TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12715:2019 VỀ GỖ DÁN – ĐỘ BỀN SINH HỌC – HƯỚNG DẪN CHỌN GỖ DÁN TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG
TCVN 12715:2019
GỖ DÁN – ĐỘ BỀN SINH HỌC – HƯỚNG DẪN CHỌN GỖ DÁN TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG
Plywood – Biological durability – Guidance for the selection of plywood for use in different use classes
Lời nói đầu
TCVN 12715:2019 được xây dựng trên cơ sở tham khảo CEN/TS 1099:2007.
TCVN 12715:2019 do Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
TCVN 12715:2019, Gỗ dán – Độ bền sinh học – Hướng dẫn chọn gỗ dán trong các điều kiện sử dụng được xây dựng trên cơ sở tham khảo CEN/TS 1099:2007 trong đó có sửa đổi tên loài xén tóc, mọt, mối hại gỗ cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Xén tóc gỗ khô Stromatium longicorne được thay cho giống Hylotruppes; Mọt hai sừng Heterobostrychus thay cho giống Anobium (Theo sách chuyên khảo “Côn trùng hại gỗ và biện pháp phòng trừ” của Lê Văn Nông, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội – 1999).
GỖ DÁN – ĐỘ BỀN SINH HỌC – HƯỚNG DẪN CHỌN GỖ DÁN TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG
Plywood – Biological durability – Guidance for the selection of plywood for use in different use classes
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này hướng dẫn chọn gỗ dán trong các điều kiện sử dụng khác nhau theo quy định trong TCVN 8167:2019.
Hướng dẫn này được dựa vào phân cấp độ bền tự nhiên của gỗ nguyên theo EN 350:2016 và kết hợp với các yếu tố đặc trưng của gỗ dán.
Tiêu chuẩn này không đề cập đến độ bền với các yếu tố lý hóa như thời tiết và cũng không đề cập tới độ bền sinh học của chất kết dính.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7752:2017, Gỗ dán – Từ vựng
TCVN 8167:2019, Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ – Loại điều kiện sử dụng
TCVN 12716:2019, Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ – Độ bền tự nhiên của gỗ – Hướng dẫn phân cấp độ bền của gỗ dùng trong các điều kiện sử dụng
EN 350:2016, Durability of wood and wood-based products – Testing and classification of the durability to biological agents of wood and wood-based materials (EN 350:2016, Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ – Phương pháp thử và phân cấp độ bền theo các tác nhân sinh học)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 7752:2017, và các thuật ngữ sau:
3.1
độ bền tự nhiên của gỗ (natural durability of wood)
độ bền sẵn có của gỗ chống lại các tác nhân sinh vật hại gỗ.
3.2
độ bền sinh học của gỗ (biological durability of wood)
khả năng của gỗ có hoặc không xử lý bảo quản chống chịu các tác nhân sinh vật gây hại.
4 Các biện pháp phòng ngừa trong sử dụng
4.1 Nguyên tắc lựa chọn
Gỗ dán cần được lựa chọn cho phù hợp với các điều kiện sử dụng và lưu ý tới bất cứ sự nguy hại có khả năng xảy ra.
Năm loại điều kiện sử dụng đã được xác định đại diện cho các điều kiện sử dụng khác nhau của gỗ dán (Xem Bảng 1).
Nguy cơ gây hại do sinh vật có thể khác biệt nhau theo mục đích sử dụng trong cùng một điều kiện sử dụng.
Nếu điều kiện sử dụng không thể xác định được chính xác hoặc những phần khác nhau của cùng tấm ván được đặt vào các điều kiện sử dụng khác nhau thì phải chọn điều kiện sử dụng khắc nghiệt nhất có thể.
Khi một bộ phận gỗ dán khó thay thế hoặc hậu quả hư hỏng của bộ phận đó là nghiêm trọng thì nên chọn loại ván có độ bền cao hơn so với yêu cầu sử dụng bình thường.
4.2 Sử dụng gỗ dán đã được bảo quản
Với một số loại thuốc bảo quản có nguy cơ bị rửa trôi thì các tấm ván phải được che phủ hoặc được bảo vệ sau khi bảo quản và trong quá trình vận chuyển, lắp đặt cũng như trong suốt quá trình sử dụng. Ngoài độ bền sinh học của gỗ dán hoặc độ bền của gỗ dán do bảo quản, những yếu tố khác có thể tác động đến chất lượng của gỗ dán cần được coi trọng trong quá trình thi công bao gồm: phương thức thi công trong khi xây dựng, chất lượng bảo trì, loại chất phủ được dùng, sự nguyên vẹn bề mặt và sự tương thích giữa phương pháp bảo quản với chất phủ.
4.3 Nguyên tắc lắp đặt
Gỗ dán phải được lắp đặt và bảo trì với yêu cầu các điều kiện trong sử dụng không khắc nghiệt hơn điều kiện sử dụng thích hợp với vật liệu.
Độ ẩm gỗ dán thường bị ảnh hưởng bởi chênh lệch nhiệt độ và hơi nước giữa hai bề mặt ván và khả năng thẩm thấu ẩm của lớp chất phủ trên bề mặt ván.
Khi gỗ dán sử dụng cho điều kiện khô mà bị ướt trong quá trình lắp đặt thì phải được sấy khô trước khi cơ cấu được gắn chắc.
Trong điều kiện sử dụng 2 và 3 (Bảng 1) nơi có nguy cơ ẩm ướt nhưng có thể hạn chế tối thiểu thông qua việc thiết kế, điều quan trọng là phải kết hợp với thiết kế chi tiết phù hợp, đủ độ thông gió để đảm bảo khả năng tích tụ và duy trì của hơi nước không xảy ra.
Cần chú ý đặc biệt đến việc bảo quản các cạnh gỗ dán, ví dụ: bằng cách sử dụng phương pháp sơn phủ có độ thẩm thấu thấp.
5 Ảnh hưởng của thành phần gỗ dán đến độ bền sinh học
Các đặc tính của độ bền tự nhiên và khả năng xử lý gỗ nguyên được nêu trong EN 350:2016 và TCVN 12716:2019. Các tiêu chuẩn này cũng được sử dụng làm hướng dẫn đánh giá độ bền và khả năng xử lý của gỗ dán.
Nếu gỗ dán bao gồm nhiều hơn một loại gỗ thì loại có độ bền tự nhiên thấp nhất phải được sử dụng để đánh giá độ bền của gỗ dán chưa được xử lý bảo quản và khả năng chống chịu cao nhất của gỗ được sử dụng để đánh giá độ bền của gỗ dán khi được xử lý bảo quản.
Việc chọn gỗ dán cho mục đích sử dụng cụ thể nên xem xét các đặc tính của loại keo dán, loại gỗ, thời gian lưu kho và yêu cầu tuổi thọ sử dụng. Cách thức chống chịu với các tác nhân sinh học của gỗ dán có thể khác gỗ nguyên.
Bản chất của gỗ dán trong chế độ ẩm khác nhau bị ảnh hưởng bởi loại gỗ bao gồm các lớp ván, loại keo dán và hàm lượng keo dán được sử dụng. Độ ẩm thăng bằng của gỗ dán được làm từ một loại gỗ có thể khác với độ ẩm thẳng bằng của gỗ nguyên cùng loại trong cùng điều kiện.
Các yếu tố cụ thể được chỉ dẫn trong phụ lục A.
6 Sử dụng gỗ dán trong các điều kiện sử dụng khác nhau
6.1 Khái quát
Lựa chọn gỗ dán phù hợp cần xem EN 350:2016 để xác lập bảng phân cấp độ bền chống chịu các tác nhân sinh học khác nhau của từng loại gỗ cấu thành gỗ dán và kết hợp với điều kiện sử dụng cụ thể đối với gỗ dán.
6.2 Nấm hại gỗ
Bảng 1 dựa vào hướng dẫn cấp độ bền tự nhiên của gỗ được sử dụng tạo gỗ dán trong các điều kiện sử dụng theoTCVN 12716:2019.
Bảng 1 – Hướng dẫn áp dụng cấp độ bền tự nhiên của các loại gỗ sử dụng tạo gỗ dán trong các điều kiện sử dụng khác nhau
Điều kiện sử dụng gỗ dán (b) |
Cấp độ bền của các loại gỗ sử dụng tạo ván mỏng (a) |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
1 |
O |
O |
O |
O |
O |
2 |
O |
O |
O |
(O) |
(O) |
3 |
O |
O |
(O) |
(x) |
(x) |
4 |
O |
(O) |
(x) |
x |
x |
5 |
O |
x) |
(x) |
x |
x |
(a) Gỗ dác của tất cả các loài gỗ được đánh giá theo cấp độ bền 5.
(b) Gỗ dán chỉ được sử dụng trong điều kiện sử dụng 4 và 5 nếu được xử lý bảo quản. |
|||||
Chú thích:
O Đạt yêu cầu. (O) Đạt yêu cầu ở cấp độ thường nhưng trong điều kiện sử dụng nhất định có thể được xử bảo quản (xem TCVN 12716:2019, Phụ lục A). (x) Xử lý bảo quản nén ở cấp độ thường dùng nhưng trong điều kiện sử dụng nhất định độ bền tự nhiên có thể đạt yêu cầu (xem TCVN 12716:2019, Phụ lục A). x Cần thiết xử lý bảo quản. |
6.3 Côn trùng và hà biển hại gỗ
Đánh giá độ bền tự nhiên gỗ dán chống lại sự gây hại của côn trùng dựa vào việc đánh giá độ bền tự nhiên của các loại gỗ theo EN 350:2016.
Côn trùng hại gỗ và hà biển xuất hiện phổ biến. Tùy theo điều kiện sử dụng cụ thể và điều kiện của từng vùng địa lý nên chú ý đến các nguy cơ gây hại để lựa chọn gỗ dán phù hợp hoặc cần thiết xử lý bảo quản.
Bảng 2 – Đánh giá độ bền tự nhiên gỗ dán đối với các sinh vật khác nhau
Sinh vật hại gỗ |
Độ bền của các loại gỗ |
||
Bền |
Dễ bị tấn công |
||
Xén tóc gỗ khô Stromatium longicorne |
DST |
SST/SHST |
|
Mọt hai sừng Heterobostrychus |
DH |
SH/SHH |
|
Mọt cám Lyctus |
DL |
SL |
|
Bền |
Bền vừa phải |
Dễ bị tấn công |
|
Mối Coptotermes |
DC |
MC |
SC |
Hà biển Teredinae |
DT |
MT |
ST |
Giải thích các chữ viết tắt:
D Bền – M bền vừa phải – S dễ bị tấn công – SH gỗ lõi cũng được cho là dễ bị tấn công. Ký hiệu: ST: Xén tóc Stromatium longicorne – H: Mọt hai sừng Heterobostrychus – L: Mọt cám Lyctus – T: Hà biển – C: Mối |
|||
Sự thay đổi chiều dày của ván mỏng có ảnh hưởng đến độ bền tự nhiên của gỗ dán, do vậy việc đánh giá có thể điều chỉnh như sau:
(a) Trong trường hợp chiều dày ván mỏng > 3 mm, bảng 2 được sử dụng. (b) Trong trường hợp chiều dày ván mỏng >1,5 mm và ≤ 3 mm, thay đổi bảng 2 như sau: SST/SHST thành DST. (c) Trong trường hợp chiều dày ván mỏng ≤ 1,5 mm; sử dụng như trường hợp b nhưng chiều dày ván mỏng có giới hạn, mức độ nguy hại do Xén tóc (Stromatium longicorne) không cần lưu ý tới và bảng 2 thay đổi theo: SH/SHH thành DH; SL thành DL. |
Phụ lục A
(Tham khảo)
Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền sinh học của gỗ dán
A.1 Loại gỗ
Thông thường gỗ được sử dụng làm gỗ dán có độ bền cao thì độ bền của gỗ dán càng lớn.
Độ bền của gỗ dán không xử lý sẽ được đánh giá bằng loại gỗ có độ bền kém nhất.
A.2 Gỗ dác và gỗ lõi
Gỗ dác thường kém bền hơn gỗ lõi nhưng thường thẩm thấu tốt hơn gỗ lõi
Sự có mặt của gỗ dác trong gỗ dán làm cho độ bền sinh học của gỗ dán thường kém hơn so với gỗ dán từ gỗ lõi của loài gỗ được sử dụng.
Độ bền của những diện tích gỗ dác dễ thấm có thể được cải thiện do sự thấm sâu của keo dán, vì vậy sự xâm nhập của côn trùng và nấm bị ngăn cản. Độ dày của các lớp ván bóc có ảnh hưởng đến hiệu quả cải thiện độ bền sinh học.
A.3 Chiều dày các lớp ván
Độ bền sinh học có thể được tăng lên do sự thẩm thấu keo vào các lớp gỗ bóc. Các lớp gỗ bóc có chiều dày mỏng hơn thấm tốt hơn. Gỗ dán được tạo ra bằng nhiều lớp ván bóc mỏng dễ thấm có độ bền sinh học cao hơn gỗ dán tương tự sử dụng ván bóc dày trong cùng một loài gỗ.
A.4 Hàm lượng chất kết dính
Một số loại hóa chất kết dính có tính chất diệt vi sinh vật và nấm. Điều này mang lại cho gỗ dán có mức độ bảo vệ nhất định.
Hiệu quả này bị hạn chế và giảm dần theo thời gian nhưng trong một số trường hợp không cần thiết xử lý bảo quản. Hơn nữa màng keo như một hàng rào ngăn cản các côn trùng đục lỗ và ấu trùng đục qua lớp ván.
A.5 Xử lý bảo quản
Đối với gỗ nguyên được xử lý bảo quản thích hợp sẽ nâng cao độ bền sinh học gỗ dán, đặc biệt nếu loại gỗ dễ ngâm tẩm hoặc các lớp ván bóc được gia công mỏng.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng cuối cùng, việc xử lý bảo quản có thể ít cần thiết hơn đối với gỗ dán so với gỗ nguyên cùng loài ảnh hưởng của các yếu tố trên (xem A.1 đến A.4) có thể được chứng minh.
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Các biện pháp phòng ngừa trong sử dụng
4.1 Nguyên tắc lựa chọn
4.2 Sử dụng gỗ dán đã được xử lý bảo quản
4.3 Nguyên tắc lắp đặt
5 Ảnh hưởng của thành phần gỗ dán đến độ bền sinh học
6 Sử dụng gỗ dán trong các điều kiện sử dụng khác nhau
6.1 Khái quát
6.2 Nấm hại gỗ
6.3 Côn trùng và hà biển hại gỗ
Phụ lục A (Tham khảo)
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12715:2019 VỀ GỖ DÁN – ĐỘ BỀN SINH HỌC – HƯỚNG DẪN CHỌN GỖ DÁN TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN12715:2019 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |