TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11444:2016 VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM – ERYTHRITOL

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11444:2016

PHỤ GIA THỰC PHẨM – ERYTHRITOL

Food additives – Erythritol

 

Lời nói đầu

TCVN 11444:2016 được xây dựng trên cơ sở tham khảo JECFA (2006) Erythritol;

TCVN 11444:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F4 Gia vị và phụ gia thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

PHỤ GIA THỰC PHẨM – ERYTHRITOL

Food additives – Erythritol

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với erythritol được sử dụng làm phụ gia thực phẩm.

 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6469:2010, Phụ gia thực phẩm – Phương pháp đánh giá ngoại quan và xác định các chỉ tiêu vật lý

TCVN 8900-2:2012, Phụ gia thực phẩm – Xác định các thành phần vô cơ – Phần 2: Hao hụt khối lượng khi sấy, hàm lượng tro, chất không tan trong nước và chất không tan trong axit

TCVN 8900-6:2012, Phụ gia thực phẩm – Xác định các thành phần vô cơ – Phần 6: Định lượng antimon, bari, cadimi, crom, đồng, chì và kẽm bằng đo ph hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

TCVN 8900-8:2012, Phụ gia thực phẩm – Xác định các thành phần vô cơ – Phần 8: Định lượng chì và cadimi bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit

TCVN 9052:2012, Phụ gia thực phẩm – Xác định các thành phần hữu cơ

3  Mô t

3.1  Tên gọi

Tên hóa học:                 1,2,3,4-Butanetetrol

Tên khác:                      Meso-erythritol; tetrahydroxybutan; erythrite

3.2  Kí hiệu

INS (mã số quốc tế về phụ gia thực phẩm):        968

C.A.S (mã số hóa chất):                                    149-32-6

3.3  Công thức hóa học:                                   C4H10O4

3.4  Công thức cấu tạo (xem Hình 1)

Hình 1 – Công thức cấu tạo của erythritol

3.5  Khối lượng phân tử:                                  122,12

3.6  Chức năng sử dụng: Chất điều vị, chất giữ ẩm, chất mang, chất tạo ngọt

 Các yêu cầu

4.1  Nhận biết

4.1.1  Cảm quan

Tinh thể trắng, không mùi, không hút m, bền nhiệt. Độ ngọt  khoảng 60 % đến 80 % so với sacarose.

4.1.2  Khoảng nóng chảy

Từ 119 °C đến 123 °C.

4.1.3  Độ hòa tan

Dễ tan trong nước, rất ít tan trong etanol và không tan trong dietyl ete.

CHÚ THÍCH: Theo TCVN 6469:2010, chất được coi là “dễ tan” nếu chỉ cần từ 1 đến dưới 10 phần dung môi đ hòa tan 1 phần chất tan, chất “rất ít tan nếu cần từ 100 đến dưới 1 000 phần dung môi để hòa tan 1 phần chất tan, chất “không tan” nếu phải cần từ 10 000 phần dung môi trở lên để hòa tan 1 phần chất tan.

4.1.4  Pic chính trên HPLC

Thời gian lưu của pic chính trên sắc kí đồ của dung dịch thử (5.3.3.1) tương ứng với thời gian lưu của pic chính trên sắc kí đồ của dung dịch chuẩn erythritol (5.3.1.1) thu được trong phép phân tích (5.3.3.5).

4.2  Các ch tiêu lí – hóa

Các chỉ tiêu lí – hóa của erythritol theo quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Ch tiêu lí – hóa của erythritol

Tên ch tiêu

Mức yêu cầu

1. Hàm lượng erythritol, % khối lượng chất khô, không nhỏ hơn

99,0

2. Hao hụt khối lượng khi sấy, % khối lượng, không lớn hơn

0,2

3. Hàm lượng tro sulfat, % khối lượng, không lớn hơn

0,1

4. Hàm lượng chất khử, tính theo D-glucose, % khối lượng, không lớn hơn

0,3

5. Hàm lượng ribitol và glycerol, % khối lượng, không lớn hơn

0,1

6. Hàm lượng chì, mg/kg, không lớn hơn

0,5

5  Phương pháp thử

5.1  Xác định khoảng nóng chảy, theo 3.2 của TCVN 6469:2010.

5.2  Xác định độ hòa tan, theo 3.7 củaTCVN 6469:2010.

5.3  Xác định hàm lượng erythritol

5.3.1  Thuốc thử

Sử dụng thuốc thử tinh khiết phân tích, nước sử dụng là nước đã khử ion hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

5.3.1.1  Dung dịch chuẩn erythritol

Cân khoảng 2 g chất chuẩn erythritol1) (đã được làm khô trong bình hút m chân không ở 70 °C trong 6 h), chính xác đến 0,1 mg, cho vào bình định mức 50 ml (5.3.2.2), hòa tan với nước, thêm nước đến vạch và trộn. Lọc dung dịch này qua màng lọc 0,45 mm (5.3.2.3) trước khi sử dụng.

5.3.2  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và các thiết bị, dụng cụ sau đây:

5.3.2.1  Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.

5.3.2.2  Bình định mức, dung tích 50 ml.

5.3.2.3  Màng lọc, loại dùng một lần, có cỡ lỗ 0,45 mm.

5.3.2.4  Hệ thống sắc kí

5.3.2.4.1  Thiết bị sắc kí lỏng hiệu năng cao, được trang bị bơm không tạo xung, dòng không đổi.

5.3.2.4. Detector ch số khúc xạ, ví dụ RID-6A hoặc loại tương đương 2).

5.3.2.4.3  Cột, được nhồi bằng nhựa trao đổi cation mạnh dưới dạng hydro, ví dụ MCI Gel-CK08EH, Shodex KC-811 hoặc loại tương đương 2), chứa copolyme (đồng trùng hợp) polystyren-divinylbenzen đã sulfonat hóa, dạng mắt lưới lớn, chứa 8 % liên kết ngang, cỡ hạt 9 mm.

5.3.2.4.4  Bộ bơm mẫu, tốt nht là sử dụng loại có vòng bơm cố định (thủ công hoặc tự động), có thể bơm chính xác 30 ml.

5.3.2.4. Bộ tích phân, có thể xử lý dữ liệu có độ chính xác cao.

5.3.2.5  Pipet.

5.3.3  Cách tiến hành

5.3.3.1  Dung dịch th

Cân khoảng 2 g mẫu thử (mẫu đã được làm khô trong bình hút ẩm chân không ở 70 °C trong 6 h), chính xác đến 0,1 mg, cho vào bình định mức 50 ml (5.3.2.2), hòa tan với nước, thêm nước đến vạch và trộn. Lọc dung dịch này qua màng lọc 0,45 mm (5.3.2.3) trước khi sử dụng.

5.3.3.2  Thông số vận hành sắc kí

Nhiệt độ cột:                                         60 °C.

Tốc độ dòng:                                        khoảng 0,5 ml/min.

Áp suất cực đại của toàn hệ thống:        khoảng 4903 MPa (50 kgf/cm2).

5.3.3.3  Khởi động hệ thống

Kết nối đầu ra của bộ bơm mẫu (5.3.2.4.4) với đầu vào của cột (5.3.2.4.3) và nối đầu ra của cột với bộ thu chất thải. Khởi động bơm và rửa giải hệ thống  tốc độ dòng 0,1 ml/min. Cài đặt giới hạn áp suất kiểm soát đến khoảng 1 471 MPa (15 kgf/cm2), trên áp suất vận hành thông thường. Nâng tốc độ dòng với bước nâng 0,1 ml/min đến tốc độ vận hành và rửa giải cột trong 2 h.

Nối đầu ra của cột với ống detector (5.3.2.4.2), cho cả dung dịch chuẩn (5.3.1.1) và dung dịch th (5.3.3.1) đi qua trong 30 min sau đó chnh máy đo độ khúc xạ về “0” và chỉnh độ nhạy.

5.3.3.4  Phép thử sự phù hợp của hệ thống

Diện tích pic của ba lần bơm lặp lại 30 ml dung dịch chuẩn (5.3.1.1) cho độ lệch chuẩn tương đối (100 x độ lệch chuẩn/diện tích pic trung bình) không lớn hơn 1,0 %.

5.3.3.5  Xác định

Chạy sắc kí cho ba lần bơm lặp lại các thể tích 30 ml dung dịch chuẩn (5.3.1.1) và ghi lại diện tích pic erythritol trung bình là A.

Tương tự, chạy sắc kí cho ba lần bơm lặp lại các thể tích 30 ml dung dịch thử (5.3.3.1) và ghi lại diện tích pic erythritol trung bình là a.

5.3.4  Tính kết quả

Hàm lượng erythritol có trong mẫu thử, Xbiểu thị bằng phần trăm khối lượng tính theo chất khô, tính theo Công thức (1):

                                               (1)

Trong đó:

W là khối lượng chất chuẩn trong dung dịch chuẩn (5.3.1.1), tính bằng miligam (mg);

w là khối lượng mẫu thử đã làm khô (5.3.3.1), tính bằng miligam (mg);

A là diện tích pic trung bình của ba lần bơm lặp lại các thể tích 30 ml dung dịch chuẩn (xem 5.3.3.5), tính bằng đơn vị diện tích;

a là diện tích pic trung bình của ba lần bơm lặp lại các thể tích 30 ml dung dịch thử (xem 5.3.3.5), tính bằng đơn vị diện tích.

5.4  Xác định hao hụt khối lượng sau khi sấy, theo 5.1 của TCVN 8900-2:2012.

Sấy ở 70 °C trong 6 h, làm nguội trong bình hút m chân không.

5.5  Xác định hàm lượng tro sultat, theo 5.3.3 (Phương pháp I) của TCVN 8900-2:2012, sử dụng 2 g mẫu thử.

5.6  Xác định hàm lượng chất khử, theo 2.13.1 của TCVN 9052:2012.

5.7  Xác định hàm lượng ribitol và glycerol

Trên sắc kí đồ thu được từ dung dịch thử (xem 5.3.3.5), dịch rửa giải có thể chứa các pic phụ riêng l của glycerol và ribitol. Thời gian lưu của glycerol và ribitol so với thời gian lưu của erythritol (1,0) tương ứng là khoảng 0,93 và 1,10. Đo các diện tích pic của erythritol, glycerol, ribitol và tính tổng các diện tích pic.

Hàm lượng glycerol có trong mẫu thử, X1, biểu thị bằng phần trăm khối lượng, tính theo công thức sau:

                            (2)

Hàm lượng ribitol có trong mẫu thX2, biểu thị bằng phần trăm khối lượng, tính theo công thức sau:

                           (3)

Trong đó:

G là diện tích pic của glycerol, tính bằng đơn vị diện tích;

R là diện tích pic của ribitol, tính bằng đơn vị diện tích;

T là tổng các diện tích pic của erythritol, glycerol và ribitol, tính bằng đơn vị diện tích.

5.8  Xác định hàm lượng chì, theo TCVN 8900-6:2012 hoặc TCVN 8900-8:2012.

 



1) Chất chuẩn erythritol có thể có được từ Cerestar, EBS Vilvoorde R&D Centre, Centre of Fermentation Expertise, 84 Havenstraat, 1800 Vilvoorde, B; Mitsubishi Chemical Corporation, Speciality Chemicals Company, Intermediate Chemicals Department, 5-2 Marunonchi 2-chome, Chiyodaq-ku, Tokyo 100-0005, Nhật Bản; hoặc Nikken Chemicals Co., Ltd., Development Department, Sumitomo-Tsukiji Bldg., No. 4-414, kTsukiji 5-chome, Chuo-ku, Tokyo, 104-0045, Nhật Bản. Thông tin này nhằm tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định phải sử dụng sản phẩm của các nhà cung cấp nêu trên. Có thể sử dụng các sản phẩm tương tự nếu cho kết quả tương đương.

2) Thông tin về các thiết bị sẵn có nhằm tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định phải sử dụng sản phẩm của các nhà cung cp nêu trên. Có th sử dụng các sản phẩm tương tự nếu cho kết quả tương đương.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11444:2016 VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM – ERYTHRITOL
Số, ký hiệu văn bản TCVN11444:2016 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ
Ngày ban hành 01/01/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản