TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12337:2018 (ISO/TR 16178:2012) VỀ GIẦY DÉP – CÁC CHẤT CÓ HẠI TIỀM ẨN TRONG GIẦY DÉP VÀ CÁC CHI TIẾT CỦA GIẦY DÉP
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12337:2018
ISO/TR 16178:2012
GIẦY DÉP – CÁC CHẤT CÓ HẠI TIỀM ẨN TRONG GIẦY DÉP VÀ CÁC CHI TIẾT CỦA GIẦY DÉP
Footwear – Critical substances potentially present in footwear and footwear components
Lời nói đầu
TCVN 12337:2018 hoàn toàn tương đương với ISO/TR 16178:2012.
TCVN 12337:2018 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GIẦY DÉP – CÁC CHẤT CÓ HẠI TIỀM ẨN TRONG GIẦY DÉP VÀ CÁC CHI TIẾT CỦA GIẦY DÉP
Footwear – Critical substances potentially present in footwear and footwear components
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định danh mục các hóa chất có hại tiềm ẩn trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép.
Tiêu chuẩn này mô tả các hóa chất có hại, rủi ro tiềm ẩn của các hóa chất này, các vật liệu được cho là có hóa chất và (các) phương pháp định lượng hóa chất. Tiêu chuẩn này không qui định các yêu cầu; trách nhiệm của người sử dụng tiêu chuẩn là đưa ra mức độ chấp nhận, ví dụ: sử dụng nồng độ xác định hoặc giới hạn phát hiện hoặc giới hạn định lượng.
CHÚ THÍCH Các phương pháp thử được đề xuất chỉ rõ trạng thái kỹ thuật. Một số chất hiện nay đang không có tiêu chuẩn về phương pháp thử và sẽ có trong thời gian tiếp theo. Nếu có thể, các phương pháp thử sẽ có trong phiên bản tiếp theo của tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại giầy dép và các chi tiết của giầy dép.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Chất gây dị ứng (allergen)
Các chất có khả năng gây ra phản ứng dị ứng.
2.2
Dị ứng (allergy)
Phản ứng với một số chất cụ thể thông qua hệ miễn dịch.
CHÚ THÍCH 1 Các chất cụ thể là các chất gây dị ứng.
CHÚ THÍCH 2 Dị ứng loại 1 (dị ứng hô hấp) bị gián tiếp bởi kháng thể lgE và có thể gây bệnh hen suyễn, viêm mũi và chứng mày đay.
CHÚ THÍCH 3 Dị ứng loại 4 (dị ứng da) bị gián tiếp bởi tế bào T và có thể gây ra chứng viêm da.
2.3
Giới hạn phát hiện (detection limit)
Giá trị từ đó có thể phát hiện được một chất.
CHÚ THÍCH Giới hạn này có nghĩa là tín hiệu liên quan đến chất này lớn gấp ba lần tín hiệu nhiễu của nền. Giới hạn phát hiện của từng chất được xác định trên cơ sở thử nghiệm ở phòng thử nghiệm.
2.4
Giới hạn định lượng (quantification limit)
Giá trị từ đó có thể định lượng được một chất.
CHÚ THÍCH Giá trị tại đó độ không đảm bảo đo bằng 50 % giá trị đã xác định.
2.5
Không có hóa chất (absence of a chemical)
Trạng thái không có hóa chất trong vật liệu khi phương pháp thử không thể phát hiện được hóa chất này.
CHÚ THÍCH Lượng hóa chất nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp thử.
2.6
Chất có hại (critical substance)
Chất hóa học có thể tìm thấy trong giầy dép và các chi tiết giầy dép và có thể ảnh hưởng đến người sử dụng và/hoặc tác động môi trường do phản ứng hóa học.
CHÚ THÍCH 1 Ảnh hưởng gây ra bởi các chất có hại là khác nhau. Chúng có thể là chất gây ung thư hoặc tác nhân đột biến, dị ứng, phản ứng thành các chất độc, v.v…
CHÚ THÍCH 2 Luật pháp có thể thay đổi, tiêu chuẩn này đưa ra thông tin có giá trị tại thời điểm công bố tiêu chuẩn. Trách nhiệm của người sử dụng tiêu chuẩn là đảm bảo rằng không có sự thay đổi nào xảy ra.
2.6.1
Chất có hại loại 1 (critical substance category 1)
Các chất có tác động nguy hiểm đến người sử dụng đã được kiểm chứng.
CHÚ THÍCH Các chất này bị hạn chế bởi qui định ở Châu Âu.
2.6.2
Chất có hại loại 2 (critical substance category 2)
Các chất có tác động nguy hiểm đến người sử dụng.
CHÚ THÍCH Các chất này bị hạn chế bởi qui định ở một số nước.
2.6.3
Chất có hại loại 3 (critical substance category 3)
Các chất có tác động đến môi trường.
CHÚ THÍCH Các chất được đề cập trong nhãn sinh thái châu Âu.
2.6.4
Chất có hại loại 4 (critical substance category 4)
Các chất có nghi ngờ cao là tác động đến người sử dụng.
2.6.5
Chất có hại loại 5 (critical substance category 5)
Các chất có nghi ngờ là tác động đến người sử dụng.
3 Các hóa chất có trong vật liệu làm giầy dép
Một số hóa chất có trong vật liệu làm giầy dép được nêu trong Bảng 1.
- a) Các vật liệu được cho là có hóa chất (để biết thông tin, xem Phụ lục A):
- b) Danh mục các hóa chất có hại, (để biết thông tin, xem Phụ lục B);
- c) Các phương pháp thử được sử dụng để kích thích và định lượng các chất;
- d) Rủi ro tiềm ẩn kèm theo và đánh giá bằng cách sử dụng thang phân loại các nhóm chất có hại (xem 2.6).
Đối với vật liệu composit, các phép thử phải được thực hiện trên toàn bộ chi tiết của giầy dép.
VÍ DỤ 1 Vật liệu dệt tráng phủ (bông với lớp phủ PVC): thực hiện phép thử trên PVC và trên xơ xenlulo tự nhiên.
VÍ DỤ 2 Vật liệu dệt pha trộn (PES với bông): thực hiện phép thử trên vải dệt xenlulo tự nhiên và trên vải dệt PES.
Bảng 1 – Các hóa chất có hại tiềm ẩn trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép
Chất
(xem phụ lục B) |
Phương pháp thử | Da | Vật liệu tổng hợp | Vật liệu tự nhiên | Các loại khác | |||||||||||||||||||||
Da | Da tráng phủ | Tấm xơ da | PVC | EVA | Cao su | Vật liệu đàn hồi PU – TPU | PE-PP | Polyeste | Polyamit | Xơ clo | Polyacrylic | Latex | Vải dệt xenlulo tự nhiên | Vải dệt tự nhiên gốc protein | Lie | Chất kết dính | Phụ kiện kim loại | Mực in trên vật liệu dệt | Vật liệu xenlulo | |||||||
Acrylonitril | 5 | 5 | 5 | |||||||||||||||||||||||
Các AZO – arylamin | TCVN 9557-1 (ISO 17234-1) | 1 | 1 | 1 | ||||||||||||||||||||||
Các AZO – arylamin | Khi 4-aminoazobenzen bị nghi ngờ | TCVN 9557-2 (ISO 17234-2) | 1 | 1 | 1 | |||||||||||||||||||||
Các AZO – arylamin | TCVN 7619-1 (ISO 14362-1) | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | |||||||||||||||||||
Các AZO – arylamin | TCVN 7619-2 (EN 14362-2) | 1 | 1 | |||||||||||||||||||||||
Các AZO – arylamin | Khi 4-aminoazobenzen bị nghi ngờ | TCVN 7619-3 (ISO 14362-3) | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | |||||||||||||||||
Cađimi | Tất cả các chất dẻo (chủ yếu PVC) | EN 1122 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | |||||||||||||||||
Chất mang clo hữu cơ | DIN 54232 | 3 | ||||||||||||||||||||||||
Crôm VI | TCVN 8832 (ISO 17075) | 2 | 2 | 2 | ||||||||||||||||||||||
Nhựa thông | 5 | |||||||||||||||||||||||||
Dimetylformamit (DMF) | 4 | 4 | ||||||||||||||||||||||||
Dimetylfumarat (DMFU) | TCVN 10943 (ISO/TS 16186) | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | |||||||
Thuốc nhuộm phân tán và thuốc nhuộm | DIN 54231 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | |||||||||||||||||||
Chất chống cháy | Chỉ các sản phảm có tính chất chống cháy | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | |||||||
Formaldehyt | TCVN 7535-1 (ISO 17226-1) và TCVN 7535-2 (ISO 17226-2) | 2 | 2 | 2 | ||||||||||||||||||||||
Formaldehyt | EN 120 EN 717-3 | 2 | 2 | |||||||||||||||||||||||
Formaldehyt | TCVN 7124 (ISO 14184-1) |
2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | |||||||||||||||||||
Các kim loại nặng | Các chất có thể chiết (Sb – As – Pb -Cd – Cr – Co – Cu – Ni – Hg – Zn) | TCVN 9556-1 (ISO 17072-1) |
4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | |||||
Các chất có thể chiết
Giầy dép dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi (Sb – As – Pb – Cd -Cr- Co – Cu – Ni – Hg – Zn – Ba – Se) |
TCVN 9556-1 (ISO 17072-1) |
2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | ||||||
Hàm lượng tổng
(Sb – As – Pb – Cd – Cr – Co – Cu – Ni – Hg – Zn) |
TCVN 9556-2 (ISO 17072-2) |
4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | ||||||
Hàm lượng tổng
(As – Cd – Pb) |
EN 14602:2004 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | ||||||
Mercaptobenzothiazol | 5 | |||||||||||||||||||||||||
Các protein chiết xuất được từ latex | EN 455-3 | 4 | ||||||||||||||||||||||||
N-etylphenylamin | 5 | 4 | ||||||||||||||||||||||||
Nikel | Tiếp xúc với da | EN 1811
CR 12471 (kết hợp hoặc không kết hợp với EN 12472) |
1 | |||||||||||||||||||||||
Các nitrosamin | Giầy dép dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi | EN 12868 | 2 | |||||||||||||||||||||||
Các nitrosamin | EN 12868 | 3 | ||||||||||||||||||||||||
OP, NP, OPEO, NPEO (các alkylphenol và các alkylphenoletoxylat) | 4 | 4 | 4 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | |||||||||||||||||
Các hợp chất hữu cơ thiếc (TBT, TPT) | TCVN 10941 (ISO/TS 16179) |
1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | ||||||
Các hợp chất hữu cơ thiếc (MBT, DBT, DOT) | TCVN 10941 (ISO/TS 16179) |
4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 3 | 3 | 3 | 3 | 4 | 3 | 3 | 4 | 4 | 4 | 4 | ||||||
Ortho-phenylphenol | TCVN 9555 (ISO 13365) |
5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | ||||||||||||
Các chất làm suy giảm tầng ozon | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | ||||||||||||||||||||
PAH – các hydrocacbon dãy thơm đa vòng | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | ||||||||||||||||||
PCP-TeCP -TriCP – Polyclophenol | TCVN 10060 (ISO 17070) |
2 | 2 | 2 | ||||||||||||||||||||||
PCP-TeCP -TriCP – Polyclophenol | CEN/TR 14823 | 2 | ||||||||||||||||||||||||
PCP-TeCP -TriCP – Polyclophenol | XP G 08-015 | 2 | 2 | |||||||||||||||||||||||
Thuốc trừ sâu | 5 | 5 | 5 | 3 | 3 | 5 | ||||||||||||||||||||
PFOS/PFOA
(Perflorooctan sulfonat/Perflorooctanoic axit) |
Chỉ cho các sản phẩm có tính chất chống cháy và có tính chịu nước | CEN/TS 15968 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | |||||||||||||||
pH | TCVN 7127 (ISO 4045) |
4 | 4 | 4 | ||||||||||||||||||||||
pH | TCVN 7422 (ISO 3071) |
4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | |||||||||||||||||||
Phenol | TCVN 12339 (ISO 20536) |
4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | |||||||||||||||||
Phtalat | TCVN 10942 (ISO/TS 16181) |
3 | 3 | 3 | 3 | 3 | ||||||||||||||||||||
Giầy dép dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi | TCVN 10942 (ISO/TS 16181) |
2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | ||||||||||||
PCB – các Polybiphenyl đa clo hóa | 5 | 5 | 5 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | |||||||||||||||||
Polyclopren hoặc neopren | 5 | 5 | ||||||||||||||||||||||||
PPD Paraphenylen diamin | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | ||||||||||||||||
PTBF Para butyl phenol formaldehyt bậc ba | 5 | |||||||||||||||||||||||||
Các cloparafin mạch ngắn (C10-C13) | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | ||||||||||||||||
TCMTB (2-(thiocyanatomethylthio)-1,3- benzothiazol) | TCVN 9555 (ISO 13365) |
5 | 5 | 5 | ||||||||||||||||||||||
Thiuram và thiocarbamat | 5 | |||||||||||||||||||||||||
Monome vinyl clorua | ISO 6401 | 4 | 4 | |||||||||||||||||||||||
Phụ lục A
(tham khảo)
Vật liệu được sử dụng trong ngành công nghiệp giầy dép
A.1 Da
Da là thuật ngữ chung dùng cho da động vật (to hoặc nhỏ) còn giữ cấu trúc sợi nguyên bản nhiều hoặc ít, được thuộc để chống thối rữa. Lông hoặc lông mịn có thể được loại bỏ hoặc không. Da làm từ da động vật, được xẻ thành nhiều lớp hoặc phân thành các vùng, trước hoặc sau khi thuộc. Tuy nhiên nếu da động vật đã thuộc bị phân hủy cơ học và/hoặc hóa học thành các phần tử xơ, các miếng nhỏ hoặc bột và sau đó, có hoặc không kết hợp với tác nhân kết dính, được làm thành các tấm hoặc các dạng khác, các tấm hoặc dạng này không phải là da. Nếu da có lớp phủ bề mặt thì bất kể loại vật liệu nào được phủ hoặc được dán hoàn thiện, các lớp phủ bề mặt này không được dày hơn 0,15 mm.
A.2 Da tráng phủ
Da có lớp phủ bề mặt không dày quá một phần ba tổng độ dày của sản phẩm, nhưng dày hơn 0,15 mm.
A.3 Tấm xơ da
Tấm xơ da là thuật ngữ về vật liệu, khi đó da động vật đã thuộc bị phân hủy cơ học và/hoặc hóa học thành các phần tử xơ, các miếng nhỏ hoặc bột và sau đó, được làm thành các tấm hoặc các dạng khác, có hoặc không kết hợp với tác nhân kết dính. Tấm xơ da cần chứa tối thiểu 50 % khối lượng da khô.
A.4 PVC
PVC là polyme được tạo thành từ vinyl clorua polyme hóa. Trong vật liệu làm giầy dép, PVC được sử dụng với chất hóa dẻo để tạo được sự mềm dẻo. PVC cũng có thể được sử dụng làm lớp phủ polyme trong vải tráng phủ hoặc giả da.
A.5 Xốp EVA
Xốp EVA là polyme được cấu thành từ etyl vinyl axetat; có thể nở thành dạng xốp. Xốp EVA được sử dụng làm đế giữa nhẹ trong một số giầy luyện tập và làm đế ngoài trong một số dép sandal đi mùa hè, các loại giầy dép này không cần độ bền mài mòn cao.
A.6 Cao su, cao su tổng hợp và xốp cao su
Cao su là các polyme trên cơ sở các vật liệu tổng hợp hoặc tự nhiên, có liên kết ngang để tạo được các tính chất tính năng vật lý và độ bền hóa học yêu cầu. Các vật liệu này được sử dụng rộng rãi làm đế ngoài cho nhiều loại giầy dép (xem ISO 1382).
A.7 Polyuretan nhiệt dẻo
Các polyuretan nhiệt dẻo (TPU) là các hợp chất được hình thành từ sự ngưng tụ giữa các isoxyanat và rượu đa chức và có thể đúc lại khi được gia nhiệt. Chúng có thể được đúc thành dạng đặc hoặc dạng xốp.
A.8 Chất đàn hồi nhiệt dẻo hoặc cao su nhiệt dẻo
Các chất đàn hồi nhiệt dẻo hoặc cao su nhiệt dẻo (không lưu hóa) (TPE hoặc TPR) kết hợp khả năng gia công của chất dẻo với độ mềm dẻo và độ bền của cao su, trong khi vẫn nhẹ và dễ tạo hình dạng hơn. Các tính chất này tạo ra các điều kiện thuận lợi để sản xuất các vật liệu nhiệt dẻo do cấu trúc bao gồm copolyme khối, kết hợp các đoạn mạch đàn hồi có tính chất cao su và các đoạn rất cứng (ở nhiệt độ phòng). Chúng đóng vai trò giống như các liên kết lưu huỳnh được hình thành trong quá trình lưu hóa, tức là để ngăn chặn sự dịch chuyển của mạch phân tử do ứng suất. Tuy nhiên, do thiếu cấu trúc liên kết ngang, lực liên kết bị mất khi nhiệt độ vượt quá nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh và vật liệu nóng có thể chảy và thích hợp cho việc ép phun. Ví dụ:
– Polyetylen (PE) là polyme nhiệt dẻo cấu thành từ các mạch phân tử dài, và được sản xuất bằng cách kết hợp các cấu tử monome etylen; PE được sử dụng trong đa dạng các ứng dụng, bao gồm bao bì, dệt may, ống và xây dựng;
– Polypropylen (PP) là polyme nhiệt dẻo cấu thành từ các mạch phân tử dài, và được sản xuất bằng cách kết hợp các cấu tử monome propylen; PP được sử dụng trong đa dạng các ứng dụng, bao gồm bao bì, dệt may (ví dụ: dây, đồ lót giữ nhiệt và thảm) và xây dựng.
A.9 Latex
Latex cao su là dung dịch keo gốc nước, gồm có các hạt cao su tròn với đường kính nhỏ hơn 1 μm, được phân tán trong pha liên tục là nước và tương đối ổn định. Do bản chất kỵ nước, latex cao su không thể trộn lẫn được với nước, và huyền phù ổn định vì mỗi hạt cao su được phủ bởi một lớp chất nhũ hóa tự nhiên hoặc tổng hợp. (xem ISO 1382).
A.10 Vật liệu thổi – Xốp
Vật liệu thổi là polyme giãn nở tổng hợp với cấu trúc khoang kín hoặc khoang hở, có thể dẻo hoặc cứng, và được sử dụng cho nhiều loại sản phẩm.
A.11 Vật liệu composit
Các composit, còn được gọi là các vật liệu composit hoặc chất dẻo gia cường, gồm có nền polyme hoặc pha liên tục và pha gián đoạn, được làm từ một hoặc nhiều chất độn hoặc vật liệu gia cường dưới dạng chất khoáng và/hoặc xơ tổng hợp. Kết quả thu được là vật liệu có cấu trúc mà các tính chất cơ học tối thiểu có giá trị cao hơn các giá trị thu được từ sự kết hợp tuyến tính giữa các tính chất riêng biệt của cả hai thành phần. Ví dụ: cacbon hoặc sợi thủy tinh thường được sử dụng làm các vật liệu gia cường.
A.12 Polyuretan
Polyuretan (PU) bao gồm những polyme có nhóm uretan trong khung phân tử, bất kể thành phần hóa học của phần còn lại của chuỗi. Các nhóm uretan (xem Hình A.1) được tạo ra thông qua phản ứng hóa học giữa diisocyanat và polyol. Như vậy, polyuretan điển hình có thể chứa, ngoài các liên kết uretan, các hydrocacbon béo và thơm, các este, ete, amit, urê và các nhóm isocyanat. Một loạt các tính chất có thể thu được tùy thuộc vào thành phần hóa học được sử dụng: các polyuretan nhiệt dẻo, nhiệt rắn, cứng hoặc mềm, xốp hoặc đặc, vv… Polyuretan được sử dụng làm vật liệu kết cấu, vật liệu phủ, vật liệu kết dính và vật liệu bịt kín.
Hình A1 – Các nhóm uretan
A.13 Vật liệu dệt
Thuật ngữ vật liệu dệt ban đầu được sử dụng để mô tả vải dệt. Hiện nay, thuật ngữ này áp dụng cho các loại xơ, filamăng hoặc sợi, tự nhiên hoặc nhân tạo và các sản phẩm thu được từ các vật liệu dệt.
Ví dụ: Chỉ, dây, dây bện, dây tết, dải ren, đồ thêu, lưới và vải được làm bằng cách dệt, đan, kết nỉ, dính kết và cấy chùm lông nhung là vật liệu dệt.
A.14 Polyeste
Polyeste là polyme có liên kết este trong chuỗi mạch chính (xem Hình A.2). Định nghĩa về polyeste bao gồm một họ lớn các polyme tổng hợp, trong đó polycacbonat được sử dụng nhiều và poly(etylen terephtalat) (PET) là nhiều nhất.
Hình A.2 – Liên kết este
A.15 Xơ polyeste
Xơ polyeste là xơ được cấu thành từ các phân tử tổng hợp mạch thẳng có trong mạch phân tử ít nhất 85 % (phần khối lượng) là este của diol và axit benzen-1,4-dicacboxylic (axit terephtalic).
A.16 Polyamit
Polyme tổng hợp mạch thẳng, trong đó liên kết của hợp chất hóa học đơn giản hoặc các hợp chất được sử dụng trong quá trình sản xuất hình thành các nhóm amit, ví dụ:
Trong đó R, R1, và R2 thường là, nhưng không nhất thiết, các mạch hydrocacbon mạch thẳng phân tử hóa trị 2 (— CH2 —)m.
Các polyamit được phân biệt với nhau bằng cách trích dẫn số lượng nguyên tử cacbon trong đơn vị lặp lại hoặc các đơn vị đối với các polyamit được tạo ra từ hai tác nhân. Trong trường hợp thứ hai, số lượng nguyên tử cacbon trong diamin được đưa ra đầu tiên, tiếp theo là số lượng nguyên tử cacbon trong axit dicarboxylic, ví dụ:
– hexanolactam (E – caprolactam)
[— NH — (CH2)5 — CO — ]n (Nylon 6)
– 1,6 – diaminohexan + axit hexandioic (axit adipic)
[— NH — (CH2)6 — NH — CO — (CH2)4 — CO — ]n (Nylon 6:6)
– 1,6 – diaminohexan + axit decanedioic
[— NH — (CH2)6 — NH — CO — (CH2)8 — CO —]n (Nylon 6:10)
Polyamit (xơ tổng hợp) và Nylon1) (xơ tổng hợp) được sử dụng để mô tả các xơ được cấu thành từ các cao phân tử mạch thẳng tổng hợp, có trong mạch phân tử, các nhóm amit lặp lại với ít nhất 85 % số nhóm này được gắn với các nhóm béo hoặc các nhóm béo mạch vòng.
Nylon là một polyme nhiệt dẻo thuộc nhóm polyamit (PA). Nylon có tính chất kéo tốt, độ cứng và độ dẻo cao. Xơ nylon thường được sử dụng trong công nghiệp dệt dưới dạng các sợi chỉ. Vật liệu này bao gồm các polyamit tổng hợp mạch dài chứa các nhóm amit (-CONH-), trong mạch polyme chính. Mặc dù có nhiều loại nylon khác nhau, được biết đến phổ biến nhất là Nylon 6.6 và Nylon 6.
A.17 Xơ clo
Xơ clo là thuật ngữ dùng để mô tả các xơ được cấu thành từ các cao phân tử mạch thẳng tổng hợp với hơn 50 % (phần khối lượng) của các nhóm cloeten (vinyl clorua) hoặc I,J-dicloeten (vinyliden clorua) trong mạch phân tử của chúng. [Trên 65 %, trong trường hợp phần còn lại của mạch phân tử được hình thành từ các nhóm cyanoeten (acrylonitril), khi đó các xơ modacrylic bị loại trừ.]
A.18 Polyacrylic
Polyacrylic là thuật ngữ đồng nghĩa với vải copolyme có polyacrylnitril (PAN) và polymetyl-metacrylat (PMMA). Hàm lượng của PAN phải cao hơn 85 %. Các vật liệu điển hình là Dralon, Orlon hoặc Dolan2).
A.19 Vật liệu dệt tự nhiên
A19.1 Yêu cầu chung
Vật liệu dệt tự nhiên là các sản phẩm quần áo và hàng dệt, được sản xuất từ xơ tự nhiên theo tiêu chí đặc biệt. Xơ tự nhiên có thể là loại chưa qua xử lý hoặc, ít nhất, được xử lý ở mức độ thấp nhất có thể. Trong mọi trường hợp, độ xốp của xơ phải được đảm bảo, và các sản phẩm dệt tự nhiên phải thấm hơi nước.
CHÚ THÍCH Xơ tự nhiên là các loại xơ được làm từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất (bông, len, tơ tằm, lanh, v.v…). Các xơ có nguồn gốc tự nhiên, được chế tạo bằng các phương pháp điều chế hóa học, như tơ nhân tạo visco hoặc xơ modal, không được coi là xơ tự nhiên.
A.19.2 Vật liệu dệt gốc protein
Vật liệu dệt gốc protein là vật liệu dệt được tạo ra từ xơ động vật.
A.19.3 Vật liệu dệt xenlulo
Vật liệu dệt xenlulo là vật liệu dệt được tạo ra từ các xơ thực vật.
A.19.4 Xơ dệt nhân tạo
Các xơ dệt nhân tạo là vật liệu dệt không được tạo ra từ các xơ protein hoặc xơ xenlulo.
A.19.5 Vật liệu dệt pha trộn
Các vật liệu dệt pha trộn bao gồm sự pha trộn của các xơ tự nhiên và các xơ hóa học.
A.20 In vật liệu dệt
In vật liệu dệt là một quá trình tạo màu cho vải hoặc vải không dệt theo các mẫu hoặc thiết kế trước. Trong các vải in đúng cách, chất màu được liên kết với xơ để bền khi giặt và cọ sát. In vật liệu dệt có liên quan đến nhuộm nhưng, trong khi nhuộm đúng cách, toàn bộ vải được phủ đều một lớp màu, khi in, một hoặc nhiều màu chỉ được tạo trên vải ở một số phần nhất định và theo các mẫu hoa văn nhất định.
Khi in, các khối gỗ, giấy nến, tấm khắc, con lăn hoặc lưới tơ được sử dụng để đưa chất màu lên vải. Các chất màu được sử dụng trong in gồm có thuốc nhuộm hoặc pigment.
CHÚ THÍCH Các kỹ thuật in vật liệu dệt truyền thống có thể chia thành bốn kiểu:
– In trực tiếp, trong đó các chất màu chứa thuốc nhuộm, chất hồ và chất cầm màu hoặc các chất cần thiết để cố định màu lên vật liệu dệt theo hoa văn mong muốn;
– In chất cầm màu theo hoa văn mong muốn trước khi nhuộm vải; các màu chỉ bám lên vị trị có chất cầm màu;
– Nhuộm cản màu, trong đó sáp hoặc chất khác được in trên vải, sau đó được nhuộm, để lại các văn hoa không màu trên nền có màu;
– In bóc màu, trong đó chất tẩy trắng được in lên vải đã nhuộm từ trước đó để loại bỏ một số hoặc toàn bộ màu.
Tất cả các hồ in, dù có chứa chất màu hay không, về mặt kỹ thuật được gọi là màu in và các màu này, xét về chất tạo màu, chứa các chất hồ với chức năng là chất mang trong khi in. Các chất hồ bao gồm tinh bột, bột mì, gôm arabic, dextrin hoặc albumen, chất độn và chất cầm màu để cố định màu lên vật liệu dệt.
A.21 Gỗ
Gỗ có kết cấu cứng, xơ, được tạo thành dưới dạng xylem thứ cấp trong thân của cây thân gỗ, nhất là cây cao, nhưng cũng là cây bụi. Gỗ là vật liệu không đồng nhất, hút ẩm, xốp và dị hướng. Gỗ bao gồm xơ xenlulo và hemixenlulo, được tẩm lignin.
Trong ngành công nghiệp giầy dép, gỗ có một số ứng dụng chủ yếu trong các loại giầy đặc biệt, ví dụ: sandal cần độ cứng và độ bền kết cấu của vật liệu thô.
Gỗ thường được bảo quản bằng phương pháp xử lý hóa học.
A.22 Lie
Vật liệu lie là một nhóm con trong chủng loại mô lie, được thu hoạch để sử dụng thương mại chủ yếu từ cây sồi lie, Quercus suber. Lie có độ đàn hồi, trọng lượng nhẹ, gần như không thấm nước là vật liệu thích hợp cho nhiều công dụng.
Vật liệu lie cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp giầy dép, cho các ứng dụng không yêu cầu độ bền kết cấu cao, thường là vật liệu đế trong cho một số loại giầy nhất định.
A.23 Chất kết dính
Chất kết dính là chất phi kim loại có khả năng kết nối các vật liệu bằng cách liên kết bề mặt (bám dính) và bởi các liên kết có độ bền nội tại (cố kết) đủ mạnh.
Trong ngành công nghiệp giầy dép, nhiều loại chất kết dính được sử dụng cho mối dán chính là liên kết mũ giầy và đế, nhưng cũng được dùng cho các mối dán nhỏ trong giầy dép.
EN 923 bao gồm phân loại một cách hệ thống tất cả các chất kết dính, cùng các định nghĩa tương ứng.
Công thức của các chất kết dính được phân loại trong EN 923. Do sử dụng số lượng lớn các chất kết dính, không có công thức điển hình tương ứng sẵn có cho các chất kết dính được sử dụng cho các mối dán nhỏ trong giầy dép.
A.24 Phụ kiện kim loại
Phụ kiện kim loại là bất kỳ vật liệu nào có cấu tạo hoàn toàn bằng nguyên tố kim loại đơn lẻ hoặc kết hợp các nguyên tố kim loại (hợp kim). Phụ kiện kim loại có thể được tráng phủ để tạo nên hình dạng mong muốn. Việc này có thể đạt được bằng cách sơn, mạ hoặc phủ véc ni.
Sử dụng các phụ kiện kim loại bao gồm các loại khóa chốt, các loại hoa văn trang trí, các chi tiết kết cấu và lắp ráp.
A.25 Vật liệu xenlulo
Vật liệu xenlulo là vật liệu được làm từ xơ xenlulo (ví dụ: giấy). Khi được sử dụng làm vật liệu đế trong, xenlulo chứa chất kết dính.
Phụ lục B
(tham khảo)
Chất có hại tiềm ẩn trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép
B.1 Yêu cầu chung
Phụ lục này mô tả các chất có hại tiềm ẩn trong giầy dép và chi tiết của giầy dép.
Tùy thuộc vào sản phẩm được thử nghiệm và ứng dụng (xem Bảng 1), có thể sử dụng các phương pháp thử khác nhau.
B.2 Acrylonitril
B.2.1 Yêu cầu chung
Hợp chất hóa học với công thức CH2CHCN.
Hình B.1 – Cấu trúc phân tử acrylonitril
Chất lỏng không màu có mùi hăng này thường có màu vàng do tạp chất. Acrylonitril là một monome quan trọng để sản xuất các chất dẻo hữu ích. Xét về cấu trúc phân tử, acrylonitril bao gồm một nhóm vinyl liên kết với một nhóm nitril.
Acrylonitril được sử dụng chủ yếu làm monome trong sản xuất các polyme tổng hợp, đặc biệt là polyacrylonitril, bao gồm các xơ acrylic. Ngoài các ứng dụng khác, các xơ acrylic là các tiền chất cho xơ cacbon quen thuộc. Acrylonitril cũng là thành phần của cao su tổng hợp.
Cao su tổng hợp, chủ yếu là trên cơ sở SBR (cao su styren-butadien) và chứa acrylonitril có một số tính chất phù hợp để sử dụng làm vật liệu đế giầy, đặc biệt là cho đế giầy trong giầy dép chuyên dụng có độ bền cao.
B.2.2 Rủi ro tiềm ẩn
Acrylonitril rất dễ cháy và độc hại. Acrylonitril được tổng hợp bởi quá trình trùng hợp nổ. Các vật liệu cháy phát tán khói hydro xianua và oxit nitơ. Acrylonitril đã được phân loại là chất gây ung thư ở người.
Khi polyme hóa hoặc trong thành phần cao su tổng hợp, acrylonitril được coi là vật liệu trơ và không có vấn đề cụ thể nào phát sinh khi sử dụng.
Trong các sản phẩm giầy dép, các vấn đề về sử dụng acrylonitril chủ yếu liên quan đến quản lý chất thải, để tránh quá trình cháy không kiểm soát, phát thải khói độc hại vào môi trường.
B.2.3 Phương pháp thử
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn để phân tích acrylonitril trong giầy dép và các chi tiết giầy dép.
B.3 Amin thơm
B.3.1 Yêu cầu chung
Các amin thơm là các amin có nhóm thế thơm, tức là (các) nhóm -NH2, -NH- hoặc (các) nhóm nitơ được gắn với hydrocacbon thơm, cấu trúc của chúng thường chứa một hoặc nhiều vòng benzen. Benzidin là một ví dụ (xem Hình B.2).
Hình B.2 – Ví dụ về cấu trúc phân tử của amin thơm – Benzidin
Các amin thơm phát sinh trong quá trình phân hủy của thuốc nhuộm azo.
Danh sách các amin nguy hại được nêu trong Bảng B.1.
Bảng B.1 – Danh sách các amin thơm nguy hại phát sinh bởi thuốc nhuộm azo
Hợp chất | Số CAS | Hợp chất | Số CAS |
4-aminobiphenyl | 92-67-1 | 3.3’-dimetyl-4,4’-diaminodiphenylmetan | 838-88-0 |
Benzidin | 92-87-5 | p-cresidin | 120-71-8 |
4-clo-o-toluidin | 95-69-2 | 4,4′-metylen-bis(2-cloranilin) | 101-14-4 |
2-naphthylamin | 91-59-8 | 4,4’-oxydianilin | 101-80-4 |
o-aminoazotoluen | 97-56-3 | 4,4’-thiodianilin | 139-65-1 |
2-amino-4-nitrotoluen | 99-55-8 | o-toluidin | 95-53-4 |
p-cloanilin | 106-47-8 | 2,4-toluylendiamin | 95-80-7 |
2,4-diaminoanisol | 615-05-4 | 2,4,5-trimetylanilin | 137-17-7 |
4,4’- diaminodiphenylmetan | 101-77-9 | 2,4-dimetylanilin (=2,4-Xylidin)a | 95-68-1 |
3,3’-diclobenzidin | 91-94-1 | 2,6-dimetylanilin (=2,6-Xylidin)a | 87-62-7 |
3,3′-dimetoxybenzidin | 119-90-4 | 2-metoxyanilin (=o-anisidin) | 90-04-0 |
3,3’-dimetylbenzidin | 119-93-7 | 4-aminoazobenzen | 60-09-3 |
a Chỉ thị Châu Âu 2002/95/EC không qui định các hợp chất này, nhưng có thể được qui định ở một số quốc gia khác. |
B.3.2 Rủi ro tiềm ẩn
Các amin thơm trong Bảng B.1 là chất gây ung thư (4-aminobiphenyl, benzidin, 4-clor-o-toluidin, 2-naphthylamin) hoặc bị nghi ngờ là chất gây ung thư (các chất khác). Các chất này bị cấm ở nhiều nước.
B.3.3 Phương pháp thử
Theo tiêu chuẩn này, có thể xác định hàm lượng của các amin thơm bằng một trong các phương pháp thử trong:
– TCVN 9557-1 (ISO 17234-1),
– TCVN 9557-2 (ISO 17234-2),
– TCVN 7619-1 (ISO 14362-1),
– TCVN 7619-2 (ISO 14362-2), hoặc
– TCVN 7619-3 (ISO 14362-3).
B.4 Cadimi – Cd
Đối với cadimi (Cd), xem B.13.
B.5 Chất mang clo hữu cơ
B.5.1 Yêu cầu chung
Các chất mang bị halogen hóa được sử dụng chủ yếu trong sản xuất polyeste. Bảng B.2 bao gồm danh sách một số các hợp chất này.
Bảng B.2 – Danh sách các chất mang clo hữu cơ
Hợp chất | Số CAS | |
Các diclobenzen | 1,2-DICLOBENZEN [95-50-1]
1,3-DICLOBENZEN [541-73-1] |
1,4-DICLOBENZEN [106-46-7] |
Các triclobenzen | 1,2,3-TRICLOBENZEN [87-61-6]
1,2,4-TRICLOBENZEN [120-81-1] |
1,3,5-TRICLOBENZEN [108-70-3] |
Các tetraclobenzen | TETRACLOBENZEN [634-66-2] | |
Pentaclobenzen | PENTACLOBENZEN [608-93-5] | |
Hexaclobenzen | HEXACLOBENZEN [118-74-1] | |
Clotoluen | 2-CLOTOLUEN [95-49-9]
3-CLOTOLUEN [108-41-8] |
4-CLOTOLUEN [106-43-4] |
Các diclotoluen | 2,3-DICLOTOLUEN [32768-54-0]
2,4-DICLOTOLUEN [95-73-8] 2,5-DICLOTOLUEN [19398-61-9] |
2,6-DICLOTOLUEN [118-69-4]
3,4 DICLOTOLUEN [95-75-0] |
Các triclotoluen | 2,3,6-TRICLOTOLUEN [2077-46-5]
2,4,5-TRICLOTOLUEN [6639-30-1] alpha, alpha alpha TRICLOTOLUEN [98-07-7] |
alpha, 2,4 TRICLOTOLUEN [94-99-5]
alpha, 2,6 TRICLOTOLUEN [2014-83-7] alpha, 3,4 TRICLOTOLUEN [102-47-6] |
Các tetraclotoluen | alpha, alpha, 2,6 TETRACLOTOLUEN [81-19-6]
alpha, alpha, alpha, 2-TETRACLOTOLUEN [2136-89-2]
|
alpha, 4 – TETRACLOTOLUEN [5216-25-1] |
Pentaclotoluen | 2,3,4,5,6-PENTACLOTOLUEN [877-11-2] |
B.5.2 Rủi ro tiềm ẩn
Các chất được liệt kê trong Bảng B.2 là các chất độc và một số chất này là các chất gây ung thư.
B.5.3 Phương pháp thử
Theo tiêu chuẩn này, hàm lượng của các chất mang clo hữu cơ có thể được thử nghiệm bằng cách sử dụng phương pháp thử trong DIN 54232.
B.6 Crôm và crôm VI
Đối với crôm và crôm VI, xem B.13.
B.7 Nhựa thông
B.7.1 Yêu cầu chung
Nhựa thông còn được gọi là nhựa Hy Lạp hoặc nhựa cây. Phần lớn nhựa thông sử dụng được thu dưới dạng sản phẩm phụ trợ của công nghiệp giấy và được biết đến là nhựa dầu thông. Hai loại nhựa cây này không có cùng thành phần mặc dù chúng có những sản phẩm chung; tuy nhiên có biến thiên về số lượng các hợp chất khác nhau. Chúng thường được sử dụng cho các mục đích giống nhau và có lẽ trong ngành giầy, nhựa dầu thông biến tính được sử dụng thường xuyên nhất.
Cả hai loại nhựa thông gồm có 90 % các axit dạng nhựa và 10 % chất trung tính. Ở nhựa thông loại keo nhựa, axit nhựa chính là axit abietic, trong khi trong nhựa dầu thông axit dehydroabietic là chủ yếu. Axit 7-Oxo-dehydroabietic là sản phẩm ôxy hóa ổn định, được sử dụng làm dấu hiệu cho sự có mặt của các sản phẩm tự ôxy hóa khác ở nhựa thông, ví dụ: axit 15-hydroperoxyabietic. Chất thứ hai được xác định là chất gây dị ứng chủ yếu ở nhựa thông. Tuy nhiên, hydroperoxit này không thích hợp cho phân tích vì không đủ bền.
Nhựa thông là một thành phần trong các mực in, véc ni, chất kết dính (keo dán), xà phòng, hồ giấy, soda, trước đây chúng được dùng làm xi gắn.
B.7.2 Rủi ro tiềm ẩn
Tiếp xúc kéo dài với khói nhựa thông thoát ra trong quá trình hàn có thể gây hen suyễn nghề nghiệp ở những người nhạy cảm, do đó, nhựa thông được coi là một chất gây dị ứng.
Nhựa thông là một trong những nguyên nhân thông thường nhất của dị ứng ngoài da (tiếp xúc), do da tiếp xúc với nhựa thông. Nhựa thông nằm trong danh sách top 10 của tất cả các dị ứng ngoài da được thử nghiệm toàn cầu. Nhựa thông trong giầy được coi là nguyên nhân chính gây mẫn cảm theo khía cạnh này.
CHÚ THÍCH Nhựa thông được qui định trong luật pháp Liên minh Châu Âu (EU) do tính chất nhạy cảm với da của nhựa thông, các sản phẩm có chứa hơn 1 % nhựa thông được ký hiệu là R 43 (tức là có thể gây kích ứng da). Tuy nhiên, trong luật pháp EU, không có điều khoản về R 42 (dị ứng phổi).
B.7.3 Phương pháp thử
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn để phân tích nhựa thông trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép.
B.8 Dimetylformamit
B.8.1 Yêu cầu chung
Dimetylformamit (DMF) là hợp chất hữu cơ có công thức (CH3)2NC(O)H. Thường được viết tắt là DMF, chất lỏng không màu này trộn lẫn được với nước và phần lớn các chất lỏng hữu cơ. DMF là dung môi thông thường cho các phản ứng hóa học. Dimetylformamit tinh khiết không mùi, trong khi dimetylformamit loại kỹ thuật hoặc thoái hóa thường có mùi tanh do nhiễm dimetylamin (số CAS là [68-12-2]).
Hình B.3 – Cấu trúc phân tử dimetylformamit
Tên của dimetylformamit bắt nguồn từ thực tế là một dẫn xuất của formamit, amit của axit formic. Ứng dụng chủ yếu của dimetylformamit là dung môi có tốc độ bay hơi thấp. Dimetylformamit được sử dụng trong sản xuất xơ acrylic và chất dẻo. Dimetylformamit cũng được sử dụng trong sản xuất chất kết dính, da tổng hợp, xơ, màng và lớp phủ bề mặt.
B.8.2 Rủi ro tiềm ẩn
Dimethylformamit có hại khi hít vào, nuốt hoặc tiếp xúc với da và có thể tác động như một chất gây ung thư. Nuốt hoặc hấp thu qua da có thể gây tử vong. Phơi nhiễm có thể dẫn đến tử vong thai nhi. Phơi nhiễm lâu dài có thể dẫn đến tổn thương thận hoặc gan. Dimethylformamit cũng là một chất kích thích.
B.8.3 Phương pháp thử
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn để phân tích DMF trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép.
B.9 Dimetylfumarat
B.9.1 Yêu cầu chung
Dimetylfumarat (DMFU) (số CAS [624-49-7]) được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến. Dimetylfumarat là phân tử ưa chất béo, có tính linh động cao trong mô người. Tuy nhiên, do là một α,β-este không no, dimetylfumarat phản ứng nhanh chóng với chất giải độc glutathion bằng phản ứng cộng hợp Michael.
Một ứng dụng khác cho dimetylfumarat là ức chế nấm mốc. Dimetylfumarat được sử dụng làm chất diệt khuẩn.
Hình B.4 – Cấu trúc phân tử dimetylfumarat
B.9.2 Rủi ro tiềm ẩn
Dimetylfumarat đã được phát hiện là chất nhạy cảm ở nồng độ rất thấp, gây ra eczema rộng, rõ rệt, rất khó điều trị. Nồng độ thấp khoảng 1 ppm (0,998 859 mg/L) có thể gây phản ứng dị ứng.
CHÚ THÍCH Sự cố “ghế độc” đã gây chú ý của công chúng về nguy cơ cực kỳ nhạy cảm, khi một nhà sản xuất Trung Quốc sản xuất ghế sofa hai chỗ ngồi, chứa các túi DMFU bên trong để ngăn chặn nấm mốc trong khi lưu kho hoặc vận chuyển. Nguyên nhân được xác định là phản ứng dị ứng do dimetylfumarat gây ra.
B.9.3 Phương pháp thử
Theo tiêu chuẩn này, hàm lượng DMFU có thể được thử bằng phương pháp thử trong TCVN 10943 (ISO/TS 16186).
B.10 Thuốc nhuộm phân tán
B.10.1 Yêu cầu chung
Nói chung, có thể mô tả thuốc nhuộm là một chất màu, có ái lực đối với chất nền mà thuốc nhuộm được áp dụng. Thuốc nhuộm thường được sử dụng trong dung dịch nước và có thể cần đến chất cầm màu để cải thiện độ bền màu của thuốc nhuộm trên xơ. Cả thuốc nhuộm và pigment đều có màu sắc vì chúng hấp thụ ưu tiên một số bước sóng ánh sáng. Trái với thuốc nhuộm, pigment thông thường không hòa tan và không có độ bám dính với chất nền. Một số thuốc nhuộm có thể kết tủa với muối trơ để tạo ra pigment màu đỏ.
Danh sách thuốc nhuộm gây dị ứng trong Bảng B.3 và thuốc nhuộm gây ung thư trong Bảng B.4.
Bảng B.3 – Danh sách các thuốc nhuộm phân tán gây dị ứng
Tên thuốc nhuộm | Tên viết tắt | Số CAS | Chỉ số màu (CI) |
Disperse blue 3 | DB 3 | 2475-46-9 | 61505 |
Disperse blue 7 | DB 7 | 3179-90-6 | 62500 |
Disperse blue 26 | DB 26 | 3860-63-7 | 63305 |
Disperse blue 102 | DB 102 | 69766-79-6 | – |
Disperse brown 1 | – | 23355-64-8 | – |
Disperse yellow 1 | DG 1 | 119-15-3 | 10345 |
Disperse yellow 9 | DG 9 | 6373-73-5 | 10375 |
Disperse yellow 39 | DG 39 | 12236-29-2 | – |
Disperse yellow 49 | DG 49 | 54824.37-2 | – |
Disperse orange 1 | DO1 | 2581-69-3 | 11080 |
Disperse red 11 | DR 11 | 2872-48-2 | 62015 |
Disperse red 17 | DR 17 | 3179-89-3 | 11210 |
Disperse yellow 7 | DG 7 | 6300-37-4 | – |
Disperse yellow 56 | DG 56 | 54077-16-6 | – |
Disperse red 151 | – | – | – |
Solvent red 23 | – | – | – |
Thuốc nhuộm phân tán (xem Bảng B.3 và Bảng B.4) ban đầu được phát triển để nhuộm xenlulo axetat và ít tan trong nước. Thuốc nhuộm được nghiền mịn với sự có mặt của chất phân tán và sau đó được bán dưới dạng hồ nhão hoặc sấy phun và được bán dưới dạng bột.
Thuốc nhuộm phân tán cũng có thể sử dụng để nhuộm xơ nylon, xenlulo triaxetat, polyeste và acrylic. Trong một số trường hợp, yêu cầu phải có nhiệt độ nhuộm 130º C và sử dụng bể nhuộm áp suất. Kích thước hạt rất mịn đem lại một diện tích bề mặt lớn hỗ trợ sự hòa tan để cho phép xơ hấp thu. Tốc độ nhuộm có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi lựa chọn tác nhân phân tán sử dụng trong quá trình nghiền.
Bảng B.4 – Danh sách các thuốc nhuộm gây ung thư
Tên thuốc nhuộm | Tên viết tắt | Số CAS | Chỉ số màu (CI) |
Navy blue | Navy blue | 118685-33-9 | 611-070-00-2 |
Disperse blue 1 | DB1 | 2475-45-8 | 64500 |
Disperse blue 35 | DB 35 | 12222-75-2 | – |
Disperse blue 106 | DB 106 | 12223-01-7 | – |
Disperse blue 124 | DB 124 | 61951-51-7 | – |
Disperse yellow 3 | DG 3 | 2832-40-8 | 11855 |
Disperse orange 3 | D03 | 730-40-5 | 11005 |
Disperse orange 37/59/76a | DO 37 | 12223-33-5 | – |
Disperse red 1 | DR1 | 2872-52-8 | 11110 |
Basic red 9 | – | 569-61-9 | – |
Violet 3 | – | – | – |
Disperse yellow 23 | DY 23 | 6250-22-3 | – |
a Disperse orange 59 và disperse orange 76 là các tên đồng nghĩa của disperse orange 37. |
B.10.2 Rủi ro tiềm ẩn
Một số lượng nhất định các thuốc nhuộm này là chất gây ung thư hoặc chất gây dị ứng.
B.10.3 Phương pháp thử
Theo tiêu chuẩn này, hàm lượng của thuốc nhuộm phân tán có thể được thử bằng phương pháp thử trong DIN 54231.
B.11 Chất chống cháy
B.11.1 Yêu cầu chung
Các chất chống cháy (xem Bảng B.5) là các vật liệu ức chế hoặc chống lại sự lan truyền lửa. Chất chống cháy có thể là các chất có nguồn gốc tự nhiên, ví dụ: amiăng cũng như các vật liệu tổng hợp, thường là các halocacbon, ví dụ: diphenyl ete đa brom hóa (các PBDE) và các biphenyl đa clo hóa (các PCB).
Các chất chống cháy được thêm vào polyme sử dụng trong một loạt các vật liệu, chẳng hạn như thiết bị điện và điện tử, sơn và dệt may. Diphenyl ete đa brom hóa (các PBDE) được gọi là phụ gia chống cháy. Các PBDE được sử dụng làm hỗn hợp thương mại, với các mức độ brom hóa khác nhau. Thông thường, các PBDE có thể chiếm từ 5 % đến 20 % tổng khối lượng của sản phẩm mà chúng được thêm vào. Vì các hóa chất này không có liên kết hóa học nên chúng có thể tách ra từ các sản phẩm polymer và phát tán vào môi trường.
B.11.2 Rủi ro tiềm ẩn
Các PBDE có thể được tích tụ trong cơ thể người và có tác hại đến sức khỏe con người và môi trường. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các hóa chất này có thể gây độc gan, gây độc tuyến giáp và gây độc cho phát triển thần kinh.
Danh sách các chất chống cháy có hại được cho trong Bảng B.5.
Bảng B.5 – Danh sách các chất chống cháy có hại
Hợp chất | Số CAS | |
2,2’,3,3’,4,4’,5,6 diphenyl ete octabrom hóa 196 | 446255-38-3 | |
2,2’,3,3’,4,4’,6,6’ diphenyl ete octabrom hóa 197 | 446255-39-6 | |
OBDE | 2,2’,3,4,4’,5,5’,6 diphenyl ete octabrom hóa 203 | 337513-72-1 |
2,3,3’,4,4’,5,5’,6 diphenyl ete octabrom hóa 205 | 446225-56-7 | |
Hỗn hợp kỹ thuật của 4 chất | 32536-52-0 | |
PBDE | 2,2’,4,4’,5 diphenyl ete pentabrom hóa – 99 | 60348-60-9 |
2,2’,4,4’,6 diphenyl ete pentabrom hóa 100 | 189084-64-8 | |
TEPA | Tris-(azirinidyl)-phosphinoxid | 5455-55-1 |
TRIS | Tris(2,3-dibromopropyl) phosphat | 126-72-7 |
PBB | Các biphenyl đa brom hóa | |
TCEP | Tris(2-cloetyl) phosphat | 115-96-8 |
CHÚ THÍCH Những chất này có thể được sử dụng trong dép trẻ em để đáp ứng các yêu cầu về tính cháy. |
B.11.3 Phương pháp thử
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn để phân tích chất chống cháy trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép.
B.12 Formaldehyt
B.12.1 Yêu cầu chung
Formaldehyt (metanal) là hợp chất hóa học có công thức H2CO. Formaldehyt tồn tại ở nhiều dạng ngoài H2CO: tri-me vòng trioxan và polyme paraformaldehyt. Số CAS là [50-00-0].
Formaldehyt là một chất trung gian trong quá trình oxy hóa (hoặc đốt cháy) mêtan cũng như các hợp chất cacbon khác. Formaldehyt có thể tìm thấy trong khói từ cháy rừng, trong khí thải ô tô, và trong khói thuốc lá. Trong khí quyển, formaldehyt được tạo ra bởi tác động của ánh sáng mặt trời và ôxy lên khí mê-tan trong khí quyển và các hydrocacbon khác. Do đó, formaldehyt trở thành một phần của ô nhiễm do khói.
Hình B.5 – Cấu trúc phân tử của formaldehyt
B.12.2 Rủi ro tiềm ẩn
Formaldehyt có thể gây độc hại, dị ứng và ung thư. Do nhựa formaldehyt được sử dụng trong nhiều vật liệu xây dựng, formaldehyt là một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến. Ở nồng độ lớn hơn 0,1 ppm (0,998 859 mg/L) trong không khí, formaldehyt có thể gây kích ứng mắt và màng nhầy, dẫn đến chảy nước mắt. Nếu hít vào, formaldehyt ở nồng độ này có thể gây đau đầu và cảm giác nóng rát ở cổ họng, và khó thở, cũng như gây ra hoặc làm nặng thêm các triệu chứng hen suyễn. Formaldehyt được xếp vào loại chất gây ung thư ở người. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã có những bằng chứng đầy đủ rằng formaldehyt có thể gây ung thư mũi họng ở người. Formaldehyt có thể gây dị ứng và là một trong các chất cần phải thử nghiệm.
B.12.3 Phương pháp thử
Theo tiêu chuẩn này, hàm lượng Formaldehyt có thể được thử bằng một trong số các phương pháp thử:
– EN 120,
– EN 717-3,
– TCVN 7535-1 (ISO 17226-1),
– TCVN 7535-2 (ISO 17226-2), hoặc
– TCVN 7421-1 (ISO 14184-1).
B.13 Kim loại nặng
B.13.1 Yêu cầu chung
Các kim loại nặng hoặc các nguyên tố kim loại có thể được xác định cho các mục đích khác nhau.
Trong tiêu chuẩn này, antimon (Sb), asen (As), bari (Ba), cadimi (Cd), crôm (Cr), cô ban (Co), đồng (Cu), chì (Pb), thủy ngân (Hg), niken (Ni), selen (Se) và kẽm (Zn) là các kim loại nặng được xem xét.
B.13.1.1 Danh sách các kim loại nặng
B.13.1.1.1 Các kim loại nặng có thể chiết xuất
Các kim loại nặng có thể chiết xuất (Sb, As, Ba, Pb, Cd, Cr, Co, Cu, Ni, Hg, Se và Zn) là lượng kim loại có thể được chiết xuất từ vật liệu hoặc sản phẩm sử dụng dung dịch chiết. Việc lựa chọn dung dịch phụ thuộc vào mục đích thử nghiệm. Ví dụ:
– nước được sử dụng để rửa trôi chất thải;
– dung dịch axit clohydric để mô phỏng sự nuốt (không bao giờ được sử dụng cho giầy dép);
– mồ hôi nhân tạo để mô phỏng quá trình mặc.
CHÚ THÍCH Bari không phải kim loại nặng và selen là phi kim. Tuy nhiên, chúng thường được đề cập trong danh sách các kim loại nặng.
B.13.1.1.2 Tổng các kim loại nặng
Tổng các kim loại nặng (Sb, As, Ba, Pb, Cd, Cr, Co, Cu, Ni, Hg, Se và Zn) là tổng lượng kim loại có chứa trong vật liệu hoặc sản phẩm. Phưong pháp thử bao gồm phân hủy hoàn toàn mẫu, và sau đó định lượng kim loại.
Hàm lượng kim loại nặng luôn luôn được sử dụng để xác định liệu một chất thải có thể được chôn lấp hay không.
B.13.1.1.3 Kim loại nặng trong giầy dép cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi
Các kim loại nặng có thể chiết xuất (Sb, As, Ba, Cd, Cr, Pb, Hg và Se) là lượng các kim loại có thể chiết xuất từ vật liệu hoặc sản phẩm bằng dung dịch axit. Chỉ phải thực hiện thử nghiệm này trong trường hợp có nguy cơ trẻ nuốt sản phẩm.
B.13.2 Rủi ro tiềm ẩn
Bảng B.6 bao gồm danh sách liệt kê các kim loại nặng và rủi ro tiềm ẩn liên quan đến chúng.
Bảng B.6 – Danh sách các kim loại nặng và các rủi ro liên quan
Kim loại | Yêu cầu chung | Rủi ro tiềm ẩn |
Antimon
Sb |
Antimon được sử dụng trong chống cháy, sơn, gốm sứ, men, nhiều loại hợp kim, điện tử và cao su. Antimon được sử dụng trong sản xuất xơ dệt polyeste. | Antimon và nhiều hợp chất của antimon là độc hại. Về mặt lâm sàng, ngộ độc antimon rất giống với ngộ độc asen. Với liều lượng nhỏ, antimon gây đau đầu, chóng mặt và trầm cảm. Liều lớn hơn gây nôn dữ dội và thường xuyên, và dẫn đến tử vong trong một vài ngày. |
Asen
As |
Asen và các hợp chất của asen được sử dụng làm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng và các hợp kim khác nhau. | Asen và nhiều hợp chất của asen là các chất độc đặc biệt mạnh. Arsen làm gián đoạn sản xuất ATP (ađenosin triphosphat) thông qua một số cơ chế. |
Bari
Ba |
– | Tất cả các hợp chất bari hòa tan trong nước hoặc axit đều cực độc. Ở liều thấp, bari hoạt động như một chất kích thích cơ, trong khi liều cao hơn ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra rối loạn nhịp tim, run, yếu, lo âu, khó thở và tê liệt. |
Cadimi
Cd |
Cadimi được sử dụng phần lớn trong pin và pigment, ví dụ: trong các sản phẩm chất dẻo, đặc biệt là PVC. | Cadimi và nhiều hợp chất chứa cadimi được biết đến là các chất gây ung thư và có thể gây ra nhiều loại ung thư. Nghiên cứu đã phát hiện rằng độc tính của cadimi được mang vào cơ thể bởi các protein liên kết với kẽm.
Cadimi cũng là một nguy hại tiềm ẩn cho môi trường. Cadimi là một trong sáu chất bị cấm bởi Chỉ thị của Liên minh Châu Âu về cấm sử dụng một số chất nguy hại trong thiết bị điện và điện tử. |
Cô ban
Co |
Coban và các hợp chất của coban được sử dụng trong sản xuất mực, sơn và vecni. | Các hợp chất Coban phải được xử lý cẩn thận do độc tính nhẹ của coban. Coban được gọi là chất gây dị ứng có thể gây viêm da (dị ứng tiếp xúc). |
Đồng
Cu |
– | Tất cả các hợp chất của đồng phải được xử lý là chất độc hại, trừ khi có qui định khác. Các triệu chứng ngộ độc đồng rất giống với các triệu chứng do asen tạo ra. Các trường hợp tử vong thường kết thúc với co giật, bại liệt và vô cảm. |
Crôm
Cr |
Trong lĩnh vực giầy dép, có ba trạng thái ôxi hóa ổn định trong tự nhiên, tức là Cr kim loại, Cr (III) và Cr(VI), và một chất có thể chuyển đổi thành chất khác.
Các hợp chất crôm được sử dụng trong thuốc nhuộm và sơn, mạ các chi tiết kim loại và thuộc da. |
Các hợp chất crôm kim loại và crôm hóa trị ba [Cr (III)] thường không được coi là nguy hiểm cho sức khỏe; crôm là một khoáng chất vi lượng thiết yếu. Tuy nhiên, các hợp chất crôm hóa trị sáu [Cr(VI)] có thể gây độc hại nếu nuốt hoặc hít vào (xem B.13.4.2). |
Chì
Pb |
Chì được sử dụng trong kết cấu xây dựng, ắc qui axit chì, đầu đạn và viên đạn, tải trọng cho xe ô tô chạy ray mô hình, và là một phần của hợp kim hàn, hợp kim thiếc và hợp kim dễ nóng chảy.
Chì cũng thường được sử dụng làm pigment trong sơn. |
Chì là một chất độc thần kinh mạnh, tích tụ trong các mô mềm và xương theo thời gian. Chì là một kim loại độc, có thể gây hại cho các kết nối thần kinh (đặc biệt là ở trẻ nhỏ) và gây ra rối loạn máu và não. Phơi nhiễm lâu dài với chì hoặc muối của chì (đặc biệt là muối hòa tan hoặc chất oxy hóa mạnh PbO2) có thể gây ra bệnh thận. Mối quan tâm về vai trò của chì trong thiểu năng nhận thức ở trẻ em đã dẫn đến sự suy giảm ứng dụng rộng rãi của chì (phơi nhiễm chì có liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt). |
Thủy ngân
Hg |
Thủy ngân xuất hiện ở các mỏ trên toàn thế giới. Ở dạng không hòa tan, thủy ngân vô hại, chẳng hạn như sulfua thủy ngân, nhưng độc khi ở các dạng hòa tan như clorua thủy ngân hoặc metyl thủy ngân. | Thủy ngân kim loại có thể chuyển hóa sinh học thành metyl thủy ngân hữu cơ, điều đó có nghĩa là mọi sự phát thải kim loại đều có khả năng gây nguy hiểm.
Thủy ngân và hầu hết các hợp chất của thủy ngân là cực kỳ độc hại và thường được xử lý cẩn thận; đối với các số CAS về rò rỉ liên quan đến thủy ngân (chẳng hạn từ một số nhiệt kế hoặc bóng đèn huỳnh quang), nên sử dụng các hướng dẫn làm sạch đặc biệt để tránh phơi nhiễm chất độc hại. |
Niken
Ni |
– | Phơi nhiễm với niken kim loại và các hợp chất hòa tan được kiểm soát chặt chẽ. Khói và bụi sulfua niken được cho là gây ung thư; nhiều hợp chất niken khác cũng như vậy. |
Selen
Se |
Ứng dụng nhiều nhất của các hợp chất selen là trong các linh kiện điện tử và linh kiện của máy photocopy, nhưng chúng cũng được sử dụng rộng rãi trong thủy tinh, pigment, cao su, hợp kim kim loại, vật liệu dệt, dầu mỏ, các tác nhân điều trị y tế và chất nhũ tương trong lĩnh vực nhiếp ảnh. | Chất gây kích thích mắt và đường hô hấp; hít bụi có thể gây phù phổi. Hít khói có thể gây triệu chứng ngạt thở, ớn lạnh, sốt và viêm phế quản. Các ảnh hưởng có thể xuất hiện trong một thời gian sau đó.
Tiếp xúc nhiều lần hoặc kéo dài với da có thể gây viêm da. Các chất có thể có ảnh hưởng lên đường hô hấp, đường tiêu hóa và da, dẫn đến buồn nôn, nôn, ho, da nhợt vàng, mất móng tay, hơi thở mùi tỏi và răng xấu. |
Kẽm
Zn |
Kẽm hiện đang được sử dụng trong việc mạ các bộ phận kim loại. | Mặc dù kẽm là cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, nhưng quá nhiều kẽm có thể có hại. Hấp thu quá mức kẽm cũng có thể ngăn chặn sự hấp thụ đồng và sắt.
Ion kẽm tự do trong dung dịch có độc tính cao đối với thực vật, động vật không xương sống và thậm chí là cá có xương sống. |
B.13.3 Phương pháp thử
Theo tiêu chuẩn này, có thể thử hàm lượng của các kim loại nặng bằng một trong các phương pháp thử trong:
– EN 14602,
– TCVN 9556-1 (ISO 17072-1), hoặc
– TCVN 9556-2 (ISO 17072-2).
B.13.4 Trường hợp đặc biệt
B.13.4.1 Cadimi
Cadimi được sử dụng phần lớn trong các sản phẩm chất dẻo, đặc biệt là PVC.
Cadimi có thể được thử nghiệm theo phương pháp trong TCVN 11320 (EN 1122).
B.13.4.2 Crôm VI
Chromium VI có thể xuất hiện trong da thuộc crôm bởi phản ứng hóa học không mong muốn, tùy thuộc vào nhiều thông số (làm sạch da, điều kiện lưu giữ, tác nhân thuộc da, v.v…).
Trong quá khứ, crôm VI được sử dụng cho qui trình nhuộm cầm màu vật liệu dệt.
Các hợp chất Cr(VI) gây kích ứng mắt, da và niêm mạc. Phơi nhiễm thường xuyên với các hợp chất Cr(VI) có thể gây tổn thương mắt vĩnh viễn, nếu không được điều trị đúng cách. Cr(VI) là một chất gây ung thư và chất gây dị ứng đối với người.
Chromium VI có thể được xác định trực tiếp từ da hoặc sau khi lão hóa da bằng phương pháp thử đặc biệt, ví dụ: TCVN 8832 (ISO 17075).
B.13.4.3 Niken
Niken thường được dùng để phủ các chi tiết kim loại. Khóa cài hoặc các chi tiết trang trí có thể được sử dụng trong sản xuất giầy. Các chi tiết này được chế tạo từ các loại kim loại hoặc hợp kim đặc biệt khác nhau. Việc hoàn thiện bề ngoài cho các chi tiết này rất quan trọng để tạo ra cách hoàn thiện theo ý muốn như bóng láng, màu sắc, phong cách cổ, v.v…
Việc hoàn thiện bề ngoài có thể đạt được qua các quá trình khác nhau, như đánh bóng, phun cát và mạ niken.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các chi tiết kim loại khi tiếp xúc lâu với da (ô dê, khóa, khóa kéo, v.v…).
Những người nhạy cảm có thể biểu hiện dị ứng da với niken.
Niken có thể được thử theo phương pháp được mô tả trong EN 1811, EN 12472 và CEN CR 12471.
B.14 Mercaptobenzothiazol
B.14.1 Yêu cầu chung
Mercaptobenzothiazol là chất được sử dụng trong sản xuất cao su (tự nhiên hoặc tổng hợp). Mercaptobenzothiazol được bổ sung vào latex hoặc chất tổng hợp để cải thiện quá trình lưu hóa và làm giảm tốc độ lão hóa (tác nhân chống oxy hóa). Số CAS là [149-30-4].
Hình B.6 – Cấu trúc phân tử mercaptobenzothiazol
B.14.2 Rủi ro tiềm ẩn
Mercaptobenzothiazol là một chất gây dị ứng.
B.14.3 Phương pháp thử
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn để phân tích mercaptobenzothiazol trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép.
B.15 Protein chiết xuất được từ latex
B.15.1 Yêu cầu chung
Latex cao su tự nhiên (cis-1,4-polyisopren) được sử dụng đa dạng trong các sản phẩm, nếu được lưu hóa. Khi latex được sử dụng dưới dạng cô đặc để sản xuất các sản phẩm nhúng như găng tay kiểm tra y tế, vòng tránh thai, dây đàn hồi và chất kết dính, latex có thể chứa các protein dư.
B.15.2 Rủi ro tiềm ẩn
Các chất này là các chất gây dị ứng, có khả năng gây sốc phản vệ ở những người nhạy cảm. Điều này được gọi là “dị ứng cao su loại 1”.
B.15.3 Phương pháp thử
Theo tiêu chuẩn này, hàm lượng của các protein chiết xuất được từ latex có thể được thử bằng một trong các phương pháp được mô tả trong EN 455-3 (để đánh giá về mặt sinh học).
B.16 N-etylphenylamin
B.16.1 Yêu cầu chung
N-etylphenylamin (N-etylaminobenzen) là amin bậc hai được sử dụng làm sản phẩm trung gian cho thuốc nhuộm, số CAS là [103-69-5].
Hình B.7 – Cấu trúc phân tử N-etylphenylamin
B.16.2 Rủi ro tiềm ẩn
N-etylphenylamin gây độc khi bị hít vào, thông qua tiếp xúc với da và nếu nuốt.
B.16.3 Phương pháp thử
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn để phân tích N-etylphenylamin trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép.
B.17 Niken – Ni
Đối với niken, xem B.13.
B.18 Nitrosamin
B.18.1 Yêu cầu chung
Các nitrosamin là các hợp chất hóa học có cấu trúc hóa học R1N(-R2)-N=O, một số trong các nitrosamin có thể là chất gây ung thư.
Các nitrosamin có thể được sử dụng trong sản phẩm cao su, thuốc trừ sâu và một số mỹ phẩm.
Hình B.8 — Cấu trúc phân tử các nitrosamin
B.18.2 Rủi ro tiềm ẩn
Các nitrosamin có thể gây ung thư ở nhiều loài động vật khác nhau, dấu hiệu cho thấy chúng cũng có thể gây ung thư ở người. Dữ liệu dịch tễ học cho thấy nitrosamin trong thực phẩm bảo quản có thể gây ung thư dạ dày.
Các chất này phải được xác định trong giầy dép cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi.
B.18.3 Phương pháp thử
Theo tiêu chuẩn này, hàm lượng của các nitrosamin có thể được xác định bởi TCVN 10069 (EN 12868).
B.19 Alkylphenol và alkylphenoletoxylat (NP, OP, NPEO, OPEO)
B.19.1 Yêu cầu chung
Các alkylphenol (AP) và các alkylphenoletoxylat (APEO) được sử dụng trong chất dẻo làm chất phụ gia, chất hóa dẻo và các thành phần hoạt tính bề mặt trong chất tẩy rửa công nghiệp và chất nhũ hóa. Alkylphenoletoxylat hóa và các alkylphenoletoxylat (APEO) được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt công nghiệp trong sản xuất len và kim loại, làm chất nhũ hóa để trùng hợp nhũ tương, trong chất tẩy rửa phòng thử nghiệm và thuốc trừ sâu.
AP được sử dụng phổ biến là nonylphenol (NP) và, ở mức độ thấp hơn, octylphenol (OP), trong cả hai trường hợp phần lớn là các đồng phân được thế ở vị trí para (> 90%). APEO được tạo ra bởi phản ứng ngưng tụ của AP với etylen ôxit. Trong khi các sản phẩm ngưng tụ thấp hơn (số đơn vị etoxylat vào khoảng 4) được sử dụng làm chất nhũ hóa, etoxylat cao hơn được sử dụng trong làm sạch vật liệu dệt và thảm và làm chất nhũ hóa trong dung môi và thuốc trừ sâu cho nông nghiệp. So với AP, nonylphenol etoxylat (NPEO) được sử dụng rộng rãi hơn octylphenol etoxylat (OPEO). AP hòa tan vừa phải trong nước trong khi APEO thường hòa tan trong nước nhiều hơn so với AP gốc.
CHÚ THÍCH Các APE là thành phần của một số chất tẩy rửa gia dụng; ở châu Âu, do lo ngại về môi trường, chúng được thay thế bằng rượu ethoxylat đắt hơn nhưng an toàn hơn.
B.19.2 Rủi ro tiềm ẩn
Nonylphenol và các nonyphenol etoxylat (NPEO) là một mối nguy cho người và cho an toàn môi trường trong quá trình pha chế hóa chất (không phải trong các sản phẩm cuối cùng).
B.19.3 Phương pháp thử
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn để phân tích alkylphenol và các alkylphenoletoxylat trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép.
B.20 Thiếc hữu cơ
B.20.1 Yêu cầu chung
Các hợp chất hữu cơ thiếc hoặc các stannan là các hợp chất hóa học trên cơ sở thiếc. Thiếc tributyl ôxit (hoặc viết tắt là thiếc tributyl) được sử dụng rộng rãi làm chất bảo quản gỗ. Các hợp chất thiếc tributyl được sử dụng làm tác nhân chống bám sinh vật biển.
Có ba ứng dụng chính cho các hợp chất hữu cơ thiếc. Thứ nhất, việc sử dụng thiếc tributyl (TBT) trong sơn chống hà cho tàu, thứ hai, việc sử dụng thiếc triphenyl (TPhT) làm thuốc trừ sâu, và thứ ba, việc sử dụng các hợp chất butyl- và thiếc octyl làm chất ổn định trong polyme. Do đó, nhiều sản phẩm vật liệu dệt có chứa các bộ phận polyme, chẳng hạn như áo phông có in, băng vệ sinh, lớp bọc và tã có thể chứa các hợp chất hữu cơ thiếc. Trong một số trường hợp, hợp chất hữu cơ thiếc được sử dụng làm thuốc trừ nấm trên vật liệu dệt phơi nhiễm với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vải bạt.
B.20.2 Rủi ro tiềm ẩn
Các thiếc hữu cơ hóa trị 3 rất độc. Các thiếc tri-n-alkyl là độc tố thực vật và do đó không được sử dụng trong nông nghiệp. Tùy thuộc vào các nhóm hữu cơ, chúng có thể là chất diệt khuẩn mạnh và thuốc diệt nấm. Các thiếc tributyl được sử dụng làm chất diệt khuẩn công nghiệp, ví dụ: như chất chống nấm trong vật liệu dệt và giấy, bột giấy và hệ thống nghiền giấy, nhà máy bia và hệ thống làm mát công nghiệp. Các thiếc tributyl cũng được sử dụng trong sơn chống hà. Các thiếc triphenyl được sử dụng làm các thành phần hoạt tính của các loại sơn chống nấm và thuốc diệt nấm nông nghiệp. Các thiếc triorgano khác được sử dụng làm thuốc trừ mạt và rầy.
Các thiếc diorgano không có hoạt tính kháng nấm, độc tính thấp và hoạt tính kháng khuẩn thấp, ngoại trừ các thiếc diphenyl. Chúng được sử dụng trong sản xuất polyme, như chất ổn định nhiệt PVC, và là chất xúc tác trong sản xuất polyuretan và đóng rắn silicon.
Thiếc monoorgano không có hoạt tính diệt khuẩn và độc tính của chúng đối với động vật có vú rất thấp. Thiếc methyl, thiếc butyl, thiếc octyl và các thiếc monoeste được sử dụng làm chất ổn định nhiệt PVC.
B.20.3 Phương pháp thử
Theo tiêu chuẩn này, hàm lượng của các thiếc hữu cơ có thể được thử bằng phương pháp thử trong TCVN 10941 (ISO/TS 16179).
B.21 Orthophenylphenol
B.21.1 Yêu cầu chung
2-Phenylphenol, hoặc o-phenylphenol, là một hợp chất hữu cơ, được gắn hai vòng benzen và một nhóm hydroxyl phenolic. Orthophenylphenol là một chất diệt khuẩn được sử dụng làm chất bảo quản.
Ứng dụng chính của 2-phenylphenol là thuốc diệt nấm nông nghiệp. 2-phenylphenol cũng được sử dụng để khử trùng trên xơ và các vật liệu khác. 2-phenylphenol được sử dụng để khử trùng bệnh viện và thiết bị thú y. Các công dụng khác là trong ngành công nghiệp cao su và là thuốc thử trong phòng thử nghiệm. 2-phenylphenol cũng được sử dụng trong sản xuất các loại thuốc diệt nấm khác, thuốc nhuộm, nhựa và hóa chất cho cao su. Số CAS là [90-43-7].
Muối natri của orthophenylphenol, natri orthophenylphenol, được sử dụng làm chất bảo quản.
Hình B.9 – Cấu trúc phân tử orthophenylphenol
B.21.2 Rủi ro tiềm ẩn
Tiếp xúc với mắt có thể gây kích ứng nghiêm trọng và bỏng có thể gây tổn thương mắt. Đối với một số người, 2-phenylphenol cũng có thể gây kích ứng da. 2-phenylphenol có liên quan đến sự hiếu động thái quá ở trẻ em.
B.21.3 Phương pháp thử
Theo tiêu chuẩn này, hàm lượng của orthophenylphenol có thể được thử bằng phương pháp thử trong TCVN 9555 (ISO 13365).
B.22 Chất phá hủy tầng ôzôn
B.22.1 Yêu cầu chung
Các cloflocacbon (CFC) (xem Bảng B.7) được sử dụng trong các thiết bị điều hòa/làm mát không khí, làm nhiên liệu phản lực phun sol khí trước những năm 1980, và trong các quá trình làm sạch thiết bị điện tử tinh vi. Chúng cũng xuất hiện dưới dạng sản phẩm phụ của một số quá trình hóa học. Không có nguồn tự nhiên đáng kể nào được phát hiện đối với các hợp chất này. Sự hiện diện của chúng trong khí quyển gần như là hoàn toàn do con người sản xuất ra.
Có thể xác định hai loại chất:
- a) Chất loại I: một trong nhiều nhóm hóa chất có khả năng làm suy giảm ôzôn từ 0,2 trở lên;
- b) Chất loại II: một trong nhiều nhóm hóa chất có khả năng làm suy giảm ôzôn dưới 0,2.
Danh sách các chất phá hủy tầng ôzôn loại I được cho trong Bảng B.7.
B.22.2 Rủi ro tiềm ẩn
Bất cứ khi nào các hóa chất phá hủy tầng ôzôn lên đến tầng bình lưu, chúng bị phân rã bởi tia cực tím và giải phóng các nguyên tử clo. Các nguyên tử clo hoạt động như một chất xúc tác và mỗi nguyên tử có thể phá vỡ hàng chục nghìn phân tử ôzôn trước khi bị loại bỏ khỏi tầng bình lưu. Với tuổi thọ của các phân tử CFC, thời gian phục hồi được đo trong nhiều thập kỷ. Theo tính toán, một phân tử CFC mất trung bình 15 năm để đi từ tầng mặt đất lên đến tầng khí quyển trên, và chất phá hủy tầng ôzôn có thể lưu trú ở đó hàng thế kỷ, phá hủy tới một trăm nghìn phân tử ôzôn trong thời gian đó.
B.22.3 Phương pháp thử
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn để phân tích chất phá hủy tầng ôzôn trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép.
Bảng B.7 – Danh sách các chất phá hủy tầng ôzôn loại I
Tên hợp chất | Công thức | SỐ CAS | |
Tricloflometan | CFC-11 | CFCl3 | 75-69-4 |
Diclodiflometan | CFC-12 | CF2Cl2 | 75-71-8 |
1,1,1 – triclotrifloetan | CFC-113 | C2F3Cl3 | 354-58-5 |
1,1,2-triclotrifloetan | CFC-113 | C2F4Cl2 | 76-13-1 |
Diclotetrafloetan | CFC-114 | C2F4Cl2 | 76-14-2 |
Monoclopentafloetan | CFC-115 | C2F5Cl | 76-15-3 |
Bromoclodiflometan | Halon-1211 | CF2ClBr | 353-59-3 |
Bromotriflometan | Halon-1301 | CF3Br | 75-63-8 |
Dibromotetrafloetan | Halon-2402 | C2f4Br2 | 124-73-2 |
Clotriflometan | CFC-13 | CF3Cl | 75-72-9 |
Pentaclofloetan | CFC-111 | C2FCl5 | 354-56-3 |
Tetraclodifloetan | CFC-112 | C2F2Cl4 | 76-12-0 |
Heptacloflopropan | CFC-211 | C3FCl7 | 422-78-6 |
Hexaclodiflopropan | CFC-212 | C3F2Cl6 | 3182-26-1 |
Pentaclotriflopropan | CFC-213 | C3F3Cl5 | 2354-06-5 |
Tetraclotetraflopropan | CFC-214 | C3F4Cl4 | 29255-31-0 |
Triclopentaflopropan | CFC-215 | C3F5Cl3 | 1599-41-3 |
Diclohexaflopropan | CFC-216 | C3F6Cl2 | 661-97-2 |
Monocloheptaflopropan | CFC-217 | C3F7Cl | 422-86-6 |
Cacbon tetraclorua | CC14 | CCl4 | 56-23-5 |
1,1,1-tricloetan | Metyl cloform | C2H3Cl3 | 71-55-6 |
Metyl bromide | CH3Br | 74-83-9 | |
Monoclodifuometan | HCFC-22 | CHF2Cl | 75-45-6 |
2,2-diclo-1,1,1-trifloetan | HCFC-123 | C2HF3Cl2 | 306-83-2 |
2-clo-1,1,1,2-tetrafloetan | HCFC-124 | C2HF4Cl | 2837-89-0 |
1,1-diclo-1-floetan | HCFC-141B | C2H3FCl2 | 1717-00-6 |
1-clo-1,1-difloetan | HCFC-142B | C2H3F2Cl1 | 75-68-3 |
B.23 Thuốc trừ sâu
B.23.1 Yêu cầu chung
Thuốc trừ sâu (xem Bảng B.8 và Bảng B.9) là một chất hoặc hỗn hợp các chất nhằm ngăn ngừa, tiêu diệt, đuổi hoặc làm giảm bớt thiệt hại của các loại sâu bệnh. Thuốc trừ sâu có thể là một chất hóa học, tác nhân sinh học (như vi rút hoặc vi khuẩn), chất kháng khuẩn hoặc chất khử trùng.
B.23.2 Rủi ro tiềm ẩn
Nhiều thuốc trừ sâu có thể là chất độc đối với người.
Bảng B.8 – Thuốc trừ sâu có trong vật liệu dệt
Chất | Số CAS | Chất | Số CAS |
DDT op’ | 789-02-6 | Aldrin | 309-00-2 |
DDT pp’ | 50-29-3 | Dieldrin | 60-57-1 |
DDD op’ | 72-54-8 | Endrin | 72-20-3 |
DDD pp’ | 72-55-9 | Endosulfan | |
DDE | Mirex | 2385-85-5 | |
HCHs không có Lindane | Toxaphene | 8001-35-2 | |
Lindane | 58-89-9 | Heptaclor | 76-44-8 |
Hexaclobenzen | 118-74-1 | Heptacloepoxit | 93-76-5 |
Carbaryl | 63-25-2 | 2,4-D | 94-75-7 |
Trifluralin | 1582-09-8 | 2,4,5-T | 93-76-5 |
Metoxyclor | 72-43-5 |
Bảng B.9 – Thuốc trừ sâu có trong da
Chất | Số CAS | Chất | Số CAS |
DDT op’ | 789-02-6 | Dieldrin | 60-57-1 |
DDT pp’ | 50-29-3 | Etylparathion | 56-38-2 |
DDD op’ | 72-54-8 | Endosulfan | |
DDD pp’ | 72-55-9 | Mirex | 2385-85-5 |
DDE | Dichlofluanide | 1085-98-9 | |
HCHs không có Lindane | Heptacloepoxit | 93-76-5 | |
Lindane | 58-89-9 | Pentacloanisol | 1825-21-4 |
Malathion | 121-75-5 | Permethrin | 52645-53-1 |
Metoxyclor | 72-43-5 | Tolyfluanide | 731-27-1 |
Aldrin | 309-00-2 | Clorthalonil | 1897-45-6 |
B.23.3 Phương pháp thử
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn để phân tích thuốc trừ sâu trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép.
B.24 Perflorooctan sulfonat (PFOS) và perflorooctanoic axit (PFOA)
B.24.1 Yêu cầu chung
Perflorooctanoic axit (PFOA), còn được gọi là C8, là một axit nhân tạo có nhiều công dụng công nghiệp. PFOA có thể được gọi cho chính axit hoặc các muối chính của PFOA (ví dụ: Perflorooctanoat ammoni).
Perflorooctan sulfonat là hợp chất có liên quan, được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt.
Hình 10 – Cấu trúc phân tử PFOS
Hình B.11 – Cấu trúc phân tử PFOA
Perflorooctan sulfonat (PFOS, hoặc perflorooctanyl sulfonat) là anion với công thức C8F17SO3-. Đó là bazơ liên hợp của axit sulfonic perflorooctan. Các muối của anion này được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt.
PFOS có thể chỉ được sử dụng ở một số phần nhất định hoặc trong lớp phủ của một số sản phẩm nhất định, chẳng hạn như vật liệu dệt và chỉ cấm sử dụng một số octansulfonat cụ thể.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) từ năm 2002, PFOS là những chất chỉ có thể bị thoái hóa trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, tích tụ và độc hại đối với động vật có vú. Việc đánh giá rủi ro đã đặt ra sự cần thiết phải làm giảm nguy cơ do PFOS gây ra đối với sức khỏe con người và nguy hại đối với môi trường.
PFOS thuộc nhóm các chất hoạt động bề mặt perflo hóa. Chất hoạt động bề mặt perflo hóa rất bền đối với các hóa chất và nhiệt và cũng như với ánh sáng (bức xạ UV). Chúng có tính chất chống bám bẩn, bám dầu và nước tuyệt vời. Hợp chất có nguồn gốc từ perflorooctansulfonat (PFOS), do đó, có nhiều ứng dụng trong việc hoàn thiện bề mặt của vật liệu bao bì, thảm, vật liệu dệt, da và đồ nội thất. Các hợp chất polyme thường được sử dụng cho các ứng dụng như vậy. Chúng có liên kết hóa học chặt chẽ với chất nền (ví dụ: các xơ của thảm) để tránh bị rửa trôi. Chất hoạt động bề mặt perflo hóa cũng được thấy trong mỹ phẩm, sơn, thuốc bảo vệ thực vật và bình chữa cháy.
PFOS là chất hoạt động bề mặt hữu cơ, trong đó tất cả các nguyên tử hydro gắn vào khung carbon đã được thay thế bởi các nguyên tử flo. Điều này làm cho các phân tử rất ổn định, có thể tích tụ sinh học mạnh và độc hại. Liên kết hóa học giữa flo và số carbon là một trong những liên kết ổn định nhất được biết đến. Một số hợp chất polyflorinat hóa nhất định, chẳng hạn như PFOS, thực tế không thể phá hủy.
PFOS không xuất hiện trong tự nhiên. Do tính chất đặc biệt của chúng, chúng được sản xuất công nghiệp và được sử dụng trong một loạt các sản phẩm.
Đã có lệnh cấm sử dụng các chất có chứa phân nhóm của PFOS với công thức chung C8F17SO2X, trong đó X đại diện cho tất cả các loại dẫn xuất, bao gồm cả polyme. Đã có những thảo luận về các quy định tương tự đối với PFOA và các chất bị phân hủy thành PFOA, nhưng cho đến nay hiệu lực của các lệnh cấm chỉ áp dụng đối với một số nước, ví dụ: Canada.
CHÚ THÍCH Từ năm 2002, các công ty hóa chất của Đức đã ngừng sản xuất PFOS ở mọi nhà máy trên thế giới.
B.24.2 Rủi ro tiềm ẩn
PFOS được xếp loại là chất có thể gây ung thư cho người. Độc tính của PFOS đã được chứng minh;
PFOS được cho là rất bền vững và tích tụ sinh học rất cao (vPvB).
B.24.3 Phương pháp thử
Theo tiêu chuẩn này, hàm lượng của PFOS có thể được thử bằng phương pháp thử trong CEN/TS 15968.
B.25 pH
B.25.1 Yêu cầu chung
Điện thế của hydrô (pH) là thước đo tính axit hoặc tính kiềm của dung dịch. Các dung dịch nước ở 25 °C với pH < 7 được coi là có tính axit, trong khi đó các dung dịch có pH > 7 được coi là có tính bazơ (kiềm).
B.25.2 Rủi ro tiềm ẩn
Vật liệu có tính axit mạnh (pH < 3,2) hoặc tính kiềm mạnh (pH > 9,5) có thể kích ứng da.
B.25.3 Phương pháp thử
Theo tiêu chuẩn này, hàm lượng của pH có thể được thử bằng các phương pháp thử trong
– TCVN 7127 (ISO 4045), hoặc
– TCVN 7422 (ISO 3071).
B.26 Phtalat
B.26.1 Yêu cầu chung
Các phtalat, hoặc phtalat este, là nhóm các hợp chất hóa học được sử dụng chủ yếu làm các chất hóa dẻo (các chất được bổ sung vào chất dẻo để làm tăng độ mềm dẻo của chúng). Các phtalat chủ yếu được sử dụng để biến polyvinyl clorua từ chất dẻo rắn thành chất dẻo mềm.
Phtalat este là các dialkyl hoặc alkyl aryl este của axit 1,2-benzendicacboxylic; tên gọi phtalat có dẫn xuất từ axit phtalic. Khi được bổ sung vào chất dẻo, các phtalat cho phép các phân tử polyvinyl dài trượt lên nhau. Các phtalat thể hiện tính tan trong nước thấp, tính tan trong dầu cao và độ bay hơi thấp.
Hình B.12 – Cấu trúc phân tử các phtalat
Các phtalat được sử dụng rộng rãi nhất là di-2-etylhexyl phtalat (DEHP), diisodecyl phtalat (DIDP) và diisononyl phtalat (DINP). DEHP là chất hóa dẻo chủ yếu được sử dụng trong PVC, do chi phí thấp.
Các phtalat (xem Bảng B.10) cũng thường được sử dụng trong sơn móng tay, mồi câu cá, chất kết dính, chất trám và pigment cho sơn. Các phtalat đang gây tranh cãi bởi vì nhiều phtalat với liều cao đã thể hiện hoạt tính nội tiết tố trong các nghiên cứu về động vật gặm nhấm.
Bảng B.10 – Danh sách các phtalat
Tên của phtalat | Tên viết tắt | Số CAS | Qui định 1907/2006/CE REACH Phụ lục 14 |
Di-iso-nonylphtalat | DINP | 28553-12-0 | không |
Di-n-octylphtalat | DNOP | 117-84-0 | không |
Di-(2-etylhexyl)-phtalat | DEHP | 117-81-7 | có |
Di-iso-decylphtalat | DIDP | 26761-40-0 | không |
Butylbenzylphtalat | BBP | 85-68-7 | có |
Dibutylphtalat | DBP | 84-74-2 | có |
Di-isobutylphtalat | DIBP | 84-69-5 | có |
B.26.2 Rủi ro tiềm ẩn
Các phtalat, bị nghi ngờ là các tác nhân gây ung thư ở người, có thể làm tổn thương gan, thận và sự phát triển của các cơ quan sinh sản. Các phtalat cũng có thể can thiệp vào sự phát triển bằng cách hoạt động bắt chước các hocmon oestrogen sinh dục và hoạt động như chất kháng androgen. Các nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa dị ứng ở trẻ em và các phtalat DEHP và BBP; một nghiên cứu chỉ ra rằng các phtalat có thể bắt chước hocmon estrogen nữ.
B.26.3 Phương pháp thử
Theo tiêu chuẩn này, hàm lượng của các phtalat có thể được thử bằng các phương pháp thử trong TCVN 10942 (ISO/TS 16181).
B.27 Biphenyl đa clo hóa
B.27.1 Yêu cầu chung
Các biphenyl đa clo hóa (PCB) là một loại hợp chất hữu cơ có từ 1 đến 10 nguyên tử clo gắn với biphenyl và có công thức hóa học tổng quát là C12H10-xClx. Phần lớn PCB được sản xuất để làm chất lỏng làm mát và cách nhiệt cho các máy biến áp công nghiệp và tụ điện, và cũng làm chất ổn định các phụ gia trong các lớp phủ PVC dẻo của các dây điện và linh kiện điện tử, chất pha loãng cho thuốc trừ sâu, dầu cắt, chất chống cháy, chất lỏng thủy lực, chất bịt kín (sử dụng trong ma tít, v.v…), chất kết dính, hoàn thiện sàn gỗ, sơn, tác nhân khử bụi và giấy copy không cacbon. Các PCB đã được phát hiện trong các sản phẩm được sử dụng để xử lý bề mặt vật liệu dệt.
Hình B.13 – Cấu trúc phân tử của các biphenyl đa clo hóa
B.27.2 Rủi ro tiềm ẩn
Độc tính của PCB biến thiên đáng kể giữa các hợp chất cùng loại. Các PCB đồng phẳng, được biết đến là các PCB không-ortho, bởi vì chúng không được thế ở các vị trí ortho của vòng (sát với) vòng khác (ví dụ: các PCB 77, 126, 169, v.v…), có xu hướng có các tính chất giống dioxin, và nói chung là một trong những đồng phân độc nhất.
CHÚ THÍCH Việc sản xuất PCB đã bị dừng lại vào những năm 1970 do độc tính cao của hầu hết các đồng phân PCB và các hỗn hợp. PCB được xếp vào loại chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
Đã phát hiện các PCB có ảnh hưởng lên não và hệ thần kinh, hệ nội tiết, ung thư, sự tái tạo và khả năng sinh sản hoặc các ảnh hưởng đến sự phát triển, tích tụ và tích tụ sinh học, hệ miễn dịch (bao gồm nhạy cảm và dị ứng).
B.27.3 Phương pháp thử
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn để phân tích PCB trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép.
B.28 Polyclophenol
B.28.1 Yêu cầu chung
Pentaclophenol (PCP) là một chất tổng hợp được sản xuất lần đầu tiên vào những năm 1930. Pentaclophenol có thể hiện diện dưới hai dạng: dạng chính là PCP hoặc là muối natri của PCP, hòa tan dễ dàng trong nước. Trong quá khứ, PCP đã được sử dụng làm thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, diệt tảo, chất khử trùng và là một thành phần trong sơn chống gỉ. Một số ứng dụng với các hạt giống nông nghiệp (sử dụng phi thực phẩm), da, công trình xây dựng, gỗ, tháp nước giải nhiệt, dây cáp và hệ thống nghiền giấy.
Tetraclophenol (TeCP) là thuốc trừ sâu và thuốc diệt khuẩn, được sử dụng làm chất bảo quản latex, gỗ và da.
Triclophenol (TriCP) là clorua hữu cơ của phenol có chứa ba nguyên tử clo liên kết cộng hóa trị. Triclophenol được tạo ra bằng cách halogen hóa ái điện tử của phenol với clo. Các đồng phân khác nhau của triclophenol tồn tại theo vị trí thế của clo trên vòng thơm của phenol. 2,4,6-Triclophenol, ví dụ, có hai nguyên tử clo ở các vị trí ortho và một nguyên tử clo ở vị trí para.
Hình B.14 – Cấu trúc phân tử và số CAS của các polyclophenol
Bảng B.11 – Danh sách các clophenol
Chất | Tên | Tên viết tắt | Số CAS |
Các triclophenol | 2,4,5-Triclophenol | 245-TriCP | 95-95-4 |
2,4,6-Triclophenol | 246-TriCP | 88-06-2 | |
2,3,5-Triclophenol | 235-TriCP | 933-78-8 | |
3,4,5-Triclophenol | 345-TriCP | 609-19-8 | |
2,3,6-Triclophenol | 236-TriCP | 933-75-5 | |
2,3,4-Triclophenol | 234-TriCP | 15950-66-0 | |
Các tetraclophenol | 2,3,4,6-Tetraclophenol | 2346-TeCP | 58-90-2 |
2,3,5,6-Tetraclophenol | 2356-TeCP | 935-95-5 | |
2,3,4,5-Tetraclophenol | 2345-TeCP | 4901-51-3 | |
Pentaclophenol | PCP | 87-86-5 |
B.28.2 Rủi ro tiềm ẩn
Phơi nhiễm ngắn hạn với một lượng lớn các polyclophenol có thể gây tác hại đến gan, thận, máu, phổi, hệ thần kinh, hệ thống miễn dịch và đường tiêu hóa.
Tiếp xúc với các polyclophenol (đặc biệt ở dạng hơi) có thể gây kích ứng da, mắt và miệng. Phơi nhiễm lâu dài ở nồng độ thấp, chẳng hạn như phơi nhiễm xảy ra tại nơi làm việc, có thể gây tổn hại cho gan, thận, máu và hệ thần kinh. Cuối cùng, phơi nhiễm với các polyclophenol cũng liên quan đến các tác nhân gây ung thư, thận và thần kinh. Các polychlorophenol CP được xếp vào nhóm các chất có thể gây ung thư cho người.
B.28.3 Phương pháp thử
Theo tiêu chuẩn này, hàm lượng của các polyclophenol có thể được thử theo các phương pháp thử trong
– CEN/TR 14823, hoặc
– TCVN 10060 (ISO 17070), hoặc
– XPG 08-015.
B.29 Polyclopren
B.29.1 Yêu cầu chung
Polyclopren là một chất đàn hồi có tính chất đặc biệt, được sản xuất từ quá trình trùng hợp clopren. Polyclopren được sản xuất cả ở dạng homopolyme và copolyme.
B.29.2 Rủi ro tiềm ẩn
Polyclopren có thể là một chất gây dị ứng.
B.29.3 Phương pháp thử
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn để phân tích polyclopren trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép.
B.30 Paraphenylen diamin
B.30.1 Yêu cầu chung
Para-etylen-diamin hoặc p-phenylenediamin (PPD) là một hợp chất amin thơm, với công thức C6H8N2 hoặc C6H4 (NH2)2 và số CAS [106-50-3].
Para-etylen-diamin được sử dụng cùng với thuốc nhuộm trong công nghiệp da và công nghiệp dệt.
B.30.2 Rủi ro tiềm ẩn
Chất này có thể gây kích ứng cho mắt. Hít phải bụi có thể gây phản ứng hen. Sưng miệng và cổ họng có thể được quan sát thấy sau khi uống. Chất này có thể gây ảnh hưởng đến máu, dẫn đến sự hình thành chứng xuất huyết. Phơi nhiễm có thể dẫn đến tử vong.
Tiếp xúc nhiều lần hoặc lâu dài có thể gây mẫn cảm với da. Phơi nhiễm do hít phải nhiều lần hoặc kéo dài có thể gây ra hen suyễn. Các chất có thể có ảnh hưởng thận, dẫn đến suy thận.
B.30.3 Phương pháp thử
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn để phân tích paraphenylenediamin trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép.
CHÚ THÍCH Paraphenylenediamin có thể được phát hiện trong da và vật liệu dệt bằng phương pháp thử được sử dụng cho các amin thơm (xem B.3).
B.31 Para butyl phenol formaldehyt bậc ba
B.31.1 Yêu cầu chung
Para butyl phenol formaldehyt bậc ba (PTBF) là chất nhựa kết dính cho keo dán, với số CAS [25085-50-1].
B.31.2 Rủi ro tiềm ẩn
Para butyl phenol formaldehyt bậc ba có thể là chất gây dị ứng.
B.31.3 Phương pháp thử
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn để phân tích para butyl phenol formaldehyt bậc ba trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép.
B.32 Paraffin clo hóa mạch ngắn (C10-C13)
B.32.1 Yêu cầu chung
Các paraffin clo hóa (CP) là hỗn hợp phức tạp của các n-ankan polyclo hóa và được giới thiệu vào những năm 1930. Mức độ clo hóa của CP có thể thay đổi từ 30 % đến 70 %. Các CP được phân chia thành các phân đoạn dựa trên độ dài chuỗi cacbon thành paraffin clo mạch ngắn (SCCP, C10-13), CP mạch trung bình (MCCP, C14-17) và CP mạch dài (LCCP, C>17). Hơn 200 công thức CP được sử dụng cho hàng loạt các ứng dụng công nghiệp, chẳng hạn làm chất chống cháy và chất hóa dẻo, và làm chất phụ gia trong các chất lỏng tiếp xúc với kim loại, chất bịt kín, sơn và vật liệu phủ.
B.32.2 Rủi ro tiềm ẩn
Các paraffin clo hóa mạch ngắn (C10-13) được xếp vào loại bền vững và các tính chất vật lý của chúng hàm ý tiềm năng tích tụ sinh học cao. Hơn nữa, CP được xếp vào loại độc hại đối với sinh vật thủy sinh, và gây ung thư cho các loài chuột. SCCP được xếp vào nhóm 2B có khả năng gây ung thư cho con người.
B.32.3 Phương pháp thử
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn để phân tích các paraffin clo hóa mạch ngắn (C10-13) trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép.
B.33 2-(thiocyanatometylthio)-1,3-benzothiazol (TCMTB)
B.33.1 Yêu cầu chung
TCMTB [2-(thiocyanatometylthio)-1,3-benzothiazol] là thuốc diệt khuẩn được sử dụng như một loại thuốc diệt nấm. Số CAS là [21564-17-0].
CHÚ THÍCH Tên gọi khác của TCMTB là (2-benzothiazolylthio)metyl thiocyanat.
Hình B.15 – Cấu trúc phân tử của TCMTB
B.33.2 Rủi ro tiềm ẩn
TCMTB có thể tạo ra các phản ứng dị ứng. Hơn nữa, TCMTB có thể gây kích ứng cho mắt, hệ hô hấp và da; TCMTB có thể có hại nếu nuốt phải.
B.33.3 Phương pháp thử
Theo tiêu chuẩn này, hàm lượng của TCMTB có thể được thử bằng phương pháp thử trong TCVN 9555 (ISO 13365).
B.34 Thiuram và thiocacbamat
B.34.1 Yêu cầu chung
Thiuram và thiocacbamat là các chất tăng tốc thứ cấp được sử dụng trong sản xuất cao su lưu hóa.
B.34.2 Rủi ro tiềm ẩn
Thiuram và thiocacbamat có thể là các chất gây dị ứng tiếp xúc và có thể kích ứng da.
B.34.3 Phương pháp thử
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn để phân tích thiuram và thiocacbamat trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép.
B.35 Monome vinyl clorua
B.35.1 Yêu cầu chung
Monome vinyl clorua là hóa chất công nghiệp quan trọng chủ yếu được sử dụng để sản xuất các polyme của nó, polyvinyl clorua (PVC). Số CAS là [75-01-4],
CHÚ THÍCH Tên khác của monome vinyl clorua is cloeten.
Hình B.16 – Cấu trúc phân tử monome vinyl clorua
B.35.2 Rủi ro tiềm ẩn
Ở nhiệt độ phòng, vinyl clorua là một loại khí độc, không màu với mùi hơi ngọt. Monome vinyl clorua được xếp vào nhóm các chất gây ung thư cho con người.
Do bản chất nguy hại của vinyl clorua đối với sức khỏe con người, không có sản phẩm cuối cùng nào sử dụng vinyl clorua ở dạng monome. Khi vinyl clorua đã được polyme hóa, vinyl clorua rất ổn định và không nguy hiểm và có thể được sử dụng cho một số lượng lớn các sản phẩm cuối cùng.
B.35.3 Phương pháp thử
Theo tiêu chuẩn này, hàm lượng của monome vinyl clorua có thể được xác định theo ISO 6401.
B.36 Hydrocacbon đa vòng thơm
B.36.1 Yêu cầu chung
Các hydrocacbon đa vòng thơm (PAH) bao gồm khoảng 100 chất khác nhau. Chúng có cấu trúc phân tử tương tự nhau, vì tất cả đều là các hợp chất có ít nhất hai vòng hydrocacbon thơm nằm sát nhau. Tuy nhiên, sự quan tâm chú ý tập trung chủ yếu vào các hợp chất đa vòng thơm, trong đó có từ bốn đến bảy vòng thơm được hợp nhất với nhau, chẳng hạn như naphtalen, antraxen, chrysen hoặc benzo(a)pyren (xem Bảng B.12).
Antraxen là một ví dụ (xem Hình B.17).
Hình B.17 – Cấu trúc của Antraxen
Bảng B.12 – Danh sách các hydrocacbon đa vòng thơm
Chất | Số CAS | EINECS |
BENZO[A]PYREN | 50-32-8 | No: 200-028-5 |
BENZO[E]PYREN | 192-97-2 | 205-892-7 |
BENZO[A]ANTRAXEN | 56-55-3 | 200-280-6 |
DIBENZO[A,H]ANTRAXEN | 53-70-3 | 200-181-8 |
BENZO[B]FLOANTEN | 205-99-2 | 205-911-9 |
BENZO[J]FLOANTEN | 205-82-3 | 205-910-3 |
BENZO[K]FLOANTEN | 207-08-9 | 205-916-6 |
CHRYSEN | 218-01-9 | 205-923-4 |
CHÚ THÍCH 1 Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) xếp loại 16 PAH là các chất ô nhiễm chính: naphtalen, acenaphtylen, acenaphten, flo, phenantren, antraxen, floanten, pyren, benzo(a)antraxen, chrysen, benzo(a)pyren, benzo(b)floanten, benzo(k)floanten, dibenzo(a,h)antraxen và indeno [1,2,3-cd] perylen.
CHÚ THÍCH 2 Để tránh nguy hiểm cho sức khỏe, các sản phẩm tiêu dùng của Đức phải đáp ứng các yêu cầu pháp lý theo Mục 30 của Bộ luật về Thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi của Đức, Phần 3 trong ProdSG hoặc Pháp lệnh về Cấm hóa chất. Vì lý do này, Ủy ban về thiết bị công nghệ kỹ thuật và các sản phẩm têu dùng của Đức đã ra quyết định vào tháng 11 năm 2007 về việc phải thực hiện kiểm tra PAH trong các điều kiện trao giải nhãn hiệu GS được giới thiệu từ năm 1977. Nguyên nhân của thử nghiệm bổ sung này là do có khả năng nhiễm PAH bởi các loại dầu hóa dẻo trong cao su và chất dẻo mềm, bởi muội than làm pigment trong cao su và chất dẻo, trong sơn và bởi naphtalen được sử dụng để bảo quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
B.36.2 Rủi ro tiềm ẩn
Các PAH này, và trên hết là benzo[a]pyren, đều bị cấm vì chúng gây các tác động suy giảm nội tiết tố, gây đột biến, gây ung thư và khả năng sinh sản. Khi vào cơ thể, chúng tích tụ trong mô mỡ, và thậm chí có thể đi qua phổi nếu chúng được gắn vào các hạt muội than. Hơn nữa, không chỉ PAH có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, mà chúng còn có thể tồn tại rất lâu và ở khắp mọi nơi. PAH là thành phần tự nhiên của than và dầu mỏ, do đó cũng xuất hiện trong các sản phẩm được chế tạo từ những nguyên liệu thô này, chẳng hạn như hắc ín, bitum hoặc nhựa đường. Chúng cũng được pha trộn vào chất dẻo làm chất phụ gia để cải thiện tính chất của chúng. Và chúng phát sinh khi đốt các vật liệu hữu cơ như gỗ hoặc thuốc lá. Việc sử dụng các dư lượng của đốt cháy làm các chất màu giá rẻ không tránh khỏi việc đưa PAH vào các sản phẩm tương ứng.
B.36.3 Phương pháp thử
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn để phân tích PAH trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép.
B.37 Phenol
B.37.1 Yêu cầu chung
Ứng dụng chính của phenol gồm có chuyển hóa thành chất dẻo hoặc các vật liệu liên quan. Ví dụ: ngưng tụ với formaldehyde cho nhựa phenolic. Chất tẩy rửa không ion được sản xuất bằng cách alkyl hóa phenol để tạo alkylphenol.
Phenol cũng còn là tiền chất đa dụng cho một lượng lớn thuốc và nhiều loại thuốc trừ sâu.
Phenol (xem Hình B.18) trong quá khứ được sử dụng làm chất diệt khuẩn.
Hình B.18 – Cấu trúc của phenol
B.37.2 Rủi ro tiềm ẩn
Phenol và hơi của phenol làm phá hủy dần mắt, da và đường hô hấp. Tiếp xúc nhiều lần hoặc lâu dài với da có thể gây viêm da, hoặc thậm chí bỏng độ hai và độ ba do các tính chất ăn da và tính tẩy nhờn của phenol. Hít phải hơi phenol có thể gây phù phổi. Phơi nhiễm lâu dài hoặc nhiều lần với phenol có thể bị ảnh hưởng có hại trên gan và thận. Không có bằng chứng cho thấy phenol gây ung thư ở người.
B.37.3 Phương pháp thử
Theo tiêu chuẩn này, có thể xác định hàm lượng của phenol bằng phương pháp thử trong TCVN 12239 (ISO 20536).
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 1382, Cao su – từ vựng
[2] TCVN 7422 (ISO 3071), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định pH của dung dịch chiết
[3] TCVN 7127 (ISO 4045), Da – Phép thử hóa học – Xác định độ pH
[4] TCVN 8831 (ISO 5398) (tất cả các phần), Da – Xác định hàm lượng crôm oxit
[5] ISO 6401, Plastics – Poly(vinyl chloride) – Determination of residual vinyl chloride monomer – Gas-chromatographic method
[6] TCVN 13365 (ISO 13365), Da – Phép thử hóa – Xác định hàm lượng các chất bảo quản (TCMTB, PCMC, OPP, OIT) có trong da bằng sắc ký lỏng
[7] TCVN 7421-1 (ISO 14184-1), Vật liệu dệt – Xác định formaldehyt – Phần 1: Formaldehyt tự do và thủy phân (phương pháp chiết trong nước)
[8] TCVN 10941 (ISO/TS 16179), Giầy dép – Các chất có hại tiềm ẩn trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép. Xác định hợp chất hữu cơ thiếc có trong vật liệu làm giầy dép
[9] TCVN 10942 (ISO/TS 16181), Giầy dép – Các chất có hại tiềm ẩn trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép. Xác định phtalat có trong vật liệu làm giầy dép
[10] TCVN 10943 (ISO/TS 16186), Giầy dép – Các chất có hại tiềm ẩn trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép – Phương pháp định lượng dimetyl fumarat (DMFU) có trong vật liệu làm giầy dép
[11] TCVN 10060 (ISO 17070), Da – Phép thử hóa – Xác định hàm lượng Pentaclophenol
[12] TCVN 9556-1 (ISO 17072-1), Da – Xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp hóa học – Phần 1: Các kim loại chiết được
[13] TCVN 9556-2 (ISO 17072-2), Da – Xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp hóa học – Phần 2: Tổng hàm lượng kim loại
[14] TCVN 8832 (ISO 17075), Da – Phép thử hóa – Xác định hàm lượng crôm(VI)
[15] TCVN 7535-1 (ISO 17226-1), Da – Xác định hàm lượng formaldehyt bằng phương pháp hóa học – Phần 1: Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
[16] TCVN 7535-2 (ISO 17226-2), Da – Xác định hàm lượng formaldehyt bằng phương pháp hóa học – Phần 2: Phương pháp so màu
[17] TCVN 9557-2 (ISO 17234-2), Da – Phép thử hóa xác định thuốc nhuộm azo có trong da nhuộm – Phần 2: Xác định 4-aminoazobenzen
[18] TCVN 9557-1 (ISO 17234-1), Da – Phép thử hóa xác định thuốc nhuộm azo có trong da nhuộm – Phần 1: Xác định một số amin thơm được sinh ra từ thuốc nhuộm azo
[19] ISO 17353, Water quality – Determination of selected organotin compounds – Gas chromatographic method
[20] ISO 18856, Water quality – etermination of selected phthalates using gas chromatography/mass spectrometry
[21] EN 120, Wood based panels – Determination of formaldehyde content – Extraction method called the perforator method
[22] EN 455-3, Medical gloves for single use – Part 3: Requirements and testing for biological evaluation
[23] EN 717-3, Wood-based panels- Determination of formaldehyde release. Formaldehyde release by the flask method
[24] EN 923, Adhesives – Terms and definitions
[25] EN 1122, Plastics – Determination of Cadimium – Wet decomposition method
[26] EN 1811, Reference test method for release of nickel from all post assemblies which are inserted into pierced parts of the human body and articles intended to come into direct and prolonged contact with the skin
[27] EN 12472, Method for the simulation of wear and corrosion for the detection of nickel release from coated items
[28] EN 12868, Child use and care articles – Method for determining the release of N-nitrosamines and N-nitrosatable substances from elastomer or rubber teats and soothers
[29] TCVN 7619-1 (ISO 14362-1), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định amin thơm giải phóng từ chất màu azo – Phần 1: Phát hiện việc sử dụng chất màu azo có chiết và không chiết xơ
[30] TCVN 7619-2 (EN 14362-2), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo – Phần 2: Phát hiện việc sử dụng thuốc nhuộm azo bằng cách chiết xơ
[31] TCVN 7619-3 (ISO 14362-3), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định amin thơm giải phóng từ chất màu azo – Phần 3: Phát hiện việc sử dụng chất màu azo có thể giải phóng 4-aminoazobenzen
[32] EN 14602, Footwear – Test methods for the assessment of ecological criteria
[33] CEN CR 12471, Screening tests for nickel release from alloys and coatings in items that come into direct and prolonged contact with the skin
[34] CEN/TR 14823, Durability of wood and wood-based products – Quantitative determination of pentachlorophenol in wood – Gas chromatographic method
[35] CEN/TS 15968, Determination of extractable perfluorooctanesulphonate (PFOS) in coated and impregnated solid articles, liquids and fire fighting foams – Method for sampling, extraction and analysis by LC–MSor LC – MS/MS
[36] DIN 54231, Textiles – Detection of disperse dyestuffs
[37] DIN 54232, Textiles – Determination of the content of bonds based on chlorobenzene and chlorotoluene
[38] Directive 2002/95/EC of the European Parliament and of the Council of 27 January 2003 on the restriction of the use of certain hazardous substances in electrical and electronic equipment
[39] European Commission, European Ecolabel, Available at: http://ec.europa.eu/environment/ecolabel/
[40] International Agency for Research on Cancer. Available at: www.iarc.fr
[41] Product Safety Act (ProdSG)
[42] Foodstuff and Animal Feed Code [Lebensmittel-, Bedarfsgegenstande-und Futtermittelgesetzbuch, LFGB]
[43] The Chemicals Prohibition Ordinance [Verordnung uber Verbote und Beschrankungen des Inverkehrbringens gefahrlicher Stoffe, Zubereitungen und Erzeugnisse nach dem Chemikaliengesetz]
[44] Organization for Economic Cooperation and Development. Available at: www.oecd.org
[45] Regulation (EC) No 66/2010 of the European Parliament and of the Council of 25 November 2009 on the EU Ecolabel. Available at: http://eur-lex.europa.eu
[46] Regulation EC 1907/2006 REACH: Regulations, Evaluation, Authorization and restriction of Chemicals
[47] XP G 08-015, PCP – TeCP- TriCP (Cellulosic natural textile and proteinic natural textile)
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Thuật ngữ và định nghĩa
3 Các hóa chất có trong vật liệu làm giầy dép
Phụ lục A (tham khảo) Vật liệu được sử dụng trong ngành công nghiệp giầy dép
Phụ lục B (tham khảo) Chất có hại tiềm ẩn trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép
Thư mục tài liệu tham khảo
1) Nylon là nhãn hiệu thương mại. Thông tin này được cung cấp để thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn này. Các sản phẩm tương đương có thể được sử dụng nếu chúng cho các kết quả tương tự.
2) Dralon, Orlon và Dolan các nhãn hiệu thương mại. Thông tin này được cung cấp để thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn này. Các sản phẩm tương đương có thể được sử dụng nếu cho các kết quả tương tự.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12337:2018 (ISO/TR 16178:2012) VỀ GIẦY DÉP – CÁC CHẤT CÓ HẠI TIỀM ẨN TRONG GIẦY DÉP VÀ CÁC CHI TIẾT CỦA GIẦY DÉP | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN12337:2018 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Hóa chất, dầu khí |
Ngày ban hành | 01/01/2018 |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |