TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11639-3:2016 (ISO 6626-3:2008) VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – VÒNG GĂNG – PHẦN 3: VÒNG GĂNG DẦU LÒ XO XOẮN LÀM BẰNG THÉP

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11639-3:2016

ISO 6626-3:2008

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – VÒNG GĂNG – PHẦN 3: VÒNG GĂNG DẦU LÒ XO XOẮN LÀM BẰNG THÉP

Internal combustion engines – Piston rings – Part 3: Coil-spring-loaded oil control rings made of steel

Lời nói đầu

TCVN 11639-3:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 6626-3:2008.

TCVN 11639-3:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 70 Động cơ đốt trong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11639 (ISO 6626), Động cơ đốt trong – Vòng găng, bao gồm các phần sau:

– Phần 2: Vòng găng dầu lò xo xoắn có chiều dầy nhỏ làm bằng gang đúc.

– Phần 3: Vòng găng dầu lò xo xoắn làm bằng thép.

Lời giới thiệu

Bộ TCVN 11639 (ISO 6626) là bộ tiêu chuẩn nằm trong hệ thống tiêu chuẩn liên quan đến vòng găng cho động cơ đốt trong kiểu pit tông chuyển động tịnh tiến. Các bộ tiêu chuẩn khác là TCVN 5735 (ISO 6621), TCVN 11635 (ISO 6622), TCVN 11636 (ISO 6623), TCVN 11637 (ISO 6624)TCVN 11638 (ISO 6625) và TCVN 11640 (ISO 6627) (xem chi tiết trong thư mục tài liệu tham khảo)

 

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – VÒNG GĂNG – PHẦN 3: VÒNG GĂNG DẦU LÒ XO XOẮN LÀM BẰNG THÉP

Internal combustion engines – Piston rings – Part 3: Coil-spring-loaded oil control rings made of steel

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các đặc điểm kích thước chính của các vòng găng dầu thấm nitơ kiểu lò xo xoắn làm bằng thép, kiểu SOR (rãnh dạng chữ R) và SOV (rãnh dạng chữ V).

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các vòng găng dầu thấm nitơ kiểu lò xo xoắn có đường kính từ 60 mm đến 200 mm, được sử dụng trên động cơ đốt trong kiểu pit tông chuyển động tịnh tiến. Các vòng găng này cũng có thể được sử dụng trên các máy nén hoạt động trong điều kiện tương tự.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5735-4 (ISO 6621-4), Động cơ đốt trong – Vòng găng – Phần 4: Đặc tính kỹ thuật chung.

3  Ký hiệu

Các ký hiệu sau được sử dụng trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Các ký hiệu này (bao gồm cả các ch s phụ) phù hợp với các ký hiệu trong TCVN 5735 (ISO 6621), TCVN 11635 (ISO 6622), TCVN 11636 (ISO 6623), TCVN 11637 (ISO 6624), TCVN 11638 (ISO 6625), TCVN 11640 (ISO 6627) và các phần khác của TCVN 11639 (ISO 6626).

a1 Chiều rộng vòng găng

aĐộ sâu rãnh

a12 Chiều rộng vòng găng tính cả lò xo xoắn

a13 Độ sâu rãnh và phần vật liệu còn lại

a14 Chiều rộng phần cắt rãnh ngoài

B3 Chiều rộng rãnh ngoài

c1 Chiều rộng rãnh xẻ

d1 Đường kính danh nghĩa (Đường kính danh nghĩa của xy lanh)

d7 Đường kính vòng lò xo xoắn

d14 Đường kính rãnh lò xo xoắn cho kiểu SOR

f1 Khoảng chệch của lò xo xoắn

Ft Lực tiếp tuyến

h1 Chiều dày vòng găng

h5 Chiều dày phần tiếp xúc

p0 Áp suất tiếp xúc

s1 Khe hở miệng  trạng thái lắp ghép

w1 Chiều dài rãnh xẻ

w3 Khoảng cách rãnh xẻ

α Góc trong phần tiếp xúc

β Góc ngoài phần tiếp xúc

θ Góc đường rãnh lò xo kiểu SOV

4  Kiểu vòng găng và ký hiệu ví dụ

4.1  Kiểu SOR – Vòng găng dầu bằng thép với rãnh dạng chữ R

4.1.1  Đặc điểm và kích thước chung

Hình 1 đưa ra các đặc điểm và kích thước chung của vòng găng kiểu SOR

Kích thước tính bằng milimét

Xem danh mục các ký hiệu  Điều 3.

Xem giá trị kích thước ở các bảng 3, 4, 5, 10, 13, 14, 15 và 16.

CHÚ DN:

1 Mặt phẳng tham chiếu

Hình 1 – Đặc điểm và kích thước chung của vòng găng kiu SOR

4.1.2  Ký hiệu

VÍ DỤ: Một vòng găng dầu thấm nitơ có lò xo xoắn làm bằng thép có rãnh dạng chữ R (SOR), có chiều rộng loại nhỏ (S), có đường kính danh nghĩa là d1 = 100 mm (100) và chiều dầy danh nghĩa h1 = 3 mm (3), chiu dầy phần tiếp xúc h5 = 0,20 mm (0,20), lớp thấm nitơ dày tối thiểu 0,030 mm (NT030), lò xo xoắn được giảm nhiệt (WF), bước xoắn thay đổi, đường kính vòng lò xo xoắn d7 mặt đáy lò xo phẳng (CSE), áp suất tiếp xúc trung bình danh nghĩa po = 1,5 Mpa (PN1,5):

Vòng găng TCVN 11639-3 (ISO 6626-3) SOR-S – 100 x 3 x 0,20 NT030 WF CSE PN1,5

4.2  Kiểu SOV  Vòng găng dầu bằng thép với rãnh chữ V

4.2.1  Đặc điểm và kích thước chung

Hình 2 đưa ra các đặc điểm và kích thước chung của vòng găng kiểu SOV.

Kích thước tính bằng milimét

Xem danh mục các ký hiệu  Điều 3.

Xem giá trị kích thước  các bảng 3, 4, 5, 11, 17, 18 và 19

CHÚ DN:

1 Mặt phng tham chiếu

Hình 1 – Các đặc điểm và kích thước chung của vòng găng kiểu SOV

4.2.2  Ký hiệu

VÍ DỤ: Một vòng găng dầu thấm nitơ có lò xo xoắn làm bằng thép có rãnh chữ V (SOV), chiều rộng loại nh (S), rãnh chữ V góc 40° (V40), có đường kính danh nghĩa là d1 = 100 mm (100) và chiều dày danh nghĩa h1 = 3 mm (3), chiều dày phần tiếp xúc h5 = 0,20 mm (0,20), lớp thấm nitơ dày tối thiu 0,030 mm (NT030), lò xo xoắn với bộ giảm nhiệt độ (WF) và đường kính xoắn d7 không đi (CSN), áp suất tiếp xúc trung bình danh định po = 1,5 Mpa (PN1,5):

Vòng găng TCVN 11639-3 (ISO 6626-3) SOV-S-V40 – 100 x 3 x 0,20 NT030 WF CSN PN1,5

5  Đặc điểm chung

5.1  Chiều dày vòng găng h1 và chiều rộng a1

Bảng 1 đưa ra các đặc điểm chung của chiều dày vòng găng h1 và chiều rộng a1.

Bảng 1 – Chiều dầy vòng găng h1 và chiều rộng a1

Kích thước tính bằng milimét

Chiều dày vòng găng

Chiều rộng vòng găng
a1 ± 0,15

Kiểu

Nhỏ
(Mã:S)

Lớn
(Mã:L)

2,0

1,8 đến 2,0

SOR

2,5

1,8 đến 2,0

SOR

3,0

1,8 đến 2,0

2,3 đến 2,6

SOR và SOV

4,0

2,0 đến 2,6

2,8 đến 3,2

SOR và SOV

5.2  Chiều dầy phần tiếp xúc h5

Bảng 2 đưa ra các đặc điểm chung của chiều dày phần tiếp xúc h5

Bảng 2 – Chiều dầy phần tiếp xúc h5

Kích thước tính bằng milimét

Chiều dày vòng găng
h1

Chiều dày phần tiếp xúc
h5 ± 0,07

2,0

0,20

2,5

0,20

0,25

3,0

0,20

0,25

0,30

4,0

0,20 a

0,25

0,30

a Với vòng găng có đường kính lớn hơn 120 mm và chiều dày bằng 4,0 mm, không sử dụng kích thước chiều dày phần tiếp xúc 0,20 mm.

5.3  Các góc của phần tiếp xúc αβ

Bảng 3 đưa ra các đặc điểm chung các góc của phần tiếp xúc αβ.

Bảng 3 – Góc của phần tiếp xúc αβ

Góc của phần tiếp xúc

Khoảng giá trị danh nghĩa của góc

Dung sai

α

5° đến 20° a

± 5°

β

10° đến 30° a

± 5°

a Góc danh nghĩa tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng.

5.4  Chiều rộng rãnh ngoài B3

Bảng 4 đưa ra các đặc điểm chung của chiều rộng rãnh ngoài B3.

Bảng 4- Chiều rộng rãnh ngoài B3

Kích thước tính bằng milimét

Chiều dày vòng găng
h1

Chiều rộng rãnh ngoài
B3 a

2,0

1,25 đến 1,45

2,5

1,35 đến 1,75

3,0

1,45 đến 2,10

4,0

1,80 đến 3,20

a B3 > (c1 + 0,95)

5.5  Kích thước rãnh xẻ

Bảng 5 quy định các đặc điểm chung của kích thước rãnh xẻ.

Bng 5 – Kích thước rãnh xẻ tiêu chuẩn

Kích thước tính bằng milimét

Chiều dày vòng găng
h1

Chiều rộng rãnh xẻ
c1

Chiều dài rãnh xẻ
w1

Khoảng cách rãnh xẻ
W3

2,0

0,3 đến 0,5

1,4 đến 2,5

5 đến 10

2,5

0,4 đến 0,6

2,0 đến 3,0

5 đến 10

3,0

0,5 đến 0,7

2,5 đến 3,5

5 đến 10

4,0

0,6 đến 1,0

3,0 đến 5,0

5 đến 10

Các rãnh xẻ có th được xẻ mở trên bề mặt khe h vòng găng (Xem hình 3).

Hình 3 – Bố trí các rãnh xẻ

5.6  B mặt thấm Nitơ

Bảng 6 đưa ra các đặc điểm chung của bề mặt thấm Nitơ

Bảng 6 – Chiều dầy lớp thấm Nitơ trên mặt lưng và mặt đáy

Kích thước tính bng milimét

Chiều dầy lớp thấm nitơ

Mặt lưng
min

Mặt đáy
min

NT010

0,010

0,005

NT030

0,030

0,010

NT050

0,050

0,015

a Xem TCVN 5735-1 (ISO 6621-4) cho dung sai

5.7  Áp suất tiếp xúc danh nghĩa và lực tiếp tuyến

Bảng 7 đưa ra các đặc điểm chung của áp suất tiếp xúc danh nghĩa.

Bảng 7 – Kiểu áp suất tiếp xúc danh nghĩa

Kích thước tính bằng milimét

Chiều dầy vòng găng
h1

Áp suất tiếp xúc danh nghĩa
p0
MPa

Mã PN1,0

Mã PN1,5

Mã PN2,0

Mã PN2,5

2,0

1,0

1,5

2,0

2,5

1,0

1,5

2,0

3,0

1,5

2,0

2,5

4,0

1,5

2,0

2,5

5.8  Dung sai của lực tiếp tuyến Ft

Bảng 8 quy định các đặc điểm chung của lực tiếp tuyến Ft, mà:

Ft = d1 x h5 p0                                                                          (1)

Bảng 8 – Dung sai của lực tiếp tuyến Ft

Lực tiếp tuyến
N

Dung sai

Ft < 20

± 4 N

Ft ≥ 20

± 20 %

6  Lò xo xoắn

6.1  Kiểu lò xo xoắn

6.1.1  Tất cả các giá trị nêu trong các bảng kích thước đều dựa trên cơ sở lò xo xoắn hình trụ được cuốn từ các dây tròn.

Cả 3 kết cấu cho trong hình 4 đến hình 7 là kiểu phổ biến.

6.1.2  Hình 4 đưa ra lò xo xoắn kiểu CSN với các bước lò xo đều.

CHÚ DN:

 Đường kính của dây lò xo

Hình 4 – Lò xo xoắn kiểu CSN

6.1.3  Hình 5 cho lò xo xoắn kiểu CSG có bước lò xo đều (đường kính vòng lò xo d7 phẳng).

CHÚ DN:

1  Đường kính của dây lò xo

a  Xấp x 0,8 lần đường kính của vòng dây lò xo

Hình 5 – Lò xo xoắn kiểu CSG

6.1.4  Hình 6 đưa ra lò xo xoắn kiểu CSE với các bước lò xo biến đổi (đường kính vòng lò xo d7 phẳng), và hình 7 đưa ra vị trí của các bước lò xo nhỏ.

CHÚ DN:

 Đường kính của dây lò xo.

a  Xấp xỉ 0,8 lần đường kính của vòng dây lò xo.

Hình 6 – Lò xo xoắn kiểu CSE

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN

1 Khoảng hở lò xo

2 Khu vực bước xoắn nhỏ

a Chốt độ dài tự do

b Chốt độ dài cố định

Hình 7 – Vị trí của vùng bước xoắn nhỏ

CHÚ THÍCH: Việc sử dụng các kết cấu lò xo khác có thể được thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng. Kết cấu và kích thước rãnh chứa lò xo theo đó cũng có thể thay đổi nếu cần thiết.

6.2  Khoảng chệch của lò xo xoắn (khe hở m rộng)

Khoảng chệch của lò xo xoắn, f1, là khoảng cách giữa các điểm cuối của khe hở vòng găng, khi vòng găng không chịu nén, tính theo trung điểm của rãnh lò xo (Xem hình 8 và bảng 9).

Hình 8 – Khoảng chệch của lò xo xoắn

Bảng 9 – Khoảng chệch của lò xo xoắn

Đường kính danh nghĩa
d1

Khoảng chệch của lò xo xoắn
f1
max

60 ≤ d1 < 100

0,1 x d1

100  d1 ≤ 200

0,12 x d1

6.3  Vị trí của khoảng hở lò xo xoắn và cách cố định

Khoảng hở lò xo phải xấp xỉ 180° tính từ khe h miệng vòng găng tới và các điểm cuối của khoảng h lò xo được cố định với đim ni hoặc một chốt nối.

6.4  Vật liệu

Lò xo xoắn làm từ vật liệu được cho trong TCVN 5735-3 (ISO 6621-3), bảng 1, phân lớp MC62 (dây lò xo van), MC67 (thép không gỉ) và MC68 (dây đàn piano).

Lò xo có hai mức chịu nhiệt khác nhau (mất lực tiếp tuyến do tải trọng và nhiệt độ).

– Mức chịu nhiệt tiêu chuẩn,

– Mức chịu nhiệt giảm, mã WF.

Các điều kiện thử nghiệm và mức độ giảm lực tiếp tuyến cho phép được chỉ rõ theo TCVN 5735-5 (ISO 6621-5), bảng 10.

7  Kiểu SOR

Bảng 10 đưa ra dung sai và các tiêu chí tính a4, a13, a14, d14, d7 và a12 cho kiểu SOR.

Bảng 10 – Dung sai và các tiêu chí tính a4, a13, a14, d14, d7  a12 cho kiu SOR.

Kích thước tính bằng milimét

Chi tiết

Ký hiệu

Dung sai

Phương án tính

Độ sâu rãnh a4 ± 0,1 a4 = (0,35 đến 0,6) x a1 – 0,2
Độ sâu rãnh và phần vật liệu còn lại a13 ± 0,1 a13 = a4 + (0,45 đến 0,65)
Chiều rộng phần cắt rãnh ngoài a14 a max a14 = (0,1 đến 0,3) a1
Đường kính rãnh lò xo xoắn d14 ± 0,05 d14 = (0,65 đến 0,85) x h1 b
Đường kính vòng lò xo xoắn d7 ± 0,05 d7 = (0,05 đến 0,3) d14
Chiều rộng vòng găng tính cả lò xo xoắn a12 ± 0,15 a12 = a13 + d7
a Giá trị này sẽ được xác định bi nhà sản xuất và khách hàng.

b Khi h1 = 2,0 hoặc 2,5, d14 = (0,75 đến 0,85) x h1.

8  Kiểu SOV

8.1  Góc của đường rãnh trong, θ, được xác định như sau:

40° ± 1° (mã V40) hoặc 45° ± 1° (mã V45) ± 1° (góc tính đến mặt tham chiếu)

Xem hình 2.

8.2  Bng 11 đưa ra dung sai và các phương án tính a4, a13, a14, d14, d7 và a12 cho kiểu SOV

Bảng 11 – Dung sai và các phương án tính a4, a13, a14, d14, d7  a12 cho kiểu SOV

Kích thước tính bằng milimét

Chi tiết

Ký hiệu

Dung sai

Phương án tính

Độ sâu rãnh a4 ± 0,1 a4 = (0,35 đến 0,6) x a1 – 0,3
Độ sâu rãnh và phần vật liệu còn lại a13 ± 0,1 a13 = a4 + (0,45 đến 0,65)
Chiều rộng phần cắt rãnh ngoài a14 a max a14 = (0,1 đến 0,3) a1
Đường kính vòng lò xo xoắn d7 ± 0,05 d7 = (0,6 đến 0,8) h1
Chiều rộng vòng găng tính cả lò xo xoắn a12 ± 0,15 a12 = a4+(-0,1 đến 0,4)+(1+ ) X 
a Giá trị này sẽ được xác định bởi nhà sản xuất và khách hàng

9  Kích thước

Hai kiểu tiết diện vòng găng dầu được xác định trong phần này của TCVN 11639 (ISO 6626) (SOR và SOV) có thể được sử dụng cho các khoảng đường kính vòng găng khác nhau. Bảng 12 liệt kê danh mục các bảng từ 13 đến bảng 19 xác định kích thước của các kiểu vòng găng. Bảng 13 đến bảng 19 đưa ra các trực tiếp tuyến danh nghĩa được khuyến cáo sử dụng cho các kiểu vòng găng với các đường kính được nêu trong bảng 12.

Bảng 12 – Danh mục các bảng từ 13 đến bảng 19

Kích thước tính bằng milimét

Bảng

Kiểu

Chiều dày vòng găng
h1

Chiều rộng vòng găng
a1

Đường kính danh nghĩa
d1

13

SOR

2,0 và 2,5

SOR-S

60 đến 100

14

3,0

SOR-S và SOR-L

65 đến 120

15

4,0

SOR-S và SOR-L

80 đến 124

16

4,0

SOR-S và SOR-L

125 đến 200

17

SOV

3,0

SOR-S và SOR-L

70 đến 120

18

4,0

SOR-S và SOR-L

80 đến 124

19

4,0

SOR-S và SOR-L

125 đến 200

CHÚ THÍCH: Mã S và L được mô tả trong bảng 1.

Bảng 13 – Lực tiếp tuyến danh nghĩa khuyến cáo sử dụng cho vòng găng kiểu SOR-S (h1 = 2,0 mm và h1 = 2,5 mm)

Kích thước tính bằng milimét

Bng 14 – Lực tiếp tuyến danh nghĩa khuyến cáo sử dụng cho vòng găng kiểu SOR-S và SOR-L (h1 = 3,0 mm)

Kích thước tính bằng milimét

Bảng 15 – Lực tiếp tuyến danh nghĩa khuyến cáo sử dụng cho vòng găng kiu SOR-S và SOR-L (h1 = 4,0 mm; đường kính danh nghĩa d1 < 125 mm)

Kích thước tính bằng milimét

Bảng 16 – Lực tiếp tuyến danh nghĩa khuyến cáo sử dụng cho vòng găng kiểu SOR-S và SOR-L (h1 = 4,0 mm; đường kính danh nghĩa d1  125 mm)

Kích thước tính bằng milimét

Bảng 17 – Lực tiếp tuyến danh nghĩa được khuyến cáo sử dụng cho vòng găng kiểu SOV-S và SOV-L (h1 = 3,0 mm;)

Kích thước tính bằng milimét

Bảng 18 – Lực tiếp tuyến danh nghĩa được khuyến cáo sử dụng cho vòng găng kiểu SOV-S và SOV-L (h1 = 4,0 mm; đường kính danh nghĩa d1 < 125 mm)

Kích thước tính bằng milimét

Bng 19 – Lực tiếp tuyến danh nghĩa được khuyến cáo sử dụng cho vòng găng kiểu SOV-S và SOV-L (h1 = 4,0 mm; đường kính danh nghĩd1 ≥ 125 mm)

Kích thước tính bằng milimét

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 5735-1 (ISO 6621-1), Động cơ đốt trong- Vòng găng – Phần 1: Từ vựng

[2] TCVN 5735-2 (ISO 6621-2), Động cơ đốt trong- Vòng găng – Phần 2: Phương pháp đo

[3] TCVN 5735-3 (ISO 6621-3), Động cơ đốt trong- Vòng găng – Phần 3: Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu

[4] TCVN 5735-5 (ISO 6621-5), Động cơ đốt trong- Vòng găng – Phần 5: Yêu cầu chất lượng

[5] TCVN 11635-1 (ISO 6622-1), Động cơ đốt trong- Vòng găng – Phần 1: Vòng găng tiết diện hình chữ nhật làm bằng gang đúc

[6] TCVN 11635-2 (ISO 6622-2), Động cơ đốt trong- Vòng găng – Phần 2: Vòng găng tiết diện hình chữ nhật chiều dày nh

[7] TCVN 11636 (ISO 6623), Động cơ đốt trong- Vòng găng – Vòng găng tiết diện lưỡi cạo làm bằng gang đúc

[8] TCVN 11637-1 (ISO 6624-1), Động cơ đốt trong- Vòng găng – Phần 1: Vòng găng tiết diện hình chêm làm bằng gang đúc

[9] TCVN 11637-2 (ISO 6624-2), Động cơ đốt trong- Vòng găng – Phần 2: Vòng găng tiết diện nửa hình chêm làm bằng gang đúc

[10] TCVN 11637-3 (ISO 6624-3), Động cơ đốt trong- Vòng găng – Phần 3: Vòng găng tiết diện hình chêm làm bằng thép

[11] TCVN 11637-4 (ISO 6624-4), Động cơ đốt trong- Vòng găng – Phần 4: Vòng găng tiết diện nửa hình chêm làm bằng thép

[12] TCVN 11638 (ISO 6625), Động cơ đốt trong – Vòng găng – Vòng găng dầu

[13] TCVN 11639-2 (ISO 6626-2), Động cơ đốt trong – Vòng găng – Phần 2: Vòng găng dầu lò xo xoắn có chiều dày nhỏ làm bằng gang đúc

[14] TCVN 11640 (ISO 6627), Động cơ đốt trong- Vòng găng – Vòng găng dầu có vòng đệm đàn hồi.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11639-3:2016 (ISO 6626-3:2008) VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – VÒNG GĂNG – PHẦN 3: VÒNG GĂNG DẦU LÒ XO XOẮN LÀM BẰNG THÉP
Số, ký hiệu văn bản TCVN11639-3:2016 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 01/01/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản