TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12310-2:2018 (ISO 4046-2:2016) VỀ GIẤY CÁC TÔNG, BỘT GIẤY VÀ CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN – TỪ VỰNG – PHẦN 2: THUẬT NGỮ VỀ SẢN XUẤT BỘT GIẤY

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA * NATIONAL STANDARD

TCVN 12310-2:2018

ISO 4046-2:2016

GIẤY CÁC TÔNG, BỘT GIẤY VÀ CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN – TỪ VỰNG – PHẦN 2: THUẬT NGỮ VỀ SẢN XUẤT BỘT GIẤY

PAPER, BOARD, PULPS AND RELATED TERMS – VOCABULARY – PART 2: PULPING TERMINOLOGY

Lời nói đầu

TCVN 12310-2:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 4046-2:2016

TCVN 12310-2:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 06 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 12310 (ISO 4046) Giấy, các tông, bột giấy và các thuật ngữ liên quan – Từ vựng gồm các tiêu chuẩn sau:

– TCVN 12310-2:2018 (ISO 4046-2:2016), Phần 2: Thuật ngữ về sản xuất bột giấy;

– TCVN 12310-3:2018 (ISO 4046-3:2016), Phần 3: Thuật ngữ về sản xuất giấy;

– TCVN 12310-4:2018 (ISO 4046-4:2016), Phần 4: Các loại giấy và các tông và các sản phẩm được gia công;

TCVN 12310-5:2018 (ISO 4046-5:2016), Phần 5: Tính chất của bột giấy, giấy và các tông.

Bộ tiêu chuẩn ISO 4046, Paper, board, pulps and related term – Vocabulary còn tiêu chuẩn sau:

ISO 4046, Part 1: Alphabetical index.

 

GIẤY CÁC TÔNG, BỘT GIẤY VÀ CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN – TỪ VỰNG – PHẦN 2: THUẬT NGỮ VỀ SẢN XUẤT BỘT GIẤY

PAPER, BOARD, PULPS AND RELATED TERMS – VOCABULARY – PART 2: PULPING TERMINOLOGY

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ liên quan đến sản xuất bột giấy.

2  Thuật ngữ và định nghĩa về sản xuất bột giấy

2.1

Khối lượng khô gió

(Bột giấy) khối lượng của bột giấy khi độ ẩm cân bằng với khí quyển xung quanh

[ISO 801-1:1994].

2.2

Bột giấy khô gió

Bột giấy có độ ẩm cân bằng với khí quyển xung quanh

Xem thêm độ khô thương mại lý thuyết, bột giấy khô, bột giấy ướt

CHÚ THÍCH Trong thương mại, bột giấy khô gió có độ ẩm lý thuyết theo thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, còn được gọi là độ khô thương mại lý thuyết.

2.3

Bột giấy từ bã mía

Bột giấy được sản xuất từ thân cây mía đã được loại hầu như hết đường và được khử tủy

2.4

Bột giấy từ tre

Bột giấy được sản xuất từ thân cây tre.

2.5

BCTMP

Xem bột giấy hóa nhiệt cơ tẩy trắng

2.6

Dịch đen

Dịch được thu hồi bằng cách tách bột giấy hóa học (thường là bột giấy sulphat hoặc kiềm) ra khỏi các sản phẩm khác của quá trình nấu

2.7

Bột giấy hóa nhiệt cơ tẩy trắng

BCTMP

Bột giấy hóa nhiệt cơ đã được tẩy trắng tới độ trắng sáng cao (hệ số phản xạ ánh sáng xanh), thông thường không nhỏ hơn 70 % độ trắng sáng ISO

2.8

Bột giấy tẩy trắng

Bột giấy đã được tẩy trắng.

Xem thêm bột giấy chưa tẩy trắng, bột giấy bán tẩy trắng, bột giấy tẩy trắng hoàn toàn

2.9

Quá trình tẩy trắng

Quá trình loại hoặc biến tính ở mức độ nhiều hay ít các thành phần mang màu của bột giấy với mục đích làm tăng độ trắng sáng (hệ số phản xạ ánh sáng xanh).

2.10

Bột giấy cơ học nâu

Bột giấy cơ học được sản xuất từ gỗ bằng cách xông hơi hoặc nấu

2.11

Bột giấy bán hóa natri cacbonat

Bột giấy bán hóa được nấu chủ yếu bằng natri carbonat và bổ sung một lượng nhỏ natri hydroxyt để duy trì tính kiềm.

CHÚ THÍCH Loại bột giấy này thường được sử dụng để sản xuất giấy làm lớp sóng

2.12

Bột giấy hóa học

Bột giấy nhận được bằng cách loại khỏi vật liệu thô các thành phần không phải là cacbohydrat mà có thể loại được bằng xử lý hóa học (nghĩa là bằng nấu bột giấy).

CHÚ THÍCH Không cần thực hiện quá trình xử lý cơ học tiếp theo để tách xơ sợi.

2.13

Thu hồi hóa chất

Quá trình thu hồi để tái sử dụng hóa chất nấu đã được sử dụng trong nấu bột giấy hóa học.

2.14

Bột giấy hóa cơ

CMP

Bột giấy cơ học được sản xuất bằng việc sử dụng hóa chất.

2.15

Bột giấy hóa nhiệt cơ

CTMP

Bột giấy hóa cơ được sản xuất bằng cách làm nóng trước các mảnh nguyên liệu tới nhiệt độ xấp xỉ 100 °C với sự có mặt của các hóa chất, hoặc sau khi xử lý trước bằng hóa chất và sau đó quá trình tách các xơ sợi được thực hiện trong máy nghiền áp lực sử dụng hơi.

CHÚ THÍCH Hiệu suất sản xuất phải rất cao để giữ được các đặc tính của bột giấy cơ học.

2.16

Nghiền dăm

Xử lý cơ học các dăm gỗ bằng quá trình nghiền trong máy nghiền để tạo ra bột giấy nghiền cơ học.

2.17

CMP

Xem bột giấy hóa cơ

2.18

Bột giấy kiềm lạnh

Bột giấy hóa cơ được sản xuất bằng phương pháp ngâm các dăm gỗ trong dung dịch natri hydroxyt tại nhiệt độ môi trường trước khi sang giai đoạn nghiền cơ học.

2.19

Tẩy màu

Loại bỏ phẩm màu trong bột giấy được sản xuất từ giấy thu hồi.

2.20

Tạp chất

(bột giấy) Bất kỳ các phần tử không mong muốn, có kích thước xác định tối thiểu và có độ đục tương phản với các phần còn lại của tờ giấy

[ISO 5350-1:1998]

2.21

Nấu bột giấy

Xử lý vật liệu thô dạng sợi tự nhiên bằng cách đun trong nước, thường trong điều kiện có áp và bổ sung hóa chất.

2.22

CTMP

Xem bột giấy hóa nhiệt cơ

2.23

Khử mực

Bất kỳ quá trình nào được bổ sung vào quá trình đánh tơi và rửa để loại phần lớn các hạt mực ra khỏi bột giấy được sản xuất từ giấy hoặc các tông thu hồi đã in.

Xem thêm tẩy màu

2.24

Bụi (bột giấy)

Bất kỳ các phần tử không phải là xơ sợi nào nhìn thấy trên tờ bột giấy có màu khác với màu của tờ bột giấy.

2.25

Đánh tơi mẫu bột giấy

Phương pháp xử lý cơ học trong nước để các xơ sợi đã kết lại với nhau được tách ra khỏi nhau mà không làm thay đổi tính chất cấu trúc của chúng.

CHÚ THÍCH Tham khảo từ ISO 5263:1995

2.26

Bột giấy hòa tan

Bột giấy được dùng chủ yếu để chuyển hóa thành các dẫn suất hóa học của xenlulo

2.27

Bột giấy khô

Bột giấy có độ ẩm xấp xỉ với bột giấy khô gió

Xem thêm bột ướt

2.28

Bột giấy esparto

Bột sản xuất giấy được làm từ cỏ esparto (cây cỏ giấy) (Stipa tenacissima L.) hoặc cỏ albardin (Lygeum spartum L)

CHÚ THÍCH Tại một số nước có sự phân biệt giữa bột giấy được làm từ hai loại cỏ này.

2.29

Nấu bột giấy theo phương pháp nổ

Phương pháp nấu bột giấy trong đó các dăm gỗ được tách loại lignin một phần bằng hóa chất tại nhiệt độ và áp suất rất cao, sau đó được xả nhanh qua lỗ thoát đặc biệt đến áp suất khí quyển.

2.30

Bột giấy tẩy trắng hoàn toàn

Bột giấy được tẩy trắng tới một độ trắng sáng ISO cao (hệ số phản xạ ánh sáng xanh).

Xem thêm bột giấy bán tẩy trắng, bột giấy chưa tẩy trắng, bột giấy tẩy trắng

2.31

Tổng khối lượng

(bột giấy) Tổng khối lượng của: một kiện bột giấy, một phần của hoặc nhiều kiện được đóng lại với nhau bằng dây hoặc đai

CHÚ THÍCH Tham khảo từ ISO 801-1:1994

2.32

Bột giấy từ gỗ mài

GWP

Bột giấy cơ học được sản xuất bằng cách mài gỗ trên bề mặt nhám, ví dụ như đá mài.

2.33

GWP

Xem bột giấy từ gỗ mài

2.34

Bột giấy từ gỗ cứng

Bột giấy được sản xuất từ gỗ của các loại cây gỗ cứng.

CHÚ THÍCH Xơ sợi của bột giấy gỗ cứng thường ngắn hơn xơ sợi của bột giấy từ gỗ mềm.

2.35

Khối lượng ghi hóa đơn

(bột giấy) khối lượng hàng được người bán viết trên hóa đơn.

CHÚ THÍCH Tham khảo từ ISO 801-1:1994

2.36

Bột giấy từ cây đay

Bột giấy được sản xuất từ cây đay (Hibiscus cannabinus).

2.37

Bột giấy kraft

Các loại bột giấy sulphat có độ bền cơ học cao, đặc biệt được sử dụng để sản xuất giấy kraft và các tông kraft.

Xem thêm bột giấy sulphat, giấy kraft

CHÚ THÍCH Theo nghĩa chính xác của thuật ngữ thì “bột giấy kraft” sẽ bị giới hạn hơn so với “bột giấy sulphat”, ở một số nước sự phân biệt này cũng được duy trì trong thương mại. Tuy nhiên, ở nhiều nước hai thuật ngữ này được cho là đồng nghĩa trong thương mại, thuật ngữ “bột giấy kraft” thường được dùng hơn để tránh nhầm lẫn với “bột giấy sunphit”.

2.38

Bột giấy từ da

Bột giấy dược sản xuất từ các mảnh da vụn (da phế liệu) bằng quá trình cơ học hoặc bằng sự kết hợp cùa quá trình cơ học và hóa học.

2.39

Bột giấy cơ học

Bột giấy được sản xuất từ gỗ hoặc vật liệu thực vật bằng các thiết bị cơ học.

CHÚ THÍCH Bột giấy thuộc loại này gồm bột giấy nghiền cơ học, bột giấy gỗ mài, bột giấy gỗ mài áp lực, bột giấy cơ học nâu, bột giấy nhiệt cơ, bột giấy hóa nhiệt cơ và bột giấy hóa nhiệt cơ tẩy trắng.

2.40

Bột giấy sulphit trung tính

Bột giấy hóa học được sản xuất bằng cách nấu vật liệu thô với dung dịch chủ yếu chứa monosunphit.

2.41

Bột giấy bán hóa sulphit trung tính

Bột giấy NSSC

Bột giấy bán hóa được nấu bằng dung dịch gồm hỗn hợp của sulphit natri và một lượng natri cacbonat đủ để đảm bảo dung dịch giữ được tính kiềm nhẹ cho tới khi bột giấy được phóng ra khỏi nồi nấu.

CHÚ THÍCH Phụ thuộc vào mục đích sử dụng, hiệu suất nấu bột trong khoảng từ 65 % đến 85 %. Bột giấy NSSC hiệu suất cao hơn có tính cứng và thường được sử dụng chủ yếu cho sản xuất giấy làm lớp sóng.

2.42

Bột giấy NSSC

Xem bột giấy bán hóa sulphit trung tính

2.43

Bột sản xuất giấy

Bột giấy được dùng để sản sản xuất giấy và các tông

Xem nguyên liệu bột giấy

2.44

PGM

Xem bột giấy gỗ mài áp lực

2.45

Bột giấy gỗ mài áp lực

PGW

Bột giấy gỗ mài được sản xuất bằng cách mài gỗ trong điều kiện có áp và tại nhiệt độ cao.

2.46

Bột giấy

Vật liệu xơ sợi, thường có nguồn gốc thực vật, sử dụng cho quá trình sản xuất tiếp theo

CHÚ THÍCH Thuật ngữ “bột giấy” thường được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Trong lĩnh vực là dạng bột dùng để sản xuất giấy, các tông hoặc các dẫn suất của xenlulo.

2.47

Làm sạch bột giấy

Quá trình dùng để loại bỏ phần vật liệu thô không mong muốn có trong bột giấy bằng các phương pháp vật lý.

VÍ DỤ Làm sạch bằng trọng lực, làm sạch bằng ly tâm, làm sạch bằng cách cho đi qua các lỗ có kích thước và hình dạng xác định.

Xem thêm bột giấy, nguyên liệu bột giấy

2.48

Máy đánh tơi

Thiết bị dùng để phân rã bột giấy hoặc giấy.

2.49

Bột giấy từ vải

Bột giấy được sản xuất từ lề cắt vải mới, xơ bông hoặc sử dụng vải dệt từ cây lanh, cây gai dầu, cây gai, cây bông.

CHÚ THÍCH 1 Bột giấy này cũng có thể được sản xuất trực tiếp từ các cây nguyên liệu dệt tự nhiên: cây lanh, cây gai dầu, cây gai hoặc cây bông (không bao gồm tất cả các cây khác)

CHÚ THÍCH 2 Ở một số nước, loại bột giấy này được gọi bằng tên của loại cây cụ thể, ví dụ như bột cây gai

2.50

Bột giấy nghiền cơ học

RMP

Bột giấy cơ học được sản xuất bằng quá trình cho các dăm gỗ hoặc mùn cưa qua máy nghiền.

2.51

RMP

Xem bột giấy nghiền cơ học

2.52

Khối lượng bán hàng

(Bột giấy) tổng khối lượng nhân với độ khô tuyệt đối và chia cho độ khô thương mại lý thuyết.

Xem thêm hàm lượng chất khô

CHÚ THÍCH Khối lượng bán hàng thường xấp xỉ với khối lượng khô gió.

2.53

Sàng chọn

Sàng

Sàng mấu mắt

Quá trình dùng để phân tách vật liệu bất kỳ ra các loại theo kích thước bằng cách sử dụng một sàng hoặc nhiều sàng.

2.54

Bột giấy bán tẩy trắng

Bột giấy tẩy trắng tới độ trắng sáng (hệ số phản xạ ánh sống xanh) trung bình

Xem thêm bột giấy tẩy trắng, bột giấy tẩy trắng hoàn toàn, bột giấy chưa tẩy trắng

2.55

Bột giấy bán hóa

Bột giấy được sản xuất bằng cách kết hợp giữa quá trình nấu hóa học và xử lý cơ học.

CHÚ THÍCH Các loại bột giấy được xếp vào nhóm này gồm: bột giấy bán hóa sulphit trung tính (bột giấy NSSC), bột giấy kraft hiệu suất cao, bột giấy sulphit hiệu suất cao và bột giấy bán hóa natri cacbonat.

2.56

Bột Sống

Các mảnh của gỗ hoặc các bó xơ sợi

[ISO 5350-1:1998]

Xem thêm tạp chất

2.57

Bột giấy soda

Bột giấy được sản xuất bằng cách xử lý vật liệu thô với dung dịch chứa natri hydroxyt là chất hoạt động bề mặt duy nhất.

2.58

Bột giấy soda/clo

Bột giấy được sản xuất bằng cách xử lý vật liệu thô lần lượt với natri hydroxyt và clo

2.59

Bột giấy từ gỗ mềm

Bột giấy được sản xuất từ gỗ của cây lá kim

Xem thêm bột giấy từ gỗ cứng

2.60

Bột giấy nấu bằng dung môi

Quá trình nấu bột giấy hóa học, trong đó vật liệu thô được xử lý với dung môi hữu cơ, có hoặc không có chất phụ gia, tại nhiệt độ và /hoặc áp suất cao để giải phóng xơ sợi xenlulo

2.61

Chất dính

(bột giấy tái chế) nhóm các vật liệu khác nhau trong bột giấy đã đánh tơi mà có thể bám dính với các vật thể ở nhiệt độ môi trường hoặc có đặc tính kết dính khi ở nhiệt độ nâng cao, áp suất nâng cao hoặc thay đổi pH

CHÚ THÍCH Tham khảo từ TCVN 12313-1:2018 (ISO 15360-1:2000)

2.62

Bột giấy từ rơm rạ

Bột làm giấy được sản xuất từ cây ngũ cốc (rơm rạ)

2.63

Bột giấy sulphat

Bột giấy hóa học được sản xuất bằng cách nấu vật liệu thô với dung dịch chủ yếu chứa natri hydroxyt, natri sulphua và có thể có các thành phần khác.

CHÚ THÍCH Thuật ngữ “bột giấy sulphat” xuất phát từ việc sử dụng natri sulphat là gốc của natri sulphua trong quá trình thu hồi dịch. Theo nghĩa kỹ thuật, thuật ngữ “bột giấy kraft” sẽ bị giới hạn hơn so với “bột giấy sulphat”, và ở một số nước sự phân biệt thuật ngữ này cũng được duy trì trong thương mại. Tuy nhiên, ở nhiều nước hai thuật ngữ này được cho là đồng nghĩa trong thương mại, thuật ngữ “bột giấy kraft” thường được dùng hơn để tránh nhầm lẫn với “bột giấy sulphit”.

2.64

Bột giấy sulphit

Bột giấy hóa học được sản xuất bằng cách nấu vật liệu thô với dung dịch bisulphit.

2.65

Độ khô thương mại lý thuyết

(bột giấy) giá trị bất kỳ được chấp nhận thương mại là hàm lượng chất khô của bột giấy

CHÚ THÍCH Đó là giá trị là 88 % hoặc 90 % theo từng quốc gia/hoặc theo thỏa thuận thương mại.

CHÚ THÍCH 2 Tham khảo từ ISO 801-1:1994

2.66

Bột giấy nhiệt cơ

TMP

Bột giấy cơ học được sản xuất bằng phương pháp trong đó các dăm gỗ được xông hơi, nghiền tại nhiệt độ nâng cao trong điều kiện có áp và cuối cùng được đưa vào nghiền lần hai tại áp suất khí quyển

2.67

TMP

Xem bột giấy nhiệt cơ

2.68

Bột giấy chưa tẩy trắng

Bột giấy không được xử lý để tăng độ trắng sáng (hệ số phản xạ ánh sáng xanh)

Xem thêm bột giấy bán tẩy trắng, bột giấy tẩy trắng, bột giấy tẩy trắng hoàn toàn

2.69

Bột giấy ướt

Bột giấy có độ ẩm cao hơn nhiều so với bột giấy khô

Xem thêm bột giấy khô

2.70

Bột giấy từ gỗ

Bột giấy được sản xuất từ gỗ.

 

Bảng tra theo thứ tự chữ cái tiếng Việt

B

BCTMP 2.5

Bột giấy 2.46

Bột giấy bán hóa 2.55

Bột giấy bán hóa natri cacbonat 2.11

Bột giấy bán hóa sulphit trung tính 2.41

Bột giấy NSSC 2.41

Bột giấy bán tẩy trắng 2.54

Bột giấy chưa tẩy trắng 2.68

Bột giấy cơ học 2.39

Bột giấy cơ học nâu 2.10

Bột giấy esparto 2.28

Bột giấy gỗ mài áp lực 2.45

PGW 2.45

Bột giấy hóa cơ 2.14

CMP 2.14

Bột giấy hóa học 2.12

Bột giấy hóa nhiệt cơ 2.15

CTMP 2.15

Bột giấy hóa nhiệt cơ tẩy trắng 2.7

BCTMP 2.7

Bột giấy hòa tan 2.26

Bột giấy khô 2.27

Bột giấy khô gió 2.2

Bột giấy kiềm lạnh 2.18

Bột giấy kraft 2.37

Bột giấy nấu bằng dung môi 2.60

Bột giấy nghiền cơ học 2.50

RMP 2.50

Bột giấy nhiệt cơ 2.66

TMP 2.66

Bột giấy NSSC 2.42

Bột giấy soda 2.57

Bột giấy soda/clo 2.58

Bột giấy sulphat 2.63

Bột giấy sulphit 2.64

Bột giấy sulphit trung tính 2.40

Bột giấy tẩy trắng 2.8

Bột giấy tẩy trắng hoàn toàn 2.30

Bột giấy từ bã mía 2.3

Bột giấy từ cây đay 2.36

Bột giấy từ da 2.38

Bột giấy từ gỗ 2.70

Bột giấy từ gỗ cứng 2.34

Bột giấy từ gỗ mài 2.32

GWP 2.32

Bột giấy từ gỗ mềm  2.59

Bột giấy từ rơm rạ 2.62

Bột giấy từ tre 2.4

Bột giấy từ vải 2.49

Bột giấy ướt 2.69

Bột sản xuất giấy 2.43

Bột sống 2.56

Bụi (bột giấy) 2.24

C

Chất dính 2.61

CMP 2.17

CTMP 2.22

D

Dịch đen 2.6

Đ

Đánh tơi mẫu bột giấy 2.25

Độ khô thương mại lý thuyết 2.65

GWP 2.33

K

Khối lượng bán hàng 2.52

Khối lượng ghi hóa đơn 2.35

Khối lượng khô gió 2.1 20

Khử mực 2.23

L

Làm sạch bột giấy 2.47

Máy đánh tơi 2.48

Nấu bột giấy 2.21

Nấu bột giấy theo phương pháp nổ 2.29

Nghiền dăm 2.16

PGM 2.44

Quá trình tẩy trắng 2.9

RMP 2.51

Sàng chọn 2.53

Sàng 2.53

Sàng mấu mắt 2.53

T

Tạp chất 2.20

Tẩy màu 2.19

Thu hồi hóa chất 2.13

TMP 2.67

Tổng khối lượng 2.31

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]  ISO 801-1:1994, Pulps- Determination of saleable mass in lots- Part 1: Pulp baled in sheet form

[2]  ISO 5350-1:1998, Pulp- Estimation of dirt and shives- Part 1: Inspection of laboratory sheets

[3]  ISO 5263:1995, Pulps- Laboratory wet disintegration

[4]  ISO 10241:1992, International terminology standards – Preparation and layout

[5]  TCVN 12313-1:2018 (ISO 15360-1:2000), Bột giấy tái chế – Ước lượng chất dính và chất dẻo – Phần 1: Phương pháp quan sát bằng mắt thường

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12310-2:2018 (ISO 4046-2:2016) VỀ GIẤY CÁC TÔNG, BỘT GIẤY VÀ CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN – TỪ VỰNG – PHẦN 2: THUẬT NGỮ VỀ SẢN XUẤT BỘT GIẤY
Số, ký hiệu văn bản TCVN12310-2:2018 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành 01/01/2018
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản