TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11296:2016 VỀ NANOCURCUMIN

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 06/04/2016

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11296:2016

NANOCURCUMIN

Nanocurcumin

Lời nói đầu

TCVN 11296:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F6 Dinh dưỡng và thức ăn kiêng biên soạn, Tổng cục Tiêu chun Đo lường Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Curcumin có danh pháp hóa học (1E,6E)-1,7-bis (4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1,6-heptadien-3,5-dion, công thức phân tử C21H20O6, là hoạt chất thuộc nhóm curcuminoid, có nguồn gốc từ c nghệ Curcuma longa Linnaeus. Curcuminoid là các polyphenol, có các hoạt tính sinh học tác động tốt trên cơ thể người, được sử dụng trong nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng và dược phẩm cũng như làm phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, độ tan của curcumin trong nước rất thấp (chỉ khoảng 0,001 %) và dễ bị phân hủy nên lượng hấp thu vào cơ thể người thực tế rất nhỏ. Để tăng độ phân tán của curcumin trong nước lên nhiều lần và tăng tỉ lệ hấp thu vào cơ thể người, curcumin đã được chế biến, sử dụng công nghệ nano để tạo kích thước nanomet. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, các sản phẩm nanocurcumin rất đa dạng, có nguồn gốc trong và ngoài nước, với các công nghệ chế biến khác nhau.

Theo đề nghị của Công ty Cổ phần Tinh dầu và Chất thơm (Enteroil), Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F6 Dinh dưỡng và thức ăn kiêng xây dựng TCVN 11296:2016 Nanocurcumin trên cơ sở: (i) các tiêu chuẩn của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) hướng dẫn về sản phẩm nano, tài liệu của Ủy ban hỗn hợp FAO/WHO về phụ gia thực phẩm (JECFA) về curcumin; (ii) số liệu về các chỉ tiêu và các mức được công bố trong tiêu chuẩn cơ sở của một số doanh nghiệp chế biến và kinh doanh nanocurcumin trong và ngoài nước; (iii) kết quả phân tích một số mẫu nanocurcumin trên thị trường.

 

NANOCURCUMIN

Nanocurcumin

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho nanocurcumin được chế biến từ curcumin của củ nghệ Curcuma longa Linnaeus.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4889:1989 (ISO 948:1980), Gia vị – Lấy mẫu

TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010), Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn

TCVN 7595-1:2007 (ISO 15141-1:1998), Thực phẩm – Xác định ocratoxin A trong ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc – Phần 1: Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao làm sạch bằng silicagel

TCVN 7596:2007 (ISO 16050:2003), Thực phẩm – Xác định aflatoxin B1 và hàm lượng tổng số aflatoxin B1, B2, G1 và G2 trong ngũ cốc, các loại hạt và các sản phẩm của chúng – Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao

TCVN 7993:2008 (EN 13806:2002), Thực phẩm – Xác định các nguyên tố vết – Xác định thủy ngân bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử hơi-lạnh (CVAAS) sau khi phân huỷ bằng áp lực

TCVN 8427:2010 (EN 14546:2005), Thực phẩm – Xác đnh nguyên tố vết – Xác định asen tổng số bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử giải phóng hydrua (HGAAS) sau khi tro hóa

TCVN 9934:2013 (ISO 1666:1996), Tinh bột – Xác định độ ẩm – Phương pháp dùng tủ sy

TCVN 9939:2013 (ISO 3593:1981), Tinh bột-Xác định hàm lượng tro

TCVN 10643:2014, Thực phẩm – Xác định hàm lượng chì, cadimi, đồng, sắt và kẽm – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử sau khi tro hóa khô

ISO 22412, Particle size analysis – Dynamic light scattering (DLS) [Phân tích cỡ hạt – Tán xạ ánh sáng động (DLS)]

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1  Nanocurcumin (nanocurcumin)

Sản phẩm được chế biến từ curcumin ca củ nghệ Curcuma longa Linnaeus, bằng công nghệ nano.

4  Các yêu cầu

4.1  Nguyên liệu

– Nguyên liệu dùng để chế biến nanocurcumin phải được phép sử dụng trong thực phẩm.

– Nguyên liệu chính là curcumin, được chế biến từ c nghệ Curcuma longa Linnaeus, có hàm lượng curcuminoid tổng số không nh hơn 90 % khối lượng.

4.2  Phân hạng

Sản phẩm nanocurcumin được phân thành hai hạng.

4.3  Yêu cầu cảm quan

Yêu cầu cảm quan đối với nanocurcumin được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Yêu cầu cảm quan

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Màu sắc Có màu vàng cam tự nhiên của nghệ
2. Trạng thái Dạng bột khô, mịn, không bị vón cục, phân tán tốt trong nước
3. Mùi, vị Đặc trưng của sản phẩm

4.4  Yêu cầu về các chỉ tiêu lý-hóa

Các chỉ tiêu lý-hóa đối với nanocurcumin được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Các chỉ tiêu lý-hóa

Tên chỉ tiêu

Mức

Hạng 1

Hạng 2

1. Cỡ hạt, nm, không lớn hơn

100

100

2. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn

7,0

7,0

3. Hàm lượng curcuminoid tổng số, % khối lượng

≥ 20,0

< 20,0

4. Hàm lượng tro tổng số, % khối lượng, không lớn hơn

2,0

2,0

4.5  Yêu cầu về an toàn thực phẩm

4.5.1  Hàm lượng kim loại nặng

Giới hạn tối đa kim loại nặng đối với nanocurcumin được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 – Giới hạn tối đa kim loại nặng

Tên chỉ tiêu

Mức tối đa

1. Hàm lượng cadimi, mg/kg

1,0

2. Hàm lượng chì, mg/kg

2,0

3. Hàm lượng thủy ngân, mg/kg

0,05

4. Hàm lượng asen, mg/kg

5,0

4.5.2  Giới hạn tối đa độc tố vi nấm

Giới hạn tối đa độc tố vi nấm đối với nanocurcumin được quy định trong Bảng 4.

Bảng 4 – Giới hạn tối đa độc tố vi nấm

Tên chỉ tiêu

Mức tối đa

1. Hàm lượng aflatoxin B1, μg/kg

5

2. Hàm lượng aflatoxin tổng số, μg/kg

10

3. Hàm lượng ochratoxin A, μg/kg

30

4.5.3  Giới hạn tối đa vi sinh vật

Theo quy định hiện hành [5].

5  Lấy mẫu

Lấy mẫu theo TCVN 4889:1989 (ISO 948:1980).

6  Phương pháp thử

6.1  Xác định các chỉ tiêu cảm quan

6.1.1  Xác định màu sắc

Tiến hành xác định màu sắc của mẫu thử trong điều kiện ánh sáng tự nhiên hoặc dưới đèn có ánh sáng tương tự. Đổ mẫu thử vào khay đựng mẫu tối màu rồi quan sát màu sắc của mẫu.

6.1.2  Xác định trạng thái

Từ mẫu xác định màu sắc (6.1.1), tiến hành quan sát để xác định trạng thái của mẫu thử bằng mắt thường.

Để xác định trạng thái phân tán của mẫu thử trong nước: hòa một lượng mẫu thích hợp vào nước và quan sát độ phân tán.

6.1.3  Xác định mùi, vị

Từ mẫu xác định màu sắc (6.1.1), tiến hành ngửi và nếm để xác định mùi vị của mẫu thử.

6.2  Xác định cỡ hạt, theo ISO 22412.

6.3  Xác định độ ẩm, theo TCVN 9934:2013 (ISO 1666:1996).

6.4  Xác định hàm lượng curcuminoid tổng số, theo Phụ lục A.

6.5  Xác định hàm lượng tro tổng số, theo TCVN 9939:2013 (ISO 3593:1981).

6.6  Xác định hàm lượng cadimi, theo TCVN 10643:2014.

6.7  Xác định hàm lượng chì, theo TCVN 10643:2014.

6.8  Xác định hàm lượng thủy ngân, theo TCVN 7993:2008 (EN 13806:2002).

6.9  Xác định hàm lượng asen, theo TCVN 8427:2010 (EN 14546:2005).

6.10  Xác đỊnh hàm lượng aflatoxin B1 và hàm lượng aflatoxin tổng số, theo TCVN 7596:2007 (ISO 16050:2003).

6.11  Xác định hàm lượng ochratoxin A, theo TCVN 7595-1:2007 (ISO 15141-1:1998).

7  Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

7.1  Bao gói

Bao bì đựng nanocurcumin phải khô, sạch, bền và đảm bảo an toàn vệ sinh. Bao bì phải được làm từ vật liệu đảm bảo an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng, không thôi nhiễm chất độc hoặc có mùi ảnh hưởng đến sản phẩm, bảo vệ sản phẩm tránh ánh sáng trực tiếp.

7.2  Ghi nhãn

Việc ghi nhãn sản phẩm phải phù hợp với quy định trong TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010).

7.3  Vận chuyển và bảo quản

Phương tiện vận chuyển và bảo quản nanocurcumin phải khô, sạch, chống ẩm ướt, không có mùi lạ, duy trì được chất lượng của sản phẩm. Không vận chuyển và bảo quản nanocurcumin lẫn với các loại hàng hóa khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

 

Phụ lục A

(quy định)

Xác định hàm lượng curcuminoid tổng số

A.1  Thuốc thử

A.1.1  Etanol, không nhỏ hơn 99,5 % (thể tích).

A.2  Thiết b, dụng cụ

Sử dụng thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau đây:

A.2.1  Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 1 mg.

A.2.2  Bình định mức, dung tích 100 ml và 200 ml.

A.2.3  Pipet, có thể phân phối các thể tích 1,0 ml.

A.2.4  Máy đo quang phổ, đo được ở bước sóng 425 nm.

A.2.5  Cuvet, có chiều dài đường quang 1 cm.

A.3  Cách tiến hành

Dùng cân (A.2.1) để cân lượng mẫu thử dự kiến chứa khoảng 0,08 g curcumin, chính xác đến 0,1 mg, cho vào bình định mức dung tích 200 ml (A.2.2). Thêm etanol (A.1.1) và lắc để hòa tan, thêm etanol đến vạch và trộn đều. Dùng pipet (A.2.3) chuyển 1,0 ml dung dịch này sang bình định mức dung tích 100 ml (A.2.2) và thêm etanol đến vạch.

Thực hiện phân tích ngay sau khi chuẩn bị mẫu.

Xác định độ hấp thụ A của dung dịch thu được ở bước sóng 425 nm trong máy đo quang phổ (A.2.4), sử dụng cuvet 1 cm (A.2.5).

A.4  Tính kết quả

Hàm lượng curcuminoid tổng số của mẫu thử, X, biểu thị theo phần trăm khối lượng, tính theo công thức sau:

Trong đó:

A là độ hấp thụ của mẫu th đo được  bước sóng 425 nm, tính bằng đơn v độ hấp thụ (AU);

D là hệ số pha loãng của dung dịch thử, trong trường hợp này ;

w là khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g);

1607 là độ hấp thụ riêng của chất chun curcumin trong etanol  bước sóng 425 nm, tính bng đơn vị độ hấp thụ trên gam (AU/g).

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 8958:2011 (ISO 5562:1983) Nghệ củ và nghệ bột – Các yêu cầu

[2] TCVN I-1:2009 Bộ tiêu chun quốc gia về thuốc – Phần 1: Các phương pháp kiểm nghiệm thuốc

[3] QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phm

[4] QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm

[5] Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”

[6] JECFA (2003) Curcumin

[7] ISO/TS 11937:2012 Nanotechnologies – Nanoscale titanium dioxide in powder form – Characteristics and measurement

[8] ISO/TS 12805:2011 Nanotechnologies – Materials specifications – Guidance on specifying nano-objects

[9] ISO/TS 13830:2013 Nanotechnologies – Guidance on voluntary labelling for consumer products containing manufactured nano-objects

[10] ISO 14488:2007 Particulate materials – Sampling and sample splitting for the determination of particulate properties

[11] ISO/TS 17200:2013 Nanotechnology – Nanoparticles in powder form – Characteristics and measurements

[12] ISO/TS 27687:2008 Nanotechnologies – Terminology and definitions for nano-objects – Nanoparticle, nanofibre and nanoplate

[13] ISO/TS 80004-1:2010 Nanotechnologies – Vocabulary – Part 1: Core terms

[14] ISO/TS 80004-6:2013 Nanotechnologies – Vocabulary – Part 6: Nano-object characterization

[15] IS (Indian Standard) 3576:2010 Spices and condiments- Turmeric, whole and ground-Specification

[16] Tiêu chuẩn cơ sở số 05.01/2015/CBPH Nanocurcumin của Công ty Cổ phần Tinh dầu và Chất thơm (Enteroil)

 

tin noi bat
  • Lưu trữ
  • Ghi chú 
  • Ý kiến
  • Facebook
  • Email
  • In
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11296:2016 VỀ NANOCURCUMIN
Số, ký hiệu văn bản TCVN11296:2016 Ngày hiệu lực 06/04/2016
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực An toàn thực phẩm
Ngày ban hành 06/04/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản