TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12338:2018 (ISO 18403:2016) VỀ GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ KHÓA KÉO – ĐỘ BỀN HƯ HỎNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA MỘT LỰC Ở PHÍA BÊN KHI KHÓA ĐÓNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12338-2018

ISO 18403:2016

GIÀY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ KHÓA KÉO – ĐỘ BỀN HƯ HỎNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA MỘT LỰC Ở PHÍA BÊN KHI KHÓA ĐÓNG

Footwear – Test method for slide fasteners – Resistance to damage during closure under a lateral force

Lời nói đầu

TCVN 12338:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 18403:2016.

TCVN 12338:2018 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIÀY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ KHÓA KÉO – ĐỘ BỀN HƯ HỎNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA MỘT LỰC Ở PHÍA BÊN KHI KHÓA ĐÓNG

Footwear – Test method for slide fasteners – Resistance to damage during closure under a lateral force

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định lực phía bên tối đa tác dụng lên khóa kéo đóng dùng trong giầy dép mà không bị hư hỏng. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại khóa kéo.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10071 (ISO 18454), Giầy dép – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép

ISO 19952, Footwear – Vocabulary (Giầy dép – Từ vựng).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 19952 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Khóa kéo (slide fastener)

Bộ phận dùng để nối hai phần vật liệu mềm với nhau gồm các răng khóa có thể cài vào nhau, mỗi phần vật liệu được gắn với một bên của hai dải khóa (3.2), và một con trượt di chuyển theo một hướng làm cho răng khóa (3.5)  hai dải cài vào nhau.

CHÚ THÍCH  Khi con trượt (3.3) di chuyển theo hướng ngược lại, các răng khóa tách rời nhau (xem Hình 1).

CHÚ DN

 Chặn trên

 Răng khóa

 Con trượt

 Tay kéo

5  Di khóa

 Chặn dưới

Hình 1 – Khóa kéo

3.2

Dải khóa (tape)

Dải bằng vải dùng để giữ các răng khóa (3.5) của khóa kéo (3.1).

3.3

Con trượt (slider)

Bộ phận dùng để kéo hai hàng răng khóa cài vào nhau hoặc tách rời nhau khi di chuyển theo chiều dài của hàng răng khóa (3.5).

3.4

Tay kéo (puller)

Miếng bằng kim loại hoặc bằng nhựa được gắn với con trượt (3.3) để người sử dụng cầm vào khi kéo khóa.

3.5

Răng khóa (teeth)

Chi tiết riêng lẻ của khóa kéo (3.1) hoặc sợi bằng nhựa xoắn liên tục để cài với chi tiết đối diện.

3.6

Chặn dưới (end stop)

Chặn trên (top stop)

Các chi tiết giới hạn của răng khóa (3.5), dùng để ngăn con trượt (3.3) trượt ra khỏi răng khóa và dải khóa (3.2).

3.7

Dây khóa (stringer)

Dải vật liệu dệt có gắn hàng răng khóa (3.5) được thiết kế để tương tác với một hàng răng tương tự được gn với dải khóa (3.2) còn lại.

4  Nguyên tắc

Khóa kéo thử được đóng từ từ dưới tác dụng của lực phía bên tăng dần cho đến khi khóa bị hỏng.

5  Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

5.1  Thiết bị th kéo có các đặc tính sau:

5.1.1  Hai kẹp  hai đầu như sau:

– Các mép kẹp song song và thẳng hàng;

– Có khả năng kẹp chắc chắn các đầu của khóa thử;

– Khoảng tách rời [D], trong đó [D] có thể được cài đặt đến một khoảng cách phù hợp trong khoảng từ 160 mm đến 335 mm;

– Dễ dàng tác dụng một lực kéo (30 ± 5) N giữa các kẹp. Treo một quả nặng vào sợi dây được gắn vào các kẹp và luồn qua ròng rọc.

5.1.2  Năm đôi kẹp ở phía bên có thể chuyển động, từng đôi có đặc điểm sau:

– Các bản kẹp hình vuông cạnh (25 ± 1) mm;

– Các mép kẹp song song và vuông góc với các mép kẹp của các kẹp phía đầu (5.1.1);

– Có thể kẹp chắc chắn các mép dây khóa của khóa thử;

– Khoảng cách  phía bên giữa các kẹp là (35 ± 1) mm;

– Các chặn dưới hạn chế sự tách rời kẹp vuông góc với các mép đang kẹp, trong khoảng từ 20 mm đến 60 mm.

5.1.3  Kẹp có thể di chuyển có khả năng giữ chắc chắn tay kéo của khóa thử.

5.1.4  Bộ phận tác dụng các lực kéo (20 ± 2) N, (30 ± 3) N, (40 ± 4) N, (50 ± 5) N hoặc (60 ± 6) N lên từng kẹp ở phía bên (5.1.2) theo hướng vuông góc với các bản kẹp. Treo các quả nặng vào các sợi dây được gắn vào các kẹp và luồn qua các ròng rọc.

5.1.5  Bộ phận để di chuyển kẹp (5.1.3) ở tốc độ (100 ± 25) mm/min giữa hai điểm trong khoảng 10 mm tính từ tâm của từng kẹp (5.1.1).

CHÚ DN

 Quả nặng

 Kẹp  phía đầu

 Kẹp có thể di chuyển

 Kẹp phía bên

Hình 2 – Thiết bị đề xuất để xác định độ bền hư hỏng dưới tác động của một lực  phía bên khi khóa đóng

6  Mẫu thử

6.1  Cần tối thiểu ba phép thử với từng lực phía bên (5.1.4) nhỏ hơn hoặc bằng 60 N gây ra hư hỏng mẫu thử. Bởi vậy, số lượng phép thử có thể thực hiện trên một khóa thử và số lượng khóa yêu cầu để thực hiện một chuỗi các phép thử hoàn chỉnh, sẽ tùy thuộc vào chiều dài của khóa (xem Bảng 1).

Bảng 1 – Số lượng khóa được yêu cầu để thực hiện một chuỗi các phép thử hoàn chỉnh

Chiều dài khóa xấp xỉ, mm

Số lượng các khóa yêu cầu

125  219

15 (3 bộ 5)

220 – 279

9 (3 bộ 3)

280  400

6 (3 bộ 2)

400 +

3

6.2  Điều hòa các mẫu thử theo TCVN 10071 (ISO 18454) trong 24 h trước phép thử và thực hiện thử nghiệm trong môi trường này.

7  Cách tiến hành

7.1  Đóng khóa thử và kẹp từng đầu của khóa vào từng kẹp (5.1.1) sao cho các đoạn dài bằng nhau của khóa được giữ trên từng kẹp và phần của khóa thử giữa các kẹp càng dài càng tốt, nhưng không dài hơn 335 mm.

7.2  Tác dụng một lực dọc (30 ± 5) N vào các kẹp (5.1.1) đ kéo căng khóa thử. Cố định các kẹp ở đúng vị trí để duy trì sự kéo căng hiệu quả.

7.3  Kẻ một đường thẳng ngang qua từng dây khóa, song song và cách mép của kẹp gi đầu dưới (50 ± 5) mm. Đây là vị trí thử 1.

7.4   các khoảng cách đều nhau (60 ± 5) mm, dọc theo chiều dài ca khóa thử từ vị trí thử 1, kẻ thêm các đường kẻ ngang qua cả hai dây khóa, song song với đường thẳng (7.3). Không kẻ bất kỳ đường thẳng nào cách mép của kẹp giữ đầu trên nhỏ hơn 45 mm. Mỗi đường thẳng đã kẻ là một vị trí thử.

7.5   từng vị trí thử, lp một kẹp phía bên (5.1.2) vào từng dây khóa sao cho

– Khoảng cách giữa các kẹp ở từng vị trí thử là (20 ± 2) mm, và

– Các đường thẳng được kẻ trên dây khóa vuông góc, và ở tâm ca các mép kẹp.

7.6  Mở khóa thử bằng cách di chuyển con trượt cho đến khi cách mép của kẹp (5.1.1) giữ đầu dưới (10 ± 2) mm. Kẹp chặt tay kéo bằng kẹp (5.1.3).

7.7  Tác dụng một lực (20 ± 2) N vào từng đôi kẹp phía bên ở vị trí thử 1 sao cho lực phía bên tác dụng vào khóa.

7.8  Di chuyển kẹp (5.1.3)  tốc độ (100 ± 25) mm/min sao cho khóa thử đóng dần. Dừng lại khi kẹp (5.1.3) đã di chuyển qua thân con trượt một khoảng xấp xỉ 60 mm sao cho nó chỉ vừa đi qua đôi kẹp bên và chịu tác dụng của lực phía bên.

7.9  Nếu khóa đóng lại đúng mà không bị hư hỏng thì tác dụng một lực (30 ± 3) N vào từng đôi kẹp ở phía bên (5.1.2) tiếp theo và lặp lại cách tiến hành trong 7.8.

7.10  Lặp lại cách tiến hành từ 7.8 đến 7.9 ở các vị trí thử còn lại, sử dụng các lực (40 ± 4) N, (50 ± 5) N, (60 ± 6) N.

7.11  Nếu các khóa thử bị hư hỏng thì ghi lại lực phía bên và các loại hư hỏng, như sau:

– Các răng khóa tách rời nhau,

– Các răng khóa bị kéo ra khỏi dây khóa, và

– Hư hỏng vật liệu dây khóa.

7.12  Nếu khóa quá ngắn để thực hiện phép thử bằng cách tác dụng năm lực thử, và khóa không bị hư hỏng khi thử ở vị trí cuối cùng thì tiếp tục phép thử bằng các khóa khác.

7.13  Lặp lại cách tiến hành từ 7.1 đến 7.12 đối với hai mẫu thử còn lại hoặc bộ các mẫu thử.

7.14  Ghi lại lực phía bên cao nhất, tại đó khóa thử không bị hư hỏng.

8  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) Mô tả đầy đủ mẫu đã thử;

c) Ngày thử;

d) Lực phía bên tối đa mà tại đó không xảy ra hư hỏng, như ghi được trong 7.14;

e) Lực phía bên tối đa mà tại đó xảy ra hư hng, như ghi được trong 7.11 và mô tả loại hư hỏng;

f) Bất kỳ sai lệch nào so với phương pháp thử trong tiêu chuẩn này.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12338:2018 (ISO 18403:2016) VỀ GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ KHÓA KÉO – ĐỘ BỀN HƯ HỎNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA MỘT LỰC Ở PHÍA BÊN KHI KHÓA ĐÓNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN12338:2018 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành 01/01/2018
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản