TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11582:2016 (ISO 9235:2013) VỀ NGUYÊN LIỆU CHẤT THƠM TỰ NHIÊN – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11582:2016
ISO 9235:2013
NGUYÊN LIỆU CHẤT THƠM TỰ NHIÊN – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Aromatic natural raw materials – Vocabulary
Lời nói đầu
TCVN 11582:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 9235:2013 và Đính chính kỹ thuật 1:2014;
TCVN 11582:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này đưa ra định nghĩa về nguyên liệu và các sản phẩm chất thơm tự nhiên sử dụng trong lĩnh vực tinh dầu. Tiêu chuẩn này không tích hợp với tất cả quy định của các lĩnh vực khác trong hoạt động sử dụng các sản phẩm được định nghĩa trong tiêu chuẩn này (nước hoa/chất thơm, mỹ phẩm, hương liệu trong công nghiệp thực phẩm…).
NGUYÊN LIỆU CHẤT THƠM TỰ NHIÊN – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Aromatic natural raw materials – Vocabulary
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định thuật ngữ và định nghĩa bằng tiếng Việt và tiếng Anh, liên quan đến nguyên liệu chất thơm tự nhiên.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
CHÚ THÍCH 1: Trong các định nghĩa sau đây, các thuật ngữ đã được định nghĩa ở điều mục khác sẽ được in nghiêng. Trong mỗi định nghĩa, thuật ngữ được viện dẫn kèm theo số điều mục.
CHÚ THÍCH 2: Trong tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được sắp xếp theo thứ tự chỉ mục theo chủ đề được nêu trong Phụ lục A và chỉ mục theo bảng chữ cái được nêu trong Phụ lục B.
2.1
Chất thơm tuyệt đối
sản phẩm thu được bằng cách chiết với etanol từ chất chiết đậm đặc (2.7), sáp thơm thực vật (2.22), nhựa chiết xuất (2.26) hoặc chất chiết lỏng siêu tới hạn (2.27).
CHÚ THÍCH: Dung dịch chiết etanol thường được làm nguội và được lọc để loại bỏ “sáp”; sau đó loại etanol bằng cách chưng cất.
2.2
Chất thơm được chưng cất bằng etanol
Sản phẩm chưng cất (2.8) thu được từ việc chưng cất nguyên liệu tự nhiên (2.19) với sự có mặt của etanol ở các nồng độ khác nhau.
2.3
Nước thơm
Hydrolat
Sản phẩm chưng cất (2.8) dạng lỏng còn lại sau khi chưng cất lôi cuốn hơi nước và tách tinh dầu (2.11), khi có thể.
VÍ DỤ: Hydrolat oải hương dạng nước, chất thơm từ hoa cam.
CHÚ THÍCH 1: Các thuật ngữ ở dạng “nước + tên hoa” hoặc “nước + tên thực vật” là nước thơm.
CHÚ THÍCH 2: Nước thơm có thể được xử lý bằng phương pháp vật lý mà không làm thay đổi đáng kể bất kỳ các thành phần nào của chúng (ví dụ: bằng cách lọc, gạn, ly tâm).
2.4
Nhựa thơm
Nhựa dầu (2.18) đặc trưng bởi sự có mặt của các dẫn xuất benzoic và/hoặc cinnamic.
VÍ DỤ: Nhựa thơm Peru, nhựa thơm Tolu, benzoin, styrax.
2.5
Tinh dầu ép nguội
Tinh dầu (2.11) thu được bằng cách ép vỏ quả có múi (citrus), ở nhiệt độ môi trường.
2.6
Tinh dầu cô đặc
Tinh dầu (2.11) được xử lý bằng quá trình vật lý để nâng cao hàm lượng một hoặc nhiều thành phần cần thiết.
2.7
Chất chiết đậm đặc
Chất chiết (2.13) thu được từ nguyên liệu tự nhiên (2.19) tươi bằng cách chiết với một hoặc một vài dung môi.
CHÚ THÍCH: Dung môi sau đó được loại bỏ một phần hoặc loại bỏ hết.
2.8
Sản phẩm chưng cất
Sản phẩm ngưng tụ thu được sau khi chưng cất nguyên liệu tự nhiên (2.19).
2.9
Tinh dầu chưng cất khô
Tinh dầu (2.11) thu được bằng quá trình chưng cất gỗ, vỏ cây, rễ cây hoặc gôm (gum), không bổ sung nước hoặc hơi nước.
VÍ DỤ: Tinh dầu hắc ín gỗ bạch dương.
2.10
Tinh dầu từ nước quả
Tinh dầu (2.11) thu được khi cô đặc nước quả hoặc trong khi xử lý UHT (thanh trùng nhanh) nước quả.
CHÚ THÍCH: Nước thơm hoặc tinh dầu thơm được tách thành pha dầu thơm và pha nước pha loãng, có chứa các thành phần chất thơm hòa tan trong nước.
2.11
Tinh dầu
Sản phẩm thu được từ các nguyên liệu tự nhiên (2.19) có nguồn gốc thực vật bằng cách chưng cất lôi cuốn hơi nước, bằng cách ép vỏ quả có múi hoặc bằng cách chưng cất khô, sau khi tách pha nước, nếu cần, bằng quá trình vật lý.
CHÚ THÍCH 1: Tinh dầu có thể được xử lý bằng quá trình vật lý mà không làm thay đổi đáng kể bất kỳ thành phần nào của chúng (ví dụ: lọc, gạn, ly tâm).
CHÚ THÍCH 2: Cuộc họp lần thứ 27 của Ban kỹ thuật ISO/TC 54 tổ chức năm 2010 đã quyết định dùng thuật ngữ “Tinh dầu …” thay vì “Dầu …” cho tất cả các tiêu chuẩn được ban kỹ thuật này công bố. Sự thay đổi này sẽ được thực hiện khi soát xét các tiêu chuẩn và áp dụng cho tất các các dự thảo mới.
2.12
Tinh dầu thu được bằng chưng cất lôi cuốn hơi nước
Tinh dầu (2.11) thu được bằng cách chưng cất lôi cuốn hơi nước, có bổ sung nước vào nồi cất (chưng cất bằng nước) hoặc không bổ sung nước vào nồi cất (chưng cất trực tiếp bằng hơi).
VÍ DỤ: Tinh dầu orris.
2.13
Chất chiết
Sản phẩm thu được bằng cách xử lý nguyên liệu tự nhiên (2.19) có sử dụng một hoặc một số dung môi.
VÍ DỤ: Chất chiết chè (nước chè), chất chiết cà phê (nước cà phê).
CHÚ THÍCH 1: Dung dịch thu được có thể được làm nguội và lọc.
CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ “chất chiết” là thuật ngữ chung.
CHÚ THÍCH 3: Dung môi hoặc các dung môi sau đó được loại bỏ một phần hoặc loại bỏ hết.
2.14
Chất tiết
Nguyên liệu tự nhiên (2.19) tiết ra từ thực vật.
2.15
Gôm
Chất tiết (2.14) bao gồm chủ yếu là các polysaccarit.
2.16
Gôm nhựa dầu
Chất tiết (2.14) bao gồm chủ yếu là các chất dạng nhựa, các loại gôm và một lượng nhất định các hợp chất dễ bay hơi.
VÍ DỤ: Chất nhựa thơm, nhũ hương, nhựa galbanum.
2.17
Gôm nhựa
Chất tiết (2.14) bao gồm chủ yếu là các chất dạng nhựa và gôm (2.15).
VÍ DỤ: Gôm shellac.
2.18
Nhựa dầu
Chất tiết (2.14) bao gồm chủ yếu là các hợp chất dạng nhựa và các hợp chất dễ bay hơi.
VÍ DỤ: Nhựa thông, nhựa rái.
CHÚ THÍCH: Do quá trình tiết, nhựa dầu oleoresin tự nhiên này khác so với nhựa dầu chiết xuất (2.21).
2.19
Nguyên liệu tự nhiên
Nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc thực vật, động vật hoặc vi sinh vật, thu được bằng quá trình vật lý, enzym hoặc vi sinh hoặc thu được bằng các quá trình chế biến truyền thống (ví dụ: chiết, chưng cất, gia nhiệt, sấy phân đoạn, lên men)
CHÚ THÍCH: Các lĩnh vực hoạt động khác có thể có các yêu cầu bổ sung.
2.20
Chất chiết không cô đặc
Sản phẩm thu được bằng cách xử lý nguyên liệu tự nhiên (2.19) có sử dụng một hoặc một số dung môi không loại trừ.
VÍ DỤ: Asafoetida trong dầu lạc, cánh kiến trắng trong etanol.
2.21
Nhựa dầu chiết xuất
Chất chiết (2.13) của gia vị hoặc cây gia vị.
VÍ DỤ: Nhựa dầu oleoresin hạt tiêu, nhựa dầu oleoresin gừng.
CHÚ THÍCH: Nhựa dầu oleoresin thu được từ quá trình chiết này khác với các nhựa dầu (2.18) là chất tiết ra của thực vật.
2.22
Sáp thơm
Chất béo thơm thu được từ hoa, bằng phương pháp “hấp phụ lạnh/ướp lạnh” (cold enfleurage) (cụ thể là khuếch tán các hợp chất có mùi thơm của hoa trong chất béo) hoặc bằng phương pháp “hấp phụ nóng/ướp nóng” (hot enfleurage) (tẩm hoặc ngâm hoa trong chất béo nóng chảy).
2.23
Tinh dầu đã qua xử lý
Sản phẩm đã trải qua quá trình xử lý.
CHÚ THÍCH: Loại sản phẩm này được gọi tên là “tinh dầu + biện pháp xử lý”, ví dụ tinh dầu đã khử màu, tinh dầu đã rửa, tinh dầu đã loại sắt.
2.24
Tinh dầu tinh cất
Tinh dầu (2.11) đã được chưng cất phân đoạn để điều chỉnh hàm lượng và/hoặc màu sắc của các thành phần nhất định.
VÍ DỤ: Tinh dầu bạc hà tinh cất.
2.25
Nhựa
Sản phẩm thu được từ nhựa dầu (2.18) bằng cách loại bỏ tối đa các hợp chất dễ bay hơi.
2.26
Nhựa chiết xuất
Chất chiết (2.13) thu được từ nguyên liệu tự nhiên của thực vật khô bằng cách chiết với một hoặc một vài dung môi.
VÍ DỤ: Hương trầm, nhựa cánh kiến trắng, dầu trám.
CHÚ THÍCH: Dung môi hoặc các dung môi sau đó được loại bỏ một phần hoặc loại bỏ hết.
2.27
Chất chiết lỏng siêu tới hạn
Chất chiết (2.13) thu được bằng cách xử lý nguyên liệu tự nhiên (2.19), trong một chất lỏng siêu tới hạn, sau đó tách bằng hóa hơi nhờ giãn nở.
VÍ DỤ: Chất chiết cà phê bằng CO2, chất chiết từ hạt tiêu khô hồng bằng CO2.
CHÚ THÍCH: Chất chiết thu được có thể được xử lý bằng phương pháp vật lý mà không làm thay đổi đáng kể bất kỳ thành phần nào của chúng (ví dụ: bằng cách: lọc, gạn, ly tâm).
2.28
Tinh dầu đã loại bỏ terpen và đã loại sesquiterpen
Tinh dầu tinh cất (2.24) đã loại bỏ một phần các phân đoạn nhất định gồm chủ yếu các mono- và sesquiterpen hydrocacbon.
2.29
Tinh dầu đã loại terpen
Tinh dầu tinh cất (2.24) đã loại bỏ một phần các phân đoạn nhất định gồm chủ yếu các monoterpen hydrocacbon.
2.30
Terpen
Sản phẩm chủ yếu gồm các hydrocarbon dạng terpen thu được dưới dạng phụ phẩm của tinh dầu (2.11) trong quá trình chưng cất, cô đặc hoặc các công nghệ tách khác.
ví DỤ: Terpen cam, terpen bạc hà.
2.31
Dịch cồn và hỗn dịch
Dung dịch thu được bằng cách ngâm nguyên liệu tự nhiên (2.19) trong etanol ở nồng độ khác nhau hoặc trong nước.
VÍ DỤ: Dịch cồn nhựa cánh kiến, dịch cồn long diên hương, hỗn dịch vani.
2.32
Dịch cô đặc chất dễ bay hơi
Các chất dễ bay hơi hòa tan trong nước đã cô đặc, được thu hồi từ phần nước bốc hơi của nước quả, nước rau hoặc nước pha từ hỗn dịch thực vật.
VÍ DỤ: Dịch cô đặc các chất dễ bay hơi từ nước cam, dịch cô đặc các chất dễ bay hơi từ nước cam thảo, dịch cô đặc các chất dễ bay hơi từ cà phê.
2.33
Tình dầu “không chứa x”
Tinh dầu (2.11) đã được loại bỏ một phần hoặc loại bỏ hoàn toàn thành phần “x”.
VÍ DỤ: Tinh dầu bergamot không chứa furocoumarin, tinh dầu bạc hà Mentha arvensis đã khử một phần hàm lượng menthol.
Phụ lục A
(Tham khảo)
Mục lục tra cứu theo chủ đề
Nguyên liệu thơm |
Số thứ tự |
Nguyên liệu tự nhiên |
2.19 |
Nhựa thơm |
2.4 |
Gôm |
2.15 |
Gôm nhựa dầu |
2.16 |
Gôm nhựa |
2.17 |
Nhựa dầu |
2.18 |
Nhựa |
2.25 |
Chất tiết |
2.14 |
Tinh dầu |
Số thứ tự |
Tinh dầu |
2.11 |
Tinh dầu thu được bằng chưng cất lôi cuốn hơi nước |
2.12 |
Tinh dầu ép nguội |
2.5 |
Tinh dầu từ nước quả |
2.10 |
Tinh dầu chưng cất khô |
2.9 |
Tinh dầu tinh cất |
2.24 |
Tinh dầu đã loại terpen |
2.29 |
Tinh dầu đã loại bỏ terpen và đã loại sesquiterpen |
2.28 |
Tinh dầu “không chứa x” |
2.33 |
Tinh dầu cô đặc |
2.6 |
Tinh dầu đã qua xử lý |
2.23 |
Terpen |
2.30 |
Chất chiết |
Số thứ tự |
Chất chiết |
2.13 |
Chất chiết đậm đặc |
2.7 |
Nhựa chiết xuất |
2.26 |
Sáp thơm |
2.22 |
Nhựa dầu chiết xuất |
2.21 |
Chất chiết lỏng siêu tới hạn |
2.27 |
Chất chiết không cô đặc |
2.20 |
Dịch cồn và hỗn dịch |
2.31 |
Chất thơm được chưng cất bằng etanol |
2.2 |
Sản phẩm chưng cất |
2.8 |
Nước thơm = hydrolat |
2.3 |
Dịch cô đặc các chất dễ bay hơi |
2.32 |
Chất thơm tuyệt đối |
2.1 |
Phụ lục B
(Tham khảo)
Mục lục tra cứu theo bảng chữ cái
Tiếng Việt |
Số thứ tự |
Chất chiết |
2.13 |
Chất chiết đậm đặc |
2.7 |
Chất chiết không cô đặc |
2.20 |
Chất chiết lỏng siêu tới hạn |
2.27 |
Chất thơm được chưng cất bằng etanol |
2.2 |
Chất thơm tuyệt đối |
2.1 |
Chất tiết |
2.14 |
Dịch cô đặc các chất dễ bay hơi |
2.32 |
Dịch cồn và hỗn dịch |
2.31 |
Gôm |
2.15 |
Gôm nhựa |
2.17 |
Gôm nhựa dầu |
2.16 |
Nhựa |
2.25 |
Nhựa chiết xuất |
2.26 |
Nhựa dầu |
2.18 |
Nhựa dầu chiết xuất |
2.21 |
Nhựa thơm |
2.4 |
Nước thơm = hydrolat |
2.3 |
Sản phẩm chưng cất |
2.8 |
Sáp thơm |
2.22 |
Terpen |
2.30 |
Tinh dầu |
2.11 |
Tinh dầu “không chứa x” |
2.33 |
Tinh dầu chưng cất khô |
2.9 |
Tinh dầu cô đặc |
2.6 |
Tinh dầu đã loại bỏ terpen và đã loại sesquiterpen |
2.28 |
Tinh dầu đã loại terpen |
2.29 |
Tinh dầu đã qua xử lý |
2.23 |
Tinh dầu ép nguội |
2.5 |
Tinh dầu thu được bằng chưng cất lôi cuốn hơi nước |
2.12 |
Tinh dầu tinh cất |
2.24 |
Tinh dầu từ nước quả |
2.10 |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11582:2016 (ISO 9235:2013) VỀ NGUYÊN LIỆU CHẤT THƠM TỰ NHIÊN – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11582:2016 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng Hóa chất, dầu khí |
Ngày ban hành | 01/01/2016 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |