TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7752:2017 (ISO 2074:2007 WITH AMD 1:2017) VỀ GỖ DÁN – TỪ VỰNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7752:2017

ISO 2074:2007 WITH AMD1:2017

GỖ DÁN – TỪ VỰNG

Plywood – Vocabulary

Li nói đầu

TCVN 7752:2017 thay thế cho TCVN 7752:2007.

TCVN 7752:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 2074:2007 và Sửa đổi 1:2017.

TCVN 7752:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC89 Ván gỗ nhân tạo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

G DÁN – TỪ VỰNG

Plywood – Vocabulary

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ liên quan đến gỗ dán.

Tiêu chuẩn này bao gồm việc mô tả các thuật ngữ có thể đã được hoặc chưa được định nghĩa trong các tiêu chuẩn khác có liên quan đến gỗ và vật liệu có nguồn gốc từ gỗ.

Việc mô tả các thuật ngữ nhằm mục đích làm rõ, giải thích thuật ngữ chung, nếu cần thiết và định nghĩa khi chúng có liên quan đến các nhà sản xuất hoặc sử dụng gỗ dán.

2  Các loại gỗ dán

2.1  Gỗ dán

Tấm ván gỗ do xếp nhiều lớp ván mỏng, được dán với nhau bằng keo có hướng thớ của các lớp liền kề thường vuông góc với nhau.

2.2  Gỗ dán cân bằng

Gỗ dán có các lớp trong và các lớp ngoài sắp xếp đối xứng với nhau qua lớp giữa, xét theo khía cạnh chiều dày, hướng thớ, tính năng cơ học và vật lý hoặc loài gỗ.

2.3  Gỗ dán thuần ván mỏng

Gỗ dán có tất cả các lớp đều là ván mỏng được đặt song song với bề mặt tấm.

2.4  Gỗ dán có lõi ghép từ các thanh trung bình

Gỗ dán, có lõi làm từ các thanh gỗ nguyên, chiều rộng thanh từ 7 mm đến 30 mm, có thể được dán hoặc không được dán keo với nhau.

2.5  Gỗ dán có lõi ghép từ các thanh dày

Gỗ dán, có lõi làm từ các thanh gỗ nguyên, chiều rộng thanh từ 30 mm đến 76 mm, có thể được dán hoặc không được dán keo với nhau.

2.6  Gỗ dán có lõi ghép từ các thanh mỏng

Gỗ dán, có lõi làm từ các thanh ván mỏng có chiều dày nhỏ hơn 7 mm, ghép cạnh, được dán keo với nhau.

2.7  Gỗ dán composite

Gỗ dán, có lõi (hoặc một số lớp nhất định) làm từ các vật liệu khác không phải là gỗ nguyên hoặc ván mỏng. Có ít nhất 2 lớp vuông góc nhau trên mỗi phía của lõi.

2.8  Gỗ dán định hình

Gỗ dán có bề mặt không phẳng, được chế tạo bằng cách ép trong khuôn định hình.

2.9  Gỗ dán dọc thớ

Gỗ dán, trong đó thớ của các tấm ngoài cùng song song hoặc gần song song với cạnh dài tấm ván.

2.10  Gỗ dán ngang thớ

Gỗ dán, trong đó thớ của các tấm ngoài cùng song song hoặc gần song song với cạnh ngắn tấm ván.

2.11  Gỗ dán làm từ cây cọ

Gỗ dán có ít nhất 60% các thanh hoặc ván mỏng làm từ thân cây cọ dầu.

2.12  Gỗ dán tre

Tấm ván tre có ít nhất 60 % lớp ván mỏng, thanh, tấm, phên hoặc cót bằng tre được dán với nhau bằng keo. Hướng thớ của các lớp liền kề thường vuông góc với nhau.

3  Các thành phần

3.1  Lớp

Có một, hoặc hai hoặc nhiều tấm được dán keo với nhau có hướng thớ gỗ song song với một vật liệu khác không phải là gỗ.

3.2  Lớp vuông góc

Lớp trong có hướng thớ vuông góc với lớp ngoài.

3.3  Lõi

Lớp giữa nhìn thấy được trên các cạnh của tấm thành phẩm, thường có chiều dày lớn hơn các lớp ngoài và bao gồm

– ván mỏng;

– gỗ dạng khối hoặc dạng thanh (ví dụ: lõi ghép từ thanh dày) với hai mặt bên có thể được dán hoặc không được dán keo với nhau;

– vật liệu khác có nguồn gốc từ gỗ;

– vật liệu khác dạng tấm bản;

– có cấu trúc lõi xốp.

3.4  Ván mng

Tấm gỗ mỏng thường có chiều dày nhỏ hơn 6 mm.

3.5  Ván lạng

Ván mỏng được tạo ra bằng cách đẩy khúc gỗ, súc gỗ hoặc phôi về phía lưỡi dao của máy lạng hoặc ngược lại.

(TCVN 10574:2014 (ISO 18775:2008), 3.2.9]

3.6  Ván bóc

Ván mỏng được tạo ra thành một dải liên tục bằng cách quay liên tục khúc gỗ hoặc súc gỗ quanh tầm tỳ vào dao lắp cố định trong máy bóc gỗ và tiến hành bóc.

3.7  Ván bóc

Xem 3.6

3.8  Ván mỏng bóc bán quay

Ván mng được tạo ra với mục đích có các dải không liên tục từ một máy bóc.

3.9  Ván xẻ

Ván mỏng được tạo ra bằng cách xẻ khúc gỗ hoặc phôi.

3.10  Tấm

Trong một tấm ván, có một hoặc có hai hoặc nhiều ván mỏng riêng biệt được nối đầu hoặc nối cạnh.

3.11  Mạch keo

Lớp chất kết dính giữa hai tấm hoặc hai lớp mỏng liền kề khi xếp lớp.

4  Các đặc trưng của tấm ván

4.1  Bề mặt

Phần nhìn thấy được ở các tấm ngoài cùng của gỗ dán, không bao gồm cạnh.

4.2   Mặt

Bề mặt có chất lượng cao hơn của gỗ dán hoặc cả hai bề mặt khi lớp ván mỏng bên ngoài có chất lượng như nhau.

4.3  Mặt sau

Bề mặt đối diện với mặt.

4.4  Chiều dài tấm gỗ dán

Kích thước đo theo hướng thớ của các tấm ngoài cùng.

4.5  Chiều rộng tấm gỗ dán

Kích thước đo theo hướng vuông góc với chiều dài tấm gỗ dán.

4.6  Chiều dày tấm gỗ dán

Kích thước đo thẳng góc với bề mặt của tấm.

4.7  Mối ghép nối đầu

Mối ghép có đầu được cắt vuông giữa hai miếng ván mỏng hoặc hai tấm ván.

4.8  Mối ghép vát đầu

Mối ghép có đầu được cắt nghiêng giữa hai miếng ván mỏng hoặc tấm ván.

5  Các đặc trưng của ván mỏng

5.1  Thớ

Hướng chung hoặc cách sắp xếp chung của sợi gỗ.

5.2  Thớ xiên

Thớ hợp một góc xiên với các cạnh của tấm.

5.3  Thớ xoắn

Thớ có chiều đường xoắn quanh tủy tâm.

5.4  Thớ đan vào nhau

Đặc trưng của gỗ khi sợi trong các giai đoạn phát triển có khuynh hướng nghiêng theo các hướng ngược nhau.

5.5 Vân gỗ

Hình ảnh trên bề mặt ván mỏng được tạo thành bởi các vân của gỗ.

5.6  Thớ cuộn

Thớ có các đường cong bất thường kín.

5.7  Mắt

Phần cành cây còn lại trong ván mỏng.

5.8 Mắt sống

Mắt có ít nhất 3/4 chu vi đang bám vào ván mỏng bao quanh.

5.9  Mắt sống một phần

Mắt có từ 1/4 đến 3/4 chu vi đang bám vào ván mỏng bao quanh.

5.10  Mắt rời

Mắt có ít hơn 1/4 chu vi đang bám vào ván mỏng bao quanh.

5.11  Hốc mắt

Khoảng trống được tạo ra khi bỏ mắt.

5.12  Mắt lành

Mắt không bị ảnh hưởng do mục.

5.13  Mắt nhỏ

Mắt sống hoặc một phần mắt sống hình tròn hoặc mắt hình ovan có kích cỡ tối đa là 3 mm.

5.14  Vết rạn

Sự chia tách sợi không vượt quá chiều dày ván mỏng.

5.15  Vết nứt

Sự chia tách sợi vượt quá chiều dày ván mỏng.

5.16

Vết biến màu

Sự biến màu

Sự thay đổi màu bất kỳ so với màu tự nhiên của gỗ, không liên quan đến sự suy giảm độ bền của gỗ.

5.17  Vết túi nhựa

Lỗ rỗng bên trong ván mỏng có chứa nhựa gỗ mềm tự nhiên.

CHÚ THÍCH Vết túi nhựa hầu hết chỉ gặp ở các loài gỗ mềm, song thỉnh thoảng cũng có thể gặp ở một vài loài gỗ cứng.

5.18  Lộn v

Phần bên trong ván mỏng chứa vỏ cây.

5.19  Mục do nấm

Sự hư hại sinh học do nấm.

6  Các đặc trưng sản xuất của ván mỏng và gỗ dán

6.1  Độ nhám

Độ nhấp nhô xuất hiện trên bề mặt do sự không đồng đều trong cấu trúc của gỗ hoặc do bị khuyết tật trong quá trình sản xuất.

6.2  Mối ghép hở

Khe hở giữa hai ván mỏng liền kề trong cùng một tấm.

6.3  Chờm

Sự chồng lên nhau của hai ván mỏng liền kề (hoặc hai phần của ván mỏng có vết nứt) trong một tấm.

6.4  Phồng rộp

Sự tách cục bộ giữa các tấm do thiếu sự kết dính.

6.5  Vết lồi

Vùng quá dày cục bộ lộ ra trên tấm ngoài cùng.

6.6  Lỗ rỗng

Vùng lõm cục bộ ở tấm ngoài cùng.

6.7  Vết lõm

Vùng lõm cục bộ do bị vật bên ngoài đè lên bề mặt.

6.8  Tạp chất

Chất bên ngoài còn sót lại trên tấm ván mỏng.

6.9  Lỗi dán

Lỗi liên kết keo giữa hai tấm ván.

7  Hoàn thiện và hình dạng

7.1  Gỗ dán có một mặt được đánh nhẵn

Gỗ dán, có một mặt đã đánh nhẵn hoàn toàn để tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh.

7.2  Gỗ dán chưa được đánh nhẵn

Gỗ dán có phần mặt và mặt sau chưa được đánh nhẵn hoặc hoàn thiện sau khi bóc.

7.3  Gỗ dán bề mặt không bị xước

Gỗ dán có bề mặt được đánh nhẵn bằng phương pháp cơ học có chọn lọc để loại bỏ sự không đồng đều trên bề mặt hoặc sửa chữa vật liệu và/hoặc làm giảm sai khác chiều dày tấm.

7.4  Gỗ dán có hai mặt được đánh nhẵn

Gỗ dán, cả hai mặt được đánh nhẵn hoàn toàn để tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh.

7.5  Gỗ dán được mài

Mặt và/hoặc mặt sau của gỗ dán được đánh nhẵn bằng máy mài.

7.6  Gỗ dán phủ mặt

Gỗ dán với bề mặt được phủ một hoặc vài tấm bản hoặc màng như

– giấy thm nhựa

– chất dẻo

– màng nhựa

– kim loại

– giấy trang trí.

7.7  Gỗ dán đã hoàn thiện sơ bộ bề mặt

Gỗ dán có bề mặt đã hoàn thiện bằng sơn, véc ni hoặc các chất phủ bề mặt khác.

7.8  Gỗ dán có vân thớ

Gỗ dán đã biến đổi bằng phương pháp cơ học để tạo ra bề mặt đẹp hơn.

7.9  Gỗ dán được phủ ván mỏng

Gỗ dán được phủ bằng một tấm ván gỗ mỏng trang trí.

7.10  Vết do đánh nhẵn

Vết cục bộ ở tấm ngoài, nhìn thấy một phần mạch keo dán (và/hoặc tấm bên dưới) do đánh nhẵn quá mức.

7.11  Vết keo loang

Keo bị thấm ra tấm ngoài và có thể coi như khuyết tật bề mặt của gỗ dán.

7.12  

Việc sửa chữa một tấm bằng một phần tấm ván mỏng lành có hình dạng đã xác định trước, đưa vào để thay thế phần khuyết tật đã loại bỏ trước đây.

7.13  Miếng vá

Miếng ván mỏng có hình dạng đã xác định trước dùng để vá.

7.14  Miếng chêm

Miếng ván mỏng dài, nhỏ dùng để vá.

7.15  Trám

Sửa chữa bằng cách đổ đầy matit vào các khuyết tật hở trên bề mặt gỗ dán.

7.16  Dán dính

Sự kết dính giữa hoặc trong các tấm hoặc các lớp của tấm gỗ dán.

7.17  Xếp ván, cấu trúc

Sự sắp xếp các lớp trong một tấm gỗ dán.

7.18  Cấu tạo

Mô tả các bộ phận cấu thành nên tấm gỗ dán.

7.19  Cong vềnh

Độ cong của tấm gỗ dán theo chiều dài hoặc chiều rộng.

7.20  Độ vặn

Biến dạng xoắn của tấm gỗ dán.

Mục lục tra cứu

Bảng 1 – Mục lục tra cứu thuật ngữ Tiếng Việt

Thuật ngữ Tiếng Việt

 

Bề mặt

4.1

Cấu tạo

7.18

Chiều dài tấm gỗ dán

4.4

Chiều dày tấm gỗ dán

4.6

Chiều rộng tấm gỗ dán

4.5

Chờm

6.3

Cong vênh

7.19

Dán dính

7.16

Độ nhám

6.1

Độ vặn

7.20

Gỗ dán

2.1

Gỗ dán bề mặt không bị xước

7.3

Gỗ dán cân bằng

2.2

Gỗ dán chưa được đánh nhẵn

7.2

Gỗ dán có hai mặt được đánh nhẵn

7.4

Gỗ dán có lõi ghép từ các thanh trung bình

2.4

Gỗ dán có lõi ghép từ các thanh dày

2.5

Gỗ dán có lõi ghép từ các thanh mỏng

2.6

Gỗ dán có một mặt được đánh nhẵn

7.1

Gỗ dán có vân thớ

7.8

Gỗ dán composite

2.7

Gỗ dán dọc thớ

2.9

Gỗ dán đã hoàn thiện sơ bộ bề mặt

7.7

Gỗ dán định hình

2.8

G dáđược mài

007.5

Gỗ dán được phủ ván mỏng

 

Gỗ dán làm từ cây cọ

2.11

G dán ngang th

2.10

Gỗ dán ph mt

7.6

Gỗ dán thuần ván mỏng

2.3

Gỗ dán tre

2.12

Hc mt

5.11

Lõi

3.3

L rng

6.6

Li dán

6.9

Ln v

5.18

Lp

3.1

Lp vuông góc

3.2

Mch keo

3.11

Mt

5.7

Mắt lành

5.12

Mt nh

5.13

Mắt ri

5.10

Mắt sng

5.8

Mắt sng mt phn

5.9

Mt

4.2

Mt sau

4.3

Miếng chêm

7.14

Miếng vá

7.13

Miếng vá

7.13

Mối ghép h

6.2

Mối ghép nối đầu

4.7

Mối ghép vát đầu

4.8

Mục do nấm

5.19

Phồng rộp

6.4

Sự biến màu

5.16

Tạp chất

6.8

Tấm

3.10

Thớ

5.1

Thớ cuộn

5.6

Thớ đan vào nhau

5.4

Thớ xiên

5.2

Thớ xoắn

5.3

Trám

7.15

7.12

Ván bóc

3.6

Ván bóc

3.7

Ván lạng

3.5

Ván mỏng

3.4

Ván mỏng bóc bán quay

3.8

Ván xẻ

3.9

Vân gỗ

5.5

Vết biến màu

5.16

Vết do đánh nhẵn

7.10

Vết keo loang

7.11

Vết lõm

6.7

Vết lồi

6.5

Vết nứt

5.15

Vết rạn

5.14

Vết túi nhựa

5.17

Xếp ván, cấu trúc

7.17

 

Bảng 2 – Mục lục tra cứu thuật ngữ Tiếng Anh

Thuật ngữ Tiếng Việt

 

 
Thớ xoeen 5.2  
Mặt sau 4.3  
Gỗ dán cân bằng 2.2  
Gỗ dán tre 2.12  
Lộn vỏ 5.18  
Gỗ dán có lõi ghép từ các thanh dày 2.5  
Phồng rộp 6.4  
Gỗ dán có lõi ghép từ các thanh trung bình 2.4  
Dán dính 7.16  
Lõi dán 6.9  
Cong vềnh 7.19  
Vết lồi 6.5  
Ghép nối đu 4.7  
Vết rạn 5.14  
Gỗ dán composite 2.7  
Cấu tạo 7.18  
Lõi 3.3  
Lớp vuông góc 3.2  
Gỗ dán ngang thớ 2.10  
Thớ cuộn 5.6  
Sự biến màu 5.16  
Mặt 4.2  
Trám 7.15  
Mục do nấm 5.19  
Vết keo loang 7.11  
Mạch keo 3.11  
Thớ 5.1  
L rỗng    
Vết lõm %s  
Tạp chất 6.8 %  
7.12  
Mắt sống 5.8  
Thớ đan vào nhau 5.4  
Mắt 5.7  
Hốc mắt 5.11  
Gỗ dán có lõi ghép từ các thanh mỏng 2.6  
Lớp 3.1  
Xếp ván, cấu trúc 7.17  
Chiều dài tấm gỗ dán 4.4  
Gỗ dán dọc thớ 2.9  
Gỗ dán định hình 2.8  
Mắt rời 5.10  
Gỗ dán có một mặt được đánh nhẵn 7.1  
Mối nối hờ 6.2  
Gỗ dán phủ mặt 7.6  
Chờm 6.3  
Gỗ dán làm từ cây cọ 2.11  
Mắt sống một phần 5.9  
Miếng vá 7.13  
Ván bóc 3.7  
Mắt nhỏ 5.13  
Miếng vá 7.13  
Tấm 3.10  
Gỗ dán 2.1  
Gỗ dán đã hoàn thiện sơ bộ bề mặt 7.7
Vết túi nhựa 5.17
Ván bóc 3.6
Độ nhám 6.1
Vết do đánh nhẵn 7.10
Ván xẻ 3.9
Mối ghép vát đầu 4.8
Gỗ dán được mài 7.5
Ván mỏng bóc bán quay 3.8
Miếng chêm 7.14
Ván lạng 3.5
Mắt lành 5.12
Thớ xoắn 5.3
Vết nứt 5.15
Vết biến màu 5.16
Bề mặt 4.1
Gỗ dán có vân thớ 7.8
Chiều dày tấm gỗ dán 4.6
Gỗ dán bề mặt không bị xước 7.3
Độ vặn 7.20
Gỗ dán có hai mặt được đánh nhẵn 7.4
Gỗ dán chưa được đánh nhẵn 7.2
Vân gỗ 5.5
Ván mỏng 3.4
Gỗ dán thuần ván mỏng 2.3
Gỗ dán được phủ ván mỏng 7.9
Chiều rộng tấm gỗ dán 4.5

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]  TCVN 10574 (ISO 18775), Ván mỏng – Thuật ngữ và định nghĩa, xác định đặc tính vật lý và dung sai.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7752:2017 (ISO 2074:2007 WITH AMD 1:2017) VỀ GỖ DÁN – TỪ VỰNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN7752:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 01/01/2017
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản