TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11452:2016 (ISO 3493:2014) VỀ QUẢ VANI – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 30/12/2016

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11452:2016

ISO 3493:2014

QUẢ VANI – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Vanilla – Vocabulary

Lời nói đầu

TCVN 11452:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 3493:2014;

TCVN 11452:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F4 Gia vị và phụ gia thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

QUẢ VANI – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Vanilla – Vocabulary

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các thuật ngữ thông dụng nhất liên quan đến quả vani.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loài cây vani sau:

a) Vanilla fragrans (Salisbury) Ames, syn. Vanilla planifolia Andrews, trong thương mại được biết đến với các tên khác nhau liên quan đến nguồn gốc địa lý, ví dụ như Bourbon, Indonesia và Mexico;

b) Vanilla tahitensis J.W.Moore; và

c) các dạng nhất định thu được từ hạt, có thể các giống lai của Vanilla fragrans (Salisbury) Ames.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho Vanilla pompona Schiede (Antilles vanilla).

CHÚ THÍCH 1 Tên “Bourbon” bao gồm cả quá trình sản xuất Vanilla fragrans (Salisbury) Ames của Comoros, Réunion, Madagascar và Mauritius.

CHÚ THÍCH 2 Các nước sản xuất chính khác (theo thứ tự chữ cái) là: Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Papua New Guinea, Tonga, Trung Quốc và Uganda.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

2.1  Thuật ngữ liên quan đến quá trình sản xuất

2.1.1

Quả vani tươi

Quả từ cây vani đã đạt đến độ chín thích hợp

2.1.2

Quả vani đã sơ chế

Quả vani tươi (2.1.1) đã qua xử lý thích hợp nhằm làm tăng hương vị của nó

CHÚ THÍCH 1 Quả vani đã sơ chế có màu nâu đậm.

2.2  Thuật ngữ liên quan đến hình thức và các dạng thương mại của quả vani đã sơ chế

2.2.1

Quả

Quả còn nguyên (còn vỏ bên ngoài) của cây vani

2.2.2

Quả vani

Tên thương mại của vani nguyên quả (2.2.1) có thể bị nứt

2.2.3

Quả vani bị nứt

Quả vani bị tách từng phần theo chiều dọc từ núm (2.3.2)

2.2.4

Vani dạng miếng

Phần của quả (2.2.1) bị nứt hoặc không bị nứt, được cắt cẩn thận hoặc bị vỡ

2.2.5

Vani dạng rời

Gồm vani dạng quả (2.2.1) và vani dạng miếng (2.2.4)

2.2.6

Vani dạng bột

Vani thu được bằng cách nghiền quả vani (2.2.1), sau khi sấy khô mà không bổ sung gì

2.3  Thuật ngữ liên quan đến đặc điểm hình thái

2.3.1

Cuống quả

Phần đầu của quả vani (2.2.1)

2.3.2

Núm

Phần cuối của quả vani (2.2.1) ở phía đối diện với cuống (2.3.1)

2.4  Thuật ngữ liên quan đến quá trình phân loại chất lượng

2.4.1

Quả vani dẻo

Quả vani có nhiều cùi và mềm

2.4.2

Quả vani khô

Quả vani bị mất nhiều hoặc ít nước và bớt dẻo một phần

2.4.3

Quả vani bị chảy nhựa kết

Quả vani có các tinh thể vanilin được tiết ra tự nhiên

2.4.4

Vết xước

Sẹo nhăn màu nâu nhạt do sử dụng dụng cụ đục lỗ đặc biệt trên quả (2.2.1)

2.4.5

Vết đen

Vết bầm cục bộ tạo thành màu sắc hoặc độ bóng khác với bình thường

2.4.6

Sợi đỏ

Các đường màu nâu đỏ chạy dọc rõ ràng

2.4.7

Quả vani bị hóa gỗ

Quả vani cứng và giòn được sấy ở nhiệt độ cao, lộ các sợi đỏ thường không đồng đều

2.4.8

U

Sẹo lồi có màu khác với màu của quả (2.2.1), trừ vết (2.4.4)

2.4.9

Quả vani “có sẹo phẳng”

Quả vani có các sẹo phẳng, do các nguyên nhân khác nhau, được phân loại thương mại là u (2.4.8)

2.4.10

Quả vani bị ong đốt

Quả vani có các vết phồng

2.4.11

Quả vani bị nhiễm côn trùng

Quả vani bị côn trùng xâm nhập, chủ yếu là mọt

2.4.12

Quả vani bị nhiễm nấm mốc

Quả vani mang hoặc có mang các thực vật sinh sản ẩn và tỏa ra mùi nấm mốc đặc trưng

CHÚ THÍCH 1 “Thực vật sinh sản ẩn” kể đến dương xỉ hoặc các loài khác thuộc ngành dương xỉ, rêu hoặc các loài khác thuộc nhóm rêu, tảo, nấm hoặc các loài sinh vật tương tự.

2.4.13

Quả vani được xử lý bằng creozot

Quả vani tỏa ra mùi đặc trưng của creozot

2.4.14

Quả vani bị oxi hóa

Quả vani có các chấm hoặc các miếng đen và tỏa ra mùi “sắt” đặc trưng

Bảng tra theo thứ tự chữ cái tiếng Việt

C  
cuống quả 2.3.1
N  
núm 2.3.2
Q  
quả 2.2.1
quả vani 2.2.2
quả vani bị chảy nhựa kết 2.4.3
quả vani bị hóa gỗ 2.4.7
quả vani bị nhiễm côn trùng 2.4.11
quả vani bị nhiễm nấm mốc 2.4.12
quả vani “bị ong đốt” 2.4.10
quả vani bị oxi hóa 2.4.14
quả vani bị nứt 2.2.3
quả vani “có sẹo phẳng” 2.4.9
quả vani dẻo 2.4.1
quả vani đã sơ chế 2.1.2
quả vani được xử lý bằng creozot 2.4.13
quả vani khô 2.4.2
quả vani tươi 2.1.1
S  
sợi đỏ 2.4.6
V  
vani dạng bột 2.2.6
vani dạng miếng 2.2.4
vani dạng rời 2.2.5
vết đen 2.4.5
vết xước 2.4.4
U  
u 2.4.8

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 11453-1 (ISO 5565-1), Vani [Vanilla fragrans (Salisbury) Ames] – Phần 1: Các yêu cầu.

[2] TCVN 11453-2 (ISO 5565-2), Vani [Vanilla fragrans (Salisbury) Ames] – Phần 2: Phương pháp thử

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11452:2016 (ISO 3493:2014) VỀ QUẢ VANI – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Số, ký hiệu văn bản TCVN11452:2016 Ngày hiệu lực 30/12/2016
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ
An toàn thực phẩm
Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 30/12/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản