TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5145:2016 (ISO 8965:2013) VỀ CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC GỖ – CÔNG NGHỆ – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5145:2016

ISO 8965:2013

CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC GỖ – CÔNG NGHỆ – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Logging industry – Technology – Terms and definitions

Lời nói đầu

TCVN 5145:2016 thay thế TCVN 5145:1990.

TCVN 5145:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 8956:2013.

TCVN 5145:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC89 Ván gỗ nhân tạo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này nhằm đưa ra các thuật ngữ thống nhất liên quan đến hoạt động công nghệ để phục vụ cho công nghiệp khai thác gỗ.

Tiêu chuẩn này hướng tới mọi đối tưng quan tâm đến công tác chuẩn hoá thuật ngữ trong ngành lâm nghiệp.

Các thuật ngữ được thiết lập trong tiêu chuẩn này được liệt kê theo một trật tự có hệ thống, phản ánh khái niệm hệ thống trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá công nghiệp khai thác gỗ.

Với mỗi một khái niệm, đều có một thuật ngữ tiêu chuẩn hoá kèm theo.

Các thuật ngữ/từ đồng nghĩa có thể chấp nhận được đưa ra để tham khảo và không được tiêu chuẩn hoá.

 

CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC GỖ – CÔNG NGHỆ – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Logging industry – Technology – Terms and definitions

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ liên quan đến hoạt động công nghệ trong công nghiệp khai thác gỗ.

CHÚ THÍCH 1: TCVN 9201 (ISO 6814) bao gồm các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến máy di động và máy tự hành s dụng trong lâm nghiệp.

CHÚ THÍCH 2: ISO 24294 bao gồm các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến gỗ tròn và gỗ xẻ.

2  Các thuật ngữ chung

2.1

Gãy đổ (blowdown)

Cây bị bật gốc (2.2) hoặc đổ gãy.

2.2

Bật gốc (uprooted)

Cây bị bật hoàn toàn gốc.

2.3

Dự trữ gỗ cho sản xuất (operating timber reserve)

Khối lượng gỗ tròn (2.11) cần thiết đ đảm bảo quá trình sản xuất liên tục.

CHÚ THÍCH 1: Có thể bao gồm cả lượng cất giữ được đặt trên tuyến vận xuất (2.41), bãi sơ chế (bãi 2) (2.16), hoặc kết hợp một phần của những chỗ đó.

2.4

Công nghiệp khai thác gỗ (logging industry)

Lĩnh vực công nghiệp rừng bao gồm các hoạt động khai thác gỗ (2.6), chặt hạ (3.30), vận xuất (3.35)vận chuyển (3.8) và các hoạt động sơ chế (2.38) khác.

CHÚ THÍCH 1: Theo tiếng Pháp, thuật ngữ này cũng được sử dụng cho các công ty gắn với hoạt động trong các lĩnh vực trên.

2.5

Công nghệ khai thác gỗ (logging technology)

Chuỗi hoạt động được thực hiện liên tiếp nhằm mục đích thu được các lâm sản.

2.6

Khai thác gỗ (logging/harvesting)

Bao gồm các công việc chặt hạ (3.30), vận xuất (3.35) và vận chuyển (3.8) cây gỗ và gỗ tròn (2.11) đến bãi sơ chế (bãi 2) (2.16).

2.7

Phương thức khai thác gỗ cắt khúc (cut-to-length harvesting system)

Phương thức khai thác gỗ (2.6) trong đó cây tri qua quá trình cắt cành (3.15), cưa gỗ (3.31) và xếp thành dãy (2.51) theo loại tại gốc cây (2.37), trước khi vận xuất (3.35) đến bãi tập kết gỗ sau khai thác (bãi 1) (2.14) hoặc vận xuất bằng máy vận xuất gỗ (3.37) đến bãi sơ chế (bãi 2) (2.16).

2.8

Phương thức khai thác gỗ cắt ngọn (tree-length harvesting system)

Phương thức khai thác gỗ (2.6) trong đó toàn bộ cây gỗ cắt ngọn (2.49), được vận xuất từ gốc cây (2.37), đến bãi tập kết gỗ sau khai thác (bãi 1) (2.14) nơi cây gỗ thường được cắt khúc (3.31) thành các khúc gỗ ngắn hơn để chuẩn bị cho việc bốc gỗ và vận chuyển (3.8)

2.9

Phương thức khai thác cây gỗ cắt ngọn (full-tree harvesting system/whole-tree harvesting system/total-tree harvesting system)

Phương thức khai thác gỗ (2.6) trong đó cây gỗ được chặt hạ và được vận xuất đến bãi tập kết gỗ sau khai thác (bãi 1) (2.14) trước khi thực hiện bất kỳ quá trình công nghệ nào [cắt ngọn và cắt cành (3.15)].

CHÚ THÍCH 1: Quá trình này được đặc trưng bi các hoạt động khai thác được cơ giới hoá cao, và chỉ áp dụng hạn chế đối với gỗ có kích thước nhỏ vì rất khó sử dụng phương thức này khai thác gỗ lớn mà không gây ra những xáo trộn lớn đến đất rừng hoặc làm hng máy móc khai thác hoặc hỏng gỗ.

2.10

Phương thức khai thác gỗ bằng các thiết bị (ground-based harvesting system)

Phương thức khai thác gỗ (2.6) trong đó sử dụng các thiết bị khai thác hoạt động trên bề mặt đất rừng như các máy chặt hạ-thu gom cây, máy kéo gỗ chuyên dụng và máy vận xuất gỗ (2.45).

2.11

Gỗ tròn (round timber)

Gỗ thu được sau khi chặt hạ, cắt ngọn, cắt hết cành, có thể để nguyên hoặc cắt thành khúc.

CHÚ THÍCH 1: Thông thường không bao gồm củi.

(ISO 24294:2013, 4.11)

2.12

Hạng gỗ (grade)

Xác định chất lượng khúc gỗ tròn.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này được sử dụng để xác định chất lượng gỗ và thường được biểu thị bằng con số hoặc ký tự chữ cái.

CHÚ THÍCH 2: Khái niệm “khúc gỗ” được định nghĩa trong 4.11.2 của ISO 24294:2013.

2.13

Dải đệm (buffer strip/green strip/leave strip/streamside management zone)

Dải đất rừng mà  đó chưa hoặc không được phép chặt hạ (3.30) cây, thường nằm xen giữa các khu chặt hạ (2.23) hoặc liền kề với các nguồn tài nguyên khác.

CHÚ THÍCH 1: Các nguồn tài nguyên khác có thể bao gồm các hồ, suối, công viên và đường.

2.14

Bãi tập kết gỗ sau khai thác (bãi 1) (landing)

Bãi đất trống trong rừng lưu giữ gỗ, cây gỗ cắt ngọn (2.49) hoặc khúc gỗ, tại đây gỗ được phân loại, gia công tiếp và xếp đống để tiếp tục bốc gỗ và vận chuyển tiếp.

2.15

Bãi trung chuyển (transfer yard)

Bãi đất trống được sử dụng thường xuyên hoặc tạm thời khúc gỗ để phân loại chuẩn bị cho vận chuyển đến nơi khác.

2.16

Bãi sơ chế (bãi 2) (processing yard)

Bãi tập kết gỗ sau khai thác (bãi 1) (2.14) được bố trí trang thiết bị để sơ chế gỗ (2.38), bảo qun và bốc gỗ và/hoặc đóng bè cây gỗ cắt ngọn (2.49) và khúc gỗ và là nơi tận dụng gỗ phế liệu trong khai thác (3.24).

2.17

Bãi sơ chế đầu (upper processing yard)

Bãi sơ chế (bãi 2) (2.16) được đặt trong khu chặt hạ (2.23) trên tuyến vận xuất (2.41).

2.18

Bãi sơ chế cuối (lower processing yard)

Bãi sơ chế (bãi 2) (2.16) đặt tại những điểm giao nhau của tuyến vận xuất (2.41) với đường giao thông công cộng.

2.19

Bãi sơ chế trung gian (intermediate processing yard)

Bãi sơ chế (bãi 2) (2.16) đặt tại tuyến vận xuất (2.41) và được sử dụng nhằm mục đích để dự trữ gỗ cho sản xuất (2.3).

2.20

Chặt trắng (clear cutting)

Khai thác (2.6) một lần hết các cây trong lâm phần của khu cht hạ (2.23).

CHÚ THÍCH 1: Khai thác trắng có th được thực hiện theo khu vực, theo dải hoặc đám.

CHÚ THÍCH 2: Ở Mỹ, đôi lúc quá trình khai thác để chặt trng được gii hạn bđường kính tối thiểu của cây, ví dụ không nh hơn 102 mm (4 inch).

2.21

Chặt hạ theo dải (strip cutting)

Chặt toàn bộ cây rừng trong dải với mục đích chính là tạo điều kiện để tái sinh tự nhiên hoặc để bảo vệ các lâm phần dễ bị ảnh hưởng.

CHÚ THÍCH 1: Khai thác theo dải được xem như là một dạng chặt trắng (2.20).

2.22

Khai thác chọn (selective logging)

Phương thức khai thác (2.6) căn cứ vào độ tuổi, đường kính, giá trị sử dụng hoặc trong một điều kiện nhất định để chọn cây chặt hạ phục vụ cho mục đích cụ thể.

2.23

Khu chặt hạ (cutting unit)

Diện tích rừng cụ thể (đất rừng) được chỉ định cho khai thác gỗ (2.6) và được giới hạn bi đường phân lô tự nhiên hoặc đường ranh giới được đánh dấu rõ ràng.

2.24

Lô chặt hạ (cutting allotment)

Lô (allotment)

Phần của khu chặt hạ (2.23) bị giới hạn về kích thước.

2.25

Khu vực bị khai thác quá mức (cutover/logged-over area)

Khu chặt hạ (2.23) hoặc một phần khu khai thác theo phương thức khai thác như chặt trắng (2.20) hoặc khai thác chọn (2.22) cùng cây non chưa kịp tăng trưng để tạo nên sự khép tán.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “gỗ” được định nghĩa trong ISO 24294:2013, 3.2.

2.26

Công việc trong khu chặt hạ (cutting unit work)

Toàn bộ các thao tác công nghệ và hoạt động vận chuyển chủ yếu, các hoạt động chuẩn bị, hỗ trợ trên khu chặt hạ (2.23).

CHÚ THÍCH 1: Các hoạt động chuẩn bị bao gồm việc loại bỏ những cây nguy hiểm (2.33), đánh dấu và thi công các đường kéo, bãi tập trung gỗ sau khai thác (bãi 1) (2.14) và các thiết bị bổ sung cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các công việc cơ bản trong khu chặt hạ (2.23)

CHÚ THÍCH 2: Các hoạt động cơ bn bao gồm hạ cây (3.1), cắt cành (3.15), thu gom (3.23) cây đã chặt và bốc cả cây hoặc cây gỗ cắt ngọn (2.49), và trong trường hợp sử dụng phương thức khai thác gỗ cắt khúc (2.7) hoặc băm dăm, các hoạt động này còn bao gồm cắt khúc (3.31), phân hạng (3.34), xếp đống (3.47), băm dăm (3.9) và bốc lên phương tiện vận chuyển.

CHÚ THÍCH 3: Các hoạt động hỗ trợ khác bao gồm hoạt động bảo dưỡng máy khai thác, cung cấp nhiên liệu và dầu mỡ, và các dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt khác cho công nhân.

2.27

Lượng gỗ được phép khai thác (allowable cut)

Th tích gỗ được phân bổ cho việc khai thác (2.6) từ một diện tích khai thác (2.28) trong một khoảng thời gian cụ thể.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này thường được biểu thị bằng mét khối gỗ trên “một đơn vị thời gian”.

CHÚ THÍCH 2: Ở Canada, thuật ngữ “lượng gỗ được phép khai thác hàng năm được sử dụng để chỉ khi lượng g được phép khai thác trong từng năm từ một khu rừng cụ thể.

2.28

Diện tích khai thác (forest tract/timber supply block)

Phần trữ lượng gỗ thương phẩm được gắn liền với doanh nghiệp khai thác trong giai đoạn mục tiêu.

2.29

Trữ lượng thương phẩm (merchantable volume)

Lượng gỗ tốt của một cây hoặc toàn bộ lâm phần phù hợp để tiêu thụ trong các điều kiện kinh tế nhất định.

2.30

Trữ lượng thương phẩm toàn bộ (gross merchantable volume)

Trữ lượng thương phẩm (2.29) của phần chính thân cây (2.47), không bao gồm gốc (2.37) và ngọn nhưng bao gồm phần gỗ b mục.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này có thể được sử dụng cho từng cây riêng rẻ hoặc một lâm phần.

2.31

Trữ lượng thương phẩm thực (net merchantable volume)

Trữ lượng thương phm (2.29) của phần chính thân cây (2.47), không bao gồm gốc (2.37) và ngọn cũng như các phần gỗ bị mục.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này có thể được áp dụng cho từng cây riêng lẻ hoặc một lâm phần

2.32

Thiết bị bổ sung cho khai thác (enrichment of workshop site)

Cung cấp cho xưng hiện trường các thiết bị công nghệ phục vụ khai thác, các thiết bị chữa cháy cũng như phân bổ diện tích của chúng trong khu chặt hạ (2.23). Trang bị các trang thiết bị liên lạc và bố trí các băng để cản la, chống cháy nổ.

2.33

Cây nguy hiểm (dangerous tree)

Cây được xem là nguy hiểm khi độ nghiêng thân cây lớn hoặc cây mọc ở những vị trí nguy hiểm, những cây bị hư hại do tác động vật lý như gió, bão, những cây có các cành khô, dây leo giằng với cây khác phía trên, những cây có cành, thân cây (2.47) hoặc hệ thống rễ bị bệnh tật, hoặc có bất kỳ sự kết hợp nào.

VÍ DỤ: Đổ do gió, bật gốc cây.

2.34

Đống gỗ tròn và/hoặc cây gỗ cắt ngọn (round timber and/or tree-length bundle)

Đống (bundle)

Gỗ tròn (2.11) hoặc cây gỗ cắt ngọn (2.49) với hình dạng và đường kính nhất định được xếp gọn gàng  một vị trí bằng phẳng và được bó lại với nhau bằng dây, xếp trên container hoặc các cách đóng gói khác.

2.35

Dải chặt hạ (cutting strip)

Phần của lô chặt hạ (2.24) từ đó cây đã chặt hoặc cây gỗ cắt ngọn (2.49) được chuyển theo tuyến vận xuất đơn (2.41)

2.36

Bó gỗ tròn và/hoặc cây gỗ cắt ngọn (round timber and/or tree-length bunch)

 (bunch)

Gỗ tròn (2.11) hoặc cây gỗ cắt ngọn (2.49) được gom lại đ ti trọng chuyến cho các hình thức vận xuất (3.35) tiếp theo hoặc gom lại để thực hiện các công hoàn thiện gỗ tròn.

2.37

Gốc cây (stump)

Phần (gốc) còn lại của cây nằm bên trên và bên dưới mặt đất sau khi hạ cây (3.1)

[ISO 24294:2013, 4.7, có sửa đổi]

2.38

Sơ chế gỗ tròn (primary processing of wood raw material/primary processing)

Quá trình chế biến cơ giới cây gỗ, cây gỗ cắt ngọn (2.49) và gỗ tròn (2.11), bao gồm cắt cành (3.15), cưa gỗ (3.31), phân hạng (3.34), loại bỏ phần gỗ mục và tán lá, và bóc vỏ (3.16) nếu có.

2.39

Toác gốc (butt damage)

Nứt dọc trên thân cây (2.47) tại vị trí gốc cây trong quá trình hạ cây.

CHÚ THÍCH 1: Nguyên nhân chính là do hậu quả của việc m miệng và/hoặc cắt gáy không đúng kỹ thuật. Phổ biến là hiện tượng một phần thân cây còn dính lại trên phần gốc (2.37) sau khi cây đã bị chặt hạ.

2.40

Kế hoạch chặt hạ (cutting plan)

Tài liệu hướng dẫn phương pháp khai thác gỗ (2.6) tại khu chặt hạ (2.23) bao gồm các tiêu chí, sơ đồ khu khai thác và các chỉ tiêu sản xuất cơ bản.

2.41

Tuyến vận xuất (haul path/hauling route/skid trail/logging trail/skid road/snig track)

Đường vận xuất/đường vận chuyển (haul path/hauling route/skid trail/logging trail/skid road/snig track)

Đường tạm thời được sử dụng cho các thiết bị khai thác gỗ để di chuyển gỗ, cây gỗ cắt ngọn (2.49) hoặc gỗ tròn (2.11) từ khu chặt hạ (2.23) về bãi tập trung gỗ sau khi khai thác (bãi 1) (2.14) hoặc các địa điểm sơ chế khác.

CHÚ THÍCH 1: Đường thuận lợi nhất cho việc vận xuất (3.35) hoặc vận chuyển gỗ thường được chọn là các đường (đường mòn) có sẵn.

2.42

Tuyến vận xuất trong di chặt hạ (hauling route in cutting strip/haul path in cutting strip/skid trail in cutting strip/logging trail in cutting strip/skid road in cutting strip/snig track in cutting strip)

Đường vận xuất/đường vận chuyển trong dải chặt hạ (hauling route in cutting strip/haul path in cutting strip/skid trail in cutting strip/logging trail in cutting strip/skid road in cutting strip/snig track in cutting strip)

Tuyến vận xuất (2.41) được bố trí nằm trong các dải chặt hạ (2.35).

2.43

Tuyến vận xuất chính (main hauling route/main haul path/main skid trial/main logging trial/main skid road/main snig track)

Đường vận xuất/đường vận chuyển chính (main hauling route/main haul path/main skid trial/main logging trial/main skid road/main snig track)

Tuyến vận xuất (2.41) nối bãi tập trung gỗ sau khi khai thác (2.14) với một vài đường vận xuất trong di chặt hạ (2.42).

2.44

Máy kéo gỗ chuyên dùng (skidder)

Máy tự hành được thiết kế để vận chuyển cây, cây gỗ cắt ngọn (2.49) hoặc gỗ tròn (2.11) bằng cách kéo treo hoặc kéo lết.

CHÚ THÍCH 1: Cây hoặc một phần của cây thường được kéo lê bằng cách sử dụng càng ngoạm hoặc cáp buộc (3.46)

CHÚ THÍCH 2:  Bắc Mỹ và một số nước Châu Âu, động vật như ngựa đôi lúc được sử dụng cho việc vận xuất (3.35).

[TCVN 9201:2012 (ISO 6814:2009), 2.3.1.15, được sửa đổi].

2.45

Máy vận xuất gỗ (forwarder)

Máy tự hành được thiết kế đ di chuyển gỗ nguyên cây hoặc các phần của cây bằng cách ch chúng.

[TCVN 9201:2012 (ISO 6814:2009), 2.3.1.9].

2.46

Máy khai thác (harvester)

Máy tự hành có thể kết hợp việc hạ cây (3.1) với các chức năng chế biến khác và vận xuất (3.35)

[TCVN 9201:2012 (ISO 6814:2009), 2.3.2.5, được sửa đổi].

2.47

Thân cây (stem)

Phần cây trên mặt đất, không bao gồm cành.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “thân cây đôi khi được sử dụng để chỉ cây gỗ nói chung, ví dụ s cây gỗ trên một đơn vị diện tích.

[ISO 24294:2013, 4.3].

2.48

Gỗ súc (trunk)

Phần thân cây (2.47) được sử dụng để xác định giá trị của một cây đứng.

CHÚ THÍCH 1: Phần gỗ thân thường được giới hạn đến vị trí có đường kính ngọn tối thiểu.

2.49

Cây gỗ cắt ngọn (tree-length)

Phần thân cây (2.47) của cây đã hạ không bao gồm gốc và ngọn.

2.50

Lóng gỗ (long pole)

Phần gỗ tròn (2.11) không được cắt khúc nữa.

2.51

Dãy đống gỗ tròn (pile of round timber)

Dãy đống gỗ (pile)

Gỗ tròn (2.11) được xếp lại thành những dãy song song với nhau.

CHÚ THÍCH 1: Việc xếp dãy đng gỗ có thể được tiến hành trên bãi tập trung gỗ sau khi khai thác (bãi 1) (2.14) hoặc tại sân tập trung gỗ của xưng chế biến.

3  Các thuật ngữ liên quan đến hoạt động và quá trình công nghệ khai thác gỗ

3.1

Hạ cây (felling/falling)

Quá trình tác động lên cây đứng, làm cây đ xuống.

CHÚ THÍCH 1. Hạ cây cũng có thể là kết quả của việc cây bị bật gốc (2.2).

[ISO 24294:2013, 4.27, được sửa đổi]

3.2

Công nhân hạ cây (feller/faller/chopper)

Người thực hiện việc hạ cây.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này thường được dùng để chỉ những người hạ cây (3.1) sử dụng các dụng cụ thủ công, không bao gồm công nhân sử dụng máy hoặc máy khai thác (2.46).

3.3

Hạ cây theo nhóm (group felling/group falling)

Phương pháp hạ cây (3.1) để phần gốc của những cây gỗ có đường kính nhỏ, cây gỗ cắt ngọn (2.49) được hướng đ theo một hướng xác định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận xuất tiếp theo (3.35).

3.4

Hạ cây b rễ (felling of tree without roots/falling of tree without roots)

Cắt thân cây (2.47) của cây đứng hoặc cây đã chết tại vị trí rễ hoặc phía trên rễ, để lại gốc cây (2.37) trong đất.

3.5

Hạ cây cả rễ (felling of tree including roots/falling of tree including roots)

Kéo toàn bộ cây lên khỏi mặt đất sau khi cắt bỏ rễ phụ bằng cách nhổ cây hoặc đẩy đ, v.v …

3.6

Hạ cây liên tục (continuous felling/continuous falling)

Hạ cây (3.1) bằng cách di chuyển máy liên tục trong khi cắt cây.

3.7

Vận chuyển bằng đường cáp (skyline timber hauling)

Chuyển cây gỗ, cây gỗ cắt ngọn (2.49) hoặc gỗ khúc bằng các thiết bị cáp treo.

3.8

Vận chuyển (hauling)

Quá trình di chuyển cây đã khai thác, cây gỗ cắt ngọn (2.49), gỗ tròn (2.11), từ bãi tập trung gỗ sau khi khai thác (2.14) đến các địa điểm sơ chế hoặc bảo quản tạm thời.

3.9

Băm dăm (chipping)

Quá trình phá vỡ/cắt hoặc chẻ gỗ tròn (2.11) và gỗ phế liệu thành những mảnh nh có những kích thước nhất định, và sau đó thực hiện phân hạng (3.34).

3.10

Chống chày (hang-up of tree)

Cây trong quá trình chặt hạ bị vướng vào tán của cây gn đó làm cho cây không đổ hoàn toàn xuống đất được.

3.11

Thu gom tán lá (collection of foliage)

Tách lá khỏi tán lá, ngọn cây, cành cây từ cây mới chặt hoặc cây đứng.

3.12

Bỏ mấu cành (branch stub removal)

Gia công khúc gỗ cắt ngọn (2.49) và khúc gỗ tròn (2.11) bằng các thiết bị và dụng cụ cần thiết cho đến khi thu được các kích thước yêu cầu.

3.13

Phép đo gỗ tròn (round timber measurement)

Xác định các kích thước của gỗ tròn (2.11).

3.14

Bản lề xoay (holding bridge)

Phần gỗ được chừa lại giữa mạch m miệng và mạch cắt gáy, liên kết giữa phần gốc cây (2.37) và phần thân cây (2.47) bị chặt hạ nhằm mục đích điều khiển cho cây đổ đúng hướng đã định.

3.15

Cắt cành (delimbing)

Róc cành (limbing)

Loại bỏ các cành khỏi cây hoặc các phần của cây.

[TCVN 9201:2012 (ISO 6814:2009), 2.2.7, được sửa đổi]

3.16

Bóc vỏ (debarking)

Loại bỏ v ra khỏi cây hoặc các phần của cây.

[TCVN 9201:2012 (ISO 6814:2009), 2.2.6]

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này được định nghĩa trong ISO 24294:2013, 9.5.

3.17

Bóc vỏ  bộ (rough debarking)

Bóc v (3.16) chỉ tách vỏ một phần.

[NGUỒN: ISO 24294:2013, 4.14.2, được sửa đi]

3.18

Bóc vỏ cả bó (bundle debarking)

Bóc v (3.16) đồng thời của đống gỗ (2.34) của súc gỗ và cây gỗ cắt ngọn (2.49).

[ISO 24294:2013, 4.14.3, được sa đi]

3.19

Bóc vỏ cục bộ (patch debarking)

Bóc vỏ thô (3.17) trong đó vỏ cây được loại b từng chỗ.

[ISO 24294:2013, 4.14.5, được sửa đi]

3.20

Bóc vỏ sạch (clean debarking)

Bóc vỏ (3.16) loại bỏ v hoàn toàn nhưng cành và mắt gỗ được giữ lại.

[ISO 24294:2013, 4.14.6, được sửa đổi]

3.21.1

Tính thể tích theo từng phần (piece-by-piece measurement of volume)

Xác định thể tích thực của gỗ dựa trên phép đo đường kính, cả vỏ hoặc không v, và chiều dài của từng phần gỗ tròn (2.11)

[ISO 24294:2013, 7.12.1]

3.21.2

Tính thể tích theo dạng hình học (geometric measurement of volume)

Tính th tích tổng thể gỗ tròn (2.11) xếp dãy đống gỗ theo một dạng hình học nhất định, sau đó chuyển đổi giá trị thể tích xếp dãy đống gỗ thành giá trị th tích thực.

[ISO 24294:2013, 7.12.2]

3.21.3

Tính thể tích theo khối lượng (mass measurement of volume)

Xác định thể tích thực của gỗ tròn (2.11) bằng cách cân khối lượng súc gỗ, sau đó chuyn đổi giá trị khối lượng thành giá trị th tích thực.

[ISO 24294:2013, 7.12.3]

3.21.4

Tính thể tích theo phương pháp thủy tinh (hydrostatic measurement of volume)

Xác định thể tích thực của gỗ tròn (2.11) bằng phương pháp thế chỗ khi dìm gỗ ngập hoàn toàn trong nước.

[ISO 24294:2013, 7.12.4]

3.21.5

Tính thể tích theo phương pháp chụp ảnh (photographic determination of volume)

Xác định thể tích hình học của gỗ tròn (2.11) bằng cách đo kích cỡ và khối lượng riêng dãy đống gỗ (2.51) sử dụng ảnh chụp và có tính đến chiều dài dãy đống gỗ.

[ISO 24294:2013, 7.12.5]

3.21.6

Tính thể tích gỗ theo phương pháp quang-điện t (electro-optical determination of volume)

Xác định thể tích thực của gỗ tròn (2.11) bằng các thiết bị quang điện t.

[ISO 24294:2013, 7.12.6]

3.22

Nứt gốc (butt split)

vết nứt xuyên qua cả hai mặt gỗ tròn (2.11) bắt đầu từ đầu dưới của cây gỗ.

3.23

Thu gom (bunching)

Thu nhặt và sắp xếp cây hoặc các phần của cây thành bó (2.36).

[TCVN 9201:2012 (ISO 6814:2009), 2.2.1]

3.24

Tận dụng gỗ phế liệu trong khai thác (utilization of logging wood-waste)

Toàn bộ các hoạt động nhằm mục đích tận dụng hợp lý gỗ phế liệu sinh ra trong quá trình khai thác.

3.25

Hong khô gỗ (air-drying of wood)

Quá trình làm khô  mức độ trung bình các thân cây (2.47) mới chặt hoặc thân cây đứng thông qua tán cây trong môi trường tự nhiên.

CHÚ THÍCH 1: Quá trình này được thực hiện vào mùa nắng: gỗ mới chặt được tạm thời để lại trong khu chặt hạ (2.23). Đối với cây đứng, quá trình hong khô gỗ được thực hiện bằng cách cắt toàn bộ phần gỗ dác bên ngoài rễ cây ngay phía trên.

3.26

M miệng (undercut)

Scarf, en MY

Mạch cắt có dạng hình nêm, quan sát được trên đầu gốc cây hoặc đầu khúc gỗ, tại vị trí gốc của thân cây (2.47) để tạo hưng đổ mong muốn trong quá trình hạ cây (3.1).

[ISO 24294:2013, 10.25]

3.27

Đánh dấu cây gỗ cắt ngọn (marking of tree-length)

Đánh dấu cây gỗ cắt ngọn (2.49) để xác định chiều dài khúc gỗ dự kiến, có tính đến kích cỡ và các đặc trưng chất lượng khúc gỗ.

3.28

Tách đống gỗ tròn và/hoặc gỗ cắt ngọn (separating of round timber and/or tree-length bundle) Phân tách cây, gỗ tròn (2.11), cây gỗ cắt ngọn (2.49), xếp chúng thành bó (2.36) nạp riêng từng cây để chuẩn b cho các hoạt động tiếp theo.

3.29

Chẻ khúc gỗ (log-splitting)

Tách gỗ tròn (2.11) theo chiều dọc thớ bằng các thiết bị hoặc dụng cụ chuyên dụng.

3.30

Chặt hạ (cutting)

Quá trình chặt cây.

3.31

Cắt khúc (bucking)

Cắt cây gỗ theo chiều dài đã định.

[TCVN 9201:2012 (ISO 6814:2009), 2.2.16.2]

3.32

Cắt cả bó (bunch bucking)

Cắt khúc (3.31) đồng thời cả bó cây gỗ cắt ngọn (2.36).

3.33

Cắt khúc từng phần (piece-by-piece bucking)

Cắt khúc (3.31) riêng từng cây gỗ cắt ngọn (2.49), đã đánh giá trước về mặt chất lượng trên từng cây gỗ cắt ngọn (2.49).

3.34

Phân hạng (grading)

Phân loại gỗ tròn (2.11) theo chất lượng, loài cây, kích thước và nếu cần, theo mục đích sử dụng cuối cùng.

[ISO 24294:2013, 3.7 và 4.28, được sửa đổi]

3.35

Vận xuất (skidding)

Kéo trượt (snigging)

Chuyển các cây đã chặt và gỗ tròn (2.11) từ khu chặt hạ về bãi tập trung gỗ sau khi khai thác (2.14).

CHÚ THÍCH 1: Quá trình vận xuất có thể được thực hiện theo hướng tuyến vận xut (2.41), bãi sơ chế trên (2.17) hoặc nơi gỗ được thu gom lại (3.23), v.v…

[TCVN 9201:2012 (ISO 6814:2009), 2.2.15, được sửa đổi]

3.36

Vận xuất không sử dụng cáp buộc có chốt (chokerless skidding)

Kéo trượt không sử dụng cáp buộc có chốt (chokerless snigging)

Vận xuất (3.35) bằng cách sử dụng thiết bị càng ngoạm cơ học được lắp trên máy kéo gỗ chuyên dùng (2.44) hoặc bộ phận cáp treo.

3.37

Vận xuất bằng máy vận xuất gỗ (forwarding)

Phương thức vận xuất (3.35), khi chuyển các cây gỗ, cây gỗ cắt ngọn (2.49) hoặc gỗ tròn (2.11) không chạm xuống đất.

[TCVN 9201:2012 (ISO 6814:2009), 2.2.9, được sửa đổi]

3.38

Vận xuất theo phương pháp nửa lết (semisuspended skidding)

Kéo trượt bằng phương pháp nửa lết (semisuspended snigging)

Phương thức vận xuất (3.35) trong đó một đầu cây gỗ, cây gỗ cắt ngọn (2.49) hoặc khúc gỗ được đặt lên thiết b bốc xếp của phương tiện vận tải.

3.39

Khai thác gỗ sử dụng ngựa (horse logging)

Khai thác gỗ (2.6) sử dụng ngựa để kéo gỗ từ vị trí chặt hạ về bãi gỗ.

CHÚ THÍCH 1: Loại hình khai thác rất đặc biệt với ưu điểm chính là ít gây tác động đến bề mặt đất và môi trường xung quanh khi khai thác chọn (2.22).

3.40

Vận xuất theo phương pháp kéo lết (ground skidding/ground snigging)

Vận xuất sử dụng cáp buộc (3.45) trong đó hàng dưới của cây gỗ, cây gỗ cắt ngọn (2.49) hoặc bó gỗ (2.36) được kéo lết trên mặt đất hoặc tiếp xúc với mặt đất trên toàn bộ chiều dài cây.

3.41

Kéo lết tại ngọn (top end skidding/top end snigging)

Hình thức vận xuất (3.35) trong đó phần ngọn của cây gỗ hoặc cây gỗ cắt ngọn (2.49) được cố định trên thiết bị vận xuất.

3.42

Kéo lết tại gốc (butt end skidding/butt end snigging)

Hình thức vận xuất (3.35) trong đó phần gốc của cây gỗ hoặc cây gỗ cắt ngọn (2.49) được cố định trên thiết bị vận xuất.

3.43

Tời cáp (cable yarding)

Vận chuyển cây hoặc các phần của cây bằng hệ thống cáp được treo một phần hay toàn bộ trên bề mặt rừng.

[TCVN 9201:2012 (ISO 6814:2009), 2.2.3]

3.44

Vận xuất gỗ bằng đường cáp theo kiểu nửa lết (high-lead skidding/high-lead snigging)

Hình thức vận xuất (3.35) trong đó một đầu của cây gỗ, cây gỗ cắt ngọn (2.49) hoặc khúc gỗ được treo trên hệ thống cáp và đầu kia được kéo lết trên mặt đất.

3.45

Vận xuất sử dụng cáp buộc có chốt (choker skidding/choker snigging)

Hình thức vận xuất (3.35) sử dụng cáp buộc có chốt (3.46).

3.46

Cáp buộc có chốt (choker)

Thiết b sử dụng cho quá trình vận xuất (3.35) gỗ tại lô chặt hạ (2.24) bao gồm sợi cáp dẻo độn dây gai và móc phẳng một đầu và đầu kia được thiết kế theo kiểu thòng lọng để buộc gỗ.

3.47

Xếp đống (stacking)

Xếp cây và các phần của cây thành dãy đống gỗ (2.51) gọn gàng.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 9201:2012 (ISO 6814:2009) Máy dùng trong lâm nghiệp – Máy di động và tự hành – Thuật ngữ, định nghĩa và phân loại.

[2] ISO 24294:2013 Timber – Round and sawn timber – Vocaburaly (Gỗ – Gỗ tròn và gỗ xẻ – Từ vựng)

 

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

 Phạm vi áp dụng

 Các thuật ngữ chung

 Các thuật ngữ liên quan đến hoạt động và quá trình công nghệ khai thác gỗ

Thư mục tài liệu tham khảo

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5145:2016 (ISO 8965:2013) VỀ CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC GỖ – CÔNG NGHỆ – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Số, ký hiệu văn bản TCVN5145:2016 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 01/01/2016
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản