TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12619-1:2019 VỀ GỖ – PHÂN LOẠI – PHẦN 1: THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12619-1:2019
GỖ – PHÂN LOẠI
PHẦN 1: THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
Wood – Classification – Part 1: Classification by wood ultilization
Lời nói đầu
TCVN 12619: 2019 do Viện nghiên cứu Công nghiệp rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 12619:2019 Gỗ – Phân loại gồm các tiêu chuẩn:
– TCVN 12619-1: 2019 Gỗ – Phân loại – Phần 1: Theo mục đích sử dụng;
– TCVN 12619-2: 2019 Gỗ – Phân loại – Phần 2: Theo tính chất vật lý và cơ học.
GỖ – PHÂN LOẠI
PHẦN 1: THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
Wood – Classification – Part 1: Classification by wood ultilizations
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này hướng dẫn phân loại gỗ làm nguyên liệu để sản xuất ván bóc, ván lạng, giấy, ván MDF, gỗ ghép thanh, đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoại thất, gỗ sản xuất tàu thuyền, gỗ làm tà vẹt, làm nhà và làm cầu giao thông và thủy lợi.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có)
TCVN 7750 Ván sợi – Thuật ngữ, định nghĩa và phân loại
TCVN 7751 Ván dăm – Thuật ngữ, định nghĩa và phân loại
TCVN 7752 (ISO 2074) Gỗ dán – Từ vựng
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 7750, TCVN 7751, TCVN 7752 và các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Đồ gỗ ngoại thất (outdoor wooden furniture)
Đồ dùng bằng gỗ sử dụng ngoài trời, chịu các tác động của yếu tố tự nhiên
3.2
Đồ gỗ nội thất (indoor wooden furniture)
Đồ dùng bằng gỗ sử dụng trong nhà hoặc dưới mái che, có cách ly với điều kiện ngoài trời.
3.3
Độ bền tự nhiên (dubility)
Thời gian để một loại gỗ tồn tại ở trạng thái tốt trong môi trường tự nhiên
3.4
Độ bền uốn tĩnh (ultimate strength in static bending)
Giá trị tải trọng lớn nhất cần thiết để phá hủy gỗ khi có tác động của tải trọng theo chiều vuông góc với thớ gỗ.
3.5
Độ co rút (shrinkage)
Mức độ gỗ thu nhỏ kích thước xảy ra từ khi độ ẩm của gỗ dưới điểm bão hòa thớ gỗ đến khi gỗ khô kiệt trong quá trình phơi, sấy.
3.6
Hệ số co rút thể tích (volumetric shrinkage coefficient)
Độ co rút thể tích của gỗ khi độ ẩm giảm 1% trong phạm vi từ điểm bão hòa thớ gỗ đến 0%.
3.7
Hệ số uốn tĩnh (static bending coefficient)
Tỷ số giữa độ bền uốn tĩnh và khối lượng riêng của một loại gỗ.
3.8
Hệ số uốn va đập (impact bending coefficient)
Tỷ số giữa độ bền uốn va đập và khối lượng riêng của một loại gỗ.
3.9
Khối lượng riêng của gỗ khô trong không khí (Air-dry density)
Tỷ số giữa khối lượng của gỗ trên một đơn vị thể tích của gỗ khi gỗ khô trong không khí (độ ẩm gỗ 12%), đơn vị tính g/cm3.
GHI CHÚ: Khối lượng riêng trước đây được gọi là khối lượng thể tích
3.10
Khuyết tật khúc gỗ tròn (defects in tree-log)
Những biểu hiện không bình thường trên khúc gỗ tròn như cong, xoán thớ, thót ngọn, mắt gỗ v.v…
3.11
Tà vẹt (wooden sleeper)
Thanh gỗ dùng kê ngang dưới đường ray để đỡ và cố định các thanh ray nằm trên nó.
3.12
Thớ gỗ (wood grain)
Một tổ chức gồm những mô tế bào xếp theo chiều dọc thân cây có thành phần chủ yếu là quản bào hoặc sợi gỗ giữ vai trò cơ học cho cây gỗ.
4 Nguyên tắc chung
– Các tiêu chí dùng để phân loại gỗ cho mỗi mục đích sử dụng khác nhau được phân cấp thành A, B, C theo mức độ giảm dần về sự phù hợp.
– Các loại gỗ sử dụng cho một mục đích cụ thể được phân thành các loại I, II, III theo mức độ giảm dần về sự phù hợp. Trong một số mục đích sử dụng có thể phân thêm loại đặc biệt.
5 Phân loại gỗ theo mục đích sử dụng
5.1 Gỗ nguyên liệu sản xuất ván bóc
Bảng 1- Các tiêu chí phân cấp gỗ nguyên liệu sản xuất ván bóc
Tiêu chí | Cấp | ||
Cấp A | Cấp B | Cấp C | |
Hình dạng thân cây và khuyết tật (HD) | Thân to có đường kính từ 25 cm trở lên, thẳng, ít khuyết tật | Thân to trung bình có đường kính từ 15 cm đến dưới 25 cm, thẳng trung bình, ít khuyết tật | Cây nhỏ có đường kính dưới 15 cm, độ thon lớn, khuyết tật nhiều |
Thớ gỗ và cấu tạo gỗ (CT) | Thớ gỗ thẳng và cấu tạo gỗ mịn | Thớ gỗ hơi lệch và cấu tạo gỗ trung bình | Thớ gỗ xoắn và thớ hơi thô |
Khả năng bóc và dán (BD) | Dễ bóc và dễ dán | Khả năng bóc và dán trung bình | Thớ gỗ xoắn và thớ hơi thô |
Khối lượng riêng (D) | Từ 0,50 g/cm3 đến 0,75 g/cm3 | Từ 0,3 g/cm3 đến dưới 0,50 g/cm3 | Trên 0,75 g/cm3 |
Hệ số co rút thể tích (V) | Dưới 0,5 | Từ 0,5 đến 0,65 | Trên 0,65 |
Qui tắc phân loại
– Loại I: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp A, có thể có 1 tiêu chí thuộc cấp B, không có cấp C
– Loại II: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp B/A, có thể có 1 tiêu chí cấp C
– Loại III: Có từ 2 tiêu chí là cấp C trở lên
Chú thích: Phân loại một số loại gỗ sản xuất ván bóc trong Bảng A.1, Phụ lục A
5.2 Gỗ nguyên liệu sản xuất ván lạng
Bảng 2- Các tiêu chí phân cấp gỗ nguyên liệu sản xuất ván lạng
Tiêu chí | Cấp | ||
Cấp A | Cấp B | Cấp C | |
Vân gỗ, màu sắc và nặt gỗ (VM) | Vân và màu sắc gỗ đẹp, mặt gỗ mịn | Vân và màu sắc gỗ trung bình, mặt gỗ trung bình | Vân và màu sắc gỗ không đẹp, mặt gỗ thô |
Khả năng lạng và dán (LD) | Dễ lạng và dễ dán | Khả năng lạng và dán trung bình | Khó lạng và dán |
Hệ số co rút thể tích (V) | Dưới 0,5 | Từ 0,5 đến 0,65 | Trên 0,65 |
Hình dạng thân cây và khuyết tật (HD) | Thân to có đường kính từ 25 cm trở lên, thẳng, ít khuyết tật | Thân to trung bình có đường kính từ 15 cm đến dưới 25 cm, độ thon nhỏ, thẳng trung bình, ít khuyết tật | Cây nhỏ có đường kính dưới 15 cm, độ thon lớn, khuyết tật nhiều |
Khả năng gia công bề nặt (GM) | Dễ | Trung bình | Khó |
Qui tắc phân loại
– Loại đặc biệt: Màu sắc, vân gỗ đẹp, mặt gỗ mịn, phản quang mạnh theo nhiều chiều hướng, mùi thơm, các tiêu chí thuộc cấp A, có thể đến 1 tiêu chí thuộc cấp B
– Loại I: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp A, có thể đến 2 tiêu chí thuộc cấp B, không có cấp C
– Loại II: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp B/A, có thể có 1 tiêu chí cấp C
– Loại III: Có từ 2 tiêu chí là cấp C trở lên
Chú thích: Phân loại một số loại gỗ sản xuất ván lạng trong Bảng A.2, Phụ lục A
5.3 Gỗ nguyên liệu sản xuất giấy
Bảng 3- Các tiêu chí phân cấp gỗ nguyên liệu sản xuất giấy
Tiêu chí | Cấp | ||
Cấp A | Cấp B | Cấp C | |
Chiều dài sợi gỗ (DS) | dài (trên 1200 µm) | trung bình (từ 900 µm đến 1200 µm) | thấp (dưới 900 µm) |
Hàm lượng xenlulo (CEL) | cao (trên 50 %) | trung bình (từ 45 % đến 50 %) | thấp (dưới 45 %) |
Hàm lượng lignin (LIG) | Thấp (dưới 26 %) | Trung bình (từ 26 % đến 30%) | Cao (trên 30 %) |
Khối lượng riêng (D) | Từ 0,50 g/cm3 đến 0,65 g/cm3 | Dưới 0,50 g/cm3 | Trên 0,65 g/cm3 |
Qui tắc phân loại
– Loại I: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp A, có thể đến 1 tiêu chí thuộc cấp B, không có cấp C
– Loại II: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp B/A, có thể có 2 tiêu chí cấp B
– Loại III: Có từ 1 tiêu chí là cấp C trở lên
Chú thích: Phân loại một số loại gỗ làm nguyên liệu sản xuất giấy trong Bảng A.3, Phụ lục A
5.4 Gỗ nguyên liệu sản xuất ván MDF
Bảng 4- Các tiêu chí phân cấp gỗ nguyên liệu sản xuất ván MDF
Tiêu chí | Cấp | ||
Cấp A | Cấp B | Cấp C | |
Khối lượng riêng (D) | Từ 0,50 g/cm3 đến 0,65 g/cm3 | Trên 0,65 g/cm3 | Dưới 0,50 g/cm3 |
Tỷ lệ độ dài sợi gỗ trên đường kính sợi gỗ (DS) | Trên 5 | Từ 4 đến 5 | dưới 4 |
Hàm lượng xenlulo (CEL) | cao (trên 50 %) | trung bình (từ 45 % đến 50 %) | thấp (dưới 45 %) |
Hàm lượng lignin (LIG) | Thấp (dưới 26 %) | Trung bình (từ 26 % đến 30%) | Cao (trên 30 %) |
Qui tắc phân loại
– Loại I: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp A, có thể đến 1 tiêu chí thuộc cấp B, không có cấp C
– Loại II: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp B/A, có thể có 2 tiêu chí cấp B
– Loại III: Có từ 1 tiêu chí là cấp C trở lên
Chú thích: Phân loại một số loại gỗ làm ván MDF trong Bảng A.4, Phụ lục A
5.5 Gỗ nguyên liệu sản xuất gỗ ghép thanh
Bảng 5- Các tiêu chí phân cấp gỗ nguyên liệu sản xuất gỗ ghép thanh
Tiêu chí | Cấp | ||
Cấp A | Cấp B | Cấp C | |
Hệ số co rút thể tích (V) | Dưới 0,5 | Từ 0,5 đến 0,65 | Trên 0,65 |
Khối lượng riêng (D) | Từ 0,60 g/cm3 đến 0,75 g/cm3 | Trên 0,75 g/cm3 | Dưới 0,60 g/cm3 |
Màu sắc của gỗ (MS) | Gỗ dác và gỗ lõi không phân biệt về màu sắc | Gỗ dác và gỗ lõi có màu gần giống nhau | Gỗ dác và gỗ lõi phân biệt rõ về màu sắc |
Khả năng gia công chế biến (CB) | Dễ | Trung bình | Khó |
Hình dạng thân cây và khuyết tật (HD) | Thân to có đường kính từ 25 cm trở lên, thẳng, ít khuyết tật | Thân to trung bình có đường kính từ 15 cm đến dưới 25 cm, độ thon nhỏ, thẳng trung bình, ít khuyết tật | Cây nhỏ có đường kính dưới 15 cm, độ thon lớn, khuyết tật nhiều |
Qui tắc phân loại
– Loại I: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp A, có thể đến 2 tiêu chí thuộc cấp B, không có cấp C
– Loại II: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp B/A, có thể có 1 tiêu chí cấp C
– Loại III: Có từ 2 tiêu chí trở lên là cấp C
Chú thích: Phân loại một số loại gỗ làm gỗ ghép thanh trong Bảng A.5, phụ lục A
5.6 Gỗ nguyên liệu sản xuất đồ gỗ nội thất
Bảng 6- Các tiêu chí phân cấp gỗ nguyên liệu sản xuất đồ gỗ nội thất
Tiêu chí | Cấp | ||
Cấp A | Cấp B | Cấp C | |
Hình dạng thân cây và khuyết tật (HD) | Thân to có đường kính từ 25 cm trở lên, thẳng, ít khuyết tật | Thân to trung bình có đường kính từ 15 cm đến dưới 25 cm, độ thon nhỏ, thẳng trung bình, ít khuyết tật | Cây nhỏ có đường kính dưới 15 cm, độ thon lớn, khuyết tật nhiều |
Vân gỗ và mặt gỗ (VM) | Vân đẹp, mặt gỗ mịn | Vân trung bình, mặt gỗ trung bình | Vân không đẹp, mặt gỗ thô |
Hệ số co rút thể tích (V) | Dưới 0,5 | Từ 0,5 đến 0,65 | Trên 0,65 |
Khối lượng riêng (D) | Từ 0,65 g/cm3 đến 0,85 g/cm3 | Trên 0,85 g/cm3 | Dưới 0,65 g/cm3 |
Độ bền tự nhiên (BTN) | Trên 7 năm | từ 4 năm – 7 năm | dưới 4 năm |
Bộ bền uốn tĩnh (UT) | Trên 65 MPa | Từ 40 MPa đến 65 MPa | Dưới 40 MPa |
Qui tắc phân loại
– Loại đặc biệt: Gỗ có đặc điểm đặc biệt về màu sắc, vân gỗ, mùi, phản quang nhiều chiều, có giá trị cao trên thị trường, các tiêu chí đạt cấp A, có thể 1 tiêu chí B
– Loại I: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp A, có thể đến 2 tiêu chí thuộc cấp B, không có cấp C
– Loại II: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp B/A, có thể có 1 tiêu chí cấp C
– Loại III: Có từ 2 tiêu chí trở lên là cấp C
Chú thích: Phân loại một số loại gỗ nguyên liệu sản xuất đồ gỗ nội thất trong Bảng A.6, phụ lục A
5.7 Gỗ nguyên liệu sản xuất đồ gỗ ngoại thất
Bảng 7- Các tiêu chí phân cấp gỗ nguyên liệu sản xuất đồ gỗ ngoại thất
Tiêu chí | Cấp | ||
Cấp A | Cấp B | Cấp C | |
Độ bền tự nhiên (BTN) | Trên 7 năm | từ 4 năm – 7 năm | dưới 4 năm |
Khối lượng riêng (D) | Từ 0,65 g/cm3 đến 0,85 g/cm3 | Trên 0,85 g/cm3 | Dưới 0,65 g/cm3 |
Hệ số co rút thể tích (V) | Dưới 0,5 | Từ 0,5 đến 0,65 | Trên 0,65 |
Độ bền uốn tĩnh (UT) | Trên 65 MPa | Từ 40 MPa đến 65 MPa | Dưới 40 MPa |
Hình dạng thân cây và thuyết tật (HD) | Thân to có đường kính từ 25 cm trở lên, thẳng, ít khuyết tật | Thân to trung bình có đường kính từ 15 cm đến dưới 25 cm, độ thon nhỏ, thẳng trung bình, ít khuyết tật | Cây nhỏ có đường kính dưới 15 cm, độ thon lớn, khuyết tật nhiều |
Qui tắc phân loại
– Loại I: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp A, có thể đến 1 tiêu chí thuộc cấp B, không có cấp C
– Loại II: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp B/A, có thể có 2 tiêu chí cấp B
– Loại III: Có từ 1 tiêu chí trở lên là cấp C
Chú thích: Phân loại một số loại gỗ nguyên liệu sản xuất đồ gỗ ngoại thất trong Bảng A.7, phụ lục A
5.8 Gỗ nguyên liệu sản xuất tàu thuyền
Bảng 8- Các tiêu chí phân cấp gỗ nguyên liệu sản xuất tàu thuyền
Tiêu chí | Cấp | ||
Cấp A | Cấp B | Cấp C | |
Hệ số uốn va đập (K) | trên 0,9 | từ 0,85 đến 0,9 | Dưới 0,85 |
Hệ số uốn tĩnh (F) | Trên 20 | Từ 17 đến 20 | Dưới 17 |
Độ bền tự nhiên (BTN) | Trên 7 năm | Từ 4 năm – 7 năm | Dưới 4 năm |
Khả năng thấm thuốc (XT) | Dễ | Trung bình | Khó |
Hệ số co rút thể tích (V) | Dưới 0,5 | Từ 0,5 đến 0,65 | Trên 0,65 |
Khối lượng riêng (D) | Từ 0,65 g/cm3 đến 0,85 g/cm3 | Trên 0,85 g/cm3 | Dưới 0,65 g/cm3 |
Qui tắc phân loại
– Loại I: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp A, có thể đến 1 tiêu chí thuộc cấp B, không có cấp C
– Loại II: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp B/A, có thể có 1 tiêu chí cấp C
– Loại III: Có từ 2 tiêu chí là cấp C trở lên
Chú thích: Phân loại một số loại gỗ nguyên liệu sản xuất tàu thuyền bằng gỗ trong Bảng A.8, phụ lục A
5.9 Gỗ nguyên liệu sản xuất tà vẹt
Bảng 9- Các tiêu chí phân cấp gỗ nguyên liệu sản xuất tà vẹt
Tiêu chí | Cấp | ||
Cấp A | Cấp B | Cấp C | |
Nén ngang cục bộ (NN) | trên 9 MPa | Từ 6 đến 9 MPa | Dưới 6 MPa |
Độ bền uốn tĩnh (UT) | trên 100 MPa | từ 60 MPa đến 100 MPa | Dưới 60 MPa |
Độ bền tự nhiên (BTN) | Trên 7 năm | từ 4 năm – 7 năm | dưới 4 năm |
Khả năng thấm thuốc (XT) | Dễ | Trung bình | Khó |
Khối lượng riêng (D) | Trên 0,85 g/cm3 | Từ 0,65 g/cm3 đến 0,85 g/cm3 | Dưới 0,65 g/cm3 |
Qui tắc phân loại
– Loại I: Nén ngang cục bộ phải là cấp A, các tiêu chí khác có thể đến 1 tiêu chí thuộc cấp B, không có cấp C.
– Loại II: Nén ngang cục bộ và Độ bền uốn tĩnh phải từ cấp B trở lên, các tiêu chí khác có thể có 1 tiêu chí cấp C.
– Loại III: Có từ 2 tiêu chí là cấp C trở lên
Chú thích: Phân loại một số loại gỗ nguyên liệu sản xuất tà vẹt trong Bảng A.9, phụ lục A
Loại I: Dùng cho đường chính
Loại II: Dùng cho đường chính thứ yếu và đường trong ga
Loại III: Dùng cho đường vào hầm mỏ
5.10 Gỗ nguyên liệu làm nhà
Bảng 10- Các tiêu chí phân cấp gỗ nguyên liệu làm nhà
Tiêu chí | Cấp | ||
Cấp A | Cấp B | Cấp C | |
Hệ số uốn tĩnh (F) | Trên 20 | Từ 17 đến 20 | Dưới 17 |
Độ bền uốn tĩnh (UT) | Trên 120 MPa | Từ 80 MPa đến 120 MPa | Dưới 80 MPa |
Độ bền tự nhiên (BTN) | Trên 7 năm | Từ 4 năm đến 7 năm | Dưới 4 năm |
Khả năng xử lý tẩm gỗ (XT) | Dễ | Trung bình | Khó |
Khối lượng riêng (D) | Trên 0,85 g/cm3 | Từ 0,55 g/cm3 đến 0,85 g/cm3 | Dưới 0,55 g/cm3 |
Qui tắc phân loại
– Loại đặc biệt: Tất cả các tiêu chí thuộc cấp A, riêng độ bền tự nhiên/ khả năng xử lý tẩm gỗ cấp A/C.
– Loại I: Độ bền uốn tĩnh phải là cấp A, các tiêu chí khác có thể đến 1 tiêu chí thuộc cấp B, riêng độ bền tự nhiên/ khả năng xử lý tẩm gỗ cấp A/C hoặc C/A.
– Loại II: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp B, riêng độ bền tự nhiên/ khả năng xử lý tẩm gỗ cấp A/C hoặc C/A.
– Loại III: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp C
Chú thích: Phân loại một số loại gỗ nguyên liệu làm nhà trong Bảng A.10, phụ lục A
5.11 Gỗ nguyên liệu sử dụng làm cầu giao thông và thủy lợi
Bảng 11- Các tiêu chí phân cấp gỗ nguyên liệu làm cầu giao thông và thủy lợi
Tiêu chí | Cấp | ||
Cấp A | Cấp B | Cấp C | |
Hệ số uốn va đập (K) | Trên 0,9 | Từ 0,85 đến 0,9 | Dưới 0,85 |
Hệ số uốn tĩnh (F) | Trên 20 | Từ 17 đến 20 | Dưới 17 |
Độ bền tự nhiên (BTN) | Trên 7 năm | Từ 4 năm đến 7 năm | Dưới 4 năm |
Khả năng xử lý tẩm gỗ (XT) | Dễ | Trung bình | Khó |
Khối lượng riêng (D) | Trên 0,85 g/cm3 | Từ 0,55 g/cm3 đến 0,85 g/cm3 | Dưới 0,55 g/cm3 |
Qui tắc phân loại
– Loại I: Tất cả các tiêu chí thuộc cấp A, riêng độ bền tự nhiên/ khả năng xử lý tẩm gỗ cấp A/C.
– Loại I: Độ bền uốn tĩnh phải là cấp A, các tiêu chí khác có thể đến 1 tiêu chí thuộc cấp B, riêng độ bền tự nhiên/ khả năng xử lý tẩm gỗ cấp A/C hoặc C/A.
– Loại II: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp B, không quá 1 chỉ tiêu thuộc cấp C.
– Loại III: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp C
Chú thích: Phân loại một số loại gỗ nguyên liệu làm cầu giao thông và thủy lợi trong Bảng A.11, Phụ lục A
Phụ lục A
(Tham khảo)
Phân loại một số gỗ nguyên liệu theo mục đích sử dụng
Bảng A.1- Phân loại một số loại gỗ nguyên liệu sản xuất ván bóc
Loại | Tên gỗ | Các tiêu chí quan trọng | |||||
Tên Việt Nam | Tên Khoa học | HD | CT | BD | D | V | |
I | Trám trắng | Canarium album (Lour.) Raeusch. | A | A | A | A | A |
Vên vên | Anisoptera costata Korth. | A | A | A | A | A | |
Vạng trứng | Endospermum chinense Benth. | A | A | A | B | A | |
II | Ràng ràng | Ormosia pinnata (Lour.) Merr. | B | B | A | A | B |
Keo (Keo tai tượng, Keo lai) | Acacia mangium Willd./ Acacia mangium Willd. x Acacia auriculiformis A. Cunn.ex Benth. | B/C | B/C | A | A | B | |
III | Cáng lò | Betula alnoides Buch.-Ham. | C/B | C/B | B | A | B |
Ươi | Sterculia lychnophora Hance | B | C | C | A | B |
Bảng A.2- Phân loại một số loại gỗ nguyên liệu sản xuất ván lạng
Loại | Tên gỗ | Các tiêu chí quan trọng | |||||
Tên Việt Nam | Tên Khoa học | VM | LD | V | HD | GM | |
Loại đặc biệt | Dáng hương | Pterocarpus macrocarpus Kurz. | A | A | A | A | A |
Lát hoa | Chukrasia tabularis A.Juss. | A | A | A | A | A | |
Huỳnh đường | Dysoxylum loureiri (Pierre) Pell. | A | A | A | A | A | |
I | Trám hồng | Canarium sp. | B | A | A | A | A |
Re hương | Cinnamomum parthenoxylum (Jack) meisn. | B | A | A | A | A | |
II | Vên vên | Anisoptera costata Korth. | B | A | B | A | A/B |
Xoan đào | Prunus arborea (Blume) Kalkm. | A | B | B | A | A | |
Xoan mộc | Toona febrifuga M.Roem. | A | B | B | B | A | |
III | Chò nâu | Dipterocarpus retusus Blume | C | B | A | C | A/B |
Dầu lông | Dipterocarpus baudii Korth. | C | B | A | C | A |
Bảng A.3- Phân loại một số loại gỗ nguyên liệu sản xuất giấy
Loại | Tên gỗ | Các tiêu chí quan trọng | ||||
Tên Việt Nam | Tên Khoa học | DS | LIG | CEL | D | |
I | Bạch đàn uro | Eucalyptus urophylla S.T.Blake | A | A | A | A |
II | Keo (Keo tai tượng, Keo lai) | Acacia mangium/ Acacia mangium Willd.x Acacia auriculiformis A.Cunn.ex Benth. | B | B | B | A |
III | Máu chó lá nhỏ | Knema corticosa Lour. | B | C | B | A |
Bảng A.4- Phân loại một số loại gỗ nguyên liệu sản xuất ván MDF
Loại | Tên gỗ | Các tiêu chí quan trọng | ||||
Tên Việt Nam | Tên Khoa học | D | DS | CEL | LIG | |
I | Thông mã vĩ | Pinus massoniana Lamb | A | A | A | A |
Bạch đàn uro | Eucalyptus urophylla S.T.Blake | A | A | B | A | |
II | Keo (Keo tai tượng, Keo lai) | Acacia mangium/ Acacia mangium Willd.x Acacia auriculiformis A.Cunn.ex Benth. | A | B | A | B |
III | Tràm | Melaleuca spp. | A | C | B | A |
Bảng A.5- Phân loại một số loại gỗ nguyên liệu sản xuất gỗ ghép thanh
Loại | Tên gỗ | Các tiêu chí quan trọng | |||||
Tên Việt Nam | Tên Khoa học | V | D | MS | CB | HD | |
1 | Xoan | Melia azedarach L. | B | A | A | A | A |
Thông nhựa | Pinus merkusii Jungh.& Vriese | A | A | A | A | B | |
II | Cao su | Hevea brasiliensis (Willd.ex Juss.) Muell.-Arg | A/B | A | A | B | A/B |
Keo (Keo tai tượng, Keo lai) | Acacia mangium/ Acacia mangium Willd.x Acacia auriculiformis A.Cunn.ex Benth. | B | A | A/B | B | B | |
III | Xà cừ | Khaya senegalensis (Desr.) A. Juss. | B | B | A | C | C/B |
Bạch đàn uro | Eucalyptus urophylla S.T. Blake | C | A | B | C | B |
Bảng A.6- Phân loại một số loại gỗ nguyên liệu sản xuất đồ gỗ nội thất
Loại | Tên gỗ | Các tiêu chí quan trọng | |||||
Tên Việt Nam | Tên Khoa học | VM | V | D | BTN | UT | |
Loại đặc biệt | Giáng hương | Pterocarpus macrocarpus Kurz | A | A | A | A | A |
Gõ cà te | Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib | A | A | A | A | A | |
Trắc | Dalbergia conchinchinensis Pierre | A | A | B | A | A | |
I | Giổi nhung | Michelia braianensis Gagnep. | A | A | B | A | B |
Vù hương | Cinnamomum balansae Lecomte | B | A | B | A | A | |
II | Xà cừ | Khaya senegalensis (Desr.) A. Juss. | B | B | A | A/B | A |
Keo (Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai) | Acacia mangium/ Acacia mangium Willd.x Acacia auriculiformis A.Cunn.ex Benth. | B | B | A/B | B | B | |
III | Cao su | Hevea brasiliensis (Willd.ex Juss.) Muell.-Arg | B | B | C | C/B | C |
Cáng lò | Betula alnoides Buch.-Ham. | B | C | B | C | B |
Bảng A.7- Phân loại một số loại gỗ nguyên liệu sản xuất đồ gỗ ngoại thất
Loại | Tên gỗ | Các tiêu chí quan trọng | |||||
Tên Việt Nam | Tên Khoa học | BTN | D | V | UT | HD | |
I | Tếch | Tectona grandis L.f. | A | A | A | A | B |
Bạch đàn uro | Eucalyptus urophylla S.T. Blake | A | A | A | A | B | |
II | Xà cừ | Khaya senegalensis (Ders.) A.Juss. | A | A | B | A | B |
Vối thuốc | Schima wallichii var. Noronhae (Blume) Bloemb. | A | A | B | B | B | |
III | Keo (Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai) | Acacia mangium/ Acacia mangium Willd.x Acacia auriculiformis A.Cunn.ex Benth. | B | B | C | C | C |
Cáng lò | Betula alnoides Buch.-Ham. | B | B | C | C | B |
Bảng A.8- Phân loại một số loại gỗ nguyên liệu làm tàu thuyền
Loại | Tên gỗ | Các tiêu chí quan trọng | ||||||
Tên Việt Nam | Tên Khoa học | K | F | BTN | XT | V | D | |
I | Táu mật | Vatica odorata ssp.brevipetiolata Phmh. | A | A | A | B | A | A |
Huỷnh | Tarrietia javanica Blume | A | A | A | B | A | A | |
Sao đen | Hopea odorata Roxb. | A | A | A | B | A | A | |
II | Bằng lăng nước | Lagerstroemia speciosa (L.) Pers. | A | B | A | B | B | B |
Tếch | Tectona grandis L.f. | A | A | A | B | B | B | |
III | Gội tía | Aglaia gigantea (Pierre ) Pell. | B | C | A | B | C | B |
Sồi phảng | Lithocarpus fissus Champ. ex Benth. | A | C | B | B | A | C |
Bảng A.9- Phân loại một số loại gỗ nguyên liệu làm tà vẹt
Loại | Tên gỗ | Các tiêu chí quan trọng | |||||
Tên Việt Nam | Tên Khoa học | NN | UT | BTN | XT | D | |
I | Táu | Vatica sp. | A | A | A | B | A |
Chò xót | Schima crenata Korth. | A | B | B | A | A | |
Vải rừng | Nephelium lappaceum L. | A | A | A | B | B | |
II | Bồ kết | Gleditsia fera (Lour.) Merr. | B | B | C | B | B |
Thị rừng | Diospyros syvatica Roxb. | A | B | B | C | B | |
III | Bồ hòn | Sapindus mukorossi Gaertn. | A | B | C | C | B |
Bạch đàn uro | Eucalyptus urophylla S.T. Blake. | B | B | C | B | B |
Bảng A.10- Phân loại một số loại gỗ nguyên liệu làm nhà
Loại | Tên gỗ | Các tiêu chí quan trọng | ||||
Tên Việt Nam | Tên Khoa học | F | UT | BTN/XT | D | |
Loại đặc biệt | Lim (Lim xanh) | Erythrophloeum fordii | A | A | A/C | A |
Xoay | Dialium cochinchinensis | A | A | A/C | A | |
I | Trai | Shorea guiso | A | A | A/B | B |
Sến mật | Madhuca pasquieri | B | A | A/C | A | |
II | Dẻ gai | Castanopsis chinensis | B | B | B/B | B |
Gội tía | Aglaia gigantea | B | B | A/B | B | |
Hoàng linh | Peltophorum dachyrachis | B | B | B/B | B | |
III | Dung sạn | Symplocos cochinchinensis | C | C | C/B | B |
Sau sau | Liquidamba formosana | C | B | C/B | C |
Bảng A.11- Phân loại một số loại gỗ nguyên liệu làm cầu giao thông và thủy lợi
Loại | Tên gỗ | Các tiêu chí quan trọng | ||||
Tên Việt Nam | Tên Khoa học | K | F | BTN/XT | D | |
I | Sao đen | Hopea odorata | A | A | A/B | A |
Sến mủ | Shorea roxburghii | A | B | A/B | A | |
II | Mít nài | Artocarpus asperula | B | B | B/C | B |
Vối thuốc | Schima wallichii | A | C | B/A | B | |
III | Bồ hòn | Sapindus mukorossi | A | C | C/C | B |
Thàn mát | Milletia ichthyochtona | A | C | C/C | B |
Thư mục tài liệu tham khảo chính
[1]. Nguyễn Đình Hưng, 1990. Nghiên cứu những tính chất cơ bản và xác định hướng sử dụng nguồn tài nguyên gỗ rừng Việt Nam. Tổng kết đề tài cấp nhà nước 04.01.06.01. Bộ Lâm nghiệp.
[2]. Nguyễn Đình Hưng, 1996. “Nghiên cứu phân loại gỗ Việt Nam hướng theo mục đích sử dụng” trong Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995, Bộ NN & PTNT, Hà Nội, tr. 107-110.
[3]. Lê Văn Chung, 1963. Tiêu chuẩn hóa và phân loại gỗ thương phẩm. NXB Nông thôn, Hà Nội.
[4]. Phạm Văn Chương, Nguyễn Hữu Quang 2004, Giáo trình công nghệ sản xuất ván nhân tạo, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12619-1:2019 VỀ GỖ – PHÂN LOẠI – PHẦN 1: THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN12619-1:2019 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 01/01/2019 |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |