TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8755:2017 VỀ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – CÂY TRỘI

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8755:2017

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – CÂY TRỘI

Forest tree cultivars – Plus tree

Lời nói đầu

TCVN 8755: 2017 do Tổng cục Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – CÂY TRỘI

Forest tree cultivars – Plus tree

 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với cây trội áp dụng đối với các loài cây lâm nghiệp lấy gỗ.

 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1

Cây trội (Plus tree)

Cây tốt nhất được tuyển chọn từ rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, rừng giống hoặc vườn giống được sử dụng để lấy giống.

2.2

Cây ưu việt (Elite tree)

Cây trội có khả năng di truyền được đặc tính mong muốn cho đời sau đã được khẳng định qua khảo nghiệm hậu thế hoặc khảo nghiệm dòng vô tính.

2.3

Gia đình (Family)

Các cá thể sinh ra từ hạt của cùng một cây mẹ.

2.4

Loài cây sinh trưởng nhanh (Fast-growing species)

Những loài cây đạt lượng tăng trưởng đường kính bình quân hàng năm tối thiểu từ 2 cm/năm trở lên hoặc năng suất bình quân trong một chu kỳ kinh doanh đạt tối thiểu từ 15 m3/ha/năm trở lên.

2.5

Loài cây sinh trưởng chậm (Slow-growing species)

Những loài cây đạt lượng tăng trưởng đường kính bình quân hàng năm dưới 2 cm/năm hoặc năng suất bình quân trong một chu k kinh doanh dưới 15 m3/ha/năm.

3.  Yêu cu kỹ thuật

Cây trội phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Yêu cầu đối với cây trội

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Hình thái Thân cây thẳng tròn đều không xoắn vặn; cành nhánh nhỏ; cây rất phát triển
Tuổi (Chỉ quy định đối với cây trội trong rừng trồng, rừng giống, vườn giống, cây trồng phân tán) Loài cây sinh trưởng nhanh; Tối thiểu 5 tuổi.

Loài cây sinh trưởng chậm; Tối thiểu 7 tuổi.

Đường kính (D1,3) và chiều cao vút ngọn (Hvn) Cây trội trong rừng trồng, rừng giống trồng, cây trồng phân tán: Có độ vượt so với trị s bình quân của quần thể cây xung quanh ít nhất 25 % về đường kính và 10 % về chiều cao.

Cây trội trong vườn giống: Có độ vượt trội hơn so với trị s bình quân của 20% gia đình tốt nhất trong vườn giống.

Cây trội trong rừng tự nhiên: Có đường kính  20 cm; Chiều cao vút ngọn đã tham gia vào tán rừng.

Chiều cao dưới cành – Keo, bạch đàn: ít nhất bằng 2/3 chiều cao vút ngọn.

– Các loài cây khác: ít nhất bằng 1/2 chiều cao vút ngọn.

Hoa, quả (đối với loài cây lấy vật liệu nhân giống bằng hạt) Đã ra hoa, kết quả.
Sâu bệnh hại Không có dấu hiệu bị sâu bệnh gây hại.

Phiếu mô tả cây trội Tham khảo phụ lục A.

4.  Phương pháp kiểm tra

4.1  Hình thái, sâu bệnh

Quan sát bằng mắt thường tại hiện trường

4.2

Hoa, quả, tuổi

Kiểm tra hồ sơ ghi chép thời điểm ra hoa, qu chín; t lệ ra hoa, đậu quả, tỷ lệ nẩy mầm của hạt

4.3

Đường kính, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành

Sử dụng thước kẹp, đo đường kính thân cây tại vị trí cách gốc 1,3 m; Sử dụng thước, đo chiều cao từ gốc đến ngọn cây và đo chiều cao từ gốc đến điển thân cây có cành lớn nhất của những cây đã đo đường kính.

Đối với cây trội chọn trong rừng trồng, rừng giống trồng, cây trồng phân tán đo các chỉ tiêu đường kính, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành của cây trội và 30 cây xung quanh.

Đối với cây trội chọn trong vườn giống đo toàn bộ các cây trong vườn giống.

Đối với cây trội chọn trong rừng tự nhiên chỉ đo đường kính, chiều cao, chiều cao dưới cành và đánh giá bằng phương pháp chuyên gia.

5.  Yêu cầu ghi biển

Biển được gắn lên cây trội. Nội dung biển hiệu:

– Tên loài cây;

– Số hiệu cây trội;

– Địa điểm;

– Tọa độ.

Phụ lục A

(Tham khảo)

Phiếu mô tả cây trội

Loài cây: Tên tiếng Việt
  Tên khoa học

A.1  Số hiệu cây trội

A.2  Ngày lập hồ 

A.3  Người lập hồ 

A.4  Địa điểm

Tỉnh: Huyện: Xã:
Lâm trường: Đội  
Tiu khu: Khoảnh: Lô:
Địa điểm khác (đối với cây phân tán):

A.5  Tọa độ địa lý và đặc đim khí hậu

Kinh độ Vĩ độ: Độ cao trên mặt biển
Nhiệt độ trung bình năm:
Lượng mưa trung bình năm (mm/năm):

A.6  Đặc trưng lâm phần

Rừng tự nhiên:

Tổ thành loài cây gỗ:

 
Rừng trồng:

Xuất xứ:

Tổ thành loài cây gỗ:
Cây phân tán:

Xuất xứ:

Rừng giống:

Xuất xứ:

 
Vườn giống:

Xuất xứ:

 
Mật độ:
Tình hình ra hoa kết quả
Tình hình sâu bệnh hại
Loại đất:
Thực bì thảm tươi:

A.7  Đặc trưng sinh trưởng trung bình của 30 cây xung quanh cây trội hoặc của vườn giống

D1,3cm Hvn(m) Hdc (m)
Độ thẳng thân cây Độ nhỏ cành Chỉ tiêu sức khoẻ

A.8  Đặc trưng sinh trưởng và các chỉ tiêu chất lượng của cây trội

D1,3cm Hvn (m) Hdc (m)
Độ thẳng thân cây Độ nhỏ cành Ch tiêu sức khỏe
Hoa quả:

A.9  Mô tả, cho đim và đánh giá cây trội

*Độ thẳng thân cây: Xác định bằng mục trắc và cho theo 5 cấp (1-5)

– Cây rất cong:

1 điểm

– Cây cong:

2 điểm

– Cây hơi cong và thân không tròn đều

3 điểm

– Cây hơi cong, thân tròn đều không xoắn vặn

4 điểm

– Cây thẳng, thân tròn đều không xoắn vặn

5 điểm

* Độ nhỏ cành: Xác định bằng mục trắc và cho theo 5 cấp (1-5)

– Cành rất lớn (đường kính gốc cành> 1/3 đường kính thân tại vị trí phân cành)

1 điểm

– Cành lớn (đường kính gốc cành =1/4-1/3 đường kính thân tại vị trí phân cành)

2 điểm

– Cành trung bình (đường kính gốc cành =1/6-1/5 đường kính thân tại vị trí phân cành)

3 điểm

– Cành nhỏ (đường kính gốc cành = 1/9 -1/7 đường kính thân tại v trí phân cành)

4 điểm

– Cành rất nhỏ (đường kính gốc cành < 1/10 đường kính thân tại vị trí phân cành)

5 điểm

* Ch tiêu sức khoẻ: Xác định bằng mục trắc và cho theo 5 cấp (1-5)

– Cây rất kém phát triển (ngọn khô, hoặc mất ngọn chính, tán rất thưa)

1 điểm

– Cây kém phát triển (ngọn chính cong, 2 ngọn, cành to, tán lá thưa)

2 điểm

– Cây phát triển trung bình (ngọn chính phát triển bình thường, tán lá vừa phải)

3 đim

– Cây phát triển khá (cây một ngọn, ngọn phát triển khá, cành nhỏ, tán lá cân đối)

4 điểm

– Cây rất phát triển (Cây một ngọn, ngọn phát triển tốt, cành nhánh rất nhỏ, tán lá rất cân đối)

5 điểm

A.10  Sơ đồ vị trí và ảnh cây trội

Được bổ sung sau khi xác định vị trí và chụp ảnh cây trội.

 

Tài liệu tham khảo

[1]. Luật số 50/2005/QH11 của Quốc hội khóa XI về Sở hữu trí tuệ;

[2]. Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 về Giống cây trồng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;

[3]. Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN, ngày 29 tháng 12 năm 2005 Về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8755:2017 VỀ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – CÂY TRỘI
Số, ký hiệu văn bản TCVN8755:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 01/01/2017
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản