TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11776-18:2017 VỀ DƯỢC LIỆU SAU CHẾ BIẾN – PHẦN 18: PHỤ TỬ CHẾ
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11776-18:2017
DƯỢC LIỆU SAU CHẾ BIẾN – PHẦN 18: PHỤ TỬ CHẾ
Herbal medicine processing – Part 18: Radix Aconiti lateralis Preparata
Lời nói đầu
TCVN 11776-18:2017 do Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền – Bộ Y tế biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 11776:2017 Dược liệu sau chế biến, gồm các tiêu chuẩn sau:
– TCVN 11776-1:2017, Phần 1: Ba kích chế;
– TCVN 11776-2:2017, Phần 2: Bách bộ chế;
– TCVN 11776-3:2017, Phần 3: Bạch linh chế;
– TCVN 11776-4:2017, Phần 4: Bạch truật chế;
– TCVN 11776-5:2017, Phần 5: Bán hạ chế;
– TCVN 11776-6:2017, Phần 6: Chi tử chế;
– TCVN 11776-7:2017, Phần 7: Đại hoàng chế;
– TCVN 11776-8:2017, Phần 8: Đan sâm chế;
– TCVN 11776-9:2017, Phần 9: Đảng sâm chế;
– TCVN 11776-10:2017, Phần 10: Đương quy chế;
– TCVN 11776-11:2017, Phần 11 : Hà thủ ô đỏ chế;
– TCVN 11776-12:2017, Phần 12: Hoài sơn chế;
– TCVN 11776-13:2017, Phần 13: Hoàng kỳ chế;
– TCVN 11776-14:2017, Phần 14: Hoàng liên chế;
– TCVN 11776-15:2017, Phần 15: Hòe hoa chế;
– TCVN 11776-16:2017, Phần 16: Hương phụ chế;
– TCVN 11776-17:2017, Phần 17: Ma hoàng chế;
– TCVN 11776-18:2017, Phần 18: Phụ tử chế;
– TCVN 11776-19:2017, Phần 19: Táo nhân chế;
– TCVN 11776-20:2017, Phần 20: Thảo quyết minh chế;
– TCVN 11776-21:2017, Phần 21: Thỏ ty tử chế;
– TCVN 11776-22:2017, Phần 22: Sinh địa chế;
– TCVN 11776-23:2017, Phần 23: Trạch tả chế;
– TCVN 11776-24:2017, Phần 24: Trần bì chế;
– TCVN 11776-25:2017, Phần 25: Viễn chí chế.
DƯỢC LIỆU SAU CHẾ BIẾN – PHẦN 18: PHỤ TỬ CHẾ
Herbal medicine processing – Part 18: Radix Aconiti lateralis Preparata
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho Phụ tử chế là rễ củ con (củ nhánh) cây ô đầu (Aconitum carmichaelii Debx.) họ Hoàng liên (Ranunculaceae ).
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN III : 2014, Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc – Phần 4: Dược liệu
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Chích (prick)
Phương pháp tẩm dược liệu với phụ liệu rồi sao.
4 Hóa chất, thuốc thử
Theo TCVN III: 2014, phụ lục 2.1
5 Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị, dụng cụ thủy tinh thông thường trong phòng thử nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau:
5.1 Tủ sấy, được thông gió cưỡng bức, có khả năng duy trì ở (125 ± 2) °C. Luồng không khí phải theo chiều ngang.
CẢNH BÁO: Ở nhiệt độ sử dụng, dung môi hữu cơ có thể tạo thành hỗn hợp nổ với không khí. Do đó, điều quan trọng là nồng độ bay hơi của dung môi trong tủ sấy không được vượt quá giá trị mà tại đó có thể xảy ra nổ.
Đối với các thử nghiệm trọng tải, tất cả các bên phải sử dụng các tủ sấy có cùng thiết kế.
5.2 Cân phân tích, có độ chính xác đến 0,001 g.
6 Yêu cầu kỹ thuật
6.1 Nguyên liệu
Phụ tử chế được chế từ rễ củ con (củ nhánh) cây Ô đầu, bằng phương pháp sau:
Phụ tử khô | 1,0 kg |
Muối ăn (NaCl) | 350 g |
Nước | 2000 ml |
Hòa tan hoàn toàn muối ăn trong nước. Ngâm phụ tử trong 10-12 ngày đến khi nước thấm đều vào bên trong củ (không còn “nhân trắng đục”). Rửa sạch, nấu sôi với 1000 ml nước. Vớt ra, thái dọc củ thành phiến dầy 0,2-0,3 cm. Ngâm với 1500 ml nước trong 12 – 14 h. Rửa bằng nước đến khi còn vị tê nhẹ hoặc không tê. Sấy ở 60 °C đến khô kiệt. Để nguội, đóng gói.
6.2 Yêu cầu về cảm quan
Yêu cầu cảm quan đối với Phụ tử chế được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Yêu cầu cảm quan
Tên chỉ tiêu |
Yêu cầu |
|
|
Hắc phụ phiến |
Phụ tử chế muối |
1. Màu sắc |
Mặt phiến màu nâu xám. Xung quanh phiến có màu nâu đen của vỏ củ |
Mặt phiến màu trắng hoặc trắng ngà. Xung quanh phiến có màu nâu đen của vỏ củ. |
2. Trạng thái |
Mặt phiến nhẵn bóng |
Dạng phiến |
3. Mùi, vị |
Vị mặn đặc trưng của muối Magne clorid ,vị tê nhẹ hoặc không tê |
Vị mặn đặc trưng của muối NaCl, vị tê nhẹ hoặc không tê. |
6.3 Yêu cầu về định tính
6.3.1 Yêu cầu về phản ứng hóa học
– Tiến hành theo Điều 7.2.1, xuất hiện tủa vàng cam.
– Tiến hành theo Điều 7.2.2, xuất hiện tủa trắng.
– Tiến hành theo Điều 7.2.3, xuất hiện tủa nâu.
6.4 Yêu cầu về định lượng
6.4.1 Định lượng alcaloid toàn phần
Hàm lượng alcaloid toàn phần trong phụ tử chế không được thấp hơn 0,15 % tính theo aconitin.
6.4.2 Định lượng diester alcaloid
Hàm lượng (%) diester alcaloid tính theo aconitin trong phụ tử chế không được cao hơn 0,20 %.
6.5 Giới hạn độ ẩm, không quá 12,0 %.
6.6 Giới hạn tro toàn phần, không quá 6,0 %.
6.7 Giới hạn hàm lượng kim loại nặng, không quá 20 ppm.
6.8. Yêu cầu tạp chất, không quá 1%.
7 Phương pháp thử
7.1 Xác định chỉ tiêu cảm quan
7.1.1 Xác định màu sắc
Tiến hành xác định màu sắc của mẫu thử trong điều kiện ánh sáng tự nhiên hoặc dưới đèn có ánh sáng tương tự. Đổ mẫu thử vào khay đựng mẫu tối màu rồi quan sát màu sắc của mẫu.
7.1.2 Xác định trạng thái
Từ mẫu xác định màu sắc (Điều 7.1.1) tiến hành quan sát để xác định trạng thái của mẫu thử bằng mắt thường.
7.1.3 Xác định mùi, vị
Từ mẫu xác định màu sắc (Điều 7.1.1) tiến hành ngửi và nếm để xác định mùi vị của mẫu thử.
7.2 Phương pháp hóa học
Cân khoảng 2 g bột phụ tử chế, thấm ẩm bằng dung dịch amoni hydroxyd đặc, cho vào bình nón nút mài dung tích 50 ml. Đậy kín trong 10 min. Thêm 20 ml ether ethylic (TT), lắc đều. Để 30 min, thỉnh thoảng lắc nhẹ. Gạn lấy lớp ether ethylic, làm khan nước trong dịch ether bằng natri sulfat khan (TT). Lọc, bay hơi cách thủy đến cắn. Hòa tan cắn bằng 5 ml dung dịch acid sulfuric 10% (TT). Dùng dịch này làm phản ứng.
7.2.1 Phản ứng A
Cho 1 ml dịch chiết trên vào ống nghiệm, thêm 2-3 giọt thuốc thử Dragendorff.
7.2.2 Phản ứng B
Cho 1 ml dịch chiết trên vào ống nghiệm, thêm 2-3 giọt thuốc thử Mayer.
7.2.3 Phản ứng C
Cho 1 ml dịch chiết trên vào ống nghiệm, thêm 2-3 giọt thuốc thử Bouchardat.
7.3 Định lượng
7.3.1 Định lượng alcaloid toàn phần
Cân chính xác khoảng 10 g bột phụ tử chế, cho vào bình nút mài dung tích 150 ml. Thêm 50 ml hỗn hợp ether ethylic – cloroform (tỷ lệ 3:1) và 4 ml dung dịch amoni hydroxyd 10 %. Đậy kín, lắc mạnh trong 5 min. Để khoảng12 h, lọc. Rửa bột phụ tử 3 lần bằng hỗn hợp ether ethylic – cloroform (tỷ lệ 3:1), mỗi lần 15 ml, lọc. Gộp các dịch chiết trên, cô cách thủy đến cắn. Hòa tan cắn bằng 5 ml ethanol tuyệt đối. Thêm chính xác 15 ml dung dịch chuẩn độ acid sulfuric 0,02N và 15 ml nước cất, 3 giọt đỏ methyl. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,02N đến khi xuất hiện màu vàng.
Mỗi ml dung dịch acid sulfuric 0,02N tương đương với 12,9 mg aconitin ( C14H47NO11). Tính hàm lượng (%) alcaloid toàn phần trong phụ tử chế khô kiệt theo aconitin theo công thức:
Trong đó, P (g) là khối lượng phụ tử chế
a (g) là khối lượng nước trong phụ tử
VB là thể tích dung dịch NaOH 0,02N đã chuẩn độ
KA là hệ số hiệu chuẩn của dung dịch acid sulfuric
KB là hệ số hiệu chuẩn của dung dịch natri hydroxyd
7.3.2 Định lượng diester alcaloid
Chuẩn bị dung dịch chuẩn:
Cân chính xác khoảng 20mg aconitin vào bình định mức 10ml, thêm ethanol tuyệt đối để hòa tan và bổ sung vừa đủ 10,0ml.
Xây dựng đường chuẩn:
Hút chính xác 0,25ml; 0,50ml; 1,0ml; 1,5ml; 2,0ml và 2,5ml dung dịch chuẩn aconitin lần lượt vào 6 bình định mức 25ml, thêm 2,5 ml ethanol tuyệt đối lần lượt vào 6 bình định mức trên. Thêm chính xác 1,5ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid (TT) vào từng bình định mức, lắc đều, để ấm trên cách thủy ở nhiệt độ 60-65°C trong 10 min. Làm nguội, thêm 13ml dung dịch sắt perclorat (TT), lắc đều, để yên 5 min, sau đó thêm chính xác 8,0ml dung dịch acid percloric (TT), thêm dung dịch sắt perclorat (TT) vừa đủ, lắc đều, để yên 15 min. Đo độ hấp thụ quang của các dung dịch ở bước sóng 520 nm (Phụ lục 3.1, DĐVN IV). Thiết lập đường chuẩn giữa độ hấp thụ quang đo được và nồng độ aconitin (μg/ml) của các dung dịch chuẩn.
Chuẩn bị dung dịch thử:
Cân chính xác khoảng 10 g bột phụ tử chế, cho vào bình nón nút mài dung tích 150 ml. Thêm 50 ml ether ethylic và 4ml amoni hydroxyd 10%, đậy kín, lắc mạnh trong 5 min. Để khoảng 12 h. Lọc, thêm vào bã phụ tử 50 ml ether ethylic, lắc liên tục trong 1 h, lọc. Rửa bã phụ tử bằng ether ethylic 3 lần, mỗi lần 15 ml, lọc. Gộp các dịch trên, cô cách thủy đến cắn. Hòa tan cắn bằng 2ml cloroform, chuyển vào bình gạn. Rửa bình đựng cắn 3 lần, mỗi lần bằng 3ml cloroform. Gộp dịch chiết cloroform vào bình gạn. Chiết 3 lần bằng dung dịch acid sulfuric 0,1N, mỗi lần 5 ml. Gộp dịch acid, rửa bằng 10 ml cloroform. Gạn lấy lớp dịch acid. Kiềm hóa bằng amoni hydroxyd đến PH =9. Chiết 3 lần bằng cloroform, mỗi lần 10 ml. Gạn lấy lớp cloroform, rửa dịch này bằng 20 ml nước cất. Thu dịch cloroform, Cô cách thủy đến cắn. Hòa tan hoàn toàn cắn bằng 5 ml ethanol khan, chuyển vào bình định mức 5 ml. Thêm ethanol khan vừa đủ.
Lấy chính xác 2,5 ml dung dịch trên vào bình định mức dung tích 25 ml. Lấy chính xác 2,5 ml ethanol vào bình định mức khác làm mẫu đối chứng. Thêm chính xác 1,5 ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid kiềm vào từng bình định mức trên. Lắc đều, để ấm ở 60-65 °C trên nồi cách thủy trong 10 min. Làm nguội. Thêm 13 ml dung dịch sắt perclorat , lắc đều, để yên 5 min. Thêm chính xác 8 ml dung dịch acid percloric, thêm dung dịch sắt perclorat đến vạch, lắc đều, để yên 15 min. Đo độ hấp thụ quang của các dung dịch ở bước sóng 520 nm (DĐVN IV, Phụ lục 3.1)
Dựa vào đường cong chuẩn, xác định nồng độ diester alcaloid theo aconitin (μg/ml) của dung dịch thử.
Hàm lượng (%) diester alcaloid tính theo aconitin trong phụ tử tính theo công thức:
Trong đó
C là nồng độ diester alcaloid tinh theo aconitin (μg/ml) của dung dịch thử tính trên đường chuẩn.
mt là khối lượng phụ tử thử.
a là độ ẩm của phụ tử.
7.4 Xác định độ ẩm, theo TCVN III: 2014, phụ lục 9.6, 1 g, nhiệt độ sấy 105 °C, thời gian sấy 4 h.
7.5 Xác định lượng tro toàn phần, theo TCVN III: 2014, phụ lục 9.8.
7.6 Xác định tạp chất, theo TCVN III: 2014, phụ lục 12.11.
7.7 Xác định hàm lượng kim loại nặng, theo TCVN III: 2014, phụ lục phụ lục 9.4.8, phương pháp 3.
8 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:
a) tất cả các chi tiết cần thiết để nhận dạng sản phẩm dược thử nghiệm;
b) viện dẫn tiêu chuẩn này [TCVN 11776-18:2017];
c) dung môi hoặc hỗn hợp dung môi được sử dụng;
d) kết quả thử nghiệm như đã nêu tại Điều 6, bao gồm các giá trị riêng lẻ và các giá trị trung bình;
e) mọi sai khác so với phương pháp thử nghiệm quy định;
f) ngày thử nghiệm.
9 Bao gói, ghi nhãn, bảo quản
9.1 Bao gói
Bao bì phải khô, sạch, không thôi nhiễm chất độc hoặc có mùi ảnh hưởng đến sản phẩm. Bao bì phải làm từ vật liệu đảm bảo an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng.
9.2 Ghi nhãn
Nhãn phải được ghi đầy đủ nội dung bắt buộc sau đây:
a) Tên tiếng việt, tên La tinh.
b) Quy cách đóng gói.
c) Tiêu chuẩn chất lượng.
d) Ngày đóng gói, hạn sử dụng.
e) Điều kiện bảo quản
f) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm.
9.3 Bảo quản
Để nơi khô ráo, tránh mốc, mọt.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Hóa chất, thuốc thử
5 Thiết bị, dụng cụ
6 Yêu cầu kỹ thuật
7 Phương pháp thử
8 Báo cáo thử nghiệm
9 Bao gói, ghi nhãn, bảo quản
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11776-18:2017 VỀ DƯỢC LIỆU SAU CHẾ BIẾN – PHẦN 18: PHỤ TỬ CHẾ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11776-18:2017 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Khoa học - Công nghệ Vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng Hóa chất, dầu khí |
Ngày ban hành | 01/01/2017 |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |