TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11957-1:2017 (ISO 9866-1:1991) VỀ VẬT LIỆU DỆT – ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT KHÔ LÊN VẢI DƯỚI ÁP SUẤT THẤP – PHẦN 1: QUI TRÌNH XỬ LÝ NHIỆT KHÔ CỦA VẢI;

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11957-1:2017

ISO 9866-1:1991

VẬT LIỆU DỆT – ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT KHÔ LÊN VẢI DƯỚI ÁP SUẤT THẤP – PHẦN 1: QUI TRÌNH XỬ LÝ NHIỆT KHÔ CỦA VẢI

Textiles  Effect of dry heat on fabrics under low pressure – Part 1: Procedure for dry-heat treatment of fabrics

Lời nói đầu

TCVN 11957-1:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 9866-1:1991, đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2013 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 11957-1:2017 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11957 (ISO 9866), Vật liệu dệt – Ảnh hưởng của nhiệt khô lên vải dưới áp suất thấp, gồm các phần sau:

– TCVN 11957-1:2017 (ISO 9866-1:1991), Phần 1: Qui trình xử lý nhiệt khô của vải;

– TCVN 11957-2:2017 (ISO 9866-2:1991), Phần 2: Xác định sự thay đổi kích thước của vải khi tiếp xúc với nhiệt khô.

 

VẬT LIỆU DỆT – ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT KHÔ LÊN VẢI DƯỚI ÁP SUẤT THẤP – PHẦN 1: QUI TRÌNH XỬ LÝ NHIỆT KHÔ CỦA VẢI

Textiles – Effect of dry heat on fabrics under low pressure – Part 1: Procedure for dry-heat treatment of fabrics

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xử lý nhiệt khô được dùng để đánh giá độ ổn định kích thước và các tính chất khác có liên quan đến nhiệt của vải [xem ví dụ: TCVN 11957-2:2017 (ISO 9866-2:1991), Vật liệu dệt – Ảnh hưởng của nhiệt khô lên vải dưới áp suất thấp – Phần 2: Xác định sự thay đổi kích thước của vải khi tiếp xúc với nhiệt khô].

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1748:1991 (ISO 139:1973)1), Vật liệu dệt – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử

3  Nguyên tắc

Mẫu thử vải được gia nhiệt bằng cách cho tiếp xúc với một tấm có bề mặt nóng dưới các điều kiện đã biết chính xác.

4  Thiết bị, dụng cụ

4.1  Bàn ép

Gồm một mặt kim loại phẳng được gia nhiệt, nhiệt độ có thể được điều chỉnh trong khoảng từ 100 °C đến 210 °C với độ chính xác ± 2 °C, và một đệm lót nằm ngang. Khi đóng, bàn ép tác dụng một áp lực đồng nhất, đã biết, chính xác đến ± 25 %, vào giữa tấm phẳng và đệm lót. Đệm lót được che phủ bởi một lớp phủ mềm dẻo và chịu nén2) có độ dẫn nhiệt và nhiệt dung thấp, có khả năng phù hợp với sự thay đổi nhẹ về độ dày của mẫu thử hoặc sự thay đổi về khoảng hở giữa tấm phẳng và đệm lót. Lớp phủ phải không bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng nhiệt độ cao nhất, và phải không hấp thu độ ẩm.

4.2  Bộ phận giữ mẫu thử

Bao gồm một tấm vật liệu mềm dẻo mỏng, có độ ma sát thấp và nhiệt dung thấp3), tấm vật liệu này rộng hơn tấm được gia nhiệt và được đỡ ở các mép bằng một khung nhẹ mà không cản trở sự tiếp xúc giữa tấm và đệm lót.

5  Môi trường để điều hòa và thử

Nếu không có qui định khác, sử dụng môi trường sau, theo quy định trong TCVN 1748 (ISO 139).

a) Để điều hòa sơ bộ, môi trường có độ ẩm tương đối nhỏ hơn hoặc bằng 10 % và nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 50 °C.

b) Để điều hòa và thử, môi trường có độ ẩm tương đối (65 ± 2) % và nhiệt độ (20 ± 2) °C hoặc (27 ± 2) °C.

6  Cách tiến hành

6.1  Cài đặt bàn ép (4.1) ở nhiệt độ thử quy định trong phương pháp thử có liên quan. Để bàn ép đóng cho đến khi đạt được nhiệt độ ổn định.

6.2  Đặt mẫu thử vải đã được điều hòa sơ bộ [(xem Điều 5 a)] lên bộ phận giữ mẫu thử (4.2). Mở bàn ép, đặt bộ phận giữ mẫu thử và mẫu thử tại chỗ trên đệm lót, và đóng bàn ép. Ngay sau thời gian quy định trong phương pháp thử có liên quan, mở bàn ép, lấy mẫu thử và bộ phận giữ mẫu thử ra.

6.3  Nếu có yêu cầu, điều hòa mẫu thử trong môi trường chuẩn [(xem Điều 5 b)] trong 4 h hoặc cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng.

7  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) Tất cả các chi tiết cần thiết để nhận biết (các) mẫu đã được thử;

c) Các điều kiện thử sử dụng: nhiệt độ, áp suất, thời gian xử lý, (nếu có liên quan) các kích thước của mẫu thử và phía mẫu thử tiếp xúc với bộ phận gia nhiệt.



1) TCVN 1748:1991 (ISO 139:1973) đã hủy và được thay thế bằng TCVN 1748:2007 (ISO 139:2005)

2) Lp cao su xốp silicon, đỡ trên một đệm xơ vật liệu dệt độ dày thấp, được cho là phù hợp với mục đích này.

3) Tpolytetrafluoroethylen dày 0,15 mm, gia cường bng  thủy tinh và tổng khi lượng trên đơn vị diện tích 250 g/m2 được cho là phù hợp.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11957-1:2017 (ISO 9866-1:1991) VỀ VẬT LIỆU DỆT – ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT KHÔ LÊN VẢI DƯỚI ÁP SUẤT THẤP – PHẦN 1: QUI TRÌNH XỬ LÝ NHIỆT KHÔ CỦA VẢI;
Số, ký hiệu văn bản TCVN11957-1:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành 01/01/2017
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản