Cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt

 

Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt
Trình tự thực hiện a) Nộp hồ sơ TTHC:

Chủ sở hữu phương tiện nộp 01 bộ hồ sơ làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký gửi đến Cục Đường sắt Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

– Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

+ Trường hợp nộp hồ sơ nộp trực tiếp: Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra hồ sơ theo quy định của Thông tư này. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Cục Đường sắt Việt Nam hướng dẫn chủ sở hữu phương tiện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Trường hợp hồ sơ nộp qua môi trường mạng tại Cổng dịch vụ công của Bộ Giao thông vận tải địa chỉ website https://dichvucong.mt.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia về đăng ký;
Chủ sở hữu phương tiện tiếp nhận thông tin về tiến trình xử lý hồ sơ đã gửi Cục Đường sắt Việt Nam qua: email, tin nhắn điện thoại, tài khoản của chủ sở hữu phương tiện trên Cổng dịch vụ công của Bộ Giao thông vận tải hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra hồ sơ kê khai của chủ sở hữu phương tiện trên môi trường mạng. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ qua môi trường mạng, Cục Đường sắt Việt Nam hướng dẫn chủ sở hữu phương tiện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Trường hợp nhận được hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác. Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận được hồ sơ, Cục Đường sắt Việt Nam hướng dẫn chủ sở hữu phương tiện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

– Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và đúng theo quy định và chủ sở hữu phương tiện đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký. Trường hợp không cấp, Cục Đường sắt Việt Nam có văn bản trả lời cho chủ sở hữu phương tiện và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện Trực tiếp, qua môi trường mạng, qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
Thành phần số lượng hồ sơ a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký của chủ sở hữu phương tiện
theo mẫu quy định.

b) Các giấy tờ hợp pháp của phương tiện bao gồm:

+ Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ (nếu có);

+ Hợp đồng mua bán, cho, tặng; quyết định điều chuyển phương tiện. Đối với giấy tờ của phương tiện bằng tiếng nước ngoài thì phải nộp kèm theo bản dịch tiếng Việt đã được công chứng dịch thuật; hóa đơn bán hàng của tổ chức phát hành hóa đơn bán hàng nếu phương tiện bán ra đã chuyển qua nhiều tổ chức, cá nhân thì khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ cần hóa đơn bán hàng của tổ chức, cá nhân bán cuối cùng; Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện do tổ chức đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cấp còn hiệu lực;

c) Trường hợp trong cùng một hợp đồng mua bán, cho, tặng phương tiện, hóa đơn bán hàng, tờ khai hải quan của hồ sơ có kê khai nhiều phương tiện thì chủ sở hữu phương tiện có trách nhiệm cung cấp bảng kê khai cho từng phương tiện đề nghị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoặc hồ sơ các giấy tờ hợp pháp đối với từng phương tiện.

d) Đối với phương tiện nhập khẩu ngoài các giấy tờ hợp pháp của phương tiện thì cần phải có thêm Tờ khai hải quan dùng cho phương tiện nhập khẩu hoặc tờ khai hải quan điện tử đã được thông quan đối với phương tiện nhập khẩu.

e) Đối với phương tiện giao thông đường sắt đô thị, trường hợp phương tiện không có hợp đồng mua bán, hóa đơn riêng (do việc mua bán các phương tiện đó chỉ là hợp Phần của gói thầu và không thể tách rời) thì chủ sở hữu phải có bản cam kết xác nhận các phương tiện đó thuộc quyền sở hữu và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có các tranh chấp sở hữu phát sinh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và đúng theo quy định và chủ sở hữu phương tiện đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Đối tượng thực hiện Chủ sở hữu phương tiện giao thông đường sắt.
Cơ quan thực hiện a) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Đường sắt Việt Nam.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đường sắt Việt Nam.

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính a) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.

b) Trường hợp không cấp, Cục Đường sắt Việt Nam có văn bản trả lời cho chủ sở hữu phương tiện và nêu rõ lý do.

Lệ phí Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký: 120.000 đồng/01 Giấy chứng nhận.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt. Thông tư số 21/2018/TT-BGTVT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Không có.
Cơ sở pháp lý – Thông tư số 198/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa và đường sắt;

– Thông tư số 21/2018/TT-BGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt;

– Thông tư số 13/2021/TT-BGTVT ngày 26 tháng 7 năm 2021 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2018/TT-BGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt.

 

Số hồ sơ 1.010000 Lĩnh vực Đường sắt
Cơ quan ban hành Bộ giao thông vận tải Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.