TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11357-9:2018 (EN 474-9:2010) VỀ MÁY ĐÀO VÀ CHUYỂN ĐẤT – AN TOÀN – PHẦN 9: YÊU CẦU CHO MÁY LẮP ĐẶT ĐƯỜNG ỐNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11357-9:2018

EN 474-9:2010

MÁY ĐÀO VÀ CHUYỂN ĐẤT – AN TOÀN – PHẦN 9: YÊU CẦU CHO MÁY LẮP ĐẶT ĐƯỜNG ỐNG

Earth-moving machinery – Safety – Part 9: Requirements for pipelayers

Lời nói đầu

TCVN 11357-9:2018 hoàn toàn tương đương EN 474-9:2006 và sửa đổi 1:2009.

TCVN 11357-9:2018 do Trường Đại học Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11357 Máy đào và chuyển đất – An toàn gồm có các phần sau:

TCVN 11357-6:2016 (EN 474-6:2006), Phần 6: Yêu cầu cho xe tự đổ

TCVN 11357-7:2018 (EN 474-7:2006), Phần 7: Yêu cầu cho máy cạp

TCVN 11357-9:2018 (EN 474-9:2006), Phần 9: Yêu cầu cho máy lắp đặt đường ống

TCVN 11357-10:2018 (EN 474-10:2006), Phần 10: Yêu cầu cho máy đào hào

TCVN 11357-13:2018 (ISO 20474-13:2008), Phần 13: Yêu cầu cho máy đầm lăn

Bộ EN 474 Earth-moving machinery – Safety còn các phần sau:

EN 474-1:2006/A1:2009, Part 1: General requirements

EN 474-2:2006/A1:2008, Part 2: Requirements for tractor-dozers

EN 474-3:2006/A1:2009, Part 3: Requirements for loaders

EN 474-4:2006/A2:2012, Part 4: Requirements for backhoe-loaders

EN 474-5:2006/A3:2013, Part 5: Requirements for hydraulic excavators

EN 474-8:2006/A1:2009, Part 8: Requirements for graders

EN 474-11:2006/A1:2008, Part 11: Requirements for earth and landfill compactors

EN 474-12:2006/A1:2008, Part 12: Requirements for cable excavators

Tiêu chuẩn này được sử dụng kết hợp với Phần 1 của Bộ tiêu chuẩn nói trên.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn nhóm/loại C như quy định trong TCVN 7383-1:2004 (ISO 12100-1:2003).

Các máy có liên quan và các mối nguy hiểm, các tình huống nguy hiểm, các trường hợp nguy hiểm được quy định trong phạm vi áp dụng của tiêu chun này.

Khi các điều khoản của tiêu chuẩn nhóm/loại C này khác với các điều khon trong các tiêu chun nhóm/loại A hoặc B thì các điều khoản của tiêu chun nhóm/loại C phải được ưu tiên hơn các điều khoản của các tiêu chuẩn khác. Máy phi được thiết kế và chế tạo theo các điều khoản ca tiêu chuẩn nhóm/loại C này.

 

MÁY ĐÀO VÀ CHUYỂN ĐẤT – AN TOÀN  PHẦN 9: YÊU CẦU CHO MÁY LẮP ĐẶT ĐƯỜNG ỐNG

Earth-moving machinery – Safety – Part 9: Requirements for pipelayers

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đề cập đến các mối nguy hiểm, các tình huống và các trường hợp nguy hiểm đáng kể liên quan đến máy lắp đặt đường ống được định nghĩa trong ISO 6165:2006 khi chúng được sử dụng theo đúng mục đích thiết kế và cả khi sử dụng sai mục đích thiết kế nhưng vẫn nằm trong dự tính ca nhà sản xuất (xem Điều 4).

Các yêu cầu ca tiêu chuẩn này bổ sung cho các yêu cầu chung của EN 474-1:2006/A1:2009.

Ngoài các yêu cầu được quy định trong EN 474-1:2006/A1:2009, tiêu chun này bổ sung hoặc thay thế các yêu cầu có liên quan đến máy lp đặt đường ống.

Tiêu chuẩn này quy định cụ thể các biện pháp kỹ thuật thích hợp đ loại bỏ hoặc giảm các rủi ro xuất hiện từ các mối nguy hiểm ch yếu, các tình huống và trường hợp nguy hiểm xy ra trong quá trình hiệu chỉnh, vận hành và bảo dưỡng máy lắp đặt đường ống.

CHÚ THÍCH: Tiêu chun này không áp dụng cho các máy lp đặt đường ng được sản xut trưc ngày công bố tiêu chuẩn này.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố, chỉ áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố, áp dụng phiên bản công bố mới nhất, bao gồm cả các bổ sung và sửa đi (nếu có).

TCVN 7383-1:2004 (ISO 12100-1:2003), An toàn máy – Khái niệm cơ bn, nguyên tắc chung cho thiết kế – Phần 1: Thuật ngữ cơ bản, phương pháp luận.

TCVN 8855-1:2011 (ISO 4308-1:2003), Cần trục và thiết bị nâng – Chọn cáp – Phần 1: Yêu cầu chung.

ISO 3411:2007, Earth-moving machinery – Human physical dimensions of operators and minimum operator space envelope (Máy đào và chuyn đất – Kích thước cơ thể của người lái máy và khoảng không gian điều khiển tối thiểu).

ISO 6393:2008, Earth-moving machinery – Determination of sound power leven noise emissions – Stationary test conditions (Mày đào và chuyển đt – Xác đnh mức công suất âm – Điều kiện thử nghiệm khi máy đứng yên).

ISO 6394:2008, Earth-moving machinery – Determination of the emision sound pressure leven at the operators position – Stationary test conditions (Máy đào và chuyển đt – Xác định mức áp suất âm tại vị trí làm việc – Điều kiện th nghiệm khi máy đứng yên).

ISO 6405-2:1993, Earth-moving machinery – Symbols for operator controls and other displays – Part 2: Specific symbols for machines, equipment and accessories (Máy đào và chuyển đất – Ký hiệu cho các bộ phận điều khiển và các hiển thị khác – Phần 2: Các ký hiệu cụ thể đối với máy móc, thiết bị và phụ kiện).

ISO 7096:2000, Earth-moving machinery – Laboratory evaluations of operator seat vibration (Máy đào và chuyn đất – An toàn – Phương pháp phòng thí nghiệm xác định rung chỗ ngồi người vận hành).

ISO 8813:1992, Earth-moving machinery – Lift capacity of pipelayers and wheeled tractors or loaders equipped with side boom (Máy đào và chuyển đất – Sức nâng của máy lắp đặt đường ng và máy kéo bánh lốp hoặc mày xếp dỡ bánh lốp với tay cần đặt phía bên cạnh).

ISO 10968:2004, Earth-moving machinery – Operators controle (Máy đào và chuyển đất – Bộ phận điều khiển).

EN 474-1:2006+A1:2009, General requirements (Máy đào và chuyển đt – An toàn – Phần 1: Yêu cầu chung).

EN 1032:2003, Mechanical vibration – Testing of mobile machinery in order to determine the vibration emission value (Dao động cơ học – Phương pháp thử nghiệm cho các máy di động để xác định các tr số gây ra do rung).

EN 1677-1:2000, Components for slings – Safety – Part 1: Forged steel components, Grade 8 (Các chi tiết dùng cho thiết bị treo vật – An toàn – Phần 1: Cu kiện thép rèn, nhóm 8).

EN 1677-2:2000, Components for slings – Safety – Part 1: Forged steel lifting hooks with latch, Grade 8 (Các chi tiết dùng cho thiết bị treo vật – An toàn – phần 2: Móc treo rèn với khóa bảo vệ, nhóm 8).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa nêu trong EN 474-1:2006/A1:2009, TCVN 7383-1:2004 (ISO 12100-1:2003) và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ áp dụng cho máy lp đặt đường ống được quy đnh trong ISO 7136:2006 và một số máy lắp đặt đường ng thông dụng được minh họa trong Phụ lục B của tiêu chuẩn này.

5.2.5  Bo vệ người vận hành

Không áp dụng EN 474-1:2006/A1:2009, 5.3.3 cho máy lắp đặt đường ống.

5.3  Ổn định và thiết bị nâng

5.3.1  Quy định chung

Áp dụng EN 474-1:2006/A1:2009, 5.11 cùng với bổ sung  Điều 5.3.2.

5.3.2  Thiết b nâng

5.3.2.1  Quy đnh chung

Thiết bị nâng phải tuân theo các yêu cầu trong ISO 8813:1992.

5.3.2.2  Tốc độ hạ tải

Phải có thiết b để điu khiển tốc độ hạ ca tay cần và móc treo trong điều kiện làm việc bình thường và cho phép hạ và giữ vật có kiểm soát thông qua người vận hành. Thiết bị này phải không ngăn cn việc hạ vật rơi tự do (chỉ đối với tời có móc treo vật).

5.3.2.3  Phanh cho thiết bị lắp đặt đường ống

Thiết bị đặt đường ống phải trang bị phanh được mở bằng thiết bị điều khiển và đóng tự động ngay khi người vận hành không tác động vào thiết bị điều khiển hoặc khi mất nguồn năng lượng. Phanh phải được thiết kế chịu được 1,5 lần sức nâng cho phép với các điều kiện do nhà sn xuất đặt ra.

5.3.2.4  Móc treo

Theo EN 1677-1:2000, móc treo phải chịu được ti th gấp hai lần sức nâng (WLL)1 mà không có biến dạng dư cũng như một lực phá hủy (BF)2 gấp 4 lần sức nâng.

Móc treo được sử dụng cho các mục đích khác với mục đích lắp đặt đường ống (ví dụ: vận chuyển hoặc treo giữ ca các thiết bị chuyên dùng) phải được trang b một khóa an toàn theo EN 1677-2:2000.

5.3.2.5  Dây cáp

Dây cáp phải được chọn tuân theo TCVN 8855-1:2011 (ISO 4308-1:2003).

5.4  Tời gắn phía sau

5.4.1  Quy định chung

CHÚ THÍCH: Áp dụng ISO 19472:2006 như là một hướng dẫn cho công việc thiết kế.

5.4.2  Kết cu lắp đặt tời

Kết cấu để gắn kết và cố định tời với khung máy phải được tính toán chịu được lực ln gấp hai lần lực kéo do cáp truyn tới mà không có biến dạng dư.

CHÚ THÍCH 2: Các định nghĩa đã dùng trong các tiêu chuẩn khác được đ cập đến trong tiêu chun này cũng được áp dụng.

3.1

Máy lắp đặt đường ống (Pipelayer)

Máy tự hành bánh xích hoặc bánh lốp được trang bị thiết bị lắp đặt đường ống gồm có khung chính, cơ cấu nâng vật, một tay cần có thể nâng hạ được bố trí ở phía cạnh máy và một đối trọng. Máy chủ yếu dùng để vận chuyển và lắp đặt các đường ng (xem ISO 6165:2006).

4  Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể bổ sung

Xem Phụ lục A.

CHÚ THÍCH: Phụ lục A bao gồm tt cả các mi nguy him, các tình huống và các trường hợp nguy hiểm đáng k được đ cập trong tiêu chun này. Chúng được nhận biết thông qua đánh giá rủi ro cho từng loại máy, đồng thời yêu cầu phải có các biện pháp để loại bỏ hoặc giảm các rủi ro này.

5  Yêu cầu an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ

5.1  Yêu cầu chung

Máy lắp đặt đường ng phải tuân th các yêu cầu trong EN 474-1:2006/A1:2009. Mọi yêu cầu riêng trong tiêu chun này không được làm thay đổi hoặc thay thế các yêu cầu trong tiêu chuẩn nói trên.

5.2  Chỗ ngồi cho người vận hành

5.2.1  Ca bin

Áp dụng EN 471-1:2006/A1:2009, 5.3.1 trừ trường hợp máy lắp đặt đường ống không cần phi trang b ca bin.

Máy lắp đặt đường ống phải được thiết kế và chế tạo sao cho có thể trang bị một ca bin điều khiển. Nhà sản xuất phải sẵn sàng cung cấp ca bin điều khiển theo yêu cu.

5.2.2  Cửa sổ (các cửa sổ)

Áp dụng EN 474-1:2006/A1:2009, 5.3.2.7 và 5.3.2.9 cùng với b sung sau: máy lắp đặt đường ống có gắn ca bin phải trang b một (nhiều) cần gạt nước chạy bng động cơ và một thiết bị phun nước rửa kính  hướng thiết bị nâng làm việc.

5.2.3  Hệ thống sưi và thông gió

Áp dụng EN 474-1:2006/A1:2009, 5.3.2.6, nếu như máy có trang b ca bin.

5.2.4  Chỗ ngi người vận hành

Khi máy lắp đặt đường ống có giá tr đo (RMS) gia tốc tuyệt đối > 0,5 m/s2 theo hướng của trục Z (theo EN 1032:2003) phải được trang b một ghế ngồi kiểu lò xo có lớp phổ rung EM6 theo ISO 7096:2000. Trong trường hợp máy không có giá trị đo (RMS) gia tốc tuyệt đối thì cũng phải trang b một ghế ngồi lò xo có lớp phổ rung EM6 theo ISO 7096:2000.

5.4.3  Thiết b điều khiển

Thiết bị điều khiển tời phải được bố trí ở chỗ ngồi của người vận hành và phải tuân theo các yêu cầu trong ISO 10968:2004.

5.4.4  Thiết b bảo vệ

Trường hợp có lắp ti phía sau, phải có thiết b bảo vệ.

Máy được bố trí tời phía sau phải được trang b một lưới thép bảo vệ phù hợp (đưng kính nh nhất ca thanh thép là 6 mm và khoảng cách các mắt lưới lớn nhất là 45 mm x 45 mm) hoặc trang bị một tấm chắn bảo vệ tương tự nm giữa người vận hành và tời.

Chiều rộng và chiều cao của lưới thép bảo vệ ít nhất phải che phủ mặt phía sau của khoảng không gian tối thiểu theo quy định trong ISO 3411:2007 (xem Hình 5).

5.5  Tiếng ồn

5.5.1  Mức công suất âm

Áp dụng EN 474-1:2006/A1:2009, 5.13.2.1 với bổ sung sau: mức công suất âm ca máy lắp đặt đường ống phải phù hợp với ISO 6393:2008.

5.5.2  Mức áp suất âm tại chỗ ngồi người vận hành

Áp dụng EN 474-1:2006/A1:2009, 5.13.2.2 với bổ sung sau: mức áp suất âm ở chỗ ngồi người vận hành của máy lắp đặt đường ng phải xác định tuân theo ISO 6394:2008.

6  Thông tin cho sử dụng

6.1  Dấu hiệu cảnh báo

Áp dụng EN 474-1:2006/A1:2009 với bổ sung sau: đối với tời được lắp đặt phải gn một dấu hiệu cảnh báo riêng với ký hiệu được lấy theo ISO 6405-2:1993.

6.2  Hướng dẫn sử dụng

Áp dụng EN 474-1:2006/A1:2009 với bổ sung dưới đây:

6.2.1  Hướng dẫn cụ thể cho người vận hành về cách thức làm việc theo nhóm (ví dụ: phi hợp, thông tin liên lạc với nhau);

6.2.2  Hướng dẫn vận hành tay cần;

6.2.3  Hướng dẫn sử dụng an toàn tời phía sau, nếu được trang b;

6.2.4  Các điều kiện phải lắp đặt ca bin.

6.3  Ghi nhãn

Áp dụng EN 474-1:2006/A1:2009 với bổ sung sau: phải ghi giá trị lực kéo lớn nhất  trên tời, nếu được trang bị.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể bổ sung – Máy lắp đặt đường ống

Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể trong Phụ lục A của EN 474-1:2006/A1:2009 được áp dụng cùng với các bổ sung dưới đây:

Bảng A.1 – Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể b sung

Số TT3)

Mi nguy him

Điều liên quan ca tiêu chuẩn này

Các mối nguy hiểm, các tình huống nguy hiểm và các trường hợp nguy hiểm

1

Các mối nguy hiểm cơ học do:

– Các bộ phận ca máy hoặc các ti nâng, ví dụ:

Do trọng lượng và ổn định, độ bền cơ học

5.3, 5.4

1.1

Mối nguy hiểm do chèn ép 5.2.1

4

Mối nguy hiểm do tiếng ổn 5.5

8

Mối nguy hiểm do bỏ qua nguyên tắc ecgônômi khi thiết kế máy, ví dụ các mối nguy hiểm từ:  

8.7

Thiết kế, sự sắp xếp hay nhận biết của thiết bị điều khiển không phù hợp 5.4.3

8.10

Nắp đậy và thiết bị bo vệ không phù hợp 5.2.5, 5.4.4

16

Mđịnh/Lật máy  

Các mối nguy hiểm, tình huống nguy hiểm và trường hợp nguy hiểm bổ sung do chuyển động

19

Liên quan đến chỗ ngồi của người vận hành trên máy  

19.5

Tầm nhìn từ chỗ ngồi ca người vận hành bị hạn chế 5.2.2

19.7

Chỗ ngồi không phù hợp 5.2.4

24

Ch dẫn không đy đủ cho người vận hành

(Hướng dẫn vận hành, du hiệu, cảnh báo và ký hiệu)

6

27

Mi nguy him cơ học và các trường hp nguy him do:  

27.1

– Độ bn cơ học không phù hợp:

– Hệ số làm việc không phù hợp

5.3.2

27.2

Tốc độ hạ tải và phanh 5.3.2.2, 5.3.2 3

27.3

Móc treo và cáp 5.3.2.4, 5.3.2.5

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Hình vẽ minh họa

Hình B.1 – Máy lắp đặt đường ống di chuyển bng bánh xích

Hình B.2 – Máy lắp đặt đường ống di chuyển bằng bánh lốp

Hình B.3 – Máy lắp đặt đường ống, hình chiếu cạnh

Hình B.4 – Máy lắp đặt đường ống di chuyển bằng bánh xích với cơ cấu quay

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 19472:2006, Machinery for forestry – Winches – Dimensions, performance and safety (Máy lâm nghiệp – Tời kéo – Kích thước, công sut và an toàn)

[2] ISO 7136:2006, Earth-moving machinery – Pipelayers – Definitions and commercial specifications (Máy đào và chuyển đất – Máy lắp đặt đường ống – Thuật ngữ và tài liệu kỹ thuật).

[3] ISO 6165:2006, Earth-moving machinery – Basic types – Identification and terms and definitions (Máy đào và chuyển đất – Các loại cơ bn – Ký hiệu, thuật ngữ và định nghĩa).

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

 Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

 Thuật ngữ và định nghĩa

4  Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể bổ sung

 Yêu cầu an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ

 Thông tin cho sử dụng

Phụ lục A (quy định) Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể b sung – Máy lắp đặt đường ống

Phụ lục B (tham khảo) Hình vẽ minh họa

Thư mục tài liệu tham khảo



1 WLL – working load limit

2 BF – breaking force

3) Số thứ tự được ly theo Phụ lục A của EN 474-1:2006/A1:2009

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11357-9:2018 (EN 474-9:2010) VỀ MÁY ĐÀO VÀ CHUYỂN ĐẤT – AN TOÀN – PHẦN 9: YÊU CẦU CHO MÁY LẮP ĐẶT ĐƯỜNG ỐNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN11357-9:2018 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 01/01/2018
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản