TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12973:2020 (ISO/TR 19838:2016) VỀ VI SINH VẬT – MỸ PHẨM – HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO VỀ VI SINH VẬT MỸ PHẨM

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12973:2020
ISO/TR 19838:2016

VI SINH VẬT – MỸ PHẨM – HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG
TIÊU CHUẨN ISO VỀ VI SINH VẬT MỸ PHẨM

Microbiology – Cosmettics – Guidelines for the application of ISO standards on
cosmetics microbiology

Lời nói đu

TCVN 12973:2020 hoàn toàn tương đương với ISO/TR 19838:2016.

TCVN 12973:2020 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 217 Mỹ phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Mỗi nhà sản xuất mỹ phẩm có đồng thời hai trách nhiệm liên quan đến chất lượng vi sinh vật của sn phẩm của mình.

– Thứ nhất là đảm bảo rằng sản phẩm, khi được mua, không có các vi sinh vật có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khe người tiêu dùng. Điều này được đm bo bằng cách áp dụng Thực hành Sản xuất tốt (GMP) [xem TCVN 12976 (ISO 22716)] trong quá trình sản xuất và bao gói và nếu cần thiết, bằng cách sử dụng các thử nghiệm hàm lượng vi sinh vật trên thành phẩm.

– Thứ hai là đảm bảo rằng các vi sinh vật được đưa vào trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm thông thường sẽ không có tác động có hại đối với chất lượng hoặc độ an toàn của sản phm. Điều này được đảm bảo bằng cách thực hiện các thử nghiệm hiệu quả của bảo quản (hoặc thử nghiệm thử thách) trong suốt giai đoạn phát triển sản phẩm mới.

Để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của sản phẩm đối với người tiêu dùng, phân tích nguy cơ vi sinh vật phù hợp cần được thực hiện để xác định các loại sản phẩm mỹ phẩm mà tiêu chuẩn này có thể áp dụng được.

– Các sản phẩm được coi là có nguy cơ vi sinh vật thấp được nêu tại ISO 29621. Những sản phẩm này được xác định là “không thân thiện” và được sản xuất tuân thủ theo GMP và có nguy cơ rất thấp. Vì vậy, các sản phẩm tuân theo các đặc tính được xác định trong ISO 29621 không yêu cầu thử nghiệm vi sinh vật bao gồm cả thử nghiệm thử thách và thử nghiệm sn phẩm cuối cùng.

– Đối với những sản phẩm không được coi là “không thân thiện”, chất lượng vi sinh vật phải được đánh giá bằng cách thực hiện các th nghiệm với các phương pháp phù hợp. ISO TC 217 cung cấp tổ hợp toàn diện các tiêu chuẩn để đánh giá việc bảo quản kháng khuẩn của các sản phẩm mỹ phẩm và chất lượng vi sinh vật của thành phẩm (các phương pháp và giới hạn). Các nhà sản xuất có thể quyết định không thử nghiệm nếu họ có thể chứng minh rằng sản phẩm của họ tuân theo các yêu cầu được xác định trong ISO 17516 và/hoặc ISO 11930.

 

VI SINH VẬT – MỸ PHẨM – HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG
TIÊU CHUẨN ISO V
 VI SINH VẬT MỸ PHM

Microbiology – Cosmettics – Guidelines for the application of ISO standards on
cosmetics microbiology

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn chung giải thích việc sử dụng các tiêu chuẩn ISO về vi sinh vật mỹ phẩm phụ thuộc vào mục đích (kiểm soát trên thị trường, phát triển sản phẩm, v.v…) và sản phẩm được thử nghiệm.

Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng để thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO về các giới hạn vi sinh vật (ISO 17516).

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

2.1

Công thức mỹ phẩm (cosmetic formulation)

Chuẩn bị nguyên liệu thô có thành phần xác định định tính và định lượng.

2.2

Sản phẩm mỹ phẩm (cosmetic product)

Sản phẩm mỹ phẩm hoàn thiện đã trải qua tất cả các giai đoạn sản xuất, bao gồm bao gói trong vật chứa để vận chuyển.

2.3

Mu (sample)

Một hoặc nhiều thành phần đại diện hơn được lựa chọn từ một tổ hợp để đạt được thông tin về tổ hợp đó.

2.4.1

Hàm lưng vi khuẩn (microbial content)

<định tính> số dự tính của các vi sinh vật ưa nhiệt trung bình hiếu khí và có thể phát triển (vi khuẩn, nấm men và nấm mốc) trong mỹ phẩm.

2.4.2

Hàm lượng vi khuẩn (microbial content)

<định lượng> các vi sinh vật xác định hoặc không xác định có thể phát hiện được trong mẫu mỹ phẩm.

2.5

Bảo quản công thức mỹ phẩm (preservation of a cosmetic formulation)

T hợp các phương thức được sử dụng để tránh sự sinh sôi của vi khuẩn trong công thức mỹ phẩm.

 DỤ: Chất, bảo quản, các hợp chất đa chức năng, các nguyên liệu thô không thân thiện, độ pH rất cao, các mức độ hoạt tính của nước thấp, v.v …

2.6

Bảo vệ chất chống vi khuẩn của sản phẩm mỹ phẩm (antimicrobial protection of a cosmetic product)

Khả năng của sản phẩm mỹ phẩm vượt qua sự nhiễm khuẩn mà có thể mang đến nguy cơ tiềm n cho người sử dụng

CHÚ THÍCH 1: Bảo vệ chất chống vi khuẩn nói chung bao gồm bảo quản công thức, quy trình sản xuất xác định và bao gói bảo vệ.

2.7

Các sản phẩm có nguy cơ thấp về vi sinh vật (microbilogically low-risk products)

Các sản phẩm mà môi trường của chúng không đáp ứng các yêu cầu về lý học và hóa học cho sự phát triển và/hoặc tồn tại của vi sinh vật (các sản phẩm không thân thiện)

CHÚ THÍCH 1: Loại các sản phẩm có nguy cơ thấp này áp dụng đối với sự nhiễm vi sinh vật có thể xảy ra trong quá trình sản xuất và/hoặc sử dụng bởi người tiêu dùng.

CHÚ THÍCH 2: Một sản phẩm mà việc bao gói của sản phẩm ngăn sự xâm nhập của vi sinh vật được coi là sản phẩm có nguy cơ thấp về vi sinh vật trong quá trình sử dụng sản phẩm.

CHÚ THÍCH 3: Việc bao gồm các chất bảo quản hoặc các hợp chất kháng khuẩn trong công thức chính bn thân chúng không cu thành một cách cần thiết sản phẩm có nguy cơ thấp.

2.8

Đánh giá nguy cơ vi sinh vật (các sản phẩm nguy cơ thấp) [microbiological risk assessment (low risk products)]

Đánh giá các đặc tính sản phẩm để xác định nếu sản phẩm đó có thể bị nhiễm vi khuẩn

CHÚ THÍCH 1: Những đặc tính này bao gồm thành phần của sản phẩm, các điều kiện sản phẩm, bao gói và sự kết hợp của những yếu tố này (xem ISO 29621).

3  Hàm lượng vi khuẩn

3.1  Các yêu cầu chung

Có tám tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến hàm lượng vi khuẩn của mẫu mỹ phẩm (xem Phụ lc A).

– ISO 16212

– ISO 17516

– ISO 18415

– ISO 18416

– ISO 21149

– ISO 21150

– ISO 22717

– ISO 22718

Ngoài ra ISO 21148 đưa ra các ch dẫn chung đối với thực hiện kiểm tra vi sinh vật của các sản phẩm mỹ phẩm.

Do tính đa dạng lớn của các sản phẩm mỹ phẩm trong lĩnh vực áp dụng này, các phương pháp được quy định trong những tiêu chuẩn này có thể không phù hợp với một số sản phẩm về chi tiết (ví dụ các sản phẩm không trộn lẫn được với nước).

Các phương pháp khác (ví dụ tự động hóa) có thể thay thế cho các thử nghiệm được th hiện ở đây miễn là chứng minh được sự tương đương hoặc phương pháp đã được chứng minh.

Ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn bằng mẫu cần được trung hòa để phát hiện các vi sinh vật có thể phát triển được. Trong tất cả các trường hợp và sử dụng bất kỳ phương pháp luận nào, trung hòa các đặc tính kháng khuẩn của sản phẩm cần được kiểm tra và chứng minh.

Việc nghiên cứu về tính trung hòa của hoạt tính kháng khuẩn nên được thực hiện khi các phép thứ phải được tiến hành trên các sản phẩm mới và bất cứ khi nào có sự thay đổi trong các điều kiện thực nghiệm của phép thử.

Các tiêu chuẩn được đưa ra sẽ cho phép:

– Đếm và phát hiện các vi sinh vật ưa nhiệt trung bình có thể phát triển dưới các điều kiện hiếu khí;

– Xác định sự không có mặt của các vi sinh vật cụ thể mà là mối quan tâm đối với các sản phẩm mỹ phẩm

và do vậy, đánh giá sản phẩm thử nghiệm có phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn về các giới hạn vi sinh vật (ISO 17516).

Các phương pháp thử được quy định trong các tiêu chuẩn riêng lẻ. Lựa chọn phương pháp cụ thể hoặc kết hợp các phương pháp phụ thuộc vào mục đích thực hiện thử nghiệm. Điều này phụ thuộc vào người sử dụng quyết định phương pháp tiếp cận nào là tốt nhất đối với mỗi ứng dụng.

Phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn dự kiến của mẫu được thử nghiệm, có thể sử dụng hai cách tiếp cận khác nhau (xem Phụ lục A).

– Các th nghim định tính (đếm) được sử dụng khi không có thông tin về chất lượng vi sinh vật của mẫu hoặc nếu dự tính sẽ bị nhiễm khuẩn.

– Các thử nghiệm định lượng (phát hin) có thể được sử dụng nếu mẫu không bị nhiễm khuẩn (ví dụ dựa trên lịch sử sản phẩm) và có thể hữu ích từ quan đim thời gian sản xuất và kinh tế.

Trong trường hợp phát hiện ra các vi sinh vật, sự có mặt của các vi sinh vật xác định cần được kiểm tra theo 3.3 hoặc 3.4.

3.2  Đếm các vi sinh vật ưa nhiệt trung bình (vi khun, nấm men và nấm mốc)

Đối với vi khuẩn, phương pháp đếm được quy định trong ISO 21149 bao gồm đếm các khuẩn lạc trên môi trường thạch không chn lọc. Đếm các khuẩn lạc có thể được thực hiện bằng phương pháp cấy đĩa hoặc phương pháp màng lọc s dụng môi trường nuôi cấy xác định được ủ theo các điều kiện xác định.

Các kết quả được biểu thị như sau”

“[số] vi khuẩn hiếu khí ưa nhiệt trung bình trên gam hoặc trên mililit của sản phẩm, được biểu thị là cfu/g hoặc cfu/mL”.

Đối với nấm men và nấm mốc, phương pháp được mỏ tả trong ISO 16212 bao gồm đếm các khuẩn lạc bằng phương pháp cấy đĩa hoặc phương pháp màng lọc sử dụng môi trường nuôi cấy xác định với kháng sinh được ủ theo các điều kiện xác định.

Điều kiện khác sử dụng môi trường nuôi cấy không kháng sinh được đề xuất trong ISO 16212.

Các kết quả được biểu thị như sau:

“[số] nấm men và nấm mốc trên gam hoặc trên mililit của sản phẩm được biểu thị là cfu/g hoặc ctu/mL’’.

3.3  Phát hiện các vi sinh vật xác định

Phát hiện chủng gây bệnh về da như tụ cầu khun St.aureus, trực khuẩn Ps.aeruginosa và nấm Candida albican có thể có liên quan. Phát hiện các loại vi sinh vật khác có thể cần quan tâm do những vi sinh vật này (bao gồm các chỉ số nhiễm khuẩn phán ví dụ vi khuẩn chịu nhiệt E.coli) phát sinh do không đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất.

Các phương pháp được mô tả trong ISO 18416 (C. albican), ISO 21150 (E. coli) ISO 22717 (P.aeruginosa) và ISO 22718 (S.aureus).

Các bước chính của các phương pháp như sau:

– Bước tăng sinh sử dụng môi trường canh thang không chọn lọc được ủ theo các điều kiện xác định để tăng số vi sinh vật đồng thời tránh nguy cơ ức chế do các thành phần chọn lọc có trong môi trường tăng trưng chọn lọc/khác nhau.

– Nếu có sự tăng trưởng của vi sinh vật, phân lập trên môi trường chọn lọc, tiếp sau đó là thử nghiệm nhận dạng.

Nếu sự nhận dạng các khuẩn lạc khẳng định sự có mặt của vi sinh vật xác định (tụ cầu khuẩn St.aureus, trực khuẩn Ps.aeruginosa, nấm Candida albican hoặc vi khuẩn E.coli) kết quả được biểu thị như sau:

“có vi sinh vật xác định (tên của loài) trong mu S”

Nếu không quan sát thấy sự tăng trưởng của vi sinh vật sau bước tăng sinh và/hoặc nếu việc nhận dạng các khuẩn lạc không khẳng định sự có mặt của vi sinh vật xác định (tụ cầu khuẩn St.aureus, trực khun Ps.aeruginosa, nấm Candida albican hoặc vi khuẩn E.coli) kết quả được biểu thị như sau:

“không có vi sinh vật xác định (tên của loài) trong mẫu, S”

3.4  Phát hiện các vi sinh vật xác định và không xác định

Hai tiêu chuẩn mô tả làm thế nào phát hiện các vi sinh vật xác định và không xác định.

– Nguyên tắc của ISO 18415 là để thực hiện bước tăng sinh bằng cách sử dụng canh thang không chọn lọc được ủ theo các điều kiện xác định để tăng số vi sinh vật mà không có nguy cơ ức chế bởi các thành phần chọn lọc có trong môi trường tăng trưởng chọn lọc/khác nhau sau khi phân lập trên môi trường không chọn lọc được ủ theo các điều kiện xác định và việc nhận dạng được thực hiện theo nhu cầu bằng cách sử dụng các điều kiện ủ phù hợp và các thử nghiệm nhận dạng phù hợp.

Đối với mỗi loài của vi sinh vật xác định, và nếu việc nhận dạng các khuẩn lc khẳng định có loài này, kết qu được biểu thị như sau:

“có (tên của loài) trong mẫu, S”

Nếu quan sát thấy sự tăng trưởng sau khi tăng sinh và nếu các khuẩn lạc bị phân lập và được nhận diện là các vi sinh vật không xác định, kết quả được biểu thị như sau:

“có (tên của loài hoặc các đặc tính hình thái chính) trong mẫu, S và không có các vi sinh vật xác định”.

Nếu không quan sát thấy sự tăng trưởng sau khi tăng sinh, kết quả được biểu thị như sau:

“không có nấm men và vi khuẩn hiếu khí ưa nhiệt trung bình (các vi sinh vật xác định được bao gồm) trong mẫu, S”.

– ISO 21149 mô tả phương pháp phát hiện vi khuẩn hiếu khí ưa nhiệt trung bình.

Phương pháp tăng sinh được mô tả trong ISO 21149 bao gồm ủ theo các điều kiện xác định của số lượng mẫu xác định (S) trong canh thang không chọn lọc có chứa các chất trung hòa phù hợp và/hoặc các cht gây phân tán sau khi chuyển một lượng xác định dung dịch huyền phù trước trên môi trường thạch cứng không chọn lọc theo các điều kiện xác định. Sự khác nhau giữa ISO 18415 và ISO 21149 là sự trung hòa của hoạt tính kháng khuẩn trong ISO 21149 là chì kiểm tra đối với vi khuẩn trong khi ISO 18415 đề cập đến cả vi khuẩn và nấm men.

Vì vậy, nếu không quan sát thấy sự tăng trưởng sau khi tăng sinh, các kết quả được biểu thị như sau:

“không có vi khuẩn hiếu khí ưa nhiệt trung bình (vi khuẩn xác định được bao gồm) trong mẫu S”

Nếu quan sát thấy sự tăng trưởng sau khi tăng sinh, kết quả được biểu thị như sau:

“có vi khuẩn hiếu khí ưa nhiệt trung bình trong mẫu S”.

CHÚ THÍCH: Các phương pháp tăng sinh không phù hợp (nhiệt độ, môi trường nuôi cấy) để phát hiện nắm mốc. Vì vậy, thậm chí nếu không quan sát thấy sự tăng trưởng sau khi tăng sinh, cần tìm kiếm nấm mốc sử dụng các điều kiện nuôi cấy phù hợp (xem ISO 16212).

4  Chất bảo quản chống vi khuẩn

4.1  Các yêu cầu chung

Chất bảo quản sản phẩm mỹ phẩm chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật (công thức mỹ phẩm trong vật chứa cuối cùng) có thể đến từ nhiều nguồn như sau:

– Chất bảo quản hóa học;

– Các đặc tính ức chế vốn có của công thức;

– Thiết kế bao gói;

– Quá trình sản xuất

Khi đánh giá toàn bộ chất bảo quản sản phẩm mỹ phẩm chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật, những nguồn khác nhau này cần được tính đến trong đánh giá nguy cơ vi sinh vật.

ISO 11930 mô tả quy trình diễn giải số liệu tạo ra bởi thử nghiệm hiệu quả bảo quản (nếu phù hợp) và đánh giá nguy cơ vi sinh vật.

4.2  Đánh giá bảo quản công thức mỹ phẩm

Thử nghiệm hiệu quả bảo quản hoặc thử nghiệm thách thức thường được sử dụng để đánh giá bảo quản công thức mỹ phẩm. Thử nghiệm này không yêu cầu đối với các sản phẩm mỹ phẩm mà nguy cơ vi sinh vật đã được xác định là thấp (xem ISO 29621).

Th nghiệm này chủ yếu được xây dựng đối với các sản phẩm có th trộn với nước hoặc hòa tan trong nước và có thể yêu cầu việc điều chỉnh, ví dụ, để thử nghiệm các sản phẩm mà trong sản phẩm đó nước là pha bên trong. Thử nghiệm mô tả trong ISO 11930 liên quan đến, đối với mỗi vi sinh vật thử nghiệm, đặt công thức tiếp xúc với chất để chủng đã hiệu chuẩn và sau đó đo các thay đổi trong đếm vi sinh vật tại khoảng thời gian cố định trong giai đoạn cố định và tại nhiệt độ cố định.

Đối với các thử nghiệm hàm lượng vi khuẩn, cần trung hoà đ loại bỏ sự ức chế sự tăng trưởng vi khuẩn bởi mẫu để cho phép phát hiện vi sinh vật có thể phát triển. Trong tất cả các trưng hợp và bất kỳ phương pháp luận nào, trung hòa các đặc tính chống vi khuẩn của sản phẩm cần được kiểm tra và chứng minh.

Đếm vi sinh vật được chuyển thành các giá trị giảm logarit và được so sánh với hai bộ tiêu chí được biểu thị là giảm logarit.

– Các tiêu chí A, nhờ đó công thức được bảo vệ khỏi lây lân vi khuẩn mà có thể tạo ra nguy cơ tiềm tàng đối với người sử dụng và không có các nhân tố b sung được xem xét.

– Các tiêu chí B, nhờ đó mức bảo vệ có thể chấp nhận được nếu phân tích nguy cơ chứng minh sự tồn tại của các yếu tố kiểm soát không liên quan đến công thức biểu thị rằng nguy cơ vi sinh vật có thể bỏ qua đối với một số sản phẩm.

Sự biến động vốn có trong đếm vi khuẩn cần được tính đến khi so sánh các giá trị đạt được và các tiêu chí thiết lập trước A hoặc B. Sai lệch đơn vị 0,5 logarit từ các tiêu chí thiết lập trước được coi là có thể chấp nhận được.

4.3  Đánh giá bảo quản sản phẩm mỹ phẩm

Đánh giá bảo vệ chống vi khuẩn của sản phẩm mỹ phẩm bao gồm các yếu tố sau

a) Các đặc tính của công thức (xem ISO 29621) hoặc các kết quả của thử nghiệm hiệu quả bảo quản (nếu được thực hiện) hoặc c hai

b) Các đặc tính của sản phẩm mỹ phẩm liên quan với điều kiện sản xuất (xem ISO 22716 và ISO 29621), loại bao gói nếu minh chứng được và các khuyến nghị đối với sử dụng sản phẩm (xem ISO 29621).

5  Ví dụ về các kết quả hàm lượng vi khuẩn

5.1  Tổng quan

Phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn dự kiến của mẫu được thử nghiệm, có thể sử dụng các phương thức tiếp cn khác nhau (xem Phụ lục C).

5.2  Chất tẩy trang điểm mắt

Sản phẩm bảo quản gốc nước, tuy nhiên có nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình sn xuất được xem là thấp, được dựa trên lịch sử sản phẩm.

– Trung hòa các đặc tính chống vi khuẩn đã được chứng minh là phù hợp với pha loãng sản phẩm theo tỳ lệ 1/10.

– Tăng sinh trong môi trường không chọn lọc theo ISO 18415 (1 mL mẫu): không phát hiện.

Kết quả: không có nấm men và vi khuẩn hiểu khí ưa nhiệt trung bình (các vi sinh vật xác định) trong 1 ml.

– Đếm nấm men và nấm mốc theo ISO 16212: không phục hồi (hệ số pha loãng 1/10).

Kết quả: < 10 cfu nấm men và nấm mốc/mL

Giới hạn vi sinh vật đối với các sản phẩm cụ thể dùng cho vùng mắt như sau (xem ISO 17516):

– Tổng các vi sinh vật hiếu khí ưa nhiệt trung bình (vi khuẩn cùng với nấm men và nm mốc) < 1 x 102 cfu/g hoặc cfu/mL

– Không có các vi sinh vật xác định trong 1 g hoặc 1 ml

Diễn giải kết quả: → sản phẩm đáp ứng ISO 17516 miễn là nguy cơ vi sinh vật được kiểm soát theo ISO 11930 hoặc ISO 29621 (không có khả năng lây lan trong sản phẩm).

5.3  Dung dịch chải mi mắt (Mascara)

Nhũ tương dầu trong nước được bảo quản với nguyên liệu thô có nguồn gốc tự nhiên (các sắc tố khoáng): có khả năng nhiễm khuẩn thấp (vi khuẩn và các bào tử nấm).

– Trung hòa các đặc tính chống vi khuẩn được chứng minh là phù hợp đối với pha loãng sản phẩm theo tỷ lệ 1/10.

– Đếm vi khuẩn theo ISO 21149.

Đếm thu được đối với pha loãng 1/10: đĩa 1: 14 khuẩn lạc, đĩa 2: 16 khuẩn lạc, giá trị trung bình: 15 khuẩn lạc.

Kết quả: số ước tính (xem ISO 21149) 150 cfu vi khuẩn hiếu khí ưa nhiệt trung bình /g.

– Đếm nấm men và nấm mc theo ISO 16212: không có sự phục hồi (hệ số pha loãng 1/10)

Kết quả: < 10 cfu nấm men và nấm mốc/g

– Phát hiện các vi sinh vật xác định theo ISO 18415 theo ISO 21150, ISO 22717, ISO 22718 và ISO 18416 (1 g mẫu): không phát hiện

Kết quả: không có vi sinh vật xác định trong 1 g.

Giới hạn vi sinh vật đối với các sản phẩm cụ thể dùng cho vùng mắt như sau (xem ISO 17516):

– Tổng các vi sinh vật hiếu khí ưa nhit trung bình (vi khuẩn cộng với nấm men và nấm mốc) < 1 x 102 cfu trên g hoặc mL;

– Không có các vi sinh vật xác định trong 1 g hoặc 1 ml.

Diễn giải các kết quả như sau:

– Tổng các vi sinh vật hiếu khí ưa nhiệt trung bình (vi khun cộng với nấm men và nấm mốc): 150 cfu/g

– Do sự biến động vốn có của phương pháp cy dĩa (xem ISO 17516), kết quả được coi là ngoài giới hn nếu > 200 cfu/g hoặc mL

– Không có các vi sinh vật xác định trong 1 g hoặc mL

→ sản phẩm đáp ứng ISO 17516 miễn là nguy cơ vi sinh vật được kiểm soát theo ISO 11930 hoặc ISO 29621 (không có kh năng phân tán trong sản phẩm).

5.4  Kem bôi mặt

Sản phẩm bảo quản gốc nước không có lịch sử sản xuất

– Trung hòa các đặc tính chống vi khuẩn được chứng minh là phù hợp đối với pha loãng sản phẩm theo tỷ lệ 1/10.

 Đếm vi khuẩn theo ISO 21149 đối với pha loãng 1/10: không có phục hi

Kết qu10 cfu vi khuẩn/g

– Đếm nấm men và nấm mốc theo ISO 16212 đối với pha loãng 1/10 (1 g mẫu): không phục hồi (hệ số pha loãng 1/10).

Kết quả: < 10 cfu nấm men và nấm mốc/g

– Phát hiện các vi sinh vật xác định theo ISO 18415 hoặc theo ISO 21150, ISO 22717, ISO 22718 và ISO 18416: phát hiện trực khuẩn St.aeruginosa

Kết quả: có trực khuẩn St.aeruginosa trong 1 g.

Giới hạn vi sinh vật đối với các sản phẩm không dành riêng cho trẻ em dưới ba tuổi và vùng mắt hoặc màng nhầy như sau (xem ISO 17516):

– Tổng các vi sinh vật hiếu khí ưa nhiệt trung bình (vi khuẩn cng với nấm men và nấm mốc) < 1 x 103 cfu trên g hoặc mL;

– Có các vi sinh vật xác định trong 1 g hoặc mL.

Diễn giải các kết quả như sau:

– Tổng các vi sinh vật hiếu khí ưa nhit trung bình (vi khuẩn cộng với men và mốc): < 10 cfu/g Có trực khuẩn St.aeruginosa trong 1 g.

→ sản phẩm không đáp ứng ISO 17516.

5.5  Dầu gội đầu

Sản phẩm bảo quản gốc nước không có lịch sử sản xuất

– Trung hòa các đặc tính chống vi khuẩn được chứng minh là phù hợp đối với pha loãng sản phẩm theo tỷ lệ 1/100 đối với vi khuẩn và 1/10 đối với nấm men và nấm mốc.

– Đếm vi khuẩn theo ISO 21149.

Đếm thu được đối với pha loãng 1/100: đĩa 1: 280 khuẩn lạc, đĩa 2: 300 khuẩn lạc, giá trị trung bình: 290 khuẩn lạc.

Kết quả: 2,9 x 104 cfu của vi khuẩn hiếu khí ưa nhiệt trung bình /g.

Đếm nấm men và nấm mốc theo ISO 16212 đối với pha loãng 1/10 (1 g mẫu): không có sự phục hồi (hệ số pha loãng 1/10).

Kết quả: < 10 cfu nấm men và nấm mốc/g

– Phát hiện các vi sinh vật xác định theo ISO 18415 hoặc theo ISO 18416, ISO 21150, ISO 22717 và ISO 22718. Tăng sinh được thực hiện với hệ số pha loãng 1/100 (1 g mẫu trong 100 mL chất pha loãng); không phát hiện

Kết quả: không có vi sinh vật xác định trong 1 g.

Giới hạn vi sinh vật đối với các sản phẩm không dành riêng cho trẻ em dưới ba tuổi và cho vùng mắt và màng nhầy (xem ISO 17516):

– Tổng các vi sinh vật hiếu khí ưa nhiệt trung bình (vi khuẩn cộng với nấm men và nấm mốc) < 1 x 103 cfu trên g hoặc mL;

– Có các vi sinh vật xác định trong 1 g hoặc mL.

Din giải các kết quả như sau:

– Tổng các vi sinh vật hiếu khí ưa nhiệt trung bình (vi khuẩn cộng với nấm men và nấm mốc): 2,9 x 104 cfu/g.

– Do sự biến động vốn có của phương pháp cấy đĩa (xem ISO 17516), kết quả được coi là ngoài giới hạn nếu > 2000 cfu/g hoặc mL

→ sản phẩm không đáp ứng ISO 17516.

Các nhà sản xuất cần tuân theo quy trình ngoài quy cách (OOS) để xác nhận và loại bỏ các kết quả OOS.

6  Ví dụ về diễn giải các kết quả thử nghiệm hiệu quả bảo quản

Bảo vệ chng vi khuẩn dựa trên sự kết hợp các đặc tính công thức, điều kin sản xuất và bao gói hoàn thiện. Đánh giá tổng quát cần tính đến đánh giá nguy cơ vi sinh vật cùng với các kết quả thử nghiệm hiệu quả bảo quản, nếu có liên quan. Các tiêu chí đánh giá đối với thử nghiệm hiệu quả bảo quản được thực hiện trên công thức được đưa ra ở ISO 11930.

Bảng 1 – Các tiêu chí đánh giá

Các giá trị giảm log (Rx = IgN0 – lgNx) được yêu cầua

Các vi sinh vật

Vi khuẩn

 

C.albican

 

A.brasiliensis

Thời gian lấy mẫu

T7

T14

T28

T7

T14

T28

T14

T28

Các tiêu chí A

≥ 3

≥ 3 và Nlb

≥ 3 và NI

≥ 1

≥ 1 và NI

≥ 1 và NI

≥ 0C

≥ 1

Các tiêu chí B

Không thực hiện

≥ 3

≥ 3 và NI

Không thực hiện

≥ 1

≥ 1 và NI

≥ 0

≥ 0 và NI

a trong thử nghiệm này, dải sai số có thể chấp nhận được 0,5 log được chấp nhận (xem ISO 11930)

b NI: không có sự gia tăng khi đếm từ thời gian tiếp xúc trước

c Rx = O khi lgN0 = IgNx (không có sự gia tăng từ lần đếm ban đầu).

 

 

Bảng 2 – Ví dụ về các thử nghiệm hiệu quả bảo quản thực hiện theo ISO 11930 về các công thức mỹ phẩm cùng với kết luận về các sản phẩm tương ứng

 dụ

Công thức

Sản phẩm

Các kết quả thử nghiệm thử thách (các giá trị giảm log)

Nhận xét

Kết luận về công thức

Có các yếu tố kiểm soát không liên quan đến công thức?

Kết luận về bo vệ chống vi khuẩn của sản phẩm

Vi khuẩn3

C.albican

A.brasiliensis

T7

T14

T28

17

T14

T28

T14

T28

1

3,1

3,4

3,8

1,0

1,1

1,4

0,0

1,0

 

Đạt đối với các tiêu chí A

Không yêu cầu Sản phẩm được bảo vệ khỏi sự phân tán vi khuẩn mà có thể có nguy cơ tiềm ẩn đối với người sử dụng

2

2,6

3,4

3,8

0,6

1,1

1,4

-0,3

1,0

Sai số 0,5 log có thể chấp nhận được (xem ISO 11930)

Đạt đối với các tiêu chí A

Không yêu cầu Sản phẩm được bảo vệ khỏi sự phân tán vi khuẩn mà có thể có nguy cơ tiềm ẩn đối với người sử dụng

3

 

3,1

3,5

 

1,1

1,3

0,1

0,5

 

Đạt đối với các tiêu chí B

(ví dụ bao gói là chai có vòi xịt)

Sản phẩm tuân theo ISO 11930 trên cơ sở tiêu chí B cộng với các đặc tính bổ sung biểu thị rằng nguy cơ vi sinh vật có thể chấp nhận được

4

 

3,1

3,8

 

1,0

1,1

-0,4

-0,1

Sai số 0,5 log có thể chấp nhận được (xem ISO 11930)

Đạt đối với các tiêu chí B

Không Sản phẩm không đáp ứng yêu cu của ISO 11930

5

 

1,6

2,3

 

1,1

1,5

0,2

1,6

 

Không đạt các tiêu chí A và B

(các yếu t kiểm soát được tăng cường, ví dụ: liều duy nhất cộng với lấp đầy vô trùng)

Sản phẩm được coi là nguy cơ vi sinh vật có thể chấp nhận được miễn là chất lượng vi sinh vt của thành phẩm được đảm bảo tại thời điểm đưa ra

6

 

1,6

2,3

 

1,1

1,5

0,2

1,6

 

Không đạt các tiêu chí A và B

Không Sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của ISO 11930
a trong s E.coli, P.aeruginosa và S.aureus, lựa chọn xu hưng có giá trị giảm log thấp nht

 

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn ISO về vi sinh vật mỹ phẩm

Đánh giá nguy  vi sinh vật

Hình A.1 – Đánh giá nguy  vi sinh vật

Phụ lục B

(tham khảo)

Mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn ISO về hàm lượng vi khuẩn của mỹ phẩm

Bảng B.1 – Mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn ISO về hàm lượng vi khuẩn của mỹ phẩm

 

ISO 21149

ISO 16212

ISO 22718

ISO 22717

ISO 21150

ISO 18416

ISO 18415

Vi khuẩn

Đếm

X

 

 

 

 

 

 

Phát hiện

 

 

S.aureus

P.aeruginosa

E.coli

 

X

Nhận dạng

Quy định

S.aureus

 

X

 

 

 

 

X

P. aeruginosa

 

 

X

 

 

 

X

E. coli

 

 

 

X

 

 

X

Không quy định

 

 

 

 

 

 

X

Nấm men

Đếm

 

X

 

 

 

 

X

Phát hiện

 

 

 

 

 

 

X

Nhận dạng

Quy định

C.albican

 

 

 

 

 

C.albican

X

Không quy định

 

 

 

 

 

 

X

X

Nấm mốc

Đếm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Đánh giá hàm lượng vi khuẩn của sản phẩm mỹ phẩm

Hình C.1 – Đánh giá hàm lượng vi khuẩn của sản phẩm mỹ phm

a Nếu d, hệ số pha loãng tương đương với dung dịch pha loãng được thực hiện để chun bị th huyền phù ban đầu (9.2) hoặc cho pha loãng được đếm đầu tiên (xem ISO 21149:2006, 12.1), là 1/10. Nếu d 1/100, không phục hồi nghĩa là < 100 CFU/g hoặc mL.

b Các phương pháp tăng sinh không phù hợp (nhiệt độ, môi trường nuôi cấy) để phát hiện nấm mốc. Vì vậy, thậm chí nếu không quan sát được sự tăng trưởng sau khi tăng sinh, cần tìm kiếm nấm mốc sử dụng các điều kiên nuôi cấy phù hợp (xem ISO 16212)

c Diễn giải “Không phát hiện” ISO 18415 được áp dụng. Nếu theo ISO 21149 mà không phát hin được nấm men, thì kết luận sẽ là “không có vi khuẩn hiếu khí ưa nhiệt trung bình (vi khuẩn xác định được bao gồm) trong mẫu.

Hình C.1 (kết thúc)

 

Phụ lục D

(tham khảo)

Diễn giải các kết quả thử nghiệm

Hình D.1 – Diễn gii các kết quả thử nghiệm

 

Thư mục tàliệu tham khảo

[1] ISO 11930, Cosmetics – Microbiology – Evaluation of the antimicrobial protection of a cosmetic product (Mỹ phẩm – Vi sinh vật – Đánh giá bảo vệ kháng khuẩn của sản phẩm mỹ phẩm)

[2] ISO 16212, Cosmetics – Microbiology – Enumeration of yeast and mould (Mỹ phẩm – Vi sinh vật – Đếm men và mốc)

[3] ISO 17516, Cosmetics – Microbiology – Microbiological limits (Mỹ phẩm – Vi sinh vật – Các giới hạn vi sinh vật)

[4] ISO 18415, Cosmetics – Microbiology – Detection of specified and non-specified microorganism (Mỹ phẩm – Vi sinh vật – Phát hiện các vi sinh vật xác định và không xác định)

[5] ISO 18416, Cosmetics – Microbiology – Detection of Candida albicans (Mỹ phẩm – Vi sinh vật – Phát hiện Candida albicans)

[6] ISO 21148, Cosmetics – Microbiology – General instructions for microbiological examination (Mỹ phẩm – Vi sinh vật – Các chỉ dẫn chung đối với kiểm tra vi sinh vật)

[7] ISO 21149: 2006, Cosmetics – Microbiology – Enumeration and detection of aerobic mesophilic bacteria (Mỹ phẩm – Vi sinh vật – Đếm và phát hiện vi khuẩn hiếu khí ưa nhiệt trung bình)

[8] ISO 21150, Cosmetics – Microbiology – Detection of Escherichia (Mỹ phẩm – Vi sinh vật – Phát hiện vi khuẩn E.coli)

[9] ISO 22716, Cosmetics – Good manufacturing practices (GMP) – Guidelines on good manufacturing practices (Mỹ phẩm – Thực hành sản xuất tốt (GMP) – Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt)

[10] ISO 22717, Cosmetics – Microbiology – Detection of Pseudomonas aeruginosa (Mỹ phẩm – Vi sinh vật – Phát hiện vi khuẩn hình que aeruginosa)

[11] ISO 22718, Cosmetics – Microbiology – Detection of Staphylococcus aureus (Mỹ phẩm – Vi sinh vật – Phát hiện khuẩn tụ cầu aureus)

[12] ISO 29621, Cosmetics – Microbiology – Guidelines for the risk assessment and identification of microhiologically low-risk products (Mỹ phẩm – Vi sinh vật – Hướng dẫn đối với đánh giá nguy cơ và xác định các sản phẩm nguy cơ thấp đối với vi sinh vật)

[13] USP 37 <61> Interpretation of the results (Diễn giải kết quả)

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12973:2020 (ISO/TR 19838:2016) VỀ VI SINH VẬT – MỸ PHẨM – HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO VỀ VI SINH VẬT MỸ PHẨM
Số, ký hiệu văn bản TCVN12973:2020 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Hóa chất, dầu khí
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản