TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11773:2016 VỀ BẢN PHIM NHỰA LƯU TRỮ – YÊU CẦU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11773:2016
BẢN PHIM NHỰA LƯU TRỮ – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Archival motion picture films – Technical requirements and test methods
Lời nói đầu
TCVN 11773:2016 do Viện phim Việt Nam biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
BẢN PHIM NHỰA LƯU TRỮ – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Archival motion picture films – Technical requirements and test methods
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử để xác định tình trạng kỹ thuật trong quá trình bảo quản bản phim nhựa lưu trữ.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 6038:1993, Cinematography – Splices for use on 70 mm, 65 mm, 35 mm and 16 mm motion- picture films – Dimensions and locations (Điện ảnh – Mấu nối trên phim hình ảnh động cỡ 70 mm, 65 mm, 35 mm và 16 mm – Kích thước và vị trí).
ISO 18917:1999, Photography – Determination of residual thiosulfate and other related chemicals in processed photographic materials – Methods using iodine-amylose, metylene blue and silver sulfide (Nhiếp ảnh – Xác định lượng dư thiosulfat và những hóa chất liên quan khác trong các vật liệu ảnh đã gia công – Các phương pháp sử dụng iốt-tinh bột, xanh metylen và bạc sulfit).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1
Giấy A-D (A-D strip)
Loại giấy chỉ thị gốc axit chuyên dụng đo độ chua phim.
CHÚ THÍCH: A-D là chữ viết tắt của “aciddetecting”.
3.2
Lớp thuốc (Emulsion layer)
Lớp nhũ tương mang thông tin hình ảnh.
3.3
Đế phim (Film base)
Lớp dẻo trong suốt trên đó trải lớp thuốc nhũ tương.
3.4
Độ co ngót (Shrinkage)
Sự co lại của phim sau thời gian bảo quản làm bước răng phim ngắn lại, được tính theo tỷ lệ % so với phim mới.
3.5
Độ chua (Acidity)
Hội chứng giấm (Vinegar syndrom)
Hiện tượng phân rã sinh ra axit acetic tự bên trong đế phim acetat.
3.6
Amoóc (Film leader)
Phần gắn hoặc liền ở đầu và cuối mỗi cuộn phim, dùng để lắp dẫn phim chạy trên thiết bị, ghi thông tin và bảo vệ cuộn phim
3.7
Phai ảnh (Color fading)
Hiện tượng hình ảnh bị bạc đi, làm cho mật độ, màu sắc không còn đúng như gốc ban đầu
3.8
Mấu nối (Splices)
Chỗ nối giữa hai đoạn phim với nhau
3.9
Đường tiếng quang học (Optical sound tracks)
Nơi ghi lưu thông tin âm thanh của phim bằng ảnh quang học.
3.10
Lượng dư thiosulfat (Residual thiosulfate)
Lượng S2O32– còn lại trên phim sau quá trình gia công.
3.11
Mật độ (Density)
Đại lượng đại diện cho khả năng ngăn cản ánh sáng của phim hoặc của kính lọc.
3.12
Mật độ đích (Target Density)
Đại lượng đại diện cho khả năng ngăn cản ánh sáng của phim hoặc của kính lọc cần đạt.
4 Phân loại
Theo tình trạng chất lượng kỹ thuật, bản phim nhựa lưu trữ được phân theo 4 mức:
– Mức 1 là mức tốt nhất, mức 4 là mức kém nhất.
– Từ mức 2 đến mức 4 cần phải sửa chữa, phục hồi theo các mức độ khác nhau.
5 Yêu cầu kỹ thuật
Tình trạng kỹ thuật bản phim nhựa lưu trữ theo Bảng 1.
Bảng 1 – Tình trạng kỹ thuật bản phim nhựa lưu trữ
Tên chỉ tiêu |
Mức |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
1. Độ chua (Hội chứng giấm), tính theo thang độ giấy A-D |
<1 |
1 |
2 |
3 |
2. Độ co ngót |
≤ 0,5 % |
> 0,5 % đến ≤ 1,5 % |
> 1,5 % đến ≤ 3 % |
> 3 % |
3. Nấm mốc |
Không có mốc và các hậu quả do mốc để lại |
Nhẹ, ngoài mép, có thể lau hết |
Chưa ăn sâu vào hình |
Ăn sâu vào hình |
4. Phai ảnh | ||||
– Phim đen trắng |
Không phai |
Ngả nâu nhẹ |
Ngả nâu, mật độ giảm |
Ngả nâu, mất mật độ |
– Phim màu |
Không phai |
Hơi thiên hồng |
Ngả hồng, còn ít xanh, ảnh bạc nhiều |
Mất hết xanh, mất mật độ, mất chi tiết |
5. Khuyết tật vật lý | ||||
Bản phim vật lý |
Dẻo, phẳng; không vá chữa |
Mép phim gợn; rách vá rất ít (≈1 đến 5 vết nứt nhỏ) |
Biểu hiện biến dạng; gập mép; giòn hoặc dính bánh; rách vá |
Giòn; biến dạng; phim đóng bánh; rách vá, thiếu đoạn nhiều |
Xước, xát mặt đế |
Không có hoặc rất ít (xước dăm ở đầu và cuối cuốn phim), không gây nhiễu |
Nhẹ, rải rác; khắc phục bằng láng đế hoặc in ướt |
Khá nhiều; không khắc phục hết bằng láng đế hoặc in ướt |
Nặng, sâu, liên tục; không xử lý được bằng in ướt hay láng |
Xước, xát mặt thuốc |
Không có hoặc rất ít (xước dăm ở đầu và cuối cuốn phim), không gây nhiễu |
Nhẹ, rải rác; khắc phục hết bằng trương nở emulsion hoặc in ướt |
Khá nhiều; không khắc phục hết bằng trương nở emulsion hoặc in ướt |
Nặng, sâu, liên tục; không xử lý được bằng trương nở emulsion hay láng |
Mấu nối |
Tốt và không có các hiện tượng: khô, bong, rách. |
Có hiện tượng khô; cần tu sửa ít (≈3 đến 4 chỗ) |
Khô, bong nhiều, lệch; cần tu sửa nhiều |
Bong rách; tu sửa rất khó; Tần suất cao |
Bẩn, bụi |
Sạch; nhiễu rất ít |
Rải rác; rửa siêu âm sẽ sạch |
Khá nhiều; xử lý không hết triệt để |
Nặng; Xử lý không được |
Lỗ răng |
Tốt và không có hiện tượng: biến dạng, gợn, nứt, rách, vá. |
Gợn, nứt ít; cần gia cố vài chỗ (≈1 đến 5 chỗ) |
Nứt vỡ nhiều; gia cố bằng băng dính trong |
Mất; phải vá nhiều; nguy bị cơ hỏng khi chạy máy |
Amoóc |
Đầy đủ, đúng chuẩn |
Đầy đủ nhưng đã phải xử lý kỹ thuật vài chỗ |
Thiếu, chữa vá; không đúng chuẩn |
Không có; rách nát |
6. Lớp thuốc |
Mịn; trong sáng; không biểu hiện dính tróc |
Có biểu hiện suy giảm; mép ngoài rạn, tróc vài chỗ |
Rạn; mất chi tiết; tróc rải rác; xuất hiện tinh thể hoặc bong bóng |
Quá tồi; rạn hạt to; dính tróc nhiều chỗ; mất chi tiết ảnh nặng |
7. Đường tiếng quang học |
Đạt mật độ đích, âm lượng tốt; không nhiễu; không méo |
Không đạt mật độ đích; có thể có tổn thương nhẹ, nhiễu, méo |
Không đạt mật độ đích; bị tổn thương vừa; âm lượng không đồng đều; nhiễu, ù |
Không đạt mật độ đích; âm lượng quá nhỏ; ù, nhiễu nặng; méo nhiều |
8. Lượng dư thiosulfat |
≤ 0,4 μg/cm2 |
>0,4 μg/cm2 |
6 Phương pháp thử
6.1 Yêu cầu chung
– Chuyên gia thử nghiệm là người được đào tạo đúng chuyên ngành bảo quản, tu sửa phim điện ảnh và có đủ điều kiện sức khỏe đảm bảo thực hiện công việc chuyên môn.
– Các thiết bị đo cần phải được hiệu chuẩn trước khi sử dụng.
– Dung sai của các thiết bị đo phải được đảm bảo đúng theo quy định của hãng sản xuất.
6.2 Độ chua (Hội chứng giấm)
Đặt giấy A-D vào nơi chứa mẫu phim cần kiểm tra. Sau khi phơi, so sánh màu giấy thử thu được với thang màu thử A-D. Thời gian cần thiết để giấy A-D chỉ thị chính xác về sự hiện diện của hơi axit rất khác nhau, tùy thuộc vào mức độ axit có trong phim và nhiệt độ cũng như độ ẩm (RH) xung quanh. Phơi liên tục ở độ ẩm 30 % đến 50 %. Thời gian và nhiệt độ theo Bảng 2.
Bảng 2 – Thời gian phơi tối thiểu cho giấy A-D
Nhiệt độ, °C |
Thời gian phơi tối thiểu |
25 |
24 h |
13 |
1 đến 2 tuần |
5 |
3 tuần |
2 |
4 tuần |
-4 |
6 tuần |
Độ chua của phim được xác định theo màu của giấy thử như trong Bảng 3. Sự chuyển màu của giấy A-D tương ứng với nồng độ axit acetic trong không khí tại vùng đo hoặc thể tích NaOH 0,1 N dùng để chuẩn độ.
CHÚ THÍCH Sử dụng thang màu gói kèm trong túi đựng giấy A-D
Bảng 3 – Thang độ của giấy A-D theo màu hiển thị
Màu của giấy A-D |
Thang độ của giấy A-D |
Giữ nguyên màu làm |
<1 |
Chuyển sang màu lục |
1 |
Chuyển màu lục vàng |
2 |
Chuyển hẳn sang màu vàng |
3 |
CHÚ THÍCH:
Thang độ giấy A-D là: 1: tương ứng với nồng độ axit acetic trong không khí là 1 ppm đến 2 ppm hoặc ≈ 0,2 ml NAOH 0,1N/1 g phim 2: tương ứng với nồng độ axit acetic trong không khí là 6 ppm đến 8 ppm hoặc ≈ 1 ml NAOH 0,1N/1 g phim 3: tương ứng với nồng độ axit acetic trong không khí > 20 ppm hoặc ≥ 2 ml NAOH 0,1N/1 g phim |
6.3 Độ co ngót
Sử dụng thước chuyên dụng đo bước răng phim.
Dùng thước đo bước răng của một đoạn phim (tùy theo từng loại thước) rồi quy đổi sang tỷ lệ phần trăm phim bị co ngót.
6.4 Nấm mốc
Quay phim trên bàn quay trở để kiểm tra tình trạng nấm mốc, có thể sử dụng kính lúp hỗ trợ (độ phóng đại 8x).
6.5 Phai ảnh
Kiểm tra bằng mắt trên bàn quay trở có nguồn sáng rọi tới và nguồn sáng rọi xuyên, đánh giá mức độ phai ảnh trong cảnh phim.
Cũng có thể kiểm tra đánh giá nhờ chiếu phim lên màn ảnh hay trên màn hình (monitor) bàn dựng phim hoặc trên thiết bị in chuyển phim (máy telecine và máy quét phim).
6.6 Khuyết tật vật lý
Kiểm tra vị trí mấu nổi theo ISO 6038:1993.
Các khuyết tật còn lại được kiểm tra bằng mắt trên bàn quay trở có nguồn sáng rọi tới và nguồn sáng rọi xuyên. Có thể dùng kính lúp khi muốn đánh giá sâu.
6.7 Lớp thuốc
Kiểm tra bằng mắt trên bàn quay trở có nguồn sáng rọi tới và nguồn sáng rọi xuyên. Có thể sử dụng kính lúp khi cần.
6.8 Đường tiếng quang học
Dùng máy đo mật độ đường tiếng chuyên dụng cho phim nhựa điện ảnh (hồng ngoại 800 nm). Mật độ đích cần đạt ứng với từng chủng loại phim quy định theo Bảng 4.
Bảng 4 – Mật độ đích đường tiếng
Chủng loại phim |
Phim âm bản tiếng |
Phim dương bản đen trắng |
Phim dương bản màu (đường tiếng có bạc) |
Phim ORWO và tương đương |
2,2 – 3,3 |
1,2 – 1,6 |
1,0 – 1,6 |
Phim Kodak, Agfa và tương đương |
2,5 – 4,2 |
1,1 – 1,8 |
1,0 – 1,8 |
Kiểm tra bằng mắt trên bàn quay trở có nguồn sáng rọi tới và nguồn sáng rọi xuyên về các lỗi cơ học, kết hợp nghe âm thanh phát lại từ đường tiếng trên phim.
6.9 Lượng dư thiosulfat
Lượng dư thiosultat xác định theo ISO 18917:1999
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] The film preservation guide, 2004 by the National Film Preservation Foundation (USA).
[2] Print condition report, NFPF – The National Film Preservation Foundation (U.S. Congress).
[3] IPI Storage Guide for Acetate Film, James M. Reilly, Director of Image Permanence Institute, 1993.
[4] ISO 18901: Imaging materials – Processed silver-gelatin-typ black and white films – Specifications for stability.
[5] ISO 18907: Imaging materials – Photographic films and papers – Wedge test for brittlenness.
[6] ISO 18914: Imaging materials – Photographic films and papers – Method for determining the resistance of photographic emulsions to wet abrasion.
[7] ISO 18910: Imaging materials – Photographic films and papers – Determination of curl.
[8] ISO 18908: Imaging materials – Photographic film – Determination of folding endurance.
[9] ISO 18909: Photography – Processed photographic colour films and paper prints – Methods for measuring image stability.
[10] ISO 18915: Imaging materials – Methods for the evaluation of the effectivness of chemical conversion of silver images against oxidation.
[11 ] TCVN 9830:2013, Bản phát hành phim nhựa màu 35 mm – Yêu cầu kỹ thuật về âm thanh.
[12] User’s Guide for A-D Strips, Image Permanence Institute, 2001.
[13] Determination of Residual Thiosulfate in Processed Black-and-White Films, Processing KODAK Motion Picture Films, Module 3, Analytical Procedures • H24.03.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa.
4 Phân loại
5 Yêu cầu kỹ thuật
6 Phương pháp thử
6.1 Yêu cầu chung
6.2 Độ chua (Hội chứng giấm)
6.3 Độ co ngót
6.4 Nấm mốc
6.5 Phai ảnh
6.6 Khuyết tật vật lý
6.7 Lớp thuốc
6.8 Đường tiếng quang học
6.9 Lượng dư thiosulfat
Thư mục tài liệu tham khảo.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11773:2016 VỀ BẢN PHIM NHỰA LƯU TRỮ – YÊU CẦU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11773:2016 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực khác |
Ngày ban hành | 01/01/2016 |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |