasks, powers and responsibilities of the property-managing and -liquidating teams
1. The property-managing and -liquidating teams shall have the following tasks and powers:
a) To make the lists of available properties of enterprises, cooperatives;
b) To supervise and examine the use of properties of enterprises, cooperatives;
c) To propose judges to decide on the application of provisional emergency measures to preserve the properties of enterprises, cooperatives in case of necessity;
d) To make lists of creditors and debt amount payable to each creditor; the debtors and receivable debt amounts of the enterprises, cooperatives;
e) To retrieve and manage properties, documents, accounting books and seals of the enterprises and/or cooperatives which are subject to the application of liquidation procedures;
f) To realize the plans on property division under decisions of judges;
g) To detect and propose judges to issue decisions to recover properties, property value or the difference of the value of the properties of enterprises or cooperatives subject to the application of liquidation procedures, which were sold or transferred illegally in the cases prescribed in Clause 1, Article 43 of this Law;
h) To execute the judges’ decisions to auction properties of the enterprises, cooperatives subject to the application of liquidation procedures strictly according to law provisions on auction;
i) To deposit money amounts collected from debtors and from auction of properties of the enterprises, cooperatives into accounts opened at banks;
j) To execute other decisions of judges in the course of carrying out the bankruptcy procedures.
2. The property-managing and -liquidating teams shall perform the tasks and exercise the powers prescribed at Points e, f, g, h and j of Clause 1, this Article according to law provisions on execution of civil judgments, other relevant law provisions and take responsibility before law for the performance of their tasks and the exercise of their powers.
Article 11.- Tasks, powers and responsibilities of the property-managing and- liquidating team leaders
1. The property-managing and-liquidating team leaders shall have the following tasks and powers:
a) To administer their property-managing and -liquidating teams in performing the tasks and exercising the powers prescribed in Article 10 of this Law;
b) To open accounts at banks to deposit money amounts collected from debtors and from the auction of properties of the enterprises and/or cooperatives subject to the application of liquidation procedures in necessary cases;
c) To organize the execution of judges’ decisions.
2. The property-managing and -liquidating team leaders shall take responsibility before law for the performance of their tasks and the exercise of their powers.
Article 12.- Supervising the law observance in the course of carrying out the bankruptcy procedures
The people’s procuracies shall supervise the law observance in the course of carrying out the bankruptcy procedures according to the provisions of this Law and the Law on Organization of the People’s Procuracies.
Chapter II
SUBMISSION AND RECEPTION OF APPLICATIONS FOR OPENING OF BANKRUPTCY PROCEDURES
Article 13.- Creditors’ right to submit applications for opening of bankruptcy procedures
1. When realizing that enterprises and/or cooperatives fall into the state of bankruptcy, the unguaranteed or partially guaranteed creditors shall all have the right to submit applications for the opening of bankruptcy procedures applicable to such enterprises and/or cooperatives.
2. The application for opening of bankruptcy procedures shall contain the following principal details:
a) The day, month, year of making the application;
b) The name and address of the applicant;
c) The name and address of the enterprise or cooperative falling into the state of bankruptcy;
d) The unsecured or partially secured due debts not repaid by the enterprise or cooperative;
e) The course of debt reclaiming;
f) The grounds of requesting the opening of bankruptcy procedures.
3. The applications for the opening of bankruptcy procedures must be sent to the competent courts defined in Article 7 of this Law.
Article 14.- Laborers’ right to submit applications for the opening of bankruptcy procedures
1. Where enterprises or cooperatives cannot pay wages and/or other debt amounts to laborers and are deemed falling into the state of bankruptcy, the laborers shall appoint their representatives to submit or submit through trade union representatives the applications for opening of bankruptcy procedures against such enterprises or cooperatives.
The laborers’ representatives shall be lawfully appointed when they are voted for with secret ballots or signatures by more than half of the laborers in the enterprises or cooperatives; for large-sized enterprises or cooperatives comprising many attached units, the lawfully-appointed representatives of laborers must be voted for by more than half of the representatives of the attached units.
2. The application for opening of bankruptcy procedures shall contain the following details:
a) The day, month and year of making the application;
b) The name and address of the applicant;
c) The name and address of the enterprise or cooperative falling into the state of bankruptcy;
d) The number of months for which wages have not been paid, the total wage and other debt amounts not yet paid to laborers by the enterprise or cooperative;
e) The grounds of requesting the opening of bankruptcy procedures.
3. The applications for opening of bankruptcy procedures must be sent to the competent courts defined in Article 7 of this Law.
4. After the applications are submitted, the laborers’ representatives or trade union representatives are considered the creditors.
Article 15.- Obligation to submit applications for opening of bankruptcy procedures of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy
1. Upon realizing that enterprises or cooperatives fall into the state of bankruptcy, the owners of such enterprises or the lawful representatives of the enterprises or cooperatives have the obligation to submit applications for opening of bankruptcy procedures for such enterprises or cooperatives.
2. The application for opening of bankruptcy procedures must contain the following principal details:
a) The day, month, year of making the application;
b) The name and address of the enterprise or cooperative;
c) The grounds of requesting the opening of bankruptcy procedures.
3. The applications for opening of bankruptcy procedures must be sent to the competent courts defined in Article 7 of this Law.
4. The following papers and documents must be submitted together with the applications for opening of the bankruptcy procedures:
a) The report on business activities of the enterprise or cooperative, which clearly explains the causes and circumstances related to the state of insolvency; if the enterprise is a joint-stock company for which the law requires the audit, its financial statement must be certified by an independent auditing organization;
b) The report on measures already taken by the enterprise or cooperative, which, however, have not redressed the state of its incapability of repaying due debts;
c) The detailed list of assets of the enterprise or cooperative and the locations of visible assets;
d) The list of creditors of the enterprise or cooperative, with their names and addresses clearly inscribed; the banks where the creditors open their accounts; the secured and unsecured due debts; the secured and unsecured immature debts;
e) The list of debtors of the enterprise or cooperative, with their names and addresses clearly inscribed; the banks where they open their accounts; the secured and unsecured due debts; the secured and unsecured immature debts;
f) The list clearly inscribing the names and addresses of members of the company being the indebted enterprise, who jointly bear responsibility for the debts owed by the enterprise;
g) Other documents to be supplied by the enterprise or cooperative at the court’s request under law provisions.
5. Within three months after realizing that the enterprises or cooperatives fall into the state of bankruptcy, if the owners of such enterprises or the lawful representatives of the enterprises or cooperatives fail to submit the applications for opening of bankruptcy procedures, they must bear responsibility under law provisions.
Article 16.- The State enterprise owners’ right to submit applications for opening of bankruptcy procedures
1. When realizing that State enterprises fall into the state of bankruptcy but the enterprises decline to fulfill the obligation to submit the applications for opening of bankruptcy procedures, the representatives of the enterprises’ owners shall have the right to submit applications for opening of bankruptcy procedures for such enterprises.
2. The applications for opening of bankruptcy procedures and the papers as well as documents enclosed therewith shall comply with the provisions in Article 15 of this Law.
Article 17.- Joint-stock company shareholders’ right to file applications for opening of bankruptcy procedures
1. When realizing that their joint-stock companies fall into the state of bankruptcy, shareholders or groups of shareholders may file their applications for opening of bankruptcy procedures according to the companies’ charters; if it is not so prescribed by the companies’ charters, the applications shall be submitted under resolutions of the shareholders’ congresses. Where the companies’ charters do not so prescribe while the shareholders’ congress cannot be held, shareholders or groups of shareholders owning more than 20% of the common shares for at least 6 consecutive months are entitled to file applications for opening of bankruptcy procedures against such joint-stock companies.
2. The applications for opening of bankruptcy procedures and the papers as well as documents enclosed with the applications shall comply with the provisions in Articles 15 of this Law, except for the papers and documents prescribed at Points d, e and f of Clause 4, Article 15 of this Law.
Article 18.- The partnership members’ right to submit applications for opening of bankruptcy procedures
1. When realizing that partnerships fall into the state of bankruptcy, the partnership members shall have the right to submit applications for opening of bankruptcy procedures for such partnerships.
2. The applications for opening of bankruptcy procedures and the papers as well as documents enclosed therewith shall comply with the provisions of Article 15 of this Law.
Article 19.- Obligations and responsibilities of applicants for opening of bankruptcy procedures
1. The applicants for opening of bankruptcy procedures defined in Articles 13, 14, 15, 16, 17 and 18 of this Law shall have the obligations to supply in full and time the law-prescribed documents at the courts’ requests in the course of carrying out the bankruptcy procedures.
2. The applicants for opening of bankruptcy procedures, who, due to their unobjectiveness, have caused adverse impacts on the honor, prestige or business activities of enterprises or cooperatives or commit frauds in requesting the opening of bankruptcy procedures, shall, depending on the nature and seriousness of their acts, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensation therefor according to law provisions.
Article 20.- Notification on enterprises, cooperatives falling into the state of bankruptcy
1. While performing their functions and tasks, if realizing that enterprises or cooperatives fall into the state of bankruptcy, the courts, procuracies, inspectorates, capital-managing agencies, auditing organizations or agencies having decided on the establishment of the enterprises, which are not the State-owners of the enterprises, shall have to notify in writing the persons entitled to submit applications for opening of bankruptcy procedures thereof so that they consider the submission of applications for opening of bankruptcy procedures.
2. The notifying agencies must bear responsibility for the truthfulness of such notification.
Article 21.- Bankruptcy charges and advance of bankruptcy charges
1. The bankruptcy charges shall be used for carrying out the bankruptcy procedures. The courts shall decide on the payment of bankruptcy charges on a case-by-case basis under law provisions on charges and fees.
2. The applicants for opening of bankruptcy procedures must advance bankruptcy charges under courts’s decisions, except for cases where the applicants for opening of bankruptcy procedures are laborers defined in Article 14 of this Law.
3. The bankruptcy charges shall be advanced by the State budget in the following cases:
a) The applicants for opening of bankruptcy procedures fall into the cases where bankruptcy charges must not be advanced;
b) The applicants for opening of bankruptcy procedures have to advance the bankruptcy charges but do not have money for payment, but have other assets.
The bankruptcy charges advanced by the State budget shall be refunded to the State budget and deducted from the assets of the enterprises, cooperatives which fall into the state of bankruptcy.
Article 22.- Reception of applications for opening of bankruptcy procedures
1. After receiving the applications for opening of bankruptcy procedures, if deeming it necessary to amend the applications and/or supplement documents, the courts shall request the applicants to effect the amendment and/or supplementation within ten days as from the date of receiving the courts’ requests.
2. The courts shall process the applications for opening of bankruptcy procedures as from the date the applicants produce the receipts of bankruptcy charge advance payment. Where the applicants shall not have to pay the bankruptcy charge advance, the date of processing the applications shall be the date the courts receive the applications. The courts shall have to issue to the applicants the notices that their applications have been received and processed.
Article 23.- Notification on the reception and processing of applications for opening of bankruptcy procedures
1. Where the applicants are not the owners of enterprises or lawful representatives of enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy, within five days as from the date of receiving and processing the applications, the courts must notify the enterprises or cooperatives thereof.
2. Within fifteen days as from the date of receiving the courts’ notices, the enterprises and/or cooperatives must produce to the courts the papers and documents prescribed in Clause 4, Article 15 of this Law; if the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy act as guarantors for other persons, within five days as from the date of receiving the courts’ notices, the enterprises and/or cooperatives must notify their state of being requested for opening of bankruptcy procedures to the relevant persons.
Article 24.- Return of applications for opening of bankruptcy procedures
The courts shall decide on the return of applications for opening of bankruptcy procedures in the following cases:
1. The applicants fail to pay bankruptcy charge advance within the time limit set by the courts;
2. The applicants have no right to submit applications;
3. Other courts have already opened the bankruptcy procedures for the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy;
4. There are clear grounds showing that the submission of applications for opening of bankruptcy procedures has, due to unobjectiveness, caused adverse impacts on the honor, prestige and/or business operation of the enterprises or cooperatives or deception is found in requesting the opening of bankruptcy procedures;
5. The enterprises or cooperatives can prove that they do not fall into the state of bankruptcy.
Article 25.- Complaints about the return of applications for opening of bankruptcy procedures
1. Within ten days as from the date of receiving the courts’ decisions on the return of their applications for opening of bankruptcy procedures, the applicants may complain thereabout with the chief judges of such courts.
2. Within seven days as from the date of receiving the written complaints about the decisions to return applications for opening of bankruptcy procedures, the courts’ chief judges must issue one of the following decisions:
a) To retain the decisions on the return of applications for opening of bankruptcy procedures;
b) To cancel the decisions on the return of applications for opening of bankruptcy procedures and to receive and process the applications according to the provisions of this Law.
Article 26.- Transferring the settlement of bankruptcy to other courts; settling disputes over jurisdiction
1. After receiving the applications for opening of bankruptcy procedures, if deeming that the settlement of bankruptcy does not fall under their jurisdiction, the courts which have received the applications shall transfer the bankruptcy settlement to the competent courts and notify the applicants for opening of bankruptcy procedures thereof.
2. Disputes over jurisdiction among district-level people’s courts in the same province shall be settled by the chief judges of the provincial-level people’s courts.
Disputes over jurisdiction among district-level people’s courts of different provinces or among provincial-level people’s courts shall be settled by the chairman of the Supreme People’s Court.
Article 27.- Suspension of requests for fulfillment of property obligations by enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy
As from the date the courts receive applications for opening of bankruptcy procedures, the settlement of the following requests for fulfillment of property obligations by the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy must be suspended:
1. The execution of civil judgments regarding property where the enterprises or cooperatives are the judgment debtors;
2. The settlement of cases of demanding the enterprises, cooperatives to fulfill their property obligations;
3. The handling of secured assets of the enterprises, cooperatives for guaranteed creditors, except where so permitted by courts.
Article 28.- Decision to open or not to open the bankruptcy procedures
1. Within thirty days as from the date of receiving applications for opening of bankruptcy procedures, the courts must issue decisions to open or not to open the bankruptcy procedures.
2. The courts shall issue decisions to open the bankruptcy procedures when there are grounds proving that the enterprises, cooperatives fall into the state of bankruptcy. In necessary cases, before issuing decisions to open the bankruptcy procedures, the courts may convene sessions with the participation of the applicants for the opening of the bankruptcy procedures, the owners of the enterprises or the lawful representatives of the enterprises or cooperatives which are requested for opening of bankruptcy procedures, concerned individuals and organizations to consider and check the grounds proving that the enterprises or cooperatives fall into the state of bankruptcy.
3. The decisions to open the bankruptcy procedures contain the following principal details:
a) The day, month and year of issuing the decision;
b) The name of the court; full name of the judge in charge of carrying out the bankruptcy procedures;
c) The date and serial number of the reception of the application for opening of bankruptcy procedures; the name and address of the applicant;
d) The name and address of the enterprise, cooperative falling into the state of bankruptcy;
e) The time and venue for declaration by creditors and the legal consequences of the non-declaration.
4. Courts shall issue decisions not to open the bankruptcy procedures if deeming that the enterprises or cooperatives have not yet fallen into the state of bankruptcy.
Article 29.- Notification of decisions to open the bankruptcy procedures
1. The courts’ decisions on opening of bankruptcy procedures shall be sent to the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy, the procuracies of the same level and be published in local newspapers of the localities where the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy are headquartered, and in the central dailies for three consecutive issues.
2. The courts’ decisions on opening of bankruptcy procedures must be notified to the creditors, the debtors of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy.
3. The time limit for sending and notifying the decisions on opening of bankruptcy procedures provided for in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be seven days as from the date the courts issue the decisions.
Article 30.- Business activities of enterprises, cooperatives after the issuance of decisions to open the bankruptcy procedures
1. All business activities of enterprises, cooperatives after the issuance of decisions to open the bankruptcy procedures shall be carried out as usual, but must be subject to the supervision and inspection by judges and asset-managing and – liquidating teams.
2. In case of deeming that the managers of enterprises or cooperatives are incapable of running the business activities or their continued running of business activities will not benefit the preservation of assets of the enterprises or cooperatives, the judges, at the request of the creditors’ conference, shall issue decisions to appoint persons to manage and administer the business activities of the enterprises or cooperatives.
Article 31.- Banned or restricted activities of enterprises, cooperatives
1. As from the date of receiving the decisions to open the bankruptcy procedures, the enterprises or cooperatives are strictly forbidden to carry out the following activities:
a) Concealing, dispersing assets;
b) Paying unsecured debts;
c) Abandoning or reducing the right to reclaim debts;
d) Converting unsecured debts into those secured with assets of the enterprises.
2. After receiving the decisions to open the bankruptcy procedures, the following activities of the enterprises or cooperatives must be agreed upon in writing by judges before they are carried out:
a) Pledging, mortgaging, transferring, selling, donating, leasing assets;
b) Receiving assets from transfer contracts;
c) Terminating the performance of effective contracts;
d) Borrowing money;
e) Selling, exchanging stocks or transferring property ownership;
f) Repaying debts newly arising from business activities of the enterprises or cooperatives and paying wages to laborers in the enterprises or cooperatives.
Article 32.- Complaints about decisions not to open bankruptcy procedures
1. Decisions not to open bankruptcy procedures must be sent by courts to the applicants for opening of bankruptcy procedures. Within seven days as from the date of receiving the decisions not to open the bankruptcy procedures, the applicants shall have the right to complain thereabout to the chief judges of such courts.
2. Within five days as from the date of receiving the complaints about decisions not to open bankruptcy procedures, the courts’ chief judges must issue one of the following decisions:
a) To retain the decisions not to open bankruptcy procedures;
b) To cancel the decisions not to open the bankruptcy procedures and issue decisions to open the bankruptcy procedures.
Chapter III
PROPERTY OBLIGATIONS
Article 33.- Determination of property obligations
The property obligations of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy shall be determined by:
1. The demands that the enterprises or cooperatives fulfill their property obligations, which have been established before the courts receive the applications for opening of bankruptcy procedures and are not secured;
2. The demands that the enterprises or cooperatives fulfill the secured property obligations established before the courts receive the applications for opening of bankruptcy procedures, provided that the payment priority order has been cancelled.
Article 34.- Handling of immature debts
Where the judges issue decisions to open the liquidation procedures for enterprises or cooperatives, the debts not due by the time of opening the liquidation procedures shall be handled like due debts, but without calculating the interests for the duration of immaturity.
Article 35.- Handling of debts secured with mortgaged or pledged assets
Where the judges issue decisions to open the liquidation procedures for enterprises or coopera-tives, the debts secured with properties mortgaged or pledged before the courts receive the applications for opening of bankruptcy procedures shall be prioritized with repayment by such properties; if the value of the mortgaged or pledged property is not enough for debt repayment, the outstanding debts shall be repaid in the course of liquidating the properties of the enterprises or cooperatives; if the value of the mortgaged or pledged properties is bigger than the debts, the difference shall be added to the value of the remaining properties of the enterprises or cooperatives.
Article 36.- Return of properties to the State
Enterprises which have enjoyed the special property measures applied by the State to restore their business operation but still fail to restore it and are subject to the application of liquidation procedures must reimburse the value of the property used for the application of special measures to the State before dividing their property under the provisions in Article 37 of this Law.
Article 37.- Property-dividing order
1. Where the judges issue decisions to open the liquidation procedures for enterprises, cooperatives, the division of the value of property of the enterprises or cooperatives shall be effected in the following order:
a) Bankruptcy charge;
b) Debts of wage, severance allowances, social insurance under law provisions and other interests under the signed collective labor accords and labor contracts;
c) Unsecured debts payable to the creditors on the list of creditors on the principle that if the property value is enough for debt repayment, each creditor shall be repaid with his/her/its full debt amount; if the value of the property is not enough for debt repayment, each creditor shall be paid with part of his/her/its debt according to the corresponding ratio.
2. Where the value of the property of the enterprises or cooperative remains surplus after the repayment of all debts prescribed in Clause 1 of this Article, the remaining amounts shall belong to:
a) The cooperative members;
b) The owners of private enterprises;
c) The members of companies; the shareholders of joint-stock companies;
d) The owners of State enterprises.
3. Where the judges issue decisions to open procedures for restoration of business operation of enterprises or cooperatives, the payment shall be made in the order prescribed in Clause 1 of this Article, except otherwise agreed by the parties.
Article 38.- Determination of the value of non-monetary obligations
Where obligations are not money, at the requests of the authorities or enterprises, cooperatives, the courts shall determine the value of such obligations at the time of issuing the decisions to open the bankruptcy procedures for inclusion into the property obligations of the enterprises or cooperatives.
Article 39.- Property obligations in case of joint or guaranteed obligations
1. Where many enterprises or cooperatives bear joint obligation toward a debt and one or all of those enterprises or cooperatives fall into the state of bankruptcy, the creditors shall have the right to demand any of those enterprises or cooperatives to repay their debts according to law provisions.
2. Where the guarantors fall into the state of bankruptcy, the guaranteed must fulfill the property obligations towards the guarantees.
3. Where the guaranteed or both the guarantors and the guaranteed fall into the state of bankruptcy, the guarantors must fulfill the property obligations towards the guarantees.
Article 40.- Return of leased or borrowed properties when enterprises or cooperatives are subject to the application of liquidation procedures
1. Within thirty days as from the date the courts issue decisions to open the liquidation procedures, the owners of the property leased or lent to the enterprises or cooperatives subject to the application of liquidation procedures for use in their business operation must produce papers proving their ownership, the leasing or lending contracts to leaders of the property-managing and-liquidating teams in order to receive back their properties. In case of disputes, courts are requested to settle them according to law provisions.
2. Where the enterprises or cooperatives subject to the application of liquidation procedures have already paid their rents in advance while the leasing duration has not yet expired, the owners can receive back their properties only after repaying the surplus money already paid for the unexpired duration so that the property-managing and-liquidating teams include them into the properties of such enterprises or cooperatives.
3. Where the to be- reclaimed properties have been already transferred by the enterprises or cooperatives subject to the application of liquidation procedures to other persons, the owners shall have the right to claim for compensations for such properties as secured debts.
Article 41.- Prohibition to reclaim properties
Any individuals or organizations that have assigned their properties to the enterprises or cooperatives falling into the state of bankruptcy before the courts receive the applications for opening of bankruptcy procedures are not allowed to reclaim their properties if such property assignment aims to ensure the performance of their obligations towards the enterprises or cooperatives.
Article 42.- Receiving back sold goods
It sellers who have consigned goods to buyers being the enterprises or cooperatives, which fall into the state of bankruptcy, but not yet received the payment and the buyers have not yet received the goods, the sellers may receive back such goods.
Chapter IV
MEASURES TO PRESERVE PROPERTIES
Article 43.- Transactions considered invalid
1. The following transactions of the enterprises or cooperatives falling into the state of bankruptcy, which are effected within three months before the courts receive the applications for opening of bankruptcy procedures, shall be considered invalid:
a) Donating moveables or immoveables to other persons;
b) Liquidating bilateral contracts in which the obligations of the enterprises or cooperatives are clearly larger than the obligations of the other party;
c) Repaying undue debts;
d) Mortgaging or pledging properties for debts;
e) Other transactions aiming to disperse properties of the enterprises or cooperatives.
2. When the transactions prescribed in Clause 1 of this Article are declared invalid, the recovered properties must be included into the properties of the enterprises or cooperatives.
Article 44.- Right to request courts to declare transactions invalid
1. While the courts are carrying out the bankruptcy procedures, the unguaranteed creditors, the property-managing and-liquidating teams shall have the right to request the courts to declare the enterprises’ or cooperatives’ transactions defined in Clause 1, Article 43 of this Law invalid.
2. The property-managing and-liquidating team leaders have the responsibility to organize the execution of the courts’ decisions declaring transactions of the enterprises or cooperatives invalid in order to recover properties for the enterprises or cooperatives.
Article 45.- Suspension of performance of valid contracts
1. In the course of carrying out the bankruptcy procedures, if it is deemed that the suspension of the performance of valid contracts which are being performed or have not yet been performed will be more beneficial for the enterprises or cooperatives, the performance of such contracts shall be suspended.
2. The creditors, the enterprises or cooperatives falling into the state of bankruptcy and the property-managing and- liquidating team leaders have the right to request the courts to issue decisions to suspend the contract performance.
Article 46.- Written requests for suspension of contract performance
1. Requesting the courts to issue decisions to suspend the performance of valid contracts, which are being performed or have not yet been performed, must be effected in writing and cover the following principal contents:
a) The day, month and year of making the written request;
b) The name and address of the requester;
c) The serial number and name of the contract; the day, month and year of entering into the contract;
d) The partner of the enterprise or cooperative in the contract;
e) The specific contents of the contract;
f) The grounds of requesting the suspension of contract performance.
2. Within five days as from the date of receiving the written requests, if accepting, the judges shall issue decisions to suspend the contract performance; if refusing to accept, they shall notify such to the requesters.
Article 47.- Payment, damage compensations when contracts are suspended from performance
1. The properties which have been received from contracts by the enterprises or cooperatives falling into the state of bankruptcy and still exist in the properties of such enterprises or cooperatives can be reclaimed by the other contractual party; if such properties no longer exist, the other contractual party shall have the rights like the unguaranteed creditors.
2. Where contracts are suspended from performance, the other party to the contracts shall have the rights like an unguaranteed creditor regarding the damage caused by the suspension of the contract performance.
Article 48.- Obligation clearing
Creditors and enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy may effect obligation clearing for transactions established before the issuance of decisions to open bankruptcy procedures according to the following principles:
1. Where the two parties have obligations towards each other regarding property of the same kind, they shall not have to fulfill obligations, when due, towards each other and the obligations are considered terminating, except otherwise provided for by law;
2. Where their property values or tasks do not correspond each other, the parties shall pay the value difference to each other;
3. Objects which can be valued in money may be cleared against monetary obligations.
Article 49.- Properties of enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy
1. The properties of enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy shall include:
a) Properties and property rights possessed by the enterprises or cooperatives by the time the courts receive the applications for openining of bankruptcy procedures;
b) The profits, properties and property rights which the enterprises or cooperatives will acquire from the performance of transactions established before the courts receive the applications for opening of bankruptcy procedures;
c) Properties used as security for the fulfillment of obligations of the enterprises or cooperatives. In case of payment with properties being security objects to guaranteed creditors, if the value of the security objects exceeds the payable secured debts, such excessive amount shall be the property of the enterprises or cooperatives;
d) The land use right value of enterprises or cooperatives shall be determined according to the provisions of land legislation.
2. The properties of private enterprises or partnerships which fall into the state of bankruptcy shall include the properties defined in Clause 1 of this Article and the properties of the private enterprise owners or partnership members not used directly in business activities. Where private enterprise owners or partnership members have properties under joint ownership, the property portions of those private enterprise owners or partnership members shall be divided according to the provisions of the Civil Code and other relevant law provisions.
Article 50.- Inventory of properties of enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy
1. Within thirty days as from the date of receiving the decisions on opening the bankruptcy procedures, the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy must conduct the inventory of their entire properties according to the detailed lists already submitted to the courts, and determine the values of such properties; if they deem necessary to have more time, they must file their written requests to the judges for extension, but for not more than twice, and each time shall not exceed thirty days.
2. The inventories of the valued properties must be sent immediately to the courts for carrying out the bankruptcy procedures.
3. Where the property inventory and valuation by enterprises or cooperatives as provided for in Clause 1 of this Article are deemed inaccurate, the property-managing and- and liquidating teams shall re-inventory and revalue part or whole of the properties of the enterprises or cooperatives. The property value shall be determined according to the market prices at the time of inventory.
Article 51.- Forwarding debt-reclaiming papers
1. Within sixty days as from the last day of publishing in newspapers the courts’ decisions on opening of bankruptcy procedures, the creditors must send their written debt reclaims to the courts, detailing the due and undue debts, the secured and unsecured debts to be paid by the enterprises or cooperatives. Enclosed with the written debt reclaims shall be documents proving those debts. Past this time limit, the creditors who do not send their written debt reclaims to the courts shall be regarded as having abandoned their right to reclaim debts.
2. In case of force majeure events or objective obstacles, the duration when the force majeure events or objective obstacles exist shall not be counted into the sixty day- time limit prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 52.- Making lists of creditors
1. Within fifteen days as from the date of expiry of the time limit for sending the written debt reclaims, the property-managing and –liquidating teams must complete the lists of creditors and debt amounts. Such lists must clearly state the debt amount of each creditor, clearly identifying the secured debts, unsecured debts, due debts and undue debts.
2. The lists of creditors must be publicly posted up at the offices of the courts which carry out the bankruptcy procedures and the head-offices of the enterprises or cooperatives for ten days counting from the date of posting up. Within this time limit, creditors and enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy may complain to the courts about the lists of creditors. In case of force majeure events or objective obstacles, the duration when the force majeure events or objective obstacles exist shall not be counted into the ten day- time limit prescribed in this Clause.
3. Within three days as from the date of receiving the complaints, the courts must consider and settle them; if realizing that the complaints are well grounded, they shall amend and/or supplement the lists of creditors.
Article 53.- Making lists of debtors
1. The property-managing and –liquidating teams must make the lists of persons owing debts to the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy. These lists must clearly inscribe the debt amount owed by each debtor, clearly identifying the secured debts, unsecured debts, due debts and immature debts.
2. The lists of debtors must be publicly posted up at the offices of the courts which carry out the bankruptcy procedures and the head-offices of the enterprises or cooperatives for ten days counting from the date of posting up. Within this time limit, debtors and enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy may complain to the courts about the lists of debtors.
3. Within three days as from the date of receiving the complaints, the courts must consider and settle them; if realizing that the complaints are well grounded, they must amend and/or supplement the lists of debtors.
Article 54.- Registration of secured transactions of enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy
Enterprises or cooperatives falling into the state of bankruptcy, which lease their secured properties to others, must make registration according to law provisions; if they have not yet made such registration, the property-managing and – liquidating team leaders must effect the registration of such secured transactions.
Article 55.- Application of provisional emergency measures
In necessary cases at the requests of the property-managing and – liquidating teams, the judges in charge of carrying out the bankruptcy procedures shall issue decisions to apply one or some of the following provisional emergency measures in order to preserve the properties of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy:
1. Permitting the sale of goods easy to decay, goods with use duration going to expire, goods which will be unsalable if not being sold at due time;
2. Distraining, sealing off properties of enterprises or cooperatives;
3. Blocking accounts of enterprises or cooperatives;
4. Sealing off storehouses, funds, seizing and managing the accounting books and relevant documents of enterprises or cooperatives;
5. Forbidding or compelling enterprises, cooperatives, individuals, other relevant organizations to perform certain acts.
Article 56.- Complaints about decisions on application of provisional emergey measures
1. Within three days as from the date of receiving the courts’ decisions on the application of provisional emergency measures, the persons subject to the application of such measures may complain to the courts’ chief judges.
2. Within three days as from the date of receiving the written complaints about the decisions on application of provisional emergency measures, the courts’ chief judges must issue one of the following decisions:
a) To retain the decisions on application of provisional emergency measures;
b) To cancel part or whole of the decisions on application of provisional emergency measures.
Article 57.- Suspension of civil judgment execution or case settlement
1. As from the date the courts issue decisions to open the bankruptcy procedures, the execution of civil judgments regarding property in which the enterprises or cooperatives in the state of bankruptcy are judgment debtors must be suspended.
The judgment creditors may file their applications to courts requesting to be paid from the properties of the enterprises or cooperatives as unguaranteed creditors or guaranteed creditors, if the courts’ judgments or decisions to distrain properties of the enterprises or cooperatives to secure the judgment execution have taken legal effect.
2. As from the date the courts issue decisions to open the bankruptcy procedures, the settlement of cases related to property obligations in which the enterprises or cooperatives constitute an involved party must be suspended. The courts which decide to suspend the settlement of such cases must transfer the case dossiers to the courts which are carrying out the bankruptcy procedures for settlement.
Article 58.- Settlement of suspended cases in bankruptcy procedures
1. Immediately after receiving the case dossiers transferred by the courts which decide to suspend the settlement of cases, the courts which are carrying out the bankruptcy procedures must consider and decide on the property obligations to be performed by the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy or the property obligations towards the enterprises or cooperatives to be performed by the involved parties.
2. Where the enterprises or cooperatives falling into the state of bankruptcy have to perform the property obligations, the persons towards whom the enterprises or cooperatives perform the property obligations may request to be paid from the properties of the enterprises or cooperatives as unguaranteed creditors.
3. Where the involved parties must perform the property obligations towards the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy, they must pay to the enterprises or cooperatives the value corresponding to such property obligations.
Article 59.- Obligations of banks where enterprises or cooperatives open their accounts
As from the date of receiving the courts’ decisions on the application of liquidation procedures to enterprises or cooperatives, the banks where the enterprises or cooperatives subject to the application of liquidation procedures open their accounts are strictly forbidden to perform the following acts:
1. Paying debts of enterprises or cooperatives, except for the payment agreed in writing by the judges in charge of carrying out the bankruptcy procedures;
2. Performing any acts to clear or pay amounts borrowed from the banks by enterprises or cooperatives.
Article 60.- Obligations of staff members and laborers
1. Immediately after receiving the decisions on opening of bankruptcy procedures, the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy must publicly notify such to all their staff members and laborers.
2. As from the date of being notified, the entire staff members and laborers shall be obliged to protect the properties of the enterprises or cooperatives and must not perform any acts with a view to concealing, dispersing or transferring the properties of the enterprises or cooperatives.
Chapter V
CREDITORS’ CONFERENCES
Article 61.- Convening the creditors’ conferences
1. Where the inventory of properties of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy is completed before the date of completing the lists of creditors, within thirty days as from the date of completing the lists of creditors, the judges must convene the creditors’ conferences; if the inventory of the properties of the enterprises or cooperatives is completed after the date of completing the lists of creditors, such time limit shall be counted from the date of completing the inventory of the properties of the enterprises or cooperatives.
2. The subsequent conferences of creditors may be convened by judges on any working day in the course of carrying out the bankruptcy procedures at the requests of the property-managing and – liquidating teams or of the creditors representing at least one-third of the total unsecured debts.
3. The creditors’ conference- convening papers must be sent to the persons entitled to participate in the creditors’ conferences and the persons obliged to participate in the creditors’ conferences, defined in Articles 62 and 63 of this Law, at least fifteen days before the date the conference opens. Enclosed with such papers must be the agenda and contents of the conferences as well as other documents, if any.
4. The creditors’ conferences shall be presided over by the judges in charge of carrying out the bankruptcy procedures.
Article 62.- Right to participate in the creditors’ conferences
The following persons are entitled to participate in creditors’ conferences:
1. The creditors included in the lists of creditors. Creditors may authorize other persons in writing to participate in creditors’ conferences and the authorized persons shall have the rights and obligations like the creditors;
2. The laborers’ representatives, the trade union representatives, who are authorized by the laborers. In this case, the laborers’ representatives and the trade union representatives shall have the rights and obligations like creditors;
3. The guarantors who have already repaid debts for the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy. In this case, they become unguaranteed creditors.
Article 63.- Obligations to participate in creditors’ conferences
1. The applicants for opening of bankruptcy procedures, defined in Articles 15, 16, 17 and 18 of this Law, have the obligations to participate in creditors’ conferences; in cases where they are unable to participate, they must authorize other persons in writing to participate in the creditors’ conferences. The authorized persons shall have the rights and obligations like the authorizing persons if they participate in the creditors’ conferences; for private enterprises whose owners have died, the lawful heirs of those enterprise owners shall participate in the creditors’ conferences.
2. Where the enterprises or cooperatives falling into the state of bankruptcy have no representatives defined in Clause 1 of this Article to participate in the creditors’ conferences, the judges in charge of carrying out the bankruptcy procedures shall appoint persons to represent those enterprises or cooperatives in participating in the creditors’ conferences.
Article 64.- Contents of the first conference of creditors
1. The first conference of creditors shall cover the following contents:
a) The property-managing and-liquidating team leader shall brief the creditors’ conference on the business situation and the financial situation of the enterprise or cooperative which falls into the state of bankruptcy; the results of property inventory, the list of creditors, the list of debtors and other contents deemed necessary;
b) The owner or lawful representative of the enterprise or cooperative presents ideas on the contents briefed to the conference by the property-managing and-liquidating team leader, propose plans and solutions to reorganize the business operation, the capability and time limit for debt repayment;
c) The creditors’ conference shall discuss the contents informed by the property-managing and-liquidating team leader and ideas presented by the enterprise owner or the lawful representative of the enterprise or cooperative;
d) The creditors’ conference adopts the resolution. The resolution must be made in writing and adopted by more than half of the unguaranteed creditors present at the conference, who represent two-thirds or more of the total unsecured debt amount. The resolution of the creditors’ conference is binding on all creditors;
e) Where the creditors’ conference deems it necessary to replace the representatives of creditors in the composition of the property-managing and-liquidating team, it shall elect other representatives for replacement;
f) Proposing the judge to issue a decision to appoint person to manage and run the business activities of the enterprise or cooperative which falls into the state of bankruptcy.
2. In case of necessity to hold a subsequent conference of creditors, the agenda and contents thereof shall be decided by the judge in charge of carrying out the bankruptcy procedures at the proposals of the persons defined in Clause 2, Article 61 of this Law.
Article 65.- Conditions for creditors’ conferences to be valid
The creditors’ conferences shall be valid only when the following conditions are fully met:
1. They are participated by more than half of the unguaranteed creditors representing two-thirds or more of the total unsecured debt amounts;
2. They are participated by the persons with obligation to participate in the creditors’ conferences, defined in Article 63 of this Law.
Article 66.- Postponing creditors’ conferences
1. The creditors’ conference can be postponed once in one of the following cases:
a) It is participated in by not more than half of the unguaranteed creditors representing two-thirds or more of the total unsecured debts;
b) It is so proposed through voting by more than half of the unguaranteed creditors present at the creditors’ conference;
c) The persons with obligation to participate in the creditors’ conference defined in Article 63 of this Law are absent for plausible reasons.
2. Where the judge issues decision to postpone the creditors’ conference, within thirty days as from the date of issuing such decision, the judge must reconvene the creditors’ conference.
Article 67.- Suspension of carrying out the bankruptcy procedures when participants in creditors’ conferences are absent
The judges shall issue decisions to suspend the bankruptcy procedures in the following cases:
1. Where after the creditors’ conference is postponed once the applicants for opening of bankruptcy procedures, defined in Articles 13 and 14 of this Law do not participate in the reconvened conference of creditors;
2. Where only the persons defined in Articles 15, 16, 17 and 18 of this Law file the applications for opening of bankruptcy procedures while the persons with obligation to participate in the creditors’s conference as defined in Article 63 of this Law do not come to participate in the creditors’ conference without plausible reasons;
3. Where the applicants for opening of bankruptcy procedures withdraw their applications; if the persons defined in Articles 13, 14, 15, 16, 17 and 18 of this Law file the applications for opening of bankruptcy procedures while only one or some of them withdraw the applications, the courts still proceeds with the bankruptcy procedures.
Chapter VI
RESTORATION PROCEDURES, LIQUIDATION PROCEDURES
Section 1. BUSINESS OPERATION RESTORATION PROCEDURES
Article 68.- Conditions for application of business operation restoration procedures
1. The judges shall issue decisions to apply the business operation restoration procedures after the first conferences of creditors adopt resolutions approving solutions to reorganize business operations, plans on repayment of debts to creditors and request the enterprises or cooperatives to work out plans on business operation restoration.
2. Within thirty days as from the date the first conferences of creditors adopt the resolutions, the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy must work out plans to restore their business operations and submit them to the courts; if deeming it necessary to have more time therefor, they must send their written requests to the judges for extension. The extension duration shall not exceed thirty days.
Within the above-said time limit, any creditors or persons who undertake the task of restoring the business operations of the enterprises or cooperatives shall all have the right to draft plans on business operation restoration for the enterprises or cooperatives and submit them to the courts.
Article 69.- Contents of plans on business operation restoration
1. Plans on restoration of business operations of enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy must clearly state the necessary measures to restore business operations; conditions; time and plans for debt repayment.
2. The necessary measures to restore business operations shall include:
a) Mobilizing new capital;
b) Changing goods of production and/business;
c) Renewing production technologies;
d) Reorganizing the managerial apparatus; merging or dividing production sections in order to raise productivity and production quality;
e) Reselling shares to creditors;
f) Selling or leasing unnecessary properties;
g) Other measures not contrary to law.
3. Before commencing or at the creditors’ conferences, the business operation restoration plans can be amended and/or supplemented under agreement among the parties.
Article 70.- Considering business operation restoration plans before they are presented at creditors’ conferences
Within fifteen days as from the date of receiving the business operation restoration plans, the judges must consider them in order to make one of the following decisions:
1. To present the plans at creditors’ conferences for consideration and decision;
2. To request the amendment and/or supplementation of the business operation restoration plans if deeming that such plans fail to ensure the contents prescribed in Article 69 of this Law.
Article 71.- Consideration and adoption of plans on business operation restoration
1. Within ten days as from the date of deciding to present the plans on restoration of business operation of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy before creditors’ conferences, the judges must convene the creditors’ conference to consider and adopt the restoration plans.
2. The conferences consider and discuss the business operation restoration plans.
The resolutions on plans for restoration of business operations of enterprises or cooperatives shall be adopted when they are voted for by more than half of the present unguaranteed creditors representing two-thirds or more of the total unsecured debts.
Article 72.- Recognition of resolutions on business operation restoration plans
1. The judges shall issue decisions to recognize the creditors’ conferences’ resolutions on plans for restoration of business operations of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy. These resolutions are binding on all parties concerned.
2. The courts must send the decisions to recognize the creditors’ conference’s resolutions on business operation restoration plans to the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy and the creditors within seven days as from the date of issuing the decisions.
Article 73.- Supervising the implementation of business operation restoration plans
1. After the judges issue decisions to recognize the creditors’ conferences’ resolutions on plans for restoration of business operations of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy, the property-managing and-liquidating teams shall dissolve.
2. Once every six months, enterprises and cooperatives must send to the courts their reports on the implementation of business operation restoration plans.
3. The creditors are obliged to supervise the implementation of plans on restoration of business operations of the enterprises or cooperatives.
Article 74.- Time limit for implementation of plans on business operation restoration
The maximum time limit for implementation of a plan on restoration of business operation of an enterprise or cooperative falling into the state of bankruptcy is three years as from the last day of publishing in newspapers the court’s decision to recognize the creditors’ conference’s resolution on plan for restoration of business operation of the enterprise or cooperative.
Article 75.- Amending, supplementing plans on business operation restoration
1. In the course of implementing business operation restoration plans, creditors and enterprises or cooperatives shall have the right to reach agreements on amendment and/or supplementation of business operation restoration plans.
2. The agreement on amendment and/or supplementation of plans for restoration of business operations of enterprises or cooperatives shall be approved when it is reached by more than half of the number of unguaranteed creditors representing two-thirds or more of the total unsecured debts.
3. The judges shall issue decisions to recognize the agreement between the parties and send such decisions to the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy as well as creditors within seven days as from the date of issuing the decisions.
Article 76.- Suspension of business operation restoration procedures
1. The judges shall issue decisions to suspend the procedures for restoration of business operations of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy in one of the following cases:
a) The enterprises or cooperatives have fulfilled the plans on business operation restoration;
b) It is so agreed upon through voting by more than half of the unguaranteed creditors representing two-thirds or more of the total outstanding unsecured debts.
2. The courts must send and publicize the decisions to suspend the procedures for restoration of business operation of enterprises or cooperatives as provided for in Article 29 of this Law.
Article 77.- Legal consequences of the suspension of business operation restoration procedures
1. When the judges issue decisions to suspend the procedures for restoration of business operation of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy, such enterprises or cooperatives shall be regarded as no longer falling into the state of bankruptcy.
2. Where the civil judgment execution or case settlement is suspended under the provisions in Article 57 of this Law, immediately after the issuance of the decisions to suspend the procedures for restoration of business operations of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy, the civil judgment execution or the case settlement shall resume. The courts which issue decisions to suspend the restoration procedures must return the case dossiers to the competent courts for settlement of cases according to law provisions.
Section 2. PROPERTY LIQUIDATION PROCEDURES
Article 78.- Decision to open property liquidation procedures in special cases
Where enterprises which have conducted business operation at a loss, have enjoyed special measures applied by the State to restore their business operation but still cannot restore their business operation and cannot repay their due debts at the creditors’ requests, the courts shall issue decisions to open the procedures for liquidation of the enterprises’ properties without having to convene the creditors’ conferences to consider the application of restoration procedures.
Article 79.- Decision to open property liquidation procedures when the creditors’ conferences fail
The judges shall issue decisions to open property liquidation procedures when the creditors’ conferences fail in the following cases:
1. Where the owners of enterprises or lawful representatives of enterprises or cooperatives fail to participate in the creditors’ conferences without plausible reasons or where after the creditors’ conferences are postponed once and the applicants for opening of the property liquidation procedures fall into the cases prescribed in Articles 13 and 14 of this Law;
2. Where there are not enough creditors defined in Clause 1, Article 65 of this Law to participate in the creditors’ conferences after the creditors’ conferences were postponed once if the applicants for opening of the bankruptcy procedures fall into the cases prescribed in Articles 15, 16, 17 and 18 of this Law.
Article 80.- Decision to open the property liquidation procedures after the adoption of the resolutions of the first conferences of creditors
After the first conference of creditors adopts the resolution agreeing with the proposed solutions to reorganize business operation, plans on debt repayment to creditors and requests the enterprises or cooperatives to work out plans to restore their business operation, the courts shall decide to open procedures for liquidation of properties of the enterprises or cooperatives in one of the following cases:
1. The enterprises or cooperatives cannot draw up plans for business operation restoration within the time limit prescribed in Clause 1, Article 68 of this Law;
2. The creditors’ conferences fail to adopt plans on restoration of business operation of enterprises or cooperatives;
3. The enterprises or cooperatives have implemented improperly or fail to implement the business operation restoration plans, except otherwise agreed upon by the involved parties.
Article 81.- Contents of decisions on opening of property liquidation procedures
1. The decision to open the property liquidation procedures prescribed in Articles 78, 79 and 80 of this Law must contain the following principal contents:
a) The day, month, year of issuing the decision;
b) The name of the court, the full name of the judge in charge of carrying out the bankruptcy procedures;
c) The name and address of the enterprise or cooperative subject to the application of property liquidation procedures;
d) The grounds of application of property liquidation procedures;
e) The plan on division of the properties of the enterprise or cooperative according to the principles prescribed in Article 37 of this Law;
f) The right to complain and protest and the time limit for lodging complaints and protests.
2. The decisions on opening of procedures for liquidation of the properties of enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy must be dispatched and publicized by courts according to the provisions in Article 29 of this Law.
Article 82.- Activities of enterprises, cooperatives in the course of property liquidation
In the course of executing decisions on opening of property liquidation procedures, at the proposals of the property-managing and-liquidating teams, the judges may issue decisions permitting the enterprises or cooperatives to conduct a number of activities necessary for the property liquidation or for the increase of the properties of such enterprises or cooperatives.
Article 83.- Complaints about, protests against, decisions on opening of property liquidation procedures
1. The enterprises and cooperatives which fall into the state of bankruptcy and creditors may complain about, and the people’s procuracies of the same level may protest against, decisions on opening of property liquidation procedures.
2. Persons owing debts to enterprises or cooperatives may complain about the sections of decisions on opening procedures for liquidation of the properties of the enterprises or cooperatives, which are related to their respective debt repayment obligations.
3. The time limit for lodging complaints or protests shall be twenty days counting from the last day of publishing the decisions on opening of property liquidation procedures in newspapers.
Within five days as from the date the time limit for lodging complaints or protests expires, the courts which have issued decisions on opening of procedures for liquidation of properties of enterprises or cooperatives must send the bankruptcy dossiers enclosed with the written complaints, protest decisions to the immediate superior courts for considering and settling the complaints about, or protests against, decisions on opening of property liquidation procedures.
Article 84.- Settlement of complaints about, protests against, decisions on opening of property liquidation procedures
1. Immediately after receiving the bankruptcy dossiers enclosed with the written complaints or protest decisions, the chief judges of the immediate superior courts shall each appoint a three judge- team to consider and settle the complaints about, or protests against, decisions on opening of property liquidation procedures.
2. Within sixty days as from the date of receiving the bankruptcy dossiers, the judges’ teams must consider and settle complaints about, or protests against, decisions on opening of property liquidation procedures. The judges’ teams may issue one of the following decisions:
a) To reject the complaints or protests and retain the subordinate court’s decisions on opening of property liquidation procedures;
b) To amend the subordinate court’s decisions on opening of property liquidation procedures;
c) To cancel the subordinate court’s decisions on opening of property liquidation procedures and hand the bankruptcy dossiers to the subordinate court for continuing with the restoration procedures as provided for by this Law.
3. The immediate superior courts’ decisions on settlement of complaints or protests shall be the final ones and take legal effect after the issuance thereof.
Article 85.- Suspension of property liquidation procedures
The judges shall issue decisions to suspend the property liquidation procedures in the following cases:
1. The enterprises or cooperatives no longer have properties for implementation of the property division plans;
2. The property division plans have been fulfilled.
Chapter VII
DECLARING BANKRUPTCY OF ENTERPRISES, COOPERATIVES
Article 86.- Decisions to declare bankruptcy of enterprises or cooperatives
The judges issues decisions to declare bankruptcy of enterprises, cooperatives simultaneously with the decisions to suspend the property liquidation procedures.
Article 87.- Decisions to declare bankruptcy of enterprises, cooperatives in special cases
1. Within thirty days as from the date the court-set time limit for advancing the bankruptcy charges expires, if the enterprise owners or the lawful representatives of enterprises or cooperatives, who have filed the applications for opening of bankruptcy procedures, have no more money or other properties for payment of bankruptcy charge advances, the courts shall issue decisions to declare that the enterprises or cooperatives are bankrupt.
2. After receiving the applications for opening of bankruptcy procedures as well as documents and papers sent by the concerned parties, the courts shall issue decisions to declare bankruptcy of enterprises or cooperatives, if the enterprises or cooperatives falling into the state of bankruptcy have no more properties or have properties but not enough for payment of bankruptcy charges.
Article 88.- Contents of decisions to declare enterprises, cooperatives to be bankrupt
The decisions to declare enterprises or cooperatives to be bankrupt must contain the following principal details:
1. The day, month, year of issuing the decision;
2. The name of the court; full name of the judge in charge of carrying out the bankruptcy procedures;
3. The name and address of the enterprise, cooperative declared to be bankrupt;
4. The grounds for bankruptcy declaration;
5. The right to lodge complaints, protests and time limit for settlement thereof;
6. The ban from undertaking posts after the enterprise, cooperative is declared bankrupt as provided for in Article 94 of this Law.
Article 89.- Notification of decisions to declare bankruptcy of enterprises, cooperatives
1. Within fifteen days as from the date of issuing decisions to declare bankruptcy of enterprises or cooperatives, the courts must dispatch and publicize such decisions as provided for in Article 29 of this Law.
2. Within ten days as from the date the decisions to declare bankruptcy of enterprises, cooperatives take effect, the courts must send such decisions to the business registration offices for deleting the names of such enterprises or cooperatives from business registers; in cases where the Supreme People’s Court issues decisions on settlement of complaints or protests as provided for in Article 92 of this Law, such time limit may be longer but must not exceed twenty five days.
Article 90.- Property obligations upon the issuance of decisions to declare bankruptcy of enterprises, cooperatives
1. The decisions to declare bankruptcy of enterprises, cooperatives, provided for in Articles 86 and 87 of this Law do not immunize the property obligations of owners of private enterprises or partnership members towards creditors whose debts have not yet been repaid, except otherwise agreed by the parties or provided for by law.
2. The property obligations arising after the issuance of the decisions to declare bankruptcy of enterprises or cooperatives shall be settled according to law provisions on civil judgment execution and other relevant law provisions.
Article 91.- Complaints about, protests against, decisions to declare bankruptcy of enterprises, cooperatives
1. The persons defined in Article 29 of this Law may complain about, and the people’s procuracies of the same level may protest against, decisions to declare bankruptcy of enterprises or cooperatives.
2. The time limit for lodging complaints or protests shall be twenty days as from the last day of publishing the decisions to declare bankruptcy of enterprises, cooperatives in newspapers.
Within five days as from the date the time limit for lodging complaints or protests expires, the courts which have issued decisions to declare bankruptcy of enterprises or cooperatives must send the bankruptcy dossiers enclosed with the written complaints or protest decisions to their immediate superior courts for considering and settling the complaints about, or protests against, decisions to declare bankruptcy of enterprises, cooperatives.
3. The decisions to declare bankruptcy of enterprises or cooperatives, if not being complained about or protested against, shall take legal effect as from the date the time limit for lodging complaints, protests as prescribed in Clause 2 of this Article expires.
Article 92.- Settlement of complaints about, protests against, decisions to declare bankruptcy of enterprises, cooperatives
1. Immediately after receiving the bankruptcy dossiers enclosed with written complaints or protest decisions, the chief judges of the immediate superior courts shall each appoint a three-judge team to consider and settle the complaints about or protests against, decisions to declare bankruptcy of enterprises or cooperatives.
2. Within forty five days as from the date of receiving the bankruptcy dossiers enclosed with the written complaints or protest decisions, the judge teams must consider and settle the complaints about, or protests against, decisions to declare bankruptcy of enterprises or cooperatives. The judges’ teams may issue one of the following decisions:
a) To reject the complaints or protests and retain the subordinate court’s decisions to declare bankruptcy of enterprises or cooperatives;
b) To cancel the subordinate court’s decisions to declare bankruptcy of enterprises or cooperatives and hand the bankruptcy dossiers to the subordinate courts for continuing with the bankruptcy procedures.
3. The immediate superior court’s decisions on settlement of complaints or protests shall be the final ones and take legal effect as from the date of issuance thereof.
Chapter VIII
HANDLING OF VIOLATIONS
Article 93.- Liabilities for law violations in the course of carrying out the bankruptcy procedures
1. Those who commit acts of law violation in the course of carrying out the bankruptcy procedures shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensations therefor according to law provisions.
2. The Government shall prescribe the administrative sanctions and the sanctioning levels for acts of administrative violation in the course of carrying out the bankruptcy procedures.
Article 94.- Ban from holding posts after the enterprises, cooperatives are declared bankrupt
1. The directors, general directors, chairmen and members of the Managing Boards of companies, corporations with 100% State capital, which are declared bankrupt, must not be appointed to hold such posts in any State enterprises, as from the date such State companies or corporations are declared bankrupt.
The persons assigned to represent the contributed capital portions of the State in other enterprises which are declared bankrupt must not be appointed to hold managerial positions in any enterprises having the State capital.
2. Owners of private enterprises, partnership members, directors (general directors), chairmen and members of the Managing Boards, Members’ Councils of enterprises, managers and members of the managerial boards of the cooperatives, which are declared bankrupt, shall not be allowed to set up enterprises or cooperatives, must not work as managers of enterprises or cooperatives for one to three years as from the date the enterprises or cooperatives are declared bankrupt.
3. The provisions in Clauses 1 and 2 of this Article shall not apply in cases where enterprises or cooperatives are declared bankrupt for force majeure reasons.
Chapter IX
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 95.- Implementation effect
1. This Law takes effect as from October 15, 2004 and replaces the December 30, 1993 Law on Bankruptcy of Enterprises.
2. The Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy shall, within their respective tasks and powers, detail and guide the implementation of this Law.
This Law was passed on June 15, 2004 by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, at its 5th session.
NATIONAL ASSEMBLY CHAIRMAN Nguyen Van An |