CẤP/CẤP ĐỔI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG PHÁT THANH, GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH

Posted on

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay thì hoạt động  phát thanh, truyền hình góp phần không kém quan trọng trong việc truyền tải thông tin đến mọi người. Để thực hiện hợp pháp hoạt động này thì tổ chức, cá nhân cần phải được cấp, cấp đổi giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Báo chíThông tư 36/2016/TT-BTTTT, Nghị định 159/2013/NĐ-CP.

1 Khái niệm 

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 36/2016/TT-BTTTT thì giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình được quy định như sau:

Giấy phép hoạt động phát thanh là Giấy phép hoạt động báo chí được cấp cho tổ chức hoạt động báo nói. Giấy phép này quy định kênh phát thanh đầu tiên của tổ chức được cấp phép.

Giấy phép hoạt động truyền hình là Giấy phép hoạt động báo chí được cấp cho tổ chức hoạt động báo hình. Giấy phép này quy định kênh truyền hình đầu tiên của tổ chức được cấp phép.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Báo chí thì Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói (Phát thanh), báo hình (truyền hình), báo điện tử. Vì vậy, phát thanh và truyền hình là những mảng thuộc lĩnh vực báo chí.

2. Điều kiện cấp, cấp đổi giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình

Điều kiện và thủ tục được cấp giấy phép hoạt động phát thanh và truyền hình được quy định tại Điều 17 và Điều 23 Luật Báo chí năm 2016 và Thông tư 36/2016/TT-BTTTT quy định chi tiết về việc cấp phép hoạt động và chế độ báo cáo đối với loại hình báo nói, báo hình như sau:

– Xác định loại hình báo chí; tôn chỉ, Mục đích phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;

Đối tượng phục vụ; chương trình, thời gian, thời lượng, phương thức truyền dẫn, phát sóng (đối với báo nói, báo hình);

Tên miền, nơi đặt máy chủ và đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối (đối với báo điện tử).

– Có phương án về tổ chức và nhân sự bảo đảm hoạt động của cơ quan báo chí.

– Tiêu chuẩn người đảm nhiệm chức vụ Người đứng đầu cơ quan báo chí:

Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam.

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo không áp dụng tiêu chuẩn này.

Có thẻ nhà báo còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học không áp dụng tiêu chuẩn này;

Có phẩm chất đạo đức tốt.

Không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động.

Có tên và hình thức trình bày tên cơ quan báo chí; tên và hình thức trình bày tên ấn phẩm báo chí; tên và biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình; tên và hình thức trình bày tên chuyên trang của báo điện tử.

Có trụ sở và các Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; phương án tài chính.

Có các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; đối với báo điện tử phải có ít nhất một tên miền “.vn” đã đăng ký phù hợp với tên báo chí và sử dụng hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam; đối với báo nói, báo hình phải có phương án, kế hoạch thuê hoặc sử dụng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng.

Phù hợp với quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Hiệu lực của giấy phép 

Giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình có hiệu lực kể từ ngày ký giấy phép theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Luật Báo chí như sau:

Sau 03 tháng đối với báo in và báo điện tử, 09 tháng đối với báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình), kể từ ngày giấy phép hoạt động báo chí có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không được thành lập hoặc không có sản phẩm báo chí thì giấy phép hết hiệu lực. Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy phép.

Lưu ý: Trường hợp đã bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí theo quy định trên, nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép, cơ quan chủ quản báo chí gửi văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy phép. Trường hợp có thay đổi nội dung so với giấy phép đã được cấp, cơ quan chủ quản gửi hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.

Trong thời hạn còn hiệu lực của giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình mà tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình đã được cấp theo quy định tại Thông tư số 07/2011/TT-BTTTT kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình thực hiện thủ tục đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình theo quy định của Thông tư 36/2016/TT-BTTTT.

4. Mức phạt vi phạm

Mức phạt về hành vi vi phạm quy định về quản lý hoạt động truyền hình trả tiền và thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh được quy định tại Điều 16 Nghị định 159/2013/NĐ-CP:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động truyền hình trả tiền và thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh.

+ Thực hiện không đúng quy định trong giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động truyền hình trả tiền và thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: Thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh nhưng không có giấy chứng nhận.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi: Biên tập kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền nhưng không có giấy phép.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Sản xuất kênh chương trình trong nước cho truyền hình trả tiền không có giấy phép;

+ Phát sóng kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền không có giấy phép;

+ Cung cấp dịch vụ truyền hình, cung cấp chương trình, kênh chương trình trên truyền hình trả tiền có nội dung không được thông tin trên báo chí;

– Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính

Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận từ 01 đến 03 tháng.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

+ Buộc thu hồi giấy phép .

Kết luận: Khi tiến hành thủ tục Cấp,cấp đổi giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình thì các tổ chức, cá nhân cần lưu ý các quy định tại Luật Báo chíThông tư 36/2016/TT-BTTTT, Nghị định 159/2013/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình

Cấp đổi giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình