TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11932:2017 (ISO 11746:2012 WITH AMD 1:2017) VỀ GẠO – XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TÍNH SINH TRẮC HỌC CỦA HẠT

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11932:2017

ISO 11746:2012 WITH AMD 1:2017

GẠO – XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TÍNH SINH TRẮC HỌC CỦA HẠT

Rice – Determination of biometric characteristics of kernels

Lời nói đầu

TCVN 11932:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 11746:2012 sa đi 1 năm 2017;

TCVN 11932:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GẠO – XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TÍNH SINH TRẮC HỌC CỦA HẠT

Rice – Determination of biometric characteristics of kernels

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp để xác định các đặc tính sinh trắc học của hạt gạo lật hoặc hạt gạo trắng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nht, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 7301, Rice – Specification (Gạo – Yêu cầu kỹ thuật).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 7301 cùng với thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Đặc tính sinh trắc học (biometric characteristics)

Chiều dài, chiều rộng và độ dày của hạt được đo dọc theo ba trục tọa độ Descart.

CHÚ THÍCH Xem Phụ lục A.

4  Nguyên tắc

Chọn thủ công các hạt và đo các đặc tính sinh trắc học (3.1) bằng thước đo micromet.

5  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

5.1  Dụng cụ chia mẫu1), dụng cụ lấy mẫu hình nón hoặc dụng cụ lấy mẫu có nhiều khe h với hệ thống phân tách.

5.2  Khay, hoặc dụng cụ tương tự, có màu tương phản với màu của gạo được đánh giá.

5.3  Kẹp, các loại khác (kim loại, chất dẻo, đầu tròn hoặc nhọn, v.v…), để thao tác dễ dàng với hạt.

5.4  Thước đo micromet, hoặc dụng cụ tương tự có thể đọc chính xác đến 0,01 mm và bảo đảm không làm biến dạng hạt trong suốt quá trình đo.

Tránh làm biến dạng hạt là đặc biệt quan trọng đối với gạo lật.

6  Lấy mẫu

Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên tham khảo phương pháp lấy mẫu đưa ra trong TCVN 9027 (ISO 24333).[2]

Mẫu phòng thử nghiệm nhận được phải đúng mẫu đại diện, không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.

7  Cách tiến hành

7.1  Chuẩn bị mẫu thử

Trộn và giảm mẫu hỗn hợp. Lặp lại bước chia mẫu đầu tiên ít nhất ba lần. Các bước tiếp theo thực hiện lần lượt trên các vật chứa cho đến khi thu được khoảng 50 g mu.

Tri hạt trên khay (5.2) và dùng kẹp (5.3) loại bỏ chất ngoại lai, hạt chưa chín và/hoặc hạt khuyết tật và hạt vỡ để thu được mẫu thử.

7.2  Phép xác định

7.2.1  Rút ngẫu nhiên hai bộ mẫu, mỗi bộ 100 hạt từ mẫu thử thu được trong 7.1.

7.2.2  Trong khi duy trì từng hạt đúng hướng không chuyển động (xem Phụ lục A) với sự trợ giúp của kẹp (5.3), đo các đặc tính sinh trắc học (3.1) của hạt ở cả hai bộ mẫu (7.2.1) bng micrometer (5.4). Ghi lại các giá trị chính xác đến 0,01 mm.

7.2.3  Đối với từng đặc tính sinh trắc học (chiều dài, chiều rộng và độ dày), tính trung bình cả hai bộ mẫu () và kiểm tra giá trị tính được theo công thức sau đây, kết quả phải nhỏ hơn hoặc bằng 2.

Nếu kết quả lớn hơn 2 cho thấy mẫu đã không được lựa chọn ngẫu nhiên, trong trường hợp này, trả lại tất cả các hạt vào các mẫu thử và lặp lại quy trình từ 7.2.1.

8  Tính và biểu thị kết quả

8.1  Tính kết quả

Tính các giá trị trung bình, , đối với tất cả các đặc tính sinh trắc học (3.1).

8.2  Biểu thị kết quả

Ghi lại giá trị trung bình chiều dài, chiu rộng và độ dày của các hạt chính xác đến 0,01 mm.

9  Độ chụm

9.1  Phép thử liên phòng thử nghiệm

Chi tiết về phép thử liên phòng thử nghiệm quốc tế về độ chụm của phương pháp được nêu trong Phụ lục B. Giá trị thu được từ phép thử này có thể không áp dụng được cho các loại gạo khác và hỗn hợp của các loại gạo.

9.2  Độ lặp lại

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử độc lập, riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, trên vật liệu thử giống hệt nhau, trong cùng một phòng thử nghiệm, do cùng một người thao tác, sử dụng cùng một thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn, không quá 5 % các trường hợp lớn hơn giới hạn lặp lại:

rl = 0,125 mm

rb = 0,049 mm

rδ = 0,040 mm

đối với chiều dài, chiều rộng và độ dày hạt tương ứng.

9.3  Độ tái lập

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, trên vật liệu thử giống hệt nhau, trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người thao tác khác nhau, sử dụng các thiết bị khác nhau, không quá 5 % các trường hợp các trường hợp lớn hơn giới hạn tái lập:

Rl = 0,337 mm

Rb = 0,163 mm

Rδ = 0,092 mm

đối với chiều dài, chiều rộng và độ dày hạt tương ứng.

10  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm ít nhất phải bao gồm các thông tin sau:

a) mọi thông tin cần thiết cho việc nhận biết đầy đủ về mẫu;

b) phương pháp lấy mẫu, nếu biết;

c) phương pháp thử, viện dẫn tiêu chuẩn này;

d) mọi điều kiện thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này hoặc được xem là tùy chọn, cùng với mọi tình huống bất thường có thể ảnh hưởng đến kết quả thử;

e) kết quả thử nghiệm thu được;

f) nếu kiểm tra độ lặp lại, thì nêu kết quả cuối cùng thu được.

Phụ lục A

(tham khảo)

Đo kích thước hạt

CHÚ DN

b chiều rộng;

l chiều dài;

δ độ dày.

Phụ lục A

(tham khảo)

Các kết quả của phép thử nghiệm liên phòng thử nghiệm

Phép thử nghiệm liên phòng thử nghiệm được thực hiện năm 2009 theo TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), với 13 phòng thử nghiệm tham gia. Sáu mẫu gạo loại khác nhau được kim tra nhanh: 1 – Gạo lật đồ (PH); 2 – gạo trắng (PM); 3 – gạo lật (H); 4 – gạo trắng (M); 5 – hỗn hợp các giống gạo lật (Hmx); 6 – hỗn hợp của các loại gạo trắng (Mmx). Dữ liệu độ chụm nêu trong Bảng B.1, B.2 và B.3.

Bảng B.1 – Kết quả phân tích thống kê đối vi chiều dài hạt

Thông số

Mu gạoa

1 (PH)

2 (PM)

3 (H)

4 (M)

5 (Hmx)

6 (Mmx)

Số lưng phòng thử nghiệm sau khi trừ ngoại lệ, n

10

9

10

11

11

9

Giá trị trung bình, mm

6,73

6,22

6,37

6,02

6,27

5,51

Độ lệch chuẩn lặp lại, sr, mm

0,039

0,036

0,030

0,024

0,073

0,045

Hệ số biến thiên lặp lại, CV,r, %

0,6

0,6

0,5

0,4

1,2

0,8

Giới hạn lặp lại, r (r = 2,83 sr), mm

0,110

0,102

0,085

0,068

0,206

0,126

Độ lệch chuẩn tái lập, sRmm

0,108

0,093

0,134

0,098

0,165

0,099

Hệ số biến thiên tái lập, CV,R, %

1,6

1,5

2,1

1,6

2,6

1,8

Giới hạn tái lập, R (R = 2,83 sR), mm

0,305

0,264

0,380

0,278

0,468

0,281

a Mỗi phòng thử nghiệm thực hiện ba phép xác định/mẫu.

Bảng B.2 – Kết quả phân tích thống kê đối với chiều rộng hạt

Thông số

Mu gạoa

1 (PH)

2 (PM)

3 (H)

4 (M)

5 (Hmx)

6 (Mmx)

Số lượng phòng thử nghiệm sau khi trừ ngoại lệ, n

9

9

8

9

9

9

Giá trị trung bình, mm

2,15

2,06

2,97

2,87

2,82

2,62

Độ lệch chuẩn lặp lại, sr, mm

0,014

0,015

0,010

0,013

0,022

0,025

H số biến thiên lặp lại, CV,r, %

0,7

0,7

0,3

0,4

0,8

1,0

Giới hạn lặp lại, r (r = 2,83 sr), mm

0,040

0,043

0,029

0,036

0,062

0,071

Độ lệch chuẩn tái lập, sRmm

0,038

0,039

0,036

0,049

0,086

0,077

Hệ số biến thiên tái lập, CV,R, %

1,8

1,9

1,2

1,7

3,0

2,9

Giới hạn tái lập, R (= 2,83 sR), mm

0,107

0,109

0,103

0,140

0,243

0,217

a Mỗi phòng thử nghiệm thực hiện ba phép xác định/mẫu.

Bảng 3 – Kết quả phân tích thống kê đối với độ dày hạt

Thông số

Mu gạoa

1 (PH)

2 (PM)

3 (H)

4 (M)

5 (Hmx)

6 (Mmx)

Số lượng phòng thử nghiệm sau khi trừ ngoại lệ, n

9

10

8

9

7

8

Giá trị trung bình, mm

1,85

1,73

2,03

1,91

1,99

1,83

Độ lệch chuẩn lặp lại, srmm

0,013

0,019

0,009

0,011

0,019

0,010

Hệ số biến thiên lặp lại, CV,r, %

0,7

1,1

0,5

0,6

0,9

0,6

Giới hạn lặp lại, r (r = 2,83 sr), mm

0,036

0,053

0,026

0,031

0,053

0,029

Độ lệch chuẩn tái lập, sR, mm

0,035

0,034

0,025

0,020

0,047

0,026

Hệ số biến thiên tái lập, CV,R, %

1,9

2,0

1,2

1,0

2,4

1,4

Giới hạn tái lập, R (R = 2,83 sR), mm

0,098

0,096

0,071

0,056

0,133

0,073

a Mỗi phòng thử nghiệm thực hiện ba phép xác định/mẫu.

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 6910-2 (ISO 5725-2) Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo  Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.

[2] TCVN 9027 (ISO 24333) Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc – Lấy mẫu.



1) Một số bộ chia mu được mô tả trong TCVN 9027 (ISO 24333)[2].

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11932:2017 (ISO 11746:2012 WITH AMD 1:2017) VỀ GẠO – XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TÍNH SINH TRẮC HỌC CỦA HẠT
Số, ký hiệu văn bản TCVN11932:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ
An toàn thực phẩm
Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 01/01/2017
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản