TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8760-1:2017 VỀ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG – PHẦN 1: NHÓM CÁC LOÀI KEO VÀ BẠCH ĐÀN

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8760-1:2017

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – VƯỜN CÂY ĐU DÒNG – PHN 1: NHÓM CÁC LOÀI KEO VÀ BẠCH ĐÀN

Forest tree cultivars – Hedge orchard – Part 1: Acacia and eucalyptus species

 

Lời nói đầu

TCVN 8760-1: 2017 do Tổng cục Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – VƯỜN CÂY ĐU DÒNG – PHN 1: NHÓM CÁC LOÀI KEO VÀ BẠCH ĐÀN

Forest tree cultivars – Hedge orchard – Part 1: Acacia and Eucalyptus species

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cu đối với vườn cây đầu dòng đối với nhóm các loài keo và bạch đàn.

 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1

Cây đu dòng (Original ortet)

Cây đầu dòng là cây có năng suất, chất lượng cao và ổn định, có tính chống chịu tốt hơn các cây khác trong quần thể một giống (giống địa phương, giống mới chọn tạo, giống nhập nội) được công nhận qua khảo nghiệm dòng vô tính để cung cấp vật liệu nhân giống vô tính.

2.2

Nhân ging vô tính (còn gọi nhân giống sinh dưỡng) (Vegetative propagation)

Tên gọi chung để chỉ tất cả các phương pháp nhân giống dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm (mitosis).

Các phương pháp nhân giống vô tính trong lâm nghiệp gồm: nuôi cấy mô, giâm hom, ghép, chiết.

2.3

Cây vô tính (Ramet)

Cây được tạo ra từ phương pháp nhân giống vô tính (gồm: cây mô, cây hom, cây ghép, cây chiết).

2.4

Cây mô (Tissue cuture plantlet)

Cây được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy mô.

2.5

Cây hom (Rooted cutting)

Cây được tạo ra bằng phương pháp giâm hom.

2.6

Dòng vô tính (Clone)

Các cây được nhân giống vô tính (nuôi cấy mô, giâm hom, ghép, chiết) từ một cây đầu dòng.

2.7

Giống gốc (Original stock)

Vật liệu nhân giống lấy trực tiếp từ cây đầu dòng được nuôi cấy và lưu giữ tối đa 3 năm trong phòng nuôi cấy mô.

2.8

Vườn cây đầu dòng (Hedge orchard)

Vườn cây giống được trồng bằng cây giống vô tính nhân từ cây đầu dòng để cung cấp vật liệu sản xuất giống vô tính (cành ghép, cành chiết, hom giâm).

2.9

Vườn cây đu dòng cấp 1 (Hedge orchard first generation)

Vườn cây đầu dòng được trồng bằng cây mô, nhân từ giống gốc hoặc từ giống đã được phục tráng.

2.10

Vườn cây đu dòng cấp 2 (Hedge orchard second generation)

Vườn cây đầu dòng được trồng bằng cây hom nhân từ vườn cây đầu dòng cấp 1.

 Yêu cầu kỹ thuật

Vườn cây đầu dòng của nhóm các loài keo và bạch đàn phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Yêu cầu kỹ thuật vườn cây đầu dòng

Tên ch tiêu

Yêu cầu

Diện tích Tối thiểu 500 m2
Bố trí cây trồng y trồng được bố trí theo khối riêng rẽ cho từng dòng; mỗi khi tối thiểu 2 hàng cây
Cự ly cây trồng Cây cách cây: 0,3 ÷ 0,5 m; hàng cách hàng: 0,6 ÷ 0,8 m
Nguồn gốc Cây giống đ trồng vườn cây đầu dòng được nhân từ giống gốc, giống phục tráng hoặc giống nhân từ vườn cây đầu dòng cấp 1.
Tui Không quá 3 năm kể từ khi trồng.
Tình trạng sâu, bệnh hại Không có dấu hiệu bị sâu, bệnh gây hại.

Kỹ thuật xây dựng vườn cây đầu dòng Tham khảo phụ lục A.

4.  Phương pháp kiểm tra

4.1

Diện tích

Sử dụng thước đo hoặc dùng GPS đ khoanh vẽ, tính diện tích

4.2

Bố trí cây trồng, biển tên dòng

Quan sát bằng mắt thường, đối chiếu sơ đồ thiết kế và thực tế tại hiện trường.

4.3

Cự ly cây trồng

Sử dụng thước, đo khoảng cách của 10 hàng liên tiếp trong vườn; đo cự ly 3 cây liên tiếp tại mỗi hàng trong 10 hàng đã chọn.

4.4

Nguồn gốc, tuổi

Xác định qua hồ sơ/Nhật ký xây dựng vườn cây.

4.5

Tình trạng sâu, bệnh hại

Quan sát bằng mắt thường trên toàn bộ vườn ươm.

5.  Yêu cầu biển tên dòng

Biển tên dòng đặt tại vị trí đầu hàng cây, mỗi hàng cắm một biển. Nội dung ghi mã hiệu dòng, nguồn gốc giống, thời gian trồng.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Kỹ thuật xây dựng vườn cây đầu dòng

A.1. Nguyên tắc xây dựng

A1.1. Các dòng vô tính trong mỗi vườn cây đầu dòng được trồng thành khối riêng biệt, mỗi khối tối thiểu 2 hàng cây.

A1.2Sử dụng giống gốc hoặc giống được nhân từ vườn cây đầu dòng cấp 1 để xây dựng vườn cây đầu dòng.

A2. Điều kiện nơi trồng

A2.1. Gần vườn ươm, gần nguồn nước sạch, không bị úng ngập trong mùa mưa, thuận tiện cho vận chuyển cây giống.

A2.2. Độ dốc  10°; nơi độ dốc > 10° đến 15° phải san thành bậc thang.

A2.3. Thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ đến trung bình, dễ thoát nước, tầng đất dày  50 cm.

A3. Diện tích vườn cây đầu dòng

Diện tích vườn cây đầu dòng được tính theo công thức:

Trong đó:

S là diện tích vườn cây đầu dòng tính theo m2.

N là số cây giống cần sản xut trong một vụ.

n là s hom hoặc số cành ghép trung bình cắt được mỗi năm từ một cây giống.

m là tỷ lệ ra rễ trung bình khi giâm hom hoặc t lệ sống trung bình khi ghép của các dòng vô tính.

s là diện tích chiếm chỗ của một cây giống tính theo m2.

(s = a x b; a và b là khoảng cách hàng và khoảng cách cây trồng trong vườn cây đầu dòng).

A4.  Kỹ thuật làm đất và trồng cây

– Làm đất toàn diện, cày bừa hai lần, nhặt sạch cỏ.

– Lên luống rộng 1,3 m đến 1,6 m, dài 10 m đến 12 m. Đào hố 0,2 m x 0,2 m x 0,2 m.

– Bón lót mỗi hố 2 kg phân chuồng hoai + 50 g phân NPK (theo tỷ lệ thường dùng ở các địa phương) hoặc + 200 g phân hữu cơ vi sinh.

– Khoảng cách trồng:

+ Cây cách cây: 0,3 ÷ 0,5 m;

+ Hàng cách hàng: 0,6 ÷ 0,8 m

– Thời vụ trồng: đầu mùa mưa.

– Tưới đủ ẩm cho cây giống, đặc biệt trong 15 ngày đến 20 ngày sau khi trồng.

A5. Cắt tạo chồi cây giống

a) Vị trí cắt: cắt ở độ cao 30 cm khi cây cao 40 cm.

b) Thời vụ cắt: đầu mùa mưa.

A6. Chăm sóc vườn cây đầu dòng

– Tưới đủ ẩm, cắt sửa tán, làm cỏ, vun gốc sau mỗi lần cắt hom hoặc cắt cành ghép.

– Phun thuốc kh trùng sau mỗi lần ct bằng Benlat 0,15 %, Benlat-C (Viben-C) 0,3 %, hoặc thuốc tím 0,1 % cho ướt đều cả cây. Lượng phun 1 lít trên 10 m2.

– Cắt đốn cây giống lấy hom hàng năm cách 2 cm đến 3 cm trên chỗ cắt đầu năm trước (có một nách lá) trước mùa giâm hom 30 ngày đến 40 ngày để tạo chồi cho cây giống lấy hom. Sau đó sửa tán, khử trùng, làm cỏ và chăm sóc cây giống.

– Bón thúc:

+ Làm cỏ trước khi bón phân, sau khi bón vun gốc cho cây giống.

+ Cây giống lấy hom: mỗi cây bón 1 kg phân chuồng hoai, hoặc 50 NPK (theo t lệ thường dùng ở các địa phương), hoặc 150 phân hữu cơ vi sinh.

+ Cây giống lấy vật liệu ghép: mỗi cây bón 3 kg phân chuồng hoai, hoặc 150 NPK (theo tỷ lệ thường dùng ở các địa phương), hoặc 300 phân hữu cơ vi sinh.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8760-1:2017 VỀ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG – PHẦN 1: NHÓM CÁC LOÀI KEO VÀ BẠCH ĐÀN
Số, ký hiệu văn bản TCVN8760-1:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 01/01/2017
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản