TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12844-3:2019 (ISO 28560-3:2014) VỀ THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – NHẬN DẠNG BẰNG TẦN SỐ RADIO (RFID) TRONG THƯ VIỆN – PHẦN 3: MÃ HÓA ĐỘ DÀI CỐ ĐỊNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12844-3:2019

ISO 28560-3:2014

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – NHẬN DẠNG BẰNG TẦN SỐ RADIO (RFID) TRONG THƯ VIỆN – PHẦN 3: MÃ HÓA ĐỘ DÀI CỐ ĐỊNH

Information and documentation – RFID in libraries – Part 3: Fixed length encoding

Lời nói đầu

TCVN 12844-3:2019 hoàn toàn tương đương với ISO 28560-3:2014

TCVN 12844-3:2019 do Thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12844:2019 (ISO 28560) Thông tin và tư liệu – Nhận dạng bằng tần số radio (RFID) trong thư viện gồm các tiêu chuẩn sau:

– TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014), Phần 1: Yếu tố dữ liệu và hướng dẫn chung để thực hiện;

– TCVN 12844-2:2019 (ISO 28560-2:2018), Phần 2: Mã hóa các yếu tố dữ liệu RFID dựa trên các quy tắc từ ISO/IEC 15962;

– TCVN 12844-3:2019 (ISO 28560-3:2014), Phần 3: Mã hóa độ dài cố định.

Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 28560, Information and documentation – RFID in libraries còn có tiêu chuẩn sau:

– ISO/TS 28560-4:2014, Information and documentation – RFID in libraries –  Part 4: Encoding of data elements based on rules from ISO/IEC 15962 in an RFID tag with partitioned memory

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn ISO 28560-3:2014 Information and documentation – RFID in libraries – Part 3: Fixed length encoding được biên soạn thành TCVN 12844-3:2019 (ISO 28560-3:2014) Thông tin và tư liệu – Nhận dạng bằng tần số radio (RFID) trong thư viện – Phần 3: Mã hóa độ dài cố định.

RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng tần số radio, công nghệ này cho phép giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Là phương pháp nhận dạng đối tượng một cách tự động sử dụng thiết bị thẻ RFID và đầu đọc RFID.

Trong hoạt động thư viện, RFID đang được áp dụng thay thế mã vạch. Công nghệ RFID hỗ trợ hiệu quả trong việc xử lý, quản lý tài liệu; cho phép người sử dụng chủ động tự phục vụ tại các điểm lưu thông, đồng thời đảm bảo an toàn tài liệu. Việc mã hóa thông tin vào thẻ RFID theo mô hình dữ liệu tiêu chuẩn sẽ tăng khả năng tương tác của thẻ với thiết bị RFID và tăng cường hỗ trợ chia sẻ tài nguyên giữa các thư viện.

TCVN 12844-3:2019 (ISO 28560-3:2014) liên quan đến việc mã hóa một bộ cơ bản yếu tố dữ liệu ở định dạng độ dài cố định và phần còn lại của yếu tố dữ liệu trong các khối mở rộng tùy chọn. TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014) định nghĩa bộ yếu tố dữ liệu bắt buộc và tùy chọn.

TCVN 12844-2:2019 (ISO 28560-2:2018) và tiêu chuẩn này là riêng biệt đối với mỗi loại thẻ RFID được áp dụng cho tài liệu cho mượn. Nói cách khác, thẻ RFID được mã hóa theo các quy tắc của TCVN 12844-3:2019 (ISO 28560-3:2014) hoặc theo các quy tắc của TCVN 12844-2:2019 (ISO 28560-2:2018) hoặc theo một số quy tắc độc quyền. Tùy thuộc vào công nghệ đang được sử dụng và tính năng khác của thẻ yêu cầu tuân thủ TCVN 12844-2:2019 (ISO 28560-2:2018), hệ thống đọc có thể đạt được mức độ tương tác.

Tiêu chuẩn này cung cấp thông tin dựa trên các tiêu chuẩn thiết yếu về RFID trong thư viện. Cần cung cấp tư vấn liên tục vì bản chất phát triển của công nghệ RFID và cơ hội chuyển đổi giữa các loại hệ thống kế thừa khác nhau cũng như quy tắc mã hóa của tiêu chuẩn này.

 

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – NHẬN DẠNG BẰNG TẦN SỐ RADIO (RFID) TRONG THƯ VIỆN – PHẦN 3: MÃ HÓA ĐỘ DÀI CỐ ĐỊNH

Information and documentation – RFID in libraries – Part 3: Fixed length encoding

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định mô hình dữ liệu và quy tắc mã hóa cho việc sử dụng thẻ nhận dạng bằng tần số radio (RFID) cho tài liệu phù hợp với nhu cầu của các loại hình thư viện.

Tiêu chuẩn này quy định các quy tắc cho mã hóa:

– Một bộ con của yếu tố dữ liệu lấy từ bộ tổng các yếu tố dữ liệu được liệt kê trong TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014) vào một khối cơ bản và;

– Yếu tố dữ liệu khác vào các khối mở rộng trên thẻ RFID.

Phụ lục A cung cấp thông tin bổ sung về vấn đề thực hiện.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi bổ sung (nếu có).

TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014), Thông tin và tư liệu – Nhận dạng bằng tần số radio (RFID) trong thư viện – Yếu tố dữ liệu và hướng dẫn chung để thực hiện.

ISO/IEC 10646, Information technology – Universal Coded Character Set (UCS) (Công nghệ thông tin – Bộ ký tự mã hóa phổ quát (UCS)).

ISO/IEC 18000-3, Information technology – Radio frequency identification for item management – Part 3: Parameters for air interface communications at 13,56 MHz (Công nghệ thông tin – Nhận dạng tần số radio (RFID) để quản lý tài liệu – Phần 3: Thông số cho giao tiếp không gian ở mức 13,56 MHz).

ISO/IEC 18046-3, Information technology – Radio frequency identification device performance test methods – Part 3: Test methods for tag performance (Công nghệ thông tin – Phương pháp kiểm tra hiệu suất của thiết bị nhận dạng tần số radio – Phần 3: Phương pháp kiểm tra hiệu suất thẻ).

ISO/IEC TR 18047-3, Information technolo – Radio frequency identification device conformance test methods – Part 3: Test methods for air interface communications at 13,56 MHz Công nghệ thông tin – Phương pháp kiểm tra sự phù hợp của thiết bị nhận dạng tần số radio – Phần 3: Phương pháp kiểm tra giao tiếp không gian ở mức 13,56 MHz.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Khối cơ bản (Basic block)

Khối dữ liệu chiếm 272 bit đầu tiên của thẻ RFID.

CHÚ THÍCH: Nếu thẻ RFID giới hạn 256 bit (nghĩa là 32 byte), khối cơ bản cắt bớt.

3.2

Byte

8-bit byte

Nhóm 8 bit liên tiếp.

CHÚ THÍCH: Một byte có thể biểu trưng một ký tự (3.3) hoặc một phần của sự biểu trưng của một ký tự.

3.3

Ký tự (Character)

Một hoặc nhiều byte (3.2).

3.4

CRC

Kiểm tra dư vòng (Cyclic redundancy check)

Giá trị được tính từ dữ liệu trên thẻ.

3.5

Khối dữ liệu (Data block)

Chứa các yếu tố dữ liệu mã hóa, CRC (3.4), bộ điền đầy và dấu kết thúc.

3.6

Khối kết thúc (End block)

Khối dữ liệu (3.5) chứa dấu kết thúc chấm dứt thông tin trên thẻ RFID.

3.7

Khối mở rộng (Extension block)

Khối dữ liệu (3.5) tùy chọn theo sau khối cơ bản (3.1).

3.8

Trường (Field)

Nhập vào một khối dữ liệu (3.5).

3.9

Khối dữ liệu điền đầy (Filler data block)

Khối dữ liệu (3.5) tùy chọn có thể được chèn vào để khớp với các khối dữ liệu trên ranh giới trang (3.11).

3.10

Trường có độ dài cố định (Fixed length field)

Trường (3.8) có kích thước cố định trong một khối dữ liệu (3.5).

3.11

Trang (Page)

Đơn vị dữ liệu nhỏ nhất có thể được đọc từ một thẻ hoặc ghi lên một thẻ.

CHÚ THÍCH: Được đo lường bằng byte (3.2).

3.12

Xâu (String)

Chuỗi các ký tự (3.3).

3.13

Số nguyên không dấu (Unsigned integer)

Giá trị nhị phân của một số bit liên tiếp.

3.14

Trường có độ dài biến đổi (Variable length field)

Trường (3.8) có kích thước biến đổi trong một khối dữ liệu (3.5).

4  Yêu cầu

4.1  Yếu tố dữ liệu

Yếu tố dữ liệu sẽ được xác định phù hợp với những liệt kê trong TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014).

CHÚ THÍCH: Có sự linh hoạt trong việc sử dụng mã được xác định mang tính cục bộ cho phép những cải tiến và biến thể được thực hiện trong khi vẫn tuân thủ bộ cơ bản các yếu tố dữ liệu.

4.2  Giao diện không dây RFID

4.2.1 Sự phù hợp giao diện không dây

Giao diện không dây cho thẻ sẽ tuân thủ các tham số Mode 1.

Vì mục đích chuyển đổi, nếu cần thiết, giữ nguyên vị trí các giao diện không dây bổ sung không phù hợp được sử dụng trong hệ thống kế thừa có thể được hỗ trợ trong giai đoạn chuyển tiếp.

Sự phù hợp giao diện không dây sẽ được kiểm tra phù hợp với ISO/IEC TR 18047-3.

4.2.2  Hiệu suất thẻ

Khi có yêu cầu về kiểm tra hiệu suất thẻ, chúng sẽ được thực hiện phù hợp với ISO/IEC 18046-3.

4.3  Giao thức dữ liệu

Mã hóa độ dài cố định được mô tả trong tiêu chuẩn này không yêu cầu một giao thức dữ liệu tách biệt.

5  Quy tắc mã hóa chung

5.1  Phân biệt các ứng dụng và mã hóa khác

Giá trị của định danh họ ứng dụng (AFI) được sử dụng để phân biệt thẻ cho các ứng dụng thư viện với các ứng dụng khác. Giá trị của AFI cho các ứng dụng thư viện được xác định trong TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014).

TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014) mô tả định danh định dạng lưu trữ dữ liệu (DSFID), nếu có trong bộ nhớ hệ thống như là một thanh ghi khả trình, được sử dụng để phân biệt các thẻ trong khu vực ứng dụng thư viện, tức là có cùng AFI.

Thẻ được mã hóa theo TCVN 12844-3:2019 (ISO 28560-3:2014) sẽ được lập trình với giá trị 3EHEX trong thanh ghi DSFID nếu thẻ chứa thanh ghi DSFID lập trình được.

TCVN 12844-3:2019 (ISO 28560-3:2014) không thể mã hóa DSFID nếu thẻ không chứa thanh ghi DSFID lập trình được. Trong trường hợp này, TCVN 12844-2:2019 (ISO 28560-2:2018) mã hóa DSFID trong byte đầu tiên của khu vực làm việc của thẻ. Đối với tình huống này, tham số nội dung (xem Bảng 1) sẽ không lấy giá trị 6 trên thẻ RFID được mã hóa theo tiêu chuẩn này.

Khi và chỉ khi thẻ không chứa một thanh ghi DSFID lập trình được, phân biệt thẻ mã hóa theo tiêu chuẩn này từ các mã hóa khác bằng cách xác minh kiểm tra dư vòng (CRC) được mã hóa trong khối cơ bản (xem 7.2).

5.2  Hướng ghi/đọc

Dữ liệu phải được ghi và đọc từ thẻ như được quy định trong ISO/IEC 18000-3, Mode 1, sao cho bit đầu tiên được truyền đến hoặc từ thẻ là bit ít quan trọng nhất của trường đầu tiên của khối cơ bản. Trường này chứa tham số nội dung (xem Bảng 1). Từ điểm bắt đầu đó, các byte được truyền đến hoặc từ thẻ theo thứ tự từ trái sang phải, với byte 0 ở bên trái của byte 1, 2 và 3, như được hiển thị trong sơ đồ bộ nhớ trong Phụ lục B.

5.3  Bố cục vùng bộ nhớ

5.3.1  Đặc điểm kỹ thuật

Vùng bộ nhớ sẽ được mã hóa bắt đầu từ khối cơ bản với mã hóa độ dài cố định của bộ cơ bản các yếu tố dữ liệu cho sử dụng trong thư viện.

Nếu kích thước của thẻ RFID được giới hạn đến 256 bit (32 byte), thẻ RFID chỉ có thể chứa một khối cơ bản cắt bớt (truncated).

Nếu kích thước của thẻ RFID lớn hơn 256 bit, các khối mở rộng (có cấu trúc hoặc không có cấu trúc) có thể được chèn vào sau khối cơ bản đến dung lượng của chip. Nếu các khối mở rộng được chèn thêm vào, thứ tự của chúng là tùy chọn. Độ dài của một khối mở rộng được xác định bởi byte đầu tiên của khối. Loại khối mở rộng được xác định trong 2 byte tiếp sau.

Khối dữ liệu điền đầy có thể được chèn vào giữa các khối để khớp với ranh giới trang.

Một khối kết thúc sẽ chấm dứt mã hóa, trừ khi khối cơ bản và khối mở rộng có thể chiếm toàn bộ không gian trên thẻ RFID, trong trường hợp này một khối kết thúc là không cần thiết.

5.3.2  Bố cục cho thẻ lớn hơn 32 byte

Bố cục cho các thẻ lớn hơn 32 byte (256 bit) sẽ như sau:

<Khối cơ bản>[(<Khối dữ liệu điền đầy>)*<Khối mở rộng>]*(<Khối dữ liệu điền đầy>)*(<Khối kết thúc>)

Khối kết thúc là bắt buộc nếu thẻ không đầy (xem 5.3.1). Khối cơ bản, khối dữ liệu điền đầy, các khối mở rộng có cấu trúc, các khối dữ liệu không có cấu trúc và khối kết thúc được quy định trong điều 7.

Ví dụ có trong Phụ lục B.

5.3.3  Bố cục cho thẻ 32-byte

Bố cục cho các thẻ lớn 32-byte sẽ như sau:

<Khối cơ bản cắt bớt>

Khối cơ bản cắt bớt được quy định trong điều 7. Ví dụ có trong Phụ lục B.

5.4  Xâu và số nguyên

5.4.1  Mã hóa xâu

Tất cả các xâu sẽ được mã hóa trong UTF-8 phù hợp với ISO/IEC 10646, với ký tự đầu tiên của xâu được lưu trữ trong vị trí bộ nhớ thấp nhất. Lưu ý rằng mã hóa UTF-8 ngụ ý một ký tự có thể chiếm nhiều hơn một byte.

Kết thúc của một xâu có thể được xác định theo các cách khác nhau sau:

– Với một byte 00HEX;

– Với độ dài của một trường có độ dài cố định;

– Với kết thúc của một khối mở rộng có cấu trúc.

Đối với tất cả trường có độ dài cố định, các byte không được sử dụng sẽ là 00HEX. Đối với trường có độ dài biến đổi, một byte 00HEX sẽ được sử dụng giữa mỗi trường.

5.4.2  Mã hóa số nguyên

Trường số nguyên-được mã hóa (Integer-encoded) sẽ sử dụng các số nguyên không dấu 4, 8 hoặc 16 bit.

5.5  Ghi thẻ

5.5.1  Kiểm tra dư vòng (CRC)

Đối với thẻ RFID chỉ có 32 byte (256 bit) không gian dữ liệu người dùng của khối cơ bản cắt bớt 2 byte, nhưng CRC sẽ được tính toán cho khối cơ bản có độ dài-đầy đủ (full-length) với hai byte thiếu giả định là 00HEX.

Xem 7.2 và Phụ lục C cho mô tả của CRC.

5.5.2  Không gian không sử dụng

Bất kỳ không gian không sử dụng nào trong các khối sẽ được điền 00HEX, nghĩa là một định danh tài liệu chính 6-byte được mã hóa trong khối cơ bản (xem 7.2) sẽ được ghi là định danh tài liệu chính 6-byte theo sau là 10 byte 00HEX. Điều này rất quan trọng cho tối ưu hóa việc đọc tuân theo quy tắc này.

5.5.3  Kết thúc thẻ

Nếu một khối dữ liệu kết thúc tại byte người dùng cuối cùng của thẻ, không cần có “khối kết thúc” (end block). Độ dài được quy định trong khối dữ liệu cuối cùng không được lớn hơn kích thước thẻ.

5.6  Tối ưu hóa đọc

Hướng dẫn tối ưu hóa đọc tại Phụ lục D.

5.7  Lập hồ sơ

Hướng dẫn lập hồ sơ khu vực tại Phụ lục E.

5.8  Khóa

Về mặt kỹ thuật, có thể khóa các phần của thẻ, nhưng tiêu chuẩn này không quy định bất kỳ chiến lược nào để việc khóa. Một chiến lược như vậy được để lại cho hồ sơ khu vực.

5.9  Chuyển đổi

Quyết định chuyển đổi từ thực hiện kế thừa sang mô hình dữ liệu dựa trên TCVN 12844-3:2019 (ISO 28560-3:2014) phụ thuộc vào kinh tế và xem xét vận hành nằm ngoài phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.

6  Yếu tố dữ liệu

Bảng 1 hiển thị cho mỗi yếu tố dữ liệu được xác định trong TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014) khối dữ liệu được mã hóa, cách mã hóa và các giá trị nó có thể có. Lưu ý rằng một số yếu tố dữ liệu có thể được mã hóa trên các khối dữ liệu khác nhau. Các khối dữ liệu được mô tả trong Điều 7.

Bảng 1 – Các yếu tố dữ liệu

Sốa Tên của yếu tố dữ liệub Khối dữ liệuc Mã hóad Các giá trịe Yêu cầu và diễn giảif
1 Định danh tài liệu chính Khối cơ bản hoặc khối mở rộng thư viện Nếu định danh tài liệu chính tối đa 16 byte, nó sẽ được mã hóa trong khối cơ bản là một xâu.

Nếu không, nó sẽ được mã hóa là một xâu trong khối mở rộng thư viện.

Bất kỳ xâu nào Nếu một định danh chính chưa được gán giá trị, xâu sẽ là rỗng.
2 Tham số nội dung Khối cơ bản Số nguyên không dấu 4-bit 1

(14 giá trị dự phòng để sử dụng sau: 0, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15. Để có thể phân biệt thẻ được mã hóa theo TCVN 12844-2:2019 (ISO 28560-2:2018), giá trị 6 sẽ không được sử dụng).

Giá trị xác định số của phiên bản.

Một số của phiên bản mới sẽ được áp dụng nếu khi và chỉ khi nó viện dẫn phiên bản mới của tiêu chuẩn này, mà nó không tương thích ngược.

3 Tổ chức chủ sở hữu (ISIL) Khối cơ bản hoặc khối mở rộng thư viện Nếu tiền tố ISIL là một hoặc hai ký tự và định dạng đơn vị ISIL nhỏ hơn hoặc bằng 11 byte (hoặc 9 byte cho thẻ 32 byte), xâu có thể được mã hóa trong khối cơ bản.

Trong trường hợp này, xâu sẽ được tạo thành là sự nối tiền tố và định danh đơn vị.

Nếu tiền tố chỉ có một ký tự, một khoảng trống được thêm vào giữa tiền tố và định danh đơn vị.

Nếu tiền tố nhiều hơn hai ký tự hoặc định danh đơn vị dài hơn 11 byte, xâu có thể được mã hóa trong khối thư viện mở rộng. Trong trường hợp này, xâu sẽ là mã ISIL, bao gồm dấu gạch nối.

Nếu thẻ được giới hạn đến 32 byte, chỉ các mã ISIL với tiền tố tối đa là hai ký tự và một định danh đơn vị ít hơn 9 byte có thể được mã hóa.

Nếu kích cỡ của thẻ lớn hơn 32 byte, chỉ mã ISIL có thể, về lý thuyết, được mã hóa.

Mã ISIL được xác định trong TCVN 11645:2016 là <tiền tố><dấu gạch nối><định danh đơn vị>, trong đó <tiền tố> sẽ là hoặc một mã quốc gia alpha-2 (hai ký tự viết hoa) hoặc một xâu được đăng ký khác (không phải mã nước) và <định danh đơn vị> có thể dài tới 11 ký tự.
4 Bộ thông tin Khối cơ bản Hai số nguyên không dấu 8-bit, số thứ nhất quy định <số của các phần trong tài liệu> và số thứ hai <số thứ tự phần>. <số của các phần trong tài liệu> có thể có giá trị 0 đến 255, 0 chỉ ra một số không được quy định.

<số thứ tự phần> có thể có giá trị 0 đến 255, 0 chỉ ra tài liệu đầu tiên trong một bộ, trong đó không phải tất cả tài liệu có thẻ RFID.

Bộ thông tin bao gồm hai phần:

<số của các phần trong tài liệu> và <số thứ tự phần>

Xem các ví dụ trong TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)

5 Loại sử dụng Khối cơ bản hoặc khối mở rộng thư viện Bộ định tính chính sẽ được mã hóa trong khối cơ bản là một số nguyên không dấu 4-bit.

Là phần bổ sung, toàn bộ dữ liệu có thể được mã hóa trong khối mở rộng thư viện là một số nguyên không dấu 8-bit

Bộ giá trị mã được quy định trong TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014). Yếu tố dữ liệu bao gồm hai phần:

<bộ định tính chính> và <bộ định tính phụ>.

6 Vị trí xếp giá Khối phụ thư viện Xâu Bất kỳ xâu nào quy định vị trí của tài liệu Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
Định dạng phương tiện trao đổi thông tin trực tuyến (ONIX) Khối phụ thư viện Xâu Mô tả phương tiện ONIX hai ký tự chữ cái Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
8 Định dạng phương tiện biên mục đọc máy (MARC) Khối phụ thư viện Xâu Mô tả loại tài liệu MARC 21 Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
9 Định danh nhà cung cấp Khối mở rộng bổ sung Xâu Bất kỳ xâu nào nhận dạng nhà cung cấp tài liệu Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
10 Số đơn hàng Khối mở rộng bổ sung Xâu Bất kỳ xâu nào nhận dạng đơn hàng chứa tài liệu Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
11 Tổ chức mượn liên thư viện (ISIL) Khối mượn liên thư viện (ILL) Xâu Bất kỳ mã ISIL nào theo dạng <tiền tố><dấu gạch nối><định danh đơn vị> Mã ISIL được xác định trong TCVN 11645:2016.
12 Số giao dịch mượn liên thư viện Khối mượn liên thư viện (ILL) Xâu Bất kỳ xâu nào nhận dạng giao dịch mượn Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
13 Định danh sản phẩm theo GS1 Khối mở rộng bổ sung Xâu Bất kỳ Mã sổ thương phẩm toàn cầu (GTIN-13) nào Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
15 Dữ liệu cục bộ A Các khối mở rộng không có cấu trúc Đươc xác định cục bộ Được xác định cục bộ Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
16 Dữ liệu cục bộ B Các khối mở rộng không có cấu trúc Được xác định cục bộ Được xác định cục bộ Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
17 Nhan đề Khối nhan đề Xâu Bất kỳ xâu nào quy định nhan đề của tài liệu Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
18 Định danh sản phẩm cục bộ Khối mở rộng bổ sung Xâu Bất kỳ xâu nào quy định định danh sản phẩm của tài liệu Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
19 Định dạng phương tiện (khác) Khối mở rộng thư viện Số nguyên không dấu 8-bit 0: Không xác định

1: Sách

2: CD/ DVD

3: Băng từ

4: Khác

5: Khác, yêu cầu xử lý kỹ

6: Tài liệu rất nhỏ, yêu cầu xử lý đặc biệt

Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
20 Giai đoạn xâu cung ứng Khối mở rộng bổ sung Số nguyên không dấu 8-bit Bộ giá trị mã được quy định trong TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014) Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
21 Số hóa đơn nhà cung cấp Khối mở rộng bổ sung Xâu Bất kỳ xâu nào nhận dạng hóa đơn chứa tài liệu Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
22 Định danh tài liệu thay thế Khối mở rộng thư viện Xâu Bất kỳ xâu nào nhận dạng tài liệu Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
23 Tổ chức chủ sở hữu thay thế Khối cơ bản hoặc khối mở rộng thư viện Nếu mã không phải ISIL ít hơn hoặc bằng 10 byte (hoặc 8 byte cho thẻ 32 byte), nó nên được mã hóa là một xâu trong khối cơ bản.

Nếu không, nó có thể được mã hóa là một xâu trong khối mở rộng thư viện.

Bất kỳ xâu nào nhận dạng tổ chức sở hữu tài liệu, đó là hoặc một mã được tiêu chuẩn hóa quốc gia không phải một phần của ISIL hoặc một mã không phải một phần của ISIL cũng không phải một tiêu chuẩn quốc gia Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
24 Chi nhánh của tổ chức chủ sở hữu Khối phụ thư viện Xâu Bất kỳ xâu nào được tổ chức sở hữu tài liệu xác định Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
25 Tổ chức mượn liên thư viện thay thế Khối ILL Xâu Bất kỳ xâu nào nhận dạng tổ chức mượn tài liệu Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
26 Dữ liệu cục bộ C Khối mở rộng không có cấu trúc Được xác định cục bộ Được xác định cục bộ Xem TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)
a Cột này quy định số yếu tố dữ liệu, nghĩa là số nhận dạng yếu tố dữ liệu trong TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014). Các yếu tố dữ liệu 14 và 27 đến 31 được dự phòng để sử dụng sau và do đó không liệt kê trong Bảng 1. Khi việc sử dụng và loại yếu tố dữ liệu này được xác định, một ánh xạ nên được cân nhắc và quy định và khi đó xuất bản ở trang web thông tin trong Phụ lục A.

b Cột này quy định tên yếu tố dữ liệu, nghĩa là tên nhận dạng yếu tố dữ liệu trong TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014)

c Cột này quy định tên của khối dữ liệu mà yếu tố dữ liệu được mã hóa trong đó.

d Cột này quy định yếu tố dữ liệu được mã hóa. Đối với mã hóa xâu và số nguyên, xem 5.4.1 và 5.4.2.

e Cột này quy định giá trị yếu tố dữ liệu có thể có.

f Cột này đưa thêm yêu cầu và diễn giải.

7  Khối dữ liệu

7.1  Loại khối dữ liệu

Khối dữ liệu có các loại sau:

– Khối cơ bản;

– Khối đặc biệt;

– Khối mở rộng có cấu trúc;

– Khối mở rộng không có cấu trúc.

Quy tắc mã hóa những loại khối dữ liệu khác nhau được đưa ra trong 7.2 đến 7.10.

7.2  Khối cơ bản

Khối cơ bản chứa một số trường dữ liệu có độ dài cố định. Khối cơ bản chiếm 34 byte (272 bit) đầu tiên trên thẻ. Nếu thẻ chỉ có 32 byte (256 bit), bố cục cho khối cơ bản cắt bớt sẽ được sử dụng. Trong trường hợp này, không có dữ liệu nào khác có thể được lưu trữ trên thẻ.

Bảng 2 và Bảng 3 quy định sử dụng và bố cục của khối cơ bản và khối cơ bản cắt bớt.

Bảng 2 – Sử dụng và bố cục của khối cơ bản

Vị tría Độ dàib Nội dung của trườngc
0 (0) 4 bit Tham số nội dung (yếu tố dữ liệu 2).
0 (4) 4 bit Loại sử dụng <bộ định tính chính> (yếu tố dữ liệu 5).
1 2 byte Bộ thông tin (yếu tố dữ liệu 4)

<số của các phần trong tài liệu> và <số thứ tự phần>, yếu tố thứ nhất được lưu trữ trong byte thấp và yếu tố thứ hai ở byte tiếp theo.

3 16 byte Trường này có thể chứa xâu rỗng hoặc định danh tài liệu chính (yếu tố dữ liệu 1) nếu nó có tối đa 16 byte.

Nếu không, byte đầu tiên sẽ là 01HEX và định danh tài liệu chính sẽ được mã hóa trong khối mở rộng thư viện.

19 2 byte Trường này sẽ chứa CRC, không phải một yếu tố dữ liệu nhưng một giá trị được tính như là một phần của mã hóa. Mục đích là để phát hiện lỗi đọc và ghi.

CRC-16-CCITT sẽ được sử dụng với đa thức x16 + x12 + x5 + 1 và FFFF là giá trị bắt đầu. CRC sẽ được tính bắt đầu từ địa chỉ thấp nhất và bỏ qua 2 byte CRC.

21 13 byte Trường này có thể chứa xâu rỗng hoặc tổ chức chủ sở hữu (ISIL) (yếu tố dữ liệu 3), trong trường hợp này hai byte đầu tiên là một mã quốc gia hai ký tự hoặc một mã không phải quốc gia một chữ theo sau là một khoảng trống. Các byte sau sẽ là định danh đơn vị. Mã quốc gia, mã không phải quốc gia và định danh đơn vị được xác định trong TCVN 11645:2016. Dấu gạch nối được quy định trong TCVN 11645:2016 sẽ không được mã hóa.

Nếu byte thứ 3 là 01HEX, tổ chức chủ sở hữu (ISIL) (yếu tố dữ liệu 3) sẽ được mã hóa trong khối mở rộng thư viện; trong trường hợp này, giá trị của các byte khác trong trường chưa được xác định.

Nếu byte thứ 3 là 02HEX hoặc 03HEX, xâu bắt đầu từ byte thứ 4 sẽ là tổ chức chủ sở hữu thay thế (yếu tố dữ liệu 23); trong trường hợp này, giá trị của hai byte đầu tiên trong trường chưa được xác định. 02HEX sẽ chỉ thị một mã được tiêu chuẩn hóa quốc gia không phải một phần của ISIL và 03HEX sẽ chỉ thị mã tổ chức không phải một phần của ISIL cũng không phải tiêu chuẩn quốc gia.

Sử dụng ISIL được khuyến khích. Các tùy chọn thoát chỉ nên được sử dụng trong giai đoạn chuyển tiếp hoặc nếu ISIL là không thích hợp.

a Vị trí bắt đầu của trường được thể hiện là số byte, với số bit trong ngoặc đơn. Nếu số bit không được đưa ra, 0 được giả định.

b Độ dài của trường.

c Nội dung của trường. Đối với các yếu tố dữ liệu, tham khảo Bảng 1, đối với mã hóa xâu và số nguyên, tham khảo 5.4.

Bảng 3 – Sử dụng và bố cục của khối cơ bản bị cắt bớt

Vị tría Độ dàib Nội dung của trườngc
0 (0) 4 bit Tham số nội dung (yếu tố dữ liệu 2)
0 (4) 4 bit Loại sử dụng <bộ định tính chính> (yếu tố dữ liệu 5)
1 2 byte Bộ thông tin (yếu tố dữ liệu 4)

<số của các phần trong tài liệu> và <số thứ tự phần>, yếu tố thứ nhất được lưu trữ trong byte thấp và yếu tố thứ hai ở byte tiếp theo

3 16 byte Trường này có thể chứa xâu rỗng hoặc định danh tài liệu chính (yếu tố dữ liệu 1) nếu nó có tối đa 16 byte.

Nếu không, byte đầu tiên sẽ là 01HEX và định danh tài liệu chính sẽ được mã hóa trong khối mở rộng thư viện.

19 2 byte Trường này sẽ chứa CRC, không phải một yếu tố dữ liệu nhưng một giá trị được tính như là một phần của mã hóa. Mục đích để phát hiện lỗi đọc và ghi.

CRC-16-CCITT sẽ được sử dụng với đa thức x16 + x12 + x5 + 1 và FFFF là giá trị bắt đầu. CRC sẽ được tính bắt đầu từ địa chỉ thấp nhất và bỏ qua 2 byte CRC. Xem diễn giải đặc biệt ở dòng tiếp theo.

21 11 byte Trường này có thể chứa xâu rỗng hoặc tổ chức chủ sở hữu (ISIL) (yếu tố dữ liệu 3), trong trường hợp này hai byte đầu tiên là một mã quốc gia hai ký tự hoặc một mã không phải quốc gia một chữ theo sau là một khoảng trống. Các byte tiếp sau sẽ là định danh đơn vị. Mã quốc gia, mã không phải quốc gia và định danh đơn vị được xác định trong TCVN 11645:2016. Dấu gạch nối được quy định trong TCVN 11645:2016 sẽ không được mã hóa.

Nếu byte thứ ba là 01HEX, tổ chức chủ sở hữu (ISIL) (yếu tố dữ liệu 3) sẽ được mã hóa trong khối mở rộng thư viện; trong trường hợp này, giá trị của các byte khác trong trường chưa được xác định.

Nếu byte thứ 3 là 02HEX hoặc 03HEX, xâu bắt đầu từ byte 4 sẽ là tổ chức chủ sở hữu thay thế (yếu tố dữ liệu 23); trong trường hợp này, giá trị của hai byte đầu tiên trong trường chưa được xác định. 02HEX sẽ chỉ thị một mã được tiêu chuẩn hóa quốc gia không phải một phần của ISIL và 03HEX sẽ chỉ thị mã tổ chức không phải một phần của ISIL cũng không phải tiêu chuẩn quốc gia.

Sử dụng ISIL được khuyến khích. Tùy chọn thoát chỉ nên được sử dụng trong giai đoạn chuyển tiếp hoặc nếu ISIL là không thích hợp.

Diễn giải đặc biệt:

Để tính toán CRC, trường này sẽ được xem là dài 13 byte, nghĩa là thuật toán tính toán CRC sẽ thêm hai byte 00HEX vào cuối trường.

a Vị trí bắt đầu của trường được thể hiện là số byte, với số bit trong ngoặc đơn. Nếu số bit không được đưa ra, 0 được giả định.

b Độ dài của trường được đo bằng byte hoặc bit.

c Nội dung của trường. Đối với các yếu tố dữ liệu, tham khảo Bảng 1, đối với mã hóa xâu và số nguyên, tham khảo 5.4.

7.3  Khối đặc biệt

Bố cục được quy định trong 5.3 hoạt động với hai khối đặc biệt, kích thước mỗi khối 1 byte. Bảng 4 quy định sử dụng và bố cục của các khối đặc biệt này.

Bảng 4 – Sử dụng và bố cục của các khối đặc biệt

Tên khối Mô tả Mã hóa
Khối kết thúc Nếu có chỗ trống trên thẻ, khối này sẽ được thêm vào để báo hiệu kết thúc dữ liệu. 1 byte = 00HEX
Khối dữ liệu điền đầy Khối có thể được sử dụng để khớp với các khối dữ liệu khác trên ranh giới trang. Nếu cần thiết nhiều phiên bản có thể được sử dụng. 1 byte = 01HEX

7.4  Khối mở rộng có cấu trúc

7.4.1  Sử dụng các khối mở rộng có cấu trúc

Khối mở rộng có cấu trúc được sử dụng để bổ sung cho khối cơ bản để mã hóa bộ đầy đủ các yếu tố dữ liệu được quy định trong TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014).

Có thể có từ hai khối mở rộng có cấu trúc của cùng một loại (nghĩa là có cùng định danh khối dữ liệu).

7.4.2  Định dạng của các khối mở rộng có cấu trúc

Khối mở rộng có cấu trúc sử dụng một cấu trúc khung 4 byte để quy định độ dài, loại và mã kiểm sai (checksum). Cấu trúc chung của khối mở rộng là:

<Độ dài><Định danh khối dữ liệu><Mã kiểm sai XOR>(<Trường dữ liệu><Khối kết thúc>)*

Các trường dữ liệu phải xuất hiện theo đúng thứ tự được quy định cho khối mở rộng có cấu trúc cụ thể. Một trường dữ liệu có thể rỗng. Trong trường hợp này, nó sẽ được điền 00HEX.

Có thể cho phép giới hạn kích thước khối mở rộng có cấu trúc ở bất kỳ độ dài nào, trong trường hợp này các trường dữ liệu vượt qua giới hạn có thể cắt bớt hoặc bỏ qua. Nếu như vậy, dữ liệu bị thiếu được giả định là các byte với giá trị 00HEX.

Có thể cho phép quy định một kích thước lớn hơn trường dữ liệu yêu cầu. Nếu như vậy phần dư của khối mở rộng có cấu trúc được điền 00HEX.

7.4.3  Độ dài

Độ dài quy định số các byte của khối mở rộng. Giá trị sẽ lớn hơn 4 và quy định tất cả các byte trong khối mở rộng, bao gồm cả độ dài byte.

Độ dài được mã hóa là một số nguyên không dấu 8-bit.

7.4.4  Định danh khối dữ liệu

Định danh khối dữ liệu nhận dạng khối mở rộng có cấu trúc.

Định danh khối dữ liệu được mã hóa là một số nguyên không dấu 16-bit với byte ít quan trọng nhất (lsb – least significant byte) được lưu trữ ở vị trí bộ nhớ thấp nhất.

Các giá trị:

1: Khối mở rộng bổ sung
2: Khối mở rộng bổ sung
3: Khối phụ thư viện
4: Khối nhan đề
5: Khối ILL
6 đến 100: Các khối mở rộng có cấu trúc khác (cho sử dụng trong tương lai).

7.4.5  Mã kiểm sai

7.4.5.1  Thông tin chung

Mã kiểm sai là một giá trị được tính từ các byte trong khối mở rộng và được sử dụng để xác minh mã hóa.

7.4.5.2  Tính toán mã kiểm sai

Đặt trường mã kiểm sai về 00HEX, sau đó tính XOR cho tất cả các byte bao gồm trường có độ dài, định danh và mã kiểm sai.

Lưu trữ giá trị này trong trường mã kiểm sai.

7.4.5.3  Xác minh mã kiểm sai

Tính XOR cho tất cả các byte bao gồm độ dài, định danh và trường mã kiểm sai. Kết quả sẽ là 00HEX.

7.5  Khối mở rộng thư viện

Khối này chứa bốn trường dữ liệu. Nó có thể được sử dụng là phần bổ sung của khối cơ bản chỉ rõ định dạng phương tiện, nhận dạng tài liệu và tổ chức.

Bảng 5 quy định sử dụng và bố cục của khối mở rộng thư viện.

Bảng 5 – Sử dụng và bố cục của khối mở rộng thư viện

Vị tría Độ dàib Nội dung của trườngc
0 1 Độ dài
1 2 Định danh khối dữ liệu (=1)
3 1 Mã kiểm sai XOR
4 1 Định dạng phương tiện (khác) (yếu tố dữ liệu 19)
5 Biến đổi Trường này có thể rỗng hoặc nó có thể chứa định danh tài liệu chính (yếu tố dữ liệu 1), hoặc định danh tài liệu thay thế (yếu tố dữ liệu 22). Lưu ý rằng định danh tài liệu chính nên được lưu trữ ở khối cơ bản nếu có thể.
Byte tự do đầu tiênd Biến đổi Trường này có thể rỗng hoặc nó có thể chứa tổ chức chủ sở hữu (ISIL) (yếu tố dữ liệu 3), hoặc tổ chức chủ sở hữu thay thế (yếu tố dữ liệu 23). Lưu ý rằng những yếu tố dữ liệu này nên được lưu trữ ở khối cơ bản nếu có thể.

Tổ chức chủ sở hữu (ISIL) sẽ được mã hóa là một xâu theo TCVN 11645:2016 (ISIL), nghĩa là <tiền tố><dấu gạch nối><định danh đơn vị>

Tổ chức chủ sở hữu thay thế sẽ được mã hóa là một xâu đứng trước là 02HEX (quy định một mã được tiêu chuẩn hóa quốc gia không phải một phần của ISIL) hoặc 03HEX (quy định một mã không phải một phần của ISIL cũng không phải tiêu chuẩn quốc gia).

Byte tự do đầu tiênd 1 Loại sử dụng (yếu tố dữ liệu 5)
a Vị trí bắt đầu của trường được thể hiện là số byte.

b Độ dài của trường được đo bằng byte.

c Nội dung của trường. Đối với các yếu tố dữ liệu, tham khảo Bảng 1, đối với mã hóa xâu và số nguyên, tham khảo 5.4. Lưu ý đối với các trường có độ dài biến đổi, một byte 00HEX sẽ được chèn vào giữa mỗi trường.

d Byte đầu tiên sau 00HEX kết thúc trường có độ dài biến đổi đứng trước.

7.6  Khối mở rộng bổ sung

Khối này chứa sáu trường dữ liệu. Nó có thể được sử dụng để lưu giữ thông tin thích hợp cho giai đoạn bổ sung. Bảng 6 quy định sử dụng và bố cục của khối mở rộng bổ sung.

Bảng 6 – Sử dụng và bố cục của khối mở rộng bổ sung

Vị tría Độ dàib Nội dung của trườngc
0 1 Độ dài
1 2 Định danh khối dữ liệu (=2)
3 1 Mã kiểm sai XOR
4 Biến đổi Trường này có thể rỗng hoặc có thể chứa định danh nhà cung cấp (yếu tố dữ liệu 9).
Byte tự do đầu tiênd Biến đổi Trường này có thể rỗng hoặc có thể chứa định danh sản phẩm cục bộ (yếu tố dữ liệu 18).
Byte tự do đầu tiênd Biến đổi Trường này có thể rỗng hoặc có thể chứa số đơn hàng (yếu tố dữ liệu 10).
Byte tự do đầu tiênd Biến đổi Trường này có thể rỗng hoặc có thể chứa số hóa đơn nhà cung cấp (yếu tố dữ liệu 21).
Byte tự do đầu tiênd Biến đổi Trường này có thể rỗng hoặc có thể chứa định danh sản phẩm theo GS1 (yếu tố dữ liệu 13).
Byte tự do đầu tiênd 1 Giai đoạn xâu cung ứng (yếu tố dữ liệu 20)
a Vị trí bắt đầu của trường được thể hiện là số byte.

b Độ dài của trường được đo bằng byte.

c Nội dung của trường. Đối với các yếu tố dữ liệu, tham khảo Bảng 1, đối với mã hóa xâu và số nguyên, tham khảo 5.4. Lưu ý rằng đối với các trường có độ dài biến đổi, một byte 00HEX sẽ được chèn vào giữa mỗi trường.

d Byte đầu tiên sau 00HEX kết thúc trường có độ dài biến đổi đứng trước.

7.7  Khối phụ thư viện

Khối này chứa bốn trường dữ liệu. Nó có thể được sử dụng để lưu giữ thông tin bổ sung về một tài liệu. Bảng 7 quy định sử dụng và bố cục của khối bổ sung thư viện.

Bảng 7 – Sử dụng và bố cục của khối phụ thư viện

Vị tría Độ dàib Nội dung của trườngc
0 1 Độ dài
1 2 Định danh khối dữ liệu (=3)
3 1 Mã kiểm sai XOR
4 Biến đổi Trường này có thể rỗng hoặc có thể chứa vị trí xếp giá (yếu tố dữ liệu 6).
Byte tự do đầu tiênd Biến đổi Trường này có thể rỗng hoặc có thể chứa định dạng phương tiện biên mục đọc máy (MARC) (yếu tố dữ liệu 8).
Byte tự do đầu tiênd Biến đổi Trường này có thể rỗng hoặc có thể chứa định dạng phương tiện trao đổi thông tin trực tuyến (ONIX) (yếu tố dữ liệu 7).
Byte tự do đầu tiênd Biến đổi Trường này có thể rỗng hoặc có thể chứa chi nhánh của tổ chức chủ sở hữu (yếu tố dữ liệu 24).
a Vị trí bắt đầu của trường được thể hiện là số byte.

b Độ dài của trường được đo bằng byte.

c Nội dung của trường. Đối với các yếu tố dữ liệu, tham khảo Bảng 1, đối với mã hóa xâu và số nguyên, tham khảo 5.4. Lưu ý rằng đối với các trường có độ dài biến đổi, một byte 00HEX sẽ được chèn vào giữa mỗi trường.

d Byte đầu tiên sau 00HEX kết thúc trường có độ dài biến đổi đứng trước.

7.8  Khối nhan đề

Khối này chứa một trường dữ liệu. Nó có thể được sử dụng để lưu giữ thông tin nhan đề của một tài liệu. Bảng 8 quy định sử dụng và bố cục của khối nhan đề

Bảng 8 – Sử dụng và bố cục của khối nhan đề

Vị tría Độ dàib Nội dung của trườngc
0 1 Độ dài
1 2 Định danh khối dữ liệu (=4)
3 1 Mã kiểm sai XOR
4 Biến đổi Trường này có thể rỗng hoặc có thể chứa nhan đề (yếu tố dữ liệu 17).
a Vị trí bắt đầu của trường được thể hiện là số byte.

b Độ dài của trường được đo bằng byte.

c Nội dung của trường. Đối với các yếu tố dữ liệu, tham khảo Bảng 1, đối với mã hóa xâu và số nguyên, tham khảo 5.4. Lưu ý rằng đối với các trường có độ dài biến đổi, một byte 00HEX sẽ được chèn vào giữa mỗi trường.

7.9  Khối mượn liên thư viện (ILL)

Khối này chứa ba trường dữ liệu. Nó có thể được sử dụng để lưu giữ thông tin liên quan đến mượn liên thư viện.

Bảng 9 quy định sử dụng và bố cục của khối mượn liên thư viện (ILL).

Bảng 9 – Sử dụng và bố cục của khối ILL

Vị tría Độ dàib Nội dung của trườngc
0 1 Độ dài
1 2 Định danh khối dữ liệu (=5)
3 1 Mã kiểm sai XOR
4 Biến đổi Trường này có thể rỗng hoặc có thể chứa tổ chức mượn liên thư viện (yếu tố dữ liệu 11).

Tổ chức mượn liên thư viện (ISIL) sẽ được mã hóa là một xâu theo TCVN 11645:2016 (ISIL), nghĩa là <tiền tố><dấu gạch nối><định danh đơn vị>

Byte tự do đầu tiênd Biến đổi Trường này có thể rỗng hoặc có thể chứa số giao dịch mượn liên thư viện (yếu tố dữ liệu 12).
Byte tự do đầu tiênd Biến đổi Trường này có thể rỗng hoặc có thể chứa tổ chức mượn thay thế ILL (yếu tố dữ liệu 25).

Tổ chức mượn liên thư viện thay thế sẽ được mã hóa là một xâu đứng trước là 02HEX (quy định một mã được tiêu chuẩn hóa quốc gia không phải một phần của ISIL) hoặc 03HEX (quy định một mã không phải một phần của ISIL cũng không phải một tiêu chuẩn quốc gia).

a Vị trí bắt đầu của trường được thể hiện là số byte.

b Độ dài của trường được đo bằng byte.

c Nội dung của trường. Đối với các yếu tố dữ liệu, tham khảo Bảng 1, đối với mã hóa xâu và số nguyên, tham khảo điều 5.4. Lưu ý rằng đối với các trường có độ dài biến đổi, một byte 00HEX sẽ được chèn vào giữa mỗi trường.

d Byte đầu tiên sau 00HEX kết thúc trường có độ dài biến đổi đứng trước.

7.10  Khối mở rộng không có cấu trúc

7.10.1  Sử dụng các khối mở rộng không có cấu trúc

Đối với những khối này, tùy thuộc vào cấp quốc gia hoặc cục bộ để lập hồ sơ lựa chọn và thứ tự của các yếu tố dữ liệu cục bộ và các yếu tố dữ liệu khác.

Yếu tố dữ liệu cục bộ từ TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014):

Dữ liệu cục bộ A

Dữ liệu cục bộ B

Dữ liệu cục bộ C

Yếu tố dữ liệu khác không phải là một phần của TCVN 12844-1:2019 (ISO 28560-1:2014) có thể được quy định ở cấp quốc gia hoặc cục bộ.

7.10.2  Định dạng của các khối mở rộng không có cấu trúc

Một khối mở rộng không có cấu trúc sẽ được nhận dạng bởi một định danh khối dữ liệu duy nhất lớn hơn 100 để phân biệt các khối với các khối mở rộng có cấu trúc (xem 7.4.4).

Mã hóa được xác định ở cấp quốc gia hoặc cục bộ.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Thông tin liên quan đến TCVN 12844:2019 (ISO 28560) RFID trong thư viện

A.1  Website thông tin

Cơ quan Văn hóa Đan Mạch có trang web thông tin bổ sung về TCVN 12844:2019 (ISO 28560) tại: http://biblstandard.dk/rfid

Cơ quan Văn hóa Đan Mạch (Copenhaghen, Đan Mạch).

Thư điện tử: rfid@bs.dk

A.2  Thông tin hỗ trợ

Hiện tại đã có hai tài liệu dưới đây liên quan đến Bộ TCVN 12844:2019 (ISO 28560) được công bố và được cập nhật liên tục tại:

– RFID trong thư viện. Liên kết ngoài http://biblstandard.dk/rfid/docs/RFID-in-libraries-Links-external

– RFID trong thư viện. Hỏi – đáp http://biblstandard.dk/rfid/docs/RFID-in-libraries-q-and-a

Các tài liệu khác sẽ xuất bản trong tương lai, có thể được công khai để sử dụng từ URL ở A.1.

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Ví dụ mã hóa

B.1  Ví dụ 1, mã hóa khối cơ bản cắt bớt

Bảng B.1 đưa ra một ví dụ về mã hóa một khối cơ bản cắt bớt (xem 7.2). Kiểu cắt bớt được sử dụng cho thẻ chỉ có 256 bit (32 byte).

Bảng B.1 đưa ra một ví dụ với các giá trị cụ thể của bộ yếu tố dữ liệu được mã hóa trong khối cơ bản cắt bớt. Yếu tố dữ liệu và các chỉ số trong cột nội dung tham khảo Bảng 1. Độ dài và các cột mã hóa mô tả phần không gian bị chiếm và giá trị thập lục phân của các yếu tố dữ liệu cho trước.

Bảng B.1 – Ví dụ 1, các yếu tố dữ liệu được mã hóa

Nội dung Độ dài Giá trị Mã hóa (giá trị hex)
2. Tham số nội dung 4 bit 1 1
5. Loại sử dụng 4 bit 1 (tài liệu cho lưu thông) 1
4. Bộ thông tin 2 byte Tài liệu 1 trong tổng số 1 0101
1. Định danh tài liệu chính 16 byte 1000000056 31303030303030303536000000000000
Kiểm tra dư vòng (CRC) 2 byte 98A4
3. Tổ chức chủ sở hữu (ISIL) 11 byte DK-718500 444B373138353030000000

Ví dụ đưa ra trong Bảng B.1 dẫn đến sơ đồ bộ nhớ cho thẻ mã hóa, được thể hiện bằng vùng tô đậm trong Bảng B.2.

Cột số trang nhận dạng trang nhất định của thẻ. Cột số byte nhận dạng vị trí byte trên thẻ. Cột kết xuất cho thấy một biểu trưng đồ họa của giá trị byte.

Bảng B.2 – Ví dụ 1, sơ đồ bộ nhớ

Số trang Số byte Giá trị byte

hex

Giá trị byte

hex

Giá trị byte

hex

Giá trị byte

hex

Kết xuất
0 0 đến 3 11 01 01 31 . . . 1
1 4 đến 7 30 30 30 30 0 0 0 0
2 8 đến 11 30 30 30 35 0 0 0 5
3 12 đến 15 36 00 00 00 6 . . .
4 16 đến 19 00 00 00 98 . . . ~
5 20 đến 23 A4 44 4B 37 D K 7
6 24 đến 27 31 38 35 30 1 8 5 0
7 28 đến 31 30 00 00 00 0 . . .

B.2  Ví dụ 2, mã hóa khối cơ bản và khối mở rộng có cấu trúc

Ví dụ cho thấy mã hóa một khối cơ bản, một khối mở rộng thư viện, và một khối mở rộng bổ sung trên một thẻ.

Khối cơ bản được mô tả trong 7.2. Khối mở rộng có cấu trúc được mô tả trong 7.4.

Bảng B.3 đưa ra một ví dụ với giá trị cụ thể của một bộ các yếu tố dữ liệu được mã hóa trong một khối cơ bản cắt bớt và hai khối mở rộng. Yếu tố dữ liệu và các chỉ số trong cột nội dung tham khảo Bảng 1. Cột độ dài và mã hóa chỉ ra không gian bị chiếm và giá trị thập lục phân của các yếu tố dữ liệu cho giá trị được đưa ra.

Ví dụ yêu cầu một thẻ có ít nhất 608 bit (76 byte). Trong trường hợp này, khối cơ bản là 272 bit (34 byte).

Ví dụ đưa ra trong Bảng B.3 dẫn đến sơ đồ bộ nhớ cho thẻ mã hóa được thấy trong vùng tô đậm trong Bảng B.4.

Cột số trang nhận dạng trang được nêu của thẻ. Cột số byte nhận dạng vị trí byte trên thẻ. Cột kết xuất cho thấy một biểu trưng đồ họa của giá trị byte.

B.3  Ví dụ 3, mã hóa định danh tài liệu chính

Định danh tài liệu chính là một yếu tố dữ liệu bắt buộc. Bảng 1, thực thể 1 cho biết nó có thể được mã hóa trong hai khối dữ liệu khác nhau: hoặc khối cơ bản hoặc khối mở rộng thư viện.

Lựa chọn tùy thuộc vào độ dài của định danh tài liệu chính. Nếu nó nhỏ hơn hoặc bằng 16 byte (các khối 8 bit), nó sẽ luôn được mã hóa trong khối cơ bản như được quy định trong Bảng 2.

Nếu không, vị trí byte 3 trong khối cơ bản sẽ được đặt là 01HEX và Định danh tài liệu chính sẽ được mã hóa trong khối mở rộng thư viện như được quy định trong Bảng 5.

Nếu thẻ RFID có giới hạn tới 32 byte, nó chỉ có thể chứa một khối cơ bản cắt bớt (xem Bảng 3). Trong trường hợp này, chỉ định danh tài liệu chính nhỏ hơn hoặc bằng 16 byte (các khối 8 bit) có thể được mã hóa trên thẻ.

B.4  Ví dụ 4, mã hóa Tổ chức chủ sở hữu (ISIL)

Tổ chức chủ sở hữu (ISIL) là một yếu tố dữ liệu được khuyến khích và nên ưu tiên thay vì tổ chức chủ sở hữu thay thế. Bảng 1, thực thể 3 cho biết nó có thể được mã hóa trong hai khối dữ liệu khác nhau: hoặc khối cơ bản hoặc khối mở rộng thư viện.

Sự lựa chọn tùy thuộc vào độ dài của tiền tố và định danh đơn vị của mã ISIL. Nếu tiền tố là một hoặc hai byte (các khối 8 bit) và định danh đơn vị là nhỏ hơn hoặc bằng 11 byte (các khối 8 bit), yếu tố dữ liệu sẽ luôn được mã hóa trong khối cơ bản như được quy định trong Bảng 2. Trong trường hợp này, xâu mã hóa được tạo thành là sự kết nối của tiền tố và định danh đơn vị. Nếu tiền tố chỉ là một ký tự, một khoảng trống (U+0020) sẽ được thêm vào giữa tiền tố và định danh đơn vị.

Nếu không, vị trí byte 23 trong khối cơ bản sẽ được đặt là 01HEX và yếu tố dữ liệu sẽ được mã hóa trong khối mở rộng thư viện như được quy định trong Bảng 5. Trong trường hợp này, xâu sẽ là mã ISIL bao gồm dấu gạch nối.

Nếu thẻ RFID có giới hạn tới 32 byte, nó chỉ có thể chứa một khối cơ bản cắt bớt (xem Bảng 3). Trong trường hợp này, chỉ ISIL với tiền tố một-hoặc hai ký tự (one- or two- character prefix) và định danh đơn vị nhỏ hơn hoặc bằng 9 byte (các khối 8 bit) có thể được mã hóa trên thẻ.

CHÚ THÍCH: ISIL được xác định trong TCVN 11645:2016. Nó là một định danh độ dài biến đổi bao gồm tối đa 16 ký tự, sử dụng các số (Số Ả Rập 0 đến 9), hoặc các chữ từ bảng chữ cái Roman 26- ký tự (không sử dụng bất kỳ dấu phụ nào) và có các dấu đặc biệt đi sau: gạch chéo (/), gạch nối (-) và hai chấm (:). Mỗi định danh ISIL sẽ là duy nhất phù hợp với danh mục ký tự được quy định trong ISO/IEC 10646 mà không phụ thuộc vào viết hoa/viết thường.

Đối với mỗi ký tự và dấu đặc biệt trong danh mục ký tự được giới hạn này, mã hóa UTF-8 (được sử dụng cho mã hóa các xâu trong TCVN 12844-3:2019 (ISO 28560-3:2014) chiếm 1 byte (hay còn được gọi là khối 8 bit).

VÍ DỤ 1  Định danh ISIL “O-FITHE” được mã hóa trong khối cơ bản là xâu “O FITHE” (Lưu ý rằng tiền tố “O” là một hình thức ISIL ngắn của mã không phải quốc gia “OCLC”; dấu gạch nối được bỏ, nhưng một khoảng trống được thêm vào vì tiền tố chỉ là một ký tự).

VÍ DỤ 2  Định danh ISIL “DK-820010″ được mã hóa trong khối cơ bản là “DK820010″.

VÍ DỤ 3  Định danh ISIL giả thuyết “WXYZ-ABCD” được mã hóa trong khối mở rộng thư viện là “WXYZ-ABCD”.

VÍ DỤ 4  Định danh ISIL giả thuyết “AB-DEFGHIJKLMNOPQRS” được mã hóa trong khối mở rộng thư viện là “AB-DEFGHIJKLMNOPQRS”.

B.5  Ví dụ 5, mã hóa Tổ chức chủ sở hữu thay thế

Tổ chức chủ sở hữu thay thế có thể được sử dụng thay thế tổ chức chủ sở hữu (ISIL). Bảng 1, thực thể 23 cho biết nó có thể được mã hóa trong hai khối dữ liệu khác nhau: hoặc khối cơ bản hoặc khối mở rộng thư viện.

Sự lựa chọn tùy thuộc vào độ dài của tổ chức chủ sở hữu thay thế. Nếu nó nhỏ hơn hoặc bằng 10 byte (các khối 8 bit), nó sẽ luôn được mã hóa trong khối cơ bản như được quy định trong Bảng 2. Trong trường hợp này, các byte 21 và 22 chưa được xác định và byte 23 là 02HEX hoặc 03HEX, mà 02HEX chỉ thị một mã chuẩn quốc gia không có trong ISIL và 03HEX chỉ thị một mã tổ chức không có trong ISIL và cũng không được quy định trong một Tiêu chuẩn quốc gia nào.

Nếu không, vị trí byte 23 trong khối cơ bản sẽ được đặt là 01HEX và tổ chức chủ sở hữu thay thế sẽ được mã hóa trong khối mở rộng thư viện như được quy định trong Bảng 5.

Nếu thẻ RFID có giới hạn tới 32 byte, nó chỉ có thể chứa một khối cơ bản cắt bớt (xem Bảng 3). Trong trường hợp này, chỉ tổ chức chủ sở hữu thay thế nhỏ hơn hoặc bằng 8 byte (các khối 8 bit có thể được mã hóa trên thẻ.

 

Phụ lục C

(Quy định)

Kiểm tra dư vòng (CRC)

C.1  Đặc điểm kỹ thuật

CRC-16-CCITT sẽ được sử dụng.

C.2  Ví dụ

Xâu “Mô hình dữ liệu thẻ RFID” đưa ra giá trị CRC 1AEE, nên được mã hóa với EE ở vị trí bộ nhớ thấp nhất và 1A ở vị trí bộ nhớ tiếp theo.

C.3  Mã ví dụ

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Tối ưu hóa đọc

D.1  Thông tin chung

Bất kỳ ứng dụng nào có khả năng đọc bất kỳ thẻ nào phù hợp với tiêu chuẩn này.

D.2  Đọc nhanh

Khi “định danh tài liệu chính” là 12 byte hoặc ít hơn, có thể thực hiện đọc nhanh hơn nhưng ít tin cậy hơn. Đọc 16 byte đầu tiên và xác minh byte cuối cùng là 00HEX.

Cách đọc thẻ RFID này không thể xác minh CRC như được xác định trong tiêu chuẩn này. Cũng không thể xác minh nếu tài liệu thuộc về thư viện hoặc nếu nó không là một thẻ thư viện.

Cách đọc thẻ RFID này không thể xác minh CRC như được định nghĩa trong tiêu chuẩn này. Cũng không thể xác minh nếu tài liệu đó có thuộc về thư viện hay không, hoặc nếu đó không là thẻ RFID thư viện.

D.3  Tối ưu hóa đọc

Khi yếu tố dữ liệu tổ chức chủ sở hữu (ISIL) là 10 byte hoặc ít hơn, phần đầu khối cơ bản đầy đủ có thể được đọc và được kiểm tra bằng đọc 32 byte. Trong trường hợp này, byte cuối cùng cần được xác minh là 00HEX.

D.4  Mở rộng có cấu trúc hoặc không có cấu trúc

Bất kỳ ứng dụng có thể xử lý bất kỳ tài liệu nào bằng cách chỉ đọc khối cơ bản. Tuy nhiên, tốc độ hoặc mức dịch vụ được nâng cao có thể được cung cấp nếu mở rộng hợp cách.

 

Phụ lục E

(Tham khảo)

Hướng dẫn lập hồ sơ khu vực

Hồ sơ khu vực có thể quy định như sau:

– Khối dữ liệu có cấu trúc nhất định được sử dụng;

– Khối dữ liệu có cấu trúc nhất định không được sử dụng;

– Yếu tố dữ liệu tùy chọn nhất định trong khối cơ bản hoặc trong các khối mở rộng có cấu trúc được sử dụng;

– Yếu tố dữ liệu tùy chọn nhất định trong khối cơ bản hoặc trong các khối mở rộng có cấu trúc không được sử dụng;

– Khối mở rộng không có cấu trúc được sử dụng;

– Yếu tố dữ liệu nhất định yêu cầu ghi bảo vệ.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 11645:2016 (ISO 15511:2011), Thông tin và tư liệu – ký hiệu nhận dạng tiêu chuẩn quốc tế cho các thư viện và các tổ chức liên quan (ISIL)

[2] DS/INF 163-1, RFID-datamodel I biblioteker- RFID Data Model for Libraries

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu

4.1  Yếu tố dữ liệu

4.2  Giao diện không dây RFID

4.3  Giao thức dữ liệu

5  Quy tắc mã hóa chung

5.1  Phân biệt các ứng dụng và mã hóa khác

5.2  Hướng-ghi/đọc

5.3  Bố cục vùng bộ nhớ

5.4  Xâu và số nguyên

5.5  Ghi thẻ

5.6  Tối ưu hóa đọc

5.7  Lập hồ sơ

5.8  Khóa

5.9  Chuyển đổi

6  Yếu tố dữ liệu

7  Khối dữ liệu

7.1  Loại khối dữ liệu

7.2  Khối cơ bản

7.3  Khối đặc biệt 

7.4  Khối mở rộng có cấu trúc

7.5  Khối mở rộng thư viện

7.6  Khối mở rộng bổ sung

7.7  Khối phụ thư viện

7.8  Khối nhan đề

7.9  Khối mượn liên thư viện (ILL) 

7.10  Khối mở rộng không có cấu trúc

Phụ lục A (Tham khảo) Thông tin liên quan đến TCVN 12844:2019 (ISO 28560) RFID trong thư viện

Phụ lục B (Tham khảo) Ví dụ mã hóa

Phụ lục C (Quy định) Kiểm tra dư vòng (CRC)

Phụ lục D (Tham khảo) (Tham khảo) Tối ưu hóa đọc

Phụ lục E (Tham khảo) Hướng dẫn lập hồ sơ khu vực

Thư mục tài liệu tham khảo

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12844-3:2019 (ISO 28560-3:2014) VỀ THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – NHẬN DẠNG BẰNG TẦN SỐ RADIO (RFID) TRONG THƯ VIỆN – PHẦN 3: MÃ HÓA ĐỘ DÀI CỐ ĐỊNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN12844-3:2019 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giao dịch điện tử
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản