TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10955-1:2015 VỀ HƯỚNG DẪN ĐO DẦU MỎ – ĐO HYDROCACBON LỎNG – PHẦN 1: ĐỒNG HỒ THỂ TÍCH

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10955-1:2015

HƯỚNG DẪN ĐO DẦU MỎ – ĐO HYDROCACBON LỎNG – PHẦN 1: ĐỒNG HỒ THỂ TÍCH

Guidelines for petroleum measurement – Measurement of liquid hydrocacbon – Part 1: Displacement meters

Lời nói đầu

TCVN 10955-1:2015 được xây dựng trên cơ sở tham khảo API 5.2:2005 Manual of petroleum measurement standard – Chapter 5: Metering – Section 2: Measurement of liquid hydrocarbons by displacement meters

TCVN 10955-1:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 30 Đo lưu lượng lưu chất trong ống dẫn kín biên soạn, Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

HƯỚNG DẪN ĐO DẦU MỎ – ĐO HYDROCACBON LỎNG – PHẦN 1: ĐỒNG HỒ THỂ TÍCH

Guidelines for petroleum measurement – Measurement of liquid hydrocacbon – Part 1: Displacement meters

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các tính năng của đồng hồ thể tích đo hydrocacbon lỏng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho chất lỏng hai pha.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

API Chapter 4 Manual of petroleum measurement standard – Chapter 4: Proving system (Tiêu chuẩn hướng dẫn đo dầu mỏ – Chương 4: Hệ thống kiểm chứng).

API Chapter 12: Manual of petroleum measurement standard – Calculation of petroleum quantities(Tiêu chuẩn hướng dẫn đo dầu mỏ – Tính toán đại lượng đo).

3. Tính năng của đồng hồ

Tính năng của đồng hồ được xác định bằng cách xem xét hệ thống được tạo ra hoặc có thể thực hiện các phép đo chính xác như thế nào. Xem API 5.1 để biết thêm chi tiết.

3.1. Phương pháp điều chỉnh số đọc đồng hồ

Sử dụng một trong hai phương pháp điều chỉnh đồng hồ sau đây phụ thuộc vào ứng dụng của đồng hồ và điều kiện vận hành dự kiến.

3.1.1. Phương pháp điều chỉnh trực tiếp số đọc

Số đọc được điều chnh cho đến khi sự thay đổi giá tr đọc đồng hồ kiểm chứng bằng hoặc gần bằng thể tích đo được trên ống chuẩn. Sau đó đồng hồ được niêm phong để ngăn chặn điều chỉnh trái phép. Đồng hồ đã điều chỉnh được lắp nhiều nhất trên các xe bồn, nơi cần hiển thị số đọc trực tiếp mà không cần phải áp dụng hiệu chính toán học. Đồng hồ đã hiệu chnh hoặc đồng hồ đọc trực tiếp chỉ hiệu chính với chất lỏng và điều kiện dòng được thử nghiệm.

3.1.2. Tính hệ số đồng hồ

Không điều chỉnh số đọc đồng hồ mà tính hệ số đồng hồ. Hệ số đồng hồ thu được bằng cách chia th tích thực của chất lỏng đi qua đồng hồ kiểm chứng cho số đọc thể tích chỉ thị của đồng hồ. Sau đó, thể tích thực qua đồng hồ hoặc thể tích đo được xác đnh bằng cách nhân thể tích chỉ thị của đồng hồ với hệ số đồng hồ (xem API Chương 4 và API 12.2).

Khi không yêu cầu số đọc trực tiếp thì ưu tiên sử dụng hệ số đồng hồ vì những lý do như sau:

a) Sẽ rất khó hoặc gần như không thể điều chỉnh cơ cấu hiệu chuẩn đồng hồ với cùng độ phân giải đạt được như khi xác định hệ số đồng hồ.

b) Điều chỉnh thường đòi hỏi kiểm chứng lại một hoặc nhiều lần để khẳng định độ chính xác của việc điều chỉnh.

c) Trong các ứng dụng khi đồng hồ được sử dụng với các chất lng khác nhau hoặc dưới một số cài đặt điều kiện vận hành khác nhau thì một hệ số đồng hồ khác có thể được xác định cho từng chất lỏng và cho từng cài đặt điều kiện vận hành.

Đối với hầu hết các đường ống, kho cảng trong vận tải đường biển, đồng hồ được điều chỉnh ban đầu được hiệu chính ở điều kiện trung bình và các cơ cấu được niêm phong tại thiết lập này. Hệ số đồng hồ sau đó được xác đnh cho từng loại chất lỏng dầu mỏ và cho từng điều kiện vận hành mà tại đó đồng hồ được sử dụng. Như vậy, phương pháp này cung cấp sự linh hoạt và duy trì độ chính xác cao nhất.

3.2. Các nguyên nhân thay đổi hệ số đồng hồ

Có nhiều yếu tố có thể làm thay đổi tính năng của đồng hồ thể tích, chẳng hạn như: sự xâm nhập của các vật thể lạ vào đồng hồ, ch có thể được khắc phục bằng cách loại bỏ các nguyên nhân gây ra. Các yếu tố khác phụ thuộc vào tính chất của các chất lỏng được đo; những yếu tố này phải được loại b bằng cách thiết kế và vận hành hệ thống đo đúng cách.

Các thay đổi có ảnh hưởng lớn nhất đến hệ số đồng hồ là lưu lượng, độ nhớt, nhiệt độ và vật thể lạ (ví dụ paraffin trong cht lỏng). Nếu một đng h đã được kiểm chứng và vận hành với các chất lỏng có tính chất giống nhau, dưới các điều kiện tương tự như giao nhận thì có thể đạt được độ chính xác cao nhất. Nếu có thay đổi của một hoặc nhiều tính chất chất lỏng hoặc trong các điều kiện vận hành giữa các chu kỳ kim chứng và vận hành, thì có thể làm thay hệ số đồng hồ và hệ số đồng hồ mới phải được xác định.

3.2.1. Sự thay đổi lưu lượng

Hệ số đồng hồ thay đổi theo lưu lượng, ở lưu lượng nh nhất của phạm vi lưu lượng, đường cong hệ số đồng hồ có th trở nên kém tin cậy và ít ổn định hơn so với lưu lượng trung bình và lưu lượng cao. Nếu đã có đồ thị của hệ số đồng hồ so với lưu lượng được xây dựng cho các điều kiện hoạt động khác nhau, thì có thể lựa chọn được một hệ số đồng hồ từ đường cong đồ thị đó. Tuy nhiên, nếu một hệ thống kiểm chứng được lắp đặt cố định, thì nên kiểm chứng lại đồng hồ và áp dụng các giá trị được xác định bởi quá trình kiểm chứng lại. Nếu một sự thay đổi trong lưu lượng tổng xảy ra trên một dãy hai, ba hoặc nhiều hơn các đồng hồ thể tích lắp song song, quy trình thông thường để tránh sự vượt qua phạm vi trên hoặc dưới cho phép của từng đồng hồ riêng l là thay đổi số lượng đồng hồ sử dụng, do đó phân phối lưu lượng tổng cho số lượng thích hợp các đồng thể tích song song.

3.2.2. Thay đổi độ nhớt

Hệ số đồng hồ của đồng hồ thể tích bị ảnh hưởng bi sự thay đổi độ nhớt, đó là kết quả của sự biến đ“chảy lọt. “Chảy lọt” là một thuật ngữ dùng để mô tả lưu lượng nhỏ qua các khe h đồng hồ mà không thông qua buồng đo. Hệ số của đồng hồ chỉ tính được cho lưu lượng chảy lọt khi lưu lượng chảy lọt là không đi. Độ nhớt có thể thay đổi theo kết quả của việc thay đổi chất lỏng được đo hoặc theo kết quả của thay đổi nhiệt độ mà không có bất kỳ thay đổi nào trong chất lỏng. Vì vậy rất quan trọng để đưa vào tính toán các thông s đã thay đổi trước khi lựa chọn hệ số đồng hồ từ đồ thị của hệ số đồng hồ so với độ nht. Nên kiểm chứng lại đồng hồ nếu chất lỏng thay đổi hoặc nếu xảy ra sự thay đổi đáng kể độ nhớt.

3.3. Thay đổi nhiệt độ

Ngoài việc ảnh hưởng của độ nhớt của chất lỏng, những thay đổi về nhiệt độ của chất lỏng còn có ảnh hưởng quan trọng khác lên tính năng của đồng hồ, như phản ánh lên hệ số đồng hồ. Ví dụ, thể tích dịch chuyển bi một chu kỳ chuyn động của buồng đo bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Các khe h cơ khí của đồng hồ thể tích cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Nhiệt độ cao có thể làm bốc hơi một phần chất lỏng, gây ra dòng chy hai pha, làm suy giảm nghiêm trọng tính năng đo lường.

Cả cơ cấu bù nhiệt độ tự động hoặc số hiệu chính nhiệt độ được tính dựa trên nhiệt độ trung bình giao nhận, có thể được sử dụng để hiệu chính thể tích chỉ thị đến thể tích tại nhiệt độ cơ sở hoặc nhiệt độ quy chiếu.

3.4. Thay đổi áp suất

Nếu áp suất của một cht lng khi được đo thay đổi so với áp suất khi kiểm chứng, thể tích tương đối của chất lỏng thay đổi do tính nén chất lỏng. Khả năng làm tăng sai số tỉ lệ với độ lớn của sự khác nhau giữa điều kiện kiểm chứng và điều kiện vận hành. Để độ chính xác cao nhất, đồng hồ phải đưc kiểm chứng tại các điều kiện vận hành (xem API Chương 4 và API Chương 12).

Các kích thước vật lý của buồng đo trong đồng hồ cũng sẽ thay đổi theo kết quả của những thay đổi trong việc dãn nở vỏ với thay đổi áp suất. Việc sử dụng đồng hồ hai v (double-case meter) có thể ngăn chặn điều này xảy ra.

Hiệu chính thể tích do ảnh hưởng của áp sut lên chất lng có áp suất hơi lớn hơn áp suất khí quyển được tham chiếu đến áp suất hơi bão hòa của chất lỏng ở nhiệt độ tiêu chuẩn 15 oC hoặc 20 oC, hơn là về áp sut khí quyển, đó là các mốc tham chiếu điển hình cho chất lỏng có áp suất hơi tại nhiệt độ đo thấp hơn áp suất khí quyển. Cả thể tích của chất lỏng trong ống chuẩn và số ch thể tích đo được được hiệu chính từ áp suất đo về thể tích tương ứng tại áp suất hơi bão hòa ở 15 oC hoặc 20 oC. Đây là phép tính hai bước liên quan đến việc hiệu chính cả thể tích đo về thể tích tương ứng tại áp suất hơi bão hòa ở nhiệt độ đo. Các thể tích này sau đó được hiệu chính về thể tích tương đương tại áp suất hơi bão hòa ở 15 oC hoặc 20 oC. Chi tiết về phép tính này được trình bày trong AP12.2.

3.5. Đặc tính làm sạch và bôi trơn của chất lỏng

Các bề mặt ổ trục trong đồng hồ thể tích thường được bôi trơn bằng dòng chất lỏng. Khi dòng chất lỏng chứa các vật liệu mài mòn lắng đọng (ví dụ dầu thô cát), và/hoặc có tính chất bôi trơn kém (ví dụ như khí thiên nhiên lỏng) thì đồng hồ thể tích thông thường sẽ bị mòn nhanh chóng, thường dẫn đến sự thay đổi hệ số đồng hồ và sửa chữa đồng hồ thường xuyên.

3.6. Cặn/lớp phủ

Cặn phủ lên mặt trong của một đồng hồ thể tích, chẳng hạn như paraffin trong hydrocacbon, có thể làm thay đổi các hệ số đồng hồ theo hai trường hợp sau. Đầu tiên, lớp phủ cặn có thể làm giảm khe đồng hồ, do đó làm giảm “chảy lọt” qua các khe h. Thứ hai, một lớp phủ lên bề mặt các buồng đo sẽ làm giảm thể tích, làm giảm thể tích mỗi vòng quay của đồng hồ. Trên hầu hết các đồng hồ thể tích, độ dày của lớp phủ này được giới hạn, do tất cả các bề mặt của buồng đo đều bị quét qua trong quá trình vận hành. Cả hai trường hợp trên đều giảm hệ số của đồng hồ thể tích.

3.7. Thay đổi momen tải

Khi mô men tải cần thiết để xoay đồng hồ và phụ kiện gắn cùng đồng hồ thay đi đáng kể, hệ số đồng hồ có thể bị ảnh hưởng. Việc tăng mô men ti làm tăng chênh lệch áp suất trên đồng hồ và các khe hở của đồng hồ có thể làm tăng hệ số chảy lọt qua các khe h. Điều này sẽ làm tăng hệ số đồng hồ.

238. Áp suất ngược đồng hồ

Nếu có thể, cần kiểm soát áp suất ngược để tránh chất lỏng hóa hơi trước hoặc trong đồng hồ. Ví dụ, điều này có thể xảy ra đối với đồng hồ khi áp suất ngược là cột áp của bể. Khi mức của bể quá thấp, có thể không đủ áp suất ngược tại đồng hồ để tránh chất lỏng chớp sáng.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] API Chapter 5: Manual of petroleum measurement standard – Metering (Tiêu chuẩn hướng dẫn đo dầu mỏ – Đo).

[2] API Chapter 7: Manual of petroleum measurement standard – Temperature determination (Tiêu chuẩn hướng dẫn đo dầu mỏ – Xác định nhiệt độ).

[3] API Chapter 8: Manual of petroleum measurement standard – Sampling (Tiêu chuẩn hướng dẫn đo dầu mỏ – Lấy mẫu).

[4] API Chapter 11: Manual of petroleum measurement standard – Physical properties data (Tiêu chuẩn hướng dẫn đo dầu mỏ – Dữ liệu tính chất vật lý).

[5] API Chapter 13: Manual of petroleum measurement standard – Statistical aspects of measuring and sampling (Tiêu chuẩn hướng dẫn đo dầu mỏ – Khía cạnh thống kê của đo và lấy mẫu).

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10955-1:2015 VỀ HƯỚNG DẪN ĐO DẦU MỎ – ĐO HYDROCACBON LỎNG – PHẦN 1: ĐỒNG HỒ THỂ TÍCH
Số, ký hiệu văn bản TCVN10955-1:2015 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Hóa chất, dầu khí
Ngày ban hành 01/01/2015
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản