TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12187-2:2018 (EN 13451-2:2015) VỀ THIẾT BỊ BỂ BƠI – PHẦN 2: YÊU CẦU AN TOÀN RIÊNG BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI THANG, BẬC THANG VÀ TAY VỊN CỦA THANG
TCVN 12187-2:2018
EN 13451-2:2015
THIẾT BỊ BỂ BƠI – PHẦN 2: YÊU CẦU AN TOÀN RIÊNG BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI THANG, BẬC THANG VÀ TAY VỊN CỦA THANG
Swimming pool equipment – Part 2: Additional specific safety requirements and test methods for ladders, stepladders and handle bends
Lời nói đầu
TCVN 12187-2:2018 hoàn toàn tương đương với EN 13451-2:2015.
TCVN 12187-2:2016 do Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 12187 (EN 13451) Thiết bị bể bơi gồm các tiêu chuẩn sau:
– TCVN 12187-1:2017 (EN 13451-1:2011+ A1:2016), Phần 1: Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử;
– TCVN 12187-2:2018 (EN 13451-2:2015), Phần 2: Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử đối với thang, bậc thang và tay vịn của thang;
– TCVN 12187-3:2018 (EN 13451-3:2011+A3:2016), Phần 3: Yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với cửa hút, xả nước/khí phục vụ các tính năng vui chơi giải trí dưới nước.
Bộ tiêu chuẩn EN 13451, Swimming pool equipment, còn các tiêu chuẩn sau:
– EN 13451-4, Part 4: Additional specific safety requirements and test methods for starting platforms.
– EN 13451-5, Part 5: Swimming pool equipment. Additional specific safety requirements and test methods for lane lines and dividing line
– EN 13451-6, Part 6: Additional specific safety requirements and fest methods tor turning boards;
– EN 13451-7, Part 7: Additional specific safety requirements and test methods for water polo goals;
– EN 13451-10, Part 10: Additional specific safety requirements and test methods for diving platforms, diving springboards and associated equipment;
– EN 13451-11, Part 11: Additional specific safety requirements and test methods for moveable pool floors and moveable bulkheads.
THIẾT BỊ BỂ BƠI – PHẦN 2: YÊU CẦU AN TOÀN RIÊNG BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI THANG, BẬC THANG VÀ TAY VỊN CỦA THANG
Swimming pool equipment – Part 2: Additional specific safety requirements and test methods for ladders, stepladders and handle bends
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn đối với thang thẳng đứng, thang nghiêng và tay nắm uốn cong để bổ sung cho các yêu cầu an toàn chung của TCVN 12187-1:2017 (EN 13451-1:2011+ A1:2016).
Các yêu cầu của tiêu chuẩn này có tính ưu tiên cao hơn TCVN 12187-1:2017 (EN 13451-12011+A1:2016).
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với thang thẳng đứng, thang nghiêng và tay nắm uốn cong được chế tạo để sử dụng cho các loại bể bơi được phân loại như quy định trong EN 15288-1 và EN 15288-2.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 12187-1:2017 (EN 13451-1:2011 + A1:2016), Thiết bị bể bơi – Phần 1: Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 12187-1:2017 (EN 13451-1:2011 + A1:2016) và các thuật ngữ, định nghĩa dưới đây.
3.1
Thang thẳng đứng (ladder)
Kết cấu thẳng đứng với mặt bậc thang nằm ngang và hai tay vịn được sử dụng để đi vào hoặc đi ra khỏi mặt nước đến khu vực xung quanh.
3.2
Thang nghiêng (stepladder)
Kết cấu nghiêng với mặt bậc thang nằm ngang và (các) tay vịn được sử dụng để đi vào hoặc đi ra khỏi mặt nước đến khu vực xung quanh.
3.3
Mặt bậc thang (tread)
Khu vực của bậc thang tiếp xúc với chân của người sử dụng trong khi đi lên và đi xuống bậc thang.
3.4
Bậc thang (step)
Thành phần nằm ngang để chịu tải của người sử dụng.
3.5
Tay nắm uốn cong (handle bends)
Kết cấu được thiết kế để hỗ trợ đi vào hoặc đi ra khỏi mặt nước đến khu vực xung quanh.
4 Yêu cầu an toàn
4.1 Kích thước
4.1.1 Yêu cầu chung
Các kích thước phải phù hợp với kích thước được thể hiện trên Hình 1 đến Hình 3. Thiết kế của thiết bị không cần phù hợp với các ví dụ.
Mặt cắt ngang của các phần được thiết kế để nắm có thể là hình tròn, bầu dục, hình chữ nhật tù hoặc hình elip và phải nằm trong khoảng từ 25 mm đến 50 mm.
4.1.2 Thang thẳng đứng
CHÚ THÍCH: Ưu tiên thang chìm không nhô vào bể và tay nắm uốn cong không đối xứng kéo dài lên thành bể và có sự khác biệt về chiều cao
Nếu có khoảng chênh lệch giữa w1 và w2, thì khoảng này phải được mở rộng đều về hai phía.
Mép phía trước của tất cả các mặt bậc thang khác nhau phải nằm trên cùng một mặt phẳng thẳng đứng với mặt bậc thang đầu tiên, mặt phẳng này có dung sai ± 10 mm tính từ chỗ cao nhất đến chỗ thấp nhất của thang.
Khoảng cách giữa mỗi một bậc thang (h3) phải bằng nhau. Mặt bậc thang trên cùng phải ngang bằng với mép bể bơi hoặc phù hợp với các kích thước được cho bên Hình 1 và trong Bảng 1.
CHÚ DẪN:
WS Mặt nước
Hình 1 – Ví dụ về thang thẳng đứng
Bảng 1 – Kích thước của thang thẳng đứng
Kích thước trên Hình 1 |
Nhỏ nhất mm |
Lớn nhất mm |
w1 |
450 |
600 |
w2 |
w1 |
800 |
h1 |
750 |
h2 |
h2 |
750 |
950 |
h3 |
230 |
300 |
h4 |
110 |
– |
h5 |
175 |
– |
h6 |
200 |
h2 |
h7 |
– |
0 |
hoặc h3/2 |
h3 |
|
d1 |
75 |
– |
d2 |
0 |
8 |
d3 |
50 |
d1 |
d4 |
0 |
8 |
hoặc 25 |
75 |
|
d5 |
25 |
110 |
4.1.3 Thang nghiêng
4.1.3.1 Yêu cầu chung
Thang nghiêng phải có ít nhất một tay vịn.
Mặt bậc thang không được thiết kế dưới dạng hình ống tròn.
Nếu thang nghiêng được dự kiến sử dụng với tần suất cao theo cả hai chiều, thì nên có chiều rộng lớn hơn như được cho trong 4.1.3.2 và 4.1.3.3 để đảm bảo rằng hai người có thể đi qua nhau (ví dụ: tối thiểu 940 mm). Nếu chiều rộng của thang vượt quá 1200 mm, yêu cầu phải có thêm ít nhất một tay vịn nữa, cách các tay vịn còn lại ít nhất 600 mm.
CHÚ THÍCH: Xem các ví dụ tại Phụ lục A về cách tiếp cận bể bơi dễ dàng hơn cho người già hoặc người Khuyết tật
Để ngăn ngừa các tai nạn gây ra do kẹt khi bơi dưới mặt nước, cần áp dụng những điều sau:
a) nếu chiều rộng của bậc thang ≤ 1 100 mm, việc đóng các phần mở bằng một thiết bị phù hợp là bắt buộc.
b) nếu chiều rộng của bậc thang ≤ 1 100 mm và có thể tiếp cận khu vực bên dưới thang nghiêng thì cả hai phía phải để mở và thang nghiêng phải được đặt với tối thiểu 600 mm không gian tự do về mỗi phía.
Khoảng cách giữa bậc trên cùng và thành bể không được lớn hơn 8 mm.
4.1.3.2 Thang nghiêng cố định
Các tay vịn phải có chiều cao thẳng đứng (h1) từ 750 mm đến 950 mm và phải gắn với thành bể (xem Hình 2). Các đầu của tay vịn phải được uốn cong xuống với một bán kính ít nhất 50 mm so với phương ngang hoặc có độ cong không nhỏ hơn 100˚. Tay vịn phải có cùng độ nghiêng như thang nghiêng.
Chiều cao thẳng đứng tối đa (h2) giữa hai mặt bậc thang liền kề phải là 250 mm. Mặt bậc thang trên cùng phải ngang bằng với rìa của viền bể bơi.
Khoảng thông thủy giữa hai mặt bậc thang liền kề hoặc giữa bậc thấp nhất và sàn bể bơi phải phù hợp với các yêu cầu về điểm kẹt theo TCVN 12187-1:2017 (EN 13451-1:2011+ A1:2016).
Góc nghiêng lớn nhất so với phương ngang phải là 45 ̊.
Cạnh trước của bậc trên và cạnh sau của bậc dưới của hai mặt bậc thang liền nhau phải nằm trên cùng một mặt phẳng thẳng đứng hoặc các mật bậc thang phải xếp chồng lên nhau.
CHÚ DẪN:
d1 ≥ 250 mm
h1 750 mm đến 950 mm
h2 ≤ 250 mm
h3 theo TCVN 12187-1 (EN 13451-1)
w1 ≥ 600 mm
Hình 2 – Thang nghiêng cố định
4.1.3.3 Thang nghiêng có thể thay đổi
Thang nghiêng có thể thay đổi được thiết kế để sử dụng kết hợp với sàn di động. Tay vịn phải có cùng độ nghiêng như thang nghiêng.
Tại mọi vị trí sử dụng, khoảng thông thủy giữa hai mặt bậc thang liền kề hoặc giữa bậc thấp nhất và sàn bể bơi phải phù hợp với các yêu cầu về điểm kẹt theo TCVN 12187-1:2017 (EN 13451-1:2011+ A1:2016)
CHÚ THÍCH 1: Ưu tiên thang nghiêng có thể thay đổi lắp chìm.
CHÚ THÍCH 2: Nếu cạnh trước của bậc trên và cạnh sau của bậc dưới của hai mặt bậc thang liền nhau không nằm trên cùng mặt phẳng thẳng đứng tại mọi vị trí sử dụng thì sẽ tăng nguy cơ bị kẹt.
Các kích thước được cho trên Hình 3.
CHÚ DẪN:
1 | sàn di động | h2 | theo TCVN 12187-1 (EN 13481-1) |
a | phạm vi điều chỉnh | h3 | ≤ 250 mm |
d1 | ≥ 250 mm | w1 | ≥ 800 mm |
h1 | 750 mm đến 950 mm |
Hình 3 – Thang nghiêng có thể thay đổi
4.1.4 Tay nắm uốn cong
Tay nắm uốn cong có thể là một bộ phận tách rời của thang hoặc có thể được sử dụng kết hợp với kết cấu tích hợp.
Chiều cao của tay nắm uốn cong phải từ 750 mm đến 950 mm tính từ thành bể bơi và phải dẫn người sử dụng lên trên đường viền bao quanh bể bơi.
Tay nắm uốn cong của thang không lắp chìm hoàn toàn không được nhô ra khỏi mặt phẳng thẳng đứng của thang; xem Hình 4 b).
Tay nắm uốn cong của thang lắp chìm hoàn toàn không được nhô ra khỏi mặt phẳng thẳng đứng của thành bể; xem Hình 4 a).
a) Thang lắp chìm
b) Thang lắp nhô ra ngoài
CHÚ DẪN:
A Mặt phẳng thẳng đứng
Hình 4 – Tay nắm uốn cong
4.2 Sự toàn vẹn kết cấu
Kết cấu hoàn chỉnh của thang thẳng đứng và thang nghiêng phải phù hợp với các yêu cầu tại Điều 4.1 của TCVN 12187-1:2017 (EN 13451-1:2011+ A1:2018).
4.3 Khả năng chống trượt
Bề mặt của mặt bậc thang phải phù hợp với các yêu cầu của nhóm phân loại 24̊ theo Bảng 1 của TCVN 12187-1:2017 (EN 13451-1:2011+ A1:2016).
5 Phương pháp thử
Trừ khi có quy định khác, các yêu cầu của Điều 4 phải được kiểm tra theo phương pháp thích hợp nhất: phép đo, kiểm tra bằng mắt thường hoặc thực nghiệm.
Thang nghiêng có thể thay đổi phải được thử nghiệm điểm kẹt trong hai điều kiện làm việc cực độ.
6 Hướng dẫn sử dụng bổ sung
Nhà sản xuất phải có hướng dẫn sử dụng an toàn kèm theo sản phẩm, ví dụ:
a) để ngăn ngừa mối nguy đến từ thang thẳng đứng và thang nghiêng nhô ra bể bơi;
b) để ngăn ngừa mối nguy đến từ người sử dụng tiến vào khu vực bên dưới thang nghiêng;
c) để ngăn ngừa mối nguy đến từ thang nghiêng có thể thay đổi trong quá trình di chuyển của sàn bể (xem EN 13451-11)
Phụ lục A
(Tham khảo)
Các ví dụ về cách tiếp cận bể bơi dễ dàng để xác định nhu cầu của người già và người khuyết tật
Các ví dụ về cách tiếp cận bể bơi dễ dàng để xác định nhu cầu của người già và người khuyết tật được cho trên Hình A.1 đến Hình A.3.
Hình A.1
Hình A.2
Hình A.3
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] EN 13451-11, Swimming pool equipment – Part 11: Additional specific safety requirements and test methods for moveable pool floors and moveable bulkheads.
[2] EN 15288-1, Swimming pools – Part 1: Safety requirements for design.
[3] EN 15288-2, Swimming pools – Part 2: Safety requirements for operation.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12187-2:2018 (EN 13451-2:2015) VỀ THIẾT BỊ BỂ BƠI – PHẦN 2: YÊU CẦU AN TOÀN RIÊNG BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI THANG, BẬC THANG VÀ TAY VỊN CỦA THANG | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN12187-2:2018 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Xây dựng |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |