TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11546-1:2016 (ISO 28499-1:2009) VỀ DA TRÂU VÀ DA NGHÉ – PHẦN 1: MÔ TẢ CÁC KHUYẾT TẬT

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 23/12/2016

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11546-1:2016

ISO 28499-1:2009

DA TRÂU VÀ DA NGHÉ – PHẦN 1: MÔ T CÁC KHUYẾT TẬT

Buffalo hides and buffalo calfskins – Part 1: Description of defects

Lời nói đầu

TCVN 11546-1:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 28499-1:2009. ISO 28499-1:2009 đã được rà soát và phê duyệt lại năm 2015 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 11546-1:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11546 (ISO 28499), Da trâu và da nghé gồm các phần sau:

– TCVN 11546-1:2016 (ISO 28499-1:2009), Phần 1: Mô tả các khuyết tật;

– TCVN 11546-2:2016 (ISO 28499-2:2009), Phần 2: Phân loại theo khối lượng và kích cỡ;

– TCVN 11546-3:2016 (ISO 28499-3:2009), Phần 3: Phân loại theo khuyết tật.

 

DA TRÂU VÀ DA NGHÉ – PHẦN 1: MÔ T CÁC KHUYẾT TẬT

Buffalo hides and buffalo calfskins – Part 1: Description of defects

 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả các khuyết tật có thể xảy ra trên da trâu và da nghé nguyên liệu được dùng để thuộc.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho da trâu nước và da nghé nước và không áp dụng cho da trâu rừng và da trâu Châu Mỹ (trâu Bison).

 Thuật ngữ liên quan đến khuyết tật

Các khuyết tật được quy định trong tiêu chuẩn này được chia thành ba loại:

– khuyết tật trước khi giết mổ;

– khuyết tật sau khi giết mổ;

– khuyết tật khi bảo quản.

 Nguyên nhân và loại khuyết tật trước khi giết mổ

3.1

Lỗ giòi mờ (blind warble hole)

Lỗ do ấu trùng giòi (Hypoderma bovis, Hypoderma lineatum) trên con da nghé sống, vết sẹo được hình thành do lỗ giòi đã chữa lành.

3.2

Vết đóng dấu (brand mark)

Vết do con người thực hiện trên da trâu và da nghé, nói chung thường được sử dụng để nhận dạng và thực hiện bằng dụng cụ sắt nóng hoặc lạnh hoặc các chế phẩm hóa học.

3.3

Vết thâm tím (bruises)

Vết thâm tím là thương tổn hoặc vết thương trên súc vật xảy ra chủ yếu trên vùng đùi và vai của con da.

3.4

Hư hại do phân (dung damage)

Phân tạo hư hại trên da do gây sự kích thích tăng trưởng trên mặt cật. Phân cũng làm dây màu trên da.

3.5

Hoại tử (gangrene)

Khi một phần da súc vật phân hủy hoặc biến đổi, trường hợp này được gọi là hoại tử. Nguyên nhân của hoại t có thể do vi sinh, cơ học hoặc hóa chất.

3.6

Vết đâm (goad mark)

Việc sử dụng gậy nhọn đâm vào con trâu có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng da. Các lỗ chọc được tìm thấy nhiều  phần mông của con da. Một số vết đâm lớn hơn lỗ chọc khá nhiều.

3.7

Vết sừng (horn mark)

Hư hại trên mặt cật do sừng của súc vật gây ra.

3.8

Vết cào sừng (horn rakes)

Hư hại trên mặt cật do sừng súc vật gây ra trong khi đánh nhau.

3.9

L bướu (hump sore)

Bệnh trên súc vật do giun tròn stephanofilaria assamensis gây ra và tạo thành vảy và lớp sần, làm rụng lông và da bị sần lên. Thương tổn trải rộng trong vùng bướu.

3.10

Chấy (lice)

Súc vật cào vào các phần bị bị sưng tấy do bị chấy cắn hoặc châm, dẫn đến thương tích và vết thâm tím.

3.11

Vết đậu mùa (pox marks)

Khuyết tật trên cơ sở các thương tổn dạng tròn, cứng để lại sẹo trên mặt cật và đôi khi, thậm chí còn xuyên suốt toàn bộ chiều dày da.

3.12

Bệnh hắc lào (ringworm)

Bệnh do nấm trên da trâu gây ra. Các thương tổn xuất hiện dưới dạng mảng nổi tròn, cứng.

3.13

Bệnh Xura (Surra)

Bệnh gây ra bi các động vật nguyên sinh, có trong máu và truyền từ súc vật này sang súc vật khác bi con mòng. Bệnh không để lại thương tổn đặc trưng nhưng da tr nên mỏng và nhẹ đáng kể.

3.14

Vết ve (tick mark)

Ve gây tác động đáng kể đến chất lượng da. Ve để lại sẹo và hư hại h trên mặt cật của da.

3.15

Hư hại do nước tiểu (urine damage)

Nước tiểu gây hư hại cho da do làm sưng tấy mặt cật thô. Nước tiểu cũng làm thay đổi màu sắc lông trên da.

3.16

Vết gông (yole mark)

Vết chai lại trên cổ con da do chịu lực và cọ xát giữa da và gông.

 Nguyên nhân và loại khuyết tật sau khi giết mổ

4.1

Da chưa hết tiết (Badly bled skin)

Khi giết mổ tiết chưa chảy hết làm máu đông tồn tại trong mạch máu, quan sát đưc trên mặt thịt của da. Đặc biệt, khuyết tật này liên quan đến da nghé.

4.2

Sự bập dao lột (corduroying)

Việc lột da kém, biểu thị dưới dạng một dãy các đường nông, song song.

4.3

Cắt cổ họng (cut throat)

Vết rạch rộng đưc thực hiện vuông góc với cổ họng trong suốt quá trình lột da. Do đó, không sử dụng được con da đầy đ do vùng đầu được xén để tránh khó khăn trong thao tác.

4.4

Thịt thừa (excess flesh)

Da thu được từ súc vật được giết mổ có dính thịt thừa và mô mỡ.

4.5

Cắt lột (flay cut)

Việc lột da được thực hiện bằng dao hoặc dụng cụ lột, cắt vào trong lớp hạ bì hoặc chất da mà không bị xuyên thủng.

4.6

Khoét (gouge)

Việc làm mỏng da bằng dao, dụng cụ lột hoặc máy lọc thịt mà không làm xuyên thủng.

4.7

Vỡ mặt cật (hng mặt cật) (grain break) (grain bust)

Vỡ mặt cật bao gồm việc xé được thực hiện trên mặt cật của da trong suốt quá trình lột.

4.8

Lỗ (hole)

Việc xuyên thủng da hoàn toàn bằng dao, dụng cụ lột hoặc máy lọc thịt.

4.9

Hình dạng xấu (poor pattern)

Sự đối xứng của da  cả hai bên của sống lưng làm tăng thêm giá trị của da. Tùy vào vét cắt đứt  bụng và chân, hình dạng của da có thể không đồng đều và xấu và phần xén diềm cuối cùng của da có thể bị thu hẹp.

4.10

Khía (scores)

Dao cắt không cắt qua da quá nửa nhưng đủ sâu để gây hư hại cho da hoàn tất.

 Nguyên nhân và loại khuyết tật khi bảo quản 5.1

5.1  Tuột lông (hair slip)

Sự thối rữa trên phần da bị h do bị mất lông sớm.

5.1

Rỗ (pitting)

Khuyết tật được tạo thành do tinh thể muối quá lớn hoặc các chất khác muối vẫn còn trong da.

5.3

Mất màu tía (purple disclouration)

Diện tích bị mất màu, chuyển từ màu tía sang màu xanh da trời rất đậm hoặc tím hoặc thậm chí đen, do biến dạng dưới da và mô da.

5.4

Nốt sần đỏ (red heat)

Diện tích da bị mất màu, chuyển từ màu hồng sang màu đỏ gạch, do tác động của vi khuẩn và nói chung, biểu thị sự biến dạng của da.

5.5

Đốm muối (salt spots)

Diện tích nh bị dây muối, màu trắng hoặc nâu sáng.

5.6

Dây muối (salt stain)

Khuyết tật này phát triển trên da ướt  mặt thịt, cật hoặc phần giữa bì. Việc bảo quản bằng muối canxi, hầu hết là canxi sulfat, thường bị dây muối.

5.7

Vết muối (salt stippen)

Sự kết tủa của muối magie,  dạng tinh thể hình sao, gây hư hại cho da dưới dạng vết muối. Khuyết tật này quan sát được chỉ sau khi ngâm vôi.

5.8

Phồng do ánh sáng mặt trời (sun blisters)

Da được làm khô nhanh bi ánh sáng mặt trời có thể bị phồng do làm khô đột ngột bề mặt tạo lỗ hoặc tách da. Vết này sẽ nhìn thấy được sau khi ngâm vôi.

5.9

Gân (veininess)

Sự xuất hiện của mạch máu nổi lên hoặc gân giống như bị phồng lên trên mặt cật của da hoàn tt gọi là da cật gân nổi. Thực tế, chưa biết nguyên nhân sự xuất hiện của gân. Tuy nhiên, thường do chưa lấy hết tiết, bảo quản chậm, kém, hồi tươi quá mức, vv thể tạo gân.

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11546-1:2016 (ISO 28499-1:2009) VỀ DA TRÂU VÀ DA NGHÉ – PHẦN 1: MÔ TẢ CÁC KHUYẾT TẬT
Số, ký hiệu văn bản TCVN11546-1:2016 Ngày hiệu lực 23/12/2016
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 23/12/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản