Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8683-16:2017

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8683-16:2017

GIỐNG VI SINH VẬT THÚ Y – PHẦN 16: QUY TRÌNH GIỮ GIỐNG VI RÚT GUMBORO NHƯỢC ĐỘC CHỦNG 2512

Master seed of microorganisms for veterinary use – Part 16: The procedure for preservation of gumboro virus, 2512 strain, living

 

Lời nói đầu

TCVN 8683-16 : 2017 do Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc Thú y TW1 – Cục Thú y biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 8683 Giống vi sinh vật thú y – Quy trình giữ giống gồm các phần:

– TCVN 8683-1 : 2011, Phần 1: Quy trình giữ giống vi rút dịch tả lợn qua thỏ, chủng C;

– TCVN 8683-2 : 2011, Phần 2: Quy trình giữ giống vi rút cường độc dịch tả lợn, chủng Thạch môn;

– TCVN 8683-3 : 2011, Phần 3: Quy trình giữ giống vi rút Newcastle, chủng hệ I;

– TCVN 8683-4 : 2011, Phần 4: Quy trình giữ giống vi rút dại chủng cố định;

– TCVN 8683-5 : 2011, Phần 5: Quy trình giữ giống vi khuẩn đóng dấu lợn nhược độc, chủng VR2;

– TCVN 8683-6 : 2011, Phần 6: Quy trình giữ giống vi khuẩn nhiệt thán vô độc, chủng 34 F2;

– TCVN 8683-7 : 2011, Phần 7: Quy trình giữ giống vi khuẩn nhiệt thán cường độc, chủng 17JB;

– TCVN 8683-8 : 2011, Phần 8: Quy trình giữ giống vi khuẩn phó thương hàn lợn, các chủng SC.1; SC.2; SC.4 và SC.5;

– TCVN 8683-9 : 2011, Phần 9: Quy trình giữ giống vi khuẩn tụ huyết trùng trâu bò, các chủng PB.1, PB.2, P.52, PBU.1 và PBU.2;

– TCVN 8683-10 : 2011, Phần 10: Quy trình giữ giống vi khuẩn tụ huyết trùng lợn nhược độc, chủng AVPS3;

– TCVN 8683-11 : 2011, Phần 11: Quy trình giữ giống vi khuẩn tụ huyết trùng lợn, chủng PS1;

– TCVN 8683-12 : 2011, Phần 12: Quy trình giữ giống vi khuẩn tụ huyết trùng gà, các chủng PA.1, PA.2;

– TCVN 8683-13 : 2011, Phần 13: Quy trình giữ giống vi khuẩn đóng dấu lợn, các chủng E.37, E.47 và E.80;

– TCVN 8683-14 : 2011, Phần 14: Quy trình giữ giống vi khuẩn ung khí thán, các chủng CL.C1 và CL.C2;

– TCVN 8683-15 : 2017, Phần 15: Quy trình giữ giống vi rút viêm gan vịt cường độc;

– TCVN 8683-16 : 2017, Phần 16: Quy trình giữ giống vi rút gumboro nhược độc chủng 2512;

-TCVN 8683-17 : 2017, Phần 17: Quy trình giữ giống vi khuẩn bordetella bronchiseptica.

 

GING VI SINH VẬT THÚ Y – PHN 16: QUY TRÌNH GIỮ GIỐNG VI RÚT GUMBORO NHƯỢC ĐỘC CHỦNG 2512

Master seed of microorganisms for veterinary use – Part 16: The procedure for preservation of gumboro virus, 2512 strain, living

CẢNH BÁO – Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không thể đưa ra được hết tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn sức khỏe thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình nuôi giữ giống vi rút Gumbro nhược độc chủng 2512 được sử dụng trong công tác giữ giống, đánh giá chất lượng vắc xin và chế phẩm sinh học, chẩn đoán, nghiên cứu và giảng dạy.

2  Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8684 : 2011, vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y – Phép thử độ thuần khiết.

3  Ký hiệu và chữ viết tắt

AGID Agar gel immunodiffussion
AND Acid deribonucleic
ARN Acid ribonucleic
EID50 50 Egg Infective Dose
CID50 50 Chicken infective dose
SN Serum neutralization
SPF Specific Pathogen Free
TCID50 Tissue Culture Infectious Dose 50
PBS Phosphate Buffered Saline
PCR Polymerase Chain Reaction
RT-PCR Reverce Transcription Polymerase Chain Reaction

4  Nguyên tắc

Lấy giống vi rút Gumbro nhược độc được giữ ở dạng đông khô để kiểm tra đặc tính sinh học của giống bằng các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm. Giống được bồi dưỡng bằng cách cấy truyền trên tế bào xơ phôi gà 1 lớp, sau 48 h đến 72 h, giống được thu hoạch, giám định vi rút bằng phương pháp RT-PCR, nếu giống vi rút Gumbro nhược độc đạt yêu cầu được đông khô và bảo quản quản ở nhiệt độ âm 80 °C.

5  Vật liệu và thuốc thử

5.1  Vật liệu

5.1.1  Giống vi rút Gumbro nhược độc chủng 2512 thuộc serotype 1, họ Birnaviridae, được đông khô với lượng giống 0,1 ml/lọ với hiệu giá vi rút là 103 TCID50/0,1 ml, được kiểm tra vô trùng, thuần khiết, tính an toàn, tính miễn dịch, tính nhân lên của vi rút

5.1.2   14 ngày tuổi (gà khỏe mạnh, không có kháng thể kháng vi rút Gumboro, có nguồn gốc từ đàn gà bố mẹ khỏe mạnh)

5.1.3  Tế bào xơ phôi gà một lớp trên đĩa nhựa đáy phẳng 96 giếng hoặc chai Flash T25 hoặc T75

5.1.4  Trứng gà SPF có phôi từ 9 ngày tuổi đến 11 ngày tuổi

5.1.5  Giống vi rút Gumboro cường độc

5.2  Thuốc thử

5.2.1  Dung dịch PBS pH 7,2 (xem phụ lục A)

5.2.2  Môi trường nuôi cy tế bào

5.2.3  Thạch Agar

5.2.4  Huyết thanh dương tính chuẩn (với Gumboro)

5.2.5  Kháng nguyên chuẩn (với Gumboro)

5.2.6  Huyết thanh âm tính chuẩn (với Gumboro)

5.2.7  Bộ kit dùng cho phản ứng RT-PCR

5.2.8  Các loại kháng sinh Penicillin (200 Ul/ml), Streptomycin (200 μg/ml)

5.2.9  Sữa bò tách bơ 10% (xem phụ lục A)

Xem Phụ lục A về mô tả các dung dịch thuốc thử.

6  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thí nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

6.1  Tủ lạnh (có thể duy trì nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C), tủ lạnh sâu (có thể duy trì nhiệt độ âm 80 °C)

6.2  Tủ ấm CO2 có thể duy trì nhiệt độ 37 °C

6.3  Máy lắc trộn (vortex mixer) có tốc độ lắc từ 50 rpm đến 2400 rpm

6.4  Máy khuấy từ có tốc độ khuấy tới 2400 vòng/phút

6.5  Nồi cách thủy có thể duy trì  các nhiệt độ 100 °C, 110 °C, 121 °C trong thời gian 10 min, 15 min, 20 min

6.6  BSC II màng lọc ULPA với hiệu suất lọc 99,99% đối với các hạt có kích thước 0,1 – 0,3 mm

6.7  Máy ly tâm, có thể ly tâm với gia tốc tới 12 000 g

6.8  Máy đông khô có nhiệt độ âm sâu tới âm 80 °C

6.9  Máy RT-PCR

6.10  Máy điện di kiểm tra sản phẩm PCR/RT-PCR của hãng Fermentas và Bio-Rad

6.11  Máy soi gel Dolphin-Doc (Wealtech, Mỹ)

6.12  Máy tính và các phần mềm sinh – tin học

6.13  Micropipet, dung tích từ 0,5 μl đến 10 μl, từ 5 μl đến 50 μl, từ 50 μl đến 200 μl, từ 100 μl đến 1000 μl

6.14  Micropipet đa kênh, dung tích từ 5 μl đến 50 μl, từ 50 μl đến 200 μl

6.15  Chai nuôi cấy tế bào T25, T75

6.16  Đầu tip phù hợp với micropipet

6.17  Đèn soi trứng

6.18  Tủ ấp trứng có thể duy trì nhiệt độ 37 °C

6.19  Cốc có mỏ, dung tích 100 ml, 200 ml, 500 ml và 1000 ml

6.20  Bộ cối chày sứ vô trùng

6.21  Lọ đông khô giống vô trùng

6.22  Đĩa Petri vô trùng

6.23  Dao, kéo, panh kẹp vô trùng

6.24  Chai Schott vô trùng 100 ml, 200 ml, 500ml

7  Yêu cầu của giống vi rút Gumboro nhược độc

7.1  Yêu cầu kỹ thuật đối với ống giống

– Lọ kín, không rạn nứt, đảm bảo chân không.

– Hợp chất trong ống giống xốp, màu đồng nhất, độ ẩm dưới 4% và hòa tan hoàn toàn trong nước sinh lý sau 2 min.

7.2  Yêu cầu sinh học của giống

– Giống vi rút đảm bảo vô trùng (không bị tạp nhiễm vi khuẩn, nấm mốc), đảm bảo thuần khiết (không bị tạp nhiễm Mycoplasma, Salmonella và vi rút ngoại lai)

– Giống vi rút được nhận dạng bằng phương pháp RT-PCR (xuất hiện vạch giống như mẫu đối chứng dương) hoặc phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch (vi rút kết tủa với kháng huyết thanh đặc hiệu tạo thành đường kết tủa màu trắng)

– Hiệu giá vi rút của giống phải đạt ít nhất 103 TCID50/0,1 ml

– Giống vi rút được kiểm tra tính an toàn trên gà (khi nhỏ giống vi rút cho gà thì gà sống khỏe, không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh Gumboro)

– Giống vi rút được kiểm tra khả năng nhân lên của vi rút trên môi trường tế bào xơ phôi gà 1 lớp (sau 48 h đến 72 h gây nhiễm, vi rút nhân lên và phá hủy ≥ 80% diện tích tế bào)

– Giống vi rút được kiểm tra tính gây miễn dịch bằng phương pháp công cường độc hoặc phương pháp trung hòa.

8  Cách tiến hành

8.1  Nhận dạng giống

Chọn 1 trong 2 phương pháp sau:

8.1.1  Nhận dạng vi rút bằng phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch AGID

Giống vi rút (5.1.1) được nhận dạng bằng phương pháp kết tủa khuếch tán miễn dịch trên thạch (AGID). Vi rút (5.1.1) kết tủa với kháng huyết thanh đặc hiệu tạo thành đường kết tủa màu trắng khi thực hiện phản ứng kết tủa khuếch tán miễn dịch trên thạch (xem phụ lục C).

8.1.2  Nhận dạng vi rút bằng phương pháp RT- PCR

Giống vi rút (5.1.1) được nhận dạng bằng phương pháp RT – PCR (tham khảo phụ lục F).

8.2  Kiểm tra vô trùng

8.2.1  Kiểm tra tạp nhiễm vi khuẩn. Theo TCVN 8684:2011

8.2.2  Kiểm tra tạp nhiễm nấm mốc. Theo TCVN 8684:2011

8.3  Kiểm tra thuần khiết

8.3.1  Kiểm tra tạp nhiễm Mycoplasma. Theo TCVN 8684:2011

8.3.2  Kiểm tra tạp nhiễm Salmonella. Theo TCVN 8684:2011

8.3.3  Kiểm tra vi rút ngoại lai

Kiểm tra tạp nhiễm vi rút Cúm gia cầm được tiến hành bằng phản ứng RT-PCR (tham kho phụ lục B).

8.4  Chuẩn độ vi rút

Chuẩn độ giống vi rút (5.1.1) trên môi trường nuôi cấy tế bào xơ phôi gà 1 lớp (5.1.3) được thực hiện ở tấm nhựa 96 giếng đáy bằng (xem phụ lục D). Giống đạt yêu cầu khi hiệu giá vi rút của giống phải đạt 103 TCID50/0,1 ml.

8. Kiểm tra tính an toàn

8.5.1  Chuẩn bị

 10 gà (5.1.2).

– Giống vi rút (5.1.1) được chuyển từ nhiệt độ bảo quản âm 80 °C sang nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C trong khoảng 5 min đến 10 min, rồi pha loãng với PBS (5.2.1) thành nồng độ 103.

8.5.2  Cách tiến hành

Nhỏ mắt, mũi hoặc cho uống mỗi gà 0,1 ml giống vi rút (5.1.1) đã pha loãng ở trên. Theo dõi biểu hiện triệu chứng lâm sàng của gà trong vòng 21 ngày.

8.5.3  Đánh giá kết quả

Giống vi rút (5.1.1) được coi là an toàn khi: Sau 21 ngày nhỏ giống vi rút (5.1.1) 10/10 gà (5.1.2) sống khỏe, không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh Gumboro. Toàn bộ gà thí nghiệm bị giết và kiểm tra bệnh tích, không có gà thí nghiệm nào có bệnh tích của bệnh Gumboro.

Ghi chú: – Triệu chứng điển hình của bệnh Gumboro: Gà quay đầu tự m vào hậu môn, gà có dấu hiệu hoảng loạn và có tiếng kêu khác thường. Sau 2 ngày đến 3 ngày gà bị ỉa chy, phân loãng, nhiều nước, trắng, nht

– Bệnh tích của bệnh Gumboro: Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực; thận và lách sưng; túi Fabricius sưng, xuất huyết có dịch nhày xung quanh.

8.6  Kiểm tra khả năng nhân lên của vi rút

Kiểm tra khả năng nhân lên của giống vi rút Gumboro nhược độc chủng 2512 trên môi trường tế bào xơ phôi gà 1 lớp (5.1.3).

8.6.1  Chuẩn bị

– Tế bào xơ phôi gà 1 lớp (5.1.3) (xem phụ lục A.6).

– Giống vi rút (5.1.1) được chuyển từ nhiệt độ bảo quản âm 80 °C sang nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C trong khoảng 5 min đến 10 min, rồi pha loãng với môi trường nuôi cấy tế bào (5.2.2) thành nồng độ 103 TCID50/0,1 ml.

8.6.2  Cách tiến hành

– Dùng pipette hút bỏ môi trường nuôi cấy (5.2.2) trong chai T25 (6.15) đã có tế bào phát triển.

– Chia huyễn dịch giống vi rút đã pha  trên vào các chai nuôi cấy.

– Bổ sung môi trường nuôi cấy (5.2.2) sao cho lượng môi trường cho vào bằng lượng môi trường hút ra.

– Tiếp tục nuôi cấy chai tế bào trong tủ ấm CO2 ở nhiệt độ 37 °C từ 48 h đến 72 h.

– Hàng ngày kiểm tra sự phát triển của vi rút và bệnh tích tế bào bằng kính hiển vi soi ngược.

8.6.3  Đánh giá kết quả

Giống vi rút (5.1.1) đạt yêu cầu khi: Sau 48 h đến 72 h gây nhiễm (8.6.2), vi rút nhân lên và phá hủy ≥ 80% diện tích tế bào.

– Bệnh tích tế bào: Các tế bào vỡ ra, co cụm thành từng khối, bong ra khỏi thành giếng.

8.7  Kiểm tra tính gây miễn dịch

Chọn 1 trong 2 phương pháp sau:

8.7.1  Phương pháp công cường độc

8.7.1.1  Chuẩn bị

– 20 gà (5.1.2)

– Giống vi rút (5.1.1) được chuyển từ nhiệt độ bảo quản âm 80 °C sang nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C trong khoảng 5 min đến 10 min, rồi pha loãng với môi trường nuôi cấy (5.2.2) thành nồng độ 103 TCID50/0,1 ml.

8.7.1.2  Cách tiến hành

– 20 gà (5.1.2) được chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm miễn dịch: 10 gà (5.1.2) được nhỏ mắt, mũi hoặc cho uống mỗi con 0,1 ml giống vi rút (5.1.1) đã pha loãng ở trên.

+ Nhóm đối chứng: 10 gà (5.1.2) được nhỏ mắt, mũi hoặc cho uống mỗi con 0,1 ml PBS (5.2.1).

– Sau 14 ngày cả hai nhóm gà được công cường độc bằng giống vi rút Gumboro cường độc (5.1.5) liều 102 CID50/0,1 ml.

– Theo dõi đàn gà từ 24 h đến 72 h sau khi công cường độc. Toàn bộ gà thí nghiệm bị giết và kiểm tra bệnh tích.

8.7.1.3  Đánh giá kết quả

– Giống vi rút Gumboro (5.1.1) đạt tiêu chuẩn về tính gây miễn dịch khi:

+ Nhóm miễn dịch ít nhất 80% gà không có bệnh tích của bệnh Gumboro.

+ Nhóm đối chứng ít nhất 80% gà có bệnh tích của bệnh Gumboro như xuất huyết cơ đùi, sưng, xuất huyết và có dịch ở túi Fabricius.

8.7.2  Phương pháp trung hòa (SN)

8.7.2.1  Chuẩn bị

 20 gà (5.1.2).

– Giống vi rút (5.1.1) được chuyển từ nhiệt độ bảo quản âm 80 °C sang nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C trong khoảng 5 min đến 10 min, rồi pha loãng với môi trường nuôi cấy (5.2.2) thành nồng độ 103 TCID50/0,1 ml.

8.7.2.2  Cách tiến hành

– 20 gà (5.1.2) được chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm miễn dịch: 10 gà (5.1.2) được nhỏ mắt, mũi hoặc cho uống mỗi con 0,1 ml giống vi rút (5.1.1) đã pha loãng ở trên.

+ Nhóm đối chứng: 10 gà (5.1.2) được nhỏ mắt, mũi hoặc cho uống mỗi con 0,1 ml PBS (5.2.1).

– Sau 21 ngày cả hai nhóm gà được lấy máu, chắt huyết thanh kiểm tra hiệu giá kháng thể Gumboro bằng phản ứng trung hòa (SN) (xem phụ lục E).

8.7.2.3  Đánh giá kết quả

– Giống vi rút Gumboro (5.1.1) đạt tiêu chuẩn về tính gây miễn dịch khi:

+ Nhóm miễn dịch ít nhất 80% mẫu huyết thanh kiểm tra đạt hiệu giá kháng thể trung hòa ≥ 1:256.

+ Nhóm đối chứng các mẫu huyết thanh kiểm tra âm tính.

8.8  Bồi dưỡng giống vi rút

8.8.1  Tiêm truyền giống

– Giống vi rút (5.1.1) được chuyển từ nhiệt độ bảo quản âm 80 °C sang nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C trong khoảng 5 min đến 10 min, rồi pha loãng với môi trường nuôi cấy (5.2.2) thành nồng độ 103 TCID50/0,1 ml.

– Tế bào xơ phôi gà 1 lớp (5.1.3) (xem phụ lục A.6).

– Dùng pipette hút bỏ môi trưng nuôi cấy (5.2.2) trong chai T75 (6.15) đã có tế bào phát triển. Lưu ý, trong quá trình hút tránh làm bong tế bào.

– Chia huyễn dịch giống vi rút đã pha ở trên vào các chai nuôi cấy.

– Bổ sung môi trường nuôi cấy (5.2.2) sao cho lượng môi trường cho vào bằng lượng môi trường hút ra.

– Tiếp tục nuôi cấy chai tế bào trong tủ ấm CO2 ở nhiệt độ 37 °C từ 48 h đến 72 h.

– Hàng ngày kiểm tra sự phát triển của vi rút và bệnh tích tế bào bằng kính hiển vi soi ngược.

8.8.2  Thu hoạch giống

– Sau gây nhiễm (8.8.1) 48 h đến 72 h, vi rút nhân lên và phá hủy ≥ 80% diện tích tế bào thì tiến hành thu hoạch huyễn dịch vi rút vào các chai vô trùng (6.24).

– Chọn những chai tế bào có cấy vi rút Gumboro nhược độc chủng 2512 đạt chỉ tiêu vô trùng và có hiệu giá vi rút ≥ 106 TCID50.

– Trước khi đông khô phải tiến hành kiểm tra huyễn dịch vi rút bằng phản ứng RT – PCR (tham khảo phụ lục F) hoặc chuẩn độ vi rút trên môi trường tế bào (xem phụ lục D) để kiểm tra sự hiện diện của vi rút Gumboro nhược độc chủng 2512.

– Sau khi kiểm tra sự hiện diện của vi rút, huyễn dịch vi rút được bảo qun ở nhiệt độ âm 70 °C chờ đông khô.

8.9  Đông khô giống vi rút

– Pha huyễn dịch vi rút (8.8.2) với sữa bò tách bơ (5.2.9) và chia vào lọ đông khô (6.21). Giữ ở nhiệt độ âm 80 °C từ 8 h đến 12 h rồi chuyển vào máy đông khô (6.8).

– Chạy đông khô theo quy trình của máy đông khô.

9  Kiểm tra ống giống vi rút sau đông khô

9.1  Kiểm tra đặc tính kỹ thuật của ống giống

– Cảm quan: Quan sát bằng mắt thường, ống giống vi rút được coi là đạt yêu cầu khi lọ kín, không rạn nứt, chế phẩm xốp, màu đồng nhất.

– Chân không: Sử dụng máy đo chân không, ống giống vi rút được coi là đạt yêu cầu khi phát huỳnh quang màu ánh tím.

– Độ ẩm: Sử dụng máy đo độ ẩm, ống giống vi rút được coi là đạt yêu cầu khi độ ẩm dưới 4%.

– Độ hòa tan: ống giống vi rút được coi là đạt yêu cầu khi hòa tan hoàn toàn trong nước sinh lý sau 2 min có lắc nhẹ.

9.2  Kiểm tra đặc tính sinh học của giống vi rút

Đạt các chỉ tiêu ở mục 7

10  Bao gói, bảo quản ống giống vi rút sau đông khô

Chọn những ống giống đạt chỉ tiêu ở mục 9 để dán nhãn, bao gói và bảo quản:

10.1  Dán nhãn

– Các ống giống vi rút phải được dán nhãn

– Nhãn phải có các thông tin sau:

+ Nơi sản xuất

+ Tên giống

+ Số lô…ngày…tháng…năm… sản xuất

+ Người thực hiện

+ Điều kiện bảo quản

10.2  Bao gói và bảo quản

ng giống được bao gói bằng giấy, để trong túi Polyeste và được giữ ở nhiệt độ âm 80 °C trong 2 năm.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Thành phần và chuẩn bị dung dịch thuốc thử

A.1  Dung dịch PBS pH 7,2

Natri clorua (NaCl)

Kali clorua (KCI)

Natri hiđrophotphat (Na2HPO4)

Mono kaliphotphat (KH2PO4)

Nước

8 g

2 g

1,15 g

0,2 g

1000 ml

Chỉnh pH đến 7,2 bằng dung dịch NaOH 1N hoặc dung dịch HCl 1N. Hấp tiệt trùng ở nhiệt độ 121 °C trong 1 h. Bảo quản ở nhiệt độ 4 °C.

A.2  Dung dịch sữa bò tách bơ 10%

Sữa bò tách bơ PBS

PBS 90 ml

10 g

90 ml

Đun sôi PBS rồi để nguội đến nhiệt độ 50 °C đến 70 °C rồi cho sữa bò tách bơ vào, lắc đều cho sữa tan hết.

A.3  Kháng nguyên chuẩn

– Gây nhiễm giống cường độc Gumboro cho gà mẫn cảm (3 tuần tuổi đến 5 tuần tuổi) nhỏ vào mắt và mũi gà mỗi con 200 μl (102CID50).

– Sau 03 ngày gây nhiễm thu hoạch túi Fabricius, nghiền túi Fabricius có bệnh tích điển hình trong nước sinh lý với tỷ lệ 1:10 (1g túi Fabricius : 9 ml PBS pH 7,2).

– Ly tâm 1500 r/min trong 5 min.

– Giải đông tan 3 lần đến 5 lần.

– Ly tâm 3000 r/min trong 15 min thu lấy nước trong ở trên, bỏ cặn. Chia ống nhỏ, bảo quản âm 70 °C.

– Cũng có thể dùng giống Gumboro cường độc tiêm vào màng niệu nang phôi gà 9 ngày đến 10 ngày thu hoạch phôi và nước niệu nang của các phôi chết trong vòng 48 h đến 96 h sau khi tiêm, trộn và xử lý như trên.

A.4  Chế tạo huyết thanh dương tính chuẩn

– Dùng gà trống choai khỏe mạnh (4 tuần tuổi đến 5 tuần tuổi, không có kháng thể kháng vi rút Gumboro).

– Nh mắt mũi cho mỗi gà 200 μl giống Gumboro cường độc (nồng độ 101).

– Sau 7 ngày nhỏ tiếp 200 μl giống Gumboro cường độc (nồng độ 101) lần 2.

– Nhỏ tiếp lần 3 và lần 4 cách 7 ngày.

– Sau lần nhỏ lần 4, 28 ngày lấy máu gà để lấy huyết thanh, chia ống bảo quản ở nhiệt độ âm 20 °C dùng dần (thời gian bảo quản 1 năm).

A.5  Huyết thanh âm tính chuẩn

– Lấy huyết thanh của gà khỏe mạnh chưa tiêm phòng vắc xin Gumboro.

– Dùng kháng nguyên Gumboro chuẩn: Để xác định kháng thể trong huyết thanh của đàn gà cần kiểm tra (xác định mức độ kháng thể trong đàn gà miễn dịch).

– Chuẩn bị đĩa thạch: Dùng dung dịch PBS 0.01 M (pH7.2) cho thêm 8% muối NaCI, 1% thạch Agar, 0.5 ml phenol đun cho tan thạch, đ ra đĩa lồng mỗi đĩa 10 ml (thực hiện vô trùng), để nguội cho đông lại, đục lỗ tròn trên đĩa thạch, 1 lỗ giữa đĩa và 6 lỗ xung quanh, đường kính lỗ là 3 mm, các lỗ cách nhau 3 mm.

– Cho thành phần phản ứng vào các lỗ: Lỗ chính giữa cho Kháng nguyên chuẩn, các lỗ xung quanh lỗ 1-4 cho huyết thanh cần kiểm tra và lỗ 5 cho huyết thanh đối chứng dương và lỗ 6 cho huyết thanh đối chứng âm. Cho đĩa vào hộp để ở nhiệt độ 37 °C, quan sát trong 3 ngày.

– Kết quả: Sau khi quan sát đối chứng dương và đối chứng âm rõ ràng, quan sát các lỗ thí nghiệm nếu thấy giữa lỗ thí nghiệm và lỗ kháng nguyên dương tính có vạch ngưng kết thì kết luận phản ứng dương tính, không có vạch ngưng kết giống đối chứng âm thì phản ứng âm tính.

A.6  Phương pháp nuôi cấy tế bào xơ phôi gà một lớp

Phương pháp nuôi cy tế bào xơ phôi gà 1 lớp được tiến hành theo các bước sau:

-Trứng gà SPF có phôi đã ấp được 9 ngày.

– Soi để chọn những quả có phôi sống, khỏe.

– Giết chết phôi bằng nhiệt lạnh để làm co mạch máu, sát trùng vỏ trứng, mổ trứng.

– Gắp phôi ra đĩa Petri có chứa PBS không bổ sung calcium, magnesium và được làm ấm ở nhiệt độ 37 °C.

– Rửa phôi 3 lần bằng PBS, cắt đầu, chân, và loại bỏ nội tạng.

– Sau đó cắt nhỏ phôi và rửa trên máy khuấy từ 2 lần.

– Rửa tiếp bằng dung dịch Trypsin 0,125%.

– Hút bỏ phần nước trong ở trên.

– Tiêu hóa tế bào bằng dung dịch Trypsin 0,25% trên máy khuấy từ trong phòng ấm 37 °C từ 30 – 60 min.

– Lọc tế bào qua lưới lọc và ly tâm lạnh với tốc độ 2000 r/min.

– Chắt bỏ nước trong, dùng môi trường phát triển để pha loãng tế bào.

– Đếm tế bào trên buồng đếm hồng cầu, định lượng tế bào.

– Pha tế bào thành nồng độ 0,5% (tương đương 75 x 104 tế bào /ml), chia tế bào ra các chai nuôi T25, T75 hoặc đĩa nhựa 96 giếng đáy phẳng và đặt nuôi trong phòng ấm 37 °C.

Kích cỡ chai

Lượng tế bào nuôi cấy (tế bào)

Tổng lượng môi trường nuôi cấy (ml)

T25

2.0 – 6,0 x 105

5  8 ml

T75

9.0 – 15.0 x 105

15  30 ml

Công thức tính lượng tế bào trong diện nuôi cấy là: 1,0 – 1,4 x 104 tế bào/ 1cm2.

– Hàng ngày quan sát sự phát triển của tế bào xơ phôi gà trong các chai tế bào bằng kính hiển vi soi ngược.

 

Phụ lục B

(Tham khâo)

Phản ứng RT-PCR kiểm tra tạp nhiễm với vi rút cúm gia cầm

B.1  Chiết tách ARN

Chiết tách ARN bằng bộ kít, khi sử dụng theo hướng dẫn của nhả sản xuất.

B.2  Tiến hành phản ứng RT-PCR

Áp dụng cho bộ Maxime RT-PCR PreMix kit (iNtRON Biotechnology)

Nguyên liệu

Thể tích (μl)

H2O

9

Dung dịch đệm RT- PCR (Tris/HCl và KCl)

1

OptiScript reverse transcriptase

2

dNTP

1

i-StarTaq DN A polymerase

1

Mồi xuôi (10pmole/ μl)

1

Mồi ngược (10pmole/ μl)

1

Mẫu ARN

4

Tổng cộng

20

Danh sách các cặp mồi dùng cho phản ứng kiểm tra tạp nhiễm với vi rút Cúm gia cầm

Mồi

Trình tự chuỗi mối (5’  3’)

Kích thước sản phẩm

H5-155F

5′-ACACATGCYCARGACATACT-3′

545bp

H5-699R

5′-CTYTGRTTYAGTGTTGATGT-3′

N1-F

5′-AGRCCTTGYTTCTGGGTTGA-3′

126bp

N1-R

5′-ACCGTCTGGCCAAGACCA-3′

B.3  Chu trình nhân gen

Bước

Chu kỳ

Thời gian

Nhiệt độ (°C)

Bước 1

1 chu kỳ

30 min

45

Bước 2

1 chu kỳ

5 min

94

Bước 3

40 chu kỳ

30 s

52

30 s

72

20 s

94

Bước 4

1 chu kỳ

5 min

72

Bước 5

1 chu kỳ

4

B.4  Chạy điện di

Chuẩn bị thạch agaroze 2% pha trong dung dịch TAE 1X hoặc TBE 1X có ethidi bromua (10 μg/μl).

Đổ thạch vào khuôn điện di (có lược).

Thạch khô, rút lược ra và cho mẫu vào các giếng (8 μl sản phẩm PCR + 2 μl dung dịch tải).

Sử dụng thang chuẩn (Marker), trọng lượng phân tử thang 100 bp trở lên.

Chú ý khi chạy PCR phải có mẫu đối chứng dương và mẫu đối chứng âm đi kèm (mẫu đối chứng âm có thể là nước cất sạch).

B.5  Đọc kết quả

Mẫu dương tính: Xuất hiện vạch giống với mẫu đối chứng dương tính.

Mẫu âm tính: Không có vạch.

B.6  Đánh giá kết quả

Có vi rút Cúm gia cầm trong mẫu chạy nếu kết quả RT-PCR dương tính.

 

Phụ lục C

(Quy định)

Phương pháp kết tủa khuếch tán miễn dịch trên thạch AGID

(Agar gel immunoffusion)

C.1  Mục đích

Sử dụng phản ứng AGID dùng để phát hiện kháng nguyên Gumboro nhược độc chủng 2512.

C.2  Nguyên tắc của phản ứng AGID

Phản ứng dương tính khi một kháng nguyên và một kháng thể tương ứng, nằm cách nhau một khoảng trong thạch, chúng sẽ khuếch tán và tại chỗ gặp nhau sẽ hình thành đường kết tủa màu trắng. Sự kết tủa này xảy ra ở vùng mà tỷ lệ kháng nguyên và kháng thể tương ứng đồng đều.

C.3  Chuẩn bị kháng nguyên

Giống vi rút Gumboro nhược độc chủng 2512 được chuyn từ nhiệt độ bảo quản âm 70 °C sang nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C trong khoảng 5 min đến 10 min, rồi pha loãng với PBS thành các nồng độ từ 102 đến 10-4.

C.4  Chuẩn bị thạch làm phản ứng

+ Hòa tan NaCl (8,0 g) và Phenol (0,5 ml) vào nước cất. Chú ý cho NaCl vào trước, sau đó cho Phenol.

+ Chỉnh pH: 7,2 – 7,4 (dùng NaOH N/1).

+ Cho thạch Agar vào hấp.

+ Lọc qua 8 lần vải gạc.

+ Chia ra đĩa làm phản ứng (chia 15 ml 1 đĩa to đường kính 9 cm, độ dày thạch 3 mm).

+ Sau khi đổ ra đĩa để tủ lạnh 4 h rồi mới tiến hành đục lỗ thạch.

C.5  Cách tiến hành phản ứng phát hiện kháng nguyên

+ Lỗ giữa nhỏ kháng huyết thanh dương tính chuẩn 0,025 ml.

+ Các lỗ xung quanh lần lượt nhỏ huyễn dịch giống đã pha ở các nồng độ (C.3), trong đó có một lỗ cho kháng nguyên dương tính chuẩn và một lỗ cho PBS, mỗi lỗ nhỏ 0,025 ml.

+ Để đĩa thạch làm phản ứng ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và trong hộp giữ ẩm.

+ Đọc kết quả trong vòng từ 24 h đến 48 h (có thể cho phản ứng giả).

C.6  Đọc kết quả

Phản ứng dương tính có một vạch kết tủa màu trắng đục, gọn, sắc nét, không có đường phụ.

 

Phụ lục D

(Quy định)

Phương pháp chuẩn độ vi rút

D.1  Chuẩn bị

– Chuẩn bị đĩa nhựa 96 giếng đáy bằng có 1 lớp tế bào xơ phôi gà.

– Môi trường tế bào DMEM.

– Giống vi rút Gumboro nhược độc chủng 2512.

D.2  Cách tiến hành

– Giống vi rút Gumboro nhược độc chủng 2512 được chuyển từ nhiệt độ bảo quản âm 70 °C sang nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C trong khoảng 5 min đến 10 min, rồi được hoàn nguyên trở lại với môi trường nuôi cấy thành 1ml.

– Pha loãng giống vi rút trong ống nghiệm theo cơ số 10 bằng môi trường nuôi cấy tế bào từ 101 đến 108.

– Lấy đĩa tế bào xơ phôi gà đã nuôi, loại bỏ môi trường cũ.

– Rửa tế bào bằng môi trường nuôi cấy, 200 μl/giếng, sau đó loại bỏ môi trường nuôi cấy.

– Hút 100 μl huyễn dịch vi rút đã pha loãng lần lượt vào các giếng tương ứng trên đĩa tế bào (từ A1 đến H5), dãy đối chứng tế bào (từ A6 đến H6),cho 100 μl môi trường duy trì vào mỗi giếng.

Sơ đồ bố trí phản ứng chuẩn độ vi rút trên tế bào

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

A

10-1

10-1

10-1

10-1

10-1

ĐCTB

           

B

10-2

10-2

10-2

10-2

10-2

ĐCTB

           

C

10-3

10-3

10-3

10-3

10-3

ĐCTB

           

D

10-4

10-4

10-4

10-4

10-4

ĐCTB

           

E

10-5

10-5

10-5

10-5

10-5

ĐCTB

           

F

10-6

10-6

10-6

10-6

10-6

ĐCTB

           

G

10-7

10-7

10-7

10-7

10-7

ĐCTB

           

H

10-8

10-8

10-8

10-8

10-8

ĐCTB

           

– Ủ tế bào ở nhiệt độ 37 °C có 5% CO2 trong 30 min.

– Loại bỏ huyễn dịch trong các giếng.

– Rửa tế bào bằng môi trường nuôi cấy, 200 μl/giếng, loại bỏ môi trường nuôi cấy.

– Cho 200 μl môi trường duy trì vào mỗi giếng.

– Nuôi tế bào ở nhiệt độ 37 °C có 5% CO2, theo dõi hàng ngày, trong 5 ngày.

D.3  Đánh giá kết quả

Giếng có bệnh tích tế bào là dương tính.

– Bệnh tích tế bào: Các tế bào vỡ ra, co cụm thành từng khối, bong ra khỏi thành giếng (hoặc chai nuôi cấy).

– Tính toán liều gây nhiễm 50% (TCID50) theo phương pháp của Reed Muench, 1938:

λ.TCID50 (0,1 ml) = X + 1/2- (Nx/n)

Trong đó:

X là logarit cơ số 10 của độ pha loãng vi rút có 100% giếng xuất hiện bệnh tích tế bào.

Nx là tổng số giếng có bệnh tích tế bào trong thí nghiệm.

là số giếng của mỗi độ pha loãng.

λ là độ pha loãng vi rút.

– Kết quả: Giống vi rút được coi là đạt nếu mỗi liều vắc xin có ít nhất 103TCID50.

 

Phụ lục E

(Quy định)

Phản ứng trung hòa

E.1  Chuẩn bị tế bào  phôi gà trên đĩa 96 giếng đáy bằng

Xem phụ lục A.6.

E.2  Chuẩn bị vi rút

Giống vi rút Gumboro nhược độc chủng 2512 được chuyển từ nhiệt độ bảo quản âm 70 °C sang nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C trong khoảng 5 min đến 10 min, rồi pha loãng với môi trường nuôi cấy thành nồng độ 103TCID50/0,1 ml.

E.3  Chuẩn bị huyết thanh

Toàn bộ gà thí nghiệm được lấy máu để chắt huyết thanh, huyết thanh chắt xong được bảo quản ở nhiệt độ âm 20 °C.

E.4  Cách tiến hành

– Pha loãng các mẫu huyết thanh miễn dịch theo cơ số 2, từ 1/2 đến 1/1028 trong môi trường nuôi cấy tế bào.

– Trung hòa: Lấy 100 μl huyết thanh đã được pha loãng ở các nồng độ bổ sung 100 μl huyễn dịch vi rút có chứa 103 TCID50, ủ 30 min ở nhiệt độ phòng.

– Hút bỏ dịch nuôi trong dĩa tế bào: Hút 100 μl huyễn dịch huyết thanh – vi rút đã được trung hòa vào các giếng trong đĩa tế bào tương ứng theo sơ đồ:

Sơ đồ bố trí phản ứng trung hòa

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Huyết thanh pha loãng

A

ĐCTB

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Mẫu 4

Mẫu 5

Mẫu 6

Mẫu 7

Mẫu 8

Mẫu 9

Mẫu 10

ĐCVR

1/8

B

ĐCTB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐCVR

1/16

C

ĐCTB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐCVR

1/32

D

ĐCTB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐCVR

1/64

E

ĐCTB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐCVR

1/128

F

ĐCTB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐCVR

1/256

G

ĐCTB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐCVR

1/512

H

ĐCTB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐCVR

1/1028

ĐCTB: Đối chứng tế bào ĐCVR: Đối chứng vi rút

– Ủ tế bào ở nhiệt độ 37 °C có 5% CO2 trong 60 min.

– Loại bỏ huyễn dịch trong các giếng.

– Rửa tế bào bằng môi trường nuôi cấy, 200 μl/giếng, loại bỏ môi trường nuôi cấy.

– Cho 200 μl môi trường duy t vào mỗi giếng.

– Nuôi tế bào trong tủ ấm CO2 ở nhiệt độ 37 °C, theo dõi trong 5 ngày.

E.5  Đọc kết quả

Giếng có bệnh tích tế bào là dương tính (không có kháng thể kháng Gumboro).

Giếng không có bệnh tích tế bào là âm tính (có kháng thể kháng Gumboro).

– Bệnh tích tế bào: Các tế bào vỡ ra, co cụm thành từng khối, bong ra khỏi thành giếng (hoặc chai nuôi cấy).

– Kết quả: Huyết thanh đạt hiệu giá ít nhất 1/256.

 

Phụ lục F

(Tham khảo)

Phản ứng RT-PCR phát hiện vi rút Gumboro nhược độc chủng 2512

F.1  Chiết tách ARN

Chiết tách ARN bằng bộ kít, khi sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

F.2  Tiến hành phản ứng RT-PCR

Áp dụng cho bộ Maxime RT-PCR PreMix kit (iNtRON Biotechnology)

Nguyên liệu

Thể tích (μl)

H2O

9

Dung dịch đệm RT- PCR (Tris/HCI và KCI)

1

OptiScript reverse transcriptase

2

dNTP

1

i-StarTaq DN A polymerase

1

Mồi xuôi (10pmole/ μl)

1

Mồi ngược (10pmole/ μl)

1

Mẫu ARN

4

Tổng cộng

20

Danh sách các cặp mồi dùng cho phản ứng RT-PCR phát hiện vi rút Gumboro nhược độc chủng 2512

Tên mồi

Trình tự chuỗi mồi (5’ → 3’)

Nồng độ sử dụng

GVF(Kz2)

CCGGAATTCGCCGCCGCCATGACAAACCTGCAAGA

10pM

GKZF

CCGGAATTCGCCGCCGCCATGACAAACCTGCAAGAT

10pM

GSALR

GAATCCCGTCGACTACAGGATTCTG

10pM

GSALF

CAGAATCCYGTAGTCGACGGGATTC

10pM

GNOR

ATAAGAATGCGGCCGCTTATCACTCAAGGTCCTCA

10pM

G908F

GCCAATCACATCCATCAAACTG

10pM

GV2R

ATAAGAATGCGGCCGCTCATTACCTCCTTATGGCCCGGATTATGTC

10pM

F.3  Chu trình nhân gen

Bước

Chu kỳ

Thời gian

Nhiệt độ (°C)

Bước 1

1 chu kỳ

30 min

45

Bước 2

1 chu kỳ

5 min

94

Bước 3

40 chu kỳ

30 s

52

30 s

72

20 s

94

Bước 4

1 chu kỳ

5 min

72

Bước 5

1 chu kỳ

4

F.4  Chạy điện di

Chuẩn bị thạch agaroze 2% pha trong dung dịch TAE 1X hoặc TBE 1X có ethidi bromua (10 μg/μl).

Đổ thạch vào khuôn điện di (có lược).

Thạch khô, rút lược ra và cho mẫu vào các giếng (8 μl sản phẩm PCR + 2 μl dung dịch tải).

Sử dụng thang chuẩn (Marker), trọng lượng phân tử thang 100 bp trở lên.

Chú ý khi chạy PCR phải có mẫu đối chứng dương và mẫu đi chứng âm đi kèm (mẫu đối chứng âm có thể là nước cất sạch).

F.5  Đọc kết quả

Mẫu dương tính: Xuất hiện vạch giống với mẫu đi chứng dương tính.

Mẫu âm tính: Không có vạch.

F.6  Đánh giá kết quả

Có vi rút Gumboro nhược độc chủng 2512 trong mẫu chạy nếu kết quả RT-PCR dương tính.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] OIE 2015: Chapter 2.3.12: Infectious Bursal Disease (Gumboro disease)

[2] ng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để xây dựng danh mục giống vi rút gia cầm Quốc gia – Mục 3.3 – Phương pháp nghiên cứu – Mục 3.1.3 – Nguyên liệu và hóa chất – Mục 3.3.4 – Phương pháp nuôi cấy tế bào xơ phôi gà một lớp, Mục 3.3.5 Phương pháp gây nhiễm vi rút, Mục 3.3.6 – Phương pháp chuẩn độ vi rút, Mục 3.3.18 Phương pháp giải trình tự gen của vi rút

[3] Bệnh truyền nhiễm của động vật nuôi và biện pháp khống chế – Nhà xuất bản nông nghiệp – Bệnh Gumboro (Gumboro disease, Infectious Bursal Disease) – Trang 387-395

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8683-16:2017
Số, ký hiệu văn bản TCVN8683-16:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 01/01/2017
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản