TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11910:2018 VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH, BÌNH TUYỂN LỢN GIỐNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11910:2018

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH, BÌNH TUYỂN LỢN GIỐNG

Selection and judging procedure for breeding pigs

Lời nói đu

TCVN 11910:2018 do Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương, Viện Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH, BÌNH TUYỂN LỢN GIỐNG

Selection and judging procedure for breeding pigs

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình giám định, bình tuyển lợn giống ngoại (Landrace, Yorkshine, Duroc, Pietrain) và lợn giống nội (Móng Cái và Mường Khương).

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1  Giám định lợn giống

Là việc kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được về sinh trưởng, ngoại hình và sinh sản.

2.2  Bình tuyển lợn giống

Là tuyển chọn những cá thể lợn giống có kết quả về sinh trưởng, ngoại hình và sinh sản đạt yêu cầu quy định để đưa vào làm giống hoặc tiếp tục làm giống.

2.3  Lợn hậu bị

Lợn đực hậu bị là lợn đực được chọn nuôi để gây thành đực làm việc, đang được kiểm tra về khả năng sản xuất, di truyền… chưa được xếp cấp chính thức.

Lợn cái hậu bị là lợn cái được chọn nuôi để gây thành nái sinh sản, đang ở giai đoạn kiểm tra sức sản xuất, chưa xếp cấp ổn định.

2.4  Tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC)

Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh, là tích số giữa lượng xuất tinh (V) với hoạt lực tinh trùng (A) và nồng độ tinh trùng (C).

2.5  Điểm P2

Là điểm để xác định độ dày mỡ lưng, tại vị trí xương sườn cuối cùng, cách xương sống 6,5 cm (đối với lợn ngoại) và 6,0 cm (đối với lợn nội) về hai bên vuông góc với đường sống lưng.

3  Yêu cầu đối với con giống

3.1  Nguồn gốc xuất xứ

Lợn giống đưa vào giám định và bình tuyển phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có lý lịch đầy đủ (ít nhất ba thế hệ)

3.2  Đặc điểm ngoại hình

– Đặc điểm về ngoại hình của lợn giống ngoại Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain thuần được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1. Đặc điểm về ngoại hình đối với một số giống ln ngoại

Giống lợn Đặc điểm ngoại hình
Yorkshire Toàn thân có da màu trắng, lông có ánh vàng; đầu to, mặt gãy; tai đứng ngả về phía trước, thân mình hình chữ nhật, lưng phẳng; chân cao, chắc khỏe.
Landrace Toàn thân có da, lông màu trắng; đầu nhỏ, mõm dài, tai to rủ về phía trước che lấp mắt; thân mình dạng hình quả lê, lưng vồng lên; chân cao, chắc khỏe.
Duroc Toàn thân da, lông có màu hung đỏ hoặc nâu thẫm; đầu nhỏ, mõm đen; tai rủ về phía trước; thân hình vững chắc, mông nở; bốn móng chân màu đen, chân chắc khỏe.
Pietrain Toàn thân da, lông có những đốm màu xẫm đen và trắng xen lẫn không đều; đầu to, tai đứng; thân hình vững chắc, trường mình, mông vai nở, chân chắc khỏe, cân đối.

– Đặc điểm về ngoại hình của lợn giống Móng Cái và Mường Khương được quy định tại Bảng 2

Bảng 2. Đặc điểm về ngoại hình đối với một số giống ln nội

Giống lợn Đặc đim ngoại hình
Móng Cái Màu sắc lông: Đầu, lưng và mông có màu đen. Giữa trán có 1 điểm trắng hình nêm. Vai có một dải lông da màu trắng, kéo dài xuống toàn bộ phần bụng và 4 chân, tạo cho phần đen ở lưng và hông có hình cái yên ngựa. Giữa phần đen và trắng có một đường viền mờ, ở đó có da trắng và lông đen. Lông thưa và thô.

Thân hình cân đối, lưng võng, bốn chân chắc khỏe, gốc đuôi to. Đầu to, mõm nhỏ và dài, tai nhỏ và nhọn. Có nếp nhăn to, ngắn ở mặt và miệng.

Mường Khương Màu sắc lông: Đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu, đuôi và chân. Lông thưa và mềm.

Thân hình cân đối, có tầm vóc to, bốn chân to cao vững chắc. Lưng hơi võng, bụng to nhưng không sệ tới sát đất. Đầu to, mõm dài, thẳng. Trán nhăn, tai to cúp rủ về phía trước.

3.3  Quy định về năng suất

3.3.1  Đối với lợn giống ngoại

Mức năng suất căn cứ để giám định, bình tuyển lợn giống ngoại gồm Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain được quy định tại bảng 3

Bảng 3. Mức năng sut căn cứ để giám định lợn giống ngoại

TT Ch tiêu Giống lợn
Yorkshire Landrace Duroc Pietrain
    Yêu cầu cần đạt
I Lợn đực hậu bị (từ 30 kg đến 100 kg)
1 Khả năng tăng khối lượng/ngày, tính bằng gam, không nhỏ hơn 700 700 730 730
2 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, tính bằng kilogam, không lớn hơn 2,5 2,5 2,4 2,4
3 Độ dày mỡ lưng tại điểm P2, tính bằng milimet, không lớn hơn 11,0 11,0 10,2 10,2
II Lợn cái hậu bị (từ 30 kg đến 100 kg)
1 Khả năng tăng khối lượng/ngày, tính bằng gam, không nhỏ hơn 630 630 650 650
2 Độ dày mỡ lưng tại điểm P2 tính bằng milimet, không lớn hơn 12,0 12,0 11,0 11,0
III Lợn nái sinh sản
1 Số con sơ sinh sống/ổ, tính bằng con, không nhỏ hơn 10,0 10,0 9,0 8,5
2 Số con cai sữa/ổ, tính bằng con, không nhỏ hơn 9,0 9,0 8,0 7,7
3 Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa, tính bằng kilogam, không nhỏ hơn 55 55 50 50
4a Tuổi đẻ lứa đầu, tính bằng ngày, không lớn hơn 380 380 385 385
4b Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, không lớn hơn 174 174 192 203
IV Lợn đực giống phối trực tiếp
1 Tỷ lệ thụ thai, tính bằng %, không nhỏ hơn 80 80 80 80
2 Bình quân số con sơ sinh sống/ổ, tính bằng con, không nhỏ hơn 10,0 10,0 9,0 8,5
3 Bình quân khối lượng lợn con lúc sơ sinh, tính bằng kilogam trên con, không nhỏ hơn 1,3 1,3 1,5 1,5
    Yêu cầu cần đạt
V Lợn đực khai thác tinh (thụ tinh nhân tạo)
1 Hoạt lực tinh trùng (A), tính bằng %, không nhỏ hơn 80 80 80 80
2 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K), tính bằng %, không lớn hơn 15 15 15 15
3 Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch (VAC), tính bằng tỷ, không nhỏ hơn 44 44 44 47

3.3.2  Đối với lợn giống nội

Mức năng suất căn cứ để giám định, bình tuyển lợn giống nội gồm Móng Cái và Mường Khương được quy định tại bảng 4

Bảng 4. Mức năng suất căn cứ để giám định lợn ging nội

Số TT Chỉ tiêu Ging lợn
Móng Cái Mường Khương
    Yêu cầu cần đạt
I Lợn đực hậu bị giống (từ 60 – 240 ngày tui)
1. Tăng khối lượng/ngày, tính bằng gam, không nhỏ hơn 350 300
2. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, tính bằng kg, không lớn hơn 4,00 4,20
3. Độ dày mỡ lưng (tại điểm P2), tính bằng milimét, không lớn hơn 25 25
II Ln cái hậu bị giống (từ 60 240 ngày tuổi)
1. Tăng khối lượng/ngày, tính bằng gam, không nhỏ hơn 350 280
2. Độ dày mỡ lưng (tại điểm P2), tính bằng milimét, không lớn hơn. 28 28
III Ln nái sinh sản
1 Số con sơ sinh sống trên ổ, tính bằng con, không nhỏ hơn 10,00 8,00
2 Số con cai sữa trên ổ, tính bằng con, không nhỏ hơn 9,00 7,00
3 Khối lượng cai sữa toàn ổ, tính bằng kg, không nhỏ hơn 50 45
4a Tuổi đẻ lần đầu, tính bằng ngày, không lớn hơn. 350 360
4b Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, tính bằng ngày không lớn hơn 187 203
    Yêu cầu cần đạt
IV Lợn đực giống phi trực tiếp
1. Tỷ lệ thụ thai, tính bằng %, không nhỏ hơn 85,00 85,00
2. Bình quân số con sơ sinh sống trên ổ, tính bằng con, không nhỏ hơn 10,00 8,00
3 Bình quân khối lượng sơ sinh trên con, tính bằng kg, không nhỏ hơn 0,55 0,50
V Lợn đực khai thác tinh (thụ tinh nhân tạo)    
1 Hoạt lực tinh trùng (A), tính bằng %, không nhỏ hơn 70 70
2 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K), tính bằng %, không lớn hơn 15 15
3 Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần xuất tinh (VAC), tính bằng tỷ, không nhỏ hơn 21 21

3.4  Phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

3.4.1  Xác định lượng xuất tinh (V, ml)

Dùng cốc hứng tinh hoặc ống đong có chia vạch đến mililit để đo lượng tinh xuất ra sau khi đã lọc bỏ chất keo nhầy. Đặt cốc hứng tinh, ống đong hoặc cốc đong trên mặt bàn phẳng, ngang tầm mắt, đọc kết quả ở mặt cong dưới của tinh dịch.

3.4.2  Xác định hoạt lực tinh trùng (A, %)

Lấy một giọt tinh dịch đặt lên phiến kính khô, sạch, ấm (ở nhiệt độ từ 35oC đến 37oC). Đặt tiêu bản lên kính hiển vi có độ phóng đại từ 200 đến 600 lần và có hệ thống sưởi ấm (ở nhiệt độ từ 38oC đến 39oC).

CHÚ THÍCH: Để đánh giá đầy đủ hoạt lực của tinh trùng, cần kết hợp 2 yếu tố: Tỷ lệ % tinh trùng tiến thẳng là số tinh trùng có chuyển động tiến thẳng được quan sát trong vi trường và lực chuyển động của tinh trùng.

VÍ DỤ: ”0,8+++” tức là có 80 % số tinh trùng trong vi trường còn sống và có hoạt động tiến thẳng mạnh.

3.4.3  Xác định nồng độ tinh trùng (C, 106/ml)

Nồng độ tinh trùng được xác định bằng cách dùng buồng đếm hồng, bạch cầu (haemacytometer, hemocytometer) hoặc các phương pháp khác đã được công nhận.

Pha loãng tinh dịch 20 lần trong ống bạch cầu (hoặc 200 lần trong ống hồng cầu).

Công thức tính nồng độ tinh trùng trong 1 ml tinh dịch như sau:

– Với ống bạch cầu: C = n.50.20.103 = n.106;

– Với ống hồng cầu: C = n.50.200.103 = n.107 (n = số lượng tinh trùng đếm được trong 80 ô).

3.4.4  Xác định tổng số tinh trùng tiến thẳng

Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong 1 lần xuất tinh (VAC, tỷ tinh trùng) được tính bằng cách nhân lượng xuất tinh (V) với hoạt lực tinh trùng (A) và nồng độ tinh trùng (C).

3.4.5  Xác định tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %)

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình được tính bằng phương pháp xác định số lượng tinh trùng có hình dạng khác thường có trong tổng số 300 đến 500 tinh trùng nhuộm màu đã được đếm.

3.4.6  Xác định khả năng tăng khi lượng trung bình/ngày (gam/con/ngày)

Được tính bằng tổng khối lượng thịt hơi tăng trong giai đoạn kiểm tra (gam) chia cho số ngày kiểm tra của cá thể lợn hậu bị đực, cái.

Sử dụng cân bàn, cân đĩa hoặc cân móc treo. Cân lợn vào buổi sáng, trước khi cho ăn và vệ sinh.

3.4.7  Xác định độ dày mỡ lưng tại điểm P2 (mm)

Độ dày mỡ lưng được đo bằng thiết bị thích hợp theo quy định hiện hành. Vị trí đo tại điểm P2, cách điểm gốc của xương sườn cuối 6,5 cm (đối với lợn ngoại) và 6,0 cm (đối với lợn nội) về hai bên vuông góc với đường sống lưng.

3.4.8  Xác định khả năng tiêu tn thc ăn/kg tăng khối lượng (kg)

Được tính bằng tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn kiểm tra có thể chia cho khối lượng thịt hơi tăng trong giai đoạn kiểm tra cá thể lợn hậu bị đực, cái.

3.4.9  Xác định số con sơ sinh sng/ổ (con)

Được tính bằng cách đếm số lợn con đẻ ra còn sống sau 24 giờ của mỗi ổ.

3.4.10  Xác định số con cai sữa /ổ (con)

Được tính bằng cách đếm số lợn con tách mẹ tại thời điểm cai sữa.

3.4.11  Xác định khối lưng sơ sinh sng/ (kg)

Dùng cân để xác định khối lượng lợn con của cả ổ tại thời điểm sau 24 giờ của mỗi ổ, tính bằng kilogam.

3.4.12  Xác định khối lưng cai sữa/ổ (kg)

Dùng cân để xác định khối lượng lợn con của cả ổ lúc tách mẹ, tính bằng kilogam.

3.4.13  Xác đnh tuổi đ lứa đầu (ngày)

Được tính tại thời điểm lợn nái bắt đầu đẻ lứa đầu tiên.

3.4.14  Xác định khoảng cách giữa hai lứa đ (ngày)

Được tính là khoảng thời gian giữa 2 lứa đẻ liên tiếp.

4  Quy trình giám định, bình tuyển

4.1  Bước chuẩn bị

4.1.1  Nguyên tắc chung khi giám định, bình tuyn

+ Lợn đực và lợn cái hậu bị được giám định, bình tuyển về ngoại hình và sinh trưởng sau khi kết thúc kiểm tra năng suất; Lợn đực hậu bị chỉ được giám định, bình tuyển chất lượng tinh dịch khi đã đạt được yêu cầu về ngoại hình và sinh trưởng sau kiểm tra năng suất

+ Lợn đực làm việc và lợn nái sinh sản được giám định, bình tuyển định kỳ ít nhất một lần/năm. Lợn đực chỉ giám định, bình tuyển chất lượng tinh dịch; Lợn nái sinh sản chỉ giám định, bình tuyển năng suất sinh sản.

+ Không thực hiện giám định, bình tuyển đối với những con lợn đang bị mắc bệnh.

+ Việc giám định được thực hiện theo từng cá thể, theo từng chỉ tiêu, việc bình tuyển được thực hiện kết hợp đồng thời các chỉ tiêu giám định theo từng cá thể.

4.1.2  Thành lp tổ giám đnh, bình tuyển

Tổ giám định, bình tuyển có từ 3 đến 5 người bao gồm: Cán bộ phụ trách công tác giống lợn và cán bộ chăn nuôi hoặc chăn nuôi – thú y có trình độ từ đại học trở lên.

4.1.3  Chuẩn bị đàn lợn để giám định, bình tuyển

Lợn được đưa vào giám định, bình tuyển phải đạt yêu cầu đối với con giống được thể hiện tại Mục 3.

4.1.4  Chuẩn b tài liệu để giám đnh, bình tuyển

Chuẩn bị các loại bảng biểu để tiến hành giám định, bình tuyển theo phụ lục kèm theo.

4.2  Giám định lợn giống

4.2.1  Giám định ngoại hình

Cho lợn đi, đứng tự nhiên trên khu vực bằng phẳng (chuồng, sân hoặc vườn) để quan sát và đánh giá từng bộ phận.

Đánh giá ngoại hình bằng cách cho điểm căn cứ vào đặc điểm giống thể hiện tại bảng 1 và bảng 2. Các chỉ tiêu được đánh giá bằng cách cho điểm theo mức độ ưu khuyết điểm của từng bộ phận, mức điểm không cho quá 5 điểm và không dưới 1 điểm như hướng dẫn tại bảng 5.

Bảng 5. Bảng cho đim đánh g ngoại hình

Mức độ đạt được Điểm
– Rất điển hình, tốt 5 điểm
– Đáp ứng yêu cầu 4 điểm
– Có 1 đến 2 nhược điểm nhẹ 3 điểm
– Có nhiều nhược điểm nhẹ hoặc 1 nhược điểm nặng 2 điểm
– Có 2 nhược điểm nặng trở lên 1 điểm

Điểm của từng chỉ tiêu nhân với hệ số quy định cho chỉ tiêu đó, cộng dồn các tích số của từng bộ phận, được tổng số điểm dùng để xếp cấp ngoại hình như hướng dẫn tại bảng 6.

Bảng 6. Bảng hệ số và cho đim đánh giá ngoại hình

TT Các bộ phận của cơ thể Điểm tối đa Hệ số Điểm và hệ số
1 Đặc điểm giống, thể chất lông da 5 5 25
2 Đầu và cổ 5 1 5
3 Vai, ngực, đùi trước 5 2 10
4 Lưng, sườn, bụng 5 2 10
5 Mông và đùi sau 5 2 10
6 Bốn chân 5 4 20
7 Vú và bộ phận sinh dục 5 4 20
Cộng 20 100

4.2.2  Giám định về năng suất

– Đối với lợn đực và lợn cái hậu bị: Lợn được lựa chọn về ngoại hình từ cấp 1 trở lên có khối lượng 30 kg được đưa vào nuôi đến 100 kg, tính tăng khối lượng trung bình/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trong thời gian nuôi ở trên. Khi đạt 100 kg thì đo độ dày mỡ lưng.

– Đối với lợn đực giống sử dụng trong thụ tinh nhân tạo bao gồm cả lợn đực hậu bị và lợn đực làm việc: được đánh giá các chỉ tiêu như hoạt lực tinh trùng (A), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh (VAC).

– Đối với lợn đực giống sử dụng để phối giống trực tiếp được đánh giá các chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ thụ thai của 10 lợn nái cơ bản (đẻ từ lứa 2 đến lứa 6) được phối giống với cá thể đực đưa vào đánh giá.

+ Số con sơ sinh sống/ổ bình quân của 10 lợn nái cơ bản (đẻ từ lứa 2 đến lứa 6) được phối giống với cá thể đực đưa vào đánh giá.

+ Bình quân khối lượng sơ sinh trên con của 10 ổ đẻ ở lợn nái cơ bản (đẻ từ lứa 2 đến lứa 6) được phối giống với cá thể đực đưa vào đánh giá.

– Đối với lợn nái sinh sản được đánh giá trên các chỉ tiêu: Số con sơ sinh sống/ổ; số con cai sữa/ổ; khối lượng cai sữa/ổ; khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (với lợn nái đẻ từ lứa 2 trở lên), tuổi đẻ lứa đầu đối với lợn nái đẻ lứa 1.

– Mức năng suất căn cứ để giám định sinh trưởng đối với lợn đực, cái hậu bị; sinh sản đối với lợn nái sinh sản, chất lượng tinh lợn đực hậu bị, lợn đực phối giống trực tiếp và lợn đực khai thác tinh của các giống lợn ngoại Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain được quy định tại bảng 3 và các giống lợn nội Móng Cái, Mường Khương được quy định tại bảng 4.

4.3  Bình tuyển lợn giống

– Sau khi hoàn thành việc giám định riêng biệt đối với từng chỉ tiêu năng suất trên từng cá thể (theo quy định tại Mục 4.2), tiến hành lập danh sách kết quả giám định từng chỉ tiêu đối với từng cá thể (“đạt” hoặc “không đạt”), sau đó sẽ tiến hành bình tuyển tổng hợp.

– Với lợn đực hậu bị việc bình tuyển dựa trên tổng hợp kết quả của 3 chỉ tiêu: ngoại hình, sinh trưởng và chất lượng tinh dịch.

– Với lợn cái hậu bị dựa trên tổng hợp kết quả của 2 chỉ tiêu: ngoại hình và sinh trưởng

– Với lợn nái sinh sản dựa trên tổng hợp của các chỉ tiêu: Số con sơ sinh sống/ổ; số con cai sữa/ổ; khối lượng cai sữa/ổ; tuổi đẻ lứa đầu (với lợn nái đẻ lứa 1); khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (với lợn nái đẻ lứa 2 trở lên)

– Với lợn đực làm việc

+ Lợn sử dụng trong thụ tinh nhân tạo dựa trên tổng hợp của 3 chỉ tiêu: Hoạt lực (A), tỷ lệ kỳ hình (K) và tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC).

+ Lợn đực sử dụng để phối giống trực tiếp dựa trên tổng hợp của 3 chỉ tiêu: Tỉ lệ phối giống có chửa, số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng sơ sinh trung bình/con của 10 ổ đẻ được phối giống bởi lợn đực đưa vào đánh giá

5  Kết luận

Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được về sinh trưởng, ngoại hình và sinh sản. Tuyển chọn những cá thể lợn giống có kết quả về sinh trưởng, ngoại hình và sinh sản đạt yêu cầu quy định để đưa vào làm giống hoặc tiếp tục làm giống.

Tiêu chí chọn lợn đực, lợn cái giống ngoại (Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain), giống nội (Móng Cái, Mường Khương) để đưa vào làm giống hoặc tiếp tục làm giống được thể hiện tại Bảng 7.

Bảng 7. Tiêu chí chọn lợn đực, lợn cái giống ngoại (Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain), giống nội (Móng Cái, Mường Khương)

Loại lợn Kết quả ngoại hình (điểm) Kết quả sinh trưởng Kết quả chất lượng tinh dịch Kết quả sinh sản
Lợn đực hậu bị ≥ 70 3 chỉ tiêu gồm: Khả năng tăng khối lượng, khả năng tiêu tốn thức ăn và độ dày mỡ lưng tại điểm P2.

– Ít nhất có 2/3 số chỉ tiêu nêu trên phải đạt yêu cầu

– 01 chỉ tiêu còn lại đạt mức trung bình của các cá thể đực hậu bị trong cùng đợt kiểm tra năng suất

3 chỉ tiêu gồm: Hoạt lực tinh trùng (A); Tỉ lệ kỳ hình (K) và tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC)

– Ít nhất 2/3 số chỉ tiêu nêu trên phải đạt yêu cầu.

– 01 chỉ tiêu còn lại đạt mức trung bình của các cá thể đực hậu bị trong cùng đợt kiểm tra năng suất

 
Lợn cái hậu bị ≥ 70 02 chỉ tiêu gồm: Khả năng tăng khối lượng và độ dày mỡ lưng tại điểm P2

– Ít nhất là chỉ tiêu khả năng tăng khối lượng phải đạt yêu cầu

– Chỉ tiêu độ dày mỡ lưng tại điểm P2 đạt mức trung bình của các cá thể cái hậu bị trong cùng đợt kiểm tra năng suất

   
Lợn đực thụ tinh nhân tạo     3 chỉ tiêu gồm: Hoạt lực tinh trùng (A); Tỉ lệ kỳ hình (K) và tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC)

– Ít nhất 2/3 số chỉ tiêu nêu trên phải đạt yêu cầu.

– 01 chỉ tiêu còn lại đạt mức trung bình của các cá thể đực hậu bị trong cùng đợt kiểm tra năng suất

 
Lợn đực phối giống trực tiếp       03 chỉ tiêu: Tỉ lệ phối giống có chửa, số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng sơ sinh trung bình/con của 10 ổ đẻ được phối giống bởi lợn đực đưa vào đánh giá

– Ít nhất 2/3 số chỉ tiêu nêu trên phải đạt yêu cầu.

– 01 chỉ tiêu còn lại đạt mức trung bình của các cá thể đực trong cùng kỳ giám định

Lợn nái sinh sản       04 chỉ tiêu: Số con sơ sinh sống/ổ; số con cai sữa/ổ; khối lượng cai sữa/ổ; tuổi đẻ lứa đầu (với lợn nái đẻ lứa 1); khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (với lợn nái đẻ lứa 2 trở lên)

– Ít nhất ¾ chỉ tiêu phải đạt mức yêu cầu

– 01 chỉ tiêu còn lại đạt mức trung bình của đàn lợn nái trong cùng kỳ giám định

Phụ lục A

(Tham khảo)

Các biểu mẫu sử dụng để theo dõi các chỉ tiêu đánh giá

A.1. Biểu mẫu theo dõi ngoại hình đàn lợn

STT Số hiệu Đặc điểm giống, thể chất lông, da Đầu và cổ Vai, ngực, đùi trước Lưng, sườn, bụng Mông và đùi sau Bốn chân Vú và bộ phận sinh dục Ghi chú
1                
                 
                 

A.2. Biu mẫu theo dõi các chỉ tiêu giám định, bình tuyển lợn đực và lợn cái hậu bị

A.2.1. Biểu mẫu theo dõi về khối lượng và độ dày mỡ lưng

STT Số hiệu Ngày sinh Thẻ tai bố Thẻ tai mẹ Ngày đưa vào nuôi kiểm tra Khối lượng đưa vào nuôi (kg) Ngày kết thúc kiểm tra Khối lượng kết thúc (kg) Độ dày mỡ lưng khi kết thúc kiểm tra (mm)
1                
                 

A.2.2. Biểu mẫu theo dõi về thức ăn

STT Số hiệu/số lô Ngày cho ăn Khối lượng thức ăn cho ăn (kg)
1    
     

A.3. Biểu mẫu theo dõi chất lượng tinh dịch lợn đực

STT Số hiệu Ngày sinh Thẻ tai bố Thẻ tai mẹ Ngày khai thác Thể tích tinh dịch/lần khai thác (V) PH Hoạt lực tinh trùng (A) Nồng độ tinh trùng (C) Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K)
1                  
                   

A.4. Biểu mẫu theo dõi năng sut sinh sản

STT Số hiệu lợn cái Ngày sinh Số hiệu lợn đực phối Ngày phối Ngày đẻ Số con SSS (con) Khối lượng SSS/ổ (kg) Số con để nuôi (con) Khối lượng để nuôi/ổ (con) Ngày cai sữa Số con cai sữa (con) KL cai sữa/ổ (kg)
1                      
                       

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Breeds of Livestock – Swine Breeds”. Oklahoma State University Dept. of Animal Science

[2] Canada Center for Swine Improvement, 2003. Duroc as terminal sire line, http: www.ccsi.ca

[3] Đoàn Phương Thúy, Phạm Văn Học, Trần Xuân Mạnh, Lưu Văn Tráng, Đoàn Văn Soạn, Vũ Đình Tôn và Đặng Vũ Bình (2015). Năng suất sinh sản và định hướng chọn lọc đối với lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire tại công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco. Tạp chí Khoa học và Phát triển 08 (13). tr. 1397-1404

[4] Đoàn Phương Thúy, Phạm Văn Học, Trần Xuân Mạnh, Lưu Văn Tráng, Đoàn Văn Soạn, Vũ Đình Tôn và Đặng Vũ Bình (2016). Khả năng sinh trưởng, độ dày mỡ lưng và định hướng chọn lọc đối với lợn đực Duroc, Landrace và Yorkshire tại công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco. Tạp chí Khoa học và Phát triển 01 (14). tr. 70-78

[5] Genetic base DanBred International (2015). URL http://www.danbredint.dk/genetic-base (accessed 6.23.15)

[6] Hoàng Văn Phơn, Nguyễn Hữu Lý, Trần Phương Thúy (1997). Báo cáo kết quả điều tra cơ bản giống lợn Mường Khương, Sở NN và PTNT Lào Cai, 1/1998

[7] Nguyễn Văn Đức (1999). Đặc điểm di truyền học của một số tình trạng sản xuất chính ở 3 giống lợn địa phương nuôi phổ biến (Móng Cái, Phú Khánh, Thuộc Nhiêu). Tạp chí chăn nuôi số 5 năm 1999. tr. 18 – 21

[8] Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Đồng (2000). Kết quả phát triển giống lợn Móng Cái tại Tuyên Quang. Báo cáo tổng kết Dự án IFAD tại Tuyên Quang, 2000

[9] Phạm Sỹ Tiệp, Tạ Bích Duyên, Nguyễn Đức Tuân (2012). Phát triển đàn lợn nái Móng Cái cao sản tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Kỳ I tháng 2/2012

[10] TCVN 1280-81. Lợn giống – Phương pháp giám định

[11] TCVN 9111:2011. Lợn giống ngoại – Yêu cầu kỹ thuật

[12] TCVN 9713:2013. Lợn giống nội – Yêu cầu kỹ thuật

[13] Thông tư số 25/2015/TT-BNNPTNT; ngày 01/7/2015 về Ban hành Danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam

[14] Trần Thị Diện, Lê Đình Cường, Trịnh Quang Tuyên, Hoàng Thị Vóc và Hoàng Văn Thư (2008). Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản và cho thịt của nhóm lợn Mường Khương nuôi tại xã Nấm Lư, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Báo cáo Tổng kết KHCN đề tài cấp tỉnh.

[15] Viện Chăn nuôi. Át lát các giống vật nuôi ở Việt Nam, Nxb NN, Hà Nội, 2004.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11910:2018 VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH, BÌNH TUYỂN LỢN GIỐNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN11910:2018 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 01/01/2018
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản