TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11689-2:2016 (ISO/IEC 14443-2:2016) VỀ THẺ ĐỊNH DANH – THẺ MẠCH TÍCH HỢP KHÔNG TIẾP XÚC – THẺ CẢM ỨNG – PHẦN 2: GIAO DIỆN TÍN HIỆU VÀ CÔNG SUẤT TẦN SỐ RADIO

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11689-2:2016

ISO/IEC 14443-2:2016

THẺ ĐỊNH DANH – THẺ MẠCH TÍCH HỢP KHÔNG TIẾP XÚC – THẺ CẢM ỨNG – PHẦN 2: GIAO DIỆN TÍN HIỆU VÀ CÔNG SUẤT TẦN SỐ RADIO

Identification cards – Contactless integrated circuit cards – Proximity cards – Part 2: Radio frequency power and signal interface

 

Lời nói đầu

TCVN 11689-2:2016 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 14443-2:2016.

TCVN 11689-2:2016 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1/SC 17 “Thẻ nhận dạng” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Hiện nay, bộ tiêu chuẩn TCVN 11689 (ISO/IEC 14443) về Thẻ định danh – Thẻ mạch tích hợp không tiếp xúc – Thẻ cảm ứng gồm các tiêu chuẩn:

– TCVN 11689-1:2016 (ISO/IEC 14443-1:2016), Phần 1: Đặc tính vật lý:

– TCVN 11689-2:2016 (ISO/IEC 14443-2:2016), Phần 2: Giao diện tín hiệu và công suất tần số radio;

– TCVN 11689-3:2016 (ISO/IEC 14443-3:2016), Phần 3: Khi tạo và chống va chạm;

– TCVN 11689-4:2016 (ISO/IEC 14443-4:2016), Phần 4: Giao thức truyền dẫn.

 

THẺ ĐNH DANH – THẺ MẠCH TÍCH HỢP KHÔNG TIXÚC – THẺ CẢM ỨNG – PHN 2: GIAO DIỆN TÍN HIỆU VÀ CÔNG SUT TN SỐ RADIO

Identification cards – Contactless integrated circuit cards – Proximity cards – Part 2: Radio frequency power and signal interface

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định đặc tính các trường hỗ trợ cho công suất và trao đổi thông tin hai chiều giữa các thiết bị nối kết cảm ứng (đầu đọc thẻ – PCD) và các đối tượng hoặc thẻ cảm ứng (PICC).

Tiêu chuẩn này không quy định các phương tiện khởi tạo trường nối kết, cũng như cách thức phù hợp với bức xạ điện từ và các quy chuẩn phơi nhiễm ảnh hưởng đến con người có thể khác nhau tùy theo mỗi quốc gia.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi (nếu có).

TCVN 11688-6 (ISO/IEC 10373-6), Thẻ định danh – Phương pháp thử- Phần 6: Thẻ cảm ứng;

TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3), Thẻ định danh – Thẻ mạch tích hợp không tiếp xúc – Thẻ cảm ứng – Phần 3: Khởi tạo và chống va chạm;

TCVN 11689-1 (ISO/IEC 14443-1), Thẻ định danh – Thẻ mạch tích hợp không tiếp xúc – Thẻ cm ứng – Phần 1: Đặc tính vật lý.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.

3.1

Khoảng thời gian bit (bit duration)

Thời gian mà một mức lô-gic được xác định, và tại điểm kết thúc khoảng thời gian đó một bit mới được bắt đầu.

3.2

Khóa dịch pha nhị phân (binary phase shift keying)

Khóa dịch pha mà ở đó dịch pha là 180°, kết quả cho hai khả năng trạng thái pha.

3.3

Mã Miller sửa đổi (modified Miller)

Phương pháp mã hóa bit mà qua đó một mức lô-gic trong khoảng thời gian bit được thể hiện bởi vị trí của một xung trong khung bit.

3.4  Chỉ số điều chế (modulation index, m)

[1 – b] / [1 + b], trong đó b là tỷ số giữa biên độ điều chế và biên độ tín hiệu ban đầu.

CHÚ THÍCH  Giá tr của chỉ số có thể được biểu diễn theo phần trăm.

3.5

Mã NRZ-L (NRZ-L)

Phương pháp mã hóa bit mà qua đó một mức lô-gic trong khoảng thời gian bit được thể hiện bởi một trong hai trạng thái vật lý xác định của phương tiện trao đổi thông tin.

3.6

Bộ quy tắc hoạt động (operating volume)

Đối với mỗi lớp PICC, các vị trí mà tại đó PICC tham chiếu tương ứng chỉ ra PCD tuân thủ tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn đối với lớp đó.

3.7

Sóng mang điều chế (subcarrier)

Tín hiệu tần số fs được sử dụng để điều chế một sóng mang tần số fc.

3.8

Mã Manchester (Manchester)

Phương pháp mã hóa bit bởi một mức lô-gic trong khoảng thời gian bit được thể hiện bởi một chuỗi hai trạng thái vật lý xác định của phương tiện trao đổi thông tin, thứ tự các trạng thái vật lý trong chuỗi xác định trạng thái lô-gic đó.

3.9

TR0

Thời gian bảo vệ giữa kết thúc một truyền dẫn PCD và bắt đầu việc phát sóng mang điều chế PICC.

3.10

TR1

Thời gian đồng bộ giữa bắt đầu việc phát sóng mang điều chế PICC và bắt đầu điều chế sóng mang điều chế PICC.

4  Ký hiệu và chữ viết tắt

a

ACP

AP

ASK

Hệ số dạng xung, Kiểu A

Điểm chòm sao thực tế

Giá trị pha thực tế

Khóa dịch biên độ

b Tỷ số giữa biên độ tín hiệu ban đầu và biên độ tín hiệu được điều chế, Kiểu B
BPSK

EMD

EPI

etu

fc

fs

H

HINITIAL

hovs

hf

hr

ISI

ISId

ISIm

NP

NRZ-L

OOK

PauseA

Ø0

PH

PL

PNP

PR

PSK

PCD

PICC

RF

t1

t2

t3

t4

t5

t6

t6,max,PCD

t6,max,PICC

tb

tf

tf,max,PCD

tf,max,PICC

tr

tr,max,PCD

tr,max,PICC

tx

VLMA

VE,PICC

VE,PCD

VLMA,PCD

VLMA,PICC

#

Khóa dịch pha nhị phân

Nhiễu điện từ, được tạo ký sinh bởi PICC

Khoảng thời gian pha cơ sở

Đơn vị thời gian cơ sở

Tần số của trường hoạt động (tần số sóng mang)

Tần số của sóng mang điều chế

Cường độ từ trường đồng nht tương đương

Cường độ trường của trường RF chưa điều chế

Giới hạn trên đường bao đối với các tốc độ bit fc/16, fc/32, fc/64, Kiểu A

Giới hạn dưới đường bao, Kiểu B

Giới hạn trên đường bao, Kiểu B

Nhiễu liên ký hiệu

Góc nhiễu liên ký hiệu

Biên độ nhiễu liên ký hiệu

Giá trị pha danh định

không trở về mức 0, (L là mức)

Khóa tắt/mở

Xung điều chế PCD, Kiểu A

Pha ban đầu của sóng mang điều chế

Điểm chòm sao phức của NP lớn nhất

Điểm chòm sao phức của NP nhỏ nhất

Pha danh định trước

Dải pha

Khóa dịch pha

Thiết bị nối kết cảm ứng (đầu đọc thẻ)

Đối tượng hoặc thẻ cảm ứng

Tần số radio

Độ dài PauseA

Thời gian “Thấp PauseA đối với tốc độ bit fc/128

Thời gian sườn lên PauseA đối với tốc độ bit fc/128

Phần thời gian sườn lên PauseA đối với tốc độ bit fc/128

Thời gian “Thấp” PauseA đối với các tốc độ bit fc/64, fc/32 và fc/16

Thời gian sườn lên PauseA với các tốc độ bit fc/64, fc/32 và fc/16

Giá trị lớn nhất t6 đối với truyền dẫn PCD

Giá trị lớn nhất t6 đối với tiếp nhận PICC

Khoảng thời gian bit, Kiểu A

Thời gian sườn xuống của đường bao, Kiểu B

Thời gian sườn xuống lớn nhất đối với truyền dẫn PCD, Kiểu B

Thời gian sườn xuống lớn nhất đối với tiếp nhận PICC, Kiểu B

Thời gian sườn lên của đường bao, Kiểu B

Thời gian sườn lên lớn nhất đối với truyền dẫn PCD, Kiểu B

Thời gian sườn lên lớn nhất đối với tiếp nhận PICC, Kiểu B

V trí xung, Kiểu A

Biên độ điều chế tải

Giới hạn EMD, PICC

Giới hạn EMD, PCD

Biên độ điều chế tải nhỏ nhất đối với nhận PCD

Biên độ điều chế tải nhỏ nhất đối với truyền dẫn PICC

Số

5  Xem xét chung

5.1  Đối thoại khởi đầu

Đối thoại khởi đầu giữa PCD và PICC phải thực hiện thông qua các thao tác liên tiếp sau đây:

– Kích hoạt PICC bởi trường hoạt động RF của PCD,

– PICC phải đợi một lệnh từ PCD,

– Truyền dẫn một lệnh bởi PCD,

– Truyền dẫn một đáp ứng bởi PICC.

Các thao tác này phải dùng công suất RF và giao diện tín hiệu được quy định trong các Điều dưới đây.

5.2  Sự tuân thủ

5.2.1  Sự tuân thủ của PICC

PICC phải tuân thủ tất cả các yêu cầu bắt buộc của tiêu chuẩn này và có thể hỗ trợ các yêu cầu tùy chọn (tc độ bit, lớp, v.v). PICC nên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một lớp nào đó đề cải thiện khả năng liên tác.

5.2.2  Sự tuân thủ của PCD

PCD phải tuân thủ tất cả các yêu cầu bắt buộc của tiêu chuẩn này và có thể hỗ trợ các yêu cầu tùy chọn (tốc độ bit, hỗ trợ các PICC cho các lớp tùy chọn, v.v).

PCD

– phải hỗ trợ các PICC “Lớp 1”, “Lớp 2” và “Lớp 3,

– có thể tùy chọn hỗ trợ các PICC “Lớp 4”,

– có thể tùy chọn hỗ trợ các PICC “Lớp 5”,

– tùy chọn, có thể hỗ trợ các PICC “Lớp 6”.

Các yêu cầu PCD được đo với các PICC tham chiếu 1, 2 và 3 là bắt buộc đối với tất cả các PCD.

Các yêu cầu PCD được đo với PICC tham chiếu 4 là bắt buộc đối với các PCD hoạt động hỗ trợ với các PICC “Lớp 4″.

Các yêu cầu PCD được đo với PICC tham chiếu 5 là bắt buộc đối với các PCD hoạt động hỗ trợ với các PICC “Lớp 5”.

Các yêu cầu PCD được đo với PICC tham chiếu 6 là bắt buộc đối với các PCD hoạt động hỗ trợ với các PICC Lớp 6”.

Đối với mỗi lớp PICC được hỗ trợ, nhà sản xuất PCD phải ghi rõ bộ quy tắc hoạt động mà PCD đó đáp ứng tất cả các yêu cầu trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH  Như chỉ dẫn cho từng bộ quy tắc hoạt động, nhà sản xuất có thể đưa ra phạm vi hoạt động (ví dụ 0 đến X cm với các vị trí tương đối PCD và PICC, ví dụ: ăng-ten PCD và PICC song song và hướng tâm).

5.2.2.1  PCD hỗ trợ các PICC của (các) lớp nào đó

Nếu một PCD dự kiến hoạt động với các PICC chỉ của (các) lớp nào đó, thì đối với PCD này không bắt buộc hỗ trợ các PICC của các lớp khác. PCD này phải phù hợp với tất cả các Điều khác trong tiêu chuẩn này. Nhà sản xuất PCD phải nêu rõ (các) lớp được hỗ trợ.

CHÚ THÍCH  Một PCD không hỗ trợ một trong các lớp bắt buộc 1, 2 và 3 là không hoàn toàn tuân thủ với TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2), có thể được nêu rõ là “chỉ hỗ trợ các PICC Lớp X hoặc chỉ phù hợp với (các) yêu cầu Lớp X”.

6  Truyền tải công suất

PCD phải tạo một từ trường luân phiên tần số cao. Trường này nối kết cảm ứng với PICC để truyền tải công suất và được điều chế để trao đổi thông tin.

6.1  Tần số

Tần số fc của trường hoạt động RF phải là 13,56 MHz ± 7 kHz.

6.2  Cường độ trường hoạt động

Các nhà sản xuất quy định các bộ quy tắc hoạt động (xem 3.6), PCD phải tạo một cường độ trường tối thiểu Hmin và không quá Hmax dưới các điều kiện chưa điều chế. (xem Bảng 1)

PCD

– phải hỗ trợ các PICC “Lớp 1 ”, “Lớp 2” và “Lớp 3”,

– có thể tùy chọn, hỗ trợ các PICC “Lớp 4”,

– có thể tùy chọn hỗ trợ các PICC “Lớp 5,

– và có thể tùy chọn hỗ trợ các PICC “Lớp 6”.

Các yêu cầu PCD được đo với các PICC tham chiếu 1, 2 và 3 là bắt buộc đối với tất cả các PCD.

Các yêu cầu PCD được đo với PICC tham chiếu 4 là bắt buộc đối với các PCD hoạt động hỗ trợ với các PICC Lớp 4”.

Các yêu cầu PCD được đo với PICC tham chiếu 5 là bắt buộc đối với các PCD hoạt động hỗ trợ với các PICC “Lớp 5”.

Các yêu cầu PCD được đo với PICC tham chiếu 6 là bắt buộc đối với các PCD hoạt động hỗ trợ với các PICC “Lớp 6”.

Bảng 1 – Cường độ trường PCD

 

PCD

Hmin

A/m (rms)

Hmax

A/m (rms)

Đo với PICC tham chiếu 1

1,5

7,5

Đo với PICC tham chiếu 2

1,5

8,5

Đo với PICC tham chiếu 3

1,5

8,5

Đo với PICC tham chiếu 4 (tùy chọn)

2,0

12

Đo với PICC tham chiếu 5 (tùy chọn)

2,5

14

Đo với PICC tham chiếu 6 (tùy chọn)

4,5

18

PCD không tạo một cường độ trường cao hơn mức lớn nhất và trung bình được quy định cho tất cả các lớp bắt buộc và tùy chọn tại 4.4, TCVN 11689-1 (ISO/IEC 14443-1) (từ trường luân phiên) trong bất kỳ hướng và vị trí PICC có thể có, được đo với các PICC tham chiếu kết hợp.

Các phương pháp thử đối với trường hoạt động PCD được xác định trong TCVN 11688-6 (ISO/IEC 10373-6) và sử dụng một PICC tham chiếu riêng biệt cho từng lớp.

CHÚ THÍCH 1  Mặc dù các phép đo về trường với một vài PICC tham chiếu có thể cho các giá trị cao hơn 7,5 A/m (rms), các giới hạn Hmax mới được quy định trong Bảng 1 không cho phép các PCD tạo ra cường độ trường cao hơn với TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2). Điều này là do phân bố trường PCD thường là không đồng nhất trong các bộ quy tắc hoạt động và các PICC tham chiếu có các vùng đo lường khác nhau.

Nếu PICC đáp ứng các yêu cầu của một lớp nào đó như quy định trong TCVN 11689-1 (ISO/IEC 14443-1), thì PICC phải hoạt động liên tục như dự định giữa Hmin, và Hmax xác định cho lớp của PICC đó; điều này bao gồm tất cả các yêu cầu PICC xác định cho tiêu chuẩn này và việc xử lý của nhà sản xuất quy định tập các lệnh.

Nếu PICC không đòi hi đáp ứng các yêu cầu của một lớp nào đó như quy định trong TCVN 11689-1 (ISO/IEC 14443-1), thì:

– Nếu ăng-ten PICC không vừa khít trong hình chữ nhật ngoài được xác định cho “Lớp 2” như quy định trong TCVN 11689-1 (ISO/IEC 14443-1), thì:

– PICC phải hoạt động liên tục như dự kiến giữa Hmin và Hmax được xác định cho “Lớp 2”, (xem Bảng 2)

– PICC phải qua các thử nghiệm tác động tải được xác định cho “Lớp 2”;

– Nếu ăng-ten PICC không vừa khít trong hình ch nhật ngoài hoặc hình tròn ngoài được xác định cho “Lớp 3” như quy định trong TCVN 11689-1 (ISO/IEC 14443-1), thì:

– PICC phải hoạt động liên tục như dự kiến giữa Hmin và Hmax được xác định cho “Lớp 3”, (xem bảng 2)

– PICC phải qua các thử nghiệm tác động tải được xác định cho “Lớp 3”;

– Nếu ăng-ten PICC không vừa khít trong hình chữ nhật ngoài hoặc hình tròn ngoài xác định cho “Lớp 2” hoặc “Lớp 3” như quy định trong TCVN 11689-1 (ISO/IEC 14443-1), thì:

– PICC phải hoạt động liên tục như dự kiến giữa Hmin và Hmax được xác định cho “Lớp 1” (xem bảng 2)

– PICC phải vượt qua các thử nghiệm tác động tải được xác định cho “Lớp 1”.

CHÚ THÍCH 2  Nếu PICC không đòi hi đáp ứng các yêu cầu của một lớp nào đó thì các yêu cầu đã xác định ở trên có thể không đủ để đảm bảo hoạt động đúng và khả năng tương tác với các PCD.

Bảng 2 – Cường độ trường hoạt động PICC

 

PICC

Hmin

A/m (rms)

Hmax

A/m (rms)

PICC “Lớp 1

1,5

7,5

PICC Lớp 2”

1,5

8,5

PICC “Lớp 3

1,5

8,5

PICC “Lớp 4

2,0

12

PICC “Lớp 5”

2,5

14

PICC “Lớp 6”

4,5

18

CHÚ THÍCH 3  Lượng dư cường độ trường bao gồm hiệu quả được đo bởi các phương pháp thử quy định tại TCVN 11688-6 (ISO/IEC 10373-6).

7  Giao diện tín hiệu

PCD điều chế biên độ cường độ từ trường luân phiên với các xung điều chế để truyền dữ liệu từ PCD đến PICC.

PICC tải từ trường luân phiên với một tín hiệu sóng mang điều chế được điều chế (điều chế tải) để truyền dữ liệu từ PICC đến PCD.

Trong khi nhà sản xuất quy định bộ quy tắc hoạt động (xem 3.6), thì PCD phải tạo các xung điều chế như mô tả trong các Điều dưới đây và phải có khả năng nhận biên độ điều chế tải tối thiểu.

CHÚ THÍCH  Như một chỉ dẫn bộ quy tắc hoạt động, nhà sản xuất có thể cung cấp khoảng hoạt động (ví dụ 0 đến X cm) trong đó tất cả các yêu cầu của TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2) được đáp ứng.

Các phương pháp thử giao diện tín hiệu trao đổi thông tin PCD được xác định trong TCVN 11688-6 (ISO/IEC 10373-6).

Hai giao diện tín hiệu trao đổi thông tin, Kiểu một và Kiểu B, được miêu tả trong các Điều dưới đây. PCD phải luân phiên giữa các phương pháp điều chế khi ngừng lại trước khi phát hiện sự có mặt của một PICC Kiểu một hoặc Kiểu B.

Chỉ một giao diện tín hiệu trao đổi thông tin có thể có hiệu lực trong suốt một phiên trao đổi thông tin cho đến khi không có hiệu lực bởi PCD hoặc việc loại bỏ của PICC. (Các) phiên tiếp theo sau đó có thể tiến hành với phương pháp điều chế khác.

Các Hình 1 và Hình 2 minh họa các khái niệm được mô tả trong các Điều dưới đây.

Hình 1 – Ví dụ tín hiệu trao đổi thông tin PCD đến PICC đối với các giao diện Kiểu A và Kiểu B

CHÚ THÍCH  Đối với mã hóa mã Miller sửa đổi, xem 8.1.3.1.

Hình 2 – Ví dụ tín hiệu trao đổi thông tin PICC đến PCD đối với các giao diện Kiểu A và Kiểu B

8  Giao diện tín hiệu trao đổi thông tin Kiểu A

8.1  Trao đổi thông tin PCD đến PICC

8.1.1  Tốc độ bit

Tốc độ bit đối với truyền dẫn trong khoảng thời gian khởi tạo và chống va chạm phải là fc/128 (~106 kbit/s).

Tốc độ bit đối với truyền dẫn sau khi khởi tạo và chống va chạm phải là một trong các giá trị sau:

– fc/128 (~106 kbit/s);

– fc/64 (~212 kbit/s);

– fc/32 (~424 kbit/s);

– fc/16 (~848 kbit/s);

– fc/8 (~1,70 Mbit/s);

– fc/4 (~3,39 Mbit/s);

– fc/2 (~6,78 Mbit/s);

– 3fc/4 (~10,17 Mbit/s);

– fc (~13,56 Mbit/s);

– 3fc/2 (~20,34 Mbit/s);

– 2fc (~27,12 Mbit/s).

8.1.2  Điều chế

8.1.2.1  Điều chế đối với tốc độ bit fc/128

Trao đổi thông tin từ PCD đến PICC cho tốc độ bit fc/128 phải sử dụng nguyên tắc điều chế ASK 100% của trường hoạt động RF để tạo một PauseA như chỉ ra trong Hình 3.

Đường bao của trường PCD phải giảm một cách đều đều nhỏ hơn 5% so với giá trị khởi đầu HINITIAL của nó và duy trì nhỏ hơn 5% so với t2. Đường bao này tuân thủ Hình 3.

Nếu đường bao của trường PCD không đều đều giảm, thời gian giữa một khu vực lớn nhất và thời gian đi qua giá trị tương tự trước vùng lớn nhất không quá 0,5 μs. Điều này chỉ áp dụng nếu vùng lớn nhất lớn hơn 5% HINITIAL.

Độ dài PauseA t1 là thời gian giữa 90% của các cạnh giảm và 5% của cạnh tăng của đường bao tín hiệu trường H.

Trong trường hợp của một giới hạn trên trường phải tồn tại trong khoảng 90% của HINITIAL và 110% của HINITIAL.

Hình 3 – PauseA với Tốc độ bit fc/128

PCD phải tạo một PauseA với tham số định xung nhịp thời gian xác định cho Bảng 3.

Bảng 3 – Truyền dẫn PCD: tham số định xung nhịp thời gian PauseA đối với tốc độ bit fc/128

Tham số

Điều kiện

Min

Max

t1

 

28/fc

40,5/fc

t2

t1 > 34/fc

7/fc

t1

t1 ≤ 34/fc

10/fc

t3

 

1,5 x t4

16/fc

t4

 

0

6/fc

CHÚ THÍCH 1  Những thực thi PCD có thể bị hạn chế để tạo một PauseA với các giá trị t1 = n/fc (n = số nguyên). Do đó đo lường t1 phải được làm tròn gần n nhất theo đơn vị 1/fc.

CHÚ THÍCH 2  Giá trị ln nhất của t2 là một chức năng của giá trị đo được của t1.

CHÚ THÍCH 3  Giá trị nhỏ nhất của t3 là một chức năng của giá trị đo được của t4.

PICC có thể nhận một PauseA với tham số định xung nhịp thời gian được xác định cho Bảng 4.

Bảng 4 – Tiếp nhận PICC: Tham số định xung nhịp thời gian của PauseA cho tốc độ bit fc/128

Tham số

Điều kiện

Min

Max

t1

 

27,5/fc

41/fc

t2

t1 > 34/fc

6/fc

t1

t1 ≤ 34/fc

9/fc

t3

 

1,5 t4

17/fc

t4

 

0

7/fc

CHÚ THÍCH 4  Giá trị lớn nhất của t2 là một chức năng của tập hợp giá trị của t1.

CHÚ THÍCH 5  Giá trị nhỏ nhất của t3 là một chức năng của tập hợp giá trị của t4.

Đối với tốc độ bit fc/128 PCD phải tạo một PauseA đối với thời gian sườn lên lên t3.

– lớn hơn cả 0/fc và (t1 – t2) – 24,5/fc, và

– nhỏ hơn cả (t1 – t2) + 7/fc và 16/fc.

Đối với tốc độ bit fc/128 PICC có thể nhận một PauseA đối với thời gian sườn lên lên t3.

– lớn hơn cả 0/fc và (t1 – t2) – 26/fc, và

– nhỏ hơn cả (t1 – t2) + 8/fc và 17/fc.

CHÚ THÍCH 6  Các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của (t1 – t2) được tạo từ các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của t1 và t2 xác định cho Bảng 3 và Bảng 4.

Tham số định xung nhịp thời gian cho PCD và PICC được minh họa trong Hình 4.

Hình 4 – Tham số định xung nhịp thời gian PauseA cho tốc độ bit of fc/128

PICC phải phát hiện điểm kết thúc của PauseA sau khi trường quá 5% HINITIAL và trước khi nó quá 60% HINITIAL. Hình 5 chỉ ra định nghĩa của điểm kết thúc của PauseA. Định nghĩa này áp dụng cho tất cả các thời gian đường bao điều chế.

Hình 5 – Kết thúc PauseA cho tốc độ bit of fc/128

8.1.2.2  Điều chế đối với các tốc độ bit fc/64, fc/32 và fc/16

Trao đổi thông tin từ PCD đến PICC cho tốc độ bit fc/64 (~212 kbit/s), fc/32 (~424 kbit/s) và fc/16 (~848 kbit/s) phải dùng nguyên tắc điều chế ASK (với các giá trị khác nhau cho ‘a‘) của cường độ trường hoạt động để tạo một PauseA như chỉ ra trong Hình 6.

Đường bao của trường PCD phải giảm đều đều tới giá trị lớn nhất của tham số ‘a‘ như xác định cho Bảng 5. Sau đó, nếu sự tiến triển đường bao tr phải không đều đều, sự khác biệt bất kỳ giữa vùng lớn nhất và vùng nhỏ nhất thấp nhất trước đó (trong PauseA tương tự) không quá 0,09 lần sự khác biệt giữa biên độ khởi tạo và vùng nhỏ nhất thấp nhất trước đó.

Tham số ‘a‘ là mức tối thiểu thấp nhất trong PauseA.

Hình 6 là một minh họa cho PauseA với các tốc độ bit fc/64, fc/32 và fc/16.

Trong trường hợp giới hạn trên trường phải còn lại trong HINITIAL x (1 – hovs) và HINITIAL x (1 + hovs).

Hình 6 – PauseA cho các tốc độ bit fc/64, fc/32 và fc/16

PCD phải tạo một PauseA với tham số định xung nhịp thời gian và biên độ được xác định cho Bảng 5.

Bảng 5 – Truyền dẫn PCD: Tham số PauseA cho các tốc độ bit fc/64, fc/32 và fc/16

Tham số

Tốc độ bit

Min

Max

a

fc/64

0

0,18

fc/32

0

0,38

fc/16

0,22

0,58

t1

fc/64

16,5/fc

20/fc

fc/32

8,0/fc

10/fc

fc/16

4,0/fc

5/fc

t5

fc/64

t1/2 + 3/fc

t1

fc/32

t1/2 + 1/fc

t1

fc/16

t1/2

t1

t6

fc/64

xem các yêu cu ở Hình 7

fc/32

xem các yêu cầu ở Hình 8

fc/16

xem các yêu cầu ở Hình 9

hovs

fc/64, fc/32 và fc/16

0

(1 – t6 / (2 x t6,max,PCD)) x 0,10 x (1 – a)

CHÚ THÍCH  Giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của t5 là các chức năng của giá trị được đo của t1.

CHÚ THÍCH  Giá trị lớn nhất của hovs cho truyền dẫn PCD là một chức năng của giá trị được đo của t6 và của t6,max,PCD (xem các yêu cầu ở Hình 7, 8 hoặc 9).

CHÚ THÍCH 3  Những thực thi PCD có thể bị hạn chế để tạo một PauseA với các giá trị t1 = n/fc (n = số nguyên). Do đó đo lường t1 phải được làm tròn gần n nhất theo đơn vị 1/fc.

PICC có thể nhận một PauseA với tham số định xung nhịp thời gian và biên độ được xác định cho Bảng 6.

Bảng 6 – Tiếp nhận PICC: Tham số PauseA cho các tốc độ bit fc/64, fc/32 và fc/16

Tham số

Tốc độ bit

Min

Max

a

fc/64

0

0,2

fc/32

0

0,4

fc/16

0,2

0,6

t1

fc/64

16/fc

20/fc

fc/32

8/fc

10/fc

fc/16

4/fc

5/fc

t5

fc/64

t1/2 + 3/fc

t1

fc/32

t1/2 + 1/fc

t1

fc/16

t1/2

t1

t6

fc/64

xem các yêu cu ở Hình 7

fc/32

xem các yêu cầu ở Hình 8

fc/16

xem các yêu cầu ở Hình 9

hovs

fc/64, fc/32 và fc/16

0

(1 – t6 / (2 x t6,max,PICC)) x 0,11 x (1 – a)

CHÚ THÍCH 4  Các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của t5 là các chức năng của tập hợp giá trị của t1.

CHÚ THÍCH 5  Giá trị lớn nhất of hovs cho tiếp nhận PICC là một chức năng của tập hợp giá trị của t6 và của t6,max,PICC (xem các yêu cầu ở Hình 7, 8 hoặc 9).

CHÚ THÍCH 6  Độ dài PauseA t1 là thời gian giữa một biên độ đường bao (a + 0,9 x (1 – a)) trên cạnh giảm và (a + 0,1 x (1 – a)) trên cạnh tăng.

Đối với tốc độ bit fc/64 PCD phải tạo một PauseA đối với thời gian sườn lên t6

– lớn hơn cả 0/fc và (t1 – t5) – 3/fc,

– và nhỏ hơn cả (t1 – t5) + 8/fc và t6,max,PCD = 11/fc.

Đối với tốc độ bit fc/64 PICC có thể nhận một PauseA đối với thời gian sườn lên t6

– lớn hơn cả 0/fc và (t1 – t5) – 4/fc,

– và nhỏ hơn cả (t1 – t5) + 9/fc và t6,max,PICC = 12/fc.

CHÚ THÍCH 7  Các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của (t1 – t5) được tạo từ các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của t1 và t5 xác định cho Bảng 5 và Bảng 6.

Tham số định xung nhịp thời gian đối với PCD và PICC được minh họa trong Hình 7.

Hình 7 – Tham số định xung nhịp thời gian PauseA cho tốc độ bit fc/64

Đối với tốc độ bit fc/32 PCD phải tạo một PauseA đối với thời gian sườn lên t6

– lớn hơn 0/fc, và

– nhỏ hơn cả (t1 – t5) + 8/fc và t6,max,PCD = 9/fc.

Đối với tốc độ bit fc/32 PICC có thể nhận một PauseA đối với thời gian sườn lên t6

– lớn hơn 0/fc, và

– nhỏ hơn cả (t1 – t5) + 8/fc và t6,max,PICC = 10/fc.

Tham số định xung nhịp thời gian cho PCD và PICC được minh họa trong Hình 8.

CHÚ THÍCH 8  Các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của (t1 – t5) được tạo từ các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của t1 và t5 xác định cho Bảng 5 và Bảng 6.

Hình 8 – Tham số định xung nhịp thời gian PauseA cho tốc độ bit fc/32

Đối với tốc độ bit fc/16 PCD phải tạo một PauseA đối với thời gian sườn lên t6

– lớn hơn 0/fc, và

– nhỏ hơn cả (t1 – t5) + 4/fc và t6,max,PCD = 5,5/fc.

Đối với tốc độ bit fc/16 PICC có thể nhận một PauseA đối với thời gian sườn lên t6

– lớn hơn 0/fc, và

– nhỏ hơn cả (t1 – t5) + 4,5/fc và t6,max,PICC = 6/fc.

CHÚ THÍCH 9  Các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của (t1 – t5) được tạo từ các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của t1 và t5 xác định cho Bảng 5 và Bảng 6.

Tham số định xung nhịp thời gian cho PCD và PICC được minh họa trong Hình 9.

Hình 9 – Tham số định xung nhịp thời gian PauseA cho tốc độ bit fc/16

8.1.2.3  Điều chế đối với các tốc độ bit fc/8, fc/4 và fc/2

Xem 9.1.2.1.

8.1.2.3  Điều chế đối với các tốc độ bit 3fc/4, fc và 2fc

Xem A.1.

8.1.3  Mã hóa và thể hiện bit

8.1.3.1  Mã hóa và thể hiện bit đối với các tốc độ bit fc/128, fc/64, fc/32 và fc/16

Xác định các chuỗi sau đây:

– chuỗi X: sau một khoảng thời gian nửa bit (tx) xuất hiện một PauseA,

– chuỗi Y: trong khoảng thời gian cả bit (tb) không xuất hiện điều chế,

– chuỗi Z: tại thời điểm bắt đầu khoảng thời gian bit (tb) xuất hiện một PauseA.

Hình 10, cùng với tham số định xung nhịp thời gian trong Bảng 7, minh họa các chuỗi X, Y và Z.

Hình 10 – Chuỗi đối với trao đổi thông tin Kiểu một từ PCD đến PICC

Bảng 7 – Tham số chuỗi

Tham số

Tốc độ bit

fc/128

fc/64

fc/32

fc/16

tb

128/fc

64/fc

32/fc

16/fc

tx

64/fc

32/fc

16/fc

8/fc

t1

xem t1 trong Bng 3

Xem t1 trong Bảng 5

Các chuỗi trên được dùng để mã hóa thông tin sau:

 lô-gic “1”: chuỗi X;
– lô-gic “0”: chuỗi Y với 2 trường hợp ngoại lệ sau:

i) nếu có 2 hoặc nhiều “0” liền kề, chuỗi Z phải được dùng từ “0” thứ hai;

ii) nếu bit đầu tiên sau một “bắt đầu trao đổi thông tin” là “0”, chuỗi Z phải được dùng để thể hiện điều này và bất kỳ “0” nào trực tiếp theo sau đó.

– bắt đầu trao đổi thông tin: chuỗi Z;
– kết thúc trao đổi thông tin: lô-gic “0” tiếp theo chuỗi Y;
– không có thông tin: ít nhất hai chuỗi Y.

8.1.3.2  Mã hóa và thể hiện bit đối với các tốc độ bit fc/8, fc/4 và fc/2

Mã hóa và thể hiện bit được xác định trong 9.1.3.1.

Bắt đầu trao đổi thông tin được xác định trong 7.1.4, TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3).

Kết thúc trao đổi thông tin được xác định trong 7.1.5, TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3).

8.2  Trao đổi thông tin từ PICC đến PCD

8.2.1  Tốc độ bit

Tc độ bit đối với truyền dẫn trong khoảng thời gian khởi tạo và chống va chạm phải là fc/128 (~106 kbit/s).

Tốc độ bit đối với truyền dẫn sau khi khởi tạo và chống va chạm phải là một trong các giá trị sau:

– fc/128 (~106 kbit/s);

– fc/64 (~212 kbit/s);

– fc/32 (~424 kbit/s);

– fc/16 (~848 kbit/s);

– fc/8 (~1,70 Mbit/s);

– fc/4 (~3,39 Mbit/s);

– fc/2 (~6,78 Mbit/s);

8.2.2  Điều chế tải

PICC phải có khả năng trao đổi thông tin đến PCD qua một vùng nối kết cảm ứng trong đó tần số sóng mang được tải để tạo một sóng mang điều chế có tần số fs. Sóng mang điều chế được tạo bằng cách mở điện một tải trong PICC.

Nếu PICC đáp ứng các yêu cầu của một lớp nào đó như quy định trong TCVN 11689-1 (ISO/IEC 14443-1), thì biên độ điều chế tải VLMA của PICC phải ở mức tối thiểu của VLMA, PICC quy định cho các lớp của nó khi đo được như miêu tả trong TCVN 11688-6 (ISO/IEC 10373-6), sử dụng bộ lắp ráp thử nghiệm PCD xác định cho lớp của nó, với H là giá trị của cường độ từ trường trong A/m (rms).

Nếu PICC không đòi hỏi đáp ứng các yêu cầu của một lớp nào đó như quy định trong TCVN 11689-1 (ISO/IEC 14443-1), thì biên độ điều chế tải VLMA của PICC phải ở mức tối thiu nhất của VLMA, PICC quy định cho “Lớp 1” khi đo được như miêu tả trong TCVN 11688-6 (ISO/IEC 10373-6), sử dụng bộ lắp ráp thử nghiệm PCD xác định cho “Lớp 1”, với H là giá trị của cường độ từ trường trong A/m (rms).

Bảng 8 quy định từng lớp PICC cả về giới hạn biên độ điều chế tải VLMA,PICC và bộ lắp ráp thử nghiệm PCD liên quan để đo biên độ điều chế tải PICC VLMA.

Bảng 8 – Giới hạn biên độ điều chế tải PICC

 

PICC

VLMA, PICC

[mV (đỉnh)]

Bộ lắp ráp thử nghiệm PCD

PICC “Lớp 1

22/H0,5

Bộ lắp ráp thử nghiệm PCD 1

PICC “Lớp 2”

Min(14 ; 22/H0,5)

Bộ lắp ráp thử nghiệm PCD 1

PICC “Lớp 3

Min(14 ; 22/H0,5)

Bộ lắp ráp thử nghiệm PCD 1

PICC “Lớp 4

Min(18 ; 40/H0,5)

Bộ lắp ráp thử nghiệm PCD 2

PICC “Lớp 5”

Min(14 ; 34/H0,5)

Bộ lắp ráp thử nghiệm PCD 2

PICC “Lớp 6”

Min(7 ; 26/H0,5)

Bộ lắp ráp thử nghiệm PCD 2

PCD có thể nhận một VLMA ở mức tối thiểu nhất của VLMA, PCD khi đo được như miêu tả trong TCVN 11688-6 (ISO/IEC 10373-6), việc sử dụng bộ lắp ráp thử nghiệm PCD 1, với các PICC tham chiếu 1, 2 và 3, với H là giá trị của cường độ từ trường trong A/m (rms).

Nếu PCD hỗ trợ hoạt động với các PICC “Lớp 4”, nó có thể nhận một VLMA ở mức tối thiểu nhất của VLMA, PCD khi đo được như miêu tả trong TCVN 11688-6 (ISO/IEC 10373-6), việc sử dụng bộ lắp ráp thử nghiệm PCD 2, với PICC 4 tham chiếu, với H là giá trị của cường độ từ trường theo A/m (rms).

Nếu PCD hỗ trợ hoạt động với các PICC Lớp 5”, nó có thể nhận một VLMA ở mức tối thiểu nhất của VLMA, PCD khi đo được như miêu tả trong TCVN 11688-6 (ISO/IEC 10373-6), việc sử dụng bộ lắp ráp thử nghiệm PCD 2, với PICC 5 tham chiếu, với H là giá trị của cường độ từ trường theo A/m (rms).

Nếu PCD hỗ trợ hoạt động với các PICC “Lớp 6”, nó có thể nhận một VLMA ở mức tối thiểu nhất của VLMA, PCD khi đo được như miêu tả trong TCVN 11688-6 (ISO/IEC 10373-6), việc sử dụng bộ lắp ráp thử nghiệm PCD 2, với PICC 6 tham chiếu, với H là giá trị của cường độ từ trường theo A/m (rms).

Bảng 9 quy định từng PICC cả về giới hạn tiếp nhận điều chế tải VLMA,PCD và bộ lắp ráp thử nghiệm PCD để sử dụng đo độ nhạy PCD.

Bảng 9 – Giới hạn tiếp nhận điều chế tải PCD

 

PCD

VLMA,PICC

[mV (peak)]

Bộ lắp ráp thử nghiệm PCD

Đo với PICC tham chiếu 1

20/H0,5

Bộ lắp ráp thử nghiệm PCD 1

Đo với PICC tham chiếu 2

Min(12.5; 20/H0,5)

Bộ lắp ráp thử nghiệm PCD 1

Đo với PICC tham chiếu 3

Min(12.5; 20/H0,5)

Bộ lắp ráp thử nghiệm PCD 1

Đo với PICC tham chiếu 4 (tùy chọn)

Min(16; 36/H0,5)

Bộ lắp ráp thử nghiệm PCD 2

Đo với PICC tham chiếu 5 (tùy chọn)

Min(13; 31/H0,5)

Bộ lắp ráp thử nghiệm PCD 2

Đo với PICC tham chiếu 6 (tùy chọn)

Min(6; 23/H0,5)

Bộ lắp ráp thử nghiệm PCD 2

CHÚ THÍCH 1  Giới hạn biên độ điều chế tải PICC của các lớp 2 đến 6 ít nghiêm ngặt hơn giới hạn PICC trước đó trong TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2).

CHÚ THÍCH 2  Đối với các PICC “Lớp 4Lớp 5” và “Lớp 6”, dùng bộ lắp ráp thử nghiệm PCD 2 tăng các giá trị được đo của điều chế tải bởi yếu tố xấp xỉ 2 được so sánh với bộ lắp ráp thử nghiệm PCD 1.

Từ Hình 11 đến 15 minh họa Giới hạn biên độ điều chế tải của PCD và PICC đối với mỗi lớp.

Hình 11 – Giới hạn biên độ điều chế tải đối với “Lớp 1”

Hình 12 – Giới hạn biên độ điều chế tải đối với “Lớp 2” và “Lớp 3”

Hình 13 – Giới hạn biên độ điều chế tải đối với “Lớp 4”

Hình 14 – Giới hạn biên độ điều chế tải đối với “Lớp 5”

Hình 15 – Giới hạn biên độ điều chế tải đối với “Lớp 6”

8.2.3  Sóng mang điều chế

PICC phải tạo một sóng mang điều chế khi dữ liệu được truyền.

8.2.3.1  Các tốc độ bit fc/128, fc/64, fc/32 và fc/16

Tần số fs của sóng mang điều chế phải là fc/16 (~848 kHz). Do đó, trong khoảng thời gian khởi tạo và chống va chạm, khoảng thời gian bit tương đương với 8 chu kỳ của sóng mang điều chế. Sau khi khởi tạo và chống va chạm, số chu kỳ sóng mang điều chế được xác định bằng tốc độ bit.

8.2.3.2  Các tốc độ bit fc/8, fc/4 và fc/2

Tần số fs của sóng mang điều chế phải là fc/8 (~1,70 MHz), fc/4 (~3,39 MHz) hoặc fc/2 (~6,78 MHz) phụ thuộc vào tốc độ bit như quy định trong Bảng Amd.3-1.

Bảng 10 – Tần số sóng mang điều chế với tốc độ bit

Tốc độ bit

Tần số sóng mang điều chế

fc/8 (~1,70 Mbit/s)

fc/8

fc/4 (~3,39 Mbit/s)

fc/4

fc/2 (~6,78 Mbit/s)

fc/2

8.2.4  Điều chế sóng mang điều chế

Mỗi khoảng bit bắt đầu với một pha xác định liên quan tới sóng mang điều chế. Khoảng bit phải bắt đầu với trạng thái tải của sóng mang điều chế (trạng thái không tải của sóng mang điều chế là trạng thái n định khi PICC không gửi các bit).

Tại tốc độ bit fc/128 sóng mang điều chế được điều chế sử dụng OOK theo các chuỗi xác định cho 8.2.5.1. Tại tốc độ bit fc/64, fc/32, fc/16, fc/8, fc/4 và fc/2, sóng mang điều chế được điều chế có sử dụng BPSK theo các chuỗi xác định trong 8.2.5.2.

8.2.5  Mã hóa và thể hiện bit

8.2.5.1  Mã hóa và thể hiện bit cho tốc độ bit fc/128

Các chuỗi sau được xác định:

– chuỗi D: sóng mang được điều chế với sóng mang điều chế cho nửa đầu (50%) khoảng thời gian bit,
– chuỗi E: sóng mang được điều chế với sóng mang điều chế cho nửa thứ hai (50%) khoảng thời gian bit,
 chuỗi F: sóng mang chưa điều chế với sóng mang điều chế cho khoảng thời gian bit.

Mã hóa bit phải là Manchester với các định nghĩa sau:

 lô-gic “1”:

– lô-gic 0”:

– bắt đầu trao đổi thông tin:

– kết thúc trao đổi thông tin:

– không có thông tin:

chuỗi D,

chuỗi E,

chuỗi D,

chuỗi F,

không sóng mang điều chế.

8.2.5.2  Mã hóa và thể hiện bit cho các tốc độ bit fc/64, fc/32, fc/16, fc/8, fc/4 và fc/2

Mã hóa bit phải là NRZ-L với các định nghĩa sau:

 lô-gic “1”: sóng mang được điều chế với sóng mang điều chế cho khoảng thời gian bit,
– lô-gic “0”: sóng mang được điều chế với sóng mang điều chế đảo ngược cho khoảng thời gian bit,
– bắt đầu trao đổi thông tin: burst của 32 chu kỳ sóng mang điều chế (pha lô-gic “1”) theo sau bởi sóng mang điều chế đảo ngược cho khoảng thời gian bit (pha lô-gic “0”),
– kết thúc trao đổi thông tin: sóng mang chưa điều chế với sóng mang điều chế cho khoảng thời gian bit,
– không có thông tin: sóng mang chưa điều chế với sóng mang điều chế.

9  Giao diện tín hiệu trao đổi thông tin Kiểu B

9.1  Trao đổi thông tin từ PCD đến PICC

9.1.1  Tốc độ bit

Tốc độ bit truyền dẫn trong khoảng thời gian khởi tạo và chống va chạm trên danh định phải là fc/128 (~106 kbit/s).

Tốc độ bit truyền dẫn sau khi khởi tạo và chống va chạm phải là một trong các tốc độ sau:

– fc/128 (~106 kbit/s);

– fc/64 (~212 kbit/s);

– fc/32 (~424 kbit/s);

– fc/16 (~848 kbit/s);

– fc/8 (~1,70 Mbit/s);

– fc/4 (~3,39 Mbit/s);

– fc/2 (~6,78 Mbit/s);

– 3fc/4 (~10,17 Mbit/s);

– fc (~13,56 Mbit/s);

– 3fc/2 (~20,34 Mbit/s);

– 2fc (~27,12 Mbit/s).

Các dung sai biên của bit và phân tách ký tự được xác định tương ứng tại 7.1.1 và 7.1.2 trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3).

9.1.2  Điều chế

9.1.2.1  Điều chế đối với các tốc độ bit fc/128, fc/64, fc/32, fc/16, fc/8, fc/4, và fc/2

Trao đổi thông tin từ PCD đến PICC phải sử dụng nguyên tắc điều chế ASK 10% của trường hoạt động RF.

Dạng sóng điều chế phải được thực hiện theo Hình 16. Việc tăng và giảm các cạnh của điều chế phải đều đều. Thời gian sườn lên và giảm (trtf) phải được đo giữa 10% và 90% bước điều chế thực tế.

Hình 16 – Dạng sóng điều chế Kiểu B

Đối với mọi kết hợp bit, PCD phải tạo một dạng sóng điều chế với chỉ số điều chế m

– lớn hơn 8% cho tất cả các tốc độ bit được hỗ trợ,

– và nhỏ hơn

– 14% đối với các tốc độ bit fc/128, fc/64, fc/32 và fc/16,

– 20% đối với các tốc độ bit fc/8, fc/4 và fc/2.

Đối với mọi kết hợp bit, PICC phải có khả năng tiếp nhận một dạng sóng điều chế với chỉ số điều chế m

– lớn hơn

– cả (9,5 -1,5H/Hmin)% và 7% đối với các tốc độ bit fc/128, fc/64, fc/32 và fc/16,

– 8% đối với các tốc độ bit fc/8, fc/4 và fc/2.

– và nhỏ hơn

– 15% đối với các tốc độ bit fc/128, fc/64, fc/32 và fc/16,

– 21% đối với các tốc độ bit fc/8, fc/4 và fc/2.

CHÚ THÍCH 1  Các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của H được xác định trong Bảng 1 và Bảng 2.

Các giới hạn cho chỉ số điều chế m cho các tốc độ bit fc/128, fc/64, fc/32 và fc/16 được minh họa trong Hình 17.

Hình 17 – Chỉ số điều chế m Kiểu B cho các tốc độ bit fc/128, fc/64, fc/32 và fc/16

Giới hạn trên và giới hạn dưới của dạng sóng điều chế PCD phải duy trì các giới hạn được quy định trong Bảng 11.

Bảng 11 – Truyền dẫn PCD: Giới hạn trên và giới hạn dưới cho tất cả các tốc độ bit được hỗ trợ

Tham số

Min

Max

hf

0

(1 – tf / (2 tf,max,PCD)) x 0,10 x (1 – b)

hr

0

(1 – t/ (2 tr,max,PCD)) x 0,10 x (1 – b)

CHÚ THÍCH 2  Giá trị lớn nhất of hf / hr là một hàm của giá trị được đo của tf / tr và tf,max,PCD / tr,max,PCD (xem các yêu cầu ở Hình 18, 19, 20 hoặc 21).

PICC có thể nhận một dạng sóng điều chế với giới hạn trên và giới hạn dưới xác định trong Bảng 9.

Bảng 12 – Tiếp nhận PICC: Giới hạn trên và giới hạn dưới cho tất cả các tốc độ bit được hỗ trợ

Tham số

Min

Max

hf

0

(1 – tf / (2 tf,max,PICC)) x 0,10 x (1 – b)

hr

0

(1 – t/ (2 tr,max,PICC)) x 0,10 x (1 – b)

CHÚ THÍCH 3  Giá trị lớn nhất of hr / hf là một hàm của giá trị được đo của tf / tr và tf,max,PICC tr,max,PICC (xem các yêu cầu ở Hình 18, Hình 19, Hình 20 hoặc Hình 21).

Đối với tốc độ bit fc/128 PCD phải tạo một dạng sóng điều chế với

– một thời gian sườn xuống tf giữa 0/fc và tf,max,PCD = 16/fc,

– và một thời gian sườn lên tr

– lớn hơn cả 0/fc và tf – 8/fc,

– và nhỏ hơn cả tf + 8/fc và và tr,max,PCD = 16/fc.

Đối với tốc độ bit fc/128 PICC có thể nhận một dạng sóng điều chế với

– một thời gian sườn xuống tf giữa 0/fc và tf,max,PICC = 17/fc,

– và một thời gian sườn lên tr

– lớn hơn cả 0/fc và tf – 9/fc,

– và nhỏ hơn cả tf + 9/fc và tr,max,PICC = 17/fc.

Tham số định xung nhịp thời gian cho PCD và PICC được minh họa trong Hình 18.

Hình 18 – Tham số định xung nhịp thời gian dạng sóng điều chế Kiểu B cho tốc độ bit fc/128

Đối với tốc độ bit fc/64, PCD phải tạo một dạng sóng điều chế với

– một thời gian sườn xuống tf giữa 0/fc và tf,max,PCD = 14/fc,

– và một thời gian sườn lên tr

– lớn hơn cả 0/fc và tf – 6/fc,

– và nhỏ hơn cả tf + 6/fc và tr,max,PCD = 14/fc.

Đối với tốc độ bit fc/64, PICcó thể nhận một dạng sóng điều chế với

– một thời gian sườn xuống tf giữa 0/fc và tf,max,PICC = 14/fc,

– và một thời gian sườn lên tr

– lớn hơn cả 0/fc và tf – 7/fc,

– và nhỏ hơn cả tf + 7/fc và tr,max,PICC = 14/fc.

Tham số định xung nhịp thời gian cho PCD và PICC được minh họa trong Hình 19.

Hình 19 – Tham số định xung nhịp thời gian dạng sóng điều chế Kiểu B cho tốc độ bit fc/64

Đối với tốc độ bit fc/32 PCD phải tạo một dạng sóng điều chế với

– một thời gian sườn xuống tf giữa 0/fc và tf,max,PCD = 11/fc,

– và một thời gian sườn lên tr

– lớn hơn cả 0/fc và tf – 4,5/fc,

– và nhỏ hơn cả tf + 4,5/fc và tr,max,PCD = 11/fc.

Đối với tốc độ bit fc/32 PICcó thể nhận một dạng sóng điều chế với

– một thời gian sườn xuống tf giữa 0/fc và tf,max,PICC = 11/fc,

– và một thời gian sườn lên tr

– lớn hơn cả 0/fc và tf – 5,5/fc,

– và nhỏ hơn cả tf + 5,5/fc và tr,max,PICC = 11/fc.

Tham số định xung nhịp thời gian cho PCD và PICC được minh họa trong Hình 20.

Hình 20 – Tham số định xung nhịp thời gian dạng sóng điều chế Kiểu B cho tốc độ bit fc/32

Đối với tốc độ bit fc/16 PCD phải tạo một dạng sóng điều chế với

– một thời gian sườn xuống tf giữa 0/fc và tf,max,PCD = 8/fc,

– và một thời gian sườn lên tr

– lớn hơn cả 0/fc và tf – 4/fc,

– và nhỏ hơn cả tf + 4/fc và tr,max,PCD = 8/fc.

Đối với tốc độ bit fc/16 PICcó thể nhận một dạng sóng điều chế với

– một thời gian sườn xuống tf giữa 0/fc và tf,max,PICC = 8/fc,

– và một thời gian sườn lên tr

– lớn hơn cả 0/fc và tf – 4/fc,

– và nhỏ hơn cả tf + 4/fc và tr,max,PICC = 8/fc.

Tham số định xung nhịp thời gian cho PCD và PICC được minh họa trong Hình 21.

Hình 21 -Tham số định xung nhịp thời gian dạng sóng điều chế Kiểu B cho tốc độ bit fc/16

Đối với tốc độ bit fc/8, PCD phải tạo cho mọi kết hợp bit một dạng sóng điều chế với

– một thời gian sườn xuống tf giữa 0/fc và tf,max,PCD = 6/fc,

– và một thời gian sườn lên tr

– lớn hơn cả 0/fc và tf – 3/fc,

– và ít hơn cả tf + 3/fc và tr,max,PCD = 6/fc.

Đối với tốc độ bit fc/8, PICC có thể phải nhận mọi kết hp bit một dạng sóng điều chế với

– một thời gian sườn xuống tf giữa 0/fc và tf,max,PCD = 6/fc,

– và một thời gian sườn lên tr

– lớn hơn cả 0/fc và tf – 3/fc,

– và ít hơn cả tf + 3/fc và tr,max,PICC = 6/fc.

Tham số định xung nhịp thời gian cho PCD và PICC được minh họa trong Hình 22.

Hình 22 – Dạng sóng điều chế tham số định xung nhịp thời gian cho tốc độ bit fc/8

Đối với tốc độ bit fc/4, PCD phải tạo cho mọi kết hợp bit một dạng sóng điều chế với

– một thời gian sườn xuống tf giữa 0/fc và tf,max,PCD = 4/fc,

– và một thời gian sườn lên tr

– lớn hơn cả 0/fc và tf – 2/fc,

– và ít hơn cả tf + 2/fc và tr,max,PCD = 4/fc.

Đối với tốc độ bit fc/4, PICC phải nhận mọi kết hợp bit một dạng sóng điều chế với

– một thời gian sườn xuống tf giữa 0/fc và tf,max,PIC= 4/fc,

– và một thời gian sườn lên tr

– lớn hơn cả 0/fc và tf – 2/fc,

– và ít hơn cả tf + 2/fc và tr,max,PICC = 4/fc.

Tham số định xung nhịp thời gian cho PCD và PICC được minh họa trong Hình 23.

Hình 23 – Dạng sóng điều chế tham số định xung nhịp thời gian cho tốc độ bit fc/4

Đối với tốc độ bit fc/2, PCD phải tạo cho mọi kết hợp bit một dạng sóng điều chế với

– một thời gian sườn xuống tf ít hơn tf,max,PCD = 3/fc và

– một thời gian sườn lên tr ít hơn tr,max,PCD = 3/fc.

Đối với tốc độ bit fc/2, PICC phải nhận mọi kết hợp bit một dạng sóng điều chế với

– một thời gian sườn xuống tf ít hơn tf,max,PICC = 3/fc và

– một thời gian sườn lên tr ít hơn tr,max,PICC = 3/fc.

9.1.2.2  Điều chế các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc

Xem A1.

9.1.3  Mã hóa và thể hiện bit

9.1.3.1  Mã hóa và thể hiện các tốc độ bit fc/128, fc/64, fc/32, fc/16, fc/8, fc/4 và fc/2

Định dạng mã hóa bit phải là NRZ-L với các mức lô-gic xác định như sau:

– lô-gic “1”: biên độ trường cao sóng mang (không áp dụng điều chế),

– lô-gic ”0″: biên độ trường thấp sóng mang.

9.1.3.2  Mã hóa và thể hiện các tốc độ bit fc/128, fc/64, fc/32, fc/16, fc/8, fc/4 và fc/2

Xem A.2

9.2  Trao đổi thông tin từ PICC đến PCD

9.2.1  Tốc độ bit

Xem 8.2.1.

9.2.2  Điều chế tải

Xem 8.2.2.

9.2.3  Sóng mang điều chế

Xem 8.2.3.

9.2.4  Điều chế sóng mang điều chế

Sóng mang điều chế phải được điều chế BPSK. Các dịch pha chỉ xảy ra ở các vị trí danh định của các mép tăng hoặc giảm sóng mang điều chế.

9.2.5  Mã hóa và thể hiện bit

Mã hóa bit phải là NRZ-L trong đó một thay đổi về mức lô-gic phải được hiển thị bởi một dịch pha (180°) của sóng mang điều chế.

Mức lô-gic khởi đầu NRZ-L tại bắt đầu một khung PICC phải được thiết lập theo chuỗi sau:

Sau khi bất kỳ lệnh nào từ PCD một thời gian bảo vệ TR0 được áp dụng, trong đó PICC phải không tạo một sóng mang điều chế. TR0 phải lớn hơn 64/fs (~75,5 μs).

– Sau đó PICC phải tạo một sóng mang điều chế không truyền dẫn pha cho thời gian đồng bộ hóa TR1. Điều này thiết lập một pha sóng mang điều chế khởi tạo tham chiếu Ø0. TR1 phải lớn hơn 80/fs (~94,4 μs).

– Pha bắt đầu này ở trạng thái Ø0 của sóng mang điều chế phải được xác định như lô-gic “1” vì vậy việc truyền dẫn pha đầu tiên tượng trưng cho thay đổi từ lô-gic “1” đến lô-gic “0”.

– Tiếp theo sau mức lô-gic được xác định theo pha bắt đầu của sóng mang điều chế.

Ø0: thể hiện lô-gic “1”,

Ø0 + 180°: thể hiện lô-gic “0”.

10  Mức nhiễu loạn điện từ

10.1  Giới hạn PCD

PCD không phát hiện ra bất kỳ biên độ điều chế tải dưới VE,PCD tại cường độ trường H [A/m (rms)], khi được đo theo quy định trong TCVN 11688-6 (ISO/IEC 10373-6).

VE,PCD:

– 2/3 + 3/H2 [mV (đỉnh)] đối với Hmin ≤ H ≤ 4,5 A/m (rms)

– 0,81 mV (đnh) đối với 4,5 A/m (rms) ≤ H ≤ Hmax

CẢNH BÁO – Giới hạn này chỉ được tham chiếu với “Lớp 1” và có thể gây bất lợi cho trao đổi thông tin với các PICC của các lớp khác. Các giá trị của các lớp khác dược quy định trong tương lai.

10.2  Giới hạn PICC

Yêu cầu của EMD này chỉ có thể được áp dụng cho PICC “Lớp 1”.

CẢNH BÁO – Các yêu cầu cho các lớp khác “Lớp 1” được quy định trong tương lai. Tuy nhiên, giới hạn PICC cho “Lớp 1” có thể được áp dụng cho các PICC “Lớp 2” và “Lớp 3”.

Mức EMD trước khi truyền dữ liệu PICC phải dưới VE,PICC tại cường độ trường H [A/m (rms)], đối với ít nhất khoảng thời gian EMD thấp tE,PICC, khi được đo theo quy định trong TCVN 11688-6 (ISO/IEC 10373-6)

VE,PICC cho PICC “Lớp 1:

– 2/3 + 3/H2 [mV (đỉnh)] đối với Hmin ≤ H ≤ 4,5 A/m (rms)

– 0,81 mV (đỉnh) đối với 4,5 A/m (rms) ≤ H  Hmax

Trong khoảng thời gian EMD thấp này, mức EMD có thể vượt quá VE,PICC trong không nhiều hơn hai giai đoạn ngắn bằng 16/fc nếu:

– không bao giờ vượt quá 4 x VE,PICC và

– trong trường hợp hai giai đoạn, thời gian giữa hai giai đoạn lớn hơn 1 etu.

Hình 24 minh họa về các xung nhọn EMD như vậy.

CHÚ THÍCH  Thời gian EMD thấp tE,PICC được xác định trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3).

CẢNH BÁO – Giới hạn này chỉ được tham chiếu với “Lớp 1” và các giá trị của các lớp khác có thể được quy định trong tương lai.

Hình 24 – Minh họa các xung nhọn EMD được phép

 

Phụ lục A

(quy định)

Các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc từ PCD đến PICC

A.1  Điều chế đối với các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc

Trong trao đổi thông tin từ PCD tới PICC có sử dụng các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc, thông tin được mã hóa bởi Điều chế PSK sóng mang RF của trường hoạt động.

Đối với các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc, thông tin được mã hóa bởi điều chế PSK sóng mang RF. Sóng mang RF được điều chế pha với một NP tại mỗi etu. Đối với mỗi tốc độ bit, chiều dài của một etu và số các NP được quy định trong Bảng A.1.

Bảng A.1 – etu và số các NP

Tốc độ bit

etu

số các NP

3fc/4 (~10,17 Mbit/s)

4/fc

8

fc (~13,56 Mbit/s)

4/fc

16

3fc/2 (~20,34 Mbit/s)

2/fc

8

2fc (~27,12 Mbit/s)

2/fc

16

Sự khác biệt giữa 2 NP liên tiếp được xác định như EPI, được quy định trong Bảng A.2 và được minh họa trong Hình A.1.

Bảng A.2 – EPI

Tốc độ bit

EPI

3fc/4 (~10,17 Mbit/s)

fc (~13,56 Mbit/s)

3fc/2 (~20,34 Mbit/s)

2fc (~27,12 Mbit/s)

Sự khác biệt giữa góc của PH và góc của PL xác định dải pha PR như được minh họa trong Hình A.1. PCD và PICC phải chú ý các giới hạn PR như được quy định trong Bảng A.3 và Bng A.4.

Bảng A.3 – PR đối với Truyền dẫn PCD

Tốc độ bit

PR nhỏ nhất

PR lớn nhất

3fc/4, 3fc/2

54°

58°

fc, 2fc

58°

62°

Bảng A.4 – PR đối với Tiếp nhận PICC

Tốc độ bit

PR nhỏ nhất

PR lớn nhất

3fc/4, 3fc/2

52°

60°

fc, 2fc

56°

64°

A.1.1  Dung sai NP

Do kênh băng thông bị hạn chế, điều chế pha NP dự kiến chịu tác động bởi nhiễu liên ký hiệu (ISI) dẫn đến một ACP tại kết thúc của mỗi etu. Góc của ACP được xác định như AP. Thđược mô tả trong một biểu đồ chòm sao với ISIm và ISId như quy định bên dưới và được minh họa trong Hình A.2.

CHÚ DN

X phần thực

Y phần ảo

Hình A.1 – Các điểm chòm sao danh định

CHÚ DẪN

X phần thực

Y phần ảo

Hình A.2 – Các điểm chòm sao thực tế

CHÚ THÍCH 1  Các NP được chỉ ra với các điểm đầy. Các ACP được chỉ ra với vòng tròn nhỏ.

CHÚ THÍCH 2  Xem Phụ lục B đối với giải thích trên các biểu đồ chòm sao. Xem Phụ lục C đối với giải thích về ISI.

L  Khoảng cách lớn nhất của bất kỳ hai ACP nào tương ứng cùng NP.

R  Biên độ tín hiệu.

ISId  Quay vòng của tất cả Các điều chế ACP liên quan đến một điều chế pha NP. Nó được xác định như góc giữa đường thẳng qua PH, PL và đường thẳng qua bất kỳ 2 ACP với khoảng cách lớn nhất tương ứng cùng NPV.

ISIm Độ lớn ISI được chuẩn hóa cho EPI. ISIm = arcsin(L/R)/EPI. PCD và PICC phải chú ý các giới hạn ISIm cho tất cả các ACP như một hàm của ISId như được quy định trong Bảng A.5 và Bảng A.6 và được minh họa trong Hình A.3.

Bảng A.5 – Các giới hạn ISIm đối với truyền dẫn PCD

 

Điều kiện

Min

Max

ISIm

abs(ISId) ≤ 90°

0

1.5 – abs(ISId)/90°

abs(ISId) > 90°

0

0,5

Bảng A.6 – Các giới hạn ISIm đối với tiếp nhận PICC

 

Điều kiện

Min

Max

ISIm

abs(ISId) ≤ 90°

0

1.6 – abs(ISId)/90°

abs(ISId) > 90°

0

0,6

CHÚ DẪN

 ISId (°)

 ISIm (EPI)

Hình A.3 – Các giới hạn ISIm lớn nhất đối với PCD và PICC

CHÚ THÍCH Các bản soát xét của TCVN 11689 (ISO/IEC 14443) và TCVN 11688-6 (ISO/IEC 10373-6) có thể quy định các giá trị dung sai NP mới với các phương pháp thử tương ứng.

A.1.2  Tạp âm pha

Các AP cũng biến đổi ngẫu nhiên do tạp âm pha.

Lỗi pha tức thời gây ra bởi tạp âm được xác định như sự khác biệt giữa AP và NP là 0° của một tín hiệu chưa điều chế được lấy mẫu tại kết thúc của mỗi etu. lỗi pha vi sai được xác định như độ lệch của hai lỗi pha tức thời liên tiếp.

Độ lệch chuẩn tạp âm pha là giá trị rms của lỗi pha vi sai được chia bởi EPI.

Độ lệch chuẩn tạp âm pha phải thấp hơn 0,033 đối với truyền dẫn PCD và thấp hơn 0,035 đối với tiếp nhận PICC.

CHÚ THÍCH  Các bản soát xét của TCVN 11689 (ISO/IEC 14443) và TCVN 11688-6 (ISO/IEC 10373-6) có thể quy định các giá trị tạp âm pha mới với các phương pháp thử tương ứng.

A.2  Mã hóa và thể hiện bit đối với các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc

Đối với các tốc độ bit 3fc/4 và 3fc/2, thông tin nhị phân phải được truyền từ PCD tới PICC trong các đơn vị 8 mức lô-gic, xây dựng một ký hiệu thông tin 3 bit. 8 mức lô-gic được thể hiện bởi 8 NP. Việc hình thành các ký hiệu 3 bit từ các Byte được minh họa trong Hình A.4.

Hình A.4 – Thông tin nhị phân truyền dẫn từ PCD tới PICC đối với các tốc độ bit 3fc/4 và 3fc/2F

Đối với các tốc độ bit fc và 2fc, thông tin nhị phân phải được truyền từ PCD tới PICC trong các đơn vị 16 mức lô-gic, xây dựng một ký hiệu thông tin 4 bits. 16 mức lô-gic được thể hiện bởi 16 NP. Việc hình thành 4 bit ký hiệu từ các Byte được minh họa trong Hình A.5.

Hình A.5 – Thông tin nhị phân truyền dn từ PCD tới PICC đối với các tốc độ bit fc và 2fc

Nếu ký hiệu truyền cuối cùng chưa hoàn thành, thì nó được nhồi với một hoặc hai (0)b.

Đối với kết thúc trao đổi thông tin, PCD phải tạo một chuỗi 8 NP -180 độ. Sau khi kết thúc trao đổi thông tin, PCD phải tạo một sóng mang chưa điều chế RF với một NP bằng 0 độ.

A.2.1  Mã hóa và thể hiện bit đối với các tốc độ bit 3fc/4 và 3fc/2

Đối với bắt đầu trao đổi thông tin, PCD phải tạo một chuỗi 140 NP bắt đầu với NP của etu #1 như được quy định trong Bảng A.7. Pha của sóng mang chưa điều chế RF được xác định như NP = 0°.

Bảng A.7 – Bắt đầu trao đổi thông tin đối với các tốc độ bit 3fc/4 và 3fc/2

etu #

NP

etu #

NP

etu #

NP

etu #

NP

etu #

NP

etu #

NP

etu #

NP

1

24°

21

24°

41

24°

61

-24°

81

-16°

101

121

-24°

2

24°

22

24°

42

24°

62

24°

82

24°

102

32°

122

32°

3

-24°

23

-24°

43

-24°

63

32°

83

-16°

103

123

-24°

4

-24°

24

-24°

44

-24°

64

84

-8°

104

-16°

124

32°

5

24°

25

24°

45

24°

65

-8°

85

16°

105

-16°

125

-24°

6

24°

26

24°

46

-24°

66

16°

86

-16°

106

24°

126

7

24°

27

24°

47

24°

67

87

24°

107

24°

127

24°

8

24°

28

-24°

48

-24°

68

-8°

88

108

32°

128

16°

9

24°

29

24°

49

32°

69

16°

89

109

-16°

129

10

24°

30

24°

50

32°

70

90

32°

110

130

16°

11

-24°

31

-24°

51

-24°

71

-16°

91

16°

111

32°

131

24°

12

-24°

32

-24°

52

72

32°

92

32°

112

-16°

132

-8°

13

24°

33

24°

53

-16°

73

24°

93

-16°

113

133

24°

14

24°

34

24°

54

24°

74

16°

94

-16°

114

-8°

134

15

-24°

35

-24°

55

-8°

75

95

24°

115

-16°

135

32°

16

-24°

36

-24°

56

76

96

32°

116

24°

136

17

24°

37

24°

57

-16°

77

24°

97

-8°

117

24°

137

18

24°

38

24°

58

16°

78

-16°

98

-24°

118

24°

138

16°

19

24°

39

-24°

59

16°

79

99

119

16°

139

20

24°

40

-24°

60

16°

80

-8°

100

-24°

120

-16°

140

Đối với truyền dẫn mỗi ký hiệu thông tin nhị phân, PCD phải tạo một NP như được quy định trong Bảng A.8 như một hàm của ký hiệu được gửi và PNP.

Đối với mã hóa ký hiệu đầu tiên PCD phải sử dụng PNP = 0° (NP cuối cùng của Bảng A.7).

Bảng A.8 – Mã hóa NP đối với các tốc độ bit 3fc/4 và 3fc/2

Ký hiệu MSB LSB

PNP

32°

24°

16°

-8°

-16°

24°

000

NP

32°

24°

16°

-8°

-16°

-24°

001

24°

16°

-8°

-16°

-24°

32°

010

-8°

-16°

-24°

32°

24°

16°

011

16°

-8°

-16°

-24°

32°

24°

100

-24°

32°

24°

16°

-8°

-16°

101

-16°

-24°

32°

24°

16°

-8°

110

-8°

-16°

-24°

32°

24°

16°

111

-8°

-16°

-24°

32°

24°

16°

Đối với việc tiếp nhận các ký hiệu thông tin nhị phân, PICC phải giải mã ký hiệu thông tin như được quy định trong Bảng A.9 như một hàm của NP nhận được và PNP.

Đối với giải mã ký hiệu đầu tiên, PICC phải sử dụng PNP = 0°.

Bảng A.9 – NP giải mã đối với các tốc độ bit 3fc/4 và 3fc/2

NP

PNP

32°

24°

16°

-8°

-16°

-24°

32°

 hiệu

000

100

101

111

110

010

011

001

24°

001

000

100

101

111

110

010

011

16°

011

001

000

100

101

111

110

010

010

011

001

000

100

101

111

110

110

010

011

001

000

100

101

111

-8°

111

110

010

011

001

000

100

101

-16°

101

111

110

010

011

001

000

100

-24°

100

101

111

110

010

011

001

000

A.2.2  Mã hóa và thể hiện bit đối với các tốc độ bit fc và 2fc

Đối với bắt đầu trao đổi thông tin, PCD phải tạo một chuỗi 140 NP, bắt đầu với NP của etu #1 như được quy định trong Bảng A.10. Pha của sóng mang chưa điều chế RF được xác định như NP = 0°.

Bảng A.10 – Bắt đầu trao đổi thông tin đối với các tốc độ bit fc và 2 fc

etu #

NP

etu #

NP

etu #

NP

etu #

NP

etu #

NP

etu #

NP

etu #

NP

1

28°

21

28°

41

28°

61

-4°

81

32°

101

20°

121

28°

2

28°

22

28°

42

28°

62

20°

82

102

122

32°

3

28°

23

28°

43

28°

63

-12°

83

-28°

103

-16°

123

-28°

4

28°

24

28°

44

28°

64

28°

84

-16°

104

28°

124

32°

5

28°

25

28°

45

28°

65

16°

85

12°

105

32°

125

28°

6

28°

26

28°

46

28°

66

20°

86

-16°

106

126

7

28°

27

28°

47

28°

67

-24°

87

28°

107

12°

127

24°

8

28°

28

28°

48

28°

68

24°

88

16°

108

20°

128

16°

9

28°

29

28°

49

32°

69

-12°

89

109

2

129

10

28°

30

28°

50

32°

70

20°

90

20°

110

-4°

130

20°

11

28°

31

28°

51

28°

71

20°

91

32°

111

32°

131

32°

12

28°

32

28°

52

72

92

-12°

112

-16°

132

13

28°

33

28°

53

-12°

73

16°

93

113

133

-12°

14

28°

34

28°

54

32°

74

-8°

94

114

-8°

134

12°

15

28°

35

28°

55

75

-16°

95

-4°

115

-12°

135

20°

16

28°

36

28°

56

16°

76

-16°

96

-12°

116

32°

136

24°

17

28°

37

28°

57

-8°

77

16°

97

16°

117

-28°

137

28°

18

28°

38

28°

58

28°

78

28°

98

118

-24°

138

2

19

28°

39

28°

59

32°

79

20°

99

28°

119

-28°

139

-28°

20

28°

40

28°

60

-28°

80

28°

100

120

140

32°

Đối với truyền dẫn mỗi ký hiệu thông tin nhị phân, PCD phải tạo một NP như được quy định trong Bảng A.11 như một hàm của ký hiệu được gửi và PNP.

Đối với mã hóa ký hiệu đầu tiên, PCD phải sử dụng PNP = 32° (NP cuối cùng của Bảng A.10).

Bảng A.11 – Mã hóa NP đối với các tốc độ bit fc và 2fc

 hiệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MSB

LSB

PNP

32°

28°

24°

 

16°

12°

-4°

-8°

-12°

-16°

-20°

-24°

-28°

0000

NP

32°

28°

24°

20°

16°

12°

-4°

-8°

-12°

-16°

-20°

-24°

-28°

0001

28°

24°

20°

16°

12°

-4°

-8°

-12°

-16°

-20°

-24°

-28°

32°

0010

20°

16°

12°

-4°

-8°

-12°

-16°

-20°

-24°

-28°

32°

28°

24°

0011

24°

20°

16°

12°

-4°

-8°

-12°

-16°

-20°

-24°

-28°

32°

28°

0100

-4°

-8°

-12°

-16°

-20°

-24°

-28°

32°

28°

24°

20°

16°

12°

0101

-4°

-8°

-12°

-16°

-20°

-24°

-28°

32°

28°

24°

20°

16°

12°

0110

16°

12°

-4°

-8°

-12°

-16°

-20°

-24°

-28°

32°

28°

24°

20°

0111

12°

-4°

-8°

-12°

-16°

-20°

-24°

-28°

32°

28°

24°

20°

16°

1000

-28°

32°

28°

24°

20°

16°

12°

-4°

-8°

-12°

-16°

-20°

-24°

1001

-24°

-28°

32°

28°

24°

20°

16°

12°

-4°

-8°

-12°

-16°

-20°

1010

-16°

-20°

-24°

-28°

32°

28°

24°

20°

16°

12°

-4°

-8°

-12°

1011

-20°

-24°

-28°

32°

28°

24°

20°

16°

12°

-4°

-8°

-12°

-16°

1100

-4°

-8°

-12°

-16°

-20°

-24°

-28°

32°

28°

24°

20°

16°

12°

1101

-4°

-8°

-12°

-16°

-20°

-24°

-28°

32°

28°

24°

20°

16°

12°

1110

-12°

-16°

-20°

-24°

-28°

32°

28°

24°

20°

16°

12°

-4°

-8°

1111

-8°

-12°

-16°

-20°

-24°

-28°

32°

28°

24°

20°

16°

12°

-4°

Đối với việc tiếp nhận các ký hiệu thông tin nhị phân, PICC phải giải mã ký hiệu thông tin như được quy định trong Bảng A.12 như một hàm của giá trị pha danh định nhận được NP và giá trị pha danh định nhận được trước đó PNP.

Đối với giải mã ký hiệu đầu tiên sau khi bắt đầu trao đổi thông tin, PNP = 32° phải được sử dụng.

Bảng A.12 – NP giải mã đối với các tốc độ bit fc và 2fc

NP

PNP

3

28°

24°

20°

16°

12°

-4°

-8°

-12°

-16°

-20°

24°

28°

32°

 hiệu

0000

1000

1001

1011

1010

1110

1111

1101

1100

0100

0101

0111

0110

0010

0011

0001

28°

0001

0000

1000

1001

1011

1010

1110

1111

1101

1100

0100

0101

0111

0110

0010

0011

24°

0011

0001

0000

1000

1001

1011

1010

1110

1111

1101

1100

0100

0101

0111

0110

0010

20°

0010

0011

0001

0000

1000

1001

1011

1010

1110

1111

1101

1100

0100

0101

0111

0110

16°

0110

0010

0011

0001

0000

1000

1001

1011

1010

1110

1111

1101

1100

0100

0101

0111

12°

0111

0110

0010

0011

0001

0000

1000

1001

1011

1010

1110

1111

1101

1100

0100

0101

0101

0111

0110

0010

0011

0001

0000

1000

1001

1011

1010

1110

1111

1101

1100

0100

0100

0101

0111

0110

0010

0011

0001

0000

1000

1001

1011

1010

1110

1111

1101

1100

1100

0100

0101

0111

0110

0010

0011

0001

0000

1000

1001

1011

1010

1110

1111

1101

-4°

1101

1100

0100

0101

0111

0110

0010

0011

0001

0000

1000

1001

1011

1010

1110

1111

-8°

1111

1101

1100

0100

0101

0111

0110

0010

0011

0001

0000

1000

1001

1011

1010

1110

-12°

1110

1111

1101

1100

0100

0101

0111

0110

0010

0011

0001

0000

1000

1001

1011

1010

-16°

1010

1110

1111

1101

1100

0100

0101

0111

0110

0010

0011

0001

0000

1000

1001

1011

20°

1011

1010

1110

1111

1101

1100

0100

0101

0111

0110

0010

0011

0001

0000

1000

1001

24°

1001

1011

1010

1110

1111

1101

1100

0100

0101

0111

0110

0010

0011

0001

0000

1000

-28°

1000

1001

1011

1010

1110

1111

1101

1100

0100

0101

0111

0110

0010

0011

0001

0000

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Biểu đồ chòm sao và đường bao phức

Trong hệ thống truyền dẫn dựa trên sóng mang, thành phần mang thông tin của ký hiệu x(t) có thể được thể hiện bởi đường bao phức v(t).

x(t) = v(t)·exp(j·2·π·fc·t) + v*(t)·exp(-j·2·π·fc·t)

trong đó v*(t) là liên hợp phức của v(t),j là đơn vị ảo và fc tn số sóng mang.

Đối với một tín hiệu điều chế thuần ASK, đối số (góc) của v(t) nên là hằng số theo thời gian và thông tin được mã hóa theo biên độ của v(t).

Đối với một tín hiệu điều chế thuần PSK, biên độ của v(t) nên là hằng số theo thời gian và thông tin được mã hóa theo đối số của v(t).

Chú ý rằng tín hiệu thông dải x(t) qua một kênh hạn chế băng thông ảnh hưởng đường bao phức của v(t). Trong một số trường hợp, một tín hiệu điều chế thuần biên độ có thể biểu thị một biến đổi thành phần pha sau khi quan kênh Tương tự, một tín hiệu được điều chế thuần pha nói chung biểu thị một số biến đổi biên độ sau khi qua một kênh hạn chế băng thông.

Đường bao phức v(t) được vẽ trong mặt phẳng phức chỉ tại các thời điểm lấy mẫu ký hiệu, trong đó được gọi là biểu đồ chòm sao. So, các giá trị phức của v(k·etu) được vẽ (thành phần ảo so với thành phần thực), trong đó k là một tập các số nguyên và etu là ký hiệu thời gian. Toàn bộ mẫu được vẽ trong cùng biểu đồ, không có thông tin thời gian rõ ràng, một ví dụ về biểu đồ như vậy thể hiện trong Hình C.2

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Nhiễu liên ký hiệu

Đặc tính thông dải của Thiết bị cộng hưng Ăng-ten PCD tác động đường bao phức của tín hiệu được truyền, do đó, làm tăng nhiễu liên ký hiệu (ISI). Tác động của ISI như vậy có thể quan sát được qua biểu đồ chòm sao của tín hiệu được truyền. ISI trải rộng mọi điểm chòm sao thành một đám mây ISI (trải rộng các AP), có dạng giống chòm sao gốc, một kích cỡ phụ thuộc vào độ rộng băng thông kênh và một góc quay phụ thuộc việc điều chnh PCD. Các tác động này được mô tả trong Hình C.1 và Hình C.2.

Hình C.1 chỉ ra khoảng thời gian của ISI quanh các giá trị pha (được truyền) danh định NP. Các khoảng thời gian như vậy là quan sát đơn giản các mẫu giao thoa có thể quan sát 2-chiều trong Hình C.2 (theo biểu đồ chòm sao). Góc quay của các đám mây này bị gây ra bởi việc mất điều hướng PCD. Trong trường hợp bị mất điều hướng như vậy, cực nối đoạn thẳng của các đám mây này hình thành một góc ISId có tính đến việc nối P1 và P4 (tương ứng với các điểm chòm sao được truyền gốc trước khi lọc kênh).

CHÚ DẪN

 etu

Y  pha đường bao phức (độ)

—  liên tục thời gian

Δ  NPV

•  APV

Hình C.1 – Ví dụ nhiễu liên ký hiệu do một kênh giới hạn băng thông như một hàm của thời gian

CHÚ DN

 phần thực

 phần ảo

  ACP

Δ  NPV

—  liên tục thời gian

Hình C.2 – Ví dụ nhiễu liên ký hiệu do một kênh giới hạn băng thông, tương đương biểu đồ chòm sao thể hiện cả biên độ và pha của sóng mang được điều chế liên tục theo thời gian

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

 Phạm vi áp dụng

 Tài liệu viện dẫn

 Thuật ngữ và định nghĩa

3.1  Khoảng thời gian bit (bit duration)

3.2  Khóa dịch pha nhị phân (binary phase shift keying)

3.3  Mã Miller sửa đổi (modified Miller)

3.4  Chỉ số điều chế (modulation index, m)

3.5  Mã NRZ-L (NRZ-L)

3.6  Bộ quy tắc hoạt động (operating volume)

3.7  Sóng mang điều chế (subcarrier)

3.8  Mã Manchester (Manchester)

3.9  TR0

3.10  TR1

4  Ký hiệu và chữ viết tắt

 Xem xét chung

5.1  Đối thoại khởi đầu

5.2  Sự tuân thủ

 Truyền tải công suất

6.1  Tần số

6.2  Cường độ trường hoạt động

 Giao diện tín hiệu

 Giao diện tín hiệu trao đổi thông tin Kiểu A

8.1  Trao đổi thông tin PCD đến PICC

8.2  Trao đi thông tin từ PICC đến PCD

 Giao diện tín hiệu trao đổi thông tin Kiểu B

9.1  Trao đổi thông tin từ PCD đến PICC

9.2  Trao đổi thông tin từ PICC đến PCD

10  Mức nhiễu loạn điện từ

10.1  Giới hạn PCD

10.2  Giới hạn PICC

Phụ lục A (quy định) Các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc từ PCD đến PICC

A.1  Điều chế đối với các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc

A.2  Mã hóa và thể hiện bit đối với các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc

Phụ lục B (tham khảo) Biểu đồ chòm sao và đường bao phức

Phụ lục C (tham khảo) Nhiễu liên ký hiệu

 

Danh mục các Bảng

Bảng 1 – Cường độ trường PCD

Bảng 2 – Cường độ trường hoạt động PICC

Bảng 3 – Truyền dẫn PCD: tham số định xung nhịp thời gian PauseA đối với tốc độ bit fc/128

Bảng 4 – Tiếp nhận PICC: Tham số định xung nhịp thời gian của PauseA cho tốc độ bit fc/128

Bảng 5 – Truyền dẫn PCD: Tham số PauseA cho các tốc độ bit fc/64, fc/32 và fc/16

Bảng 6 – Tiếp nhận PICC: Tham số PauseA cho các tốc độ bit fc/64, fc/32 và fc/16

Bảng 7 – Tham số chuỗi

Bảng 8 – Giới hạn biên độ điều chế tải PICC

Bảng 9 – Giới hạn tiếp nhận điều chế tải PCD

Bảng 10 – Tần số sóng mang điều chế với tốc độ bit

Bảng 11 – Truyền dẫn PCD: Giới hạn trên và giới hạn dưới cho tất cả các tốc độ bit được hỗ trợ

Bảng 12 – Tiếp nhận PICC: Giới hạn trên và giới hạn dưới cho tất cả các tốc độ bit được hỗ trợ

 

Danh mục các Hình

Hình 1 – Ví dụ tín hiệu trao đổi thông tin PCD đến PICC đối với các giao diện Kiểu một và Kiểu B

Hình 2 – Ví dụ tín hiệu trao đổi thông tin PICC đến PCD đối với các giao diện Kiểu một và Kiểu B

Hình 3 – PauseA với Tốc độ bit fc/128

Hình 4 – Tham số định xung nhịp thời gian PauseA cho tốc độ bit of fc/128

Hình 5 – Kết thúc PauseA cho tốc độ bit of fc/128

Hình 6 – PauseA cho các tốc độ bit fc/64, fc/32 và fc/16

Hình 7 – Tham số định xung nhịp thời gian PauseA cho tốc độ bit fc/64

Hình 8 – Tham số định xung nhịp thời gian PauseA cho tốc độ bit fc/32

Hình 9 – Tham số định xung nhịp thời gian PauseA cho tốc độ bit fc/16

Hình 10 – Chuỗi đối với trao đổi thông tin Kiểu một từ PCD đến PICC

Hình 11 – Giới hạn biên độ điều chế tải đối với “Lớp 1”

Hình 12 – Giới hạn biên độ điều chế tải đối với “Lớp 2” và “Lớp 3”

Hình 13 – Giới hạn biên độ điều chế tải đối với “Lớp 4”

Hình 14 – Giới hạn biên độ điều chế tải đối với “Lớp 5”

Hình 15 – Giới hạn biên độ điều chế tải đối với “Lớp 6”

Hình 16 – Dạng sóng điều chế Kiểu B

Hình 17 – Chỉ số điều chế m Kiểu B cho các tốc độ bit fc/128, fc/64, fc/32 và fc/16

Hình 18 – Tham số định xung nhịp thời gian dạng sóng điều chế Kiểu B cho tốc độ bit fc/128

Hình 19 – Tham số định xung nhịp thời gian dạng sóng điều chế Kiểu B cho tốc độ bit fc/64

Hình 20 – Tham số định xung nhịp thời gian dạng sóng điều chế Kiểu B cho tốc độ bit fc/32

Hình 21- Tham số định xung nhịp thời gian dạng sóng điều chế Kiểu B cho tốc độ bit fc/16

Hình 22 – Dạng sóng điều chế tham số định xung nhịp thời gian cho tốc độ bit fc/8

Hình 23 – Dạng sóng điều chế tham số định xung nhịp thời gian cho tốc độ bit fc/4

Hình 24 – Minh họa các xung nhọn EMD được phép.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11689-2:2016 (ISO/IEC 14443-2:2016) VỀ THẺ ĐỊNH DANH – THẺ MẠCH TÍCH HỢP KHÔNG TIẾP XÚC – THẺ CẢM ỨNG – PHẦN 2: GIAO DIỆN TÍN HIỆU VÀ CÔNG SUẤT TẦN SỐ RADIO
Số, ký hiệu văn bản TCVN11689-2:2016 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Điện lực
Ngày ban hành 10/01/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản