TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11212:2015 (ISO 8710:2010) VỀ MÔ TÔ – PHANH VÀ HỆ THỐNG PHANH – THỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
TCVN 11212:2015
ISO 8710:2010
MÔTÔ – PHANH VÀ HỆ THỐNG PHANH – THỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
Motorcycles – Brakes and brake systems – Tests and measurement methods
Lời nói đầu
TCVN 11212:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 8710:2010.
TCVN 11212:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÔTÔ – PHANH VÀ HỆ THỐNG PHANH – THỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
Motorcycles – Brakes and brake systems – Tests and measurement methods
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các phép thử và phương pháp đo đối với hệ thống phanh chính và hệ thống phanh đỗ của xe mô tô hai bánh (3-3), mô tô có thùng bên (3-4) và xe ba bánh (3-5) được sử dụng trên đường bộ để xác lập các quy trình thử thống nhất trên toàn thế giới cho các hệ thống phanh.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho mô tô:
– Có vận tốc lớn nhất nhỏ hơn 25 km/h;
– Được trang bị cho người khuyết tật;
Tiêu chuẩn này quy định các kiểu thử sau:
– Thử động lực học;
– Thử hãm khô (một cơ cấu điều khiển phanh được vận hành);
– Thử hãm khô (tất cả các cơ cấu điều khiển phanh chính được vận hành);
– Thử phanh ở vận tốc cao;
– Thử với cơ cấu phanh ướt;
– Thử độ suy giảm hiệu quả phanh của mô tô do nhiệt;
– Thử hệ thống phanh đỗ xe;
– Thử hư hỏng;
– Thử hư hỏng của bộ phận (đối với các hệ thống phanh chính chia tách);
– Thử hư hỏng của hệ thống phanh có trợ lực.
CHÚ THÍCH: Các phương pháp thử (đưa vào hoạt động, điều kiện của mô tô, quy trình thử và các thông số thử, phép đo các đặc tính) cho tất cả các thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn này tương đương với các phương pháp thử tương ứng trong Quy định kỹ thuật toàn cầu Số 3 của UNECE.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6578 (ISO 3779), Phương tiện giao thông đường bộ – Số nhận dạng phương tiện (VIN) – Nội dung và cấu trúc.
TCVN 6011 (ISO 7117), Môtô – Phương pháp đo xác định vận tốc lớn nhất.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Loại xe (vehicle categories)
CHÚ THÍCH: Các loại xe được quy định trong điều này tương đương với các loại xe cho trong Quy định riêng Số 1 của UNECE.
3.1.1. Xe loại 3 (category 3 vehicle)
Xe được dẫn động cơ khí có hai hoặc ba bánh xe được thiết kế và kết cấu để chở người, hàng hóa hoặc người và hàng hóa.
3.1.1.1. Xe loại 3-3 (category 3-3 vehicle)
Mô tô hai bánh (two-wheeled motorcycle)
Xe hai bánh có dung tích xy lanh của động cơ vượt quá 50 cm3 đối với động cơ nhiệt hoặc vận tốc thiết kế lớn nhất vượt quá 50 km/h với bất cứ phương tiện đẩy nào.
3.1.1.2. Xe loại 3-4 (category 3-4 vehicle)
Mô tô có thùng bên (motorcycle with sidecar)
Xe có ba bánh được bố trí không đối xứng so với mặt phẳng trung tuyến dọc và dung tích xy lanh của động cơ vượt quá 50 cm3 đối với động cơ nhiệt hoặc vận tốc thiết kế lớn nhất vượt quá 50 km/h đối với bất cứ phương tiện đẩy nào.
3.1.1.3. Xe loại 3-5 (category 3-5 vehicle)
Xe ba bánh (tricycle)
Xe có ba bánh được bố trí đối xứng so với mặt phẳng trung tuyến dọc và dung tích xy lanh của động cơ vượt quá 50 cm3 đối với động cơ nhiệt hoặc vận tốc thiết kế lớn nhất vượt quá 50 km/h đối với bất cứ phương tiện đẩy nào.
3.2. Hệ thống phanh và các bộ phận (brake system and components)
3.2.1. Hệ thống phanh (brake system)
Tổ hợp các bộ phận (khác với động cơ) gồm có bộ điều khiển, bộ truyền động và cụm phanh có chức năng làm giảm dần vận tốc của mô tô đang di chuyển, hoặc dừng mô tô hoặc giữ cho mô tô đứng yên nếu nó đã dừng lại hoàn toàn.
3.2.2. Bộ điều khiển (control)
Bộ phận do người lái được trực tiếp vận hành để cung cấp năng lượng yêu cầu cho bộ truyền động hoặc bộ điều khiển để hãm (phanh) mô tô.
3.2.3. Bộ truyền động (transmission)
Tổ hợp các bộ phận liên kết chuyển động giữa bộ điều khiển và bộ phận phanh.
3.2.4. Cụm phanh (brake)
Các chi tiết của hệ thống phanh tạo ra các lực cản lại chuyển động của mô tô.
3.3. Kiểu hệ thống phanh (types of brake systems)
3.3.1. Hệ thống phanh làm việc (service brake system)
Hệ thống phanh được sử dụng để giảm dần vận tốc chuyển động của mô tô.
3.3.1.1. Hệ thống phanh đơn (single brake system)
Hệ thống phanh chính tác động lên một trục.
3.3.1.2. Hệ thống phanh liên hợp (combined brake system), CBS
Hệ thống phanh chính (của mô tô hai bánh) nhờ đó các cụm phanh tác động trên ít nhất là các bánh xe khác nhau bằng vận hành chỉ một bộ điều khiển.
3.3.1.3. Hệ thống phanh liên hợp (combined brake system), CBS
Hệ thống phanh chính (của mô tô có thùng bên) nhờ đó các cụm phanh tác động trên ít nhất là bánh trước và bánh sau bằng vận hành chỉ một bộ điều khiển.
CHÚ THÍCH: Nếu bánh sau và bánh xe của thùng xe bên được hãm bằng cùng một hệ thống phanh thì cụm phanh này được xem là cụm phanh sau.
3.3.1.4. Hệ thống phanh liên hợp, (combined brake system), CBS
Hệ thống phanh chính (của xe máy ba bánh) nhờ đó các cụm phanh tác động trên tất cả các bánh xe bằng vận hành chỉ một bộ điều khiển.
3.3.1.5. Hệ thống phanh phụ (secondary brake system)
Hệ thống phanh chính thứ hai trên xe có trang bị hệ thống phanh liên hợp.
3.3.1.6. Hệ thống phanh chính riêng biệt, (spit service brake system), SSBS
Hê thống phanh chính vận hành các cụm phanh trên tất cả các bánh xe, gồm có hai hoặc nhiều hệ thống con được dẫn động bởi chỉ một bộ điều khiển được thiết kế sao cho chỉ một hệ thống hư hỏng trong bất cứ hệ thống con nào cũng không được cản trở hoạt động của bất cứ hệ thống con nào khác
CHÚ THÍCH: Hư hỏng kiểu rò rỉ của một hệ thống con thủy lực là một ví dụ về hư hỏng trong một hệ thống con.
3.3.2. Hệ thống phanh có trợ lực (power-assisted brake system)
Hệ thống phanh trong đó năng lượng cần thiết để tạo ra lực phanh được cung cấp bởi lực thể chất của người lái được trợ lực bởi một hoặc nhiều bộ phận cung cấp năng lượng.
VÍ DỤ: Được trợ lực bằng chân không (với cơ cấu trợ lực chân không).
3.4. Sự chất tải của mô tô (motorcrycle loading)
CHÚ THÍCH: Các khối lượng của xe được định nghĩa trong điều này tương đương với các khối lượng được cho trong Quy định riêng Số 1 của UNECE.
3.4.1. Mô tô được chất tải (laden motorcrycle)
Mô tô được chất tải để đạt tới khối lượng toàn bộ của xe.
3.4.2. Mô tô được chất tải nhẹ (lightly loaded motorcrycle)
Mô tô trong điều kiện khối lượng ở trạng thái làm việc được cộng thêm với 15 kg để tính đến thiết bị thử như cho trong 5.4.
3.4.3. Khối lượng toàn bộ của xe (gross vehicle mass)
Khối lượng lớn nhất của riêng xe được chất đầy tải dựa trên kết cấu và các đặc tính thiết kế của xe do nhà sản xuất công bố.
3.4.4. Khối lượng ở trạng thái xe chạy (mass in running order)
Tổng số của khối lượng bản thân của xe và người lái 75 kg.
3.4.5. Khối lượng bản thân của xe (unladen vehicle mass)
Khối lượng của xe có thân xe và tất cả các thiết bị được lắp ráp tại nhà máy, thiết bị điện và thiết bị phụ cho hoạt động bình thường của xe, bao gồm cả các chất lỏng (thùng nhiên liệu được nạp đầy tới 90 % dung tích danh định và các hệ thống chứa chất lỏng khác tới 100 % dung tích do nhà sản xuất quy định). Các dụng cụ, bình chữa cháy, các chi tiết tiêu chuẩn dự phòng, trụ chống và bánh xe dự phòng, nếu được lắp.
3.5. Thông số thử (Test parmeters)
3.5.1. Vận tốc thử (test speed), V
Vận tốc mô tô đo được tại thời điểm người lái bắt đầu vận hành bộ điều khiển phanh.
CHÚ THÍCH: Đối với các thử nghiệm có quy định sự vận hành đồng thời của hai bộ điều khiển, vận tốc mô tô được lấy từ lúc vận hành bộ điều khiển thứ nhất.
3.5.2. Gia tốc âm trung bình đã triển khai hoàn toàn (mean fully developed deceleration), MFDD, dm
Gia tốc âm (chậm dần) trung bình được tính toán lúc mô tô đạt được 80 % vận tốc thử tới khi mô tô đạt được 10 % vận tốc thử.
3.5.3. Quãng đường phanh (stopping distance), S
Quãng đường di chuyển của môtô đo được từ lúc người lái bắt đầu vận hành bộ điều khiển hệ thống phanh tới khi môtô dừng lại.
CHÚ THÍCH: Đối với các thử nghiệm có quy định sự vận hành đồng thời của hai bộ điều khiển, quãng đường di chuyển được đo từ lúc vận hành bộ điều khiển thứ nhất.
3.6. Thử cơ bản (baseline test)
Thực hiện thử hãm hoặc loạt các thử hãm để xác nhận đặc tính của cụm phanh trước khi đưa cụm phanh vào thử nghiệm thêm như quy định thử tăng nhiệt hoặc hãm phanh ướt.
3.7. Động cơ được ngắt (engine disconnected)
Trạng thái khi động cơ không được nối với bánh xe chủ động nữa.
3.8. Nhiệt độ ban đầu của cụm phanh (initial brake temperature)
Nhiệt độ nóng nhất của cụm phanh trước khi đưa bất cứ cụm phanh nào vào hoạt động.
3.9. Vận tốc lớn nhất (maximum speed), Vmax
Vận tốc mà mô tô có thể đạt được khi được thử phù hợp với TCVN 6011 (ISO 7117).
3.10. Hệ số phanh cực đại (peak braking coefficient), PBC
Số đo của lốp đối với ma sát mặt đường dựa trên gia tốc âm lớn nhất của lốp đang lăn.
3.11. Khóa bánh xe (wheel lock)
Trạng thái xảy ra khi có hệ số trượt băng 1,00.
4. Điều kiện thử ở hiện trường
4.1. Bề mặt thử
Bề mặt thử sử dụng cho các phép thử động lực học phải sạch, khô và rất bằng phẳng (nghĩa là độ dốc của mặt đường không được vượt quá 1 %). Bề mặt phải có độ bám tốt, nghĩa là phải có hệ số phanh cực đại danh nghĩa (PBC) 0,9, trừ khi có quy định khác.
Phép thử hệ thống phanh đỗ xe được tiến hành trên bề mặt có građien quy định. Độ dốc cho thử nghiệm quy định, phải bảo đảm sao cho bề mặt thử sạch và khô không bị biến dạng dưới tác dụng của khối lượng mô tô.
4.2. Vận tốc gió
Vận tốc trung bình của gió không được vượt quá 5 m/s.
4.3. Nhiệt độ môi trường xung quanh
Phải ghi lại nhiệt độ môi trường xung quanh và phải ở trong khoảng từ 4 °C đến 45 °C.
4.4. Làn đường thử cho thử nghiệm động lực học
Vùng thử nghiệm ngay sau điểm bắt đầu thử phải được đánh dấu bằng một làn đường có đủ chiều dài cho mô tô dừng lại.
Trong trường hợp đối với mô tô hai bánh (3-3), làn đường này phải có chiều rộng 2,5 m. Trong trường hợp đối với mô tô có thùng bên (3-4) và các xe ba bánh (3-5), làn đường này phải có chiều rộng 2,5 m cộng với chiều rộng của mô tô.
5. Chuẩn bị mô tô
5.1. Lốp
Các lốp xe phải được bơm hơi tới mức áp suất do nhà sản xuất mô tô khuyến nghị để thích hợp với điều kiện chất tải của xe cho thử nghiệm.
5.2. Vận tốc chạy không tải của động cơ
Vận tốc chạy không tải của động cơ phải được chỉnh đặt theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất mô tô.
5.3. Phân bố khối lượng
Phân bố khối lượng trên các trục cho thử nghiệm mô tô đã chất tải phải phù hợp với điều kiện kỹ thuật của nhà sản xuất mô tô và phải được ghi lại trong báo cáo thử.
5.4. Dụng cụ đo
Mô tô phải được chuẩn bị cho các thử nghiệm quy định trong Bảng 1 theo yêu cầu về cung cấp, hiệu chuẩn hoặc cung cấp và hiệu chuẩn các dụng cụ đo hiện có.
Để cung cấp dữ liệu có thể bổ sung thêm các dụng cụ tùy chọn nhưng phải chú ý bảo đảm cho không có dụng cụ đo ảnh hưởng đáng kể đến đặc tính của hệ thống phanh hoặc các đặc tính động lực học của mô tô.
Bảng 1 – Trình tự thử và các dụng cụ đo có liên quan
Thử nghiệm |
Thông số (để đo/tính toán) |
Ví dụ về dụng cụ do |
|
Bắt buộc |
Tùy chọn |
||
Quy trình chạy rà a |
Vận tốc |
Vận tốc kế đã hiệu chuẩn, hệ thống đo quang điện tử | |
Nhiệt độ phanh |
Cặp nhiệt điện ma sát, cặp nhiệt điện nhúng | ||
Khối lượng mô tô |
Các cảm biến tải trọng, cân mô tô | ||
Gia tốc âm (chậm dần) |
Đồng hồ đếm vòng quay, bánh xe thứ ba, máy đo, ghi gia tốc âm (chậm dần) | ||
1. Thử hãm khô (một bộ điều khiển phanh được vận hành) |
Vận tốc |
Vận tốc kế đã hiệu chuẩn, hệ thống đo quang điện tử | |
Nhiệt độ phanh |
Cặp nhiệt điện ma sát, cặp nhiệt điện nhúng | ||
Lực điều khiển |
Dụng cụ đo lực | ||
Quãng đường phanh hoặc MFDD (xem 6.9.2) |
Súng bắn đạn phấn, bánh xe thứ ba, dụng cụ đánh dấu tia mực
Đồng hồ đếm vòng quay, bánh xe thứ ba, máy đo ghi gia tốc âm (chậm dần) |
||
Khối lượng mô tô |
Cảm biến tải trọng, cân mô tô | ||
|
Lực trong bộ truyền động | Bộ chuyển đổi áp suất thủy lực, bộ chuyển đổi sức căng của cáp phanh | |
Hành trình điều khiển | Chiết áp tuyến tính | ||
2. Thử hãm khô (Tất cả các bộ điều khiển phanh được vận hành) |
Vận tốc |
Vận tốc kế đã hiệu chuẩn, hệ thống đo quang điện tử | |
Nhiệt độ phanh |
Cặp nhiệt điện ma sát, cặp nhiệt điện nhúng | ||
Lực điều khiển |
Dụng cụ đo lực | ||
Quãng đường phanh hoặc MFDD (xem 6.9.2) |
Súng bắn đạn phấn, bánh xe thứ ba, dụng cụ đánh dấu tia mực
Đồng hồ đếm vòng quay, bánh xe thứ ba, máy đo ghi gia tốc âm (chậm dần) |
||
Khối lượng mô tô |
Cảm biến tải trọng, cân mô tô | ||
|
Lực trong bộ truyền động | Bộ chuyển đổi áp suất thủy lực, bộ chuyển đổi sức căng của cáp phanh | |
Hành trình điều khiển | Chiết áp tuyến tính | ||
3. Thử vận tốc cao |
Vận tốc |
Vận tốc kế đã hiệu chuẩn, hệ thống đo quang điện tử | |
Nhiệt độ phanh |
Cặp nhiệt điện ma sát, cặp nhiệt điện nhúng | ||
Lực điều khiển |
Dung cụ đo lực | ||
Quãng đường phanh hoặc MFDD (xem 6.9.2) |
Súng bắn đạn phấn, bánh xe thứ ba, dụng cụ đánh dấu tia mực
Đồng hồ đếm vòng quay, bánh xe thứ ba, máy đo ghi gia tốc âm (chậm dần) |
||
Khối lượng môtô |
Cảm biến tải trọng, cân mô tô | ||
|
Lực trong bộ truyền động | Bộ chuyển đổi áp suất thủy lực, bộ chuyển đổi sức căng của cáp phanh | |
Hành trình điều khiển | Chiết áp tuyến tính | ||
4. Thử phanh ướt a |
Vận tốc |
Vận tốc kế đã hiệu chuẩn, hệ thống đo quang điện tử | |
Nhiệt độ phanh |
Cặp nhiệt điện ma sát, cặp nhiệt điện nhúng | ||
Lực điều khiển |
Dụng cụ đo lực | ||
Khối lượng mô tô |
Cảm biến tải trọng, cân mô tô | ||
Gia tốc âm trong suốt quá trình hãm phanh |
Đồng hồ đếm vòng quay, bánh xe thứ ba, máy đo ghi gia tốc âm (chậm dần) | ||
Quãng đường |
Bánh xe thứ ba | ||
|
Lực trong bộ truyền động | Bộ chuyển đổi áp suất thủy lực, bộ chuyển đổi sức căng của cáp phanh | |
|
Hành trình điều khiển | Chiết áp tuyến tính | |
5. Thử độ suy giảm đặc tính của mô tô do nhiệt a |
Vận tốc |
Vận tốc kế đã hiệu chuẩn, hệ thống đo quang điện tử | |
Nhiệt độ phanh |
Cặp nhiệt điện ma sát, cặp nhiệt điện nhúng | ||
Lực điều khiển |
Dụng cụ đo lực | ||
Quãng đường phanh hoặc MFDD (xem 6.9.2) |
Súng bắn đạn phấn, bánh xe thứ ba, dụng cụ đánh dấu tia mực
Đồng hồ đếm vòng quay, bánh xe thứ ba, máy đo ghi gia tốc âm (chậm dần) |
||
Khối lượng mô tô |
Cảm biến tải trọng, cân mô tô | ||
Thời gian |
Đồng hồ bấm giờ | ||
Quãng đường |
Bánh xe thứ ba | ||
Gia tốc âm trong suốt quá trình hãm phanh |
Đồng hồ đếm vòng quay, bánh xe thứ ba, máy đo ghi gia tốc âm (chậm dần) | ||
|
Lực trong bộ truyền động | Bộ chuyển đổi áp suất thủy lực, bộ chuyển đổi sức căng của cáp phanh | |
|
Hành trình điều khiển | Chiết áp tuyến tính | |
6. Thử hệ thống phanh đỗ xe |
Thời gian |
Đồng hồ bấm giờ | |
Lực điều khiển |
Dụng cụ đo lực | ||
Khối lượng mô tô |
Cảm biến tải trọng, cân mô tô | ||
Nhiệt độ phanh |
Cặp nhiệt độ điện ma sát, cặp nhiệt điện nhúng | ||
|
Hành trình điều khiển | Chiết áp tuyến tính | |
7. Thử hư hỏng bộ phận |
Vận tốc |
Vận tốc kế đã hiệu chuẩn, hệ thống đo quang điện tử | |
Nhiệt độ phanh |
Cặp nhiệt điện ma sát, cặp nhiệt điện nhúng | ||
Lực điều khiển |
Dụng cụ đo lực | ||
Quãng đường phanh hoặc MFDD (xem 6.9.2) |
Súng bắn đạn phấn, bánh xe thứ ba, dụng cụ đánh dấu tia mực
Đồng hồ đếm vòng quay, bánh xe thứ ba, máy đo ghi gia tốc âm (chậm dần) |
||
Khối lượng mô tô |
Cảm biến tải trọng, cân mô tô | ||
|
Lực trong bộ truyền động | Bộ chuyển đổi áp suất thủy lực, bộ chuyển đổi sức căng của cáp phanh | |
|
Hành trình điều khiển | Chiết áp tuyến tính | |
8. Thử hư hỏng của hệ thống phanh có trợ lực |
Vận tốc |
Vận tốc kế đã hiệu chuẩn, hệ thống đo quang điện tử | |
Nhiệt độ phanh |
Cặp nhiệt điện ma sát, cặp nhiệt điện nhúng | ||
Lực điều khiển |
Dụng cụ đo lực | ||
Quãng đường phanh hoặc MFDD (xem 6.9.2) |
Súng bắn đạn phấn, bánh xe thứ ba, dụng cụ đánh dấu tia mực
Đồng hồ đếm vòng quay, bánh xe thứ ba, máy đo ghi gia tốc âm (chậm dần) |
||
Khối lượng môtô |
Cảm biến tải trọng, cân môtô | ||
|
Lực trong bộ truyền động | Bộ chuyển đổi áp suất thủy lực, bộ chuyển đổi sức căng của cáp phanh | |
|
Hành trình điều khiển | Chiết áp tuyến tính | |
a Khi kết quả thử này phụ thuộc vào sự phân tích đường cong gia tốc âm do hệ thống ghi cung cấp thì hệ thống phải có các đặc tính suy giảm và đáp ứng tần số sao cho trạng thái của môtô được phanh được tái tạo lại một cách trung thực. |
5.5. Chạy rà
5.5.1. Quy định chung
Trước khi đưa mô tô vào thử, các cụm phanh của mô tô phải được chạy rà. Quy trình này có thể do nhà sản xuất mô tô thực hiện.
5.5.2. Điều kiện của mô tô
Điều kiện của mô tô phải như sau:
a) Mô tô được chất tải nhẹ;
b) Động cơ được ngắt.
CHÚ THÍCH: Nếu khối lượng của mô tô được chất tải nhẹ vượt quá khối lượng của mô tô đã chất tải thì điều kiện đã chất tải được sử dụng cho mục đích của điều này.
5.5.3. Quy trình
Quy trình thử phải theo quy định dưới đây.
a) Vận tốc thử:
– Vận tốc ban đầu: 50 km/h hoặc 0,8 Vmax, lấy giá trị thấp hơn;
– Vận tốc cuối cùng: 5 km/h đến 10 km/h.
b) Sử dụng phanh: mỗi bộ điều khiển hệ thống phanh làm việc được vận hành riêng biệt.
c) Gia tốc âm của mô tô:
– Chỉ đối với hệ thống phanh trước: từ 3,0 m/s2 đến 3,5 m/s2;
– Chỉ đối với hệ thống phanh sau: từ 1,5 m/s2 đến 2,0 m/s2;
– CBS hoặc hệ thống phanh chính chia tách: từ 3,5 m/s2 đến 4,0 m/s2.
d) Số lượng các gia tốc âm: 100 cho mỗi hệ phanh.
e) Nhiệt độ ban đầu của cụm phanh trước mỗi lần vận hành phanh: ≤100 °C.
f) Đối với lần hãm phanh đầu tiên, cho mô tô chạy tăng tốc tới vận tốc ban đầu và sau đó vận hành bộ điều khiển phanh ở các điều kiện quy định tới khi đạt được vận tốc cuối cùng. Tiếp theo lại cho mô tô chạy tăng tốc tới vận tốc ban đầu và duy trì vận tốc này tới khi nhiệt độ của cụm phanh đạt được giá trị quy định ban đầu. Khi các điều kiện này được đáp ứng, tác động lại vào cụm phanh theo quy định. Lặp lại quy trình này cho một số gia tốc âm quy định. Sau khi chạy rà, điều chỉnh các cụm phanh phù hợp với khuyến nghị của nhà sản xuất mô tô.
6. Yêu cầu của thử nghiệm
6.1. Cụm phanh
Các cụm phanh và hệ thống phanh không được điều chỉnh tại bất cứ thời điểm nào trong các thử nghiệm động lực học.
Sau các thử nghiệm, các bộ phận của hệ thống phanh phải được kiểm tra xem xét về các dấu hiệu hư hỏng, biến dạng dư, sự bong ra của vật liệu ma sát và rò rỉ chất lỏng phanh.
6.2. Đo nhiệt độ của phanh
Phải đo nhiệt độ của cụm phanh ở gần điểm giữa của đường phanh của đĩa phanh hoặc trống (tang) phanh khi sử dụng:
a) Cặp nhiệt điện ma sát tiếp xúc với bề mặt của đĩa phanh hoặc trống phanh, hoặc;
b) Cặp nhiệt điện được nhúng vào trong vật liệu ma sát.
6.3. Tác dụng lực điều khiển
Các lực điều khiển phải được tác dụng nhanh tới mức quy định và sau đó được duy trì không đổi trong quá trình hãm.
Đối với tay phanh điều khiển bằng tay, lực tác dụng F được đặt trên bề mặt phía trước của tay phanh, vuông góc với đường đi qua tâm trục bản lề của tay phanh và điểm ngoài cùng của tay phanh trên mặt phẳng chứa chuyển động xoay của tay phanh (xem Hình 1).
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 Trục bản lề của tay phanh
F Lực tác dụng
Hình 1 – Tác dụng lực đối với tay phanh điều khiển bằng tay
Lực tác dụng được đặt tại điểm cách điểm ngoài cùng của tay phanh 50 mm được đo dọc theo đường đi qua tâm trục bản lề của tay phanh và điểm ngoài cùng của tay phanh.
Đối với bàn đạp phanh bằng chân, lực tác dụng được đặt vuông góc vào điểm giữa của bàn đạp.
6.4. Trình tự thử
Mô tô phải thực hiện phép thử riêng lẻ hoặc hoàn thành một loạt các phép thử. Khi thực hiện hoàn thành loạt phép thử, trình tự thử được cho trong Bảng 1 phải được thực hiện cho các phép thử tiếp theo nhằm đảm bảo tính lặp lại. Với lý do tương tự và để giảm thiểu sự biến đổi, phép thử độ suy giảm đặc tính của mô tô do nhiệt nên được tiến hành cuối cùng.
6.5. Người lái
6.6. Truyền động tự động
Mô tô với hệ thống truyền động tự động phải hoàn thành mọi phép thử kể cho dù động cơ của nó là “động cơ được kết nối” hay “động cơ bị ngắt kết nối”.
Nếu một truyền động tự động có một vị trí trung gian, vị trí trung gian đó phải được chọn cho các phép thử khi động cơ được ghi rõ là “động cơ bị ngắt kết nối”.
6.7. Vị trí mô tô và khóa bánh xe
Mô tô phải được đặt cố định ở trung tâm của đường thử khi bắt đầu kết thúc mỗi phép thử.
Kết thúc mỗi phép thử các bánh xe không được vượt ra bên ngoài đường thử cho phép và bánh xe không bị khóa.
6.8. Dung sai vận tốc thử
Các vận tốc quy định có dung sai ± 5 km/h.
6.9. Đo đặc tính động lực học
6.9.1. Quy định chung
Phương pháp dùng để đo đặc tính được quy định trong các thử nghiệm tương ứng tại Điều 7. Ba cách khác nhau có thể đo đặc tính của hệ thống phanh chính được cho từ 6.9.2 đến 6.9.4.
6.9.2. Gia tốc âm trung bình đã triển khai hoàn toàn (MFDD)
Phải tính toán gia tốc âm trong bình đã triển khai hoàn toàn (MFDD), dm được tính bằng m/s2 theo công thức (1):
(1)
Trong đó
vh là vận tốc mô tô tại 0,8 V, tính bằng km/h;
ve là vận tốc mô tô tại 0,1 V, tính bằng km/h;
V là vận tốc mô tô khi người lái vận hành bộ điều khiển, tính bằng km/h;
Sh là quãng đường di chuyển được giữa V và vh, tính bằng m;
Se là quãng đường di chuyển được giữa V và ve, tính bằng m.
6.9.3. Quãng đường phanh
Quãng đường phanh, S, được tính bằng mét.
Để tính toán quãng đường phanh hiệu chỉnh, Ss, được tính bằng mét, khi sử dụng vận tốc thực của môtô, với điều kiện là dung sai của vận tốc thử (xem 6.8) không bị vượt quá, phải sử dụng công thức (2):
(2)
Trong đó
Vs là vận tốc thử quy định của mô tô, tính bằng km/h;
Sa là quãng đường phanh thực tế, tính bằng m;
Va là vận tốc thử thực tế của mô tô, tính bằng km/h
6.9.4. Ghi liên tục gia tốc âm
Đối với quy trình chạy rà và thử nghiệm như thử phanh ướt và quy trình đốt nóng trong thử nghiệm độ suy giảm hiệu quả phanh của mô tô do nhiệt cần ghi liên tục gia tốc âm tức thời của xe từ lúc tác dụng lực vào bộ điều khiển phanh tới khi kết thúc quá trình hãm.
6.10. Báo cáo thử
Phải ghi lại các thông tin sau trong các báo cáo thử có liên quan (xem Phụ lục A):
a) Các chi tiết về điều kiện thử (ví dụ, vận tốc, lực điều khiển, điều kiện môi trường xung quanh, nhận dạng xe, điều kiện chất tải của mô tô, thông tin có liên quan đến lốp xe);
b) Các kết quả của mỗi thử nghiệm (ví dụ, gia tốc âm trung bình đã triển khai đầy đủ, quãng đường phanh, đặc tính còn lại);
c) Trình tự thực hiện các thử nghiệm, khi có thể áp dụng được;
d) Bất cứ sai lệch nào của xe trong hành trình của nó, bất cứ rung, tiếng ồn, chế độ làm việc không bình thường v.v…
7. Quy trình thử
7.1. Thử hãm khô (vận hành một bộ điều khiển phanh)
7.1.1. Quy định chung
Phép thử được áp dụng cho tất cả các loại mô tô.
7.1.2. Điều kiện của mô tô
Điều kiện của mô tô phải như sau:
a) Mô tô được chất tải;
b) Đối với các mô tô được lắp hệ thống phanh liên hợp (CBS) và các hệ thống phanh chính riêng biệt, nếu mô tô được chất tải nhẹ vượt quá khối lượng của mô tô được chất tải;
c) Động cơ được ngắt.
CHÚ THÍCH: Không cần thiết phải có thử nghiệm bổ sung cho các mô tô được lắp CBS và các hệ thống phanh chính riêng biệt nếu khối lượng của mô tô được chất tải nhẹ vượt quá khối lượng của mô tô được chất tải.
7.1.3. Điều kiện và quy trình thử
Các điều kiện và quy trình thử phải theo quy định sau:
a) Nhiệt độ ban đầu của cụm phanh: ≥ 55 °C và ≤ 100 °C.
b) Vận tốc thử: 60 km/h hoặc 0,9 Vmax, lấy giá trị nhỏ hơn.
c) Sử dụng phanh: mỗi bộ điều khiển hệ thống phanh chính được vận hành riêng biệt.
d) Lực vận hành bộ điều khiển phanh:
– Điều khiển bằng tay: ≤ 200 N
– Điều khiển bằng chân:
i) ≤ 350 N cho các loại mô tô 3-3 và 3-4;
ii) ≤ 500 N cho các loại mô tô 3-5.
e) Số lần hãm: tối đa là sáu lần hãm cho mỗi bộ điều khiển.
f) Đối với mỗi lần hãm, cho mô tô tăng tốc tới vận tốc thử và sau đó vận hành bộ điều khiển phanh theo các điều kiện quy định ở trên.
7.1.4. Đo đặc tính
Đối với mỗi lần hãm và mỗi bộ điều khiển (xem 7.1.3) cũng như đối với mỗi điều kiện chất tải của môtô (xem 7.1.2) phải đo và ghi lại gia tốc âm trung bình đã triển khai hoàn toàn hoặc quãng đường phanh.
7.2. Thử hãm khô (vận hành tất cả các bộ điều khiển phanh chính)
7.2.1. Quy định chung
Phép thử được áp dụng cho tất cả các loại mô tô.
7.2.2. Điều kiện của mô tô
Điều kiện của mô tô phải như sau:
a) Mô tô được chất tải nhẹ;
b) Động cơ được ngắt.
CHÚ THÍCH: Nếu khối lượng của mô tô được chất tải nhẹ vượt quá khối lượng của mô tô được chất tải thì sử dụng điều kiện được chất tải làm điều kiện của mô tô.
7.2.3. Điều kiện và quy trình thử
Các điều kiện và quy trình thử phải theo quy định sau:
a) Nhiệt độ ban đầu của cụm phanh: ≥ 55 °C và ≤ 100 °C.
b) Vận tốc thử: 100 km/h hoặc 0,9 Vmax, lấy giá trị nhỏ hơn.
c) Sử dụng phanh: vận hành đồng thời cả hai bộ điều khiển hệ thống phanh chính, nếu được trang bị, hoặc vận hành một bộ điều khiển hệ thống phanh chính trong trường hợp hệ thống phanh chính điều khiển tất cả các bánh xe.
d) Lực vận hành bộ điều khiển phanh:
– Điều khiển bằng tay: ≤ 250 N;
– Điều khiển bằng chân:
i) ≤ 400 N cho các loại mô tô 3-3 và 3-4;
ii) ≤ 500 N cho các loại mô tô 3-5.
e) Số lần hãm: tối đa là sáu lần hãm.
f) Đối với mỗi lần hãm, cho mô tô tăng tốc tới vận tốc thử và sau đó vận hành các bộ điều khiển phanh theo các điều kiện quy định ở trên.
7.2.4. Đo đặc tính
Đối với mỗi lần hãm (xem 7.2.3) phải đo và ghi lại quãng đường phanh.
7.3. Thử vận tốc cao
7.3.1. Quy định chung
Phép thử được áp dụng cho tất cả các loại mô tô.
Không yêu cầu phải thử nghiệm cho các mô tô có Vmax ≤125 km/h
7.3.2. Điều kiện của mô tô
Điều kiện của mô tô phải như sau:
a) Môtô được chất tải nhẹ;
b) Động cơ được nối với bộ truyền động ở vận tốc cao nhất.
CHÚ THÍCH: Nếu khối lượng của mô tô được chất tải nhẹ vượt quá khối lượng của mô tô được chất tải thì sử dụng điều kiện được chất tải làm điều kiện của mô tô.
7.3.3. Điều kiện và quy trình thử
Các điều kiện và quy trình thử phải theo quy định sau:
a) Nhiệt độ ban đầu của cụm phanh: ≥ 55 °C và ≤ 100 °C.
b) Vận tốc thử:
– 0,8 Vmax đối với các xe có Vmax >125 km/h và <200 km/h.
– 160 km/h đối với các xe có Vmax ≥ 200 km/h.
c) Sử dụng phanh: vận hành đồng thời cả hai bộ điều khiển hệ thống phanh chính, nếu được trang bị, hoặc vận hành một bộ điều khiển hệ thống phanh chính trong trường hợp hệ thống phanh chính điều khiển tất cả các bánh xe.
d) Lực vận hành bộ điều khiển phanh:
– Điều khiển bằng tay: ≤ 200 N;
– Điều khiển bằng chân:
i) ≤ 350 N cho các loại mô tô 3-3 và 3-4;
ii) ≤ 500 N cho loại mô tô 3-5.
e) Số lần hãm: tối đa là sáu lần hãm.
f) Đối với mỗi lần hãm, cho môtô tăng tốc tới vận tốc thử và sau đó vận hành các bộ điều khiển phanh theo các điều kiện quy định ở trên.
7.3.4. Đo đặc tính
Đối với mỗi lần hãm (xem 7.3.3), phải đo vá ghi lại gia tốc âm trung bình đã triển khai hoàn toàn hoặc quãng đường phanh.
7.4. Thử phanh ướt
7.4.1. Quy định chung
Phép thử này gồm có hai phần được thực hiện liên tiếp nhau đối với mỗi hệ thống phanh:
– Thử cơ bản dựa trên thử hãm khô với một bộ phận điều khiển phanh được vận hành (xem 7.1);
– Thử hãm một cụm phanh ướt khi sử dụng cùng với các thông số thử như thử cơ bản nhưng cụm phanh được phun nước liên tục trong quá trình thử để đo đặc tính của cụm phanh trong điều kiện ướt.
Phép thử được áp dụng cho tất cả các loại mô tô.
Không áp dụng phép thử cho hệ thống phanh đỗ xe trừ khi hệ thống phanh này đóng vai trò là hệ thống phanh phụ.
Phép thử này không áp dụng cho các cụm phanh trống hoặc phanh đĩa được bao che kín trừ khi có lỗ thông hơi hoặc lỗ kiểm tra hở.
Phép thử này yêu cầu mô tô được trang bị dụng cụ đo có thể ghi liên tục lực điều khiển phanh và gia tốc âm của xe. Các phép đo gia tốc âm trung bình đã triển khai hoàn toàn (MFDD) và quãng đường phanh không thích hợp trong trường hợp này.
7.4.2. Điều kiện thử mô tô
Điều kiện của mô tô phải như sau:
a) Mô tô được chất tải;
b) Đối với các mô được lắp hệ thống phanh liên hợp (CBS) và các hệ thống phanh chính riêng biệt cần thử mô tô ở điều kiện được chất tải nhẹ ngoài điều kiện được chất tải;
c) Động cơ được ngắt;
d) Mỗi cụm phanh được lắp với thiết bị phun nước:
– Đối với các cụm phanh đĩa, thiết bị phun nước được lắp đặt như sau (xem Hình 2);
i) Nước được phun trên mỗi cụm phanh với lưu lượng 15 l/h; nước được phân bố đều trên mỗi mặt bên của đĩa phanh;
ii) Nếu bề mặt của đĩa phanh có sự che chắn cần phun nước theo góc 45 0 trước tấm che;
iii) Nếu không thể bố trí được tia nước phun ở vị trí như cho trong Hình 2, hoặc nếu tia nước phun trùng với một lỗ thông hơi của cụm phanh hoặc lỗ tương tự, lỗ phun có thể được tiến thêm một góc lớn nhất là 90 0 tính từ mép của má phanh khi sử dụng cùng một bán kính;
– Đối với các cụm phanh trống có lỗ thông hơi và lỗ kiểm tra để hở, thiết bị phun nước được lắp đặt như sau:
i) Nước được phun đều trên cả hai mặt bên của cụm phanh trống (trên tấm phía sau cố định và trên trống quay) với lưu lượng 15 l/h.
ii) Các lỗ phun được bố trí ở hai phần ba khoảng cách tính từ chu vi ngoài cùng của trống quay tới tâm mayơ bánh xe;
iii) Vị trí lỗ phun >15 0 tính từ mép của bất cứ lỗ nào trên tấm phía sau của trống phanh.
CHÚ THÍCH: Cần tiến hành thử bổ sung cho các mô tô có lắp hệ thống phanh liên hợp (CBS) và các hệ thống phanh chính riêng biệt nếu khối lượng của mô tô được chất tải nhẹ vượt quá khối lượng của mô tô được chất tải.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 Đĩa phanh
2 Từ thùng nước
3 Ống phun
4 Phép đo tại điểm phun (2/3 l tính từ chu vi ngoài cùng)
5 Má phanh
6 Lỗ phun
l Chiều rộng của bề mặt ma sát
a Chiều quay của đĩa phanh
Hình 2 – Thiết bị phun nước cho các cụm phanh đĩa
7.4.3. Điều kiện và quy trình thử
7.4.3.1. Thử cơ bản
Đối với phép thử cơ bản, các điều kiện và quy trình thử phải theo quy định sau
a) Thực hiện phép thử quy định trong 7.1 (thử hãm khô với một bộ điều khiển phanh được vận hành) cho mỗi hệ thống phanh nhưng với lực điều khiển phanh để tạo ra gia tốc âm của mỗi mô tô từ 2,5 m/s2 đến 3,0 m/s2, và xác định các thông số sau:
– Lực điều khiển phanh trung bình đo được khi mô tô đang di chuyển từ 80 % đến 10 % vận tốc thử quy định;
– Gia tốc âm trung bình của mô tô trong khoảng thời gian từ 0,5 s đến 1,0 s sau thời điểm vận hành bộ điều khiển phanh;
– Gia tốc âm lớn nhất của mô tô trong quá trình hãm hoàn toàn nhưng ngoại trừ 0,5 s cuối cùng.
b) Tiến hành ba lần hãm của thử cơ bản và tính toán giá trị trung bình của các giá trị thu được trong mục a) ở trên.
7.4.3.2. Hãm phanh ướt
Đối với quá trình hãm phanh ướt, các điều kiện và quy trình thử phải theo quy trình sau
a) Lái mô tô ở vận tốc thử sử dụng trong phép thử cơ bản được nêu trong 7.4.3.1 với thiết bị phun nước hoạt động trên các cụm phanh được thử và không vận hành hệ thống.
b) Sau quãng đường không nhỏ hơn 500 m, tác dụng lực điều khiển phanh trung bình được xác định trong phép thử cơ bản và hệ thống phanh được thử.
c) Đo gia tốc âm trung bình của mô tô trong khoảng thời gian từ 0,5s đến 1,0 s sau thời điểm vận hành bộ điều khiển phanh.
d) Đo gia tốc âm lớn nhất của mô tô trong toàn bộ quá trình hãm nhưng ngoại trừ 0,5 s cuối cùng
7.4.4. Đo đặc tính
Phái đánh giá đặc tính của mô tô dưới dạng gia tốc âm đạt được trong khoảng thời gian từ 0,5 s đến 1,0 s sau khi vận hành bộ điều khiển đối với cả hai thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm hãm phanh ướt, ghi lại gia tốc âm trung bình đạt được đối với mỗi lần hãm và mỗi bộ điều khiển (xem 7.4.3) và đối với mỗi điều kiện chất tải của mô tô (xem 7.4 2). Ngoài ra, phải ghi lại gia tốc âm lớn nhất đạt được trong toàn bộ các quá trình hãm, nhưng ngoài trừ 0,5 s cuối cùng đối với mỗi lần hãm và mỗi bộ điều khiển (xem 7.4.3) và đối với mỗi điều kiện chất tải của mô tô (xem 7.4.2).
Đặc tính của mô tô có một hoặc nhiều cụm phanh ướt phải được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm đặc tính của mô tô có một hoặc nhiều cụm phanh khô, khi sử dụng các gia tốc âm trung bình ghi được ở trên.
Gia tốc âm lớn nhất của mô tô có một hoặc nhiều cụm phanh ướt phải được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm gia tốc âm lớn nhất của mô tô có một hoặc nhiều cụm phanh khô, khi sử dụng các gia tốc âm lớn nhất ghi được ở trên.
7.5. Thử độ suy giảm do nhiệt
7.5.1. Quy định chung
Phép thử gồm có ba phần được thực hiện liên tiếp nhau đối với mỗi hệ thống phanh:
– Thử cơ bản khi sử dụng thử hãm khô với một bộ điều khiển phanh được vận hành (xem 7.1);
– Quy trình đốt nóng gồm có một loạt các quá trình hãm lặp lại để đốt nóng các cụm phanh;
– Hãm phanh nóng khi sử dụng thử hãm khô với một bộ điều khiển phanh được vận hành (xem 7.1) để đo đặc tính của phanh sau quy trình đốt nóng.
Phép thử áp dụng cho tất cả các mô tô.
Phép thử không áp dụng cho các hệ thống phanh đỗ xe và các hệ thống phanh phụ.
Quy trình đốt nóng đòi hỏi môtô được lắp dụng cụ đo có thể ghi liên tục lực điều khiển phanh và gia tốc âm của xe. Các phép đo gia tốc âm trung bình đã triển khai hoàn toàn (MEDD) và quãng đường phanh không thích hợp với quy trình đốt nóng. Thử cơ bản và thử hãm phanh nóng yêu cầu phải đo MFDD hoặc quãng đường phanh.
7.5.2. Thử cơ bản
7.5.2.1. Điều kiện của mô tô
Điều kiện của mô tô phải như sau:
a) Mô tô được chất tải;
b) Động cơ được ngắt.
7.5.2.2. Điều kiện và quy trình thử
Các điều kiện và quy trình thử phải theo quy định sau:
a) Nhiệt độ ban đầu của cụm phanh: ≥ 55 °C và ≤ 100 °C.
b) Vận tốc thử: 60 km/h hoặc 0,9 Vmax lấy giá trị nhỏ hơn;
c) Sử dụng phanh: mỗi bộ điều khiển hệ thống phanh chính được vận hành riêng biệt.
d) Lực vận hành phanh:
– Điều khiển bằng tay: ≤ 200 N;
– Điều khiển bằng chân.
i) ≤ 350 N cho các loại mô tô 3-3 và 3-4;
ii) ≤ 500 N cho loại mô tô 3-5.
e) Cho mô tô tăng tốc tới vận tốc thử, vận hành bộ điều khiển phanh trong các điều kiện quy định ở trên và ghi lại lực điều khiển yêu cầu để đạt được hiệu quả phanh được đo của mô tô.
7.5.3. Quy trình đốt nóng
7.5.3.1. Điều kiện của mô tô
Điều kiện của mô tô phải như sau:
a) Mô tô được chất tải;
b) Truyền động của động cơ.
– Từ vận tốc thử quy định tới 50 % vận tốc thử quy định: truyền động được nối với số truyền động thích hợp cao nhất được lựa chọn sao cho vận tốc động cơ giữ ở mức lớn hơn vận tốc chạy không tải quy định của nhà sản xuất.
– Từ 50 % vận tốc thử quy định tới khi đứng yên: truyền động được ngắt.
7.5.3.2. Điều kiện và quy trình thử
Các điều kiện và quy trình thử phải theo quy định sau:
a) Nhiệt độ ban đầu của cụm phanh trước lần hãm đầu tiên: ≥ 55 °C và ≤ 100 °C.
b) Vận tốc thử:
– Hệ thống phanh đơn, chỉ hãm bánh trước: 100 km/h hoặc 0,7 Vmax lấy giá trị nhỏ hơn;
– Hệ thống phanh đơn, chỉ hãm bánh sau: 80 km/h hoặc 0,7 Vmax lấy giá trị nhỏ hơn;
– Hệ thống phanh liên hợp (CBS), hoặc hệ thống phanh chính: 100 km/h hoặc 0,7 Vmax lấy giá trị nhỏ hơn.
c) Sử dụng phanh: mỗi bộ điều khiển của hệ thống phanh chính được vận hành riêng biệt.
d) Lực vận hành phanh:
– Đối với lần hãm thứ nhất:
i) Cho phép lực điều khiển không đổi đạt được gia tốc âm từ 3,0 m/s2 đến 3,5 m/s2 trong khi mô tô đang chạy chậm lại với vận tốc từ 80 % đến 10 % vận tốc quy định;
ii) Xác định lực điều khiển này bằng cách thực hiện ba lần hãm kiểm tra sơ bộ ở các vị trí khác nhau của lực điều khiển khi sử dụng sự chất tải quy định của mô tô, vận tốc thử và truyền động quy định của động cơ;
iii) Sau đó, sử dụng các kết quả này để vẽ đồ thị của lực điều khiển đối với gia tốc âm, từ đó có thể xác định lực thích hợp đối với gia tốc âm từ 3,0 m/s2 đến 3,5 m/s2 bằng phép nội quy;
iv) Nếu mô tô không đạt được gia tốc âm quy định ở trên, phải sử dụng lực điều khiển không đổi để có thể đạt được gia tốc âm lớn nhất với cụm phanh này.
– Đối với các lần hãm còn lại: sử dụng cùng một lực điều khiển không đổi của phanh như đối với lần hãm thứ nhất.
e) Số lần hãm: 10
f) Khoảng cách giữa các lần hãm: 1000 m.
g) Thực hiện một lần hãm theo các điều kiện quy định trong điều này và ngay sau đó sử dụng gia tốc âm lớn nhất để đạt tới vận tốc quy định và duy trì vận tốc này tới khi thực hiện lần hãm tiếp sau.
7.5.4. Điều kiện và quy trình thử hãm phanh nóng
Thực hiên một quá trình hãm trong các điều kiện đã sử dụng trong phép thử cơ bản (xem 7.5.2) đối với hệ thống phanh đã được đốt nóng trong quy trình đốt nóng (xem 7.5.3). Quá trình hãm này được thực hiện trong 1 min sau khi hoàn thành quy trình đốt nóng với lực vận hành bộ điều khiển phanh nhỏ hơn hoặc bằng lực được sử dụng trong phép thử cơ bản.
7.5.5. Đo đặc tính
7.5.5.1. Quy định chung
Phải đánh giá đặc tính của môtô dưới dạng gia tốc âm trung bình đã triển khai hoàn toàn hoặc quãng đường phanh đối với cả hai thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm hãm phanh nóng, các kết quả này phải được đo và ghi lại cho mỗi lần điều khiển (xem 7.5.2).
Để đánh giá ảnh hưởng của độ suy giảm đặc tính của mô tô do nhiệt phải xác định đặc tính còn lại.
Đặc tính còn lại được biểu thị bằng tỷ số so sánh giữa đặc tính phanh ghi được trong thử hãm phanh nóng quy định trong 7.5.4 và đặc tính phanh ghi được trong thử cơ bản quy định trong 7.5.2.
7.5.5.2. Đặc tính còn lại (quãng đường phanh)
Trong trường hợp quãng đường phanh, phải tính toán đặc tính còn lại của mô tô Pr theo công thức (3)
(3)
Trong đó
Ss1 là quãng đường phanh hiệu chỉnh đạt được trong thử cơ bản, tính bằng m;
Ss2 là quãng đường phanh hiệu chỉnh đạt được trong thử hãm phanh nóng, tính bằng m;
Vs là vận tốc thử quy định, tính bằng km/h;
7.5.5.3. Đặc tính còn lại (gia tốc âm trung bình đã triển khai hoàn toàn – MFDD)
Trong trường hợp MFDD, phải tính toán đặc tính còn lại của mô tô, Pr theo công thức (4).
(4)
Trong đó
dm1 là MFDD đạt được trong thử cơ bản;
dm2 là MFDD đạt được trong thử hãm phanh nóng.
7.6. Thử hệ thống phanh đỗ xe
7.6.1. Quy định chung
Phép thử áp dụng cho các loại mô tô 3-4 và 3-5
7.6.2. Điều kiện của mô tô
Điều kiện của mô tô phải như sau:
a) Mô tô được chất tải;
b) Động cơ được ngắt
7.6.3. Điều kiện và quy trình thử
Các điều kiện và quy định thử phải theo quy định sau.
a) Nhiệt độ ban đầu của cụm phanh: ≤ 100 °C.
b) Građien của bề mặt thử: 18 %
c) Lực vận hành phanh:
– Điều khiển bằng tay: ≤ 400 N;
– Điều khiển bằng chân: ≤ 500 N
d) Đối với phần thứ nhất của phép thử, đỗ môtô trên dốc của bề mặt thử theo hướng lên dốc bằng các vận hành hệ thống phanh đỗ xe trong các điều kiện đã quy định ở trên. Nếu mô tô giữ được trạng thái đứng yên, bắt đầu đo thời gian thử.
e) Khi hoàn toàn thử nghiệm với mô tô hướng lên trên dốc, lặp lại cùng một quy trình thử với mô tô hướng xuống dưới dốc.
7.6.4. Đo đặc tính
Trong quá trình thử, quan sát trạng thái của mô tô theo cả hai chiều hướng lên và hướng xuống dốc (xem 7.6.3) và ghi lại kết quả vào báo cáo thử.
Phải đánh giá đặc tính của hệ thống phanh đỗ dưới dạng khả năng giữ trạng thái đứng yên trong 5 min khi cho mô tô hướng lên và hướng xuống dốc.
7.7. Thử hư hỏng bộ phận (đối với các hệ thống phanh chính riêng biệt)
7.7.1. Quy định chung
Phép thử áp dụng cho tất cả các loại mô tô.
Phép thử chỉ áp dụng cho các mô tô được trang bị các hệ thống phanh chính riêng biệt.
Phép thử dùng để xác nhận đặc tính của hệ thống còn lại trong trường hợp xảy ra hư hỏng do rò rỉ của hệ thống thủy lực.
7.7.2. Điều kiện của mô tô
Điều kiện của mô tô phải như sau:
a) Mô tô được chất tải nhẹ;
b) Động cơ được ngắt.
CHÚ THÍCH: Nếu khối lượng của mô tô được chất tải nhẹ vượt quá khối lượng của mô tô được chất tải thì sử dụng điều kiện được chất tải làm điều kiện của mô tô.
7.7.3. Điều kiện và quy trình thử
Các điều kiện và quy trình thử phải theo quy định sau:
a) Nhiệt độ ban đầu của cụm phanh: ≥ 55 °C và ≤ 100 °C;
b) Vận tốc thử:
– 50 km/h; và
– 100 km/h hoặc 0,8 Vmax, lấy giá trị nhỏ hơn.
c) Lực vận hành phanh:
– Điều khiển bằng tay: ≤ 250 N;
– Điều khiển bằng chân: ≤ 400 N.
d) Số lần hãm: tối đa là sáu lần hãm cho mỗi vận tốc thử.
e) Thay đổi hệ thống phanh làm việc để tạo ra sự mất phanh hoàn toàn trong một hệ thống con bất kỳ. Sau đó, đối với mỗi lần hãm, cho mô tô tăng tốc tới vận tốc thử và vận hành bộ điều khiển phanh trong các điều kiện đã quy định ở trên.
f) Lặp lại phép thử cho mỗi hệ thống con.
7.7.4. Đo đặc tính
Đối với mỗi lần hãm, phải đo và ghi lại vận tốc thử và hệ thống con (xem 7.7.3), gia tốc âm trung bình đã triển khai hoàn toàn hoặc quãng đường phanh.
7.8. Thử hư hỏng của hệ thống phanh có trợ lực
7.8.1. Quy định chung
Phép thử áp dụng cho tất cả các loại mô tô.
Phép thử chỉ áp dụng cho các mô tô được trang bị các hệ thống phanh có trợ lực.
Phép thử không được tiến hành khi mô tô được trang bị hệ thống phanh làm việc tách rời khác.
Phép thử dùng để xác nhận đặc tính của hệ thống phanh làm việc trong trường hợp bộ phận trợ lực bị hư hỏng.
7.8.2. Điều kiện và quy trình thử
Thực hiện thử hãm khô với một bộ điều khiển phanh được vận hành như đã quy định trong 7.1 cho mỗi hệ thống phanh làm việc, với bộ phận trợ lực bị hư hỏng.
7.8.3. Đo đặc tính
Đối với mỗi lần hãm (xem 7.1.3) và đối với mỗi điều kiện chất tải của mô tô (xem 7.1.2), phải đo và ghi lại gia tốc âm trung bình đã triển khai hoàn toàn hoặc quãng đường phanh.
Nếu bộ phận trợ lực có thể được vận hành bởi nhiều hơn một bộ điều khiển, phải đo và ghi lại các đặc tính đã nêu trên khi mỗi bộ điều khiển được vận hành riêng biệt.
Phụ lục A
(Quy định)
Biểu mẫu ghi kết quả thử
Báo cáo No:………………
A.1. Môtô thử
Nhà sản xuất:………………………………………………………………………………………………………
Mẫu (model):……………………………………….. Năm:…………………………………………………….
Loại (ví dụ: 3-3):……………………………………………… VIN (xem TCVN 6578 (ISO 3779):………
Được đệ trình bởi:………………………………………………………………………………………………..
Kiểu động cơ:……………………………………………………. Dung tích…………………………..cm3
Công suất danh định:……………………………………………………………………………………………
Số truyền động và phương pháp lựa chọn:……………………………………………………………….
Vận tốc lớn nhất (TCVN 6011 (ISO 7117):……………………… km/h
A.2. Các chi tiết của phanh
Trước Sau
Kiểu phanh: ………………… …………………
Kiểu truyền động: ………………… …………………
Cỡ kích thước phanh: ………………… …………………
Vật liệu ma sát (nhãn hiệu và kiểu) ………………… …………………
Vật liệu đĩa/trống phanh: ………………… …………………
Gia công đĩa/trống phanh (lỗ, rãnh, mạ v.v…) ………………… …………………
Bố trí hệ thống phanh ………………… …………………
Các đặc điểm đặc biệt: ………………… …………………
A.3. Các chi tiết của lốp
Trước Sau
Nhà sản xuất: ………………… …………………
Cỡ lốp: ………………… …………………
Đặc tính danh nghĩa: ………………… …………………
Áp suất chất tải: ………………… …………………
Áp suất chất tải nhẹ: ………………… …………………
A.4. Khối lượng thử
Người lái thử……………………………… kg
Thiết bị và dụng cụ đo:………………… kg
Chất tải nhẹ: Tổng……………kg Trước……………kg Sau……………kg
Chất tải: Tổng……………kg Trước……………kg Sau……………kg
A.5. Thiết bị thử
Thiết bị thử và dụng cụ đo được lắp:……………………………………………………………………….
Số đọc của hành trình kê, khi được lắp:
– bắt đầu:………………………………………
– kết thúc:……………………………………..
– tổng:………………………………………….
A.6. Điều kiện thử
Ngày thử:………………………………………………..
Tên người lái (tùy chọn):………………………………………………………………………………………..
Tên người quan sát (tùy chọn):……………………………………………………………………………….
Địa điểm thử:……………………………………………
Nhiệt độ xung quanh:……………………………… °C
Vận tốc gió………………………………………… m/s
Các điều kiện thời tiết khác:……………………………………………………………………………………
Bề mặt đường thử và trạng thái:……………………………………………………………………………..
Tên tổ chức thử:……………………………………….
Ngày thử:………………………………………………..
Ngày báo cáo:………………………………………….
A.7. Kết quả thử hãm khô (một bộ điều khiển phanh được vận hành)
Số báo cáo thử nghiệm: …………………………….
Ngày thử: ……………………………………………….
Số đọc hành trình kế lúc bắt đầu: ………………………………………
Điều kiện của mô tô (gạch bỏ đi các điều kiện không áp dụng)
Chất tải: được chất tải/được chất tải nhẹ
Điều khiển được sử dụng: tay/chân
Bánh xe được phanh: bánh trước/bánh sau/tất cả
Số truyền động được lựa chọn:………………………………………. (đối với truyền động tự động)
Các điều kiện khác: ……………………………………………………………………………………………..
Số lần hãm |
Vận tốc thử |
Đặc tính được đo a |
Lực điều khiển |
Ghi chú |
|||
Vs |
Va |
dm |
Sa |
Ss |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vs: là vận tốc thử quy định.
Va: là vận tốc thử thực. dm: là gia tốc âm trung bình đã triển khai hoàn toàn. Sa: là quãng đường phanh thực. Ss: là quãng đường phanh hiệu chỉnh. |
|||||||
a Đặc tính đo được dưới dạng dm hoặc Sa, Ss |
A.8. Kết quả thử hãm khô (tất cả các bộ điều khiển phanh được vận hành)
Số báo cáo thử nghiệm:……………………………..
Ngày thử:………………………………………………..
Số đọc hành trình kế lúc bắt đầu:………………….
Điều kiện của mô tô (gạch bỏ đi các điều kiện không áp dụng)
Chất tải: chất tải nhẹ
Điều khiển được sử dụng: tay/chân
Bánh xe được phanh: bánh trước/bánh sau/tất cả
Số truyền động được lựa chọn:…………………… (đối với truyền động tự động)
Các điều kiện khác:……………………………………
Số lần hãm |
Vận tốc thử |
Đặc tính được đo |
Lực điều khiển |
Ghi chú |
||
Vs |
Va |
Sa |
Ss |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vs: là vận tốc thử quy định.
Va: là vận tốc thử thực. Sa: là quãng đường phanh thực. Ss: là quãng đường phanh hiệu chỉnh. |
A.9. Kết quả thử vận tốc cao
Số báo cáo thử nghiệm:……………………………..
Ngày thử:………………………………………………..
Số đọc hành trình kế lúc bắt đầu:………………….
Điều kiện của mô tô (gạch bỏ đi các điều kiện không áp dụng)
Chất tải: được chất tải
Điều khiển được sử dụng: tay/chân
Bánh xe được phanh: bánh trước/bánh sau/tất cả
Số truyền động được lựa chọn:…………………… (đối với truyền động tự động)
Các điều kiện khác:………………………………………………………………………………………………
Số lần hãm |
Vận tốc thử |
Đặc tính được đo a |
Lực điều khiển |
Ghi chú |
|||
Va |
Vs |
dm |
Sa |
Ss |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vs: là vận tốc thử quy định.
Va: là vận tốc thử thực. dm: là gia tốc âm trung bình đã triển khai hoàn toàn. Sa: là quãng đường phanh thực. Ss: là quãng đường phanh hiệu chỉnh. |
|||||||
a Đặc tính đo được dưới dạng dm hoặc Sa, Ss |
A.10. Kết quả thử hãm ướt
Số báo cáo thử nghiệm:……………………………..
Ngày thử:………………………………………………..
Số đọc hành trình kế lúc bắt đầu:………………….
Điều kiện của mô tô (gạch bỏ đi các điều kiện không áp dụng)
Chất tải: được chất tải/được chất tải nhẹ
Điều khiển được sử dụng: tay/chân
Bánh xe được phanh: bánh trước/bánh sau/tất cả
Số truyền động được lựa chọn:…………………………………….. (đối với truyền động tự động)
Các điều kiện khác:………………………………………………………………………………………………
Điều kiện |
Lần hãm No |
Vận tốc thử |
Đặc tính được đo m/s2 |
Gia tốc âm lớn nhất m/s2 |
Lực điều khiển phanh trung bình |
Ghi chú |
|
Va km/h |
Vs km/h |
||||||
Phanh khô |
|
|
|
|
|
|
Thử từ 2,5m/s2 đến 3,0 m/s2 |
Phanh ướt |
|
|
|
|
|
|
Thử ở cùng lực điều khiển |
Vs: là vận tốc thử quy định.
Va: là vận tốc thử thực. am: là gia tốc âm trung bình trong khoảng thời gian từ 0,5 s đến 1,0 s sau khi vận hành bộ điều khiển. amax: gia tốc âm lớn nhất trong quá trình dừng hoàn toàn nhưng ngoại trừ 0,5 s cuối cùng. |
Đánh giá đặc tính phanh ướt
am(ướt) |
am(khô) |
và
amax(ướt) |
amax(khô) |
A.11. Kết quả thử độ suy giảm đặc tính của mô tô do nhiệt
Số báo cáo thử nghiệm:……………………………..
Ngày thử:………………………………………………..
Số đọc hành trình kế lúc bắt đầu:………………….
Điều kiện của mô tô (gạch bỏ đi các điều kiện không áp dụng)
Chất tải: được chất tải
Điều khiển được sử dụng: tay/chân
Bánh xe được phanh: bánh trước/bánh sau/tất cả
Số truyền động được lựa chọn:……………………………… (đối với truyền động tự động)
Số truyền động đối với….
Các điều kiện khác:………………………………………………………………………………………………
Điều kiện |
Lần hãm No |
Vận tốc thử |
Đặc tính được đo a |
Lực điều khiển |
Ghi chú |
|||
Va |
Vs |
dm |
Sa |
Ss |
||||
Thử cơ bản | ||||||||
Qui trình đốt nóng (hãm lặp lại cho mỗi 1000 m) | Thử có chất tải từ 3,0 m/s2 đến 3,5 m/s2 thời gian hoàn thành 10 lần hãm phanh = … | |||||||
Hãm phanh nóng | Trong 1 min sau khi hoàn thành qui trình đốt nóng | |||||||
Vs: là vận tốc thử quy định.
Va: là vận tốc thử thực. dm: là gia tốc âm trung bình đã triển khai hoàn toàn. Sa: là quãng đường phanh thực. Ss: là quãng đường phanh hiệu chỉnh. |
||||||||
a Đặc tính đo được dưới dạng dm hoặc Sa, Ss |
Đánh giá đặc tính độ suy giảm đặc tính của mô tô do nhiệt (đặc tính còn lại):
và
A.12. Kết quả thử hệ thống phanh đỗ xe
Số báo cáo thử nghiệm:……………………………..
Ngày thử:………………………………………………..
Số đọc hành trình kế lúc bắt đầu:………………….
Điều kiện của mô tô (gạch bỏ đi các điều kiện không áp dụng)
Chất tải: được chất tải
Điều khiển được sử dụng: tay/chân
Điều kiện |
Lực điều khiển N |
Trạng thái môtô quan sát được (ví dụ, thời gian trôi trên dốc) |
Môtô hướng lên trên dốc | ||
Môtô hướng xuống dốc |
Các nhận xét khác:……………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
A.13. Kết quả thử hư hỏng bộ phận (đối với các hệ thống phanh chính riêng biệt)
Số báo cáo thử nghiệm:……………………………..
Ngày thử:………………………………………………..
Số đọc hành trình kế lúc bắt đầu:………………….
Điều kiện của môtô (gạch bỏ đi các điều kiện không áp dụng)
Chất tải: được chất tải nhẹ
Điều khiển được sử dụng: tay/chân
Bánh xe được phanh: bánh trước/bánh sau/tất cả
Số truyền động được lựa chọn:…………………… (đối với truyền động tự động)
Các điều kiện khác:………………………………………………………………………………………………
Số lần hãm |
Vận tốc thử |
Đặc tính được đo a |
Lực điều khiển |
Ghi chú |
|||
Vs |
Va |
dm |
Sa |
Ss |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vs: là vận tốc thử quy định.
Va: là vận tốc thử thực. dm: là gia tốc âm trung bình đã triển khai hoàn toàn. Sa: là quãng đường phanh thực. Ss: là quãng đường phanh hiệu chỉnh. |
|||||||
a Đặc tính đo được dưới dạng dm hoặc Sa, Ss |
A.14. Kết quả thử hư hỏng hệ thống phanh có trợ lực
Số báo cáo thử nghiệm:……………………………..
Ngày thử:………………………………………………..
Số đọc hành trình kế lúc bắt đầu:………………….
Điều kiện của môtô (gạch bỏ đi các điều kiện không áp dụng)
Chất tải: được chất tải/được chất tải nhẹ
Điều khiển được sử dụng: tay/chân
Bánh xe được phanh: bánh trước/bánh sau/tất cả
Số truyền động được lựa chọn:……………………………… (đối với truyền động tự động)
Các điều kiện khác:………………………………………………………………………………………………
Số lần hãm |
Vận tốc thử |
Đặc tính được đo |
Lực điều khiển |
Ghi chú |
|||
Vs |
Va |
dm |
Sa |
Ss |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vs: là vận tốc thử quy định.
Va: là vận tốc thử thực. dm: là gia tốc âm trung bình đã triển khai hoàn toàn. Sa: là quãng đường phanh thực. Ss: là quãng đường phanh hiệu chỉnh. |
|||||||
a Đặc tính đo được dưới dạng dm hoặc Sa, Ss |
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] UNECE Golobal Technical Regulation No.3, Motocycle brake systems, (Quy định kỹ thuật toàn cầu Số 3 của UNECE, Hệ thống phanh của mô tô).
[2] UNECE Special Resolution No.1 Conceming the common definitions of vehicle categories, masses and dimensions (S.R.1). (Quyết định riêng Số 1 của UNECE về các định nghĩa thông dụng của các loại xe, khối lượng xe, khối lượng và kích thước (S.R.1).
- Lưu trữ
- Ghi chú
- Ý kiến
- In
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11212:2015 (ISO 8710:2010) VỀ MÔ TÔ – PHANH VÀ HỆ THỐNG PHANH – THỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11212:2015 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Giao thông - vận tải |
Ngày ban hành | 01/01/2015 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |