TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11196:2017 VỀ BITUM – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỚT KẾ BROOKFIELD

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11196:2017

BITUM – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH Đ NHỚT KẾ BROOKFIELD

Bitumen – Test method for viscosity by brookfield apparatus

Lời nói đầu

TCVN 11196:2017 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.

 

BITUM – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH Đ NHỚT KẾ BROOKFIELD

Bitumen – Test method for viscosity by Brookfield Apparatus

1  Phạm váp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ nhớt của nhựa đường Polime bằng nhớt kế Brookfield (gọi là độ nhớt Brookfield) dùng trong xây dựng các công trình giao thông.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chun này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sa đi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7494:2005 (ASTM D140-01), Bi tum – Phương pháp lấy mẫu.

Standard Test Method for Viscosity Determination of Asphalt at Elevated Temperatures Using a Rotational Viscometer – ASTM D4402

 Thuật ngữ và định nghĩa

3.1  Độ nht Brookfield (Brookfield Viscosity)

T số giữa ứng suất cắt và tốc độ cắt được gọi là hệ số nhớt. Hệ số nht là thước đo sức kháng chảy của chất lỏng và thường được gọi là độ nhớt của chất lỏng.

Đơn vị đo của độ nht là Pa.s và ước s thập phân của đơn vị đo này là g/cm.s được gọi là poise (ký hiệu là P). Như vậy, một Pa.s bằng mười P (Pa.s = 10P); một centipoise (ký hiệu là cP) sẽ bằng một mili pascal giây (ký hiệu là mPa.s).

3.2  Độ nhớt biểu kiến (Apparent Viscosity):

Là độ nht tương ứng với mỗi tốc độ cắt nhất định (của loại chất lỏng Newton hoặc loại chất lỏng không Newton)

Giá trị độ nht biểu kiến (tại cùng một nhiệt độ) của chất lỏng Newton là như nhau và của chất lng không Newton thì khác nhau tại các tc độ cắt khác nhau.

4  Tóm tắt phương pháp

Nhớt kế Brookfield mô tả trong Phương pháp này sử dụng để đo độ nhớt của nhựa đường polime ở các nhiệt độ khác nhau. Trong quá trình thí nghiệm  nhiệt độ quy định, con thoi trong một ống nhỏ đặc biệt chứa mẫu được quay với tốc độ quy định. Giá trị momen xoắn được đo khi con thoi quay là cơ sở xác định độ nhớt của nhựa đường polime thông qua hệ số quy đổi momen xoắn sang độ nhớt. Độ nhớt đo được thường được thể hiện bằng đơn vị đo Pa.s.

 Thiết b, dụng cụ

Nhớt kế Brookfield (xem Hình 1) với các model RV, HA và HB thích hợp đ đo độ nhớt của nhựa đường polime ở nhiệt độ cao. Các bộ phận chính của nhớt kế Brookfield bao gồm:

5.1  Con thoi: mỗi loại nhớt kế Brookfield nêu trên có kèm theo các con thoi phù hợp với nhớt kế đó. Mỗi con thoi sẽ được dùng để thí nghiệm trong một khoảng độ nhớt nhất định (xem hướng dẫn cụ thể  tài liệu đi kèm thiết bị). Ví dụ với con thoi số 21 với tốc độ quay 20 vòng/min tạo ra tốc độ cắt 18,6 s1 được xem là phù hợp để thí nghiệm xác định độ nhớt của nhựa đường polime.

5.2  Các bộ phận khác của thiết bị:

– Bộ tạo momen xoắn;

– Hệ thống gia nhiệt và điều khiển nhiệt độ;

– ng đựng mẫu, găng tay;

– Kìm kẹp mẫu.

 Cách tiến hành

Với mi loại nht kế Brookfield cụ thể, trình tự thí nghiệm sẽ được mô tả chi tiết trong hướng dẫn đi kèm. Nhìn chung, trình tự thí nghiệm để xác định độ nht của nhựa đường polime như sau (ví dụ với con thoi số 21):

6.1  Lấy mẫu: Theo TCVN 7494 : 2005 (ASTM D140-01), Bi tum phương pháp lấy mẫu.

6.2  Bật máy gia nhiệt và cài đặt nhiệt độ thí nghiệm quy định.

6.3  Đợi khoảng 90 phút đến khi nhiệt độ thiết bị ổn định (xem trên màn hình của thiết bị)

6.4  Đun nóng mẫu một cách cn thận và tránh quá nhiệt cục bộ cho đến khi có thể rót mẫu một cách dễ dàng. Thỉnh thoảng quấy mẫu cho đều nhiệt và tăng độ đồng nhất

6.5  Lấy một ống mẫu phù hợp với con thoi số 21 và rót 8ml mẫu vào đó

6.6  Ly kẹp kẹp ống mẫu cho vào thiết b gia nhiệt

6.7  Đưa con thoi số 21 vào trong ống mẫu và nối với bộ phận tạo momen xoắn

6.8  Ch khoảng 15 phút để nhiệt độ hệ thng n định

6.9  Bật thiết bị tạmomen xoắn, đặt tốc độ quay của con thoi là 20 vòng/min.

6.10  Quan sát màn hình, đọc và ghi lại giá trị độ nhớt hiển thị. Ghi lại ba giá trị đo độ nhớt sau mỗi 60 giây.

Hình 1: Sơ đồ hệ thống nhớt kế Brookfield

 Báo cáo thử nghiệm

7.1  Kết quả của thử nghiệm của mẫu bao gồm giá tr độ nhớt cùng với nhiệt độ khi thí nghiệm, số hiệu con thoi, tốc độ quay của con thoi (tốc độ cắt);

7.2  Báo cáo: Giá trị độ nhớt trung bình của ít nhất hai mẫu thử.

8  Độ chụm

8.1  Có thể chấp nhận kết quả thu được của hai lần thí nghiệm khác nhau trên cùng một mẫu tại cùng thời điểm bởi cùng một thí nghiệm viên khi sai số giữa hai lần thí nghiệm không vượt quá 3,5% so với giá trị trung bình.

8.2  Có thể chấp nhận kết quả thu được của hai phòng thí nghiệm khác nhau khi cùng thí nghiệm một mẫu tại cùng thời điểm nếu sai số giữa hai kết quả thí nghiệm không vượt quá 14,5% so với giá trị trung bình.

CHÚ THÍCH 1:

Có th tiến hành ngoại suy để xác định độ nhớt tại nhiệt độ cần thiết lân cận khoảng nhiệt độ thí nghiệm trên cơ sở quan hệ độ nhớt – nhiệt độ  xác lập dựa trên kết quả thí nghiệm tại 3 giá trị nhiệt độ khác nhau.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11196:2017 VỀ BITUM – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỚT KẾ BROOKFIELD
Số, ký hiệu văn bản TCVN11196:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Giao thông - vận tải
Ngày ban hành 01/01/2017
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản