TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11944:2018 (ISO 24343-1:2007) VỀ VÁN LÁT SÀN NHIỀU LỚP VÀ LOẠI ĐÀN HỒI – XÁC ĐỊNH ĐỘ ẤN LÕM VÀ VẾT LÕM LƯU LẠI – PHẦN 1: VẾT LÕM LƯU LẠI
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11944:2018
ISO 24343-1:2007
VÁN LÁT SÀN NHIỀU LỚP VÀ LOẠI ĐÀN HỒI – XÁC ĐỊNH ĐỘ ẤN LÕM VÀ VẾT LÕM LƯU LẠI – PHẦN 1: VẾT LÕM LƯU LẠI
Resilient and laminate floor coverings – Determination of indentation and residual indentation – Part 1: Residual indentation
Lời nói đầu
TCVN 11944:2018 hoàn toàn tương đương ISO 24343-1:2007.
TCVN 11944:2018 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 11944:2018 (ISO 24343-1:2007) Ván lát sàn nhiều lớp và loại đàn hồi – Xác định độ ấn lõm và vết lõm lưu lại gồm hai phần:
– Phần 1: Vết lõm lưu lại
– Phần 2: Vết lõm tức thời (Bản gốc tiếng Anh đang được biên soạn)
VÁN LÁT SÀN NHIỀU LỚP VÀ LOẠI ĐÀN HỒI – XÁC ĐỊNH ĐỘ ẤN LÕM VÀ VẾT LÕM LƯU LẠI – PHẦN 1: VẾT LÕM LƯU LẠI
Resilient and laminate floor coverings – Determination of indentation and residual indentation – Part 1: Residual indentation
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định vết lõm lưu lại trên ván lát sàn nhiều lớp và loại đàn hồi sau khi chịu gia tải với tải không đổi và dỡ tải.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Vết lõm lưu lại (Residual indentation)
Chênh lệch giữa chiều dày ban đầu và chiều dày đo được sau khi dỡ tải trọng.
2.2
Chiều dày (Thickness)
Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song mà tấm ván sàn chèn vào được dưới lực ép quy định.
3 Nguyên tắc
Mẫu thử chịu một tải trọng tĩnh, đo, so sánh chiều dày mẫu thử trước khi gia tải và sau khi hồi phục.
4 Thiết bị, dụng cụ
4.1 Đầu ấn lõm bằng thép hình trụ, thẳng, đường kính (11,30 ± 0,05) mm, với đỉnh phẳng và bo tròn. Diện tích đầu ấn lõm 100 mm2.
4.2 Tấm đế nằm ngang, cứng, đường kính tối thiểu 35 mm.
4.3 Thiết bị gia tải, có khả năng tạo lực ban đầu (3,00 ± 0,03) N và lực tổng cộng (500 ± 0,5) N (áp lực 5 MPa). Khung không bị võng quá 0,05 mm dưới tải trọng lớn nhất khi đo theo hướng các trục. Độ võng cần được xem xét khi đo độ ấn lõm (Xem Hình 1.)
4.4 Đồng hồ đo
Đề xác định chiều sâu ấn lõm với độ chính xác tới ± 0,01 mm.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
1) tám đế nằm ngang;
2) mẫu thử; 3) vật nặng hình khuyên; P) áp lực (5 MPa); |
4) đòn bẩy;
5) đồng hồ đo;
h) chiều sâu ấn lõm. |
6) tải trọng không đổi;
7) đầu ấn lõm. |
Hình 1 – Mô hình thiết bị gia tải cho đầu ấn lõm
4.5 Dụng cụ đo chiều dày mẫu thử có độ chính xác 0,01 mm. Đường kính chân; (6,00 ± 0,03) mm (28,3 mm2). Tải trọng nén: (0,085 ± 0,003) kg (xấp xỉ 30 kPa).
Đối với các loại ván sàn có một hoặc nhiều lớp vật liệu không cứng (ví dụ xốp), thì tải trọng nén sẽ là (0,028 ± 0,001) kg (xấp xỉ 10 kPa).
4.6 Đồng hồ bấm giây
4.7 Vật nặng hình khuyên, đường kính trong xấp xỉ 25 mm và khối lượng 0,5 kg.
5 Điều kiện ổn định mẫu và thử nghiệm
Ổn định mẫu thử ở nhiệt độ (23 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (50 ± 5) % ít nhất trong 24 h. Duy trì điều kiện này trong suốt quá trình thử nghiệm.
6 Lấy mẫu và lựa chọn mẫu thử
Lấy mẫu đại diện cho vật liệu cần thử. Cắt ba mẫu thử có kích thước tối thiểu 60 mm x 60 mm từ cuộn hoặc tấm hay các thanh khác nhau của mẫu đại diện.
7 Cách tiến hành
7.1 Đánh dấu vị trí và đo chiều dày ban đầu tại tâm tấm mẫu thử, t0, với độ chính xác 0,01 mm, sử dụng tải trọng đo theo 4.5.
7.2 Đặt mẫu thử lên tấm đế. Đặt vật nặng hình khuyên (4.7) và đầu ấn lõm (4.1) lên tấm mẫu thử.
7.3 Trong vòng 5 s, đặt áp lực ban đầu theo Điều 4.3 và điều chỉnh đồng hồ đo về 0, chú ý đến độ võng của khung. Áp nhẹ nhàng tải trọng tổng cộng theo yêu cầu trong 4.3 và khởi động đồng hồ bấm giây trong vòng 2 s.
7.4 Ghi lại độ sâu ấn lõm sau 150 min với độ chính xác 0,01 mm và dừng tác dụng lực, lấy mẫu thử ra khỏi mặt đế.
Phương pháp đo này không yêu cầu phải tính toán kết quả, nhưng có thể cần thiết đối với yêu cầu kỹ thuật của một số loại sản phẩm khác.
7.5 Sau 150 min, dùng dụng cụ được nêu trong 4.5 đo chiều dày cuối cùng của mẫu thử, t1, tại vị trí đã đánh dấu (khi đo t0).
7.6 Lặp lại cách đo như trên với những mẫu thử còn lại. Tính giá trị trung bình từ những kết quả đo và thể hiện kết quả bằng mm với độ chính xác 0,01 mm.
8 Biểu thị kết quả
Tính toán vết lõm lưu lại, t0 – t1 cho mỗi mẫu thử, trong đó:
t0 là chiều dày ban đầu, mm;
t1 là chiều dày sau thử tải và đã để hồi phục, mm.
9 Độ chụm
Thử nghiệm liên phòng sẽ được tiến hành để đánh giá độ chụm của phép thử này.
10 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm bao gồm các thông tin sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này TCVN 11944:2018 (ISO 24343-1:2007);
b) Thông tin nhận biết sản phẩm bao gồm loại, nguồn gốc, màu và ký mã hiệu của nhà sản xuất
c) Tiến trình thử nghiệm mẫu;
d) Giá trị trung bình của vết lõm lưu lại;
e) Giá trị trung bình chiều sâu ấn lõm sau 150 min;
f) Các sai khác so với tiêu chuẩn này có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] EN 433, Resilient floor coverings – Determination of residual indentation after static loading (Ván lát sàn đàn hồi – Xác định vết lõm lưu lại sau tác động của tải tĩnh.
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Thuật ngữ và định nghĩa
3 Nguyên tắc
4 Thiết bị, dụng cụ
5 Điều kiện ổn định mẫu và thử nghiệm
6 Lấy mẫu và lựa chọn mẫu thử
7 Cách tiến hành
8 Biểu thị kết quả
9 Độ chụm
10 Báo cáo thử nghiệm
Thư mục tài liệu tham khảo
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11944:2018 (ISO 24343-1:2007) VỀ VÁN LÁT SÀN NHIỀU LỚP VÀ LOẠI ĐÀN HỒI – XÁC ĐỊNH ĐỘ ẤN LÕM VÀ VẾT LÕM LƯU LẠI – PHẦN 1: VẾT LÕM LƯU LẠI | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11944:2018 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Xây dựng |
Ngày ban hành | 01/01/2018 |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |