QUYẾT ĐỊNH 5220/QĐ-UBND PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU (LOGO) DU LỊCH LÀNG NGHỀ HÀ NỘI, HỒ SƠ THIẾT KẾ HỆ THỐNG BIỂN CHỈ DẪN DU LỊCH VÀ QUÀ TẶNG LƯU NIỆM DU LỊCH HÀ NỘI CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 13/12/2021

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 5220/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU (LOGO) DU LỊCH LÀNG NGHỀ HÀ NỘI, HỒ SƠ THIẾT KẾ HỆ THỐNG BIỂN CHỈ DẪN DU LỊCH VÀ QUÀ TẶNG LƯU NIỆM DU LỊCH HÀ NỘI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;

Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo;

Căn cứ Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 07/11/2016 của UBND Thành phố về thí điểm xây dựng nhận diện thương hiệu (logo), biển chỉ dẫn và sản phẩm lưu niệm du lịch Hà Nội;

Xét đề nghị của Sở Du lịch tại Tờ trình số 46/TTr-SDL ngày 18/11/2021,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt phương án thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghề Hà Nội như sau:

1. Về nhận diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội: Phê duyệt phương án sử dụng yếu tố thư pháp truyền thống Hà Nội.

2. Về nhận diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghề gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm: Phê duyệt phương án sử dụng hình ảnh đặc trưng của làng nghề Bát Tràng là Lò Bầu.

3. Về nhận diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông: Phê duyệt phương án sử dụng hình ảnh sản phẩm truyền thống có cách điệu của lụa Vạn Phúc.

(Chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo).

Điều 2. Phê duyệt hồ sơ thiết kế và mẫu sản phẩm 05 loại hình biển chỉ dẫn du lịch: Cột chỉ dẫn thông tin; Biển sơ đồ/bản đồ chỉ hướng; Bản đồ khu phố cổ Hà Nội; Biển chỉ dẫn mặt đất dành cho khu vực phố cổ Hà Nội; Biển chỉ dẫn thực vật; hồ sơ thiết kế và mẫu sản phẩm lưu niệm làng nghề gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm; làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông.

(Chi tiết tại phụ lục 2 kèm theo).

Điều 3. Giao Giám đốc Sở Du lịch:

– Thực hiện đăng ký bản quyền toàn bộ sản phẩm thiết kế biển chỉ dẫn du lịch và bộ nhận diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghề Hà Nội theo quy định.

– Bàn giao hồ sơ thiết kế và mẫu sản phẩm biển chỉ dẫn du lịch đã sản xuất cho UBND quận Hoàn Kiếm, hồ sơ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, mẫu sản phẩm lưu niệm làng nghề dệt lụa Vạn Phúc cho UBND quận Hà Đông; hồ sơ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghề gốm sứ Bát Tràng, mẫu sản phẩm lưu niệm làng nghề gốm sứ Bát Tràng cho UBND huyện Gia Lâm và UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.

– Xây dựng kế hoạch hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện thí điểm, tổng hợp đánh giá, báo cáo kết quả với UBND Thành phố theo quy định.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Du lịch, Thủ trưởng các sở ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND phường Vạn Phúc, quận Hà Đông; Chủ tịch UBND xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 


Nơi nhận:
– Như điều 4;
– Chủ tịch UBND Thành phố;
– Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
– Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam;
– VPUB: CVP/PCVP, KGVX, KT, TH, TKBT;
– Lưu: VT, KGVX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Mạnh Quyền

 

PHỤ LỤC 1.

PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU (LOGO) DU LỊCH LÀNG NGHỀ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 5220/QĐ-UBND ngày 13/12/2021 của UBND Thành phố)

1. Bộ nhận diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghề Hà Nội

– Về nhận diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội: Phê duyệt phương án sử dụng yếu tố thư pháp truyền thống Hà Nội.

– Về nhận diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghề gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm: Phê duyệt phương án sử dụng hình ảnh đặc trưng của làng nghề Bát Tràng là Lò Bầu.

– Về nhận diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông: Phê duyệt phương án sử dụng hình ảnh sản phẩm truyền thống có cách điệu của lụa Vạn Phúc.

 

PHỤ LỤC 2.

PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ MẪU SẢN PHẨM HỆ THỐNG BIỂN CHỈ DẪN DU LỊCH HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 5220/QĐ-UBND ngày 13/12//2021 của UBND Thành phố)

1. Cột chỉ dẫn thông tin: Giúp nhận diện một địa điểm du lịch; tên của điểm du lịch đó; Tìm hiểu được nội dung điểm du lịch với công nghệ QR code; Giúp chia sẻ thông tin, cảm nhận được âm thanh, hình ảnh và video về điểm tham quan; Kết nối với wifi và Bluetooth, USB. Kích thước: Cao 270cm, đúc bằng đồng liền khối, có sẻ rãnh thủng theo hình tượng rễ cây đa để chiếu sáng từ bên trong. Mỗi cột là một khuôn riêng biệt có tên của di tích chạm thủng.

2. Biển sơ đồ/bản đồ chỉ hướng (gồm 3 loại: cỡ lớn; cỡ trung bình; cỡ nhỏ): Giúp xác định địa điểm tham quan trong thành phố; bản đồ sẽ có chỉ dẫn độ dài và thời gian đi bộ đến một số địa điểm; Một số cột sơ đồ sẽ có hệ thống mũi tên giúp xác định hướng. Biển sơ đồ/bản đồ lớn giúp nhìn Hà Nội trong toàn cảnh; Các biển này được đặt tại các vị trí đặc biệt Ở trung tâm và xa trung tâm thành phố.

– Biển sơ đồ/bản đồ lớn, kích thước 220cm, rộng 90cm: Được đặt ở các vị trí trọng điểm như: Khu vực hồ Hoàn Kiếm, Quảng trường Cách mạng tháng Tám, gần Nhà hát lớn, công viên Thống Nhất, công viên Thủ Lệ, khu vực đường Hoàng Diệu…

– Biển sơ đồ/bản đồ cỡ trung bình sử dụng trên các đường phố Hà Nội, cho biết các điểm du lịch trong vòng 1-1,5km. Kích thước: rộng 45cm, cao 200cm, chân đế đúc bằng đồng, điêu khắc hình tượng rễ cây đa, Mặt pano bằng hợp kim in thông tin chỉ dẫn trên bề mặt.

– Biển sơ đồ/bản đồ cỡ nhỏ đặt tại những vị trí chật hẹp trong phố cổ, cho phép nhận diện các điểm du lịch trong vòng 500m. Kích thước: rộng 15cm, cao 200cm chân đế đúc bằng đồng, điêu khắc hình tượng rễ cây đa. Mặt biển bằng hợp kim in thông tin chỉ dẫn trên bề mặt.

3. Bản đồ khu phố cổ Hà Nội (Kích thước dài x rộng x cao: 800mm x 800mm x 250mm): Định dạng toàn bộ khu phố cổ và có thể tự điều hướng.

4. Biển chỉ dẫn mặt đất dành cho khu vực phố cổ và bản đồ phố cổ: Chỉ dẫn trên mặt đất tại một số tuyến phố, cho phép xác định khu vực phố cổ Hà Nội. Chữ N của Hà Nội luôn chỉ về hướng bắc. Chất liệu gốm tráng men, đường kính 11cm, dày 2,5cm.

5. Biển chỉ dẫn thực vật: Là chỉ dẫn thông tin thực vật với một số loài cây đặc thù của Hà Nội (về khía cạnh thực vật học, có gắn yếu tố văn hoá tín ngưỡng…), nhằm tạo lộ trình tham quan thực vật. Sản phẩm sản xuất mẫu được thiết kế với kích thước 14,1×16,6cm và chất liệu thép không gỉ dày 1cm được gắn vào bộ giá đỡ cao 40cm. Đối với Biển chỉ dẫn thực vật sẽ ứng dụng vào thực tế từng loại cây cho phù hợp.

QUYẾT ĐỊNH 5220/QĐ-UBND PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU (LOGO) DU LỊCH LÀNG NGHỀ HÀ NỘI, HỒ SƠ THIẾT KẾ HỆ THỐNG BIỂN CHỈ DẪN DU LỊCH VÀ QUÀ TẶNG LƯU NIỆM DU LỊCH HÀ NỘI CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Số, ký hiệu văn bản 5220/QĐ-UBND Ngày hiệu lực 13/12/2021
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội
Ngày ban hành 13/12/2021
Cơ quan ban hành Hà Nội
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản