TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11935-2:2018 (EN 927-2:2014) VỀ SƠN VÀ VECNI – VẬT LIỆU PHỦ VÀ HỆ PHỦ CHO GỖ NGOẠI THẤT – PHẦN 2: YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11935-2:2018

EN 927-2:2014

SƠN VÀ VECNI – VẬT LIỆU PHỦ VÀ HỆ PHỦ CHO GỖ NGOẠI THẤT – PHẦN 2: YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG

Paints and varnishes – Coating materials and coating systems for exterior wood – Part 2: Performance specification

Lời nói đầu

TCVN 11935-2:2018 hoàn toàn tương đương EN 927-2:2014.

TCVN 11935-2:2018 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11935 (EN 927) Sơn và vecni – Vật liệu phủ và hệ phủ cho gỗ ngoại thất, bao gồm các tiêu chuẩn sau:

– TCVN 11935-1:2018 (EN 927-1:2013), Phần 1: Phân loại và lựa chọn;

– TCVN 11935-2:2018 (EN 927-2:2014), Phần 2: Yêu cầu chất lượng;

– TCVN 11935-3:2018 (EN 927-3:2012), Phần 3: Phép thử thời tiết tự nhiên;

– TCVN 11935-5:2018 (EN 927-5:2006), Phần 5: Đánh giá độ thấm nước dạng lỏng;

 TCVN 11935-6:2018 (EN 927-6:2006), Phần 6: Phép thử thời tiết nhân tạo bằng cách phơi mẫu sử dụng đèn huỳnh quang UV và nước.

 

Lời giới thiệu

TCVN 11935-2 (EN 927-2) là một phần của bộ tiêu chuẩn TCVN 11935 (EN 927). Phần 1 đã đưa ra các thuật ngữ kỹ thuật đơn giản, rõ ràng có thể áp dụng đối với tất cả các vật liệu phủ cho gỗ ngoại thất. Phần 1 cũng cung cấp thông tin về sự phù hợp của lớp phủ với mỗi loại mục đích sử dụng cụ thể. Điều này sẽ hỗ trợ việc loại bỏ các rào cản kỹ thuật trong thương mại. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề về so sánh giữa các sản phẩm thử nghiệm, hoặc có thể được phơi mẫu ở các vùng khí hậu khác nhau và các thử nghiệm liên quan đến các mục đích sử dụng khác nhau. TCVN 11935-2 (EN 927-2) sẽ giải quyết vấn đề này và đưa ra các yêu cầu chất lượng cụ thể của các phép thử bắt buộc kết hợp với các phép thử tùy chọn có thể cung cấp thông tin bổ sung để định dạng tiêu chuẩn hóa.

 

SƠN VÀ VECNI – VẬT LIỆU PHỦ VÀ HỆ PHỦ CHO GỖ NGOẠI THẤT – PHẦN 2: YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG

Paints and varnishes – Coating materials and coating systems for exterior wood – Part 2: Performance specification

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định tiêu chí chất lượng cho hệ phủ trên gỗ ngoại thất. Yêu cầu chất lượng được quy định theo ba mục đích sử dụng (xác định trong TCVN 11935-1 (EN 927-1)) dựa trên hai phép thử bắt buộc là thử thời tiết tự nhiên tiến hành theo TCVN 11935-3 (EN 927-3), và thử độ thấm nước theo TCVN 11935-5 (EN 927-5). Các phép thử tùy chọn khác (không bắt buộc) được liệt kê trong bảng có thể được sử dụng bởi nhà cung cấp hoặc sử dụng cho những mục đích kỹ thuật nhằm cung cấp thông tin bổ sung, phục vụ cho định dạng tiêu chuẩn hóa và các khía cạnh khác về chất lượng liên quan đến những tình huống cụ thể. Đa số các phép thử đều được viện dẫn từ tất cả các phần của TCVN 11935 (EN 927), những phép thử bổ sung có liên quan được quy định trong các tiêu chuẩn khác.

Tiêu chuẩn này cũng quy định về yêu cầu cần thiết cho việc chứng nhận hợp chuẩn với TCVN 11935-2 (EN 927-2) và cung cấp tính linh hoạt cho các tình huống khác nhau, cũng có thể cung cấp căn cứ cho việc chứng nhận.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 11935-1:2018 (EN 927-1:2013), Sơn và vecni – Vật liệu phủ và hệ phủ cho gỗ ngoại thất – Phần 1: Phân loại và lựa chọn;

TCVN 11935-3:2018 (EN 927-3:2012), Sơn và vecni – Vật liệu phủ và hệ phủ cho gỗ ngoại thất – Phần 3: Phép thử thời tiết tự nhiên;

TCVN 11935-5 (EN 927-5), Sơn và vecni – Vật liệu phủ và hệ phủ cho gỗ ngoại thất – Phần 5: Đánh giá độ thm nước dạng lỏng;

TCVN 11935-6 (EN 927-6), Sơn và vecni – Vật liệu phủ và hệ phủ cho gỗ ngoại thất – Phần 6: Phép thử thời tiết nhân tạo bằng cách phơi mẫu sử dụng đèn huỳnh quang UV và nước;

EN 16492, Paints and varnishes – Evaluation of the surface disfigurement caused by fungi and algae on coatings (Sơn và vecni – Đánh giá sự phá hủy bề mặt lớp phủ do nấm và tảo);

CEN/TS 16358, Paints and varnishes – Coating materials and coating systems for exterior wood – Assessment of air inclusions/microfoam in coating films (Sơn và vecni – Vật liệu phủ và hệ phủ cho gỗ ngoại thất  Đánh giá tạp khí/vi bọt trên lớp phủ);

CEN/TS 16359, Paints and varnishes – Coating materials and coating systems for exterior wood – Assessment of knot staining resistance owood coatings (Sơn và vecni- Vật liệu phủ và hệ phủ cho gỗ ngoại thất – Đánh giá độ bền biến màu mắt gỗ của lớp phủ gỗ);

CEN/TS 16360, Paints and varnishes – Coating materials and coating systems for exterior wood – Assessment of film extensibility by indentation of a coating on a wooden substrate (Sơn và vecni – Vật liệu phủ và hệ phủ cho gỗ ngoại thất – Đánh giá độ co giãn của lớp phủ trên nền gỗ bởi sự ấn lõm lên);

CEN/TS 16498, Paints and varnishes – Coating materials and coating systems for exterior wood – Assessment otannin staining (Sơn và vecni – Vật liệu phủ và hệ phủ cho gỗ ngoại thất – Đánh giá sự biến màu tannin);

CEN/TS 16499, Paints and varnishes – Coating materials and coating systems for exterior wood – Resistance to blocking of paints and varnishes on wood (Sơn và vecni – Vật liệu phủ và hệ phủ cho gỗ ngoại thất – Độ bền kết khối của sơn và vecni trên gỗ);

CEN/TS 16700, Paints and varnishes – Coating materials and coating systems for exterior wood – Assessment of resistance to impact of a coating on a wooden substrate (Sơn và vecni – Vật liệu phủ và hệ phủ cho gỗ ngoại thất – Đánh giá độ bền va đập của lớp phủ trên nền gỗ);

ISO 4618:2006, Paint and varnishes – Terms and definitions (Sơn và vecni – Thuật ngữ và định nghĩa);

ISO 4628-1, Paints and varnishes – Evaluation of degradation ocoatings – Designation oquantity and size of defects, and ointensity of uniform changes in appearance – Part 1: General introduction and designation system (Sơn và vecni – Đánh giá sự suy giảm của lớp phủ – Tên gọi các khuyết tật theo số lượng và kích cỡ, và mc độ thay đổi đồng nhất ngoại quan – Phần 1: Giới thiệu chung và hệ thống ký hiệu);

ISO 7783, Paints and varnishes – Determination of water-vapour transmission properties – Cup method (Sơn và vecni – Xác định tính chất truyền hơi nước – Phương pháp vòng bít).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 11935-1:2017 (EN 927-1:2013) và ISO 4618:2006.

4  Phép thử kiểm tra chất lượng – Mô tả phép thử

TCVN 11935-1 (EN 927-1) phân loại lớp phủ cho gỗ ngoại thất theo ngoại quan (75 khả năng) và mở rộng thêm ba loại mục đích sử dụng. Đánh giá chất lượng được thực hiện có đi chiếu với từng loại mục đích sử dụng, chúng được phân nhóm theo mức độ có thể kiểm soát được sự thay đổi của gỗ. Chất lượng bị ảnh hưởng nhiều bởi ngoại quan (ví dụ trong suốt so với đục), nền (ví dụ loài gỗ), khí hậu và điều kiện phơi mẫu. Điều này mở ra cho các nhà cung cấp hoặc người sử dụng cùng thỏa thuận về sự kết hợp các phép thử (xem Bảng 1 và Bảng 2) sao cho phù hợp với các tình huống c thể, tiến hành các phép thử theo nguyên tắc được mô tả trong tiêu chuẩn này và bao gồm các phép thử bắt buộc quy định. Yêu cầu cho việc công bố hợp chuẩn được mô tả trong Điều 7. Khi thực hiện các phép thử tùy chọn, cần phải báo cáo theo định dạng được mô tả trong tiêu chuẩn này.

Bảng 1 – Các phương pháp thử

Các chỉ tiêu

Phương pháp thử

Loại mục đích sử dụng

(xem TCVN 11935-1 (EN 927-1))

n định

Bán ổn định

Không ổn định

Cơ sở phân loại

TCVN 11935-1

(EN 927-1)

Bắt buộc

Bắt buộc

Bắt buộc

Phép thử thời tiết tự nhiên trên gỗ thông

TCVN 11935-3

(EN 927-3)

Bắt buộc

Bắt buộc

Bắt buộc

Phép thử thời tiết tự nhiên trên nền thay thế

TCVN 11935-3

(EN 927-3)

Tùy chọn

Tùy chọn

Tùy chọn

Phép thử thời tiết tự nhiên trên tấm thử thay thế

TCVN 11935-3

(EN 927-3)

Tùy chọn

Tùy chọn

Tùy chọn

Tính chất truyền hơi nước

ISO 7783

Tùy chọn

Tùy chọn

Tùy chọn

Độ hút nước

TCVN 11935-5

(EN 927-5)

Bắt buộc

Bắt buộc

Bắt buộc

Phép thử thời tiết nhân tạo

TCVN 11935-6

(EN 927-6)

Tùy chọn

Tùy chọn

Tùy chọn

Sự biến màu mắt gỗ

CEN/TS 16359

Tùy chọn

Tùy chọn

Tùy chọn

Sự biến màu Tannin

CEN/TS 16498

Tùy chọn

Tùy chọn

Tùy chọn

Vi bọt

CEN/TS 16358

Tùy chọna

Tùy chọn

Tùy chọn

Độ giãn của lớp phủ

CEN/TS 16360

Tùy chọn

Tùy chọn

Tùy chọn

Thử độ kết khối

CEN/TS 16499

Tùy chọn

Tùy chọn

Tùy chọn

Độ bền va đập

CEN/TS 16700

Tùy chọn

Tùy chọn

Tùy chọn

Sự phát triển của nấm và tảo

EN 16492

Tùy chọn

Tùy chọn

Tùy chọn

a Chỉ bắt buộc khi thi công phun ph.

Bảng 2 – Các phương pháp đang được xây dựng

Các chỉ tiêu

Phương pháp thử a

Loại mục đích sử dụng

(xem TCVN 11935-1 (EN 927-1))

n định

Bán ổn định

Không ổn định

Độ bám dính ướt (cắt chéo song song)

Tùy chọn

Tùy chọn

Tùy chọn

Độ bám dính ướt (giật – Pull-off)

Tùy chọn

Tùy chọn

Tùy chọn

Độ truyền UV và độ trong suốt

Tùy chọn

Tùy chọn

Tùy chọn

Bịt kín các đầu thớ

Tùy chọn

Tùy chọn

Tùy chọn

a Hiện đang được xây dựng.

5  Tổng quan về phép thử

5.1  Độ bền thời tiết tự nhiên

5.1.1  Quy định chung

Đánh giá vật liệu phủ theo tiêu chuẩn này cần thực hiện thử nghiệm thời tiết tự nhiên theo TCVN 11935-3 (EN 927-3), dùng tấm gỗ thông phẳng có một bề mặt được bào nhẵn. Nhà sản xuất tạo ra hệ phủ đáp ứng được một hoặc nhiều chỉ tiêu chất lượng được mô tả trong 5.1.2 có thể sử dụng thông tin này như một phần của công bố sự phù hợp, như được mô tả trong Điều 7.

Độ bền thời tiết tự nhiên của hệ phủ được đánh giá bởi một số chỉ tiêu chất lượng. Các giá trị chỉ dẫn cho phép đánh giá sự phù hợp của hệ phủ đối với mục đích sử dụng. Các thử nghiệm so sánh cho thấy sự phù hợp với các chỉ tiêu được nêu trong 5.1.2 thiết lập độ lặp lại và độ tái lập tính năng tiêu chuẩn.

5.1.2  Chỉ tiêu chất lượng

Đim số cho các chỉ tiêu đánh giá độ phồng rộp, độ rạn nứt, độ bong tróc và độ bám dính theo TCVN 11935-3 (EN 927-3), được hiểu là đáp ứng hoặc không đáp ứng yêu cầu chất lượng của tiêu chuẩn, liên quan tới loại mục đích sử dụng, theo các chỉ tiêu được đưa ra trong Bảng 3. Bảng sắp xếp này liên quan đến các vị trí thử phơi mẫu và không cần chú ý đến sự chuyển dịch các kết quả tới vùng địa lý khác theo cách không phù hợp.

Giải thích các chỉ tiêu:

1) Bốn giá trị đầu tiên trong mỗi cột đại diện cho mức ln nhất cho phép theo trung bình cộng (làm tròn đến một chữ số thập phân) của 3 lần thử thời tiết tự nhiên lặp lại [TCVN 11935-3 (EN 927-3)].

2) Giá trị tổng tối đa là giới hạn không được vượt quá tổng của 12 (4 x 3) kết quả riêng lẻ.

3) Giá trị chênh lệch tối đa để phép thử hợp lệ liên quan đến sự khác nhau giữa điểm số cao nhất và thấp nhất của tấm thử riêng lẻ bất kỳ. Nếu giá trị này vượt quá giới hạn thì phép thử vô hiệu và phải thực hiện lại.

4) Nếu hệ phủ vượt quá giá trị tổng tối đa hoặc có sự khác biệt lớn nhất cho bất kỳ loại mục đích sử dụng nào, nhà sản xuất không thể yêu cầu chứng nhận hợp chuẩn cho loại mục đích sử dụng đó.

Bảng 3 – Giá trị tới hạn cho các chỉ tiêu chất lượng – Độ bền thời tiết tự nhiên

Chỉ tiêu

Ổn định

Bán ổn định

Không ổn định

Độ phồng rộp

0,3

0,7

1

Độ rạn nứt

0,7

1,7

3

Độ bong tróc

0,3

0,7

1,3

Độ bám dính

1

1

1

Giá trị tổng tối đa

7

12

19

Giá trị chênh lệch tối đa để phép thử hợp lệ

2

3

4

CHÚ THÍCH: Độ chụm của phép thử: Đánh giá độ lệch tiêu chuẩn của phép thử thời tiết được các thành viên của CEN tiến hành với s phòng thí nghiệm tương đi lớn. Các kết quả này được kết hợp trong ma trn các chỉ tiêu đ giá tr mc tiêu nhỏ nht nằm trong sai lệch cho phép đối với sự khác nhau về yêu cu cht lượng của tm thử lặp lại. Sự tập trung cũng dự tính khoảng phân bố các kết quả đạt được. Ví dụ giá trị trung bình tính toán chỉ tiêu “độ rạn nứt” là 1,3 có thể đạt được từ tậhợp các số liệu (1, 1, 2), (0, 1, 3) hoặc (0, 0, 4). Giá trị chênh lệch tối đa của các chỉ tiêu được xem xét là có khả năng xảra, và phải loại bỏ những kết quả ngoài khoảng phân bố dự tính.

5.1.3  Điều kiện phơi mẫu

Điều kiện phơi mẫu trong quá trình thử phải được ghi lại theo Điều 7. Khu vực phơi mẫu phải được ghi lại và nên phản ánh được tốt nhất các điều kiện ở nơi dự kiến sử dụng lớp phủ (xem TCVN 11935-3:2018 (EN 927-3:2012), Phụ lục F).

5.1.4  Phép thử thời tiết tự nhiên – Nền thay thế

Phép thử thời tiết có thể được thực hiện trên nền thay thế bổ sung như các loài gỗ khác, gỗ lõi, gỗ đã qua xử lý … và đánh giá chất lượng vẫn theo cách giống nhau.

CHÚ THÍCH: Khi tiến hành các phép thử tùy chọn, ghi kết quả theo cách tiến hành của phép thử bắt buộc (xem Điều 4); tuy nhiên, không có chỉ tiêu chất lượng nào được yêu cầu chứng nhận phù hợp.

5.1.5  Phép thử thời tiết tự nhiên – Tấm thử thay thế

Như được mô tả trong TCVN 11935-3:2018 (EN 927-3:2012), Phụ lục E, có thể tiến hành phép thử thời tiết ở điều kiện khắc nghiệt hơn bằng cách bổ sung thêm điều kiện thử như dùng thêm bẫy nước. Đánh giá chất lượng vẫn theo cách giống nhau.

5.2  Phương pháp thử hiện có

5.2.1  Độ thấm nước

Độ thấm nước được đánh giá theo TCVN 11935-5 (EN 927-5) và được biểu thị bằng giá trị độ hút nước. Giá trị độ hút nước là mức tối đa cho phép đối với trung bình cộng của năm lần thử lặp được xác định theo cách tiến hành mô tả trong TCVN 11935-5 (EN 927-5).

Mức yêu cầu cho mỗi loại mục đích sử dụng được đưa ra trong Bảng 4.

Bảng 4 – Chỉ tiêu độ hút nước cho mỗi loại mục đích sử dụng

 

Ổn định

Bán ổn định

Không ổn định

TCVN 11935-5 (EN 927-5), giá trị độ hút nước, g/m2

30 ÷ 175

30 ÷ 250

> 30

CHÚ THÍCH: Giá trị độ hút nước tối thiểu phải được công bố bởi vì một hệ phủ chống thấm vẫn có thể dẫn đến hấp thụ độ ẩm có hại trong các công trình gỗ và vì độ chính xác ca phép thử có giá trị độ hút nước thp hơn 30 g/m2 là không chính xác.

5.2.2  Phép thử thời tiết nhân tạo

Lớp phủ được phơi mẫu dưới tia UV và nước theo cách tiến hành mô tả trong TCVN 11935-6 (EN 927-6). Sau khi phơi mẫu, tm thử được đánh giá về độ bong tróc, độ rạn nứt, độ phồng rộp, độ phn hóa, độ bám dính, sự thay đổi màu sắc, độ bóng và ngoại quan. Sau đó báo cáo kết quả.

5.2.3  Sự biến màu mắt gỗ

Độ bền màu của hệ phủ do tác động của các chất chiết ra trong mắt gỗ được đánh giá theo CEN/TS 16359. Sự khác biệt màu sắc nhận thấy sau khi thử nghiệm chỉ ra tính hiệu quả của hệ phủ chống lại sự biến màu.

5.2.4  Sự biến màu tannin

Xác định độ bền của lớp phủ do tác động của các chất chiết ra từ vật liệu gỗ (không giống như biến màu mắt gỗ) được thực hiện theo CEN/TS 16498. Ghi chép kết quả sau khi ổn định (giai đoạn 1) và sau một khoảng thời gian phơi mẫu ở độ ẩm cao (giai đoạn 2). Nếu xuất hiện gỉ nhựa, kết quả được ghi lại là một giá trị ΔE.

5.2.5  Vi bọt

Sự xuất hiện của vi bọt trong hệ ph có thể ảnh hưởng đến chất lượng. Vi bọt xuất hiện chủ yếu trong quá trình thi công. CEN/TS 16358 cung cấp một phương pháp để định lượng số tạp khí quy định trong một mặt cắt của màng khô. Phép thử này có thể được sử dụng để đánh giá xu hướng của lớp phủ để bẫy không khí trong quá trình thi công và để tối ưu hóa quá trình. Kết quả được biểu thị là số tạp khí trên một centimet màng sơn. Không có mức chất lượng cụ thể cho phép thử này nhưng từ thực nghiệm số lượng vi bọt cần thấp hơn 30 tạp khí/cm.

CHÚ THÍCH: Trong trạng thái hiện tại của không khí, tạp khí là rất khó tránh khi lớp phủ được thi công phun trên gỗ.

5.2.6  Độ giãn của lớp phủ

Hệ phủ có độ giãn phù hợp là một yêu cầu cụ thể cho lớp phủ gỗ ngoại thất. Để kiểm tra đầy đủ các tính chất cơ học của lớp phủ là khá phức tạp. CEN/TS 16306 cung cấp một phương pháp tương đối đơn giản là dùng các hình côn có kích thước khác nhau ép chặt lên bề mặt lớp phủ và xem hình côn nào gây ra vết rạn nứt thì ghi lại.

Kết quả được biểu thị bằng chữ cái ký hiệu của côn (theo chiều cao lớn nhất của côn) gần kề với côn gây ra vết rạn nứt (côn chưa gây ra vết rạn nứt) khi ẩn lên bề mặt lớp phủ.

5.2.7  Sự kết khối

Phương pháp thử theo CEN/TS 16499, dưới điều kiện tiêu chuẩn, dù là hệ phủ sơn và vecni đơn lớp hay đa lớp trên gỗ đều phải có thời gian quy định đ lớp phủ khô hoàn toàn, nhằm bảo đảm tránh tn hại khi hai bề mặt sơn hoặc một bề mặt sơn với một bề mặt khác được đặt tiếp xúc với nhau dưới áp lực.

Sau khi hoàn thành phép thử, hệ phủ được xếp hạng theo lực yêu cầu để có thể phân tách được và mức độ tn hại.

5.2.8  Phép thử va đập

Bề mặt gỗ đã phủ sơn thường tiếp xúc với các nguồn va đập khác nhau trong quá trình sử dụng, đặc biệt là mưa đá. Theo CEN/TS 16700 sự va đập này được xác định thông qua thử va đập viên bi thép.

Kết quả cần ghi lại là giá trị trung bình của tất cả các mức đối với mỗi độ cao rơi.

5.2.9  Sự phát triển của nm và tảo

Nấm mốc và tảo được thử theo TCVN 11935-3 (EN 927-3) và được đánh giá theo EN 16492.

5.3  Phương pháp thử đang được xây dựng

5.3.1  Độ bám dính ướt (cắt chéo song song)

Tính chất của lớp phủ dưới điều kiện ướt được đánh giá theo tiêu chuẩn CEN/TS (Xác định độ bám dính ướt trên gỗ bằng cách cắt chéo song song). Sau khi thử nghiệm, kết quả được báo cáo theo ISO 4628-1.

Phép thử cũng có thể thực hiện dưới điều kiện khô.

5.3.2  Độ bám dính ướt (phép thử kéo giật – Pull-off)

Tính chất của lớp phủ dưới điều kiện ướt được đánh giá theo tiêu chuẩn CEN/TS (Xác định cường độ kéo sau khi tiếp xúc với nước). Kết quả là cường độ kéo (MPa) và các dạng phá hủy (phá hủy ở nền, ở lớp phủ, ở cả nền và cả ở lớp phủ).

Phép thử cũng có thể thực hiện dưới điều kiện khô.

5.3.3  Độ truyền UV

Bức xạ quang phổ có tác hại ảnh hưởng lên cả gỗ và lớp ph gỗ, đặc biệt là dải tia UV. Độ kháng bức xạ UV có thể được rút ra từ các phép thử thời tiết tự nhiên và nhân tạo.

5.3.4  Bịt kín các đầu thớ

Các đầu thớ gỗ đặc biệt dễ bị tổn hại do sự hấp thụ nước, để ổn định trong sử dụng các đầu thớ này phải luôn được bịt kín. Chất bịt kín cũng có thể thuận lợi cho mục đích sử dụng bán n định và thậm chí cả không ổn định.

6  Tóm tắt các phương pháp thử và quy ước báo cáo

Bảng 5 tóm tắt các phương pháp thử.

Bảng 5 – Tóm tắt phương pháp thử

Chỉ tiêu

Phương pháp thử

Quy ước báo cáo để chứng nhận hợp chuẩn

Cơ sở phân loại

TCVN 11935-1

(EN 927-1)

Cấu trúc, độ che ph và độ bóng
Độ bền thời tiết tự nhiên

TCVN 11935-3

(EN 927-3)

Tính giá trị trung bình, giá trị tổng tối đa, giá trị chênh lệch tối đa
Độ bền thời tiết nhân tạo

TCVN 11935-6

(EN 927-6)

Kết quả thử nghiệm
Độ hút nước

TCVN 11935-5

(EN 927-5)

Giá trị độ hút nước trung bình, g/m2
Biến mu mắt gỗ

CEN/TS 16359

Kết quả thử nghiệm (sự khác biệt màu sắc)
Độ bám dính ướt (băng dính)

Mức độ tổn hại
Độ bám dính ướt (kéo)

Lực kéo, các dạng phá hủy
Biến màu tannin

CEN/TS 16498

Kết quả thử nghiệm (sự khác biệt màu sắc)
Vi bọt

CEN/TS 16358

Kết quả thử nghiệm – Số tạp khí
Độ giãn của lớp phủ

CEN/TS 16360

Kết quả thử nghiệm – Kích thước hình côn
Độ kết khối

CEN/TS 16499

Sự kết dính và đánh giá tổn hại
Độ bền va đập

CEN/TS 16700

Đánh giá tổn hại
Độ truyền UV

% truyền tích hợp ở các bước sóng được quy định
Bịt kín các đầu thớ

Hấp thụ độ ẩm
Biến dạng do sự phát triển của nấm và tảo (bao gồm mục xanh sinh vật)

EN 16492

Đánh giá độ che phủ

7  Biểu thị kết quả và yêu cầu công bố sự phù hợp – Phạm vi áp dụng và quy ước báo cáo

Các đánh giá riêng lẻ đạt được trên các phép thử bắt buộc và tùy chọn phải được báo cáo và biểu thị theo quy ước được liệt kê trong Điều 5 và Bảng 5. Điều này cũng cần thiết để quy cho các phép thử riêng lẻ. Nhà sản xuất công bố sự phù hợp cho một hệ phủ cụ thể theo tiêu chuẩn này cần phải cung cấp bng dữ liệu bao gồm các kết quả được nêu trong Bảng 6.

Để công bố sự phù hợp, nhà sản xuất cần phải:

– Xác định lớp ph hoặc hệ phủ để công bố sự phù hợp (một bảng dữ liệu theo định dạng của TCVN 11935-1:2018 (EN 927-1:2013), Phụ lục C, phải sẵn có theo yêu cầu;

– Xác định loại mục đích sử dụng hoặc các loại đ công bố sự phù hợp;

– Thiết lập các yêu cầu tối thiểu trong các phép thử bắt buộc để đáp ứng sự phù hợp cho từng loại mục đích sử dụng hoặc các loại được công bố;

– Cung cấp thông tin bổ sung từ việc sử dụng các phép thử tùy chọn bằng cách sử dụng báo cáo quy ước.

Bảng 6 – Định dạng để công bố sự phù hợp với TCVN 11935-2 (EN 927-2)

Nhà sản xuất

Sản phẩm hoặc hệ sản phẩm

Phân loại theo TCVN 11935-1 (EN 927-1)

Loại mục đích sử dụng hoặc các hạng mục được yêu cầu phù hợp (đánh dấu vào ô bên cạnh) n định:

Bán ổn định:

Không ổn định:

 

Tổ chức thử nghiệm a

 

 

Phép thử bắt buộc b

Phép thử viện dẫn

Kết quả thử nghiệm

Độ bền thời tiết tự nhiên TCVN 11935-3 (EN 927-3) Giá trị tối đa
Giá trị chênh lệch tối đa
Vị trí phơi mẫu
Độ hút nước TCVN 11935-5 (EN 927-5)

 

Phép thử tùy chọn c

Phép thử viện dẫn

Kết quả thử nghiệm

 

 

 

 

 

 

a Thử nghiệm có thể thực hiện bởi nhà cung cấp hoặc phòng thí nghiệm độc lập.

b Phép thử độ bền thời tiết tự nhiên và độ hút nước là bắt buộc cho tất cả các loại mục đích sử dụng. Các phép thử bắt buộc khác xem Bảng 1.

c Phép thử tùy chọn là theo ý của nhà sản xuất để đáp ứng với yêu cầu của khách hàng hoặc yêu cầu kỹ thuật.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] CEN/TS (Wl 00139511)1), Paints and varnishes – Determination of the wet adhesion on wood by means of a parallel cross-cut test;

[2] CEN/TS (Wl 00139510)1), Paints and varnishes – Coating materials and coating systems for exterior wood – Determination of pull-off strength after water exposure.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

 Thuật ngữ và định nghĩa

4  Phép thử kiểm tra chất lượng – Mô tả phép thử

5  Tổng quan về phép thử

 Tóm tắt các phương pháp thử và quy ước báo cáo

 Biểu thị kết quả và yêu cầu công bố sự phù hợp – Phạm vi áp dụng và quy ước báo cáo

Thư mục tài liệu tham khảo



1) Phép thử hiện đang được xây dựng

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11935-2:2018 (EN 927-2:2014) VỀ SƠN VÀ VECNI – VẬT LIỆU PHỦ VÀ HỆ PHỦ CHO GỖ NGOẠI THẤT – PHẦN 2: YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN11935-2:2018 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản