TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12972-2:2020 (ISO 16128-2:2017) VỀ MỸ PHẨM – HƯỚNG DẪN ĐỊNH NGHĨA KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHÍ ĐỐI VỚI CÁC THÀNH PHẦN MỸ PHẨM TỰ NHIÊN VÀ HỮU CƠ – PHẦN 2: CÁC TIÊU CHÍ ĐỐI VỚI CÁC THÀNH PHẦN VÀ SẢN PHẨM
TCVN 12972-2:2020
ISO 16128-2:2017
MỸ PHẨM – HƯỚNG DẪN ĐỊNH NGHĨA KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHÍ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM VÀ THÀNH PHẦN MỸ PHẨM TỰ NHIÊN VÀ HỮU CƠ – PHẦN 2: TIÊU CHÍ ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN VÀ SẢN PHẨM
Cosmetics – Guildelines on technical definitions and criteria for natural and organic cosmetic ingredients – Part 2: Criteria for ingredients and products
Lời nói đầu
TCVN 12972-2:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 16128-2:2017.
TCVN 12972-2:2020 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 217 Mỹ phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 12972:2020 Mỹ phẩm – Hướng dẫn định nghĩa kỹ thuật và tiêu chí đối với sản phẩm và thành phẩm mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ, bao gồm các tiêu chuẩn sau:
– TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016), Phần 1: Định nghĩa đối với thành phần
– TCVN 12972-2:2020 (ISO 16128-2:2017), Phần 2: Tiêu chí đối với thành phần và sản phẩm
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn về định nghĩa và tiêu chí đối với các sản phẩm và thành phần mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ. Đây là những hướng dẫn cụ thể cho lĩnh vực mỹ phẩm, có tính đến vấn đề hầu hết phương thức hiện đang được sử dụng đối với lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp không chuyển đổi trực tiếp thành mỹ phẩm. Các hướng dẫn áp dụng đánh giá khoa học và đưa ra các nguyên tắc đối với khung logic nhất quán với các sản phẩm và thành phần mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ tích hợp các phương thức thông thường được sử dụng ở các tài liệu tham chiếu hiện tại. Những hướng dẫn này nhằm khuyến khích sự lựa chọn rộng rãi hơn các thành phần tự nhiên và hữu cơ theo công thức đa dạng hóa các sản phẩm mỹ phẩm nhằm khuyến khích đổi mới.
MỸ PHẨM – HƯỚNG DẪN ĐỊNH NGHĨA KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHÍ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM VÀ THÀNH PHẦN MỸ PHẨM TỰ NHIÊN VÀ HỮU CƠ – PHẦN 2: TIÊU CHÍ ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN VÀ SẢN PHẨM
Cosmetics – Guildelines on technical definitions and criteria for natural and organic cosmetic ingredients – Part 2: Criteria for ingredients and products
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các phương thức tính các chỉ số tự nhiên, chỉ số có nguồn gốc tự nhiên, chỉ số hữu cơ và chỉ số có nguồn gốc hữu cơ áp dụng với các loại thành phần được xác định trong TCVN 12972-1 (ISO 16128-1). Tiêu chuẩn này cũng đưa ra khung xác định hàm lượng sản phẩm tự nhiên, sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, sản phẩm hữu cơ và sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ dựa trên đặc tính thành phần sản phẩm.
Tiêu chuẩn này và TCVN 12972-1 (ISO 16128-1) không đề cập đến vấn đề truyền thông của sản phẩm (ví dụ khiếu nại và dán nhãn), an toàn cho con người, xem xét về kinh tế-xã hội và an toàn môi trường (ví dụ thương mại công bằng), các đặc tính của các vật liệu bao gói hoặc các yêu cầu bắt buộc áp dụng đối với mỹ phẩm.
Tiêu chuẩn này được sử dụng cùng với TCVN 12972-1 (ISO 16128-1).
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016) Mỹ phẩm – Hướng dẫn định nghĩa kỹ thuật và tiêu chí đối với sản phẩm và thành phần mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ – Phần 1: Định nghĩa đối với thành phần
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Không có thuật ngữ và định nghĩa trong tiêu chuẩn này.
4 Phương thức xác định các chỉ số tự nhiên, chỉ số có nguồn gốc tự nhiên, chỉ số hữu cơ và chỉ số có nguồn gốc hữu cơ đối với các thành phần mỹ phẩm
4.1 Quy định chung
Điều này áp dụng đối với các thành phần, hoặc được xác định là các hợp chất hóa học hoặc là động vật, chất khoáng, vi sinh hoặc nguyên liệu thực vật (toàn bộ, một phần hoặc là chiết xuất).
Trong trường hợp hỗn hợp của hai hoặc nhiều hơn các thành phần, mỗi thành phần được lấy riêng rẽ.
4.2 Dịch chiết
Khi dung môi bay hơi một phần, nhà sản xuất dịch chiết có thể sử dụng các thực hành công nghiệp tốt nhất (ví dụ phép đo bằng thiết bị, đặc tính bay hơi của dung môi, các giá trị đã được công bố về tốc độ bay hơi) để xác định chỉ số/các chỉ số của dịch chiết. Phương thức tiếp cận và đánh giá đối với phép xác định này cần phổ biến cho các bên liên quan khi được yêu cầu.
Tính toán các chỉ số dịch chiết theo các nguyên tắc được nêu tại 4.3 và 4.4.
Trong trường hợp các dịch chiết, áp dụng các nguyên tắc sau khi xác định các chỉ số.
– Các chỉ số của dịch chiết hoàn thành cần phản ánh các nguyên liệu ban đầu [nghĩa là (các) dung môi thành phần và khối lượng chưa chiết].
– Các dịch chiết có thể được sản xuất từ các nguyên liệu tươi và khô.
– Quy trình chiết ngừng khi việc tách dịch chiết từ cặn không tan (ví dụ tại lúc lọc). Nếu thực hiện các hoạt động tiếp theo (ví dụ pha loãng, bảo quản, v.v…) thì các đóng góp này đối với các chỉ số được coi là phần bổ sung của các thành phần mới.
– Dịch chiết cuối cùng (ví dụ trong trường hợp cô đặc) không thể thể hiện hàm lượng hữu cơ hoặc tự nhiên nhiều hơn vật liệu ban đầu.
– Cho phép phục hồi các thực vật khô bằng nước với khối lượng tươi ban đầu của chúng. Nước dùng để phục hồi nên có trong dịch chiết hoàn thành để tính hàm lượng tự nhiên hoặc hữu cơ.
– Khi tính chỉ số hữu cơ, nước phục hồi được coi là hữu cơ trong khi bất kỳ nước chiết dư được coi là tự nhiên.
– Dịch chiết được thực hiện từ thực vật không phải hữu cơ có chỉ số hữu cơ và chỉ số có nguồn gốc hữu cơ bằng 0.
– Các dung môi thành phần được xác định tại TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016) Bảng A.1.
– Cho phép sử dụng các thành phần không phải là tự nhiên (ví dụ các chất biến tính ancol) trong các dung môi thành phần. Tuy nhiên, nếu hỗn hợp có chứa dung môi thành phần không phải tự nhiên, khi đó toàn bộ hỗn hợp là không phải tự nhiên.
4.3 Xác định các chỉ số tự nhiên và chỉ số có nguồn gốc tự nhiên của các thành phần
4.3.1 Chỉ số tự nhiên
Chỉ số tự nhiên là giá trị biểu thị nội dung mà thành phần mỹ phẩm đáp ứng định nghĩa về các thành phần tự nhiên của TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016), Điều 2.
Giá trị được chỉ định đối với mỗi thành phần theo hướng dẫn sau:
Chỉ số tự nhiên = 1: Thành phần đáp ứng định nghĩa về các thành phần tự nhiên. Các chỉ số tự nhiên của nước cấu thành, nước phục hồi, nước chiết xuất và nước công thức mỗi loại được coi bằng 1.
Chỉ số tự nhiên = 0: Thành phần không đáp ứng định nghĩa về các thành phần tự nhiên.
Chỉ số tự nhiên của dịch chiết được tính theo công thức (1):
(1) |
trong đó
In là chỉ số tự nhiên;
mDNS là khối lượng của dẫn xuất dung môi tự nhiên được đưa vào;
mT là tổng khối lượng được đưa vào (các thành phần tự nhiên và các dung môi thành phần).
Ví dụ, các dịch chiết của các thành phần tự nhiên có chỉ số tự nhiên là 1 nếu các dung môi sử dụng là tự nhiên, bao gồm nước.
4.3.2 Chỉ số có nguồn gốc tự nhiên
Chỉ số có nguồn gốc tự nhiên là giá trị biểu thị nội dung mà thành phần mỹ phẩm đáp ứng các định nghĩa về hoặc các thành phần tự nhiên trong TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016), Điều 2, các thành phần dẫn xuất tự nhiên từ TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016), Điều 3, hoặc các thành phần dẫn xuất khoáng từ TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016), Điều 4.
Giá trị được chỉ định đối với mỗi thành phần theo chỉ dẫn sau:
Chỉ số có nguồn gốc tự nhiên = 1: Thành phần đáp ứng định nghĩa về các thành phần tự nhiên, nước cấu thành, nước phục hồi, nước chiết hoặc nước công thức. Các dịch chiết của các thành phần tự nhiên sử dụng các dung môi thành phần là tự nhiên hoặc dẫn xuất tự nhiên của toàn bộ gốc tự nhiên [theo TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016), Bảng A.1) có chỉ số có nguồn gốc tự nhiên là 1.
0,5 < chỉ số có nguồn gốc tự nhiên ≤ 1: Thành phần đáp ứng định nghĩa về các thành phần dẫn xuất tự nhiên hoặc các thành phần dẫn xuất khoáng. Giá trị được tính là tỷ lệ của nửa gốc tự nhiên, như được xác định bằng khối lượng phân tử, hàm lượng cacbon tái tạo hoặc bất kỳ phương pháp nào khác có liên quan, đối với tổng cấu phần phân tử của thành phần đấy.
Chỉ số có nguồn gốc tự nhiên = 0: Thành phần không đáp ứng định nghĩa về các thành phần tự nhiên và các thành phần dẫn xuất tự nhiên, các thành phần dẫn xuất khoáng, bao gồm các thành phần có các chỉ số có nguồn gốc tự nhiên được tính ≤ 0,5.
4.4 Xác định các chỉ số hữu cơ và chỉ số có nguồn gốc hữu cơ của các thành phần
4.4.1 Chỉ số hữu cơ
Chỉ số hữu cơ là chỉ số biểu thị nội dung mà thành phần mỹ phẩm đáp ứng định nghĩa về các thành phần hữu cơ từ TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016), 2.3.
Giá trị được chỉ định cho mỗi thành phần theo hướng dẫn sau:
Chỉ số hữu cơ = 1: Thành phần đáp ứng định nghĩa về các thành phần tự nhiên, nước cấu thành hoặc nước phục hồi.
Chỉ số hữu cơ = 0: Thành phần không đáp ứng định nghĩa về các thành phần hữu cơ. Các chỉ số hữu cơ của cả nước chiết và nước công thức được coi bằng 0.
Các dịch chiết của các thành phần hữu cơ trong các dung môi thành phần hữu cơ có chỉ số hữu cơ là 1. Ngâm dầu các thành phần hữu cơ khô và tươi trong dầu hữu cơ có chỉ số hữu cơ là 1. Các loại dầu tinh chất và các dịch chiết đã được khô hoàn toàn của các thành phần hữu cơ có chỉ số hữu cơ là 1 nếu dung môi xử lý theo TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016), Bảng A.2 (do dung môi chiết bị loại bỏ, nó được coi là dung môi xử lý). Trong các trường hợp khác, chỉ số hữu cơ được tính theo công thức (2):
(2) |
trong đó
lo là chỉ số hữu cơ;
mNS là khối lượng của dung môi tự nhiên được đưa vào;
mDNS là khối lượng của dẫn xuất dung môi tự nhiên được đưa vào;
mDOS là khối lượng của dẫn xuất dung môi hữu cơ được đưa vào;
mT là tổng khối lượng được đưa vào (các thành phần hữu cơ và các dung môi thành phần).
Để xác định mNS trong phép tính ở trên đối với thực vật khô khi nước được sử dụng làm dung môi thành phần, điều quan trọng là trừ đi khối lượng của nước phục hồi để biểu trưng khối lượng của thực vật tươi.
Đối với các dịch chiết của thực vật khô mà trong dịch chiết đó nước được sử dụng, nước chiết được tính theo công thức (3):
H2OE = mH2O – H2OR |
(3) |
trong đó
H2OE là nước chiết;
mH2O là tổng khối lượng của nước được đưa vào;
H2OR là nước phục hồi được xác định như sau:
– khi đã biết khối lượng thực vật tươi ban đầu của cây khô, H2OR là giá trị thấp hơn trong khoảng (mFP – mDP) và mH2O;
– khi chưa biết khối lượng thực vật tươi ban đầu của cây khô, H2OR là giá trị thấp hơn trong khoảng (k x mDP – mDP) và mH2O
trong đó
mFP là khối lượng của thực vật tươi ban đầu;
mDP là khối lượng của thực vật khô;
k là tỷ lệ khô/tươi:
– gỗ, vỏ cây, hạt giống, các loại hạt và rễ cây: k = 2,5
– lá cây, hoa vả các phần trên không: k = 4,5
– trái cây nước: k = 8 hoặc các loại khác được quy định theo nhà cung cấp nguyên liệu thô.
4.4.2 Chỉ số có nguồn gốc hữu cơ
Chỉ số có nguồn gốc hữu cơ là giá trị biểu thị nội dung mà thành phần mỹ phẩm đáp ứng các định nghĩa về các thành phần hữu cơ từ TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016), 2.3 hoặc các thành phần dẫn xuất hữu cơ từ TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016), 3.2.
Giá trị được chỉ định đối với mỗi thành phần theo hướng dẫn sau:
Chỉ số có nguồn gốc hữu cơ = 1: Thành phần đáp ứng định nghĩa về các thành phần hữu cơ, nước cấu thành hoặc nước phục hồi.
0 < chỉ số có nguồn gốc hữu cơ ≤ 1: Thành phần đáp ứng định nghĩa về các thành phần dẫn xuất hữu cơ. Giá trị được tính là tỷ lệ của nửa gốc hữu cơ, như được xác định bằng khối lượng phân tử, hàm lượng cacbon tái tạo hoặc bất kỳ phương pháp liên quan nào khác, với tổng cấu phần phân tử của thành phần đó.
Chỉ số có nguồn gốc hữu cơ = 0: Thành phần không đáp ứng định nghĩa về các thành phần hữu cơ, các thành phần dẫn xuất hữu cơ. Các chỉ số có nguồn gốc hữu cơ của cả nước chiết xuất và nước công thức được coi là bằng 0.
Các dịch chiết của các thành phần hữu cơ trong các dung môi thành phần hữu cơ hoặc dẫn xuất hữu cơ có chỉ số có nguồn gốc hữu cơ là 1. Ngâm dầu cả thành phần hữu cơ khô hoặc tươi trong dầu hữu cơ hoặc dẫn xuất hữu cơ có chỉ số có nguồn gốc hữu cơ là 1. Dầu tinh chất và dịch chiết đã khô hoàn toàn của các thành phần hữu cơ có chỉ số có nguồn gốc hữu cơ là 1 nếu dung môi xử lý theo TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016), Bảng A.2 (do dung môi chiết bị loại bỏ, nó được coi là dung môi xử lý). Trong các trường hợp khác, chỉ số có nguồn gốc hữu cơ được tính theo công thức (4):
(4) |
trong đó
loo là chỉ số có nguồn gốc hữu cơ;
mNS là khối lượng của dung môi tự nhiên được đưa vào;
mDNS là khối lượng của dẫn xuất dung môi tự nhiên được đưa vào;
mT là tổng khối lượng được đưa vào (các thành phần hữu cơ và các dung môi thành phần).
Để xác định mNS đối với các phép tính trên khi sử dụng thực vật khô, điều quan trọng là trừ đi khối lượng của nước phục hồi từ khối lượng của nước chiết để biểu trưng khối lượng của thực vật trước khi làm khô.
Đối với các dịch chiết của thực vật khô mà trong đó nước được sử dụng, nước chiết được tính theo công thức (3):
H2OE = mH2O – H2OR
trong đó
H2OE là nước chiết;
mH2O là tổng khối lượng của nước được đưa vào;
H2OR là nước phục hồi được xác định như sau:
– khi khối lượng thực vật tươi ban đầu của cây khô được biết, H2OR là giá trị thấp hơn trong khoảng (mFP – mDP) và mH2O
– khi khối lượng thực vật tươi ban đầu của cây khô chưa biết, H2OR là giá trị thấp hơn trong khoảng (k x mDP – mDP) và mH2O
trong đó
mFP là khối lượng của thực vật tươi ban đầu;
mDP là khối lượng của thực vật khô;
k là tỷ lệ khô/tươi:
– gỗ, vỏ cây, hạt giống, các loại hạt và rễ cây: k = 2,5
– lá cây, hoa và các phần trên không: k = 4,5
– trái cây nước: k = 8 hoặc các loại khác được quy định theo nhà cung cấp nguyên liệu thô.
Đối với các dịch chiết, các dung môi thành phần có thể là hữu cơ, dẫn xuất hữu cơ, tự nhiên (bao gồm nước) hoặc dẫn xuất tự nhiên của toàn bộ gốc tự nhiên [như được biểu thị trong TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016), Bảng A.1],
Bảng 1 – Các chỉ số đối với các loại khác nhau của các thành phần không phải hỗn hợp
Loại thành phần |
Chỉ số và giá trị |
|||
Chỉ số tự nhiên |
Chỉ số có nguồn gốc tự nhiên |
Chỉ số hữu cơ |
Chỉ số có nguồn gốc hữu cơ |
|
Nước cấu thành |
1 |
1 |
1b |
1b |
Nước phục hồi |
1 |
1 |
1b |
1b |
Nước chiết, không bao gồm nước phục hồi |
1 |
1 |
0 |
0 |
Nước công thức |
1 |
1 |
0 |
0 |
Tự nhiên |
1 |
1 |
0 |
0 |
Khoáng tự nhiên |
1 |
1 |
0 |
0 |
Hữu cơ |
1 |
1 |
1b |
1b |
Dẫn xuất tự nhiêna |
0 |
> 0,5 |
0 |
0 |
Dẫn xuất hữu cơa |
0 |
1 |
0 |
Sẽ được tínhb |
Dẫn xuất khoánga |
0 |
1 |
0 |
0 |
Không phải tự nhiên |
0 |
0 |
0 |
0 |
a Phụ lục A thể hiện giá trị chỉ số mẫu và các phép tính đối với các thành phần dẫn xuất.
b Chỉ khi nguyên liệu nguồn là hữu cơ. Nếu không, giá trị là 0. |
Phụ lục A đưa ra các mẫu tính toán đối với các thành phần dẫn xuất có chứa cấu phần dẫn xuất tự nhiên hoặc dẫn xuất hữu cơ. Phụ lục B đưa ra các ví dụ về tính toán các dịch chiết.
5 Các phương thức xác định hàm lượng tự nhiên và/hoặc hữu cơ của các thành phẩm mỹ phẩm
5.1 Hàm lượng tự nhiên
5.1.1 Quy định chung
Hàm lượng tự nhiên của một sản phẩm là tỷ lệ phần trăm khối lượng, trong khoảng từ 0 % đến 100 %, của tất cả các thành phần tự nhiên trong sản phẩm đó. Nó được tính là tổng của các nồng độ tương đối của các thành phần của sản phẩm nhân với các chỉ số tự nhiên tương ứng của chúng. Phép tính này có thể được thực hiện hoặc bằng cách bao gồm nước công thức, như trong công thức (5) hoặc không bao gồm nước công thức, như trong công thức (6).
5.1.2 Tính hàm lượng tự nhiên bằng cách bao gồm nước công thức
(5) |
trong đó
là hàm lượng tự nhiên của một sản phẩm, được tính bằng cách bao gồm nước công thức là một thành phần;
Pα là tỷ lệ phần trăm khối lượng của mỗi thành phần, α, trong sản phẩm và bao gồm nước công thức là một thành phần;
Inα là chỉ số tự nhiên tương ứng với mỗi thành phần, α, trong sản phẩm.
5.1.3 Tính hàm lượng tự nhiên bằng cách loại trừ nước công thức
(6) |
trong đó
là hàm lượng tự nhiên của một sản phẩm, được tính bằng cách loại trừ nước công thức là một thành phần;
Pβ là tỷ lệ phần trăm khối lượng, của mỗi thành phần, β, không bao gồm nước công thức (H2OF) trong sản phẩm. Pβ không bao gồm nước công thức là thành phần (nghĩa là tỷ lệ của nước công thức không thuộc phần tử số);
Inβ là chỉ số tự nhiên tương ứng với mỗi thành phần, β, trong sản phẩm;
H2OF% là tỷ lệ phần trăm khối lượng của nước công thức trong sản phẩm.
5.2 Hàm lượng có nguồn gốc tự nhiên
5.2.1 Quy định chung
Hàm lượng có nguồn gốc tự nhiên của một sản phẩm là phần trăm khối lượng, trong khoảng từ 0 % đến 100 %, của tất cả các thành phần tự nhiên và các phần tự nhiên của các thành phần dẫn xuất tự nhiên trong sản phẩm đó. Nó được tính là tổng của các nồng độ tương đối của các thành phần của sản phẩm nhân với các chỉ số có nguồn gốc tự nhiên tương ứng của chúng. Phép tính này có thể được thực hiện hoặc bằng cách bao gồm nước công thức, như trong công thức (7) hoặc không bao gồm nước công thức, như trong công thức (8).
5.2.2 Tính hàm lượng có nguồn gốc tự nhiên bằng cách bao gồm nước công thức
(7) |
trong đó
là hàm lượng có nguồn gốc tự nhiên của một sản phẩm, được tính bằng cách bao gồm nước công thức là một thành phần;
Pα là tỷ lệ phần trăm khối lượng, của mỗi thành phần, α, trong sản phẩm và bao gồm nước công thức là một thành phần;
Inoα là chỉ số có nguồn gốc tự nhiên tương ứng với mỗi thành phần, α, trong sản phẩm.
5.2.3 Tính hàm lượng có nguồn gốc tự nhiên bằng cách không bao gồm nước công thức
(8) |
trong đó
là hàm lượng có nguồn gốc tự nhiên của một sản phẩm, được tính bằng cách bao gồm nước công thức là một thành phần;
Pβ là tỷ lệ phần trăm khối lượng, của β, mỗi thành phần không bao gồm nước công thức (H2OF), trong sản phẩm. Pβ không được tính đối với H2OF là một thành phần, β, do H2Of bị loại khỏi phần góp đối với hàm lượng có nguồn gốc tự nhiên trong trường hợp này;
Inoβ là chỉ số có nguồn gốc tự nhiên tương ứng với mỗi thành phần, β, trong sản phẩm;
H2OF% là tỷ lệ phần trăm khối lượng của nước công thức trong sản phẩm.
5.3 Hàm lượng hữu cơ
5.3.1 Quy định chung
Hàm lượng hữu cơ của một sản phẩm là tỷ lệ phần trăm khối lượng, trong khoảng từ 0 % đến 100 %, của tất cả các thành phần hữu cơ trong sản phẩm đó. Nó được tính là tổng của các nồng độ tương đối của các thành phần của sản phẩm nhân với các chỉ số có nguồn gốc hữu cơ tương ứng của chúng. Phép tính này có thể được thực hiện hoặc bằng cách bao gồm nước công thức, như trong công thức (9) hoặc không bao gồm nước công thức, như trong công thức (10).
5.3.2 Tính hàm lượng hữu cơ bằng cách bao gồm nước công thức
(9) |
trong đó
là hàm lượng hữu cơ của một sản phẩm, được tính bằng cách bao gồm nước công thức là một thành phần;
Pγ là tỷ lệ phần trăm khối lượng của mỗi thành phần, γ, trong sản phẩm và bao gồm nước công thức là một thành phần;
Ioγ là chỉ số hữu cơ tương ứng với mỗi thành phần, γ, trong sản phẩm.
5.3.3 Tính hàm lượng hữu cơ bằng cách không bao gồm nước công thức
(10) |
trong đó
là hàm lượng hữu cơ của một sản phẩm, được tính bằng cách không bao gồm nước công thức là một thành phần;
Pδ là tỷ lệ phần trăm khối lượng của δ, mỗi thành phần không bao gồm nước công thức (H2OF), trong sản phẩm. Pδ không được tính đối với H2OF là một thành phần, δ, do H2OF bị loại khỏi phần góp đối với hàm lượng hữu cơ trong trường hợp này;
Ioδ là chỉ số hữu cơ tương ứng với mỗi thành phần δ trong sản phẩm;
H2OF% là tỷ lệ phần trăm khối lượng của nước công thức trong sản phẩm.
5.4 Hàm lượng có nguồn gốc hữu cơ
5.4.1 Quy định chung
Hàm lượng có nguồn gốc hữu cơ của một sản phẩm là tỷ lệ phần trăm khối lượng, trong khoảng từ 0 % đến 100 %, của tất cả các thành phần hữu cơ và các phần hữu cơ của các thành phần dẫn xuất hữu cơ trong sản phẩm đó. Nó được tính là tổng của các nồng độ tương đối của các thành phần của sản phẩm nhân với các chỉ số có nguồn gốc hữu cơ tương ứng của chúng. Phép tính này có thể được thực hiện hoặc bằng cách bao gồm nước công thức, như trong công thức (11) hoặc không bao gồm nước công thức, như trong công thức (12).
5.4.2 Tính hàm lượng có nguồn gốc hữu cơ bằng cách bao gồm nước công thức
(11) |
trong đó
là hàm lượng có nguồn gốc hữu cơ của một sản phẩm, được tính bằng cách bao gồm nước công thức là một thành phần;
Pγ là tỷ lệ phần trăm khối lượng, của mỗi thành phần, γ, trong sản phẩm và bao gồm nước công thức là một thành phần;
Iooγ là chỉ số có nguồn gốc hữu cơ tương ứng với mỗi thành phần, γ, trong sản phẩm.
5.4.3 Tính hàm lượng có nguồn gốc hữu cơ bằng cách không bao gồm nước công thức
(12) |
trong đó
là hàm lượng có nguồn gốc hữu cơ của một sản phẩm, được tính bằng cách không bao gồm nước công thức là một thành phần;
Pδ là tỷ lệ phần trăm khối lượng, của mỗi thành phần, δ, trong sản phẩm và không bao gồm nước công thức là một thành phần (nghĩa là tỷ lệ nước công thức không thuộc tử số);
Iooδ là chỉ số có nguồn gốc hữu cơ tương ứng với mỗi thành phần, δ, trong sản phẩm;
H2OF % là tỷ lệ phần trăm khối lượng của nước công thức trong sản phẩm.
Phụ lục C trình bày các ví dụ tính toán của mỗi phép tính hàm lượng ở các thành phẩm mỹ phẩm.
Phụ lục A
(tham khảo)
Các ví dụ về phép tính xác định các chỉ số của các thành phần bao gồm thành phần dẫn xuất tự nhiên hoặc hữu cơ
Bảng A.1 – Các ví dụ về phép tính xác định các chỉ số của các thành phần bao gồm thành phần dẫn xuất tự nhiên hoặc hữu cơ
Loại thành phần |
Ví dụ (tất cả tỷ lệ được liệt kê là phần trăm khối lượng) |
Chỉ số tự nhiên |
Chỉ số có nguồn gốc tự nhiên |
Chỉ số hữu cơ |
Chỉ số có nguồn gốc hữu cơ |
Dẫn xuất tự nhiên | C18-38 sáp ong alkyl:
Được thực hiện bằng phản ứng 45 % C18-38 rượu alkyl từ dầu mỏ (không phải là tự nhiên) với 55 % C24-36 axit sáp ong (hữu cơ) |
0 |
0,55 |
0 |
0 |
Dẫn xuất hữu cơ | Sáp ong stearyl:
Được thực hiện bằng phản ứng 35 % rượu stearyl từ mỡ động vật (hữu cơ) với 65 % C24-36 axit sáp ong (hữu cơ) |
0 |
1 |
0 |
1 |
Dẫn xuất hữu cơ | Butyl avocadat;
Được thực hiện bằng phản ứng 70 % rượu butyl (tự nhiên) với 30 % axit béo avocado (hữu cơ)a |
0 |
1 |
0 |
0,3 |
Không phải là tự nhiên | PPG-6 castorat:
Được thực hiện bằng phản ứng 30 % dầu castor (tự nhiên) với 70 % PPG-6 (không phải là tự nhiên)b |
0 |
0 |
0 |
0 |
Không phải là tự nhiên | Silic silylat;
Được thực hiện bằng phản ứng 57 % silic dioxit (tự nhiên – khoáng) với 43 % metylsilan (từ 67 % tự nhiên – khoáng, và 33 % các chất phản ứng không phải là tự nhiên)c |
0 |
0 |
0 |
0 |
a Không có yêu cầu về nồng độ tối thiểu đối với nguyên liệu nguồn gốc hữu cơ được sử dụng để tạo ra các thành phần dẫn xuất hữu cơ.
b Có giới hạn hàm lượng tối đa đối với nguyên liệu có nguồn gốc nhiên liệu hóa thạch được sử dụng để tạo ra các thành phần dẫn xuất tự nhiên (< 50 %). c Các chất được tạo ra từ các nguồn khoáng cần có thành phần hóa học giống như khoáng xảy ra trong tự nhiên để được coi là các thành phần dẫn xuất khoáng. Trong trường hợp này, mặc dù khối lượng thành phần (xấp xỉ 86 %) được tạo ra từ các chất phản ứng tự nhiên – khoáng, silica silylat được coi không phải là tự nhiên do nó không xuất hiện trong tự nhiên. |
Phụ lục B
(tham khảo)
Các ví dụ về xác định chỉ số hữu cơ và chỉ số có nguồn gốc hữu cơ đối với dịch chiết
Ví dụ 1:
Chiết 34,4 kg hoa khô hữu cơ bằng 601 kg nước để có được 500 kg dịch chiết
Tính toán: (xem 4.4)
H2OE = nước chiết
H2OR = nước phục hồi = tối thiểu (k x mDP – mDP) và H2O (khối lượng tươi gốc của thực vật khô chưa biết), k = 4,5 đối với hoa khô
mH2O = tổng khối lượng nước được đưa vào = 601 kg
lo = chỉ số hữu cơ = 1 – (mNS + mDNS + mDOS)/mT
mNS = khối lượng dung môi tự nhiên được đưa vào
mDNS = khối lượng dẫn xuất dung môi tự nhiên được đưa vào = 0 kg
mDOS = khối lượng dẫn xuất dung môi hữu cơ được đưa vào = 0 kg
lo = chỉ số hữu cơ
mT = tổng khối lượng được đưa vào (thực vật hữu cơ + dung môi) (34,4 + 601) kg
H2OR = tối thiểu (4,5*34,4 – 34,4): 601) = 120
mNS = H2OE = 601 – 120 = 481
lo = chỉ số hữu cơ = 1 – (mNS + mDNS + mDOS)/mT = 1 – 481/(34,4 + 601) = 0,24
Ví dụ 2:
Chiết 67,5 kg hoa tươi hữu cơ bằng 200 kg hơi nước để có được 100 kg hydrolat
Tính chỉ số hữu cơ lo: (xem 4.4)
mNS = khối lượng dung môi tự nhiên được đưa vào
mW = tổng khối lượng nước được đưa vào
mNS = khối lượng dung môi tự nhiên được đưa vào
mNS = mH2O = E = 100
lo = chỉ số hữu cơ = 1 – (mNS + mDNS + mDOS)/mT = 1 – 200/(67,5 + 200) = 0,25
Ví dụ 3:
Chiết 10,3 kg hoa khô hữu cơ bằng 110 kg dầu thực vật không phải hữu cơ để đạt được 100 kg dịch chiết.
Tính chỉ số hữu cơ lo. (xem 4.4)
H2OR = nước phục hồi = 0
mNS = khối lượng dung môi tự nhiên được đưa vào = 110 kg
mT = tổng khối lượng được đưa vào (thực vật hữu cơ + dung môi): (10,3 + 110) kg
lo = chỉ số hữu cơ = 1 – (mNS + mDNS + mDOS)/mT = 1 – 110/(10,3 + 110) = 0,08
Ví dụ 4:
Chiết 15 kg quả tươi hữu cơ bằng 55 kg ethanol hữu cơ và 55 kg nước để đạt được 100 kg dịch chiết.
Tính chỉ số hữu cơ: (xem 4.4)
lo = chỉ số hữu cơ = 1 – (mNS + mDNS + mDOS)/mT
mT = tổng khối lượng được đưa vào (thực vật hữu cơ + dung môi) = (mFP + mNS + mDNS + mDOS)
mFP = khối lượng thực vật tươi gốc = 15 kg (quả tươi hữu cơ)
mNS = khối lượng dung môi tự nhiên được đưa vào = 55 kg (nước)
mDNS = khối lượng dẫn xuất dung môi tự nhiên được đưa vào = 0 kg
mDOS = khối lượng dẫn xuất dung môi hữu cơ được đưa vào = 0 kg
lo = chỉ số hữu cơ
mNS = H2OE = 55
lo = chỉ số hữu cơ = 1 – (mNS + mDNS + mDOS)/mT = 1 – (55)/(15 + 55 + 55) = 0,56
Ví dụ 5:
Chiết 20,1 kg hoa khô hữu cơ bằng 191 kg nước và 191 kg glycerin dẫn xuất hữu cơ để đạt được 339 kg dịch chiết
Tính chỉ số hữu cơ = lo và chỉ số có nguồn gốc hữu cơ = loo: (xem 4.4)
mT = tổng khối lượng được đưa vào (thực vật hữu cơ + dung môi) = (20,1 + 1 91 + 191) kg
mDP = khối lượng thực vật khô gốc = 20,1 kg (hoa khô hữu cơ)
mNS = khối lượng dung môi tự nhiên được đưa vào
mDOS = khối lượng dẫn xuất dung môi hữu cơ được đưa vào = 191 kg (dẫn xuất glycerin hữu cơ)
mH2O = tổng khối lượng nước được đưa vào = 191 kg
H2OR = nước phục hồi = tối thiểu (k x mDP – mDP) và H2O: tối thiểu (4,5 x 20,1 – 20,1); 191 = 70, k = 4,5 đối với hoa khô
mNS = khối lượng dung môi tự nhiên được đưa vào = H2OE = nước chiết xuất; 191 – 70 = 121
mDOS = 191
lo = chỉ số hữu cơ = 1 – (mNS + mDNS + mDOS)/mT = 1 – (121 + 191)/(20,1 + 191 + 191) = 0,22
loo = chỉ số có nguồn gốc hữu cơ = 1 – (mNS + mDNS)/mT = 1 – (121 + 191)/(20,1 + 191) = 0,70
Phụ lục C
(tham khảo)
Các kết quả xác định chỉ số và tính hàm lượng từ Điều 4 và Điều 5
Bảng C.1 – Các kết quả xác định chỉ số và tính hàm lượng từ Điều 4 và Điều 5
Thành phần |
Ví dụ |
% tỷ lệ khối lượng |
Chỉ Số tự nhiên |
Hàm lượng tự nhiên |
Chỉ số có nguồn gốc tự nhiên |
Hàm lượng gốc tự nhiên |
Chỉ số hữu cơ |
Hàm lượng hữu cơ |
Chỉ số có nguồn gốc hữu cơ |
Hàm lượng gốc hữu cơ |
Nước công thức | Nước khử ion |
60 |
1 |
60 |
1 |
60 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Tự nhiên | Dầu thực vật |
10 |
1 |
10 |
1 |
10 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Dịch chiết | Dịch chiết của 10 kg thực vật tự nhiên tươi bằng hỗn hợp của 60 kg nước và 30 kg dẫn xuất glycerin tự nhiên có gốc hoàn toàn tự nhiên |
2 |
0,7 |
1,4 |
1 |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Khoáng | Muối |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Dẫn xuất khoáng | Ester từ các chất phản ứng 70 % tự nhiên và 30 % không phải tự nhiên |
5 |
0 |
0 |
0,7 |
3,5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Dẫn xuất tự nhiên | Titan dioxit |
5 |
0 |
0 |
0 |
5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Hữu cơ | Dầu thực vật hữu cơ |
5 |
1 |
5 |
1 |
5 |
1 |
5 |
1 |
5 |
Chiết hữu cơ | Dịch chiết của 10 kg lá hữu cơ khô bằng hỗn hợp của 35 kg nước và 70 kg etanol hữu cơ |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
Dẫn xuất hữu cơ | Este từ các chất phản ứng 20 % tự nhiên và 80% hữu CƠ |
4 |
0 |
0 |
1 |
4 |
0 |
0 |
0,8 |
3,2 |
Không phải tự nhiên | Dầu Silicon |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Tổng % |
100 |
– |
– |
– |
– |
– |
– |
– |
– |
|
Hàm lượng công thức (từ tính bằng nước công thức) |
– |
83,4 |
– |
96,5 |
– |
9,0 |
– |
12,2 |
||
Hàm lượng công thức (từ tính không sử dụng nước công thức) |
– |
58,5 |
– |
91,3 |
– |
22,5 |
– |
30,5 |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12972-2:2020 (ISO 16128-2:2017) VỀ MỸ PHẨM – HƯỚNG DẪN ĐỊNH NGHĨA KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHÍ ĐỐI VỚI CÁC THÀNH PHẦN MỸ PHẨM TỰ NHIÊN VÀ HỮU CƠ – PHẦN 2: CÁC TIÊU CHÍ ĐỐI VỚI CÁC THÀNH PHẦN VÀ SẢN PHẨM | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN12972-2:2020 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Hóa chất, dầu khí |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |