TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5855:2017 VỀ ĐÁ QUÝ – THUẬT NGỮ VÀ PHÂN LOẠI

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5855:2017

ĐÁ QUÝ – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Gemstones – Terminology and classification

Lời nói đầu

TCVN 5855:2017 thay thế TCVN 5856:1994.

TCVN 5855:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 174, Đồ trang sức biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐÁ QUÝ – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Gemstones – Terminology and classification

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định thuật ngữ và phân loại các loại đá quý, đá mỹ nghệ có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ được sử dụng làm các vật trang sức (được gọi chung là đá quý).

2  Thuật ngữ và định nghĩa

2.1  Thuật ngữ ngọc học

2.1.1

Đá (Stone)

Vật liệu tự nhiên hoặc sản phẩm nhân tạo dùng trong trang sức hoặc vật thể nghệ thuật ngoại trừ kim loại.

2.1.2

Đá ghép (Composite stone/Assembled stone)

Sản phẩm được ghép một cách nhân tạo (gắn keo hoặc bằng phương pháp khác) từ hai, ba hoặc nhiều thành phần khác nhau. Các thành phần này có thể là đá quý tự nhiên, là các khoáng vật tự nhiên khác, các đá tổng hợp hoặc đá thay thế. Thông thường đá ghép đôi (doublet) gồm 2 phần, một phần có mầu, còn ghép ba (triplet) gồm 3 phần có mầu tạo nên do lớp keo gắn.

2.1.2.1

Ghép đôi (Doublet)

Đá ghép bao gồm hai thành phần ghép lại.

2.1.2.2

Ghép ba (Triplet)

Đá ghép bao gồm ba phần ghép lại với nhau.

2.1.3

Đá nhân tạo (Artificial stone)

Đá nhân tạo là các vật liệu (chủ yếu là kết tinh) hoàn toàn do con người chế tạo ra và không có các vật liệu tương tự trong tự nhiên. Các đá nhân tạo phổ biến nhất là: oxit zirconi lập phương (còn có tên gọi CZ, phianit hoặc djevalit) dùng để thay thế kim cương), GGG (Granat Gadolini Gall – Gadollinium Gallium Garnet), YAG (Granat Nhôm Ytri – Ytrium Aluminium Garnet),… Hầu hết các đá nhân tạo được dùng để thay thế kim cương.

2.1.4

Đá quý (Precious stones, Gemstones)

Các vật liệu vô cơ tự nhiên, trừ kim loại quý, được sử dụng trong lĩnh vực trang sức

2.1.5

Đá quý có các hiệu ứng quang học (Phenomenal gemstones)

2.1.5.1

Hiệu ứng adularia (Adularescence)

Hiện tượng quang học khi viên đá có hiệu ứng gợn sóng màu phớt lam hoặc phớt trắng theo những phương nhất định khi xoay viên đá.

2.1.5.2

Hiệu ứng aventurin (Aventurescence)

Hiện tượng quang học khi viên đá có hiệu ứng phản chiếu chói sáng hoặc có sắc màu đậm từ các tấm hoặc vảy tinh thể nhỏ bên trong khi xoay viên đá.

2.1.5.3

Hiệu ứng ánh sao (Asterism)

Đá mài khum (cabochon) có từ hai hoặc hơn các đường sáng rõ ràng lung linh cắt chéo nhau và cắt qua bề mặt viên đá, hình thành do sự phản xạ ánh sáng từ các bao thể sắp xếp có quy luật bên trong, có tên gọi là đá sao.

2.1.5.4

Hiệu ứng đổi màu (Color change)

Tính chất của các vật liệu thay đổi màu sắc rõ rệt từ màu này sang màu khác khi di chuyển giữa các nguồn sáng khác nhau, như từ nguồn sáng tương đương ánh sáng ban ngày (chỉ số D65 hoặc Nguồn C) sang nguồn sáng tương đương đèn dây tóc (Nguồn A).

2.1.5.5

Hiệu ứng labrador (Labradorescence)

Hiện tượng quang học thể hiện dưới dạng lóe sắc các màu cầu vồng tinh khiết và thay đổi từ từ khi xoay viên đá dưới ánh sáng phản xạ. Hiệu ứng này gây ra bởi sự khúc xạ ánh sáng từ các phiến rất mỏng luân phiên và cùng kích cỡ bên trong viên đá.

2.1.5.6

Hiệu ứng lóng lánh (Chatoyancy)

Đá mài cabochon có một đường sáng rõ ràng và cắt qua bề mặt, tạo thành do sự phản chiếu từ các bao thể bên trong viên đá có tên gọi là đá mắt mèo.

2.1.5.7

Hiệu ứng opal (Opalescence)

Hiện tượng lóng lánh ánh ngọc trai hoặc ánh sữa trong một số đá quý, đặc biệt là trong một số loại opal thường.

2.1.6

Đá quý tự nhiên (Natural gemstone/Natural precious stone)

Đá quý tự nhiên được hình thành do các quá trình tự nhiên (chủ yếu là quá trình địa chất) diễn ra trong lòng Trái Đất hoặc trên bề mặt Trái Đất và không chịu bất kỳ tác động nào của con người trừ việc gia công chế tác.

CHÚ THÍCH 1: Đá quý tự nhiên đa số đều là các khoáng vật (kim cương, corindon, beryl, spinel…), một phần là các tập hợp khoáng vật hoặc các loại đá (đá hoa, đá vôi, ngọc bích, obsidian, moldavit, gỗ hóa thạch…) hoặc các vật liệu tự nhiên khác (san hô, ngọc trai, hổ phách, ngà voi…). Chúng có thể có nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ.

CHÚ THÍCH 2: Trong các lĩnh vực có sử dụng đá quý (trang sức, trang trí, mỹ nghệ, điêu khắc và sưu tập) đến nay đã thống kê được hơn 100 khoáng vật khác nhau. Một loại khoáng vật (species) có thể có nhiều biến loại (variety) khác nhau, tùy thuộc vào thành phần hóa học, mầu sắc, hình dạng tinh thể…Ví dụ. ruby (mầu đỏ), saphir (mầu lam) là các biến loại khác nhau của cùng một khoáng vật corindon; emerald (mầu lục), aquamarin (mầu lơ), morganit (mầu hồng), goshenit (không mầu)… là các biến loại khác nhau của cùng một khoáng vật đá quý là beryl. Số vật liệu có nguồn gốc hữu cơ được dùng làm đá quý khoảng hơn 10.

CHÚ THÍCH 3: Ngoài các tên gọi khoa học (tên gọi khoáng vật học), trong lĩnh vực đá quý người ta còn sử dụng các tên gọi thương trường. Cho đến nay người ta đã thống kê được hơn 200 tên gọi thương trường khác nhau.

2.1.7

Đá quý xử lý (Treated gemstone)

Là đá quý tự nhiên được con người xử lý bằng các phương pháp khác nhau nhằm mục đích nâng cấp chất lượng của chúng. Những phương pháp xử lý thường gặp nhất là xử lý nhiệt, chiếu xạ, tẩy và nhuộm mầu.

2.1.7.1

Xử lý bằng áp suất cao và nhiệt độ cao (High Pressure High Temperature), HPHT

Xử lý viên đá bằng qui trình áp suất cao và nhiệt độ cao nhằm thay đổi màu sắc đá quý.

2.1.7.2

Xử lý chiếu xạ (Irradiation)

Chiếu tia bức xạ vào đá quý để cải biến diện mạo của chúng và được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần do con người.

CHÚ THÍCH: Đá qua xử lý chiếu xạ không được gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi sử dụng.

2.1.7.3

Xử lý đánh bóng sáp (Waxing)

Dùng sáp không màu hoặc sản phẩm tương tự (dầu, chất lỏng hữu cơ hoặc polymer) để đánh bóng bề mặt đá quý.

2.1.7.4

Xử lý khuyếch tán (Diffusion)

Khuyếch tán các nguyên tố hóa học để tạo nên màu sắc hoặc hiện tượng quang học trong viên đá.

2.1.7.5

Xử lý khuyếch tán bề mặt (Surface diffusion)

Dùng nhiệt độ cao và hóa chất để khuyếch tán các nguyên tố tạo màu vào phần bề mặt viên đá nhằm mục đích thay đổi màu đá quý.

2.1.7.6

Xử lý lấp đầy vết nứt (Fracture filling)

Vết nứt được lấp một phần hoặc hoàn toàn bởi vật chất như thủy tinh, nhựa, dầu, …với mục đích làm mờ vết nứt.

2.1.7.7

Xử lý nhiệt (Heating)

Xử lý viên đá bởi chu trình nhiệt, ví dụ như là lò nung hoặc máy gia nhiệt, để cải thiện màu sắc và/ hoặc độ trong của đá quý.

2.1.7.8

Xử lý nhuộm (Dyeing)

Làm thay đổi màu của vật liệu tự nhiên hoặc sản phẩm nhân tạo bằng chất nhuộm màu hoặc các chất tạo màu khác.

2.1.7.9

Xử lý phủ (Coating)

Phủ một lớp vật chất lên một phần hoặc toàn bộ bề mặt viên đá với mục đích thay đổi màu, trang trí, bảo vệ hoặc tạo sự nhầm lẫn về chất lượng của đá.

2.1.7.10

Xử lý tẩm dầu (Oiling)

Chu trình đưa dầu vào trong vết rạn, vết nứt của đá quý để cải thiện diện mạo (độ trong) của đá quý.

2.1.7.11

Xử lý tẩm keo (Impregnation)

Đá quý và vật chất hữu cơ được xử lý bằng cách tẩm chất keo (polymer) hoặc các chất tương tự.

2.1.7.12

Xử lý tẩy (Bleaching)

Loại bỏ hoặc cải biến màu bằng các tác nhân hóa chất, tác nhân vật lý hoặc ánh sáng.

2.1.7.13

Xử lý tráng kim loại (Foiling)

Lớp kim loại rất mỏng có độ phản chiếu cao được tráng vào phần dưới của viên đá với mục đích tạo ra các hiệu ứng quang học khác nhau (ánh sao, màu,…) khi quan sát viên đá từ phía trên.

2.1.8

Đá tái chế (Reconstructed stone)

Sản phẩm nhân tạo được sản xuất bằng phương pháp nấu chảy các mẫu đá tự nhiên để chúng kết dính lại với nhau.

2.1.9

Đá thay thế (Imitation, Substitute, Simulant)

Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế đá quý tự nhiên, có đặc điểm bên ngoài (chủ yếu là màu sắc và độ trong suốt) tương tự đá quý tự nhiên, nhưng lại có thành phần hóa học và/ hoặc các tính chất vật lý, và/hoặc cấu trúc tinh thể không giống đá quý tự nhiên.

2.1.10

Đá tổng hợp (Synthetic stone)

Đá tổng hợp là các sản phẩm kết tinh hoặc tái kết tinh, được con người chế tạo mới hoàn toàn hoặc một phần. Các tính chất vật lý, hóa học và cấu trúc tinh thể của chúng về cơ bản tương tự các sản phẩm gặp trong tự nhiên. Cho đến nay, bằng các phương pháp khác nhau, con người đã tổng hợp được một số loại đá là kim cương, corindon (ruby, saphir), spinel, emerald, alexandrit, thạch anh, opal, rutil, lapis lazuli, moisanit, ngọc trai,…

2.1.11

Đá trang trí (Ornamental stone)

Các loại đá quý được sử dụng làm vật thể nghệ thuật.

2.1.12

Khoáng vật (Mineral)

Chất rắn, thành phần vô cơ, có cấu trúc tinh thể và thành phần hóa học xác định, được hình thành trong tự nhiên trải qua quá trình địa chất.

2.1.13

Khối lượng đá quý (Mass)

Khối lượng của đá được biểu diễn bằng đơn vị cara đo lường (metric carat), ký hiệu ct, 1 ct = 200 mg (0,2g). Khối lượng đá được lấy tới hai hoặc ba số sau dấu phẩy.

2.1.13.1

Làm tròn số (Rounding)

Trong trường hợp giá trị khối lượng được lấy tới hai số thập phân, khối lượng sẽ được làm tròn hàng đơn vị về phía lớn hơn khi ba chữ số thập phân đều có trị số là 9.

0,996 = 0,99 ct

0,998 = 0,99 ct

0,999 = 1,00 ct

CHÚ THÍCH: Một phần trăm của một cara có thể được mô tả là “một điểm” (point).

2.1.14

Kích thước đá quý (Measurements)

Kích thước của viên đá được tính bằng đơn vị milimet và được tính tới hai số sau dấu phẩy. Kích thước đá được ghi nhận như sau:

Dạng tròn: đường kính nhỏ nhất, đường kính lớn nhất và chiều cao.

Các dạng cắt mài khác: chiều dài, chiều rộng và chiều cao.

2.1.15

Lỗ hổng (Cavity)

Một hốc rỗng nằm bên trong đá quý mà chúng lộ ra trên bề mặt của đá quý.

2.1.16

Ngọc quý (Gem)

Loại đá quý tự nhiên rất hiếm và chất lượng rất cao.

2.1.17

Nuôi cấy (Cultured)

Từ “nuôi cấy” chỉ được sử dụng cho “ngọc trai nuôi cấy” và không được sử dụng cho bất kỳ vật liệu nào khác. Sự tiết lớp là do tác dụng biến thể của động vật thân mềm. Ngọc trai nuôi cấy được hình thành do sự tiết lớp ngọc bên trong của động vật thân mềm.

2.1.18

Vật chất hữu cơ (Organic substances)

Sản phẩm tự nhiên sử dụng trong trang sức hoặc vật thể nghệ thuật có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật.

2.1.19

Vật liệu tự nhiên (Natural materials)

Vật liệu được hình thành hoàn toàn trong tự nhiên mà không chịu bất kỳ tác động nào của con người ngoại trừ việc gia công chế tác hoặc xử lý.

2.1.20

Vết nứt (Fracture)

Khoảng mở tương đương với khe nứt.

2.1.21

Vết rạn (Fissure)

Khoảng mở rất hẹp, tương đương với vết nứt rất hẹp và mảnh.

2.2  Tên gọi

Tên gọi thông dụng của đá quý và các vật liệu liên quan quy định trong Bảng A.1.

Thứ tự các tên gọi trong Bảng A.1 được trình bày theo vần chữ cái (alphabet).

Các tên gọi ở cột 3 được sử dụng không chính thức tùy theo các trường hợp và địa dư khác nhau.

3  Phân loại

Đá quý và các vật liệu liên quan dùng trong lĩnh vực trang sức được phân chia làm 2 loại: vật liệu tự nhiên (natural materials) và sản phẩm nhân tạo (artificial products).

Vật liệu tự nhiên bao gồm đá quý tự nhiên và đá quý xử lý.

Sản phẩm nhân tạo bao gồm đá tổng hợp, đá nhân tạo, đá thay thế, đá ghép và đá tái chế.

Hầu hết đá quý trong tự nhiên là các khoáng vật. Tùy theo thành phần hóa học đá quý và các vật liệu liên quan được phân loại theo Bảng 1.

Bảng 1 – Phân loại đá quý và các vật liệu liên quan

Nguồn
gốc

Lớp khoáng vật

Nhóm khoáng vật

Khoáng vật

Thành phần hóa học

Biến loại khoáng vật

Vô cơ

Lớp nguyên tố tự nhiên   Kim cương C  
Lưu huỳnh S  
Lớp carbur   Moisanit SiC  
Lớp sulfur   Sphalerit ZnS  
Pyrit FeS2  
Lớp fluorur   Fluorit CaF2  
    Corindon Al2O3 Ruby
  Ruby sao
  Saphir
Lớp oxit và hydroxit Saphir sao
Hematit Fe2O3  
Spinel MgAl2O4  
Gahnit ZnAl2O4  
Chrysoberyl BeAL2O4 Alexandrit
      Cymophan (Mắt mèo)
  Taafeit BeMgAl4O8  
  Casiterit SnO2  
  CZ ZrO2 Oxit zirconi lập phương
  Fabulil SrTiO3 Tilanat stronti
Nhóm thạch
anh
Thạch anh tinh thể SiO2 Amethyst
Aventurin
Citrin
Ametrin
Morion
Prasiolit
Thạch anh khói
Thạch anh hồng
Thạch anh mắt hổ
Thạch anh mắt mèo
Thạch anh pha lê
Thạch anh ẩn tính (Chalcedony) SiO2 Agat
Camelian
Chrisopras
Heliotrop (Đá máu, Huyết ngọc)
Onyx
Opal SiO2.nH2O Opal quý
Opal đen
Opal lửa
Opal trắng
Opal thường
Silicat và
alumosilicat
  Phenakit (Phenacit) Be2[SiO4]  
Olivin (Mg,Fe)2[SiO4] Peridot
Zircon Zr[SiO4]  
Nhóm granat Pyrop (Mg,Fe)3AI2[SiO4]3 Rhodolit
Almandin Fe3Al2[SiO4]3  
Spesartin Mn3AI2[SiO4]3  
Uvarovit Ca3Cr2(SiO4]3  
Grosular, Grosularit Ca3Al2[SiO4]3 Hesonit
Tsavolit
Andradit Ca3Fe2[SiO4]3 Demantoit
    Topazolit
    Melanit

Vô cơ

Silicat và alumosilicat   Hydrogrosular Ca3Al2[SiO4]2(OH)4  
Granat Gadolini Gali Gd3Ga5O12 GGG
Granat Ytri Alumini Y3Al5O12 YAG
  Titanit (Sphen) CaTiSiO5  
Topaz AI2[SiO4](F,OH)2  
Andalusit AI2O[SiO4]  
Kyanit (Disthen) Al2O(SiO4)  
Silimanit AI2O[SiO4]  
Staurolit Fe2Al9[Si4O22](OH)2  
Nhóm humit Clinohumit (Mg,Fe)9[SiO4]3(F,OH)2  
  Humit (Mg,Fe)7[SiO4]3(F,OH)2  
  Euclas AIBe[SiO4](OH)  
Danburit CaB2[SiO4]2  
Datolit CaB[SiO4](OH)  
Dumortierit AI7O3(BO3) [SiO4]  
Hemimorphit Zn4[Si2O7](OH)2.H2O  
Vesuvian Ca10(Mg,Fe)2Al4[SiO4]5[Si2O7]2(OH,F)4  
Epidot Ca2Al2(Fe3+,Al)[SiO4][Si2O7]O(OH)  
Zoisit Ca2Al3[SiO4)[Si2O7]O(OH) Tanzanit
Thulit
Anyolit
Nhóm beryl Beryl Be3AI2[Si6O18] Emerald
Aquamarin
Heliodor
Morganit
Goshenit
Bixbit
  Cordierit (Mg,Fe)2Al3[AISi5O16] Dichroit
      Iolit
  Benitoit BaTi[Si3O9]  
Nhóm
tourmalin
Schorl (Na,Li,Ca)(Fe2+,Mg,Mn,AI)3
Al6[Si6O18](OH,F)4(BO3)3
 
Dravit  
Elbait  
Lidiocoatit  
Rubelit  
Indigolit  
Achroit  
Uvit  

Vô cơ

Silicat và
alumosilicat
Nhóm dioptas Dioptas Cu6[Si6O18].6H2O  
  Enstatite Mg2[Si2O6]  
Nhóm pyroxen Diopsid CaMg[Si2O6]  
Jadeit
(Jade)
NaAI[Si2O6]  
Spodumen LiAI[Si2O6) Kunzit
Hidenit
Saphirin (Mg,Al)8[AI,Si]6O20  
Hypersthen (Mg,Fe)SiO3  
Nhóm rhodonit Rhodonit (Mn,Ca)5[Si5O15]  
Nhóm
amphibol
Tremolit Ca2Mg5[Si4O11]2(OH)2  
Actinotit Ca2(Fe2+)5[Si4O11]2(OH)2  
Nephrit (Jade) Ca2(Mg,Fe)5[Si4O11]2(OH)2  
Pargasit NaCa2(Mg4AI)(Si6AI2)O22(OH)2  
  Serpentin Mg6[Si4O10](OH)8 Bowenit
Petalit LiAI[Si4O10]  
Pyrophilit AI2[Si4O10](OH)2  
Agalmatolit AI2[Si4O10](OH)2  
Chrysocola Cu3[Si4O10](OH).2H2O  
Charoit K2NaCa5[Si4O10]F.3H2O  
Sodalit Na8(Al6Si6O24)Cl2 Hackmanit
Lazurit (Lapis lazuli) Na3Ca[AISiO4]3CI  
Nhóm feldspar Microclin K[AISi3O8] Amazonit
    Đá Mặt Trời
Orthoclas K[AISi3O8] Đá Mặt Trăng (Adularia)
Oligodas (Na,Ca)AI1-2Si3-2O8 Đá Mặt Trời

Vô cơ

  Đá Mặt Trăng
Labrador
(Labradorit)
(Ca,Na)(AI,Si)4O8 Spectrolit
Feldspar dạng aventurin (Ca,Na)[(AI,Si)2Si2O8]  
  Thomsonit NaCa2Al5Si5O20.6H2O  
Danburit Ca[B2Si2O8]  
Datolit Ca2[B2Si2O8(OH)2]  
Axinit (Ca,Fe,Mn,Mg)2Al2BSi4O15(OH)  
Scapolit (Na,Ca)4(Al,Si)3Si6O24)(Cl,CO3,SO4)  
Kornerupin Mg5Al9Si8O30  
Vesuvian (Idocras) Ca19FeAl12Si18O70(OH)8 Calitornit
Prehnit Ca2Al(AlSi3O10)(OH)2  
Howlit Ca2B5SiO9(OH)5  
    Rhodochrosit Mn[CO3]  
    Malachit Cu2[CO3)(OH)2  
Lớp carbonat   Azurit Cu3[CO3]2(OH)2  
Smithsonit Zn[CO3]  
Cerusit Pb[CO3]  
Calcit Ca[CO3]  
Lớp phosphat   Apatit Ca5[PO4]3F  
Berylonit NaBe[PO4]  
Variscit AI[PO4].2H2O  
Brazilianit Na3AI3[PO4]2(OH)4  
Amblygonit (Li,Na)Al[PO4)(F,OH)  
Biruza Cu3Al6[PO3](OH)8.5H2O Ngọc lam. Đá Thổ
Vivianit Fe2+Fe2+2[PO4]2.8H2O  
Lazulit ((Mg,Fe2+)Al2[PO4]2(OH)2  
Lớp borat   Ulexit (NaCaB5O6(OH)6.5H2O  
Hambergit (Be2BO3OH)  
  Sinhalit MgAl(BO4)  
Lớp wolframat   Scheelit Ca[WO4]  
Đá và các tập hợp khoáng tự nhiên   Obsidian Đá núi lửa giầu SiO2 và thủy tinh tự nhiên  
Jasper SiO2 + oxit Fe và hợp chất hữu cơ  
Gỗ hóa thạch Chủ yếu SiO2  
Moldavit SiO2 + (AI2O3)  
Tektit SiO2 + (AI2O3)  
Đá hoa dạng onyx Ca[CO3]  

Hữu cơ

    Hổ phách (Sucinit) C10H16O  
Ngọc trai 48-92% CaCO3 (Aragonit) 4-13% vật chất hữu cơ 3-4% nước  
San hô Ca[CO3) (Calcit)+1% vật chất hữu cơ  
Gagat 60-90%C + H2)  
Amolit Ca[CO3] (Aragonit)  
Xương động vật Ca10[PO4]6(OH)2  
Ngà voi    

 

Phụ lục A

(Quy định)

Tên gọi đá quý và các vật liệu liên quan

Bảng A.1 – Tên gọi đá quý và các vật liệu liên quan

Tên đá quý và vật liệu

Tên tiếng Anh

Tên gọi khác

Achroit

Achroite

Tourmalin không màu

Actinolit

Actinolite

Agalmatolit

Agalmatolite

Agat

Agate

Mã não

Agat dạng rêu

Moss agate

Agat lửa

Fire agate

Alabaster

Alabaster

Thạch cao

Alexandrit

Alexandrite

Chrysoberyl đổi màu

Albit

Albite

Almandin

Almandine

Almandit, Granat

Almandit

Almandite

Almandin, Granat

Amazonit

Amazonite

Microclin màu lục

Amblygonit

Amblygonite

Amethyst

Amethyst

Thạch anh tím

Ametrin

Ametrine

Thạch anh vàng tím

Amolit

Ammolite

Vỏ ốc hóa thạch

Amphibol

Amphibol

Andalusit

Andalusite

Andradit

Andradite

Granat

Anyolit

Anyolit

Zoisit chứa ruby

Apatit

Apatite

Aquamarin

Aquamarine

Beryl xanh nước biển

Aventurin

Aventurine

Thạch anh aventurin

Axinit

Axinite

Azurit

Azurite

Benitoit

Benitoite

Berylonit

Beryllonite

Beryl

Beryl

Bixbit

Bixbite

Beryl đỏ

Biruza

Turquoise

Ngọc lam, Đá Thổ

Bowenit

Bowenite

Serpentin màu lục

Brazilianit

Brazilianite

Calamin

Calamine

Hemimorphit

Calcit

Calcite

Canxit

Californit

Californite

Vesuvian giống jade

Carnelian, Cornelian

Carnelian, Cornelian

Chalcedony đỏ nâu

Casiterit

Cassiterite

Cẩm thạch

Jade

Ngọc jade, Jadeit, Nephrit

Cerusit

Cerussite

Ceylonit

Ceylonite

Spinel đen

Chalcedony

Chalcedony

Thạch anh ẩn tinh, Canxedon

Charoit

Charoite

Chrysoberyl

Chrysoberyl

Chrysoberyl mắt mèo

Chrysoberyl cat’ eye

Cymophan

Chrysocola

Chrysocolla

Chrysolit

Chryolite (Olivine)

Olivin

Chrysopras

Chysoprase

Chalcedony màu lục

Citrin

Citrine

Thạch anh vàng

Clinohumit

Clinohumite

Copal

Copal

Nhựa thông bán hóa thạch

Cordierit

Cordierite

Corindon

Corundum

Cymophan

Cymophane

Chrysoberyl mắt mèo

CZ

CZ

Cubic Zirconia, Djevalit, Phianit

Danburit

Danburite

Datolit

Datolite

Đá hoa dạng onyx

Onyx marble

Đá huyền

Gagate

Than nâu hóa thạch, Gagat

Đá máu

Bloood stone

Huyết ngọc, Heliotrop

Đá Mặt Trăng

Moonstone

Belomorit

Đá Mặt Trời

Sunstone (Oligoclase)

Oligoclas

Đá Thổ Nhĩ Kỳ

Turquoise

Biruza

Demantoit

Demantoid

Andradit màu lục

Dichroit

Dichroite

Cordierit, lolit

Diopsid

Diopside

Dioptas

Dioptase

Disthen

Disthene

Kyanit

Djevalit

Djevalite

CZ, Phianit, Oxit Zirconi lập phương

Dravit

Dravite

Tourmalin màu nâu

Dumortierit

Dumortierite

Elbait

Elbaite

Tourmalin

Emerald

Emerald

Lục bảo ngọc, Emơrôt, Beryl màu lục

Enstatit

Enstatite

Epidot

Epidote

Euclas

Euclase

Fabufit

Fabulite (Strontium Titanate)

Titanat Stronti

Feldspar

Feldspar

Felspat

Feldspar dạng aventurin

Aventurine feldspar

Fluorit

Fluorite

Gagat

Gagate

Đá huyền, Than nâu hóa thạch

Gahnit

Gahnite

GGG

GGG (Gadolinium Gallium Garnet)

Granat Gadolini Gali

Goshenit

Goshenite (Rosterite)

Rosterlt, Beryl không màu

Gỗ hóa đá

Petrified wood

Gỗ hóa thạch

Gỗ hóa thạch

Petrified wood

Gỗ hóa đá

Granat

Garnet

Thạch lựu

Grosular

Grossular

Grosularit, Granat

Grosularit

Grossularite

Grosular, Granat

Hackmanit

Hackmanite

Sodalit màu hồng hoặc tím

Hambergit

Hambergite

Heliodor

Heliodor

Beryl vàng

Heliotrop

Heliotrope, Blood stone

Đá máu, Huyết ngọc

Hematit

Hematite

Hemimorphit

Hemimorphite

Calamin

Hesonit

Hessonite

Grosular đỏ nâu

Hidenit

Hiddenite

Spodumen màu lục

Hổ phách

Amber

Sucinit

Howlit

Howlite

Humit

Humite

Huyết ngọc

Bloodstone

Đá máu, Heliotrop

Hydrogrosular

Hydrogrossular

Hypersthen

Hypersthene

Idocras

Idocrase

Vezuvian, Vezuvianit

Indigolit

Indigolite

Tourmalin

lolit

lolite

Cordierit, Dichroit

Jade

Jade

Ngọc jade, Ngọc cẩm thạch

Jade Hoàng gia

Imperial Jade

Jade albit

Jade albite

Jadeit

Jadeite

Cẩm thạch jadeit

Jasper

Jasper

Jatpe

Kyanit

Kyanite

Disthen

Kim cương

Diamond

Hạt xoàn, Hột xoàn

Kornerupin

Kornerupine

Kunzit

Kunzite

Spodumen màu hồng

Labrador

Labrador

Labradorit

Labradorite

Labradorite

Labrador

Lapis Lazuli

Lapis Lazuli

Lazurit

Lazulit

Lazulite

Lazurit

Lazurite (Lapis Lazuli)

Lapis Lazuli

Leucosaphir

Leucosapphire

Saphir không màu, Saphir trắng

Lidiocoatit

Liddiocoatite

Tourmalin

Lưu huỳnh

Sulphur

Malachit

Malachite

Maw-sit-sit

Maw-sit-sit

Jade albit

Mã não

Agate

Chalcedony sọc dải

Melanit

Melanite

Andradit màu đen

Microclin

Microcline

Moisanit

Moissanite

Moldavit

Moldavite

Tektit màu lục

Morganit

Morganite

Beryl hồng

Morion

Morion

Thạch anh đen

Nephrit

Nephrite

Jade, Cẩm thạch nephrit

Ngọc jade

Jade

Ngọc cẩm thạch

Ngọc trai

Pearl

Trân châu

Obsidian

Obsidian

Odontolit

Odontolite

Răng (xương) động vật hóa thạch

Olivin

Olivine

Peridot

Onyx

Onyx

Chalcedony màu đen

Opal

Opal

Opal đen

Black opal

Opal lửa

Fire opal

Opal quý

Precious opal

Opal thường

Common opal

Opal trắng

White opal

Orthoclas

Orthoclase

Oxit Zirconi lập phương

Cubic Zirconia

CZ, Djevalit, Phianit

Pagodit

Pagodite

Agalmatolit

Pargasit

Pargasite

Peridot

Peridot (Chrysolite)

Chrysolit, Olivin màu lục

Petalit

Petalite

Pha lê

Rock Crystal

Thạch anh trong suốt không màu

Phenacit

Phenacite

Phenakit

Phenakit

Phenakite

Phenacit

Phianit

Phianite

CZ, Djevalit, Oxit zirconi lập phương

Prasiolit

Prasiolite

Thạch anh màu lục

Prehnit

Prehnite

Pyrit

Pyrite

Pyrop

Pyrope

Granat

Pyrophylit

Pyrophyllite

Pyroxen

Pyroxene

Rhodochrosit

Rhodochrosite

Rhodolit

Rhodolite

Rhodonit

Rhodonite

Rosterit

Rosterite

Vorobyevit, Beryl không màu

Rubelit

Rubellite

Tourmalin màu hồng đến đỏ

Ruby

Ruby

Hồng ngọc, Corindon màu đỏ

Ruby sao

Star ruby

Rutil

Rutile

San hô

Coral

Saphir

Sapphire

Lam ngọc, Corindon màu lam

Saphir sao

Star sapphire

Saphirin

Sapphirine

Sard Onyx

Sard Onyx

Sardonyx, Agat sọc đỏ mâu xen sọc trắng

Sardonyx

Sardonyx

Sard Onyx, Agat sọc đỏ mâu xen sọc trắng

Scapolit

Scapolite

Serpentin

Serpentine

Scheelit

Scheelite

Schorl

Schorl

Tourmalin đen

Silimanit

Sillimanite

Sinhalit

Sinhalite

Smithsonit

Smithsonite

Sodalit

Sodalite

Hackmanit

Spectrolit

Spectrolite

Labrador

Spesartin

Spessartine

Granat

Sphalerit

Sphalerite

Sphen

Sphene

Titanit

Spinel

Spinel

Spinel quý

Precious spinel

Spinel đen

Black spinel

Ceylonit

Spodumen

Spodumene

Staurolit

Staurolite

Sucinit

Succinite

Hổ phách

Taafeit

Taaffeite

Tanzanit

Tanzanite

Zoisit màu lam

Tektit

Tektite

Thạch anh

Quartz

Thạch anh ẩn tinh

Cryptocrystalline quartz

Chalcedony

Thạch anh đen

Morion

Thạch anh hồng

Rose quartz

Thạch anh khói

Smoky quartz

Thạch anh mắt hổ

Tiger’s eye quartz

Thạch anh mắt mèo

Cat’s eye quartz

Thạch anh pha lê

Rock crystal

Thạch anh tím

Amethyst

Thạch anh vàng

Citrine

Thạch anh tóc

Rutilated quartz

Thomsonit

Thomsonite

Thulit

Thulite

Zoisit màu hồng

Thủy tinh

Glass

Titanit

Titanite

Sphen

Topaz

Topaz

Hoàng ngọc

Topazolit

Topazolite

Andradit màu vàng, vàng chanh

Tourmalin

Tourmaline

Tourmalin Paraiba

Paraiba Tourmaline

Tremolit

Tremolite

Tsavorit

Tsavorite

Grosular màu lục

Ulexit

Ulexite

Uvarovit

Uvarovite

Granat

Uvit

Uvite

Tourmalin

Variscit

Variscite

Vezuvian

Vezuvian

Vezuvianit

Vezuvianit

Vezuvianite

Vezuvian

Vivianit

Vivianite

Xương động vật

Animal bone

YAG

YAG (Ytrium Aluminium Garnet)

(Granat Ytri Alumini)

Zircon

Zircon

Zirconia lập phương

Cubic zirconia (CZ)

Kim Mỹ, CZ, Djevalit, Phianit

Zoisit

Zoisite

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5855:2017 VỀ ĐÁ QUÝ – THUẬT NGỮ VÀ PHÂN LOẠI
Số, ký hiệu văn bản TCVN5855:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành 01/01/2017
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản