TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11504:2016 (ISO 3208:1974) VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – ĐÁNH GIÁ PHẦN NHÔ BÊN TRONG Ô TÔ CON

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 07/12/2016

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11504:2016

ISO 3208:1974

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – ĐÁNH GIÁ PHẦN NHÔ BÊN TRONG Ô TÔ CON

Road vehicles – Evaluation of protrusions inside passenger cars

Lời nói đầu

TCVN 11504:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 3208:1974.

TCVN 11504:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chun quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề ngh, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – ĐÁNH GIÁ PHẦN NHÔ BÊN TRONG Ô TÔ CON

Road vehicles – Evaluation of protrusions inside passenger cars

 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử để xác định giá trị của phần nhô của các bộ phận điều khiển và các bộ phận khác bên trong xe con cũng như khả năng co lại, nén lại hoặc tháo ra được dưới tác dụng của một lực của các bộ phận này.

Ngoài ra, tiêu chuẩn này quy định thiết b được sử dụng cho mục đích này.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các bộ phận điều khiển và các bộ phận khác như các nút ẩn, các tay gạt v.v… bằng vật liệu cứng (có độ cứng tối thiểu là 50 IRHD [xem TCVN 9810 (ISO 48)] tạo thành phn nhô và được bố trí trong vùng chuẩn đã định nghĩa trong Phụ lục A của tiêu chuẩn này.

2  Tài liệu viện dn

Các tiêu chuẩn viện dẫn sau rất cần thiết cho áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 7478:2005 (ISO 6549:1999), Phương tiện giao thông đường bộ – Quy trình xác định điểm H và đim R.

TCVN 9810 (ISO 48), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định độ cứng (độ cứng từ 10 IRHD đến 100 IRHD).

3  Thiết bị thử

3.1  Quy đnh chung

Thiết bị này dùng để đo giá trị của các phần nhô và lực cần thiết để làm cho chúng co lại, bị nén lại hoặc tháo ra được. Cũng có thể thực hiện hai phép đo bằng hai thiết bị tách biệt.

3.2  Mô t

Thiết bị đo phần nhô phải gồm có một đầu có hình dạng bán cầu đường kính 165 mm, bên trong có lắp một pít tông trụ trượt đầu phẳng, đường kính 50 mm (xem Hình 1). Cơ cấu tác dụng lực phải có một hệ thống đo lực

3.2.1  Các vị trí tương đốcủa mặt phẳng đỉnh pít tông và cạnh dẫn hướng của đầu bán cầu phải được ch ra trên một thang chia độ trên đó một kim di động chỉ số đọc ln nht khi tháo thiết b đo ra khỏi mẫu thử. Phạm vi đo ti thiểu phải là 30 mm, độ chia 0,5 mm; các giá trị tham chiếu của phần nhỏ có thể được đánh dấu trên thang chia độ khi có yêu cầu.

3.2.2  Thiết b phải được cung cấp một hệ thống đo góc đặt lực tác dụng so với đưng nằm ngang. Dải đo của gốc đo phải là 0o đến 90o với độ chính xác 1o.

3.2.3  Việc đặt lực tác dụng phải được thực hiện qua pít tông, không phụ thuộc vào đầu dạng bán cầu. Lực này phải được ghi lại trên một thang đo có độ chia 0 đến 50 daN; độ chính xác đo ít nhất phải là 0,5 daN.

3.3  Hiệu chun

3.3.1  Thang đo độ nhô

Đưa thiết bị đo tới một bề mặt phẳng sao cho đường trục của thiết bị vuông góc với bề mặt phẳng này.

Với mặt phẳng đnh pít tông tiếp xúc với bề mặt đã nêu trên, đưa thang đo độ nhô về không.

Lắp một chi tiết đo khoảng cách dài 10 mm vào giữa mặt mút của pít tông và bề mặt đã nêu trên và kiểm tra bảo đảm rằng thang đo độ nhô chỉ th s đọc này.

3.3.2  Thang đo lực

Kim tra thang đo lực bằng cách đặt vào pít tông các lực 30 daN và 40 daN.

4  Quy trình thử

Quy trình này chỉ áp dụng cho các phần nhô trong vùng được gọi là vùng chun (xem định nghĩa trong Phụ lục A).

4.1  Đo phần nhô

Rút lại pít tông để tạo thành một rãnh trong đầu dạng bán cầu và đặt kim chỉ di động tiếp xúc với pít tông.

Áp thiết bị đo vào phần nhô được đo sao cho đầu dạng bán cầu tiếp xúc với diện tích lớn nht tới mức có thể của bề mặt vật liệu xung quanh với lực ép không vượt quá 2 daN.

Đy pít tông về phía trước ti khi mặt mút của pít tông tiếp xúc với phần nhô được đo và đọc s đo độ nhô trên thang đo.

Định hướng đầu dạng bán cầu sao cho thu được độ nhô lớn nhất. Đọc giá trị độ nhô này.

4.2  Đo lực làm phần nhô co li, nén lại hoặc được long ra

Đặt đầu dạng bán cầu như đã cho trong 3.2 sao cho thu đưc độ nhô lớn nhất. Cho tác dụng một lực liên tục và tăng dần trên pít tông. Kiểm tra để bảo đảm rằng trước khi đạt tới lực chuẩn, phần nhô được co lại, nén lại hoặc long ra và chiều dài còn lại của phần nhô nhỏ hơn giá trị chun.

4.3  Các bộ phận điều khiển ở lân cận nhau

Nếu hai hoặc nhiều bộ phận điều khiển được bố trí đ gần nhau để có thể tiếp xúc đồng thời với pít tông hoặc đầu dạng bán cầu thì chúng phải được xử lý như sau:

4.3.1  Nhiều bộ phận điều khiển có thể được chứa đồng thời trong phạm vi rãnh của đầu dạng bán cầu phải được xử lý như một phần nhô và tổng lực nén cho tất c các bộ phận điều khiển này không được vượt quá lực chuẩn.

4.3.2  Khi phép thử bình thường b ngăn cản bởi các bộ phận điều khiển khác tiếp xúc với đầu dạng bán cầu thì các bộ phận này phải được tháo ra và không tham gia vào phép thử. Sau đó các bộ phận này được lắp lại và được thử lần lượt vi các bộ phận điều khiển khác được tháo ra theo yêu cầu để tạo điều kiện dễ dàng cho thử nghiệm.

Hình 1 – Thiết bị đo phần nhô

Phụ lục A

(Quy định)

Xác định vùng chuẩn

A.1  “Vùng chuẩn nghĩa là vùng va chạm của đầu như định nghĩa trong A.2, ngoại tr:

A.1.1  Vùng được gii hạn bi hình chiếu nằm ngang về phía trưc của một vòng tròn ngoại tiếp các giới hạn ở ngoài cùng của bộ phận điều khiển lái, được tăng lên bởi một dải theo chu vi có chiều rộng 127 mm; vùng này được giới hạn bên dưới bởi mặt phẳng nằm ngang tiếp tuyến với cạnh dưới thấp của bộ phận điều khiển lái khi bộ phận này ở v trí lái xe thẳng tiến về phía trước;

A.1.2  Phần bề mặt của panen dụng cụ bao gồm giữa cạnh của vùng đã quy định trong A.1.1 và thành bên trong gần nhất của xe; phần của bề mặt này được giới hạn bên dưới bi mặt phẳng nằm ngang tiếp tuyến với cạnh dưới thấp của bộ phận điều khiển lái.

A.1.3  Các trụ bên của kính chắn gió

A.2  Vùng va chạm của đầu bao gồm tất cả các bề mặt không được làm bóng của phía bên trong xe có khả năng tiếp xúc tĩnh với một đầu hình cầu có đường kính 165 mm, đó là một chi tiết gắn liền của một thiết bị đo có kích thước từ điểm trụ bản lề của thân thiết b tới đỉnh đầu (đo) có thể điều chnh được một cách liên tục giữa 736 mm và 840 mm.

A.3  Phải xác định vùng đã nêu ở trên bằng quy trình sau hoặc đương lượng theo đồ thị của vùng này.

A.3.1  Điểm trụ bản lề của thiết bị đo phải được đặt như sau cho mỗi v trí mặt tựa mà nhà sản xuất đã đưa ra yêu cầu:

a) Trong trường hợp ghế ngồi trượt;

1) Tại điểm H (điểm H là một điểm chuẩn cố định theo TCVN 7478:2005 (ISO 6549:1999). Vị trí của điểm H so với ghế ngồi phải do nhà sản xuất quy định. Điểm chuẩn này thưng được gọi là “Hip point (Điểm eo), biểu thị vết của đường trục quay nằm ngang của xương đùi trên mặt phẳng đối xứng của ghế) và

2) Tại một điểm được bố trí ở phía trước điểm H cách điểm H theo phương nằm ngang 127 mm và tại độ cao do thay đi độ cao của điểm H gây ra bởi sự dịch chuyển về phía trước 127 mm hoặc ở độ cao 19 mm.

b) Trong trường hợp ghế ngồi không trượt, tại điểm N của ghế ngồi được xem xét

A.3.2  Đối với mỗi giá trị của kích thước từ điểm trụ của bản l tới đỉnh của đầu (đo) mà thiết bị thử và các kích thước bên trong của xe cho phép, phải xác định tất cả các điểm tiếp xúc được b trí bên dưới cạnh dưới của kính chắn gió và phía trước điểm H.

A.3.3  Nếu không có điểm tiếp xúc trong trường hợp điều chỉnh trong phạm vi các giới hạn nêu trên, với thiết bị thử ở vị trí thẳng đứng, phải xác định điểm có thể tiếp xúc bằng cách xoay thiết bị đo về phía trước và hướng xuống qua tất cả các cung trong các mặt phẳng thẳng đứng đến 900 đối với mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng dọc của xe và đi qua điểm H.

A.4  Các điểm tiếp xúc là các điểm tại đó đầu (đo) của thiết b tiếp xúc với các chi tiế phía bên trong của xe. Sự di chuyển hướng xuống phải được hạn chế tới một v trí tại đó đu (đo) tiếp tuyến với một mặt phng nằm ngang được b trí phía trên và cách đim H 25,4 mm.

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11504:2016 (ISO 3208:1974) VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – ĐÁNH GIÁ PHẦN NHÔ BÊN TRONG Ô TÔ CON
Số, ký hiệu văn bản TCVN11504:2016 Ngày hiệu lực 07/12/2016
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giao thông - vận tải
Ngày ban hành 07/12/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản