TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11870-2:2017 (BS-EN 274-2:2002) VỀ PHỤ KIỆN THOÁT NƯỚC CHO THIẾT BỊ VỆ SINH – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THỬ
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11870-2:2017
BS EN 274-2:2002
PHỤ KIỆN THOÁT NƯỚC CHO THIẾT BỊ VỆ SINH – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THỬ
Waste fitting for sanitary appliances – Part 2: Test methods
Lời nói đầu
TCVN 11870-2:2017 hoàn toàn tương đương BS EN 274 – 2:2002.
TCVN 11870-2:2017 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 11870:2017, Phụ kiện thoát nước cho thiết bị vệ sinh gồm các phần sau:
TCVN 11870-1:2017, Phụ kiện thoát nước cho thiết bị vệ sinh – Phần 1: Các yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 11870-2:2017, Phụ kiện thoát nước cho thiết bị vệ sinh – Phần 2: Phương pháp thử.
PHỤ KIỆN THOÁT NƯỚC CHO THIẾT BỊ VỆ SINH – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THỬ
Waste fitting for sanitary appliances – Part 2: Test methods
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định cho các yêu cầu thử nghiệm cửa thoát, xi phông, ống thoát chảy tràn theo TCVN 11870-1:2017.
CHÚ THÍCH: Tất cả các hình trong tiêu chuẩn này chỉ là sơ đồ.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 11870-1-1:2017, Phụ kiện thoát nước cho thiết bị vệ sinh – Phần 1: Các yêu cầu kỹ thuật.
3 Chu trình kiểm tra nhiệt độ
Cửa thoát và xi phông phải chịu được qua 5 chu kỳ nước nóng và lạnh theo thứ tự như sau:
a, Cho X L/s của nước ở nhiệt độ (95 ± 2) °C trong khoảng thời gian 15 min tại lưu lượng không đổi và
b, Cho X L/s của nước ở nhiệt độ (20 ± 5) °C trong khoảng thời gian 10 min tại lưu lượng không đổi.
Giá trị X là lưu lượng nhỏ nhất được chỉ ra ở Bảng 3 theo TCVN 11870-1:2017, nhưng với giá trị lớn nhất là 0,5 L/s.
Nước được đưa vào cửa thoát có nhiệt độ theo yêu cầu.
Thời gian thoát nước giữa các chu kỳ cho phép lên tới 5 s.
Sơ đồ thử nghiệm được thể hiện trên Hình 1.
CHÚ DẪN:
1. Bộ điều khiển 2. Phụ kiện thoát nước thải 3. Cung cấp nước nóng 4. Cung cấp nước lạnh 5. Cửa xả M = Van điện tử solenoid R = Van điều chỉnh |
Hình 1: Sơ đồ chu trình kiểm tra nhiệt độ
4 Yêu cầu kích thước
Kích thước cửa thoát, xi phông và chiều sâu của mức nước bịt kín phải được đo bằng phương pháp thông thường.
5 Yêu cầu thủy lực
5.1 Phép đo lưu lượng dòng chảy
Kích thước tính bằng milimet
CHÚ DẪN:
1. Thiết bị ngăn chặn chảy xoáy
2. Đồng hồ đo lưu lượng dòng chảy
3. Lỗ tràn
4. Van điều chỉnh
5. Mức chảy tràn
6. Mức U
7. Mức C
8. Lỗ thoát nước thải
Hình 2: Bể thử nghiệm đo lưu lượng dòng chảy
– Phụ kiện thoát nước thải thử nghiệm phải phù hợp với bể thử nghiệm. Bể thử nghiệm nên làm bằng vật liệu trong suốt (xem Hình 2). Nếu trong trường hợp cửa thoát được gắn với:
• Nút, thì tháo bỏ nút;
• Nắp, thì điều chỉnh nắp để đạt được độ nâng tối đa và phải thắt chặt khi đóng lại.
– Nước đưa vào bể thử nghiệm để đạt được mức đo như sau:
• Đo mức C = (120 ± 2) mm đối với cửa thoát, xi phông cho các chậu rửa, bi đê, khay tắm và bồn rửa nhà bếp;
• Đo mức U = (300 ± 2) mm đối với cửa thoát và xi phông phòng tắm.
Cửa thoát được chặn bằng tay cho đến khi đạt tới mức đo.
– Ổn định mức đo bằng cách điều chỉnh dòng nước chảy vào bằng một van điều tiết.
– Lưu lượng dòng chảy của phụ kiện thoát nước và xi phông là lưu lượng dòng được hiển thị trên đồng hồ đo dòng chảy khi mức nước C hoặc U ổn định.
5.2 Lưu lượng dòng chảy của cửa thoát
Lưu lượng dòng chảy của cửa thoát được đo bằng cách sử dụng một ống ổn định dòng chảy như trong Hình 3. Ống ổn định dòng chảy có đường kính trong:
– 30 mm đối với cửa thoát cho chậu rửa và bi đê;
– 36 mm đối với cửa thoát cho xi phông phòng tắm, bể và bồn rửa nhà bếp.
Quá trình đo theo 5.1
Kích thước tính bằng milimet
Hình 3: Sơ đồ đo lưu lượng dòng chảy của cửa thoát
5.3 Lưu lượng dòng chảy của cửa thoát với một xi phông
Lưu lượng dòng chảy cửa thoát với một xi phông được đo với cửa thoát và xi phông như trong Hình 4. Nếu có ống chảy tràn gắn vào thì cửa này phải được mở.
Khi phụ kiện thoát nước thải có đường ra theo phương ngang không có một phần thẳng với chiều dài nhỏ nhất 50 mm, một ống ổn định ngang dài 300 mm được gắn liền với nó. Kích thước của ống ổn định phải vừa với kích thước của đầu ra xi phông.
Trong trường hợp phụ kiện thoát nước có thể điều chỉnh góc đường ra, ống thoát ra phải được đặt trong mặt phẳng nằm ngang.
Quá trình đo theo 5.1.
Kích thước tính bằng milimet
Hình 4: Sơ đồ đo lưu lượng dòng chảy cửa thoát với một xi phông
Trong trường hợp cửa thoát với xi phông không thể tách rời đối với các xi phông khay tắm với đường kính G = 87 mm (xem Bảng 1 trong TCVN 11870-1:2017 (BS EN 274-1)) sử dụng sơ đồ thử như Hình 5 và quá trình đo như sau:
– Điều chỉnh phù hợp với chiều cao tối thiểu của kẹp;
– Đặt phụ kiện thoát nước và vị trí thích hợp trong bể thử nghiệm;
– Đổ nước vào bể thử nghiệm đến mức cần đo, sau đó điều chỉnh lượng nước để đạt được mức đo không đổi là (15 ± 1) mm trên mức đo;
– Khi mức đo được điều chỉnh tại lưu lượng ổn định, lưu lượng của phụ kiện thoát nước thải là lưu lượng hiển thị trên đồng hồ đo lưu lượng.
Kích thước tính bằng milimet
CHÚ DẪN:
1. Mức đo
2. Mức so sánh
Hình 5: Sơ đồ đo lưu lượng cửa thoát của xi phông khay tắm đường kính 87 mm
5.4 Lưu lượng dòng của xi phông
Lưu lượng của xi phông không có cửa thoát được thử nghiệm bằng cách sử dụng một cửa thoát so sánh như trong Hình 6.
Trong trường hợp xi phông có thể thay đổi độ cao thì phải đo tại độ cao tối thiểu.
Kích thước tính bằng milimet
Hình 6: Cửa thoát so sánh
5.5 Lưu lượng của ống chảy tràn
Lưu lượng của ống chảy tràn được đo theo sơ đồ thử nghiệm như Hình 7, cũng có thể sử dụng ống ổn định dòng chảy theo 5.2 hoặc trong trường hợp cửa thoát với xi phông và ống chảy phải đo theo 5.3.
Hình 7: Sơ đồ đo lưu lượng dòng chảy của ống chảy tràn.
– Đóng cửa thoát bên trong bể thử nghiệm và đổ nước vào bể thử nghiệm đến mức thử nghiệm trên đường trung tâm của miệng ống chảy tràn.
a) (60 ± 2) mm đối với bồn tắm và khay tắm;
b) (30 ± 2) mm đối với bồn rửa nhà bếp, bồn rửa và bi đê.
– Ổn định mức chảy tràn này phù hợp theo Hình 2 bằng cách điều chỉnh dòng nước chảy vào bằng van điều chỉnh.
– Tốc độ chảy của ống thoát nước tràn là lưu lượng hiển thị trên đồng hồ đo lưu lượng, khi mức nước ổn định ở mức yêu cầu.
6 Độ kín
6.1 Độ kín cửa thoát có nút hoặc nắp
– Gắn cửa thoát vào đáy bề thử nghiệm (xem Hình 2) với nút hoặc nắp phải được đóng.
– Cho nước vào bể thử nghiệm tới độ cao 120 mm và thu tất cả nước được chảy qua nút hoặc nắp cửa thoát trong khoảng thời gian 1 h.
– Đo lượng nước thu được
6.2 Độ kín của xi phông
– Các bộ phận và phần kết nối của xi phông (xem Hình 8) phải chịu áp lực nước 0,01 MPa (0,1 bar) trong thời gian 5 min.
– Đối với các xi phông phải thử nghiệm chu kỳ nhiệt độ, độ kín được thử nghiệm ngay sau khi thử phép thử này.
Kích thước tính bằng milimet
CHÚ DẪN:
1. Đóng cửa nạp
Hình 8: Sơ đồ thử nghiệm độ kín của xi phông
7 Báo cáo thử nghiệm
Trong báo cáo thử nghiệm bao gồm ít nhất các thông tin sau:
a) Ký hiệu mẫu, ngày, tháng, năm lấy mẫu;
b) Nơi lấy mẫu hoặc đơn vị cung cấp mẫu;
c) Tên đơn vị thử nghiệm;
d) Ngày, tháng, năm thử nghiệm;
e) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
f) Kết quả thử nghiệm ở Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6;
g) Bất kỳ sai lệch nào so với phương pháp thử nghiệm đã được quy định;
h) Bất kỳ đặc tính bất thường quan sát được trong quá trình thử nghiệm.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Chu trình kiểm tra nhiệt độ
4 Yêu cầu kích thước
5 Yêu cầu thủy lực
6 Độ kín
7 Báo cáo thử nghiệm
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11870-2:2017 (BS-EN 274-2:2002) VỀ PHỤ KIỆN THOÁT NƯỚC CHO THIẾT BỊ VỆ SINH – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THỬ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11870-2:2017 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | 01/01/2017 |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |