TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11721-11:2016 (ISO 8662-11:1999 WITH AMENDMENT 1:2001) VỀ DỤNG CỤ CẦM TAY DẪN ĐỘNG BẰNG ĐỘNG CƠ – ĐO RUNG Ở TAY CẦM – PHẦN 11: DỤNG CỤ DẪN ĐỘNG CHI TIẾT KẸP CHẶT

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11721-11:2016

ISO 8662-11:1999 WITH ADMENDMENT 1:2001

DỤNG CỤ CẦM TAY DẪN ĐỘNG BẰNG ĐỘNG CƠ – ĐO RUNG Ở TAY CẦM – PHẦN 11: DỤNG CỤ DẪN ĐỘNG CHI TIẾT KẸP CHẶT

Hand-held portable power tools – Measurement of vibrations at the handle – Part 11: Fastener driving tools

 

Lời nói đầu

TCVN 11721-11:2016 hoàn toàn tương đương ISO 8662-11:1999 và sửa đổi 1:2001

TCVN 11721-11:2016 đo Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 118, Máy nén khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

DỤNG CỤ CẦM TAY DẪN ĐỘNG BẰNG ĐỘNG CƠ – ĐO RUNG Ở TAY CẦM – PHẦN 11: DỤNG CỤ DẪN ĐỘNG CHI TIẾT KẸP CHẶT

Hand-held portable power tools – Measurement of vibrations at the handle – Part 11: Fastener driving tools

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo rung tác động đơn trong phòng thí nghiệm tại tay cầm của các dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt trong đó một tác động đơn là một chấn động cơ học tại các khoảng thời gian dài hơn 0,2 s. Đây là phương pháp thử kiểu để xác lập giá trị rung ở tay cầm của một dụng cụ cầm tay chạy bằng động cơ vận hành dưới tác dụng của ti trọng quy định.

CHÚ THÍCH: Các dụng cụ cầm tay dẫn động chi tiết kẹp chặt cũng bao gồm các dụng cụ đóng đinh, đóng chốt, đóng đinh mũ, dập đinh ghim. Đối với các dụng cụ cầm tay dẫn động các chi tiết kẹp chặt thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này, năng lượng dùng cho vận hành có thể được cung cấp bởi áp suất khi nén hoặc thủy lực, khi đốt trong động cơ đốt trong hoặc từ lực căng của lò xo. Các dụng cụ cầm tay dẫn động các chi tiết kẹp chặt có thể được khởi động một lần (đơn), khởi động bằng tiếp xúc hoặc khởi động liên tục.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho chi tiết kẹp chặt gồm có đinh, đinh ghim, chốt, các chi tiết kẹp chặt dạng sóng, vít được dùng như đinh, then, ống nối, vòng kẹp cáp và giá đỡ.

Các kết quả ứng dụng của tiêu chuẩn này có thể được sử dụng để so sánh các mẫu khác nhau của cùng một kiểu dụng cụ chạy động cơ.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 9452:2013 (ISO 2787:1984), Dụng cụ khí nén kiểu quay và va đập – Thử tính năng

ISO 8662-1:1988, Hand-held portable power tools – Measurement of vibrations at the handle – Part 1: General (Dụng cụ cầm tay chạy bằng động cơ – đo rung ở tay cầm – Phn 1: Qui định chung).

EN 729-13, Hand-held nonelectric power tools – Safety requirements – Part 13: Fastener driving tools – Definitions, safety requirements and verifications (Dụng cụ cầm tay không dùng năng lượng điện – Yêu cầu về an toàn – Phần 13: Dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt).

EN 12096, Mechanical vibration – Declaration and verification of vibration emission values (Rung  học – Công bố và kiểm tra xác minh các giá trị phát rung).

3  Các đại lượng được đo

Các đại lượng được đo như sau.

a) Gia tốc bình phương trung bình được tính trung bình theo thời gian (r.m.s) phù hợp với ISO 8662-1:1988, 3.1 được biểu thị là gia tốc có trọng lượng được chuyển hóa cho một vận hành trong mỗi thời gian 3s.

b) Áp suất khí nén hoặc áp suất thủy lực hoặc sức căng của lò xo.

4  Dụng cụ đo

4.1  Quy định chung

Áp dụng đặc tính kỹ thuật cho dụng cụ đo được cho trong ISO 8662-1:1988, 4.1 đến 4.6.

4.2  Bộ chuyển đổi

Áp dụng đặc tính kỹ thuật cho bộ chuyển đổi được cho trong ISO 8662-1:1988, 4.1.

Nên sử dụng bộ chuyển đổi có một thành phần. Đối với các tay cầm nhẹ, ví dụ, các tay cầm được làm từ chất dẻo, phải chú ý không chất tải vào tay cầm với một khối lượng quá lớn khi lắp bộ chuyển đổi. Nếu tay cần hoạt động như một bộ lọc cơ thì có thể gắn keo vào bề mặt một bộ chuyển đổi nhẹ, trong trường hợp này khối lượng của bộ chuyển đổi bao gồm cả dây dẫn nối nên nhỏ hơn 5 g.

4.3  Bộ lọc cơ

Phải sử dụng một bộ lọc cơ cho các phép đo rung trên các dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt, xem ISO 8662-1:1988, 3.2. Bộ lọc cơ phải phù hợp với ISO 8662-1:1988, 4.2 và 4.3.

4.4  Kẹp chặt bộ chuyển đổi

Kẹp chặt bộ chuyển đổi với dụng cụ chạy bằng động cơ phải phù hợp với ISO 8662-1:1988, 4.2, chỉ trừ trường hợp chấp nhận sự gắn bằng keo. Xem Hình 1.

4.5  Thiết bị phụ

Phải đo áp suất không khí cung cấp theo TCVN 9452 (ISO 2787) bằng cách sử dụng áp kế loại chính xác. Phải đo áp suất thủy lực hoặc sức căng của lò xo với cùng một độ chính xác như áp suất không khí.

Hình 1 – Gắn bộ chuyển đổi bằng keo

4.6  Hiệu chuẩn

Phải thực hiện sự hiệu chuẩn phù hợp với ISO 8662-1:1988, 4.8

5  Hướng đo và vị trí đo

5.1  Hướng đo

Phải thực hiện các phép đo theo chiều song song với chiều dẫn động, thường là theo chiều z. Xem Hình 2.

CHÚ DẪN:

1 chiều dẫn động

Hình 2 – Dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt – Hướng đo và vị trí của bộ chuyển đổi

5.2  Vị trí đo

Phải thực hiện các phép đo trên tay cầm từ đó dụng cụ chạy bằng động cơ được khởi động, tại vị trí mà người vận hành thường cầm bằng tay. Bộ chuyển đổi phải được lắp càng gần với vùng nắm bằng tay càng tốt và song song với chiều dẫn động. Xem Hình 2.

6  Qui trình vận hành

6.1  Qui định chung

Phải thực hiện phép đo trên một dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt mới, được phục vụ và bôi trơn tốt.

Trong quá trình thử, dụng cụ chạy bằng động cơ phải vận hành ở áp suất danh định và được sử dụng phù hợp với đặc tính kỹ thuật của nhà sản xuất. Đối với các dụng cụ được dẫn động bằng khí nén, không khí phải được cung cấp bằng một ống mềm có chiều dài tối thiểu là 2 m được kẹp chặt vào dụng cụ chạy bằng động cơ thông qua một đầu nối tác động nhanh.

Dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt phải được vận hành vuông góc với chi tiết gia công.

Phải tác dụng lực dẫn tiến thích hợp để bảo đảm cho hoạt động của dụng cụ chạy bằng động cơ được êm và ổn định và đưa ra đặc tính danh nghĩa phù hợp với đặc tính kỹ thuật của nhà sản xuất.

Trong quá trình thử, dụng cụ chạy bằng động cơ phải được bố trí sao cho người vận hành có tư thế đứng thẳng hoặc hầu như đứng thẳng và làm việc với cẳng tay và cánh tay trên tạo thành góc giữa 100° và 160°. Người vận hành phải có khả năng cầm dụng cụ chạy bằng động cơ một cách thuận tiện trong quá trình thử. Xem Hình 3.

Đối với các phép đo, phải sử dụng một hệ khởi động “dẫn động đơn” như đã được định nghĩa trong EN 792-13.

Các sai lệch phải được trình bày trong báo cáo thử.

CHÚ THÍCH 1: Theo EN 792-13, một hệ “dẫn động đơn” là hệ dẫn động trong đó bộ khởi động cần được vận hành cho mỗi lần tác động dẫn động.

CHÚ THÍCH 2: Các điều kiện làm việc đối với quá trình thử là giống nhau với các điều kiện làm việc cho phép đo tiếng ồn trên dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt được qui định trong EN 12549.

Hình 13-Dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt – Tư thế làm việc của người vận hành

6.2  Chất tải

Trong quá trình đo, dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt phải vận hành với thi tiết kẹp chặt lớn nhất được dự định sử dụng đối với dụng cụ chạy bằng động cơ.

Chi tiết gia công phải được chế tạo bằng gỗ thông, không có mắt gỗ và có thể thẳng. Khối lượng riêng trung bình của toàn khối gỗ phải là 0,42 g/cm3 đến 0,48 g/cm3 và độ ẩm trung bình của gỗ phải là (12 ± 3) %.

Chiều dày của chi tiết gia công tối thiểu phải bằng 1,2 lần chiều dài của chi tiết kẹp chặt dài nhất được sử dụng. Điểm gắn vào trên chi tiết gia công phải cách mép một khoảng tối thiểu là 50 mm.

Chi tiết gia công phải được đỡ trên nền cát khô với thớ gỗ ở vị trí nằm ngang và bảo đảm sao cho bề mặt của chi tiết gia công ở trên mức ngang bằng với đỉnh cao của nền cát. Các kích thước của nền cát tối thiểu phải là 600 mm 600 mm 400 mm. Chi tiết gia công phải được bao quanh tất cả các cạnh với lớp cát có chiều rộng tối thiểu là 120 mm. Bề mặt của chi tiết gia công nên được bố trí sao cho tâm hình học của dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt có vị trí cách mặt sàn khoảng 1 m. Xem Hình 4.

Hình 4 – Dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt – Đồ gá thử

6.3  Điều kiện vận hành

Áp suất của các dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt vận hành bằng không khí nén phải được điều chỉnh sao cho các chi tiết kẹp chặt được sử dụng đi vào chi tiết gia công. Các trường hợp đặc biệt phải được báo cáo. Áp suất sử dụng phải bảo đảm cho dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt vận hành đúng.

Các dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt không vận hành bằng không khí nén, có sự điều chỉnh lực va đập phải được điều chỉnh chi sử dụng thiết bị này.

Nguồn cấp năng lượng phải được điều chỉnh để bảo đảm cho:

– các đinh móc được dẫn động tới ngang bằng với bề mặt;

– các đinh và các chốt được dẫn động tới ngang bằng với bề mặt hoặc được khoét sâu tới 1 mm.

7  Phương pháp đo và hiệu lực của các phép đo

7.1  Nguồn cấp năng lượng

Áp suất của các dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt bằng dẫn động khí nén hoặc các dữ liệu khác có liên quan đến nguồn cấp năng lượng phải được đo và giữ không thay đổi trong quá trình thử.

7.2  Tiến hành thử

Mỗi một trong ba người vận hành có kỹ năng phải thực hiện một loạt các thử nghiệm. Một loại thử nghiệm phải bao gồm ít nhất là năm hành trình chạy thử. Trong mỗi hành trình thử phải xác lập sự vận hành ổn định.

Đặt đầu mút của dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt tựa vào chi tiết gia công.

Trong khoảng thời gian 30 s, vận hành dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt 10 lần. Mỗi lần vận hành phải gồm có một dẫn động riêng tách biệt mà không có bất cứ sự di chuyển nào của dụng cụ do bị nẩy lên.

Đo giá trị rung có trọng lượng được tính toán trung bình theo thời gian, ah,w, trong khoảng thời gian này. Kết quả là tương đương với giá trị trung bình (của 10) giá trị rung tác động đơn có trọng lượng được tính toán trung bình theo thời gian được chuẩn hóa cho một vận hành trong mỗi thời gian 3s, ah,w,3s,

Nếu các phép đo được thực hiện khi sử dụng một số lần vận hành lớn hơn, n hoặc thời gian thích hợp dài hơn T, giá trị rung ah,w,3s được tính toán theo phương trình sau:

Trong đó

ah,w là giá trị rung có trọng lượng được tính toán trung bình theo thời gian;

ah,w,3s là giá trị rung tác động đơn có trọng lượng được tính toán trung bình theo thời gian được chuẩn hóa cho một vận hành trong mỗi thời gian 3 s;

n là số lượng vận hành;

T là thời gian tích hợp, tính bằng giây (s).

7.3  Hiệu lực của phép thử

Các phép đo phải được tiếp tục tới khi thu được một loạt phép thử có hiệu lực, nghĩa là tới khi hệ số biến đổi, xem 7.4, của các giá trị liên tiếp có trọng lượng nhỏ hơn 0,5 hoặc sai lệch chuẩn nhỏ hơn 0,30 m/s2.

7.4  Hệ số biến đổi

Hệ số biến đổi của loạt thử Cv được định nghĩa là tỷ số giữa sai lệch chuẩn, sn-1 của một loạt các giá trị đo và giá trị trung bình  của loạt:

Trong đó sai lệch chuẩn là

Và giá trị trung bình của loạt là

Trong đó

xi là giá trị đo được thứ i;

n là số lượng các giá trị đo.

7.5  Đánh giá kết quả

Phải tính toán giá trị trung bình cộng và sai lệch chuẩn của các giá trị đo được cho mỗi loạt thử đối với mỗi người vận hành. Phải tính toán giá trị trung bình cộng toàn bộ khi sử dụng giá trị trung bình thu được cho mỗi một trong ba người vận hành. Giá trị trung bình cộng toàn bộ phải là cơ sở cho công bố. Giá trị được công bố phải tính toán đến độ mở trong phép đo và trong sản xuất phù hợp với EN 12096.

8  Báo cáo về đo

Ngoài thông tin được yêu cầu trong ISO 8662-1:1988, Điều 7, phải đưa ra thông tin sau trong báo cáo:

a) kiểu và các kích thước của chi tiết kẹp chặt;

b) đối với các dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt được vận hành bằng không khí nén: áp suất vận hành;

c) đối với các dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt không vận hành bằng không khí nén: giá trị điển hình của nguồn cấp năng lượng và sự điều chỉnh va đập.

Một báo cáo thử mẫu được cho trong Phụ lục A.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Báo cáo thử mẫu về dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt

Phép thử này đã được thực hiện phù hợp với ISO 8662-1, Hand-held portable power tools – Measurement of vibrations at the handle – Part 1: General (Dụng cụ cầm tay chạy bằng động cơ – Đo rung ở tay cầm – Phần 1: Qui định chung) và TCVN 11721-11 (ISO 8662-11), Dụng cụ cầm tay chạy bằng động cơ – Đo rung ở tay cầm – Phần 11: Dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt).

Phần chung

Được thử bởi:………………………………Được báo cáo bởi:……………………………………….

Ngày:………………………………………………………………………………………………………..

Dụng cụ chạy bằng động cơ được thử

Kiểu dụng cụ:……………………………….Nhà sản xuất:……………………………………………..

Mẫu No:……………………………………..Loạt No:…………………………………………………….

Khối lượng với ổ chứa dụng cụ:………………….. Hệ thống dẫn động………………………………

Chiều dài bộ dẫn động, vượt quá đầu mút dụng cụ, mm:……………………………………………..

Chi tiết kẹp chặt được dẫn động

Đinh ghim (móc):                                        Đinh:

Diện tích mặt cắt ngang dây, mm2:………………Đường kính thân, mm:…………………………….

Chiều dài chân, mm:……………………………….Chiều dài đinh, mm:……………………………….

Kích thước vòm, mm:………………………………Kiểu thân: trơn nhẵn, vòng, vít ………………….

Các thông tin khác:…………………………………………………………………………………………

Chất tải

Chi tiết gia công bằng gỗ thông, kích thước, mm ……………….Độ ẩm gỗ,%:……………………..

Kích thước giá đỡ, chi tiết gia công, nền cát, mm:……………………………………………………..

Điều kiện vận hành

Áp suất, kPa:………………………………………Lực dẫn tiến,N:………………………………………

Điều chỉnh lực va đập:……………………………………………………………………………………..

Thiết bị đo

Gia tốc kế – nhà sản xuất, kiểu:……………………………………………………………………………

Gia tốc kế – khối lượng, tính bằng g:……………………………………………………………………..

Bộ lọc cơ học – nhà sản xuất, kiểu:……………………………………………………………………….

Bộ lọc cơ học – khối lượng, tính bằng g:…………………………………………………………………

Bộ khuyếch đại – nhà sản xuất, kiểu:……………………………………………………………………..

Bộ khuyếch đại khối lượng, tính bằng g:…………………………………………………………………

Máy ghi âm trên băng – nhà sản xuất, kiểu:……………………………………………………………..

Kẹp chặt bộ chuyển đổi và bộ lọc cơ học

Kiểu tích hợp tín hiệu và phương pháp xác định gia tốc có trọng lượng

Đặc tính kỹ thuật bổ sung

Đối với máy ghi âm trên băng, nếu được sử dụng, báo cáo các hệ số hiệu chỉnh cho các tần số trung tâm dải octa hoặc một phần ba octa.

Báo cáo bất cứ các chi tiết nào khác, nếu áp dụng, có liên quan đến phép đo.

Kết quả

Các kết quả phải được biểu thị là các giá trị có trọng lượng theo Bảng 1 đến 4.

Bảng 1 – Các giá trị rung tác động đơn riêng có trọng lượng đối với người vận hành A

Vận hành thử

m.s-2

1

 

2

 

3

 

4

 

5

 

Giá trị trung bình cộng

 

Hệ số biến đổi

 

Bảng 2 – Các giá trị rung tác động đơn riêng có trọng lượng đối với người vận hành B

Vận hành thử

m.s2

1

 

2

 

3

 

4

 

5

 

Giá trị trung bình cộng

 

Hệ s biến đổi

 

Bảng 3 – Các giá trị rung tác động đơn riêng có trọng lượng đối với người vận hành C

Vận hành th

m.s2

1

 

2

 

3

 

4

 

5

 

Giá trị trung bình cộng

 

Hệ số biến đi

 

Bảng 4 – Kết quả

Giá trị rung tác động đơn m.s-2

Giá trị trung bình cộng toàn bộ đối với ba người vận hành  

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] EN 12549, Acoustics – Noise emitted by machinery and equipment – Noise test code for fastener driving tools – Engineering method (Âm học – Qui tắc th tiếng ồn cho các dụng cụ dẫn động chi tiết kẹp chặt – Phương pháp kỹ thuật).

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11721-11:2016 (ISO 8662-11:1999 WITH AMENDMENT 1:2001) VỀ DỤNG CỤ CẦM TAY DẪN ĐỘNG BẰNG ĐỘNG CƠ – ĐO RUNG Ở TAY CẦM – PHẦN 11: DỤNG CỤ DẪN ĐỘNG CHI TIẾT KẸP CHẶT
Số, ký hiệu văn bản TCVN11721-11:2016 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 01/01/2016
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản