TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12349:2018 (EN 14164:2014) VỀ THỰC PHẨM – XÁC ĐỊNH VITAMIN B6 BẰNG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12349:2018
EN 14164:2014
THỰC PHẨM – XÁC ĐỊNH VITAMIN B6 BẰNG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO
Foodstuffs – Determination of vitamin B6 by high performance chromatography
Lời nói đầu
TCVN 12349:2018 hoàn toàn tương đương với EN 14164:2014;
TCVN 12349:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THỰC PHẨM – XÁC ĐỊNH VITAMIN B6 BẰNG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO
Foodstuffs – Determination of vitamin B6 by high performance chromatography
CẢNH BÁO Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không đưa ra được tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định vitamin B6 trong thực phẩm bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Vitamin B6 là tổng các phần khối lượng pyridoxin, pyridoxal, pyridoxamin bao gồm các dẫn xuất phosphoryl hóa của chúng được xác định như là pyridoxin. Các dạng β-glycosyl hóa không đưa vào tính toán và có thể được xác định bằng phương pháp nếu trong TCVN 9513 (EN 14663) [1], theo đó các dạng khác của vitamin B6 (pyridoxal, pyridoxamin và pyridoxin) được tách ra và định lượng riêng. TCVN 8976 (EN 14166) [2] xác định tổng vitamin B6 bằng phép thử vi sinh.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851 (ISO 3696) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
3 Nguyên tắc
Pyridoxal, pyridoxamin và pyridoxin được chiết từ thực phẩm bằng cách thủy phân axit và dephosphoryl hóa bằng enzym phosphatase.
Bằng phản ứng với axit glyoxylic khi có mặt của Fe2+ làm chất xúc tác, pyridoxamin được chuyển thành pyridoxal, sau đó khử thành pyridoxin bằng tác động của natri borohydrit trong môi trường kiềm. Pyridoxin sau đó được định lượng trong dung dịch mẫu bằng phương pháp HPLC với detector huỳnh quang [3], (4).
4 Thuốc thử
Trong suốt quá trình phân tích chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước đạt loại 1 của TCVN 4851 (ISO 3696) hoặc nước cất hai lần, trừ khi có quy định khác.
4.1 Axit phosphatase, (CAS 9001-77-8), từ khoai tây, hoạt độ enzym là 33 nkat/mg[1] với cơ chất p-nitrophenyl phosphat ở pH 4,8 và T = 37 °C, ví dụ như từ Boehringer hoặc Sigma[2].33 nkat/mg tương ứng với 2 U/mg.
4.1.1 Dung dịch axit phosphatase
Chuẩn bị dung dịch axit phosphatase 20 mg/ml trong dung dịch natri axetat (4.14).
Để thu được sự thủy phân hoàn toàn các dạng vitamin B6 theo phosphoryl hóa thì cần dùng axit phosphatase hơn là Taka-diastase. Để thu được thủy phân hoàn toàn cần 300 mg Taka-diastase, trong khi đó với axit phosphatase thì chỉ cần 0,5 mg, xem [5],
4.1.2 Kiểm tra hoạt tính của axit phosphatase
Hoạt tính của axit phosphatase có thể được kiểm tra như sau.
Chuẩn bị dung dịch gốc pyridoxal phosphate (4.9) 0,1 mg/ml trong nước.
Trộn 3,0 ml dung dịch gốc PLP và 10 ml axit clohydric (4.21) trong bình định mức 20 ml và đổ đầy nước đến vạch. Kiểm tra nồng độ PLP bằng cách đo độ hấp thụ ở 293 nm trong cuvet 1 cm sử dụng máy đo quang phổ UV (5.1) dùng dung dịch axit clohydric (4.20) để so sánh. Hệ số hấp thụ mol (e) của PLP trong HCI 0.1 mol/l là 7 200.
Tính nồng độ khối lượng của dung dịch gốc ρPLP, bảng miligam trên mililit theo công thức (1):
(1) |
Trong đó:
A293 là giá trị hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 293 nm;
MPLP là khối lượng phân tử của chất chuẩn vitamin B6, tính bằng gam trên mol (MPLP = 247,14);
F là hệ số pha loãng (trường hợp này F = 20/3);
ε là hệ số hấp thụ mol của PLP trong axit clohydric 0,1 mol/l ở bước sóng 293 nm (trường hợp này ε = 7200), tính bằng l.mol-1cm-1, xem [6].
Lấy 1,0 ml dung dịch gốc PLP để chiết và thực hiện theo 6.2.1, 6.2.2, 6.2.3 và 6.2.4.
Tính tỷ lệ chuyển đổi pyridoxin (PN) từ dung dịch pyridoxal phosphat dephosphorylat hóa theo công thức (2):
(2) |
Trong đó:
PPN HCl là nồng độ khối lượng của pyridoxin clohydric trong dung dịch chuẩn, tính bằng microgam trên mililit (μg/ml);
As là diện tích pic hoặc chiều cao pic pyridoxin thu được với dung dịch mẫu thử, tính bằng đơn vị diện tích hoặc chiều cao;
2 là hệ số pha loãng của phản ứng với natri borohydrid nếu bổ sung axit axetic, hệ số pha loãng là 1,9;
100 là tổng thể tích của dung dịch mẫu thử, tính bằng mililit (ml);
0,822 là hệ số chuyển đổi pyridoxin clohydric thành pyridoxin;
100 là hệ số chuyển đổi thành %;
MPLP là khối lượng phân tử của pyridoxal phosphat (PLP), tính bằng gam trên mol (g/mol) (MPLP = 247,14);
AST là diện tích pic hoặc chiều cao pic pyridoxin thu được với dung dịch thử chuẩn, tính bằng đơn vị diện tích hoặc chiều cao;
1000 là hệ số chuyển microgam thành miligam;
ρPLP là nồng độ khối lượng của pyridoxal phosphat (PLP) trong dung dịch gốc, tính bằng miligam trên mililit;
MPN là khối lượng phân tử của pyridoxin (PN), tính bằng gam trên mol (MPN = 169,1).
4.2 Natri axetat, trihydrat, phần khối lượng w(CH3COONa.3H2O) ≥ 99,0 %.
4.3 Axit axetic băng, w(CH3COOH) ≥ 99,8 %.
4.4 Axit glyoxylic, w(CH3COONa.3H2O) ≥ 97,0 %.
4.5 Sắt (II) sulfat, ngậm bảy phân tử nước, w(FeSO4.7H2O) ≥ 99,5 %.
4.6 Natri hydroxit, w(NaOH) ≥ 99,0 %.
4.7 Natri bohydrua, w(NaBH4) ≥ 97,0 %.
4.8 Kali dihydro phosphat, w(KH2PO4) ≥ 99,0 %.
4.9 Pyridoxal phosphat (PLP), w ≥ 99,0 %.
4.10 Axit ortophosphoric, w(H3PO4) ≥ 84,0 %.
4.11 Natri odansulfonat, w(C8H17NaO3S) ≥ 98,0 %, hoặc natri heptansunfonat w(C7H15NaO3S) ≥ 98,0 %.
4.12 Axetonitril (loại HPLC), w(C2H3N) ≥ 99,8 %.
4.13 Dung dịch natri axetat, nồng độ chất c(CH3COONa.3H2O) = 2,5 mol/l.
Hòa tan 170,1 g natri axetat, trihydrat (4.2) trong 500 ml nước.
4.14 Dung dịch natri axetat, c(CH3COONa.3H2O) = 0,05 mol/l (pH = 4,5).
Hòa tan 6,8 g natri axetat, trihydrat (4.2) trong 1 lit nước. Chỉnh pH đến 4,5 bằng axit axetic băng (4.3).
4.15 Dung dịch sắt sulfat, c(FeSO4.7H2O) = 0,0132 mol/l.
Hòa tan 36,6 mg sắt (II) sulfat ngậm bảy phân tử nước (4.5) trong 10 ml dung dịch natri axetat (4.14). Chuẩn bị dung dịch mới trong ngày sử dụng.
CHÚ THÍCH Trong một nghiên cứu do Mann và cộng sự thực hiện, xem [7], có sử dụng dung dịch sắt (II) sulfat 10g/l. Nồng độ này dựa trên việc chuyển đổi pyridoxamin thành pyridoxal ở mức pyridoxamin lên đến 8 lần mức vitamin B6 tối thiểu được quy định trong Thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh ở Mỹ, xem Mann và cộng sự [8]. Nồng độ này không cần thiết đối với châu Âu.
4.16 Dung dịch natri hydroxit, c(NaOH) = 0,2 mol/l.
Hòa tan 800 mg natri hydroxit (4.6) trong 100 ml nước.
4.17 Dung dịch natri hydroxit, c(NaOH) = 6,0 mol/l.
Hòa tan 24 g natri hydroxit (4.6) trong 100 ml nước.
4.18 Dung dịch natri borohydrua, c(NaBH4) = 0,1 mol/l.
Hòa tan 378 mg natri borohydrid (4.7) trong 100 ml dung dịch natri hydoxid (4.16). Chuẩn bị dung dịch mới trong ngày sử dụng.
4.19 Dung dịch axit glyoxylic, c(C2H2O3.H2O) = 1 mol/l (pH = 4,5).
Hòa tan 4,7 g axit glyoxylic monohydrat (4.4) trong 30 ml dung dịch natri axetat (4.13). Chỉnh pH đến 4,5 bằng dung dịch natri hydroxit (4.17) và pha loãng bằng nước đến vạch 50 ml. Chuẩn bị dung dịch mới trong ngày sử dụng.
4.20 Axit clohydric, c(HCl) = 0,1 mol/l.
4.21 Axit clohydric, c(HCl) = 0,2 mol/l.
4.22 Pha động HPLC
Cho vào cốc có mỏ 940 ml nước, 40 ml axetonitril (4.12), 160 mg natri octanesulfonat hoặc natri heptanesulfonat (4.11) và 6,8 g kali dihydro phosphat (4.8).
Sau khi hòa tan natri octansulfonat hoặc natri heptansulfonat và kali dihydro phosphat bằng cách khuấy, chỉnh pH đến 2,5 bằng axit ortophosphoric (4.10). Chuyển dung dịch vào bình định mức 1 lít. Thêm nước đến vạch. Lọc qua thiết bị lọc 0,45 μm (5.5).
4.23 Pyridoxin hydroclorua (chất chuẩn vitamin B6), w(C8H11NO3HCI) ≥ 99 %.
4.24 Dung dịch gốc pyridoxin hydroclorua, nồng độ khối lượng ρ ≈ 0,5 mg/ml.
Hòa tan một lượng chính xác pyridoxin hydrochlorua (4.23), ví dụ: 50 mg, trong một thể tích đã xác định, ví dụ: 100 ml nước. Dung dịch gốc ổn định trong 4 tuần nếu được bảo quản 4 °C ở nơi tối.
Để kiểm tra nồng độ, pha loãng 0,5 ml dung dịch gốc pyridoxin hydrochlorua (4.24) đến 20 ml bằng HCI 0,1 mol/l (4.20) và đo độ hấp thụ ở 290 nm trong cuvet 1 cm, sử dụng máy đo quang phổ UV (5.1) dùng dung dịch HCI 0,1 mol/l (4.20) làm dung dịch so sánh. Tính nồng độ khối lượng ρ, bằng microgam trên mililít dung dịch gốc theo Công thức (3):
(3) |
Trong đó:
A290 là giá trị độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 290 nm;
MPNHCl là khối lượng phân tử của chất chuẩn vitamin B6, tính bằng gam trên mol (g/mol) (MPNHCl = 205,64);
F là hệ số pha loãng (trường hợp này F = 40);
ε là hệ số hấp thụ phân tử của pyridoxin hydroclorua trong axít dohydric 0,1 mol/l ở 291 nm, tính bằng I mol-1cm-1 (trong trường hợp này ε = 8 600), xem [9].
Thông tin thêm về hệ số hấp thụ phân tử trong các dung dịch khác ngoài HCI 0,1 mol/l (pH ≈ 1) được nêu trong Phụ lục D.
4.25 Dung dịch chuẩn
4.25.1 Dung dịch chuẩn trung gian pyridoxin hydroclorua, ρ(C8H11NO3.HCI) ≈ 10 μg/ml.
Dùng pipet lấy 1 ml dung dịch gốc vitamin B6 (4.24) cho vào bình định mức 50 ml và pha loãng bằng nước đến vạch. Chuẩn bị dung dịch mỗi ngày để phân tích.
4.25.2 Dung dịch chuẩn pyridoxin hydroclorua dùng để kiểm tra HPLC, ρ(C8H11NO3.HCI) ≈ 0,1 μg/ml đến 1 μg/ml.
Chuẩn bị một dãy dung dịch chuẩn thích hợp với dải nồng độ ví dụ từ 0,1 μg/ml đến 1 μg/ml pyridoxin hydroclorua sử dụng dung dịch chuẩn trung gian pyridoxin (4.25.1). Chuẩn bị dung dịch mới trong ngày sử dụng.
Tiến hành kiểm tra sự ổn định của hệ thống bằng cách bơm dung dịch chuẩn hỗn hợp pyridoxin (PN) và pyridoxal (PL) dùng cho HPLC. PL và PN cần biết nồng độ trong dung dịch chuẩn dùng cho HPLC. PL rửa giải trước PN. Cặp PN / PL sẽ có đường nền phân tách. Thêm pyridoxamin (PM) để tăng độ thu hồi chất chuẩn trong một lần chạy mẫu để đảm bảo quá trình deamin hóa và oxy hóa hoàn toàn.
5 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
5.1 Máy đo quang phổ UV, có thể đo độ hấp thụ ở bước sóng xác định.
5.2 Thiết bị gia nhiệt, tủ sấy hoặc nồi cách thủy, có bộ phận lắc.
5.3 Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao, bao gồm bơm, dụng cụ bơm mẫu, detector huỳnh quang với bước sóng kích thích ở 290 nm và phát xạ ở 395 nm, hệ thống ghi số liệu là bộ tích phân.
5.4 Cột HPLC, ví dụ: cột pha đảo, như LiChrospher® 60 RP C8 Select B[3], kích thước hạt 5 μm, đường kính 4,0 mm, dài 250 mm.
Có thể sử dụng các cột hoặc cỡ hạt có kích cỡ khác với quy định trong tiêu chuẩn này. Các thông số tách cần phù hợp với vật liệu sử dụng để đảm bảo các kết quả tương đương. Chuẩn mực thực hiện đối với các cột phân tích thích hợp là độ phân giải đường nền của các chất phân tích có liên quan.
5.5 Thiết bị lọc, lọc pha động cũng như lọc dung dịch mẫu thử qua bộ lọc màng, ví dụ như 0,45 μm trước khi sử dụng hoặc bơm sẽ kéo dài tuổi thọ của cột.
6 Cách tiến hành
6.1 Chuẩn bị mẫu thử
Đồng hóa mẫu thử. Nghiền nguyên liệu thô bằng máy nghiền thích hợp và trộn lại. Các biện pháp như làm mát trước sẽ được thực hiện để mẫu tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài.
6.2 Chuẩn bị dung dịch mẫu thử
6.2.1 Chiết
Cân một lượng mẫu thích hợp, chính xác đến miligram, ví dụ: 2,5 g (nếu hàm lượng vitamin B6 vượt quá 2 μg/g) hoặc 5 g (nếu hàm lượng vitamin ít hơn 2 μg/g) vào bình nón. Thêm 50 ml axit clohydric (4.20). Đun 30 min trong nồi cách thủy đang sôi.
CHÚ THÍCH 1 Đối với các mẫu có hàm lượng nước cao hoặc hàm lượng vitamin B6 thấp, thì có thể tăng khối lượng mẫu, ví dụ: 20 g, thêm một lượng nước thích hợp, ví dụ: 25 ml và thêm trực tiếp 5 ml axit clohidric c(HCl) = 1 mol/l.
CHÚ THÍCH 2 Đối với mẫu có hàm lượng chất béo cao có thể thích hợp để loại bỏ chất béo ví dụ dầu nhẹ trước khi thủy phân axit.
CHÚ THÍCH 3 Ưu điểm chính của việc thủy phân axit sơ bộ là cải tiến bước lọc mẫu bằng tinh bột. Các dữ liệu hiện có trong Phụ lục B chủ yếu thu được không có sự thủy phân axit. Sự cải biến quy trình (không có thủy phân axit) được nêu trong Phụ lục C.
6.2.2 Xử lý enzym và các bước chuyển đổi
Sau khi làm nguội đến nhiệt độ phòng, điều chỉnh chất chiết đến pH 4,5 bằng dung dịch natri axetat (4.13) và thêm 2,5 ml dung dịch axit glyoxylic 1 mol/1 (4.19), 400 μl dung dịch sắt sulfat (4.15) và 1 ml dung dịch axit phosphatase (4.1.1). Ủ dung dịch qua đêm ở 37 °C và khuấy liên tục.
Sau khi làm nguội đến nhiệt độ phòng, pha loãng bằng nước đến 100 ml trong bình định mức. Lắc và lọc. Trộn 5,0 ml dịch lọc và 4,5 ml dung dịch natri bohydrua 0,1 mol/l (4.18). Lắc ít nhất 3 min. Để đảm bảo phân hủy hoàn toàn natri borohydrua dư, có thể thêm 0,5 ml axit axetic băng (4.3). Chú ý hệ số pha loãng. Lắc trong 1 min. Lọc qua bộ lọc 0,45 μm. Sử dụng bộ lọc đối với máy sắc ký.
6.2.3 Nhận biết
Nhận biết pyridoxin bằng cách so sánh thời gian lưu của các pic riêng trong sắc ký đồ thu được với dung dịch mẫu thử và với dung dịch thử chuẩn. Việc nhận biết pic cũng có thể được thực hiện bằng cách thêm chất chuẩn pyridoxin vào dung dịch mẫu thử.
Việc tách và định lượng cho thấy thỏa đáng nếu thực hiện theo các điều kiện thử nghiệm sau đây (xem Hình A.1).
Pha tĩnh: LiChrospher® 60 RP C8 Selec B, 5 μm, 250 mm x 4,0 mm;
Pha động: theo 4.22;
Tốc độ dòng: 1 ml/min;
Thể tích bơm: 30 μl;
Detector: huỳnh quang; bước sóng kích thích: 290 nm; bước sóng phát xạ: 395 nm.
6.2.4 Xác định bằng HPLC
Bơm cùng một thể tích thích hợp (đến 50 μl) dung dịch chuẩn cũng như dung dịch mẫu thử vào hệ thống HPLC. Thực hiện phép xác định bằng phương pháp chuẩn ngoại, tích phân diện tích pic hoặc chiều cao pic và so sánh các kết quả với các giá trị tương ứng đối với chất chuẩn.
7 Tính kết quả
Dựa vào đồ thị chuẩn hoặc sử dụng các chương trình tích phân tương ứng, hoặc sử dụng quy trình đơn giản sau đây.
Tính khối lượng, w, của vitamin B6 là mg pyridoxin trong 100 g mẫu sử dụng Công thức (4):
(4) |
Trong đó:
As là diện tích pic hoặc chiều cao pic pyridoxin thu được với dung dịch mẫu thử, tính bằng đơn vị chiều cao hoặc diện tích;
Ast là diện tích pic hoặc chiều cao pyridoxin thu được với dung dịch chuẩn, tính bằng đơn vị chiều cao hoặc diện tích;
ρ là nồng độ khối lượng của pyridoxin hydro clorua trong dung dịch chuẩn, tính bằng microgam trên mililit (Mg/ml);
m là khối lượng mẫu, tính bằng gam (g);
100 là tổng thể tích dung dịch mẫu thử, tính bằng mililit (ml);
2 là hệ số pha loãng của phản ứng với natri bohydrua nếu bổ sung axit axetic, nếu bổ sung thuốc thử khác thì hệ số pha loãng là 1,9;
1000 là hệ số để chuyển microgam thành miligam;
100 là hệ số để tính hàm lượng trong 100 g;
0,822 là hệ số để chuyển pyridoxin hydro clorua thành pyridoxin.
Báo cáo kết quả đối với vitamin B6 tính được là pyrydin tính bằng mg/100 g.
8 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm nên phù hợp với TCVN ISO/IEC 17025 và ít nhất bao gồm các thông tin sau:
- a) mọi thông tin cần thiết cho việc nhận biết đầy đủ về mẫu thử;
- b) phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;
- c) ngày và thời gian lấy mẫu (nếu biết);
- d) ngày nhận mẫu;
- e) ngày thử nghiệm;
- f) kết quả và đơn vị mà kết quả biểu thị;
- g) bất kỳ điểm đặc biệt nào quan sát được trong quá trình thử nghiệm;
- h) mọi điều kiện thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này hoặc được xem là tùy chọn có thể ảnh hưởng đến kết quả;
Phụ lục A
(tham khảo)
CHÚ DẪN
Y huỳnh quang
X thời gian (min)
1 pyridoxin
Pha tĩnh: LiChrospher® 60 RP C8 Selec B, 5 μm, 250 mm x 4,0 mm;
Pha động: theo 4.22;
Tốc độ dòng: 1 ml/min;
Thể tích bơm: 30 μl;
Detector: huỳnh quang; bước sóng kích thích: 290 nm; bước sóng phát xạ: 395 nm.
Hình A.1 – Ví dụ về định lượng HPLC của pyridoxin trong sữa bột
Phụ lục B
(Tham khảo)
Dữ liệu về độ chụm
Các dữ liệu hiện có chủ yếu thu được bằng cách sử dụng phương pháp được nêu trong Phụ lục C mà không có thủy phân axit. Kết quả không bị thay đổi bởi sự thủy phân axit.
Dữ liệu về độ chụm để xác định hàm lượng vitamin B6 trong Bảng B.1 được thiết lập trong phép thử liên phòng theo ISO 5725 [10] do DGCCRF thực hiện. Nghiên cứu cộng tác đã được thực hiện bằng cách sử dụng cột phân tích sau: LiChrospher® 60 RP 8 Selec B, kích cỡ hạt 5 μm, đường kính 4,0 mm và chiều dài 250 mm.
Dữ liệu về độ chụm để xác định hàm lượng vitamin B6 trong bảng B.2 được thiết lập trong phép thử liên phòng theo Hướng dẫn AOAC cho các quy trình nghiên cứu hợp tác để xác nhận các đặc tính của một phương pháp phân tích, xem [11] được Mann và cộng sự thực hiện, xem [7] và [8] và dựa trên phương pháp của Bergaentzlé, xem [3]. Nghiên cứu cộng tác đã được thực hiện bằng cách sử dụng Luna® 5 μm HPLC cột phenyl-hexyl[4]
Bảng B.1 – Dữ liệu về độ chụm đối với phép xác định vitamin B6
Mẫu thử | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Năm thử nghiệm liên phòng | 1993 | 1993 | 1993 | 1993 | 1993 | 1993 | 1993 | 1993 |
Số phòng thử nghiệm | 12 | 12 | 12 | 12 | 12 | 12 | 12 | 12 |
Số phòng thử nghiệm giữ lại sau khi trừ ngoại lệ | 11 | 10 | 11 | 12 | 11 | 11 | 12 | 11 |
Số kết quả giữ lại | 32 | 29 | 31 | 36 | 33 | 33 | 35 | 33 |
Giá trị trung bình, , mg/100 g | 0,06 | 0,14 | 0,22 | 0.53 | 0,55 | 0,67 | 1,50 | 3,28 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, sr, mg/100 g | 0,01 | 0,02 | 0,02 | 0,04 | 0,02 | 0,03 | 0,10 | 0,09 |
Độ lệch chuẩn tương đối lặp lại, RSDr. % | 18 | 13 | 10 | 8 | 4 | 4 | 6 | 3 |
Giới hạn lặp lại, r, [r = 2,8 x sr,], mg/100 g | 0,03 | 0,05 | 0,06 | 0,12 | 0,06 | 0,08 | 0,27 | 0,26 |
Độ lệch chuẩn tái lập, sR, mg/100 g | 0,02 | 0,05 | 0,07 | 0,14 | 0,07 | 0,08 | 0,18 | 0,43 |
Độ lệch chuẩn tương đối tái lập, RSDR, % | 30 | 35 | 30 | 26 | 13 | 12 | 12 | 13 |
Giới hạn tái lập, R, [R = 2,8 x sR], mg/100 g | 0,05 | 0,14 | 0,19 | 0,39 | 0,20 | 0,23 | 0,51 | 1,22 |
Giá trị Horat, theo [12] | 1,7 | 2,3 | 2,1 | 2,1 | 1,1 | 1,1 | 1,1 | 1,4 |
a 1 thức ăn cho trẻ, 2 bánh quy, 3 ngũ cốc B, 4 Nấm men, 5 dung dịch thích hợp dùng cho ống dẫn thức ăn, 6 bột socola, 7 ngũ cốc A, 8 sữa bột |
Bảng B.2 – Dữ liệu độ chụm đối với phép xác định vitamin B6 trong thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh hoàn nguyên
Mẫu* | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Năm thử liên phòng | 2003 | 2003 | 2003 | 2003 | 2003 | 2003 | 2003 | 2003 |
Số phòng thử nghiệm | 11 | 11 | 11 | 11 | 11 | 11 | 11 | 11 |
Số phòng thử nghiệm giữ lại sau khi trừ ngoại lệ | 9 | 9 | 8 | 9 | 7 | 9 | 9 | 9 |
Số lượng kết quả được giữ lại | 18 | 18 | 16 | 18 | 14 | 18 | 18 | 18 |
Giá trị trung bình, , mg/100 g | 0,013 | 0,036 | 0,057 | 0,101 | 0,005 | 0,028 | 0,056 | 0,106 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, sr, mg/100 g | 0,001 | 0,001 | 0,001 | 0,004 | 0,001 | 0,002 | 0,003 | 0,004 |
Độ lệch chuẩn tương đối lặp lại, RSDr. % | 10 | 3,3 | 2,0 | 4,0 | 16,4 | 5,9 | 4,5 | 3,5 |
Giới hạn lặp lại, r, [r = 2,8 x sr,], mg/100 g | 0,0028 | 0,0028 | 0,0028 | 0,0112 | 0,0028 | 0,0056 | 0,0084 | 0,0112 |
Độ lệch chuẩn tái lập, sR, mg/100 g | 0,002 | 0,003 | 0,005 | 0,006 | 0,002 | 0,003 | 0,004 | 0,007 |
Độ lệch chuẩn tương đối tái lập, RSDR, % | 17,5 | 8,2 | 8.4 | 8,4 | 52,1 | 11,2 | 7,4 | 6,4 |
Giới hạn tái lập, R, [R = 2,8 x sR], mg/100 g | 0,0056 | 0,0084 | 0,014 | 0,0168 | 0,0056 | 0,0084 | 0,0112 | 0,0196 |
Giá trị Horat, theo [12] | 0,81 | 0,44 | 0,48 | 0,53 | 2,06 | 0,58 | 0,42 | 0,43 |
a) 1 Thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh không có chất bổ sung, 2 đến 4 thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh có chất bổ sung, 5 sữa đậu nành cho trẻ không có chất bổ sung, 6 đến 8 sữa đậu nành có chất bổ sung cho trẻ. |
Phụ lục C
(tham khảo)
Xử lý mẫu không có thủy phân axit
Thay 6.2.1 đến 6.2.2 của tiêu chuẩn này bằng quy trình sau:
Cân một lượng mẫu thích hợp chính xác đến mg, ví dụ: 2,5 g (nếu hàm lượng vitamin B6 vượt quá 2 μg/g) hoặc 5,0 g (nếu hàm lượng vitamin nhỏ hơn 2 μg/g) cho vào bình nón. Thêm 25 ml dung dịch natri axetat 0,05 mol/l (4.14), 2,5 ml axit glyoxylic 1 mol/l (4.19), 400 μl dung dịch sắt sulfat (4.15) và 20 mg axit phosphatase (4.1). Ủ dung dịch qua đêm ở 37 °C và khuấy liên tục.
Sau khi làm nguội đến nhiệt độ phòng, pha loãng bằng nước đến 50 ml trong bình định mức. Lắc và lọc. Trộn 5,0 ml dịch lọc và 4,5 ml dung dịch natri borohydrua 0,1 mol/l (4.18). Lắc ít nhất trong 3 min. Thêm 0,5 ml axit acetic băng (4.3). Lắc trong 1 min. Lọc qua bộ lọc 0,45 μm. Sử dụng dịch lọc này để chạy sắc ký. Ở bước tính toán trong công thức (4), thay thế 100 bằng 50 (tổng thể tích dung dịch mẫu thử tính bằng mililit).
Phụ lục D
(tham khảo)
Ví dụ về hệ số hấp thụ phân tử
Bảng D.1 – Ví dụ về hệ số hấp thụ phân tử (ε) của hợp chất vitamin B6 [6], [13]
Hợp chất | Dung môi | λmax
nm |
ε
l mol-1cm–1 |
M
g mol-1 |
Pyridoxin hydrochlorit | 0,1 mol/l HCI, pH ≈ 1 | 290 | 8 600 | 205,6 |
Pyridoxin hydrochlorit | 0,1 mol/l đệm phosphat, pH = 7 | 323,8 | 7 300 | 205,6 |
Pyridoxal hydrochlorit | 0,1 mol/l HCI, pH ≈ 1 | 288 | 8 960 (9000) | 203,6 |
Pyridoxal-5′-phosphat | 0,1 mol/l đệm phosphat, pH = 7 | 388 | 5 020 | 247,1 |
Pyridoxamin dihydrodorit | 0,1 mol/l HCI, pH ≈ 1 | 292 | 8 200 | 241,1 |
Pyridoxamin dihydroclorit | 0,1 mol/l đệm phosphat, pH = 7 | 253 | 4 600 | 241,1 |
Pyridoxamin-5’-phosphat hydrochlorit | 0,1 mol/l đệm phosphat, pH = 7 | 328 | 8 370 | 241,1 |
Pyridoxal-5′-phosphat | 0,1 mol/l HCI, pH ≈ 1 | 293 | 7 200 | 247,1 |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 9513 (EN 14663) Thực phẩm – Xác định vitamin B6 (bao gồm các dạng glycosyl) bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)
[2] TCVN 8976 (EN 14166) Thực phẩm – Xác định vitamin B6 bằng phép thử vi sinh
[3] BERGAENTZLÉ Ms, ARELLA E., BOURGUIGNON J.B., HASSELMANN C. Determination of vitamin BE in foods by HPLC: a collaborative study. Food Chem. 1995, 52 pp. 81 – 86
[4] REITZER-BERGAENTZLË M., MARCHION E, HASSELMANN C. HPLC determination of vitamin Be in foods after pre-column derivatization of free and phosphorylated vitamers into pyridoxol. Food Chem. 1993, 48 pp. 321-324
[5] NDAW S., BERGAENTZLÉ M., AOUDÉ-WERNER D., HASSELMANN C. Extraction procedures for the Liquid Chromatographic determination of thiamin, riboflavin and vitamin BF in foodstuffs. Food Chem. 2000,71 pp. 129-138
[6] MACHLIN L.J., ed. Handbook of Vitamins. Second Edition
[7] MANN D.L., WARE G.W., BONNIN E. Liquid Chromatographic analysis of vitamin BE in reconstituted infant formula: Collaborative study. JAOAC. 2005,88 (1) pp. 30-37
[8] Mann D.L., Chase G.W., Eitenmiller R.R., Liquid Chromatographic analysis of vitamin BE in soy- based infant formula. JAOAC (2001), 84, 5:1596
[9] METZLER AND SNELL. Spectra and ionisation constants of the vitamin Be group and related 3hydroxypyridine derivates. J. Am. Chem. Soc. 1955, 77 pp. 2431 – 2437
[10] ISO 5725 Precision of test methods – Determination of repeatability and reproducibility for a standard test method by inter-laboratory tests
[11] AOAC INTERNATIONAL. AOAC Official Methods Program, Associate Referee’s Manual on development, study, Review, and Approval Process. Part IV AOAC Guidelines for Collaborative Studies. 1995, pp. 23-51
[12] Evaluation of Analytical Methods used for Regulation of Foods and Drugs, W. Horwitz. Anal. Chem. 1982, 54 (1) pp. 67A-76A
[13] OLLILAINEN V. HPLC analysis of vitamin Be in foods. Agricultural and Food Science in Finland. 1999, 8 p.559
[14] TCVN ISO/IEC17025, Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn
[1] Katal (kỹ hiệu “kat”) là đơn vị SI của hoạt độ enzyme. Một katal là hoạt độ xúc tác phản ứng tạo ra sản phẩm với tốc độ 1 mol/s trong một hệ thống phân tích cụ thể.
[2] Thông tin này đưa ra tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn này và không ấn định phải sử dụng sản phẩm này. Có thể sử dụng các sản phẩm tượng nếu cho các kết quả tương đương.
[3] LiChrosphera 60 RP C8 Select B là ví dụ về sản phẩm thích hợp có bán sẵn. Thông tin này đưa ra tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định phải sử dụng sản phẩm này. Có thể sử dụng các sản phẩm tương tự nếu cho các kết quả tương đương.
[4] Lunag® 5 μm HPLC cột phenyl-hexyl là ví dụ về sản phẩm thích hợp có bán sẵn. Thông tin này đưa ra tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn này và không ấn định phải sử dụng sản phẩm này. Có thể sử dụng sản phẩm tương tự nếu cho kết quả tương đương.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12349:2018 (EN 14164:2014) VỀ THỰC PHẨM – XÁC ĐỊNH VITAMIN B6 BẰNG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN12349:2018 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
An toàn thực phẩm |
Ngày ban hành | 01/01/2018 |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |