TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11542:2016 (ISO 11396:2012) VỀ DA CÁ SẤU – PHÂN VÙNG DA MÔ TẢ CÁC KHUYẾT TẬT PHÂN LOẠI THEO KHUYẾT TẬT KÍCH THƯỚC (CHIỀU DÀI) VÀ NGUỒN GỐC

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11542:2016
ISO 11396:2012

DA CÁ SU – PHÂN VÙNG DA, MÔ T CÁC KHUYẾT TẬT, PHÂN LOẠI THEO KHUYẾT TẬT, KÍCH THƯỚC (CHIU DÀI) VÀ NGUỒN GỐC

Crocodile skins – Presentation, description of defects, grading on the basis of defects, size (length) and origin

 

Lời nói đầu

TCVN 11542:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 11396:2012

TCVN 11542:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

DA CÁ SU – PHÂN VÙNG DA, MÔ T CÁC KHUYẾT TẬT, PHÂN LOẠI THEO KHUYẾT TẬT, KÍCH THƯỚC (CHIU DÀI) VÀ NGUỒN GỐC

Crocodile skins – Presentation, description of defects, grading on the basis of defects, size (length) and origin

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả hình dạng da cá sấu và các khuyết tật có thể xảy ra. Tiêu chuẩn đưa ra các hướng dẫn để phân loại da cá sấu theo khuyết tật, kích thước (chiều dài) và ging.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

2.1  Vảy (scute)

Tấm xương bên ngoài của da cá sấu.

2.2  Lột da (flaying)

Cắt mổ súc vật dọc theo đường cụ thể và lấy da ra khỏi con vật đó.

CHÚ THÍCH Có thể thực hiện lột da bằng tay hoặc bằng máy.

2.3  Lọc thịt (fleshing)

Loại bỏ thịt hoặc mô mỡ từ con da.

CHÚ THÍCH M và bạc nhạc thừa dính trên da sẽ giữ m và là nguyên nhân gây ra tình trạng kỵ khí làm da bị thối rữa và mất giá trị.

 Phân vùng da cá sấu

3.1  Việc phân vùng da cá sấu lột mổ theo đường sống lưng xuống tâm được minh họa trong Hình 1. Để phân vùng, sử dụng các thuật ngữ sau:

a) vùng hình dạng, ký hiệu là (PA);

b) ngoài vùng hình dạng, ký hiệu là (OP).

3.2  Vùng hình dạng được chia thành ba phần dưới đây, theo thứ tự quan trọng, với vùng bụng có bốn góc phần tư:

1)  đầu (A1);

2)  bụng (A2), với các góc phần tư bụng từ Q1 đến Q4;

3)  đuôi (A3).

CHÚ DẪN

1 Vảy thứ ba sau chân trước

2 Da bụng

Hình 1 – Phân vùng da cá sấu

4  Khuyết tật

Các khuyết tật trên da cá sấu được liệt kê từ 4.1 đến 4.6.

4.1  Nốt

vết lõm dạng tròn.

4.2  Vết cắt hoặc lỗ (C hoặc H)

Các vết cắt hoặc lỗ thủng xuyên qua da. Có hai loại:

– Loại 1: một vết cắt hoặc lỗ có đường kính đến 10 mm theo chiều rộng và chiều dài từ 5 mm đến 20 mm;

– Loại 2: một vết cắt hoặc lỗ có đường kính đến 20 mm theo chiều rộng và chiều dài từ 5 mm đến 40 mm.

4.3  Sẹo

Các thương tổn trên da cá sấu trước khi lột da hoặc trước khi giết mổ và đã có thời gian lành lại.

CHÚ THÍCH Các vết cắt, lỗ và vết xước để lại sẹo, vết hoặc thương tổn vĩnh viễn trên da.

4.4  Vết xước

Các phần hư hại trên da cá sấu trong khi giết mổ hoặc lột da. Vết xước thường được xác định tại điểm vảy bị vỡ.

CHÚ THÍCH vết xước bắt nguồn t việc cá sấu bò trên các bề mặt thô, ráp có các cạnh sắc, thực vật hoặc cây có gai có khả năng làm vỡ hoặc làm hư hại vảy xuyên qua các lớp da bên trong thuộc lớp thượng bì. Nếu xảy ra, da lộ tổn thương vĩnh viễn dễ nhìn thấy ở trạng thái hoàn tất.

4.5  Khuyết tật dưới da

Các khuyết tật dưới da bị gây ra bởi giun ký sinh và vi khuẩn. Giun ký sinh này sinh ra trong các vảy bụng và ăn lớp hạ bì vảy con.

CHÚ THÍCH Trong trường hợp nhất định, có thể nhìn thấy các đốm màu nâu, và các đốm màu; đó là dấu hiệu của nhiễtrùng do vi khuẩn. Ở mức độ nặng, lớp hạ bì bị biến tính và vảy bị tróc hoặc bề ngoài giống như bị “ăn mòn”.

4.6  Tuột vảy

Tuột vảy gặp phải khi chạm vào hoặc do chính con cá sấu gây ra, vảy lỏng lẻo hoặc rời ra khỏi da.

CHÚ THÍCH Trường hợp này thường do công nghệ xử lý hoặc bảo quản kém. Tuột vảy tương tự như “tuột lông” trong da bò hoặc da cừu.

5  Phân loại theo khuyết tật

5.1  Quy định chung

Với mục đích của hệ thống phân loại này, mỗi loại được xem xét kỹ lưỡng như sau:

a) sẹo, vết xước, tuột vảy, khuyết tật dưới da, vết cắt và lỗ;

b) điều kiện hoặc phương pháp bảo quản da;

c) hình dạng con da;

d) trình độ giết mổ, lột da và nạo thịt;

e) độ sạch;

f) ố hoặc nhuộm màu.

5.2  Loại 1

5.2.1  Da thuộc loại này phải được xử lý, lột da và nạo thịt đúng cách để đạt được trạng thái bo quản tốt nhất. Tránh để da bị xử lý quá để có được vật liệu mềm dẻo. Con da Loại 1 phải có kích thước đủ, ít nhất

– chiều rộng từ 30 cm đến 51 cm đối với da cá sấu nước mặn, hoặc

– chiều rộng từ 35 cm đến 51 cm đối với da cá sấu nước ngọt.

5.2.2  Da phải lành lặn và không có bất kỳ hư hại nào (bao gồm cả mặt dưới hoặc lớp mỡ của da) trong vùng hình dạng (PA). Ngoài ra, con da phải có bốn chân và bốn hàng sừng cứng hoặc vảy. Vùng hình dạng (PA) và vùng nốt (xem Hình 1) không được có vết cắt hoặc lỗ (C hoặc H). Tuy nhiên, da Loại 1 có thể có tối đa hai vết cắt hoặc lỗ Loại 1 ngoài vùng hình dạng (E1 đến E4).

5.3  Loại 2

5.3.1  Da thuộc loại này được lột da, nạo thịt và xử lý tốt như nhau. Da phải có kích thước đủ, ít nhất

– chiều rộng từ 30 cm đến 51 cm đối với da cá sấu nước mặn, hoặc

– chiều rộng từ 35 cm đến 51 cm đối với da cá sấu nước ngọt.

5.3.2  Da thuộc Loại 2 có thể có một vết cắt hoặc lỗ Loại 1 trên vùng bụng (từ Q1 đến Q4). Tốt nhất, không được có khuyết tật trong A1 và A3.

5.3.3  Tuy nhiên, nếu có một vết cắt hoặc lỗ Loại 1 trong A1 và A3, có thể cho phép đối với da Loại 2, miễn là không có khuyết tật trong A2.

5.3.4  Da có thể có vảy nhô ra hoặc vy tuột tối đa 5 đến 6 miếng ở vị trí tập trung bất kỳ trong vùng hình dạng (PA).

5.3.5  Da thuộc loại này có thể thiếu một chân.

5.3.6  Da phải có hơn một nửa đuôi. Da phải có ít nhất một hoặc hai nốt trong vùng hình dạng (PA). Mỡ hoặc các khuyết tật dưới da được cho phép ở vùng ngoài bụng (nghĩa là từ Q1 đến Q4). Các khuyết tật nhìn thấy được không được xuất hiện ở quá hai phần theo minh họa trong Hình 1 và, tại bất kỳ thời điểm nào, các khuyết tật này không được chiếm quá 20% phần bị ảnh hưởng.

5.3.9  Da không đáp ứng được hai trong ba điều kiện hoặc các khuyết tật được nêu trong 5.3.2, 5.3.3 và 5.3.5 phải được xếp vào da Loại 3.

5.4  Loại 3

5.4.1  Da phải có kích cỡ đủ, ít nhất

– chiều rộng từ 30 cm đến 51 cm đối với da cá sấu nước mặn, hoặc

– chiều rộng từ 35 cm đến 51 cm đối với da cá sấu nước ngọt.

5.4.2  Ngoài ra, các hướng dẫn sau đây cung cấp các tiêu chí đánh giá cho da Loại 3.

a) da có thể có một vết cắt hoặc lỗ Loại 1 trong vùng hình dạng (PA).

b) da có thể có một vết cắt hoặc lỗ Loại 2 trong vùng bụng (từ Q1 đến Q4).

c) da có thể có một vết cắt hoặc lỗ Loại 2 trong vùng đầu (A1) và vùng đuôi (A3).

d) da có thể có vảy nhô ra hoặc vảy tuột dưới 20% tổng diện tích da.

e) da có thể bị mất hai chân hoặc nhiều hơn.

f) da có thể có dưới 75% đuôi.

g) da có thể có 10 nốt hoặc ít hơn trong vùng hình dạng (PA).

h) da có thể có mỡ hoặc khuyết tật dưới da trong một phần tư vùng bụng. Không được có quá 20% ngoài vùng bụng bị tổn thương.

5.4.3  Da có hai điều kiện bất kỳ được nêu ở trên, ngoài điều kiện trong 5.4.2 d), phải được xếp vào da Loại 4

5.5  Loại 4, da thừa hoặc da loại

5.5.1  Da Loại 4, da thừa hoặc da loại là da không được xếp vào da Loại 3 và/hoặc động vật chưa được lột da, nạo thịt và bảo quản đúng cách.

CHÚ THÍCH Vật liệu biểu hiện mức độ ban đầu của quá trình thối rữa do bảo quản kém hoặc kỹ thuật bảo quản không phù hợp. Biểu hiện có thể là mùi amoniac đặc trưng và/hoặc xuất hiện các vết rỗ trên da cho thấy rõ tình trạng phân hủy.

5.5.2  Da thuộc loại này có chiều rộng

– nhỏ hơn 30 cm tại vùng bụng đối với da cá sấu nước mặn, hoặc

– nhỏ hơn 35 cm tại vùng bụng đối với da cá sấu nước ngọt.

5.5.3  Da thuộc loại này có dấu hiệu bị trầy da, tuột vảy nghiêm trọng, và da được bảo quản quá hoặc bảo quản không đủ.

5.5.4  Da thuộc loại này có một trong các điều kiện trên, hoặc kết hợp bất kỳ các điều kiện này mà có quá 50% vết cắt hoặc lỗ (4.2) trong da Loại 1 và da Loại 2.

 Phân loại theo kích cỡ (chiều dài)

6.1  Chiều dài của da phải được đo từ vảy thứ ba sau chân trước đến phần đuôi. Đo theo cách này sau khi loại bỏ sừng lưng. Tuy nhiên, phải đảm bảo không bao gồm bốn hàng sừng lưng trong phép đo.

6.2  Các kích cỡ sau được khuyến nghị:

– 95 cm đến 105 cm;

– 120 cm đến 170 cm;

– 180 cm đến 200 cm;

– trên 200 cm.

 Phân loại theo nguồn gốc

Đôi khi, nguồn gốc địa lý của da cũng được xem xét, ví dụ: nếu là loại sông Nin (nghĩa là Crocodylus niloticus). Có nhiều loại cá sấu, bao gồm cá sấu n Độ – Thái Bình Dương hoặc cá sấu nước mặn, cá sấu đầm lầy, cá su sông Nin Châu Phi, cá sấu Cuba, cá sấu Mêxicô, cá su Orinoco và cá sấu Mỹ.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11542:2016 (ISO 11396:2012) VỀ DA CÁ SẤU – PHÂN VÙNG DA MÔ TẢ CÁC KHUYẾT TẬT PHÂN LOẠI THEO KHUYẾT TẬT KÍCH THƯỚC (CHIỀU DÀI) VÀ NGUỒN GỐC
Số, ký hiệu văn bản TCVN11542:2016 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 01/01/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản