TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12437:2018 (CODEX STAN 53 – 1981 WITH AMENDMENT 1983) VỀ THỰC PHẨM CHO CHẾ ĐỘ ĂN ĐẶC BIỆT CÓ HÀM LƯỢNG NATRI THẤP (BAO GỒM CẢ CÁC CHẤT THAY THẾ MUỐI)
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12437:2018
CODEX STAN 53-1981
WITH AMENDMENT 1983
THỰC PHẨM CHO CHẾ ĐỘ ĂN ĐẶC BIỆT CÓ HÀM LƯỢNG NATRI THẤP (BAO GỒM CẢ CÁC CHẤT THAY THẾ MUỐI)
Special dietary foods with low-sodium content (including salt substitutes)
Lời nói đầu
TCVN 12437:2018 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 53-1981, sửa đổi năm 1983;
TCVN 12437:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F6 Dinh dưỡng và thức ăn kiêng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THỰC PHẨM CHO CHẾ ĐỘ ĂN ĐẶC BIỆT CÓ HÀM LƯỢNG NATRI THẤP (BAO GỒM CẢ CÁC CHẤT THAY THẾ MUỐI)
Special dietary foods with low-sodium content (including salt substitutes)
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này áp dụng cho thực phẩm được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong chế độ ăn đặc biệt do có hàm lượng natri thấp. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các chất thay thế muối có hàm lượng natri thấp.
1.2 Tiêu chuẩn này quy định hàm lượng natri thực phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng đặc biệt và quy định các chất thay thế muối. Tiêu chuẩn này không đề cập đến các khía cạnh khác của thành phần thực phẩm bao gồm việc sử dụng phụ gia thực phẩm, trừ các chất thay thế muối.
2 Mô tả sản phẩm
2.1 Định nghĩa
Thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt có hàm lượng natri thấp (Special dietary foods with low sodium content) là thực phẩm có chế độ ăn đặc biệt thu được từ việc giảm, hạn chế hoặc loại bớt natri.
2.2 Định nghĩa bổ sung
Thực phẩm có hàm lượng natri thấp và rất thấp (Low sodium and very low sodium foods) là những thực phẩm phù hợp với các quy định tương ứng về hàm lượng natri tối đa quy định trong 3.1.1 và 3.1.2 của tiêu chuẩn này.
3 Thành phần cơ bản và chỉ tiêu chất lượng
3.1 Thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt có hàm lượng natri thấp (không bao gồm các chất thay thế muối)
3.1.1 Thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt có hàm lượng natri thấp là thực phẩm được chế biến không bổ sung muối natri và hàm lượng natri của chúng không lớn hơn một nửa so với hàm lượng natri trong sản phẩm thông thường và hàm lượng natri này không vượt quá 120 mg/100 g sản phẩm cuối cùng được tiêu dùng.
3.1.2 Thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt có hàm lượng natri rất thấp là thực phẩm được chế biến không bổ sung muối natri và hàm lượng natri của chúng không lớn hơn một nửa so với hàm lượng natri trong sản phẩm thông thường và hàm lượng natri này không vượt quá 40 mg/100 g sản phẩm cuối cùng được tiêu dùng.
3.1.3 Việc bổ sung các chất thay thế muối phù hợp với 3.2 đối với thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt có hàm lượng natri thấp cho phép và được giới hạn bởi thực hành sản xuất tốt.
3.2 Các chất thay thế muối
3.2.1 Thành phần các chất thay thế muối được quy định như sau:
a) kali sulphat, kali, canxi hoặc muối amoni của các axit adipic, glutamic, carbonic, succinic, lactic, tartaric, xitric, axetic, clohydric hoặc orthophosphoric và/hoặc | không giới hạn, ngoại trừ P không vượt quá 4 % khối lượng và NH4+ không vượt quá 3 % khối lượng hỗn hợp chất thay thế muối |
b) muối magiê của các axit adipic, glutamic, carbonic, xitric, succinic, axetic, tartatic, lactic, clohydric hoặc orthophosphoric, được trộn với các chất thay thế muối không có magie khác nêu trong 3.2.1 a), c) và 3.2.1 d), và/hoặc | Mg++ không lớn hơn 20 % khối lượng của tổng các cation K+, Ca++ và NH4+ có trong hỗn hợp chất thay thế muối và P không vượt quá 4 % khối lượng của hỗn hợp chất thay thế muối |
c) muối cholin của các axit axetic, carbonic, lactic, tartaric, citric hoặc clohydric, được trộn với các chất thay thế muối không có cholin, liệt kê trong 3.2.1 a), 3.2.1 b) và 3.2.1 d), và/hoặc | hàm lượng cholin không vượt quá 3 % khối lượng hỗn hợp chất thay thế muối |
d) dạng tự do của các axit adipic, glutamic, xitric, lactic hoặc malic | không giới hạn |
3.2.2 Các chất thay thế muối có thể chứa:
- a) Keo silica hoặc canxi silicat; không lớn hơn 1 % khối lượng hỗn hợp chất thay thế muối, riêng lẻ hoặc kết hợp.
- b) Chất pha loãng: các loại thực phẩm an toàn và dinh dưỡng phù hợp trong khẩu phần ăn thông thường (ví dụ: đường, bột ngũ cốc).
3.2.3 Việc bổ sung hợp chất chứa iot vào chất thay thế muối phải phù hợp với quy định hiện hành.
3.2.4 Hàm lượng natri của chất thay thế muối phải không lớn hơn 120 mg/100 g hỗn hợp chất thay thế muối.
4 Ghi nhãn
4.1 Thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt có hàm lượng natri thấp (không bao gồm chất thay thế muối)
Ngoài các quy định về ghi nhãn áp dụng cho thực phẩm đặc biệt có liên quan, cần áp dụng các quy định cụ thể đối với ghi nhãn thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt có hàm lượng natri thấp như sau:
4.1.1 Nhãn phải ghi “hàm lượng natri thấp” hoặc “hàm lượng natri rất thấp” theo 3.1.1 và 3.1.2 của tiêu chuẩn này.
4.1.2 Hàm lượng natri phải được công bố trên nhãn tới bội số gần nhất của 5 mg/100 g trong việc bổ sung trên lượng cho ăn quy định, trong khẩu phần ăn thông thường.
4.1.3 Hàm lượng carbohydrat, protein và chất béo trung bình trong 100 g sản phẩm trong khẩu phần ăn thông thường, cũng như giá trị calo (hoặc kilojun) phải được công bố trên nhãn.
4.1.4 Việc bổ sung các chất thay thế muối được liệt kê trong 3.2 của tiêu chuẩn này phải được công bố trên nhãn.
4.1.5 Khi các chất thay thế muối là một phần hoặc hoàn toàn là muối kali thì tổng lượng kali, tính bằng miligam cation trên 100 g thực phẩm trong khẩu phần ăn thông thường, phải được công bố trên nhãn.
4.1.6 Thời gian sử dụng tối thiểu (ghi sau từ “tốt nhất trước ngày”) phải được công bố bằng ngày, tháng và năm theo thứ tự chữ số, trừ sản phẩm có thời gian sử dụng quá ba tháng thì ghi đủ tháng và năm. Tháng có thể được ghi bằng chữ cái tại các nước sử dụng mà không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Trong trường hợp chỉ cần công bố tháng, năm và hạn sử dụng của sản phẩm có hiệu lực đến cuối năm đã đưa ra thì có thể dùng cụm từ “hạn sử dụng (năm)”.
4.1.7 Ngoài thời gian sử dụng công bố bằng ngày ghi trên nhãn, các điều kiện cụ thể về bảo quản thực phẩm cũng được nêu rõ nếu hạn sử dụng có phụ thuộc vào các điều kiện bảo quản đó.
Nếu cần, các hướng dẫn bảo quản phải được ghi gần sát với ngày, tháng hạn sử dụng.
4.2 Chất thay thế muối
Ngoài các Điều 2, 3, 4.3 đến 4.5 và Điều 8 của TCVN 7087 (CODEX STAN 1-1985) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, cần áp dụng các yêu cầu sau:
4.2.1 Tên của sản phẩm là “chất thay thế muối natri thấp” hoặc “muối dùng cho chế độ ăn đặc biệt có natri thấp”.
4.2.2 Danh mục hoàn chỉnh về các thành phần phải được công bố trên nhãn. Lượng cation (natri, kali, canxi, magie, amoni và cholin/100 g khối lượng trong hỗn hợp chất thay thế muối) phải được công bố trên nhãn.
5 Phương pháp phân tích và lấy mẫu
Xem CODEX STAN 234 Recommended methods of analysis and sampling (Các phương pháp khuyến cáo về phân tích và lấy mẫu).
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12437:2018 (CODEX STAN 53 – 1981 WITH AMENDMENT 1983) VỀ THỰC PHẨM CHO CHẾ ĐỘ ĂN ĐẶC BIỆT CÓ HÀM LƯỢNG NATRI THẤP (BAO GỒM CẢ CÁC CHẤT THAY THẾ MUỐI) | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN12437:2018 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
An toàn thực phẩm |
Ngày ban hành | 01/01/2018 |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |