TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12340:2018 (ISO 22649:2016) VỀ GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ TRONG VÀ LÓT MẶT – ĐỘ HẤP THỤ VÀ ĐỘ GIẢI HẤP NƯỚC
TCVN 12340-2018
ISO 22649:2016
GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ TRONG VÀ LÓT MẶT – ĐỘ HẤP THỤ VÀ ĐỘ GIẢI HẤP NƯỚC
Footwear – Test methods for insoles and insocks – Water absorption and desorption
Lời nói đầu
TCVN 12340:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 22649:2016.
TCVN 12340:2018 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ TRONG VÀ LÓT MẶT – ĐỘ HẤP THỤ VÀ ĐỘ GIẢI HẤP NƯỚC
Footwear – Test methods for insoles and insocks – Water absorption and desorption
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định hai phương pháp xác định độ hấp thụ và độ giải hấp nước của đế trong và lót mặt, không kể loại vật liệu sử dụng.
Các phương pháp thử này như sau:
– Phương pháp A: Xác định độ hấp thụ và độ giải hấp nước tĩnh của đế trong và lót mặt
– Phương pháp B: Xác định độ hấp thụ và độ giải hấp nước động của đế trong và lót mặt.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 10071 (ISO 18454), Giầy dép – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép
TCVN 10440 (ISO 17709), Giầy dép – Vị trí lấy mẫu, chuẩn bị và khoảng thời gian điều hòa mẫu và mẫu thử
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Độ hấp thụ nước (water absorption)
Phần khối lượng gia tăng trên đơn vị diện tích của mẫu thử do hấp thụ nước trong một hoặc nhiều khoảng thời gian thử qui định.
3.2
Độ giải hấp nước (water desorption)
Tỷ lệ phần trăm khối lượng mẫu thử bị thất thoát, được tính theo khối lượng nước đã hấp thụ.
3.3
Bề mặt (surface)
Vị trí có thể nhìn thấy được của vật liệu khi sử dụng giầy.
4 Thiết bị, dụng cụ và vật liệu
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ sau:
4.1 Phương pháp A
4.1.1 Cân thử nghiệm, chính xác đến 0,001 g.
4.1.2 Dao cắt hình vuông, để cắt mẫu thử có kích thước (50 ± 1) mm x (50 ± 1) mm. Mặt trong của dao cắt phải hướng ra ngoài từ mép cắt và tạo thành góc xấp xỉ 5° so với chiều thẳng đứng sao cho khi cắt mẫu thử, dao cắt đi qua mẫu mà không làm hư hại mép của mẫu thử.
4.1.3 Giấy lọc.
4.1.4 Nước cất.
4.1.5 Cốc có mỏ hoặc bình chứa, có đáy phẳng và các kích thước phù hợp.
4.1.6 Thước kẹp có du xích, có thể đo chính xác đến 0,2 mm.
4.2 Phương pháp B
4.2.1 Thiết bị, dụng cụ (như thể hiện trong Hình 1), bao gồm như sau:
4.2.1.1 Con lăn bằng đồng (A), có đường kính (120 ± 1) mm và độ dày (50 ± 1) mm, được đặt phía trên mẫu thử (B).
4.2.1.2 Bệ nâng (C) được phủ, có mặt trên ráp và có các lỗ thủng đủ để cho mặt này được giữ ướt bởi dòng nước qua bệ nâng. Mặt trên của bệ nâng (C) được phủ bởi dải gạc bằng bông.
4.2.1.3 Kẹp (D), để giữ một phía chiều rộng của mẫu thử (B) ở vị trí nằm ngang trên bệ nâng (C).
4.2.1.4 Kẹp (E), để giữ một phía chiều rộng còn lại của mẫu thử vào con lăn với phía được giữ song song với trục của con lăn.
Kẹp được giữ bằng một lò xo có độ cứng thấp để duy trì mẫu dưới một lực căng nhẹ.
4.2.1.5 Bộ cấp nước (F), xuyên suốt bệ nâng (C) và có bộ phận để làm thoát lượng nước dư.
4.2.1.6 Bộ phận để làm chuyển động trục con lăn, với chuyển động tịnh tiến qua lại dọc theo trục X-X ở, biên độ (50 ± 2) mm xung quanh một điểm ngay phía trên điểm giữa của mẫu thử và tần số (20 ± 1) chu kỳ/phút.
Chuyển động của trục làm cho con lăn chuyển động qua lại dọc theo mẫu thử, nâng một đầu lên và uốn cong mẫu thử để phù hợp với hình dạng con lăn.
4.2.1.7 Bộ phận để ép đồng thời bệ nâng, mẫu thử và con lăn với lực (80 ± 5) N.
CHÚ DẪN
1 Con lăn bằng đồng | B Mẫu thử | C Bệ nâng | D Kẹp |
E Kẹp | F Bộ cấp nước | G Lò xo |
Hình 1 – Thiết bị để đo độ hấp thụ và độ giải hấp nước
4.2.2 Dao dập, để cắt các mẫu thử có kích thước (110±1)mm x (40±1) mm.
4.2.3 Cân, đọc đến 0,001 g.
4.2.4 Đồng hồ, đọc đến 1 s.
4.2.5 Mỡ silicon
5 Lấy mẫu và điều hòa mẫu thử
5.1 Phương pháp A
Sử dụng dao cắt hình vuông như mô tả trong 4.1.2, cắt mẫu thử có kích thước (50 ± 1) mm x (50 ±1) mm từ đế trong hoặc lót mặt của giầy, hoặc từ các bộ phận như được cung cấp. Nếu lấy các mẫu thử từ giầy hoặc từ các bộ phận được cắt thì phải thực hiện lấy mẫu theo TCVN 10440 (ISO 17709).
Điều hòa các mẫu thử theo TCVN 10071 (ISO 18454), trong tối thiểu 24 h.
Cần tối thiểu hai mẫu thử.
5.2 Phương pháp B
5.2.1 Trong trường hợp giầy dép, phải lấy các mẫu thử từ phần phía trước của đế trong hoặc lót mặt, theo chiều dọc. Đối với các tấm vật liệu, phải lấy các mẫu thử theo hai hướng chính, một hướng vuông góc với hướng còn lại. Cần tối thiểu hai mẫu thử.
5.2.2 Các mẫu thử là dải (110 ± 1) mm x (40 ± 1) mm và phải đặt trong môi trường điều hòa theo qui định trong TCVN 10071 (ISO 18454), trong 24 h trước khi thử.
5.2.3 Bôi một lớp mỡ silicon mỏng trên mép của các mẫu thử để tránh sự xâm nhập của nước qua các phía.
6 Phương pháp thử
6.1 Phương pháp A
6.1.1 Xác định độ hấp thụ nước
Đo chiều dài và chiều rộng của mẫu thử bằng thước kẹp (4.1.6), tính bằng milimét, làm tròn đến 0,2 mm. Tính diện tích, A, bằng mét vuông.
Cân mẫu thử (4.1.1), chính xác đến 0,001 g, và ghi lại khối lượng mẫu là Mo.
Cho mẫu thử vào trong nước cất đã điều hòa theo TCVN 10071 (ISO 18454) trong 6 h. Sau đó lấy mẫu thử ra, làm khô các giọt nước còn lại bằng giấy thấm và cân lại mẫu, ghi lại khối lượng mẫu là MF.
Nhiệt độ thử phải là (20 ± 2) °C.
6.1.2 Xác định độ giải hấp nước
Hoàn thành phép thử theo qui định trong 6.1.1, điều hòa mẫu thử trong 16 h theo TCVN 10071 (ISO 18454) và sau đó cân lại mẫu bằng cân (4.1.1), ghi lại khối lượng mẫu là MR.
6.2 Phương pháp B
6.2.1 Nguyên tắc
Đặt một mẫu thử trên một tấm đế ướt và cho vào uốn lặp đi lặp lại dưới một áp lực qui định (theo cách tương tự như đế trong của giầy trong khi đi bộ).
6.2.2 Xác định độ hấp thụ nước
6.2.2.1 Cân mẫu thử, chính xác đến 0,001 g (Mo).
6.2.2.2 Đặt gạc bông lên bệ nâng (C).
6.2.2.3 Đặt mẫu thử vào trong thiết bị sao cho bề mặt tiếp xúc với chân được tiếp xúc với bệ nâng (C) đã phủ bởi gạc bông. Gắn các đầu hẹp vào bệ nâng và con lăn, tác dụng một lực (80 ± 5) N.
6.2.2.4 Mở van và điều chỉnh dòng nước đến vận tốc 7,5 ml/min trên bệ nâng.
6.2.2.5 Bật thiết bị và ghi lại thời gian.
6.2.2.6 Sau một khoảng thời gian (15 min), dừng bộ cấp nước trong 1 min trước khi dừng máy.
6.2.2.7 Lấy mẫu thử ra và cân mẫu thử, chính xác đến 0,001 g.
6.2.2.8 Đặt lại mẫu thử vào trong thiết bị, mở van nước và tiếp tục phép thử. Thời gian thử là 8 h.
6.2.2.9 Nếu lấy mẫu thử ra trước 8 h do mẫu thử đã đạt đến trạng thái bão hòa, lấy mẫu ra và giữ mẫu trong một túi nhựa đủ dài để hoàn thành thời gian làm khô qua đêm (16 h) được thiết lập trong 6.2.3.
6.2.3 Xác định độ giải hấp nước
Điều hòa lại mẫu thử trong môi trường chuẩn được kiểm soát theo qui định trong TCVN 10071 (ISO 18454) trong khoảng thời gian 16 h, sau đó cân lại mẫu thử, chính xác đến 0,001 g (MR).
7 Biểu thị kết quả
7.1 Phương pháp A
7.1.1 Độ hấp thụ nước
Tính độ hấp thụ nước, WA, tính bằng gam trên mét vuông, theo công thức (1).
|
(1) |
Trong đó
Mo khối lượng ban đầu của mẫu thử, nghĩa là: trong điều kiện khô, tính bằng gam;
MF khối lượng cuối cùng của mẫu thử, nghĩa là: trong điều kiện ướt, tính bằng gam;
A diện tích của mẫu thử, tính bằng mét vuông.
Biểu thị độ hấp thụ nước, làm tròn đến 1 g/m2.
Kết quả sẽ là giá trị trung bình của hai kết quả thử.
7.1.2 Độ giải hấp nước
Tính độ giải hấp nước, WD, bằng tỷ lệ phần trăm khối lượng theo công thức (2).
|
(2) |
Trong đó
Mo khối lượng ban đầu của mẫu thử, tính bằng gam;
MF khối lượng cuối cùng của mẫu thử, tính bằng gam;
MR khối lượng của mẫu thử đã điều hòa lại, tính bằng gam.
Ghi lại độ giải hấp nước, làm tròn đến 1 %.
7.2 Phương pháp B
7.2.1 Hấp thụ nước
Tính độ hấp thụ nước, WA, tính bằng gam trên mét vuông theo công thức (3).
(3) |
Trong đó
Mo khối lượng ban đầu của mẫu thử, tính bằng gam;
MF khối lượng cuối cùng của mẫu thử, tính bằng gam;
A diện tích của mẫu thử, tính bằng mét vuông.
Biểu thị độ hấp thụ nước, làm tròn đến 1 g/m2.
7.2.2 Độ giải hấp nước
Tính độ giải hấp nước, WD, bằng tỷ lệ phần trăm khối lượng nước đã hấp thụ theo công thức (4).
|
(4) |
Trong đó
Mo khối lượng ban đầu của mẫu thử, tính bằng gam;
MF khối lượng cuối cùng của mẫu thử, tính bằng gam;
MR khối lượng của mẫu thử đã điều hòa lại, tính bằng gam.
Ghi lại độ giải hấp nước, làm tròn đến 1 %.
8 Báo cáo thử nghiệm
8.1 Phương pháp A
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Kết quả độ hấp thụ nước và độ giải hấp nước, biểu thị theo 7.1.1 và 7.1.2.
c) Bản chất và cách nhận biết đầy đủ mẫu thử;
d) Mô tả qui trình lấy mẫu, nếu có liên quan;
e) Viện dẫn phương pháp thử;
f) Chi tiết về các sai lệch so với qui trình thử chuẩn;
g) Ngày thử.
8.2 Phương pháp B
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Kết quả độ hấp thụ nước và độ giải hấp nước, biểu thị theo 7.2.1 và 7.2.2;
c) Bản chất và cách nhận biết đầy đủ mẫu thử;
d) Mô tả qui trình lấy mẫu, nếu có liên quan;
e) Viện dẫn phương pháp thử;
f) Chi tiết về các sai lệch so với qui trình thử chuẩn;
g) Ngày thử.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12340:2018 (ISO 22649:2016) VỀ GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ TRONG VÀ LÓT MẶT – ĐỘ HẤP THỤ VÀ ĐỘ GIẢI HẤP NƯỚC | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN12340:2018 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |