TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5868:2018 (ISO 9712:2012) VỀ THỬ KHÔNG PHÁ HỦY – TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CÁ NHÂN THỬ KHÔNG PHÁ HỦY

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5868:2018

ISO 9712:2012

THỬ KHÔNG PHÁ HỦY – TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CÁ NHÂN THỬ KHÔNG PHÁ HỦY

Non-destructive testing – Qualification and certification of NDT personnel

 

Lời nói đầu

TCVN 5868:2018 thay thế TCVN 5868:2009.

TCVN 5868:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 9712:2012.

TCVN 5868:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 135 Thử không phá hủy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Do hiệu quả của bất kỳ ứng dụng nào của thử không phá hủy (NDT) phụ thuộc vào khả năng của người thực hiện thử hoặc người có trách nhiệm đối với việc thử, một quy trình được xây dựng để cung cấp cách thức đánh giá và lập tài liệu năng lực của cá nhân mà nhiệm vụ của họ là cần có hiểu biết lý thuyết thích hợp và hiểu biết thực tiễn trong lĩnh vực thử không phá hủy để họ thực hiện, quy định, giám sát, theo dõi hoặc đánh giá. Yếu tố thúc đẩy nữa bắt nguồn từ khả năng so sánh rộng khắp trên toàn thế giới của một dải rộng các ứng dụng trong công nghiệp yêu cầu cần có cách tiếp cận thử không phá hủy chung.

Khi việc cấp chứng chỉ …………………yêu cầu trong các tiêu chuẩn sản phẩm, các quy chuẩn, quy định hoặc các ………………… quan trọng là để chứng nhận cá nhân phù hợp với tiêu chuẩn này. Khi phạm vi ……….. trong tiêu chí thuộc tiêu chuẩn này, tổ chức cấp chứng chỉ có quyền đưa ra quyết định cuối cùng trong việc xác định các yêu cầu riêng.

Khi không có yêu cầu của luật pháp, trong tiêu chuẩn hoặc trong trình tự đối với việc cấp chứng chỉ cá nhân NDT, thì đó là dành cho người sử dụng lao động quyết định cách để họ tự đảm bảo rằng họ có năng lực để làm công việc theo nhiệm vụ. Do đó, họ có thể thuê người đã có chứng chỉ hoặc họ có thể áp dụng chuyên môn riêng của mình để tự đảm bảo là nhân viên của họ có đủ năng lực. Trong trường hợp họ áp dụng chuyên môn riêng, người sử dụng lao động sẽ không nghi ngại sử dụng tiêu chuẩn này làm tài liệu tham khảo.

 

THỬ KHÔNG PHÁ HỦY – TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CÁ NHÂN THỬ KHÔNG PHÁ HỦY

Non-destructive testing – Qualification and certification of NDT personnel

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về nguyên tắc đối với trình độ chuyên môn và cấp chứng chỉ cá nhân thực hiện thử không phá hủy (NDT) trong công nghiệp.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “công nghiệp” hiểu là không bao gồm các ứng dụng trong lĩnh vực y học.

Hệ thống quy định trong tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các phương pháp NDT khác hoặc cho các kỹ thuật mới thuộc một phương pháp NDT đã thiết lập, với điều kiện là có chương trình cấp chứng chỉ toàn diện và phương pháp hoặc kỹ thuật đó nằm trong các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc quốc gia, hoặc phương pháp hoặc kỹ thuật NDT mới đã được chứng minh là có hiệu quả làm hài lòng tổ chức cấp chứng chỉ.

CHÚ THÍCH 2: Có thể sử dụng CEN/TR 14748[5] làm hướng dẫn.

Việc cấp chứng chỉ bao gồm sự thành thạo trong một hoặc nhiều phương pháp dưới đây:

a) Thử phát xạ âm;

b) Thử dòng điện xoáy;

c) Thử chụp ảnh nhiệt hồng ngoại;

d) Thử rò rỉ (trừ các phép thử áp suất thủy lực);

e) Thử hạt từ;

f) Thử thẩm thấu;

g) Thử chụp ảnh bức xạ;

h) Thử đo sức căng;

i) Thử siêu âm;

j) Kiểm tra bằng mắt (trừ các kiểm tra bằng mắt trực tiếp không sử dụng dụng cụ hỗ trợ và các kiểm tra bằng mắt thực hiện trong khi áp dụng phương pháp NDT khác).

CHÚ THÍCH 3: Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với những gì đang hiện hành trong các chương trình đánh giá sự phù hợp của bên thứ ba. Các yêu cầu này không áp dụng một cách trực tiếp đối với việc đánh giá sự phù hợp bởi bên thứ hai hoặc bên thứ nhất, nhưng các bên liên quan theo tiêu chuẩn này có thể tham khảo theo các cách bố trí đó.

CHÚ THÍCH 4: Bất cứ chỗ nào các từ quy định về giới tính như “của anh ấy”, “của cô ấy”, “anh ấy” hoặc “cô ấy” xuất hiện trong tiêu chuẩn này, thì giới tính khác cũng có áp dụng được.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bổ sung, sửa đổi (nếu có).

TCVN ISO/IEC 17024, Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu chung đối với tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1

Tổ chức chuyên môn được ủy quyền (authorized qualification body)

Tổ chức độc lập với tổ chức sử dụng lao động, được tổ chức cấp chứng chỉ ủy quyền để chuẩn bị và điều hành các kỳ kiểm tra trình độ chuyên môn.

3.2

Kiểm tra  bản (basic examination)

Kiểm tra viết, ở bậc 3, để chứng tỏ hiểu biết của thí sinh về khoa học vật liệu và công nghệ xử lý và các loại mất liên tục, hệ thống cấp chứng chỉ và trình độ chuyên môn cụ thể, và các nguyên lý cơ bản của các phương pháp NDT như được yêu cầu cho bậc 2.

CHÚ THÍCH 1: Đối với giải thích về ba bậc trình độ chuyên môn, xem Điều 6.

CHÚ THÍCH 2: Hệ thống cấp chứng chỉ và trình độ chuyên môn quy định trong tiêu chuẩn này.

3.3

Thí sinh (candidate)

Người tìm kiếm trình độ chuyên môn và chứng chỉ, thu được kinh nghiệm dưới sự giám sát của người có trình độ chuyên môn chấp nhận được đối với tổ chức cấp chứng chỉ.

3.4

Chứng chỉ (certificate)

Tài liệu do tổ chức cấp chứng chỉ cấp theo các điều khoản quy định, chỉ ra rằng người có tên đã chứng minh năng lực được xác định trên chứng chỉ.

CHÚ THÍCH: Các điều khoản được quy định trong tiêu chuẩn này.

3.5

Cấp chứng chỉ (certification)

Quy trình do tổ chức cấp chứng chỉ sử dụng để xác nhận là các yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với phương pháp, bậc và lĩnh vực đã được đáp ứng, dẫn đến việc cấp một chứng chỉ.

3.6

Tổ chức cấp chứng chỉ (certification body)

Tổ chức điều hành các quy trình để cấp chứng chỉ theo các yêu cầu quy định.

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn này.

3.7

Tổ chức sử dụng lao động (employer)

Tổ chức có thí sinh làm việc thường xuyên.

CHÚ THÍCH: Một tổ chức sử dụng lao động cùng lúc cũng có thể là một thí sinh.

3.8

Trung tâm kiểm tra (examination centre)

Trung tâm được tổ chức cấp chứng chỉ phê duyệt, ở đó tiến hành các kiểm tra trình độ chuyên môn.

3.9

Kiểm tra viên (examiner)

Người được cấp chứng chỉ bậc 3 về phương pháp và sản phẩm hoặc lĩnh vực công nghiệp, được tổ chức cấp chứng chỉ ủy quyền tiến hành, giám sát và chấm điểm cuộc kiểm tra trình độ chuyên môn.

3.10

Kiểm tra chung (general examination)

Kiểm tra viết ở bậc 1 hoặc bậc 2, liên quan đến các nguyên lý của phương pháp NDT.

3.11

Kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp (industrial experience)

Kinh nghiệm, được tổ chức cấp chứng chỉ chấp nhận, thu được dưới sự giám sát có chuyên môn khi áp dụng phương pháp NDT trong lĩnh vực liên quan, cần thiết để thu được kỹ năng và hiểu biết để đáp ứng các điều khoản về trình độ chuyên môn.

3.12

Giám thị (invigilator)

Người được tổ chức cấp chứng chỉ ủy quyền để giám sát các cuộc kiểm tra.

3.13

Đào tạo công việc chuyên sâu (job-specific training)

Đào tạo, được cung cấp bởi tổ chức sử dụng lao động (hoặc đại diện) cho người có chứng chỉ về các khía cạnh NDT cụ thể cho các sản phẩm của tổ chức sử dụng lao động, thiết bị NDT, quy trình NDT, và các quy phạm, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và quy trình áp dụng được, dẫn đến quyết định ủy quyền cho hành nghề.

3.14

Kiểm tra phương pháp chính (main-method examination)

Kiểm tra viết, bậc 3, để chứng tỏ các hiểu biết chung và chuyên sâu của thí sinh, và khả năng viết các quy trình NDT cho phương pháp NDT như áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp hay lĩnh vực sản phẩm mà thí sinh muốn được cấp chứng chỉ.

3.15

Câu hi kiểm tra trắc nghiệm (multiple choice examination question)

Cách diễn đạt của một câu hỏi đưa ra 4 câu trả lời có khả năng đúng, chỉ có một câu trả lời trong số đó là chính xác, ba câu còn lại là không chính xác hoặc không đầy đủ.

3.16

Hướng dẫn NDT (NDT instruction)

Mô tả bằng văn bản các bước chính xác cần phải theo trong quá trình thử theo tiêu chuẩn, quy phạm, quy định kỹ thuật hoặc quy trình NDT đã được thiết lập.

3.17

Phương pháp NDT (NDT method)

Phương pháp áp dụng một nguyên lý vật lý trong thử không phá hủy.

VÍ DỤ: Thử siêu âm.

3.18

Quy trình NDT (NDT procedure)

Mô tả bằng văn bản tất cả các thông số chủ yếu và các phòng ngừa cần áp dụng khi thử không phá hủy các sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn, quy phạm hoặc quy định kỹ thuật.

3.19

Kỹ thuật NDT (NDT technique)

Cách thức cụ thể áp dụng một phương pháp NDT.

VÍ DỤ: Thử siêu âm nhúng.

3.20

Đào tạo NDT (NDT training)

Quá trình hướng dẫn lý thuyết và thực hành trong phương pháp NDT để được cấp chứng chỉ, thực hiện dưới dạng các khóa đào tạo theo giáo trình được tổ chức cấp chứng chỉ chấp thuận.

3.21

Ủy quyền hành nghề (operating authorization)

Văn bản do tổ chức sử dụng lao động cấp, dựa trên phạm vi của chứng chỉ, ủy quyền cho cá nhân thực hiện các nhiệm vụ xác định.

CHÚ THÍCH: Sự ủy quyền này có thể phụ thuộc vào điều khoản của đào tạo công việc chuyên sâu.

3.22

Kim tra thực hành (practical examination)

Sự đánh giá kỹ năng thực hành, trong đó thí sinh chứng tỏ sự thành thạo với phép thử và khả năng để thực hiện phép thử.

3.23

Trình độ chuyên môn (qualification)

Sự thể hiện các thuộc tính thể lực, hiểu biết, kỹ năng, đào tạo và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện một cách phù hợp các nhiệm vụ NDT.

3.24

Kiểm tra trình độ chuyên môn (qualification examination)

Kiểm tra, được điều hành bởi tổ chức cấp chứng chỉ hoặc tổ chức chuyên môn được ủy quyền, để đánh giá các hiểu biết chung, chuyên sâu, thực hành và kỹ năng của thí sinh.

3.25

Giám sát có chuyên môn (qualified supervision)

Việc giám sát các thí sinh để họ thu được kinh nghiệm bởi cá nhân thử NDT đã được cấp chứng chỉ trong cùng một phương pháp hoặc bởi cá nhân chưa được cấp chứng chỉ nhưng theo ý kiến của tổ chức cấp chứng chỉ, họ có hiểu biết, kỹ năng, được đào tạo và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện đúng sự giám sát như vậy.

3.26

Lĩnh vực (sector)

Bộ phận cụ thể của công nghiệp hay công nghệ, ở đó sử dụng các quy trình kỹ thuật NDT chuyên môn hóa, đòi hỏi các hiểu biết, kỹ năng, thiết bị hoặc đào tạo liên quan đến sản phẩm cụ thể.

CHÚ THÍCH: Một lĩnh vực có thể được giải thích như một sản phẩm (sản phẩm hàn, đúc) hay một ngành công nghiệp (hàng không vũ trụ, thử trong sử dụng). Xem Phụ lục A.

3.27

Gián đoạn thời gian đáng kể (significant interruption)

Thiếu hoặc thay đổi hoạt động, ngăn cản cá nhân đã được cấp chứng chỉ không thực thi các nhiệm vụ tương ứng với bậc trong phương pháp và lĩnh vực thuộc phạm vi đã được cấp chứng chỉ, trong một khoảng thời gian liên tục vượt quá một năm hoặc trong hai khoảng thời gian hoặc nhiều hơn đối với tổng thời gian vượt quá hai năm.

CHÚ THÍCH: Không tính đến các ngày nghỉ theo quy định của luật pháp hoặc thời gian nghỉ ốm hay khóa học ít hơn 30 ngày khi tính toán sự gián đoạn.

3.28

Kiểm tra chuyên sâu (specific examination)

Kiểm tra viết, ở bậc 1 hoặc bậc 2, liên quan đến các kỹ thuật thử nghiệm áp dụng trong một lĩnh vực cụ thể, kể cả hiểu biết về sản phẩm được thử và các quy phạm, các tiêu chuẩn, các quy định kỹ thuật, quy trình và tiêu chí chấp nhận.

3.29

Quy định kỹ thuật (specification)

Tài liệu chỉ rõ các yêu cầu.

3.30

Mẫu thử (specimen)

Mẫu được sử dụng trong các kiểm tra thực hành, có thể bao gồm cả ảnh chụp bức xạ và tập hợp dữ liệu, nó đại diện cho các sản phẩm được thử điển hình trong lĩnh vực có thể áp dụng.

CHÚ THÍCH: Mẫu thử có thể gồm nhiều hơn một vùng diện tích hoặc thể tích sẽ thử.

3.31

Báo cáo chính v mẫu thử (specimen master report)

Đáp án mẫu, chỉ ra kết quả tối ưu cho kiểm tra thực hành khi cho trước tập hợp các điều kiện xác định (loại thiết bị, cài đặt, kỹ thuật, mẫu thử, v.v…) căn cứ vào đó đ chấm điểm báo cáo thử nghiệm của thí sinh

3.32

Giám sát (supervision)

Hành động chỉ đạo việc ứng dụng của NDT được thực hiện bởi cá nhân thử NDT khác, bao gồm cả việc kiểm soát các hoạt động liên quan trong việc chuẩn bị phép thử, tiến hành thử và báo cáo kết quả.

3.33

Xác nhận hiệu lực (validation)

Hành động chứng tỏ rằng một quy trình đã được chứng nhận làm việc trong thực tế và đáp ứng chức năng dự kiến của nó, thường đạt được nhờ các bằng chứng thực tế, chứng minh, thử nghiệm hiện trường hoặc ở phòng thí nghiệm hoặc các phép thử chọn lọc.

3.34

Gia hạn (renewal)

Quy trình để xác nhận lại hiệu lực của một chứng chỉ mà không cần kiểm tra ở bất kỳ thời điểm nào lên tới 5 năm sau khi đạt trong một cuộc kiểm tra lần đầu, kiểm tra bổ sung hoặc kiểm tra cấp lại chứng chỉ.

3.35

Cấp lại chứng chỉ (recertification)

Quy trình để xác nhận lại hiệu lực của một chứng chỉ bằng cuộc kiểm tra hoặc bằng cách khác thỏa mãn tổ chức cấp chứng chỉ mà tiêu chí đã công bố cho việc cấp lại chứng chỉ được thỏa mãn.

4  Phương pháp và chữ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này, các chữ viết tắt liệt kê trong Bảng 1 được sử dụng để nhận biết các phương pháp NDT.

Bảng 1 – Các phương pháp và chữ viết tắt

Phương pháp NDT

Chữ viết tắt

Thử phát xạ âm

AT

Thử dòng điện xoáy

ET

Thử chụp ảnh nhiệt hồng ngoại

TT

Thử rò rỉ

LT

Thử hạt từ

MT

Thử thẩm thấu

PT

Thử chụp ảnh bức xạ

RT

Thử đo sức căng

ST

Thử siêu âm

UT

Kiểm tra bằng mắt

VT

5  Trách nhiệm

5.1  Quy định chung

Hệ thống cấp chứng chỉ phải được kiểm soát và quản lý bởi tổ chức cấp chứng chỉ (khi cần thiết có thêm sự hỗ trợ của tổ chức chuyên môn được ủy quyền), bao gồm tất cả các quy trình cần thiết để chứng minh trình độ chuyên môn của cá nhân thực hiện nhiệm vụ đối với một phương pháp NDT và sản phẩm cụ thể hoặc lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến việc cấp chứng chỉ về năng lực.

5.2  Tổ chức cấp chứng chỉ

5.2.1  Tổ chức cấp chứng chỉ phải thỏa mãn các yêu cầu của TCVN ISO/IEC 17024.

5.2.2  Tổ chức cấp chứng chỉ:

a) Phải khởi thảo, cải tiến, duy trì và quản lý chương trình cấp chứng chỉ theo TCVN ISO/IEC 17024 và tiêu chuẩn này;

b) Phải công bố các quy định kỹ thuật cho các khóa đào tạo gồm cả giáo trình thể hiện nội dung của các tài liệu đã được công nhận, như ISO/TR 25107[2] hoặc tương đương;

c) Có thể ủy thác, dưới trách nhiệm trực tiếp của mình, việc quản lý chi tiết về trình độ chuyên môn cho các tổ chức chuyên môn được ủy quyền, mà tổ chức đó phải ban hành các quy định kỹ thuật và/hoặc các quy trình bao hàm cơ sở vật chất, con người, hiệu chuẩn và kiểm soát thiết bị NDT, tài liệu kiểm tra, mẫu thử, thực hiện các cuộc kiểm tra, chấm điểm bài thi, hồ sơ,…;

d) Phải thực hiện đánh giá ban đầu và các đánh giá giám sát định kỳ tiếp sau đó đối với tổ chức chuyên môn được ủy quyền để đảm bảo sự phù hợp của họ với các quy định kỹ thuật;

e) Phải theo dõi tất cả các chức năng đã ủy thác, phù hợp với quy trình đã được lập thành văn bản;

f) Phải phê duyệt một cách đúng đắn các trung tâm kiểm tra có nhân sự và trang thiết bị mà cần phải theo dõi trên cơ sở định kỳ;

g) Phải thiết lập một hệ thống thích hợp để duy trì các hồ sơ, hồ sơ phải được lưu giữ ít nhất là trong một chu kỳ cấp chứng chỉ (10 năm);

h) Phải có trách nhiệm đối với việc cấp tất cả các chứng chỉ;

i) Phải có trách nhiệm đối với việc xác định các lĩnh vực (xem Phụ lục A);

j) Phải có trách nhiệm đảm bảo sự bảo mật của tất cả các tài liệu kiểm tra (mẫu thử, báo cáo chính, ngân hàng câu hỏi, bài thi, …) và phải đảm bảo rằng các mẫu thử không sử dụng cho các mục đích đào tạo;

k) Phải yêu cầu tất cả các thí sinh và người có chứng chỉ đưa ra cam kết có chữ ký hoặc đóng dấu tuân theo một quy phạm về đạo đức được xây dựng cho mục đích và công bố này.

5.3  Tổ chức chuyên môn được ủy quyền

5.3.1  Khi được thành lập, tổ chức chuyên môn được ủy quyền phải:

a) Làm việc dưới sự kiểm soát của tổ chức cấp chứng chỉ và áp dụng các quy định kỹ thuật do tổ chức cấp chứng chỉ ban hành;

b) Độc lập với bất kỳ lợi ích chủ yếu duy nhất nào;

c) Đảm bảo công bằng với từng thí sinh tìm kiếm trình độ chuyên môn, báo cho tổ chức cấp chứng chỉ bất kỳ mối đe dọa thực tế hay tiềm ẩn nào đối với tính công bằng của mình;

d) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã lập thành tài liệu được tổ chức cấp chứng chỉ phê duyệt;

e) Có nguồn lực và chuyên môn cần thiết để thiết lập, theo dõi và kiểm soát các trung tâm kiểm tra, bao gồm cả các cuộc kiểm tra, hiệu chuẩn và kiểm soát thiết bị;

f) Chuẩn bị, giám sát và quản lý các cuộc kiểm tra dưới trách nhiệm của kiểm tra viên do tổ chức cấp chứng chỉ ủy quyền;

g) Duy trì các hồ sơ về trình độ chuyên môn và về cuộc kiểm tra theo các yêu cầu của tổ chức cấp chứng chỉ.

5.3.2  Nếu không có tổ chức chuyên môn được ủy quyền, thì tổ chức cấp chứng chỉ phải thỏa mãn các yêu cầu của tổ chức chuyên môn.

5.4  Trung tâm kiểm tra

5.4.1  Trung tâm kiểm tra phải:

a) Làm việc dưới sự kiểm soát của tổ chức cấp chứng chỉ hoặc tổ chức chuyên môn được ủy quyền;

b) Áp dụng quy trình chất lượng đã lập thành tài liệu được tổ chức cấp chứng chỉ phê duyệt;

c) Có nguồn lực cần thiết để quản lý các cuộc kiểm tra, gồm cả việc hiệu chuẩn và kiểm soát thiết bị;

d) Có nhân viên có trình độ thích hợp, cơ sở vật chất và thiết bị đảm bảo các cuộc kiểm tra trình độ chuyên môn thỏa đáng theo các bậc, phương pháp và lĩnh vực liên quan;

e) Chuẩn bị và tiến hành các cuộc kiểm tra đặt dưới trách nhiệm của kiểm tra viên được ủy quyền bởi tổ chức cấp chứng chỉ, chỉ sử dụng các câu hỏi kiểm tra và các mẫu thử được tổ chức cấp chứng chỉ thiết lập hoặc chấp thuận.

f) Chỉ sử dụng các mẫu thử được chuẩn bị hoặc chấp thuận bởi tổ chức cấp chứng chỉ hoặc tổ chức chuyên môn cho các cuộc kiểm tra thực hành được tiến hành tại trung tâm này (khi có nhiều hơn một trung tâm kiểm tra, mỗi trung tâm phải có các mẫu thử có độ khó thử nghiệm so sánh được chứa các mất liên tục tương tự nhau) – trong mọi trường hợp không được sử dụng các mẫu thử cho mục đích đào tạo;

g) Duy trì các hồ sơ về trình độ chuyên môn và cuộc kiểm tra thích hợp theo yêu cầu của tổ chức cấp chứng chỉ.

5.4.2  Một trung tâm kiểm tra có thể được đặt tại trụ sở của tổ chức sử dụng lao động. Trong trường hợp này, tổ chức cấp chứng chỉ phải yêu cầu có thêm các kiểm soát để bảo đảm tính công bằng và các cuộc kiểm tra chỉ được tiến hành khi có mặt và dưới sự kiểm soát của người đại diện được ủy quyền của tổ chức cấp chứng chỉ.

5.5  Tổ chức sử dụng lao động

5.5.1  Tổ chức sử dụng lao động phải giới thiệu thí sinh cho tổ chức cấp chứng chỉ hoặc tổ chức chuyên môn được ủy quyền và dẫn chứng tài liệu tính hợp lệ của thông tin cá nhân đã cung cấp. Thông tin này phải bao gồm sự khai báo về giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm và thị lực cần để xác định sự đủ điều kiện tham gia kiểm tra của thí sinh. Nếu thí sinh là người không có việc làm hoặc lao động tự do, thì sự khai báo về giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm phải được chứng thực bởi ít nhất một bên độc lập được tổ chức cấp chứng chỉ chấp nhận.

5.5.2  Cả tổ chức sử dụng lao động lẫn nhân viên của họ không được tham gia trực tiếp vào việc kiểm tra trình độ chuyên môn.

5.5.3  Về các cá nhân đã được cấp chứng chỉ thuộc sự kiểm soát của tổ chức sử dụng lao động, tổ chức sử dụng lao động phải có trách nhiệm về:

a) Tất cả các vấn đề liên quan đến việc ủy quyền hành nghề, nghĩa là cung cấp đào tạo công việc chuyên sâu (nếu cần thiết);

b) Cấp giấy ủy quyền hành nghề;

c) Kết quả của các hoạt động NDT;

d) Đảm bảo các yêu cầu về thị lực hàng năm theo 7.4 a) được đáp ứng;

e) Xác minh tính liên tục trong việc áp dụng phương pháp NDT không có gián đoạn thời gian đáng kể;

f) Đảm bảo rằng người có chứng chỉ hợp lệ liên quan đến nhiệm vụ của họ trong tổ chức;

g) Duy trì các hồ sơ thích hợp.

Khuyến nghị tất cả các trách nhiệm này được mô tả trong một quy trình dạng tài liệu.

5.5.4  Cá nhân lao động tự do phải chịu tất cả các trách nhiệm đã quy cho tổ chức sử dụng lao động.

5.5.5  Việc cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn này đưa ra một chứng nhận về năng lực chung của người vận hành NDT. Nó không đại diện cho ủy quyền để hành nghề, do việc này vẫn là trách nhiệm của tổ chức sử dụng lao động, và người lao động đã được cấp chứng chỉ có thể cần thêm hiểu biết chuyên ngành về các thông số như thiết bị, các quy trình NDT, vật liệu và sản phẩm cụ thể của tổ chức sử dụng lao động.

Khi có đòi hỏi từ các yêu cầu và các quy phạm theo quy định, việc ủy quyền hành nghề phải được tổ chức sử dụng lao động cấp ra dưới dạng văn bản viết phù hợp với quy trình chất lượng xác định bất kỳ việc đào tạo công việc chuyên sâu nào theo yêu cầu của tổ chức sử dụng lao động và các cuộc kiểm tra được thiết kế để xác minh sự hiểu biết của người có chứng chỉ về các quy phạm công nghiệp, tiêu chuẩn, các quy trình NDT, thiết bị liên quan và tiêu chí chấp nhận cho các sản phẩm được thử nghiệm.

5.6  Thí sinh

Thí sinh, bất kể là lao động thuê, lao động tự do hoặc không có việc làm phải:

a) Cung cấp bằng chứng dạng văn bản về việc hoàn thành thỏa đáng một khóa đào tạo;

b) Cung cấp bằng chứng dạng văn bản có thể kiểm chứng được rằng đã thu được kinh nghiệm yêu cầu dưới sự giám sát có chuyên môn;

c) Cung cấp bằng chứng dạng văn bản về thị lực thỏa mãn các yêu cầu ở 7.4;

d) Tuân theo quy phạm về đạo đức do tổ chức cấp chứng chỉ công bố.

5.7  Người có chứng chỉ

Người có chứng chỉ phải:

a) Tuân theo quy phạm về đạo đức do tổ chức cấp chứng chỉ công bố;

b) Trải qua cuộc kiểm tra hàng năm về thị lực phù hợp với 7.4 a), và trình các kết quả kiểm tra cho tổ chức sử dụng lao động;

c) Thông báo cho tổ chức cấp chứng chỉ và tổ chức sử dụng lao động trong trường hợp không thỏa mãn các điều kiện đối với tính hợp lệ của việc cấp chứng chỉ.

6  Bậc trình độ chuyên môn

6.1  Bậc 1

6.1.1  Cá nhân được cấp chứng chỉ bậc 1 khi đã chứng tỏ năng lực thực hiện NDT theo các hướng dẫn dạng văn bản và dưới sự giám sát của người bậc 2 hoặc bậc 3. Trong phạm vi năng lực được định rõ trên chứng chỉ, người bậc 1 có thể được tổ chức sử dụng lao động ủy quyền thực hiện các việc dưới đây phù hợp với các hướng dẫn NDT:

a) Thiết lập thiết b NDT;

b) Thực hiện thử nghiệm;

c) Ghi và phân loại các kết quả thử nghiệm theo tiêu chí đã lập văn bản;

d) Báo cáo các kết quả.

6.1.2  Người được cấp chứng chỉ bậc 1 không phải chịu trách nhiệm đối với việc chọn phương pháp thử hoặc kỹ thuật thử sẽ sử dụng cũng như đối với việc diễn giải kết quả thử.

6.2  Bậc 2

Cá nhân được cấp chứng chỉ bậc 2 khi đã chứng tỏ năng lực thực hiện NDT theo các quy trình NDT. Trong phạm vi năng lực được định rõ trên chứng chỉ, người bậc 2 có thể được tổ chức sử dụng lao động ủy quyền để:

a) Lựa chọn kỹ thuật NDT cho phương pháp thử sẽ sử dụng;

b) Định rõ các giới hạn của việc áp dụng phương pháp thử;

c) Chuyển các quy phạm, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và quy trình về NDT thành các hướng dẫn NDT phù hợp với điều kiện làm việc thực tế;

d) Thiết lập và kiểm tra xác nhận việc cài đặt thiết bị;

e) Thực hiện và giám sát thử nghiệm;

f) Diễn giải và đánh giá các kết quả theo các tiêu chuẩn, quy phạm, quy định kỹ thuật hoặc quy trình áp dụng được;

g) Tiến hành và giám sát tất cả các nhiệm vụ ở bậc 2 hoặc thấp hơn bậc 2;

h) Đưa ra hướng dẫn cho người ở bậc 2 hoặc thấp hơn bậc 2;

í) Báo cáo các kết quả của NDT.

6.3  Bậc 3

6.3.1  Cá nhân được cấp chứng chỉ bậc 3 khi đã chứng tỏ năng lực thực hiện và chỉ đạo các hoạt động NDT mà mình được cấp chứng chỉ. Người bậc 3 đã chứng tỏ:

a) Năng lực đánh giá và diễn giải các kết quả theo các tiêu chuẩn, quy phạm và quy định kỹ thuật hiện hành;

b) Đủ hiểu biết thực tế về vật liệu, sự chế tạo, quá trình và công nghệ sản phẩm có thể áp dụng được để lựa chọn phương pháp NDT, thiết lập kỹ thuật NDT và hỗ trợ trong việc thiết lập tiêu chí chấp nhận khi không có sẵn tiêu chí nào khác;

c) Hiểu biết thông thạo chung về các phương pháp NDT khác.

6.3.2  Trong phạm vi năng lực được định rõ trên chứng chỉ, người bậc 3 có thể được ủy quyền để:

a) Gánh vác toàn bộ trách nhiệm về phương tiện thử nghiệm hoặc trung tâm kiểm tra và cán bộ nhân viên;

b) Thiết lập, rà soát sự chính xác về biên tập và kỹ thuật, và xác nhận hiệu lực các hướng dẫn và quy trình NDT;

c) Diễn giải các tiêu chuẩn, quy phạm, quy định kỹ thuật và quy trình;

d) Chỉ định các phương pháp thử, quy trình và hướng dẫn NDT cụ thể sẽ sử dụng;

e) Tiến hành và giám sát tất cả các nhiệm vụ ở tất cả các bậc;

f) Đưa ra hướng dẫn cho cá nhân NDT ở tất cả các bậc.

7  Điều kiện để được tham gia kiểm tra cấp chứng chỉ

7.1  Quy định chung

Thí sinh phải thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu về thị lực và đào tạo trước khi kiểm tra trình độ chuyên môn và phải thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu về kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp trước khi được cấp chứng chỉ.

7.2  Đào tạo

7.2.1  Thí sinh phải cung cấp bằng chứng dạng văn bản, được tổ chức cấp chứng chỉ chấp nhận, rằng mình đã hoàn thành một cách thỏa đáng việc đào tạo ở phương pháp và bậc ứng với việc cấp chứng chỉ tìm kiếm.

7.2.2  Đối với tất cả các bậc, thí sinh phải hoàn thành một cách thỏa đáng một khóa đào tạo về lý thuyết và thực hành được tổ chức cấp chứng chỉ công nhận.

Đối với bậc 3, ngoài yêu cầu về đào tạo tối thiểu cho trong Bảng 2, việc chuẩn bị cho trình độ chuyên môn có thể được hoàn thành theo các cách khác nhau phụ thuộc vào nền tảng khoa học và kỹ thuật của thí sinh, gồm có việc tham dự ở các khóa đào tạo khác, các hội nghị hoặc các hội thảo chuyên ngành, học tập từ sách, các tạp chí xuất bản định kỳ và các tài liệu xuất bản chuyên nghành khác hoặc các tài liệu điện tử.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn cho các tổ chức đào tạo cá nhân NDT được cho trong ISO/TR 25108.[3]

7.2.3  Khoảng thời gian đào tạo tối thiểu thí sinh cần trải qua để được cấp chứng chỉ phải như xác định ở 7.2.4 và Bảng 2 cho phương pháp NDT áp dụng, với sự giảm bớt có thể có được xác định ở 7.2.5.

Khoảng thời gian này dựa trên các thí sinh có kỹ năng toán học thích đáng và sự hiểu biết có trước về các vật liệu và các quá trình. Nếu không đạt trường hợp đó, thì tổ chức cấp chứng chỉ có thể yêu cầu đào tạo bổ sung.

Các giờ đào tạo bao gồm cả các khóa thực hành và lý thuyết.

Khi tạo lập các lĩnh vực công nghiệp như xác định ở Phụ lục A, tổ chức cấp chứng chỉ nên cân nhắc liệu các yêu cầu đào tạo tối thiểu trong Bảng 2 là đủ hay nên tăng lên.

7.2.4  Đăng ký thẳng bậc 2 yêu cầu tổng số giờ cho các bậc 1 và 2 như thể hiện trong Bảng 2.

Đăng ký thẳng bậc 3 yêu cầu tổng số giờ cho các bậc 1, 2 và 3 như thể hiện trong Bảng 2. Khi xem xét các trách nhiệm của bậc 3 (xem 6.3) và nội dung của phần C ở kiểm tra cơ bản đối với bậc 3 (xem Bảng 6), có thể cần thiết đào tạo thêm về các phương pháp NDT khác.

Bảng 2 – Các yêu cầu đào tạo tối thiểu

Phương pháp NDT

Bậc 1

h

Bậc 2

h

Bậc 3

h

AT

40

64

48

ET

40

48

48

LT

B – phương pháp áp lực

24

32

32

C – phương pháp khí đánh dấu

24

40

40

MT

16

24

32

PT

16

24

24

ST

16

24

20

TT

40

80

40

RT

40

80

40

UT

40

80

40

VT

16

24

24

CHÚ THÍCH: Đối với RT, các giờ đào tạo không bao gồm đào tạo về an toàn bức xạ.

7.2.5  Các giảm bớt có thể có về thời gian đào tạo như được mô tả sau đây, với điều kiện là, khi có nhiều giảm bớt được áp dụng thì tổng giảm bớt không vượt quá 50 % thời gian đào tạo. Bất kỳ giảm bớt nào cũng đòi hỏi phải được tổ chức cấp chứng chỉ chấp nhận.

a) Đối với tất cả các bậc:

– Đối với các thí sinh tìm kiếm chứng chỉ nhiều hơn một phương pháp (ví dụ MT, PT), hoặc đối với các thí sinh đã được cấp chứng chỉ và tìm kiếm chứng chỉ cho phương pháp khác nữa, khi giáo trình đào tạo liên quan trùng lặp một số khía cạnh (ví dụ công nghệ sản phẩm), thì tổng số giờ đào tạo cho các phương pháp này (ví dụ PT, MT, VT) có thể giảm xuống phù hợp với giáo trình đào tạo;

– Đối với các thí sinh đã tốt nghiệp từ trường cao đẳng hoặc đại học kỹ thuật ở môn học liên quan, hoặc đã hoàn thành ít nhất hai năm nghiên cứu kỹ thuật hoặc khoa học liên quan ở trường cao đẳng hoặc đại học, thì tổng số giờ đào tạo yêu cầu có thể được giảm tới 50 %.

CHÚ THÍCH: Thích hợp cho các môn học có liên quan đến phương pháp NDT (hóa học, toán học hoặc vật lý) và/hoặc đến sản phẩm hoặc lĩnh vực công nghiệp (hóa học, luyện kim, kỹ thuật,…).

b) Đối với bậc 1 và 2, khi việc cấp chứng chỉ tìm kiếm bị giới hạn:

– Trong ứng dụng (ví dụ ET, UT tự động hóa đối với thanh, ống và cần hoặc đo chiều dày bằng siêu âm chùm tia vuông góc và thử tách lớp thép tấm cán);

– Trong kỹ thuật (ví dụ RT chỉ sử dụng soi tia X);

thì thời gian đào tạo có thể được giảm tới 50 %.

c) Đối với đăng ký thẳng vào bậc 2 RT khi việc cấp chứng chỉ bị hạn chế về diễn giải phim và chỉ cho một lĩnh vực sản phẩm, thì áp dụng yêu cầu đào tạo tối thiểu là 56 h.

7.3  Kinh nghiệm NDT trong công nghiệp

7.3.1  Quy định chung

Thời gian kinh nghiệm tối thiểu thu được trong lĩnh vực mà thí sinh đang tìm kiếm chứng chỉ phải như cho trong Bảng 3, với sự giảm bớt có thể có được cho trong 7.3.3. Khi thí sinh tìm kiếm chứng chỉ nhiều hơn một phương pháp, thì tổng thời gian kinh nghiệm phải bằng tổng của kinh nghiệm trong từng phương pháp.

Đối với cấp chứng chỉ bậc 2, kinh nghiệm làm việc bao gồm cả thời gian cho bậc 1. Nếu cá nhân được đánh giá trình độ chuyên môn trực tiếp cho bậc 2, không qua bậc 1, thì kinh nghiệm phải bao gồm tổng của các thời gian yêu cầu đối với bậc 1 và bậc 2. Không cho phép giảm bớt thời gian kinh nghiệm.

Đối với tất cả các bậc, khoảng thời gian kinh nghiệm tối thiểu trước khi kiểm tra phải được định rõ bởi tổ chức cấp chứng chỉ (theo tỉ lệ hoặc phần trăm của toàn bộ yêu cầu trong Bảng 3, tùy trường hợp). Trong trường hợp mà một phần của kinh nghiệm được tìm kiếm sau khi kiểm tra đạt, các kết quả của cuộc kiểm tra vẫn giữ nguyên hiệu lực trong 2 năm hoặc trong tổng thời gian kinh nghiệm yêu cầu đối với các phương pháp liên quan, lấy giá trị nào lớn hơn.

Bằng chứng của kinh nghiệm dạng văn bản phải được xác nhận bởi tổ chức sử dụng lao động và được nộp cho tổ chức cấp chứng chỉ.

Bảng 3 – Kinh nghiệm tối thiểu trong công nghiệp

Phương pháp NDT

Kinh nghiệm

thánga

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

AT, ET, LT, RT, UT, TT

3

9

18

MT, PT, ST, VT

1

3

12

a Kinh nghiệm làm việc dựa trên định mức 40 h/tuần hoặc theo tuần làm việc theo quy định pháp luật. Khi cá nhân làm việc vượt quá 40 h/tuần, người đó có thể được công nhận kinh nghiệm dựa trên tổng số giờ, nhưng yêu cầu phải trình ra bằng chứng của kinh nghiệm này.

7.3.2  Bậc 3

Các trách nhiệm của bậc 3 đòi hỏi sự hiểu biết vượt ra ngoài phạm vi kỹ thuật của bất kỳ phương pháp NDT cụ thể nào. Sự hiểu biết rộng này có thể có được thông qua các kết hợp đa dạng về giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm. Bảng 3 nêu chi tiết về kinh nghiệm tối thiểu cho các thí sinh đã hoàn thành đạt ở một trường học kỹ thuật hoặc ít nhất là 2 năm nghiên cứu kỹ thuật hoặc khoa học tại một trường cao đẳng hoặc đại học được công nhận chính thức. Nếu không nằm trong trường hợp đó, khoảng thời gian phải được nhân lên với hệ số 2.

Đối với cấp chứng chỉ bậc 3, kinh nghiệm làm việc bao gồm cả thời gian cho bậc 2. Nếu cá nhân được đánh giá trình độ chuyên môn trực tiếp từ bậc 1 lên bậc 3, không qua bậc 2, thì kinh nghiệm phải bao gồm tổng của các thời gian yêu cầu đối với bậc 2 và bậc 3. Không cho phép giảm bớt thời gian kinh nghiệm.

7.3.3  Các giảm bớt có thể có

7.3.3.1  Các giảm bớt có thể có về thời gian kinh nghiệm như được mô tả sau đây, với điều kiện là, khi có nhiều giảm bớt được áp dụng thì tổng giảm bớt không vượt quá 50 % thời gian kinh nghiệm. Bất kỳ giảm bớt nào cũng đòi hỏi phải được tổ chức cấp chứng chỉ chấp nhận.

Khi xem xét giảm bớt có thể có về thời gian kinh nghiệm, tổ chức cấp chứng chỉ nên tính đến các yếu tố sau.

– Chất lượng của kinh nghiệm có thể thay đổi được, và các kỹ năng có thể được hình thành nhanh hơn trong môi trường mà kinh nghiệm được tập trung và có mức độ liên quan cao với chứng chỉ tìm kiếm.

– Khi thu được kinh nghiệm một cách đồng thời trong hai hoặc nhiều phương pháp NDT bề mặt, tức là MT, PT và VT, kinh nghiệm đã thu được trong việc ứng dụng của một phương pháp NDT có thể bổ sung cho kinh nghiệm thu được trong một hoặc nhiều phương pháp bề mặt khác.

– Kinh nghiệm trong một lĩnh vực của phương pháp NDT mà việc cấp chứng chỉ vừa được tiến hành có thể được cộng cho kinh nghiệm trong lĩnh vực khác của cùng một phương pháp NDT.

– Bậc và chất lượng giáo dục mà thí sinh có cũng nên được xét đến. Đặc biệt là trường hợp với thí sinh bậc 3 nhưng cũng áp dụng được cho các bậc khác.

7.3.3.2  Tín chỉ cho kinh nghiệm công việc có thể thu được một cách đồng thời trong hai hoặc nhiều phương pháp NDT được bao gồm bởi tiêu chuẩn này, với giảm bớt của tổng kinh nghiệm yêu cầu như sau:

– Hai phương pháp thử: giảm tổng thời gian theo yêu cầu 25 %;

– Ba phương pháp thử: giảm tổng thời gian theo yêu cầu 33 %;

– Bốn hoặc nhiều hơn bốn phương pháp thử: giảm tổng thời gian theo yêu cầu 50 %.

Trong tất cả các trường hợp, thí sinh phải được yêu cầu chỉ ra rằng đối với mỗi phương pháp thử mà mình tìm kiếm chứng chỉ, bản thân có tối thiểu 50 % thời gian yêu cầu trong Bảng 3.

7.3.3.3  Trong mọi trường hợp, thí sinh phải được yêu cầu chỉ ra rằng đối với mỗi phương pháp NDT và các kết hợp về lĩnh vực mà mình tìm kiếm chứng chỉ, bản thân có ít nhất một nửa kinh nghiệm yêu cầu, và không được ít hơn một tháng.

7.3.3.4  Khi việc cấp chứng chỉ tìm kiếm bị giới hạn trong ứng dụng (ví dụ như đo chiều dày hoặc thử nghiệm được tự động hóa), thì khoảng thời gian kinh nghiệm có thể được giảm đến 50 % nhưng không được ít hơn một tháng.

7.3.3.5  Có thể đạt được đến 50 % thời gian kinh nghiệm thực hành bằng khóa học thực hành thích hợp, khoảng thời gian của khóa học này có thể được tính trọng số với hệ số lớn nhất là 5. Quy trình này không được sử dụng kết hợp cùng với quy định ở 7.3.3.4. Khóa học phải tập trung về các giải pháp thực hành cho các vấn đề thử nghiệm xuất hiện một cách thường xuyên và nên bao gồm yếu tố chính của thử nghiệm các mẫu thử có khuyết tật đã biết. Chương trình này phải được tổ chức cấp chứng chỉ chấp thuận.

7.4  Yêu cầu thị lực – tất cả các bậc

Thí sinh phải cung cấp bằng chứng dạng văn bản về thị lực đạt yêu cầu phù hợp với các yêu cầu sau:

a) Khả năng nhìn gần phải cho phép đọc tối thiểu Bảng Jaeger số 1 hoặc chữ cái Times Roman N 4.5 hoặc tương đương (có chiều cao 1,6 mm) ở khoảng cách không nhỏ hơn 30 cm bằng một mắt hoặc hai mắt, có đeo kính thuốc hoặc không đeo kính thuốc;

b) Khả năng nhìn màu phải đủ để thí sinh có thể nhận ra và phân biệt sự tương phản giữa các màu hoặc các sắc thái của màu xám được sử dụng trong phương pháp NDT liên quan, theo quy định của tổ chức sử dụng lao động.

Tổ chức cấp chứng chỉ có thể xem xét thay thế các yêu cầu ở a) bằng việc tuân theo giải pháp thay thế khác phù hợp.

Sau khi đã cấp chứng chỉ, việc kiểm tra khả năng nhìn gần phải được tiến hành hàng năm và được xác nhận bởi tổ chức sử dụng lao động.

8  Kiểm tra trình độ chuyên môn

8.1  Quy định chung

Việc kiểm tra trình độ chuyên môn phải bao phủ phương pháp NDT đã cho như được áp dụng trong một lĩnh vực công nghiệp hoặc trong một hoặc nhiều lĩnh vực sản phẩm. Tổ chức cấp chứng chỉ phải định rõ và công bố lượng thời gian tối đa cho phép thí sinh hoàn thành mỗi lần kiểm tra, dựa trên số lượng và độ khó của các câu hỏi. Thời gian trung bình cho phép đối với câu hỏi tự luận phải được xác định bởi tổ chức cấp chứng chỉ.

8.2  Nội dung kiểm tra và chấm điểm cho bậc 1 và bậc 2

8.2.1  Kiểm tra chung

Kiểm tra chung chỉ bao gồm các câu hỏi được chọn một cách ngẫu nhiên từ tập hợp các câu hỏi kiểm tra chung của tổ chức cấp chứng chỉ hoặc của tổ chức chuyên môn được ủy quyền có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra. Thí sinh được yêu cầu tối thiểu phải đưa ra các câu trả lời cho số lượng các câu hỏi trắc nghiệm cho ở Bảng 4.

Nếu không được quy định bởi các quy định quốc gia thì phải có kiểm tra bổ sung về an toàn bức xạ đối với phương pháp thử chụp ảnh bức xạ.

Các kiểm tra về phương pháp thử chụp ảnh bức xạ có thể gồm bức xạ tia X hoặc tia gamma hoặc cả hai phụ thuộc vào quy trình của tổ chức cấp chứng chỉ.

Bảng 4 – Số lượng các câu hỏi tối thiểu yêu cầu – Kiểm tra chung

Phương pháp NDT

Số lượng câu hỏi

AT, ET, TT, RT, UT

40

LT, MT, PT, ST, VT

30

8.2.2  Kiểm tra chuyên sâu

Kiểm tra chuyên sâu chỉ bao gồm các câu hỏi được chọn từ tập hợp các câu hỏi chuyên sâu hiện hành của tổ chức cấp chứng chỉ hoặc của tổ chức chuyên môn được ủy quyền liên quan đến lĩnh vực quan tâm.

Trong cuộc kiểm tra chuyên sâu, thí sinh được yêu cầu phải đưa ra các câu trả lời cho ít nhất 20 câu hỏi trắc nghiệm, gồm có các câu hỏi liên quan đến tính toán, quy trình NDT và các câu hỏi về các quy phạm, tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật.

Nếu cuộc kiểm tra chuyên sâu bao gồm hai lĩnh vực hoặc nhiều hơn, thì số lượng câu hỏi tối thiểu phải ít nhất là 30, trải đều giữa các lĩnh vực công nghiệp hoặc lĩnh vực sản phẩm liên quan (xem Phụ lục A).

8.2.3  Kiểm tra thực hành

8.2.3.1  Kiểm tra thực hành phải bao gồm việc áp dụng phép thử cho các mẫu thử quy định, ghi chép (và đối với thí sinh bậc 2 là diễn giải) thông tin kết quả theo mức độ yêu cầu, và lập báo cáo các kết quả theo biểu mẫu quy định. Không được sử dụng các mẫu thử cho mục đích đào tạo để kiểm tra.

8.2.3.2  Từng mẫu thử phải được nhận biết một cách duy nhất và có một báo cáo chính bao gồm tất cả việc cài đặt thiết bị được sử dụng để phát hiện các mất liên tục quy định chứa trong mẫu thử, nó phải được nhận biết một cách duy nhất bằng nhãn bền lâu thích hợp để đảm bảo là có thể truy xuất được nguồn gốc một cách hoàn toàn. Nhãn này không được gây trở ngại cho việc thử nghiệm thực hành hoặc kiểm tra mẫu thử và, bất kỳ khi nào có thể, phải được che giấu không cho thí sinh biết trong khi mẫu thử này đang được sử dụng cho kiểm tra. Báo cáo chính phải được biên soạn dựa trên ít nhất là hai phép thử độc lập, và phải được người có chứng chỉ bậc 3 xác nhận hiệu lực để sử dụng trong khi chấm điểm các cuộc kiểm tra. Các báo cáo thử độc lập dùng để biên soạn báo cáo chính phải được giữ lại làm hồ sơ.

8.2.3.3  Các mẫu thử phải cụ thể theo lĩnh vực, mô phỏng về hình học và phải chứa các mất liên tục đại diện cho các mất liên tục tương tự xuất hiện trong khi chế tạo hoặc trong khi làm việc. Các mất liên tục có thể là tự nhiên, nhân tạo hoặc được cấy vào. Đối với các nhiệm vụ đánh giá bậc 2, có thể sử dụng các bộ dữ liệu hoặc các phim ảnh thay cho các mẫu thử thật.

Các mẫu thử được sử dụng để hiệu chuẩn hoặc cho các nhiệm vụ đo lường (ví dụ như đo chiều dày hoặc đo lớp phủ) thì không cần chứa các mất liên tục. Đối với RT, mẫu thử cần phải không chứa các mất liên tục do các mất liên tục này bị bộc lộ trong các ảnh chụp bức xạ dùng để diễn giải. Tương tự, đối với AT, TT và ST thì mẫu thử cũng cần phải không chứa các mất liên tục do các mất liên tục này bị bộc lộ trong các bộ dữ liệu dùng để diễn giải bậc 2.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn về các loại mất liên tục trong các mẫu kiểm tra có thể tìm thấy trong CEN/TS 15053 [6] hoặc ISO/TS 22809 [1].

8.2.3.4  Tổ chức cấp chứng chỉ phải đảm bảo là số lượng các vùng diện tích hoặc thể tích sẽ thử là tương xứng với bậc, phương pháp NDT và lĩnh vực liên quan, và các vùng diện tích hoặc thể tích này chứa các mất liên tục có thể báo cáo được. Các yêu cầu về số lượng mẫu thử và số lượng các vùng diện tích hoặc thể tích sẽ thử trong các cuộc kiểm tra thực hành bậc 1 và bậc 2 được cho trong Phụ lục B.

8.2.3.5  Thí sinh bậc 1 phải làm theo các hướng dẫn NDT do kiểm tra viên cung cấp.

8.2.3.6  Thí sinh bậc 2 phải chọn kỹ thuật NDT có thể áp dụng được và xác định các điều kiện làm việc liên quan đến quy phạm, tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật cho trước.

8.2.3.7  Đối với các cuộc kiểm tra trên khi các mất liên tục được thay thế thông thường bằng các nguồn nhân tạo hoặc các dữ liệu, thí sinh bậc 1 phải chứng tỏ khả năng thiết lập và hiệu chuẩn thiết bị, kiểm tra xác nhận độ nhạy của nó và ghi lại dữ liệu thử nghiệm; thí sinh bậc 2 cũng phải chứng tỏ khả năng diễn giải và đánh giá dữ liệu thử nghiệm đã ghi lại trước đó.

8.2.3.8  Thời gian cho phép đối với cuộc kiểm tra phụ thuộc vào số lượng mẫu thử và độ phức tạp của chúng. Thời gian trung bình cho phép phải được định rõ bởi tổ chức cấp chứng chỉ. Thời gian tối đa khuyến nghị cho phép đối với mỗi vùng diện tích hoặc thể tích được thử là:

a) với bậc 1: 2 h;

b) với bậc 2: 3 h.

8.2.3.9  Thí sinh bậc 2 phải soạn thảo ít nhất là một hướng dẫn NDT thích hợp với người bậc 1, cho một mẫu thử do kiểm tra viên chọn.

Thời gian tối đa khuyến nghị cho phép đối với phần kiểm tra này là 2 h.

8.2.4  Chấm điểm kiểm tra trình độ chuyên môn bậc 1 và bậc 2

8.2.4.1  Các kiểm tra chung, kiểm tra chuyên sâu và kiểm tra thực hành phải được chấm điểm tách riêng. Khi sử dụng các bài kiểm tra bằng giấy thông thường được chuẩn bị trước, kiểm tra viên phải có trách nhiệm đối với việc chấm điểm các bài kiểm tra bằng cách so sánh với các đáp án mẫu. Theo lựa chọn của tổ chức cấp chứng chỉ, có thể sử dụng các hệ thống đánh giá điện tử tự động cho điểm các câu trả lời của thí sinh dựa trên dữ liệu lưu trữ và chấm điểm bài kiểm tra viết hoàn thành theo các thuật toán đã chuẩn bị.

8.2.4.2  Việc chấm điểm kiểm tra thực hành phải dựa trên các hạng mục từ 1 đến 4 trong Bảng 5, với các hệ số trọng số khuyến nghị liên quan đến bậc và phương pháp khi có thể áp dụng

Bảng 5 – Chủ đề và các hệ số trọng số để chấm điểm – Kiểm tra thực hành

Hạng mụca

Chủ đề

Hệ số trọng số

Bậc 1

%

Bậc 2

%

1

Hiểu biết về trang thiết bị NDT, gồm có chức năng và kiểm tra xác nhận việc cài đặt trang thiết bị

20

10

2

Áp dụng NDT cho mẫu thử. Việc này bao gồm các phần sau: đối với bậc 2, lựa chọn kỹ thuật và xác định các điều kiện làm việc;

chuẩn bị (điều kiện bề mặt) và kiểm tra bằng mắt mẫu thử;

cài đặt trang thiết bị;

thực hiện thử nghiệm;

các hoạt động sau khi thử nghiệm.

35

20

3

Phát hiện và lập báo cáo cho các mất liên tục và, đối với bậc 2, đặc tính hóa của chúng (vị trí, hướng, các kích thước và loại) và đánh giá.

45

55

4

Đối với bậc 2, soạn thảo hướng dẫn bằng văn bản cho bậc 1.

15

a Bảng D.1 đưa ra hướng dẫn bổ sung chi tiết về từng hạng mục, kiểm tra viên nên tính đến khi có thể áp dụng được.

8.2.4.3  Để đủ điều kiện được cấp chứng chỉ, thí sinh phải đạt được điểm số tối thiểu là 70 % trong mỗi phần kiểm tra (kiểm tra chung, chuyên sâu và thực hành). Ngoài ra, đối với kiểm tra thực hành, thí sinh phải đạt được điểm số tối thiểu là 70 % cho mỗi mẫu thử được thử, và cho hướng dẫn NDT khi có thể áp dụng được.

8.2.4.4  Các phần kiểm tra chung và chuyên sâu được chấm điểm bằng cách so sánh các câu trả lời của thí sinh với tập hợp các câu trả lời được tổ chức cấp chứng chỉ chấp thuận. Mỗi câu trả lời chính xác cho 1 điểm và điểm số quy cho các thử nghiệm là tổng của các điểm đạt được. Đối với tính toán cuối cùng, điểm số của mỗi lần thử nghiệm được biểu thị bằng phần trăm.

8.2.4.5  Đối với thí sinh bậc 2, mẫu thử cần soạn thảo hướng dẫn phải được chấm điểm theo tổng điểm 100 phù hợp với Bảng D.1. Các mẫu thử khác (không có hướng dẫn) phải được chấm điểm theo tổng điểm 85 phù hợp với Bảng D.1 (xem 8.2.4.2), và điểm cuối cùng phải được tính bằng cách nhân lên với 100/85. Hướng dẫn phải được chấm điểm theo tổng điểm 15 phù hợp với Bảng D.1 (xem 8.2.4.2), và, để so sánh với 70 % theo yêu cầu ở 8.2.4.3, giá trị này phải được nhân lên với 100/15.

Đối với AT, hướng dẫn thử nghiệm yêu cầu có thể liên quan đến mẫu thử mà mẫu thử đó không được thử nghiệm trong khi kiểm tra thực hành.

8.3  Nội dung kiểm tra và chấm điểm cho bậc 3

8.3.1  Quy định chung

Tất cả thí sinh để cấp chứng chỉ bậc 3 trong phương pháp NDT bất kỳ phải đạt (với điểm ≥ 70 %) kiểm tra thực hành đối với bậc 2 ở lĩnh vực và phương pháp tương ứng, ngoại trừ việc soạn thảo các hướng dẫn NDT cho bậc 1 (xem 8.2.3.9). Thí sinh có chứng chỉ bậc 2 trong cùng một phương pháp NDT và cùng lĩnh vực sản phẩm hoặc thí sinh đã đạt kiểm tra thực hành bậc 2 đối với phương pháp NDT trong một lĩnh vực công nghiệp, như xác định trong Phụ lục A thì được miễn không cần thi lại kiểm tra thực hành bậc 2. Việc miễn này chỉ có hiệu lực đối với các lĩnh vực sản phẩm được bao phủ bởi lĩnh vực công nghiệp có liên quan và, trong bất kỳ trường hợp nào khác, lĩnh vực tương ứng là lĩnh vực trong đó thí sinh tìm kiếm chứng chỉ bậc 3.

8.3.2  Kiểm tra cơ bản

8.3.2.1  Kiểm tra viết này phải đánh giá hiểu biết của thí sinh về các chủ đề cơ bản bằng sử dụng ít nhất số lượng câu hỏi trắc nghiệm cho trong Bảng 6. Các câu hỏi kiểm tra phải được lựa chọn một cách ngẫu nhiên từ bộ các câu hỏi hiện hành được tổ chức cấp chứng chỉ chấp thuận tại thời điểm kiểm tra.

Bảng 6 – Số lượng câu hỏi kiểm tra cơ bản yêu cầu tối thiểu

Phần

Ch đề

Số lượng câu hỏi

A

Hiểu biết kỹ thuật về khoa học vật liệu và công nghệ xử lý.

25

B

Hiểu biết về hệ thống cấp chứng chỉ và trình độ chuyên môn của tổ chức cấp chứng chỉ dựa trên tiêu chuẩn này. Đây có thể là kiểm tra cho phép mở tài liệu.

10

C

Hiểu biết chung về ít nhất 4 phương pháp như yêu cầu với bậc 2 và do thí sinh chọn từ các phương pháp cho trong Điều 1. Bốn phương pháp này phải bao gồm ít nhất một phương pháp thể tích (UT hoặc RT).

15 cho mỗi một phương pháp thử (tổng số 60)

8.3.2.2  Khuyến nghị là cuộc kiểm tra cơ bản được thi đạt đầu tiên và vẫn giữ hiệu lực, với điều kiện là phải thi đạt cuộc kiểm tra phương pháp chính trong giới hạn năm năm sau khi đạt kiểm tra cơ bản. Thí sinh đang có chứng chỉ bậc 3 có hiệu lực thì được miễn không cần thi lại bài kiểm tra cơ bản.

8.3.3  Kiểm tra phương pháp chính

Kiểm tra viết này phải đánh giá hiểu biết của thí sinh về các chủ đề phương pháp chính bằng sử dụng số lượng câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu tối thiểu cho trong Bảng 7. Các câu hỏi kiểm tra phải được lựa chọn một cách ngẫu nhiên từ bộ các câu hỏi hiện hành được tổ chức cấp chứng chỉ chấp thuận tại thời điểm kiểm tra.

Bảng 7 – Số lượng câu hỏi kiểm tra phương pháp chính yêu cầu tối thiểu

Phần

Ch đề

Số lượng câu hi

D

Hiểu biết bậc 3 liên quan đến phương pháp thử áp dụng.

30

E

Áp dụng phương pháp NDT trong lĩnh vực liên quan, bao gồm cả các quy phạm, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và quy trình có thể áp dụng được. Đây có thể là kiểm tra cho phép mở tài liệu liên quan đến các quy phạm, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và quy trình.

20

F

Soạn thảo một hoặc nhiều quy trình NDT trong lĩnh vực tương ứng. Các quy phạm, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và các quy trình khác có thể áp dụng được phải là sẵn có cho thí sinh.

Đối với thí sinh đã từng soạn thảo quy trình NDT trong cuộc kiểm tra bậc 3 đã thi đạt, tổ chức cấp chứng chỉ có thể thay thế việc soạn thảo quy trình bằng việc phân tích có phê bình một quy trình NDT hiện có bao phủ phương pháp và lĩnh vực tương ứng, và có chứa các lỗi và/hoặc các thiếu sót.

8.3.4  Chấm điểm kiểm tra trình độ chuyên môn bậc 3

8.3.4.1  Quy định chung

Kiểm tra cơ bản và kiểm tra phương pháp chính phải được chấm điểm tách riêng. Để đủ điều kiện được cấp chứng chỉ, thí sinh phải đạt cả kiểm tra cơ bản và kiểm tra phương pháp chính.

Đối với ba phần A, B và C của kiểm tra cơ bản và các phần D và E của phương pháp chính, áp dụng các yêu cầu dưới đây.

Khi sử dụng các bài kiểm tra bằng giấy thông thường được chuẩn bị trước, kiểm tra viên phải có trách nhiệm đối với việc chấm điểm các bài kiểm tra bằng cách so sánh các câu trả lời của thí sinh với tập hợp các câu trả lời được tổ chức cấp chứng chỉ chấp thuận. Mỗi câu trả lời chính xác cho 1 điểm và điểm số/mark quy cho các thử nghiệm là tổng của các điểm đạt được. Với tính toán cuối cùng, điểm số/mark của mỗi lần thử nghiệm được biểu thị bằng phần trăm.

Theo lựa chọn của tổ chức cấp chứng chỉ, có thể sử dụng các hệ thống đánh giá điện tử tự động cho điểm các câu trả lời của thí sinh dựa trên dữ liệu lưu trữ và chấm điểm bài kiểm tra viết hoàn thành theo các thuật toán đã chuẩn bị.

8.3.4.2  Kiểm tra cơ bản

Để đạt kiểm tra cơ bản, thí sinh phải đạt được điểm số tối thiểu là 70 % trong từng phần A, B và C.

8.3.4.3  Kiểm tra phương pháp chính

Để đạt kiểm tra phương pháp chính, thí sinh phải đạt được điểm số tối thiểu là 70 % trong từng phần D, E và F.

Xem Bảng D.2 về trọng số khuyến nghị của quy trình kiểm tra viết.

8.4  Tiến hành kiểm tra

8.4.1  Tất cả các cuộc kiểm tra phải được tiến hành tại các trung tâm kiểm tra do tổ chức cấp chứng chỉ thành lập, phê duyệt và giám sát một cách trực tiếp hoặc thông qua tổ chức trình độ chuyên môn được ủy quyền.

8.4.2  Lúc kiểm tra, thí sinh phải có giấy chứng minh hợp lệ và thông báo chính thức về cuộc kiểm tra để trình ra cho kiểm tra viên hoặc giám thị khi có yêu cầu.

8.4.3  Bất kỳ thí sinh nào, trong suốt khóa kiểm tra, không tuân theo các quy phạm kiểm tra hoặc vi phạm gian lận hoặc là tòng phạm cho hành vi gian lận phải bị loại ra khỏi tất cả các cuộc kiểm tra trình độ chuyên môn tiếp đó trong khoảng thời gian ít nhất là một năm.

8.4.4  Các câu hỏi kiểm tra phải được tổ chức cấp chứng chỉ xác nhận hợp lệ. Khi sử dụng các bài kiểm tra bằng giấy thông thường được chuẩn bị trước, các giấy kiểm tra phải được kiểm tra viên xác nhận hợp lệ và chấp thuận, và việc chấm điểm phải được thực hiện phù hợp với các quy trình do tổ chức cấp chứng chỉ phê duyệt (xem 8.2.4 và 8.3.4). Khi sử dụng các hệ thống đánh giá điện tử mà hệ thống này lựa chọn các câu hỏi để đưa ra bài kiểm tra “viết” cho thí sinh trên một máy tính điện tử và chấm điểm các bài kiểm tra, thì tổ chức cấp chứng chỉ phải xác nhận tính hợp lệ và phê duyệt hệ thống đánh giá điện tử này.

8.4.5  Các cuộc kiểm tra trình độ chuyên môn viết (dù là đánh giá điện tử hoặc thông thường) và thực hành phải được coi thi bởi một kiểm tra viên hoặc bởi một hoặc nhiều giám thị đã được đào tạo đặt dưới trách nhiệm của kiểm tra viên.

8.4.6  Kiểm tra viên không được phép kiểm tra bất kỳ thí sinh nào:

a) Mà kiểm tra viên đã đào tạo để kiểm tra trong khoảng thời gian hai năm kể từ thời điểm kết thúc các hoạt động đào tạo;

b) Đang làm việc (lâu dài hoặc tạm thời) trong cùng một cơ sở với kiểm tra viên.

8.4.7  Khi được tổ chức cấp chứng chỉ chấp thuận, thí sinh có thể sử dụng thiết bị của mình khi kiểm tra thực hành.

8.4.8  Không cho phép thí sinh mang các vật dụng cá nhân vào khu vực kiểm tra, trừ khi được sự cho phép riêng của kiểm tra viên.

8.5  Kiểm tra lại

8.5.1  Thí sinh bị trượt vì các lý do về hành vi trái với đạo đức phải chờ ít nhất là 12 tháng trước khi đăng ký lại (xem 8.4.3).

8.5.2  Thí sinh bị trượt vì không đạt được điểm đỗ cho bất kỳ phần kiểm tra nào có thể được kiểm tra lại hai lần ở phần bị trượt đó, với điều kiện là lần kiểm tra lại này diễn ra không sớm hơn một tháng sau lần kiểm tra trước trừ khi hoàn thành một cách thỏa đáng khóa đào tạo tiếp đó được tổ chức cấp chứng chỉ chấp nhận, và không muộn hơn hai năm sau lần kiểm tra lần đầu.

CHÚ THÍCH: “Các phần kiểm tra” trong bối cảnh này đ cập đến: đối với các bậc 1 và 2 là các kiểm tra chung, kiểm tra chuyên sâu và kiểm tra thực hành; đối với kiểm tra cơ bản bậc 3 là các phần A, B và C; đối với kiểm tra phương pháp chính bậc 3 là các phần D, E và F.

8.5.3  Thí sinh bị trượt tất cả các lần kiểm tra lại được cho phép phải đăng ký và thực hiện kiểm tra phù hợp với quy trình được thiết lập cho thí sinh mới.

8.6  Miễn thi

8.6.1  Cá nhân đã có chứng chỉ bậc 1 hoặc bậc 2 thay đổi lĩnh vực hoặc bổ sung lĩnh vực khác cho cùng một phương pháp NDT chỉ phải yêu cầu thực hiện các kiểm tra chuyên sâu và kiểm tra thực hành cho lĩnh vực mới đối với phương pháp đó.

8.6.2  Cá nhân đã có chứng chỉ bậc 3 thay đổi lĩnh vực hoặc bổ sung lĩnh vực khác cho cùng một phương pháp NDT được miễn không cần thực hiện lại kiểm tra cơ bản và phần D bậc 3 của kiểm tra phương pháp chính (xem Bảng 7).

9  Cấp chứng chỉ

9.1  Quản trị

Thí sinh thỏa mãn tất cả các điều kiện phải được cấp chứng chỉ và bằng chứng của việc cấp chứng chỉ này phải sẵn sàng được thực hiện bởi tổ chức cấp chứng chỉ. Việc này có thể đạt được bằng việc cấp (các) chứng chỉ bằng bản in giấy và/hoặc (các) thẻ cứng (xem 9.2), và/hoặc bằng việc tải lên dạng điện tử và hiển thị thông tin liên quan trên website của tổ chức cấp chứng chỉ.

9.2  Chứng chỉ và/hoặc thẻ cứng

Chứng chỉ và/hoặc thẻ cứng tương ứng phải gồm có ít nhất thông tin sau:

a) Họ và tên người được cấp chứng chỉ;

b) Ngày cấp chứng chỉ;

c) Ngày chứng chỉ hết hạn;

d) Viện dẫn tiêu chuẩn này (TCVN 5868:2018 (ISO 9712:2012);

e) Bậc của chứng chỉ;

f) Tên tổ chức cấp chứng chỉ;

g) (các) phương pháp NDT;

h) (các) lĩnh vực áp dụng được;

i) Nếu có, phạm vi của các giới hạn cho việc cấp chứng chỉ và/hoặc các ứng dụng đặc biệt;

j) Số nhận dạng cá nhân duy nhất;

k) Chữ ký của người được cấp chứng chỉ;

l) Ảnh của người được cấp chứng chỉ trong trường hợp thẻ cứng;

m) Biện pháp ngăn ngừa làm giả thẻ cứng, như sử dụng dấu chìm, ép plastic;

n) Chữ ký của đại diện được chỉ định của tổ chức cấp chứng chỉ.

Có thể có khoảng trống đặc biệt trên một hoặc trên cả hai chứng chỉ và thẻ cứng dành để ký và đóng dấu của tổ chức sử dụng lao động ủy quyền cho người có chứng chỉ hành nghề (xem 3.21). Với việc này tổ chức sử dụng lao động chứng tỏ về việc chịu trách nhiệm với các kết quả thử nghiệm.

9.3  Chứng chỉ điện tử

9.3.1  Chứng chỉ điện tử có thể được cung cấp thay cho hoặc cũng như chứng chỉ vật lý (bản in giấy). Trong trường hợp này, tuân theo các quy định hiện hành, các dữ liệu sau đây có sẵn mà không có yêu cầu (trực tuyến, tại website của tổ chức cấp chứng chỉ) cho các bên quan tâm:

– Tên hợp pháp, thông tin liên lạc và, nếu có, tình trạng công nhận của tổ chức cấp chứng chỉ;

– Họ và tên của người được cấp chứng chỉ;

– Số nhận dạng cá nhân duy nhất cho người được cấp chứng chỉ;

– Hình chụp người được cấp chứng chỉ (được chụp trong phạm vi thời gian 10 năm trở lại);

– Thời điểm cấp và hết hạn của chứng chỉ;

– Phạm vi của chứng chỉ, gồm có bậc, (các) phương pháp NDT và (các) lĩnh vực áp dụng được;

– Bất kỳ hạn chế nào đối với việc cấp chứng chỉ, nếu có.

9.3.2  Khi dữ liệu được liệt kê ở 9.3.1 có thể in được trực tiếp từ website của tổ chức cấp chứng chỉ, thì đầu ra được in này phải có thời điểm in và câu khẳng định là tình trạng cấp chứng chỉ hiện tại có thể được kiểm tra xác nhận tại website liên quan.

9.4  Hiệu lực

9.4.1  Quy định chung

Thời gian có hiệu lực tối đa của chứng chỉ là năm năm. Thời gian có hiệu lực phải bắt đầu (thời điểm cấp chứng chỉ) khi tất cả các yêu cầu đối với việc cấp chứng chỉ (đào tạo, kinh nghiệm, kiểm tra thị lực thỏa đáng, đạt kiểm tra) được thỏa mãn.

Việc cấp chứng chỉ trở nên không còn hiệu lực khi:

a) Theo quan điểm của tổ chức cấp chứng chỉ, ví dụ như, sau khi xem xét lại đã thấy bằng chứng của hành vi không phù hợp với các quy trình chứng nhận hoặc vi phạm vào việc tuân theo các quy phạm đạo đức;

b) Nếu cá nhân trở nên mất khả năng về mặt thể chất trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình trên cơ sở không đạt kiểm tra thị lực được thực hiện hàng năm theo trách nhiệm của tổ chức sử dụng lao động;

c) Nếu gián đoạn thời gian đáng kể (xem 3.27) xảy ra ở phương pháp mà cá nhân được cấp chứng chỉ;

d) Nếu cá nhân trượt ở lần cấp lại chứng chỉ, cho đến khi cá nhân đó đáp ứng các yêu cầu đối với cấp lại chứng chỉ hoặc cấp chứng chỉ lần đầu.

9.4.2  Xác nhận lại hiệu lực

Tổ chức cấp chứng chỉ phải định rõ các điều kiện để xác nhận lại hiệu lực trong trường hợp ở 9.4.1 a) và b).

Đối với xác nhận lại hiệu lực của việc cấp chứng chỉ sau khi có gián đoạn thời gian đáng kể, cá nhân phải đạt ở cuộc kiểm tra cấp lại chứng chỉ. Chứng chỉ được xác nhận lại hiệu lực trong khoảng thời gian hiệu lực mới là năm năm kể từ ngày xác nhận lại hiệu lực.

10  Gia hạn

10.1 Trước khi kết thúc thời gian có hiệu lực đầu tiên và cứ 10 năm sau đó, tổ chức cấp chứng chỉ có thể gia hạn chứng chỉ cho khoảng thời gian 5 năm mới khi cung cấp:

a) Bằng chứng bằng văn bản của kiểm tra thị lực một cách thỏa đáng thực hiện trong phạm vi 12 tháng về trước;

b) Bằng chứng dạng văn bản có thể xác minh được của hoạt động nghề nghiệp liên tục một cách thỏa đáng mà không có gián đoạn thời gian đáng kể (xem 3.27) ở phương pháp và lĩnh vực xin gia hạn chứng chỉ.

Nếu không đáp ứng được tiêu chí b) cho việc gia hạn, cá nhân phải tuân theo các quy định như cho việc cấp lại chứng chỉ (xem Điều 11).

10.2  Trách nhiệm của người có chứng chỉ là khởi xướng quy trình yêu cầu cho việc gia hạn. Hồ sơ gia hạn phải được nộp trong phạm vi sáu tháng trước khi hết hạn chứng chỉ. Như một ngoại lệ và dựa trên quyết định của tổ chức cấp chứng chỉ, hồ sơ nộp trong phạm vi 12 tháng sau khi hết hạn chứng chỉ có thể dược xét duyệt. Quá khoảng thời gian này, không chấp nhận trường hợp ngoại lệ nào nữa và thí sinh được phép tham gia kiểm tra cấp lại chứng chỉ.

11  Cấp lại chứng chỉ

11.1  Quy định chung

Trước khi kết thúc mỗi một khoảng thời gian có hiệu lực lần thứ hai (cứ 10 năm một), cá nhân đã được cấp chứng chỉ có thể được tổ chức cấp chứng chỉ cấp lại chứng chỉ với khoảng thời gian mới là năm năm hoặc ít hơn, với điều kiện là cá nhân đó đáp ứng tiêu chí cho việc gia hạn quy định ở 10.1 a) và đáp ứng các điều kiện có thể áp dụng được mô tả dưới đây.

Trách nhiệm của người có chứng chỉ là khởi xướng các quy trình yêu cầu để đạt được việc cấp lại chứng chỉ. Nếu đăng ký cấp lại chứng chỉ muộn hơn 12 tháng sau khi hết hiệu lực thì phải đạt cuộc kiểm tra đầy đủ (kiểm tra chung, chuyên sâu và thực hành) đối với bậc 1 và bậc 2 và phải đạt kiểm tra phương pháp chính đối với bậc 3.

11.2  Bậc 1 và 2

11.2.1  Người có chứng chỉ bậc 1 và 2 đăng ký xin cấp lại chứng chỉ phải đáp ứng tiêu chí cho việc gia hạn quy định ở 10.1 b) và thỏa mãn 11.2.2.

11.2.2  Cá nhân phải đạt kiểm tra thực hành chứng tỏ năng lực liên tục thực hiện công việc trong phạm vi được định rõ trên chứng chỉ. Việc này phải gồm có thử nghiệm các mẫu thử (xem Bảng B.1) thích hợp với phạm vi của chứng chỉ sẽ được xác nhận lại hiệu lực và ngoài ra đối với bậc 2, đưa ra hướng dẫn viết phù hợp cho người bậc 1 sử dụng (xem 8.2.3.9). Nếu cá nhân bị trượt không đạt được điểm số ít nhất là 70 % đối với từng mẫu thử được thử (trọng số theo hướng dẫn ở Bảng 5), và, đối với bậc 2 là cho hướng dẫn, thì được phép thử lại hai lần của toàn bộ kiểm tra cấp lại chứng chỉ sau ít nhất là 7 ngày và trong giới hạn sáu tháng kể từ lần thử đầu tiên tại cuộc kiểm tra cấp lại chứng chỉ.

Trong trường hợp không đạt trong hai lần thử lại được phép, thì không được xác nhận lại hiệu lực chứng chỉ và, để lại được cấp chứng chỉ đối với bậc, lĩnh vực và phương pháp đó thì thí sinh phải áp dụng đăng ký để cấp chứng chỉ mới. Trong trường hợp này, không có miễn trừ kiểm tra nào được cho vì bất kỳ chứng chỉ có hiệu lực khác đã có.

11.3  Bậc 3

11.3.1  Người có chứng chỉ bậc 3 đăng ký xin cấp lại chứng chỉ phải cung cấp bằng chứng về trình độ chuyên môn liên tục được khẳng định bởi:

a) Thỏa mãn các yêu cầu bậc 3 ở 11.3.2 đối với kiểm tra viết;

b) Đáp ứng các yêu cầu về hệ thống tín chỉ đã được xây dựng, như cho trong Phụ lục C.

Cá nhân có thể quyết định giữa việc kiểm tra hoặc hệ thống tín chỉ để cấp lại chứng chỉ. Nếu hệ thống tín chỉ được lựa chọn và đòi hỏi đệ trình các tài liệu của tổ chức sử dụng lao động hoặc tiếp cận vào cơ sở vật chất của tổ chức sử dụng lao động, thì cá nhân phải cung cấp cho tổ chức cấp chứng chỉ một văn bản thông báo chấp thuận từ tổ chức sử dụng lao động.

Trong cả hai trường hợp (kiểm tra viết hoặc hệ thống tín chỉ), cá nhân phải hoặc là cung cấp bằng chứng bằng văn bản thích hợp được tổ chức cấp chứng chỉ chấp nhận về năng lực thực hành liên tục của mình ở phương pháp đó, hoặc là phải đạt kiểm tra thực hành bậc 2 như quy định ở 11.2.2, ngoại trừ việc soạn thảo các hướng dẫn NDT.

11.3.2  Cá nhân phải đạt cuộc kiểm tra gồm có tối thiểu 20 câu hỏi về việc áp dụng phương pháp thử trong (các) lĩnh vực liên quan, chứng tỏ hiểu biết về các kỹ thuật NDT, các tiêu chuẩn, các quy phạm hoặc các quy định kỹ thuật hiện có và công nghệ được áp dụng, và theo tùy chọn của tổ chức cấp chứng chỉ, thêm năm câu hỏi phụ về các yêu cầu của chương trình cấp chứng chỉ.

11.3.3  Nếu cá nhân bị trượt không đạt được điểm số tối thiểu là 70 % trong cuộc kiểm tra cấp lại chứng chỉ, thì cho phép tối đa thử lại hai lần kiểm tra cấp lại chứng chỉ. Khoảng thời gian mà tất cả các lần thử lại đó sẽ được thực hiện phải nằm trong giới hạn 12 tháng, trừ khi được tổ chức cấp chứng chỉ cho phép kéo dài.

Trong trường hợp không đạt trong hai lần thử lại được phép, thì không được xác nhận lại hiệu lực chứng chỉ và, để lại được cấp chứng chỉ đối với lĩnh vực và phương pháp đó thì thí sinh được yêu cầu phải đạt trong cuộc kiểm tra phương pháp chính thích hợp.

11.3.4  Thí sinh đăng ký nhưng không đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống tín chỉ phải được cấp lại chứng chỉ phù hợp với 11.3.2. Trong trường hợp bị trượt ở lần thi đầu tiên của kiểm tra cấp lại chứng chỉ, thì chỉ được thi lại một lần duy nhất trong giới hạn 12 tháng kể từ ngày đăng ký cấp lại chứng chỉ thông qua hệ thống tín chỉ đã được xây dựng.

12  Hồ sơ

Tổ chức cấp chứng chỉ hoặc các tổ chức chuyên môn được ủy quyền phải duy trì:

a) Danh sách hoặc cơ sở dữ liệu thực tế của tất cả các cá nhân đã được cấp chứng chỉ, được phân loại theo bậc, phương pháp NDT và lĩnh vực;

b) Hồ sơ cá nhân cho từng thí sinh đã chưa được cấp chứng chỉ, trong thời gian ít nhất là 5 năm kể từ ngày đăng ký;

c) Hồ sơ cá nhân cho từng cá nhân đã được cấp chứng chỉ và cho từng cá nhân mà chứng chỉ của họ đã hết hiệu lực gồm có:

1) ảnh chụp hoặc ảnh kỹ thuật số được chụp trong giới hạn 10 năm trở lại,

2) mẫu đơn đăng ký;

3) các tài liệu về cuộc kiểm tra, như các câu hỏi, các câu trả lời, mô tả các mẫu thử, các ghi chép, các kết quả thử nghiệm, các quy trình NDT và các tờ chấm điểm bài thi,

4) các tài liệu về việc gia hạn và cấp lại chứng chỉ, gồm có bằng chứng về thị lực và hoạt động liên tục,

5) lý do cho bất kỳ việc thu hồi chứng chỉ nào.

Các hồ sơ cá nhân phải được lưu giữ trong các điều kiện thích hợp về an toàn và tin cậy cho đến chừng nào mà chứng chỉ vẫn còn hiệu lực và trong ít nhất một chu kỳ cấp chứng chỉ đầy đủ sau khi chứng chỉ hết hiệu lực.

13  Giai đoạn chuyển tiếp

13.1  Mục tiêu của điều này là cho phép sự khởi đầu của hệ thống khi một tổ chức cấp chứng chỉ áp dụng chương trình cấp chứng chỉ cho một phương pháp NDT, mà phương pháp này chưa nằm trong chương trình cấp chứng chỉ của tổ chức hoặc khi một lĩnh vực mới được tạo lập. Tổ chức cấp chứng chỉ có thể bổ nhiệm tạm thời, với khoảng thời gian không quá 5 năm kể từ ngày thực thi phương pháp mới hoặc lĩnh vực mới, người có trình độ chuyên môn thích đáng làm kiểm tra viên (xem 3.9) cho mục đích tiến hành, giám sát và chấm điểm các cuộc kiểm tra. Khoảng thời gian thực thi 5 năm này không được tổ chức cấp chứng chỉ sử dụng như là cách thức để cấp chứng chỉ cho các thí sinh không đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này về trình độ chuyên môn và cấp chứng chỉ.

13.2  Người có trình độ chuyên môn thích đáng nghĩa là người:

a) Có hiểu biết về các nguyên lý NDT và hiểu biết chuyên sâu liên quan đến lĩnh vực;

b) Có kinh nghiệm trong công nghiệp về việc áp dụng phương pháp NDT;

c) Có khả năng tiến hành các cuộc kiểm tra trình độ chuyên môn;

d) Có thể diễn giải các câu hỏi và kết quả kiểm tra trình độ chuyên môn.

13.3  Trong vòng 2 năm kể từ ngày bổ nhiệm, các kiểm tra viên này sẽ được cấp chứng chỉ bằng cách thỏa mãn các yêu cầu cho việc cấp lại chứng chỉ như mô tả ở 11.3.1.

14  Chuyển tiếp giữa EN 473:2008[4], TCVN 5868:2009 (ISO 9712:2005) và tiêu chuẩn này

Chứng chỉ theo EN 473:2008[4] và/hoặc TCVN 5868:2009 (ISO 9712:2005), được cấp trước khi công bố tiêu chuẩn này, vẫn giữ hiệu lực cho đến giai đoạn bắt buộc tiếp theo trong quá trình cấp chứng chỉ, nghĩa là gia hạn hoặc cấp lại chứng chỉ, giai đoạn tiếp theo này phải được thực hiện theo tiêu chuẩn này.

Cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn này được xem là thỏa mãn các yêu cầu của cả hai tiêu chuẩn EN 473:2008 và TCVN 5868:2009 (ISO 9712:2005); do đó, bất kỳ yêu cầu nào đối với cấp chứng chỉ theo EN 473:2008 hoặc TCVN 5868:2009 (ISO 9712:2005) được thỏa mãn bởi việc cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn này.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Các lĩnh vực

A.1  Quy định chung

Khi tạo lập một lĩnh vực, tổ chức cấp chứng chỉ có thể chuẩn hóa theo danh mục các lĩnh vực tham chiếu ở A.2 và A.3. Việc này không ngăn cản sự phát triển thêm các lĩnh vực để thỏa mãn các nhu cầu của quốc gia.

A.2  Lĩnh vực sản phẩm

Các lĩnh vực này bao gồm:

a) Vật đúc (c) (vật liệu sắt và không sắt);

b) Vật rèn (f) (tất cả các loại vật rèn: vật liệu sắt và không sắt);

c) Mối hàn (w) (tất cả các loại mối hàn, kể cả hàn vảy mềm, cho các vật liệu sắt và không sắt);

d) Chi tiết dạng ống và ống (t) (không hàn, được hàn, vật liệu sắt và không sắt, gồm cả các sản phẩm phẳng dùng cho việc chế tạo các ống hàn);

e) Các sản phẩm gia công áp lực (wp) trừ các vật rèn (ví dụ như các tấm, thanh, cần/rod);

f) Các vật liệu composite (p).

A.3  Lĩnh vực công nghiệp

Các lĩnh vực kết hợp một số lĩnh vực sản phẩm bao gồm tất cả hoặc một số sản phẩm hoặc các vật liệu xác định (ví dụ như các kim loại sắt và kim loại không sắt hoặc các phi kim như gốm sứ, chất dẻo và vật liệu composite):

a) Chế tạo;

b) Thử nghiệm trước khi khai thác và khi đang khai thác, gồm cả chế tạo;

c) Bảo trì đường sắt;

d) Hàng không vũ trụ.

Khi tạo lập một lĩnh vực công nghiệp, tổ chức cấp chứng chỉ phải định rõ một cách chính xác trong tài liệu công bố của mình phạm vi của lĩnh vực mới liên quan về sản phẩm, đối tượng hoặc hạng mục.

Một cá nhân được cấp chứng chỉ trong một lĩnh vực công nghiệp cũng phải được coi như có chứng chỉ trong các lĩnh vực riêng lẻ hợp thành lĩnh vực công nghiệp đó.

Cấp chứng chỉ cho lĩnh vực có thể có giá trị ở tất cả ba bậc năng lực trong tất cả các phương pháp NDT hoặc có thể bị giới hạn cho các phương pháp hoặc các bậc cụ thể. Tuy nhiên khi đã được bố trí, phạm vi cấp chứng chỉ phải được ghi rõ trên chứng chỉ.

Đối với các vật liệu composite, tổ chức cấp chứng chỉ phải định rõ các yêu cầu đối với kiểm tra trình độ chuyên môn.

 

Phụ lục B

(Quy định)

Số lượng tối thiểu và loại mẫu thử dùng cho kiểm tra thực hành bậc 1 và bậc 2

Bảng B.1 – Số lượng tối thiểu và loại mẫu thử dùng cho kiểm tra thực hành bậc 1 và bậc 2

Các lĩnh vực sản phẩm

Phương pháp và bậc

UT1

UT2

RT1

RT2

ET1

ET2

MT1

MT2

PT1

PT2

LT1

LT2

VT1

VT2

AT1

AT2

Vật đúc

2

2

2

2 + 12rs

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

1

1 + 2 ds

Vật rèn

2

2

2

2 + 12rs

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

1

1 + 2 ds

Mối hàn

2

2

2

2 + 12rs

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

1

1 + 2 ds

Chi tiết dạng ống và ống

2

2

2

2 + 12rs

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

1

1 +

2 ds

Sản phẩm gia công áp lực

2

2

2

2 + 12rs

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

1

1 + 2 ds

Lĩnh vực công nghiệp (kết hợp hai hoặc nhiều hơn hai lĩnh vực sản phẩm)

UT1

UT2

RT1

RT2

ET1

ET2

MT1

MT2

PT1

PT2

LT1

LT2

VT1

VT2

AT1

AT2

Chế tạo kim loại

2

2

2

2 + 12rs

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

1

1 + 2 ds

Thử nghiệm trước khi khai thác và khi đang khai thác

3

c/fw

3

c/fw

2

cw

2

cw+ 24rs

3

tw

3

tw

3

c/fw

3

c/fw

3

c/fw

3

c/fw

3

3

3

c/fw

3

c/fw

1

c/ft

w

1 + 2 ds

c/ft

w

Bảo trì đường sắt

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

Hàng không vũ trụ

3

3

2

2 + 12rs

3

3

2

2

2

2

2

2

1

1 + 2 ds

Đối với ST, số lượng mẫu thử tối thiểu bằng 1 cho bậc 1 và bằng 2 cho bậc 2.

Đối với TT, số lượng mẫu thử tối thiểu bằng 1 + 2 ds cho mỗi ứng dụng công nghiệp.

Khi kiểm tra thực hành yêu cầu thử nghiệm nhiều hơn một mẫu thử, thì mẫu thử thứ hai hoặc bất kỳ mẫu thử tiếp sau đó nào phải khác nhau về tính chất, ví dụ như về dạng sản phẩm, đặc tính kỹ thuật vật liệu, hình dạng, kích cỡ và loại mất liên tục so với các mẫu thử được thử trước đó.

Sau khi yêu cầu số lượng mẫu thử, các lĩnh vực sản phẩm được biểu thị bằng các chữ cái thích hợp, điều này có nghĩa là các mẫu thử từ các lĩnh vực này phải được bao gồm trong cuộc kiểm tra thực hành.

Đối với kiểm tra về thử chụp ảnh bức xạ, các thí sinh bậc 1 và bậc 2 phải chụp bức xạ ít nhất hai vùng thể tích – trừ đối với thí sinh bậc 2 đã đạt cuộc kiểm tra trình độ chuyên môn bậc 1, khi đó ít nhất một vùng thể tích sẽ được chụp bức xạ.

Đối với kiểm tra về thử rò rỉ đòi hỏi cả thay đổi áp suất và khi đánh dấu, ít nhất một mẫu thử phải được thử cho mỗi loại.

Khi kiểm tra lĩnh vực đòi hỏi thử nghiệm nhiều hơn một loại sản phẩm, khi đó các mẫu thử được thử phải đại diện cho tất cả các sản phẩm hoặc phải được kiểm tra viên lựa chọn ngẫu nhiên từ dải sản phẩm hoặc các vật liệu tạo nên lĩnh vực đó.

Một bộ ảnh chụp bức xạ (12 hoặc 14) phải được coi là một mẫu thử.

Từ khóa: c ≡ đúc (casting); f ≡ rèn (forging); w ≡ hàn (weld); t ≡ ống (tube); c/f ≡ đúc hoặc rèn; rs ≡ ảnh chụp bức xạ (radiograph); ds ≡ bộ dữ liệu (dataset).

 

Phụ lục C

(Quy định)

Hệ thống tín chỉ đã được xây dựng cho cấp lại chứng chỉ bậc 3

Trong hệ thống này, thí sinh bậc 3 nhận được tín chỉ cho việc tham gia, trong thời gian 5 năm trước khi cấp lại chứng chỉ, trong các hoạt động NDT khác nhau được thể hiện ở Bảng C.1. Các giới hạn được đặt trên số điểm tối đa có thể đạt được trong từng năm, và trong bất kỳ hoạt động nào trong 5 năm này để đảm bảo sự trải đều của các hoạt động.

Để đủ điều kiện cho việc cấp lại chứng chỉ:

a) Phải tích lũy được tối thiểu 70 điểm trong vòng 5 năm hiệu lực của chứng chỉ;

b) Chấp nhận tối đa 25 điểm cho mỗi năm.

Ngoài việc đăng ký xin cấp lại chứng chỉ, thí sinh phải trình ra bằng chứng thỏa mãn các tiêu chí của Bảng C.1 như sau:

– Chương trình làm việc và danh sách những người tham dự các hội thảo theo các hạng mục từ 1 đến 4;

– Bản mô tả ngắn gọn về nghiên cứu và phát triển theo các hạng mục 5;

– Các tài liệu tham khảo về các ấn phẩm kỹ thuật hoặc khoa học là tác giả theo các hạng mục 5;

– Bản tóm tắt về đào tạo đã làm theo hạng mục 6;

– Đối với từng chứng chỉ, bằng chứng về hoạt động làm việc cho từng năm theo hạng mục 7.

Bảng C.1 – Hệ thống tín chỉ đã được xây dựng cho cấp lại chứng chỉ bậc 3

Hạng mục

Hoạt động

Điểm cho mỗi hạng mục (hoặc chức năng)

Điểm tối đa cho một năm cho mỗi hạng mục

Điểm tối đa cho chu kỳ 5 năm cho mỗi hạng mục

1

Thành viên của hội NDT, tham dự các hội thảo chuyên đề, hội đảm, hội nghị và/hoặc các khóa học về NDT và các khoa học, công nghệ liên quan

1

3

8a

2.1

Tham dự các ban tiêu chuẩn hóa quốc tế và quốc gia

1

3

8a

2.2

Chủ trì các ban tiêu chuẩn hóa

1

3

8ab

3.1

Tham dự các phiên họp của các ban NDT khác

1

3

8a

3.2

Chủ trì các phiên họp của các ban NDT khác

1

3

8ab

4.1

Tham dự các phiên họp của các nhóm công tác liên quan đến NDT

1

5

15a

4.2

Chủ trì các nhóm công tác liên quan đến NDT

1

5

15ab

5.1

Các đóng góp hoặc các ấn phẩm về kỹ thuật khoa học liên quan đến NDT

3

6

20cd

5.2

Công trình nghiên cứu liên quan đến NDT đã công bố

3

6

15cd

5.3

Hoạt động nghiên cứu NDT

3

6

15cd

6

Người hướng dẫn kỹ thuật NDT (trong 2 h) và/hoặc kiểm tra viên NDT (mỗi lần kiểm tra)

1

10

30d

7

Hoạt động chuyên môn

7.1

Trong cơ sở NDT, trung tâm đào tạo NDT hoặc cơ sở kiểm tra NDT hoặc cho ngành kỹ thuật NDT (xem Phụ lục E) (cho từng năm đầy đủ)

10

10

40d

7.2

Giải quyết các tranh chấp liên quan đến khách hàng

1

5

15d

7.3

Phát triển các ứng dụng NDT

1

5

15d

a Điểm tối đa cho các hạng mục từ 1 đến 4: 20.

b Điểm số được cho đối với cả hai chủ trì và tham dự.

c Nếu có nhiều hơn một tác giả, thì tác giả chính sẽ xác định điểm cho các tác giả khác.

d Điểm tối đa cho từng hạng mục 5 và 6: 30, và cho hạng mục 7: 50.

 

Phụ lục D

(Quy định)

Chấm điểm kiểm tra thực hành

D.1  Chấm điểm kiểm tra thực hành bậc 1 và bậc 2 – hướng dẫn về trọng số phần trăm

Bảng D.1 – Hướng dẫn về trọng số phần trăm cho kiểm tra thực hành bậc 1 và 2

Ch đề

Bậc 1

Bậc 2

Phần 1 – Hiểu biết về trang thiết bị NDT:

 

 

a) điều khiển hệ thống và kiểm tra chức năng;

10

5

b) kiểm tra xác nhận của các cài đặt.

10

5

Tổng

20

10

Phần 2 – Áp dụng phương pháp NDT:

 

 

a) chuẩn bị mẫu thử (ví dụ như điều kiện bề mặt), gồm cả kiểm tra bằng mắt;

5

2

b) với bậc 2, lựa chọn kỹ thuật NDT và xác định các điều kiện vận hành;

n/a

7

c) cài đặt trang thiết bị NDT;

15

5

d) thực hiện thử nghiệm;

10

5

e) các quy trình sau thử nghiệm (như khử từ, làm sạch, duy tu)

5

1

Tổng

35

20

Phần 3 – Phát hiện các mất liên tục và lập báo cáo:a

 

 

a) phát hiện các mất liên tục bắt buộc có thể báo cáo được;

20

15

b) đặc trưng hóa (loại, vị trí, hướng, các kích thước biểu kiến, w);

15

15

c) đánh giá bậc 2 dựa theo quy phạm, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật hoặc tiêu chí của quy trình;

n/a

15

d) lập báo cáo thử nghiệm.

10

10

Tổng

45

55

Phần 4 – Viết hướng dẫn NDT (các thí sinh bậc 2):b

 

a) lời nói đầu (phạm vi, tài liệu tham khảo);

1

b) nhân sự;

1

c) trang thiết bị sẽ sử dụng, gồm cả cài đặt;

3

d) sản phẩm (mô tả hoặc bản vẽ, bao gồm vùng quan tâm và mục đích của thử nghiệm);

2

e) các điều kiện thử nghiệm, gồm cả việc chuẩn bị cho thử nghiệm;

2

f) hướng dẫn chi tiết để áp dụng cho thử nghiệm;

3

g) ghi và phân loại các kết quả của phép thử;

2

h) lập báo cáo kết quả.

1

Tổng

15

Tổng điểm cho kiểm tra thực hành

100%

100%

Để đạt, thí sinh cần đạt được ít nhất là 70 % trong phần viết hướng dẫn NDT, tức là 10,5 điểm trong tổng số 15 điểm được phép.
a Thí sinh không đạt về báo cáo mất liên tục được quy định trên báo cáo chính về mẫu thử là “bắt buộc với thí sinh khi báo cáo“ khi thực hiện thử nghiệm trong các điều kiện quy định trong báo cáo chính phải được cho 0 điểm đối với phần 3 của kiểm tra thực hành liên quan đến mẫu thử được thử. Đối với RT, điều kiện này áp dụng cho việc diễn giải ảnh chụp bức xạ, tức là bị trượt một mất liên tục “bắt buộc phải báo cáo“ trên một ảnh chụp bức xạ sẽ dẫn đến bị điểm 0 cho cả bộ ảnh chụp bức xạ ở phần 3.

b Thí sinh bậc 2 được yêu cầu viết ra hướng dẫn NDT, phù hợp cho người bậc 1, cho mẫu thử do kiểm tra viên lựa chọn. Khi thí sinh bậc 2 đang thử nghiệm mẫu thử mà không yêu cầu hướng dẫn NDT, điểm số được tính theo phần trăm của 85 điểm còn lại.

D.2 Trọng số của kiểm tra quy trình NDT bậc 3

Bảng D.2 – Hướng dẫn về trọng số phần trăm cho kiểm tra quy trình NDT bậc 3

Chủ đ

% tối đa

Phần 1 – Vấn đề chung:

 

a) phạm vi (lĩnh vực áp dụng, sản phẩm);

2

b) kiểm soát tài liệu;

2

c) tài liệu tham chiếu và thông tin bổ sung.

4

Tổng phần 1

8

Phần 2-Nhân sự NDT

2

Phần 3 – Vật liệu và thiết bị:

 

a) thiết bị NDT chính (gồm cả việc xác định tình trạng hiệu chuẩn và kiểm tra khả năng làm việc trước khi thử nghiệm);

10

b) thiết bị phụ trợ (khối đối chứng và khối hiệu chuẩn, vật liệu tiêu hao, thiết bị đo, dụng cụ trợ giúp quan sát, v.v).

10

Tổng phần 3

20

Phần 4 – Mu th:

 

a) điều kiện vật lý và chuẩn bị bề mặt (nhiệt độ, tiếp cận, loại bỏ lớp phủ bảo vệ, độ nhám, v.v);

1

b) mô tả vùng diện tích hoặc thể tích sẽ thử, gồm cả điểm chuẩn tham chiếu;

1

c) các mất liên tục tìm kiếm.

3

Tổng phần 4

5

Phần 5 – Thực hiện thử nghiệm:

 

a) phương pháp và kỹ thuật NDT sẽ được sử dụng;

10

b) cài đặt trang thiết bị;

10

c) tiến hành thử nghiệm (gồm cả tham chiếu các hướng dẫn NDT);

10

d) đặc trưng hóa các mất liên tục.

10

Tổng phần 5

40

Phần 6 – Tiêu chí chấp nhận

7

Phần 7 – Quy trình sau thử nghiệm:

 

a) sắp xếp sản phẩm không phù hợp (ghi nhãn, để riêng ra);

2

b) khôi phục lại lớp phủ bảo vệ (nếu có yêu cầu).

1

Tổng phn 7

3

Phần 8 – Lập báo cáo thử nghiệm

5

Phần 9 – Trình bày tổng thể

10

Tổng cộng

100

 

Phụ lục E

(Tham khảo)

Ngành kỹ thuật NDT

E.1  Định nghĩa

Ngành kỹ thuật NDT bao gồm tất cả các hoạt động liên kết đến NDT, từ thiết kế thiết bị cho đến trách nhiệm về chuẩn bị, thực hiện và kiểm tra xác nhận NDT (trong khi chế tạo và khi làm việc) của cùng một thiết bị thuộc về các lắp đặt trong công nghiệp hoặc kỹ thuật.

E.2  Danh mục không đầy đủ các hoạt động được bao gồm

Các hoạt động được bao gồm gồm có:

a) ở giai đoạn thiết kế, xác định các yêu cầu sẽ được tính đến và/hoặc kiểm tra xác nhận tính có thể kiểm tra được trong khi chế tạo và, khi thích hợp, trong làm việc, của thiết bị;

b) Lựa chọn các kỹ thuật NDT sẽ được thực hiện trong khi chế tạo và/hoặc khi làm việc;

c) So sánh các quy định riêng của các quy phạm và các tiêu chuẩn khác nhau;

d) Thiết lập hoặc xác nhận hiệu lực các quy trình NDT;

e) Đánh giá về mặt kỹ thuật các nhà cung cấp NDT;

f) Đánh giá các kỹ thuật NDT, nhất là trong khuôn khổ chuyên môn;

g) Xử lý sự không phù hợp (đánh giá về mặt kỹ thuật);

h) Biện minh với khách hàng và khi thích hợp, với các cơ quan an toàn liên quan, về các thực tiễn đã thực hiện;

i) Chịu trách nhiệm cho cơ sở NDT;

j) Điều phối và giám sát hoạt động của cá nhân NDT;

k) Trình độ chuyên môn – xác nhận hiệu lực của các kỹ thuật NDT:

1) Thiết lập thông tin đầu vào gồm cả các mục tiêu thanh kiểm tra,

2) Xác định các mô hình giả lập cần thiết cho các thử nghiệm mở và, khi cần thiết, các thử nghiệm mù,

3) Thực hiện các thử nghiệm thực hành,

4) Chuẩn bị chứng minh về mặt kỹ thuật gồm cả làm mô hình khi cần thiết,

5) Chuẩn bị hoặc xác nhận hiệu lực của các quy trình NDT,

6) Chuẩn bị hoặc xác nhận hiệu lực của các hồ sơ trình độ chuyên môn;

l) Thiết lập các chương trình thanh kiểm tra khi làm việc cho các lắp đặt trong công nghiệp hoặc xác định các nguyên tắc cho việc thiết lập các chương trình đó.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO/TS 22809, Non-destructive testing – Discontinuities in specimens for use in qualification examinations (Thử không phá hủy – Các mất liên tục trong mẫu thử để sử dụng trong kiểm tra trình độ chuyên môn)

[2] ISO/TR 25107, Non-destructive testing – Guidelines for NDT training syllabusses (Thử không phá hủy – Nguyên tắc chỉ đạo đối với các giáo trình đào tạo NDT)

[3] ISO/TR 25108, Non-destructive testing – Guidelines for NDT personnel training organizations (Thử không phá hủy – Nguyên tắc chỉ đạo đối với các tổ chức đào tạo cá nhân NDT)

[4] EN 473, Non-destructive testing – Qualification and certification of NDT personnel – General principles (Thử không phá hủy – Trình độ chuyên môn và cấp chứng chỉ cá nhân NDT – Nguyên tắc chung)

[5] CEN/TR 14748, Non-destructive testing – Methodology for qualification of non-destructive tests (Thử không phá hủy – Phương pháp luận đối với trình độ chuyên môn của các thử nghiệm không phá hủy)

[6] CEN/TS 15053, Non-destructive testing – Recommendations for discontinuities-types in test specimens for examination (Thử không phá hủy – Khuyến nghị đối với các loại mất liên tục trong mẫu thử dùng để kiểm tra)

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5868:2018 (ISO 9712:2012) VỀ THỬ KHÔNG PHÁ HỦY – TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CÁ NHÂN THỬ KHÔNG PHÁ HỦY
Số, ký hiệu văn bản TCVN5868:2018 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành 01/01/2018
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản