TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12737:2019 (ISO 22650:2018) VỀ GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ GIẦY NGUYÊN CHIẾC – LIÊN KẾT GÓT

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12737:2019

ISO 22650:2018

GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ GIẦY NGUYÊN CHIẾC – LIÊN KẾT GÓT

Footwear- Test methods for whole shoe – Heel attchment

Lời nói đầu

TCVN 12737:2019 hoàn toàn tương đương với ISO 22650:2018.

TCVN 12737:2019 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIY DÉP – PHƯƠNG PHÁP TH GIY NGUYÊN CHIC – LIÊN KẾT GÓT

Footwear- Test methods for whole shoe – Heel attachment

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định liên kết gót của giầy dép. Tiêu chuẩn này áp dụng cho giầy dép phụ nữ có gót cao và gót trung bình.

Phương pháp thử trong tiêu chuẩn này đo ba tính chất có liên quan:

 Độ cứng của phần hậu giầy trong khi đi bộ thông thường;

 Lượng biến dạng cố định của phần hậu tạo ra do lực khá lớn tác dụng lên gót theo hướng về phía sau;

 Lực cần để tách gót.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10600-1 (ISO 7500-1), Vật liệu kim loại – Kiểm tra xác nhận máy thử tĩnh một trục – Phần 1: Máy thử kéo/nén – Kiểm tra xác nhận và hiệu chuẩn hệ thống đo lực

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Độ bền liên kết gót (heel attchment strength)

Lực tối đa đo được dưới điều kiện thử cần để tách gót từ tổ hợp đế/đế trong.

CHÚ THÍCH  Độ bền liên kết gót được tính bằng niutơn.

3.2

Độ cứng (rigidity)

Độ biến dạng phần hậu đo được dưới các điều kiện thử với lực 200 N.

3.3

Độ biến dạng cố định (permanent deformation)

Biến dạng vĩnh viễn đo được của phần hậu dưới các điều kiện thử với lực 400 N.

4  Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

Phải sử dụng các thiết bị, dụng cụ và vật liệu sau:

4.1  Thiết bị thử kéo

Thiết bị thử kéo phải tuân theo các yêu cầu trong TCVN 10600-1 (ISO 7500-1), có độ chính xác tương đương với loại B, tốc độ kéo không đổi 100 mm/min ±10 mm/min.

Thiết bị quán tính thấp có bộ phận ghi lực tự động là cần thiết.

4.2  Dụng cụ để gắn gót giầy, các dụng cụ để gắn gót giầy ở gần đầu gót với liên kết kẹp trên của thiết bị thử kéo sao cho gót có thể quay tự do trong khi thử. Các thiết kế khác nhau là cần thiết cho gót to và gót mảnh như mô tả dưới đây:

4.2.1  Dụng cụ cho gót to, như thể hiện trên Hình 1.

Thanh G đường kính 6 mm, có thể di chuyển và đưa qua lỗ đã khoan trên gót đường kính 6 mm hoặc 7 mm như thể hiện trên Hình 3. Khối H ở phía đối diện của dụng cụ có một lỗ đường kính 13 mm, cho phép lắp trực tiếp vào thiết bị thử kéo tại chỗ kẹp trên cùng. Ngoài ra, nếu sử dụng thiết bị thử kéo không có các kẹp di chuyển được, khối H sẽ được thay bằng một phần có thể được kẹp chặt trên các kẹp của thiết bị.

CHÚ THÍCH  Thanh G có th đưa qua l được khoan trên các gót to hoặc lấy ra và thay thế bằng kẹp như thể hiện trên Hình 2 để thử các gót mảnh.

Hình 1 – Dụng cụ kiểu 1 để tạo sự liên kết giữa thiết bị thử kéo và thân gót

4.2.2  Kẹp cho gót mảnh, như thể hiện trên Hình 2, bao gồm phần A có hình chữ u để các kẹp tì lên mặt trước của gót (cửa khẩu của gót), các phần B và C để kẹp tì lên phía sau uốn cong của gót.

Khoảng cách giữa phần B và A có thể điều chỉnh được để phù hợp với các kích thước gia cường phủ gót, sử dụng bốn bu lông D. Phần C quay trên hai phần B, cho phép phần thon của hầu hết các gót mảnh ở gần gia cường ph gót. Hai bu lông E có các đầu nhọn để ấn sâu vào gót và vì vậy ngăn được kẹp khỏi bị trượt. Kẹp có độ sâu 20 mm. Tại từng đầu của phần A là hai đầu nối F đường kính 6 mm có các tâm ở phía trên mặt kẹp của phần A 10 mm và cách từng mép 10 mm. Các đầu nối này cho phép kẹp được lắp vào dụng cụ nối như thể hiện trên Hình 1 tại chỗ của thanh G.

CHÚ DẪN

1 Phủ gót

CHÚ THÍCH  Kẹp này có thể được lắp vào liên kết như thể hiện trên Hình 1 tại chỗ thanh G có thể di chuyển.

Hình 2 – Kẹp quay kiểu 2 cho thân của các gót mảnh

4.3  Dụng cụ đo, có thể được m để đo khoảng cách trong khoảng 100 mm. Các dụng cụ này dùng để đo khoảng di chuyển của gia cường phủ gót trong khi thử.

5  Lấy mẫu và điều hòa mẫu

Đối với hầu hết các trường hợp, không cần điều hòa giầy dép trong môi trường được kiểm soát trước khi thử.

Cắt rời mũ giầy ở đoạn mũi có đế trong, sao cho đế giầy ở đoạn này dễ lắp vào ngàm kẹp của thiết bị thử kéo hơn. Nếu cấu trúc của mũ giầy có pho hậu dài ở vùng eo thì chắc chắn là không cắt. Nếu sử dụng ph gót, lớp che gót và bọc gót thì phải còn nguyên vẹn. Nếu giầy không gắn phủ gót thì vẫn có thể thử.

Trong trường hợp các gót quá to để lắp vào kẹp kiểu 2, khoan một lỗ đường kính 6 mm hoặc 7 mm tại vị trí như thể hiện trên Hình 3, song song với cửa khẩu của gót và mặt phân cách gót/phủ gót, sao cho tâm của lỗ cách cửa khẩu gót 10 mm và ở phía trên mặt phân cách gót/phủ gót 10 mm. Tốt nhất là khoan lỗ này từ cả hai phía hướng vào trong, bi vì cách này sẽ làm tăng độ chính xác của vị trí.

Cần tối thiểu ba mẫu thử.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

 Ca khẩu của gót

 Lỗ 6 mm hoặc 7 mm

3  Phủ gót

Hình 3 – Lỗ có phương ngang được khoan qua gót để luồn thanh G qua (xem Hình 1)

Để cố định, kẹp gót mảnh (xem Hình 2) vào gót giầy được thực hiện như sau. Kéo ngược hai bu lông E cho đến khi đầu của hai bu lông này không nhô qua phần C. Nới lỏng bốn bu lông D cho đến khi có đủ khoảng trống giữa các phần A và để đưa thân gót vào. Đặt gót sao cho mặt phía trước tiếp xúc với phần A và mặt phân cách của gót và phủ gót ở trên đường thẳng với mép của phần A (xem Hình 2). Tuy nhiên, nếu mặt phía trước này cong rõ ràng thì trước tiên nên mài gót gần phủ gót, tại chỗ đặt ở phần trên cùng của kẹp. Vặn chặt bốn bu lông đều nhau cho đến khi phần C quay để lắp khít vào phía sau gót. Thỉnh thoảng, cũng nên mài một chút đường cong phía sau của gót để giảm một lượng cần thiết ở phần C để quay và lắp khít. Cách này làm giảm rủi ro kẹp có thể trượt trong khi thử khi được gắn với đầu gót thon nhọn đáng kể. Vặn chặt hai bu lông E cho đến khi các đầu của bu lông ấn vào trong gót một cách hiệu quả để ngăn ngừa kẹp không bị kéo ra. Lúc này kẹp sẽ gắn cố định với gót như thể hiện trên Hình 2.

6  Phương pháp thử

6.1  Nguyên tắc

Nguyên tắc cơ bn của phép thử là phần mũi của giầy được kẹp trên một ngàm kẹp của thiết bị thử kéo. Gót, gần với ph gót, được gắn theo cách qui định với ngâm kẹp còn lại của thiết bị và bị kéo theo hướng ngược lại so với phần mũi ở tốc độ tách ngàm kẹp qui định. Có thể sử dụng thiết bị thử kéo thông thường trong phòng thử nghiệm với các bộ gá phù hợp.

Đo ba thông số sau:

a) Lượng chuyển động của gia cường phủ gót so với phần mũi ở lực 200 N.

CHÚ THÍCH  200 N là lực lớn hơn hai hoặc ba lần lực phần hậu tác dụng vào gót trong khi đi bộ thông thường, nhưng lượng biến dạng mà lực này tạo ra trong khi thử được cho là cách có hiệu quả để phân biệt giữa các giầy có đủ độ cứng và các giầy không có đủ độ cứng phần hậu trong khi đi.

b) Lượng biến dạng cố định tạo ra bởi lực 400 N.

c) Lực cần để tách hoàn toàn gót. Cũng ghi lại loại hư hỏng.

6.2  Cách tiến hành

Lắp dụng cụ như thể hiện trên Hình 1 tại chỗ kẹp trên cùng của thiết bị thử kéo hoặc, nếu không thể thực hiện theo cách này, kẹp khối H hoặc vật tương đương với khối H vào kẹp này. Nếu cần thiết, cài đặt lại giá trị đọc lực về 0, chú ý đến khối lượng của dụng cụ hoặc bất kỳ sự chênh lệch về khối lượng nào giữa dụng cụ và kẹp.

Trong trường hợp giầy có gót to đã khoan từ trước, như mô tả ở phần chuẩn bị giầy đ thử”. Rút một phần thanh G ra (xem Hình 1), đưa thanh này qua gót và sau đó đưa qua thanh thứ hai J. Các gót to được cố định vào dụng cụ theo cách này được thể hiện trên Hình 4 và Hình 5. Bất kỳ chỗ nào có thể, cố định giầy sao cho đế giầy quay về phía người vận hành phép thử.

Trong trường hợp giầy có gót mnh mà đã có kẹp kiểu 2 như thể hiện trên Hình 2 được gắn với gót, lấy thanh G ra khỏi bộ phận nối và đưa kẹp vào chỗ như thể hiện trên Hình 6.

Kẹp phần mũi giầy vào kẹp dưới của thiết bị thử kéo sao cho mặt dưới cùng của giầy quay ra ngoài, trục dọc của phần hậu giầy trùng với trục của thiết bị thử khi nhìn từ phía trước, và mép của kẹp kẹp chặt vào phần mũi, lui về phía đầu chi tiết độn cứng một chút (xem Hình 5). (lưu ý là phần mũi sẽ không kẹp tại chính giữa so với ngàm kẹp). Kiểm tra Sự vận hành của kẹp để không tạo ra bất kỳ lực kéo hoặc lực nén lên hệ thống đo tải trọng. Nếu có, dịch chuyển con trượt chỉ đủ để loại bỏ lực này.

CHÚ DẪN

1  liên kết kẹp trên của thiết bị thử kéo

2  phần hậu của mũ được giữ lại

 kẹp dưới của thiết bị thử

a cắt để loại bỏ mũ của phần mũi

Hình 4 – Hình chiếu bên của giầy có gót to được kẹp trên thiết bị thử kéo, sử dụng liên kết được thể hiện trên Hình 1

CHÚ DẪN

1  liên kết kẹp trên của thiết bị thử kéo

2  kẹp dưới của thiết bị thử

a đường tâm của phần hậu

CHÚ THÍCH  Hình vẽ này cho thấy đường tâm của phần hậu thẳng hàng với đường tâm của thiết bị. Các điểm X và Y dùng để đo độ biến dạng của gót đã đánh dấu

Hình 5 – Hình chiếu đứng của đế giầy có gót to được kẹp trên thiết bị thử kéo, s dụng liên kết đưc thể hiện trên Hình 1

CHÚ DẪN

 phủ gót

 cửa khẩu của gót

Hình 6 – Hình chiếu bên của kẹp được thể hiện trên Hình 2 cố định với gót mảnh và đưa vào phần J của liên kết nối được thể hiện trên Hình 1

Vẽ một đường thẳng trên đế giầy song song và cách mép phía sau (trên cùng) của kẹp trước một vài milimét. Đánh dấu điểm tâm của đường thẳng, cụ thể: điểm mà trục dọc của thiết bị thử kéo cắt qua. Đây là điểm X trên Hình 5. Sử dụng các dụng cụ đo điểm đo và ghi lại khoảng cách giữa điểm này trên đế và tâm của mép dưới phía trước của phủ gót (điểm Y trên Hình 5), là tròn đến nửa milimét. Có thể không cần đo các dấu tham chiếu trên đế, thực hiện phép đo tương đương giữa tâm của mép kẹp phía trước và tâm của mép dưới phía trước của phủ gót. Giầy không có phủ gót gắn vào, lấy giá trị đọc tâm của mép dưới phía trước của gót.

Vận hành thiết bị ở tc độ tách ngâm kẹp 100 mm/min ±10 mm/min. Dừng thiết bị khi lực đạt đến 200 N. Ngay lập tức, đo lại và ghi khoảng cách giữa mép phía trước của phủ gót (hoặc gót) và dấu tham chiếu trên đế hoặc mép của kẹp mũi giầy, không ngắt lực.

Tiếp theo, lại bắt đầu làm biến dạng phần hậu cho đến khi lực đạt đến 400 N. Đổi chiều bộ phận dẫn động của thiết bị thử kéo đến khi lực tác dụng giảm xuống zero. Ngay sau đó đo và ghi lại khoảng cách giữa mép trước của phủ gót và mép kẹp trước. Cuối cùng, làm biến dạng lại phần hậu đến khi gót bị tách ra hoặc xuất hiện hư hỏng. Ghi lại tải trọng tối đa đạt được và loại hư hỏng tương ứng với tải trọng này.

Trong một số trường hợp, khi chi tiết độn cứng yếu, không được gia cường, hoặc ở vị trí bất lợi, có thể uốn cong phần hậu một lượng đáng kể ở phía trước gót mà không tách rời gót. Lúc này xuất hiện tải trọng cao mà không phải là tải trọng tối đa đo được. Tuy nhiên, giầy này luôn tạo ra độ biến dạng vĩnh viễn lớn không đạt yêu cầu khi đo ở 400 N, do vậy không cần tiếp tục phép thử lớn hơn 1 000 N để cố tách rời gót hoặc làm hư hng một số bộ phận khác.

7  Biểu thị kết quả

Tính độ biến dạng phần hậu với lực 200 N bằng cách lấy khoảng cách tương ứng khi đo ở lực 200 N trừ đi khoảng cách gót/phần mũi đo được ban đầu, tính bằng milimét.

Tính độ biến dạng vĩnh viễn của phần hậu ở lực 400 N bằng cách lấy khoảng cách tương ứng ở lực zero sau khi tác dụng và ngừng tác dụng lực 400 N trừ đi khoảng cách gót/phần mũi đo được ban đầu, tính bằng milimét.

Ghi lại, độ bền liên kết gót của giầy dép, lực tối đa tính bằng niutơn tương ứng với hư hỏng của liên kết gót hoặc phần hậu. Cũng ghi lại loại hư hỏng tương ứng với độ bền liên kết gót.

Đo và ghi lại chiều cao của giầy dép, tức là khoảng cách theo phương thẳng đứng, tính bằng milimét, giữa mép phía sau trên cùng của gót và sàn với phủ gót đặt phẳng trên sàn. (nếu giầy không có phủ gót, giả thiết là phù gót dày 6 mm).

% độ cứng = (mm độ cứng/chiều cao gót) x 100

% biến dạng = (mm biến dạng/chiều cao gót) x 100

8  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) Độ bền liên kết gót;

c) Độ cứng (biến dạng phần hậu với lực 200 N);

d) Độ biến dạng (biến dạng vĩnh viễn phần hậu ở lực 400 N);

e) Cách nhận biết đầy đủ các mẫu thử bao gồm loại thương mại, mã số, màu sắc, bn chất, v.v…;

f) Chi tiết về bất kỳ sai lệch nào so với qui trình thử chuẩn;

g) Ngày thử.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12737:2019 (ISO 22650:2018) VỀ GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ GIẦY NGUYÊN CHIẾC – LIÊN KẾT GÓT
Số, ký hiệu văn bản TCVN12737:2019 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản