TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11509:2016 (ISO 2164:1975) VỀ ĐẬU ĐỖ – XÁC ĐỊNH AXIT HYDROXYANIC GLYCOSIDIC

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 30/12/2016

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11509:2016

ISO 2164:1975

ĐẬU ĐỖ – XÁC ĐỊNH AXIT HYDROXYANIC GLYCOSIDIC

Pulses – Determination of glycosidic hydrocyanic acid

 

Lời nói đầu

TCVN 11509:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 2164:1975;

TCVN 11509:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

 

ĐẬU Đ – XÁC ĐỊNH AXIT HYDROXYANIC GLYCOSIDIC

Pulses – Determination of glycosidic hydrocyanic acid

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định axit hydroxyanic glycosidic trong đậu đỗ.

Phương pháp này có thể cần sửa đổi nếu trong mẫu có mặt một số hợp chất sulfit hoặc các hợp chất lưu huỳnh khác. Ngược lại, nếu các hợp chất đó không có mặt, thì có thể sử dụng quy trình chuẩn độ thủy ngân, chi tiết được nêu trong Phụ lục A.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm c các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO/R 951, Pulses – Sampling (Đậu đỗ – Lấy mẫu)1).

ISO 2170, Cereals and pulses – Sampling of milled products (Ngũ cốc và đậu đỗ – Lấy mẫu sản phẩm nghiền)1).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

Axit hydroxyanic glycosidic trong đậu đỗ (glycosidic hydrocyanic acid in pulses)

Axit hydroxyanic xác định được theo phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này.

Hàm lượng axit hydroxyanic glycosidic được biểu thị bằng miligam axit hydroxyanic (HCN) trên kilogam sản phẩm.

4  Nguyên tắc

Sau khi thủy phân các glycosid, chưng cất để giải phóng các axit hydroxyanic.

Xác định lượng axit thu được như sau:

– Chuẩn độ trực tiếp axit trong dịch cất bằng dung dịch bạc nitrat trong môi trường amoniac và với sự có mặt kali iodua, axit hydroxyanic tạo thành phức tan Ag(CN)2 và điểm kết thúc chuẩn độ là khi xuất hiện vẩn đục vì kết tủa bạc iodua, hoặc;

– Chuẩn độ ngược lượng dư của dung dịch bạc nitrat bằng dung dịch amoni thioxyanat trong môi trường axit nitric loãng vừa đủ, với sự có mặt ion sắt (III), axit hydroxyanic kết tủa với bạc xyanua (AgCN).

5  Thuốc thử

Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích; nước được sử dụng phải là nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

5.1  Kali dihydro phosphat (KH2PO4), dung dịch 20 g/l.

5.2  Natri axetat, dung dịch 20 g/l đưa về pH 5,0 ± 0,5, sử dụng vài mililit axit axetic.

5.3  Natri hydroxit, dạng viên.

5.4  Dung dịch amoniac, 6 N (ρ20 = 0,96 g/ml), thu được bằng cách pha loãng dung dịch amoniac đậm đặc, ρ20 0,92 g/ml với một lượng nước tương đương.

Đối với chuẩn độ trc tiếp:

5.5  Bạc nitrat, dung dịch chuẩn, 0,01 N.

5.6  Kali iodua (KI), dung dịch 50 g/l.

Đối với chuẩn độ ngược:

5.7  Axit nitric, ρ20 1,38 g/ml.

5.8  Bạc nitrat, dung dịch chuẩn, 0,02 N.

5.9  Amoni thioxyanat, dung dịch chuẩn, 0,02 N.

5.10  Chất chỉ thị, được chuẩn bị bằng cách trộn một phần thể tích của axit nitric (5.7) và một phần thể tích dung dịch sắt (III) amoni sulfat bão hòa.

6  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thủy tinh của phòng thử nghiệm thông thưng trừ khi có quy định khác và cụ thể như sau:

6.1  Máy nghiền, dễ làm sạch, không làm nóng mẫu và không làm thay đổi đáng kể độ ẩm.

6.2  Sàng, cỡ lỗ 1 mm.

6.3  Cân.

6.4  Tủ ấm, điều chỉnh được ở 38 °C ± 2 °C.

6.5  Thiết bị chưng cất hơi nước, có bình cổ mài dung tích 1 lít với nắp mài có thể đậy kín bình hoặc tháo ra được.

6.6  B nước đá

Đối với chuẩn độ trực tiếp:

6.7  Bình định mức, dung tích 250 ml.

6.8  Pipet, dung tích 100 ml.

Đối với chuẩn độ ngược:

6.9  Bình định mức, dung tích 250 ml và 500 ml.

7  Lấy mẫu

Lấy mẫu theo ISO/R 951 hoặc ISO 2170.

8  Cách tiến hành

8.1  Chuẩn bị mẫu thử

Nghiền khoảng một phần hai mươi mẫu phòng thử nghiệm trong máy nghiền (6.1) đã được làm sạch trước, để làm sạch máy và loại bỏ các phần đã nghiền này. Sau đó nghiền tiếp phần hạt còn lại sao cho lọt hết qua sàng (6.2), thu sản phẩm nghiền, trộn kỹ và tiến hành ngay phép xác định.

Trong trường hợp đậu đỗ nghiền, sử dụng luôn mẫu nghiền.

8.2  Phần mẫu thử

Cân khoảng 20 g mẫu thử (8.1), chính xác đến 0,1 g.

8.3  Phép xác định

8.3.1  Phương pháp thủy phân

Có thể sử dụng một trong hai quy trình theo (8.3.1.1 hoặc 8.3.1.2).

Nếu hoạt lực enzym của mẫu không đủ thì nên sử dụng phương pháp thủy phân bằng enzym.

8.3.1.1  Thủy phân bằng enzym

Chuyển phần mẫu thử (8.2) vào bình 1 lít (6.5). Thêm 50 ml nước chứa 2 g hạnh nhân ngọt đã nghiền (tổng khối lượng từ 1,5 g đến 2,0 g). Đậy bình kín và đặt vào tủ ấm (6.4) trong 2 h ở 38 °C.

CHÚ THÍCH  Kiểm tra hạnh nhân đã sử dụng không chứa bất kỳ axit hydroxyanic nào có thể giải phóng ra trong các điều kiện của phép thử.

Làm nguội bình và mẫu trong bể nước đá (6.6).

Thêm 80 ml nước, 10 ml dung dịch natri axetat (5.2) và một giọt chất chống tạo bọt. Lắp ngay bình vào thiết bị chưng cất (6.5).

8.3.1.2  Quy trình thủy phân thay thế

Chuyển phần mẫu thử (8.2) vào bình dung tích 1 lít (6.5), thêm 50 ml nước cất và 10 ml dung dịch natri axetat (5.2) hoặc dung dịch kali dihydro phosphat (5.1). Đậy chặt nắp, trộn kỹ và để bình 12 h trong tủ ẩm (6.4) ở 38 °C.

Làm nguội bình và lượng chứa bằng cách ngâm trong bể nước đá (6.6), thêm 80 ml nước và một giọt chất chống tạo bọt; lắp ngay bình vào thiết bị chưng cất (6.5).

8.3.2  Chưng cất

Chưng cất rồi thu lấy khoảng 100 ml dịch cất.

Nếu sử dụng phương pháp chuẩn độ trực tiếp (8.3.3.1) với sự có mặt của kali iodua (5.6), thì thu lấy dịch cất vào 20 ml nước cất có chứa 1 g natri hydroxit (5.3), (Dung dịch A).

Nếu sử dụng phương pháp chuẩn độ ngược (8.3.3.2) thì sử dụng dung dịch amoni thioxyanat (5.9), thu lấy dịch cất vào một lượng 20 ml đến 50 ml dung dịch bạc nitrat 0,02 N (5.8), sau đó thêm 1 ml axit nitric (5.7), (Dung dịch B). Thể tích của dung dịch bạc nitrat phụ thuộc vào hàm lượng axit hydroxyanic giả định.

8.3.3  Chuẩn độ

8.3.3.1  Chuẩn độ trực tiếp

Chuyển dung dịch A vào bình định mức 250 ml (6.7), pha loãng bằng nước cất đến vạch và trộn kỹ. Dùng pipet lấy 100 ml cho vào cốc có mỏ. Thêm 2 ml dung dịch kali iodua (5.6) và 1 ml dung dịch amoniac (5.4).

Chuẩn độ với dung dịch bạc nitrat 0,01 N (5.5) cho đến khi có kết tủa bền. Để dễ dàng nhận biết đim kết thúc chuẩn độ, cần sử dụng nền màu đen.

Thực hiện phép chuẩn độ thứ hai với 100 ml dịch cất khác và tính giá trị trung bình của hai phép chuẩn độ.

8.3.3.2  Chuẩn độ ngược

Chuyển dung dịch B vào bình định mức 500 ml (6.9) và pha loãng bằng nước đến vạch. Trộn kỹ và lọc qua bộ lọc khô, thu lấy dịch lọc vào bình khô.

Thêm 2 ml đến 3 ml chất chỉ thị (5.10) vào 250 ml dịch lọc [được đong trong bình định mức (6.9)], vừa lắc vừa chuẩn độ bằng dung dịch amoni thioxyanat (5.9) cho đến khi xuất hiện màu nâu đỏ.

8.3.4  Thực hiện hai phép xác định trên cùng một mẫu thử.

8.4  Phép thử sulfid

Kết tủa gần như màu đen cho thấy sự có mặt một lượng đáng kể sulfid, trong khi kết tủa màu nâu cho thấy chỉ có một lượng rất nhỏ sulfid (xem Điều 10).

8.5  Phép thử trắng

Thực hiện phép thử trắng trong cùng điều kiện như phép xác định nhưng thay dịch cất bằng nước cất.

9  Tính và biểu thị kết quả

9.1  Chuẩn độ trực tiếp

Hàm lượng axit hydroxyanic glycosidic, được biểu thị bằng miligam axit hydroxyanic (HCN) trên kilogam mẫu, tính theo công thức:

Trong đó:

m là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam (g);

V0 là thể tích dung dịch bạc nitrat (5.5) được sử dụng trong phép xác định, tính bằng mililit (ml);

V1 là thể tích của dung dịch bạc nitrat (5.5) sử dụng trong phép thử trắng, tính bằng mililit (ml).

9.2  Chuẩn độ ngược

Hàm lượng axit hydroxyanic glycosidic, được biểu thị bằng miligam axit hydroxyanic (HCN) trên kilogam mẫu, tính theo công thức:

Trong đó:

m là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam (g);

V2 là thể tích dung dịch amoni thioxyanat (5.9) được sử dụng trong phép xác định, tính bằng mililit (ml);

V3 là thể tích của dung dịch amoni thioxyanat (5.9) sử dụng trong phép thử trắng, tính bằng mililit (ml).

CHÚ THÍCH (từ 9.1 đến 9.2)  Nếu các dung dịch chuẩn được sử dụng có nồng độ không chính xác như trong danh mục thuốc thử đã nêu, thì sử dụng hệ s hiệu chnh phù hợp trong tính toán kết quả.

9.3  Lấy kết quả là trung bình của hai phép xác định.

Biểu thị kết quả đến một chữ số thập phân.

CHÚ THÍCH  Nếu kết quả thu được nhỏ hơn 10 mg axit hydroxyanic trên kilogam mẫu, thì coi như mẫu không chứa axit hydroxyanic glycosidic.

10  Lưu ý về cách tiến hành

Nếu dịch cất chứa hợp chất lưu huỳnh hoặc sulfid thì sẽ xuất hiện kết tủa màu đen nhiều hoặc ít do hoạt động của các ion bạc. Trong trường hợp này, lặp lại quy trình chỉ sử dụng phương pháp chuẩn độ trực tiếp (8.3.3.1), cải biến bằng cách sau:

Chuyển dịch cất vào bình định mức 250 ml (6.7), pha loãng đến vạch và trộn kỹ. Dùng pipet lấy 100 ml cho vào cốc có mỏ. Thêm 5 ml chì nitrat (5 g/l) và trộn. Sau đó để yên trong 15 min, lọc và rửa ba lần cốc có mỏ, chất kết tủa và bộ lọc, mỗi lần dùng 10 ml nước. Thêm 2 ml dung dịch kali iodua (5.6) và 1 ml dung dịch amoni (5.4) vào dịch lọc và dịch rửa.

11  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải nêu rõ phương pháp sử dụng, phương pháp thủy phân, phương pháp chuẩn độ và kết quả thu được. Mọi điều kiện thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này hoặc được xem là tùy chọn, cùng với mọi tình huống bất thường có thể nh hưởng đến kết quả.

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Xác định axit hydroxyanic glycosidic bằng phương pháp đo thủy ngân

A.0  Giới thiệu

Nếu dịch cất không chứa các hợp chất sulfid hoặc lưu huỳnh, hàm lượng axit hydroxyanic glycosidic trong đậu đỗ cũng có thể được xác định với chuẩn độ ngược bằng dung dịch thy ngân (II) nitrat.

Đối với mục đích này, đ thuận tiện khi áp dụng phương pháp được mô t trong tiêu chuẩn này, với những sửa đổi các điều và các điểm được đề cập dưới đây.

A.1  Nguyên tắc

Sửa đổi phương pháp chuẩn độ ngược bằng cách thay thế dung dịch bạc nitrat bằng dung dịch thủy ngân (II) nitrat.

A.2  Thuốc thử

Thay thuốc th trong 5.8 “bạc nitrat, dung dịch chun 0,02 N” bằng “thy ngân (II) nitrat, dung dịch chuẩn 0,02 N”.

A.3  Cách tiến hành

A.3.1  Chưng cất

Thay phần cuối đoạn hai trong 8.3.2 bằng:

“Thu dịch cất trong một lượng (20 ml đến 50 ml) dung dịch thủy ngân (II) nitrat (A.2), sau đó thêm 1 ml axit nitric (5.7), (Dung dịch B). Lượng dung dịch thủy ngân (II) nitrat được sử dụng phụ thuộc vào hàm lượng axit hydroxyanic giả định.”

A.3.2  Chuẩn độ ngược

Thay 8.3.3.2 bằng:

“Thêm 1 ml đến 2 ml chất chỉ thị (5.10) vào dung dịch B, để nguội đến nhiệt độ dưới 15 °C, vừa lắc vừa chuẩn độ với dung dịch amoni thioxyanat (5.9) cho đến khi xuất hiện màu nâu đỏ.

Duy trì nhiệt độ dưới 15 °C cho đến khi kết thúc chuẩn độ.

A.4  Biểu thị kết quả

Chuẩn độ ngược

Thay đoạn đầu của 9.2 bằng:

“Hàm lượng axit hydroxyanic glycosidic, biểu thị bằng miligram axit hydroxyanic (HCN) trên kilogam mẫu, tính bằng công thức:



1) Các tiêu chuẩn ISO 951:1979 và ISO 2170:1980 đã được hủy và được thay thế bằng ISO 13690. TCVN 5451:2008 (ISO 13690:1999) Ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm nghiền – Ly mẫu từ khối hàng tĩnh đã được thay thế bằng TCVN 9027:2011 (ISO 24333:2009) Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc – Ly mẫu.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11509:2016 (ISO 2164:1975) VỀ ĐẬU ĐỖ – XÁC ĐỊNH AXIT HYDROXYANIC GLYCOSIDIC
Số, ký hiệu văn bản TCVN11509:2016 Ngày hiệu lực 30/12/2016
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ
Vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng
Ngày ban hành 30/12/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản