TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10899-1:2015 (IEC 60320-1:2015) VỀ BỘ NỐI NGUỒN DÙNG CHO THIẾT BỊ GIA DỤNG VÀ CÁC MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CHUNG TƯƠNG TỰ – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 31/12/2015

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10899-1:2015

IEC 60320-1:2015

BỘ NỐI NGUỒN DÙNG CHO THIẾT BỊ GIA DỤNG VÀ CÁC MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CHUNG TƯƠNG TỰ – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG

Appliance couplers for household and similar general purposes – Part 1: General requirements

Lời nói đầu

TCVN 10899-1:2015 hoàn toàn tương đương với IEC 60320-1:2015;

TCVN 10899-1:2015 do Ban k thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC/E2 Thiết bị điện dân dụng biên soạn, Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đ nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 10899 (IEC 60320), Bộ nối nguồn dùng cho thiết bị gia dụng và các mục đích sử dụng chung tương tự, gồm các tiêu chuẩn sau:

TCVN 10899-1:2015 (IEC 60320-1:2015), Bộ nối nguồn dùng cho thiết bị gia dụng và các mục đích sử dụng chung tương tự – Phần 1: Yêu cầu chung;

TCVN 10899-2-2:2015 (IEC 60320-2-2:1998), Bộ nối nguồn dùng cho thiết bị gia dụng và các mục đích sử dụng chung tương tự- Phần 2-2: Bộ nối liên kết dùng cho thiết bị gia dụng và thiết bị tương tự.

Bộ IEC 60320 còn các tiêu chuẩn sau:

IEC 60320-2-1, Appliance couplers for household and similar general purposes – Part 2-1: Sewing machine couplers;

IEC 60320-2-3, Appliance couplers for household and similar general purposes – Part 2-3: Appliance couplers with a degree oprotection higher than IPX0;

IEC 60320-2-4, Appliance couplers for household and similar general purposes – Part 2-4: Couplers dependent on appliance weight for engagement,

IEC 60320-3, Appliance couplers for household and similar general purposes – Part 3: Standard sheets and gauges.

 

BỘ NỐI NGUỒN DÙNG CHO THIẾT BỊ GIA DỤNG VÀ CÁC MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CHUNG TƯƠNG TỰ – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG

Appliance couplers for household and similar general purposes – Part 1: General requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu chung đối với bộ nối nguồn dùng cho thiết bị loại có hai cực và loại có hai cực kèm theo tiếp xúc nối đất dùng để nối điện từ nguồn lưới đến thiết bị dùng trong gia đình và mục đích sử dụng tương tự.

Tiêu chuẩn này cũng có hiệu lực đối với ổ nối nguồn/ổ nối liên kết được tích hợp hoặc lắp trong thiết bị.

Điện áp danh định không lớn hơn 250 V (xoay chiều) và dòng điện danh định không lớn hơn 16 A.

Bộ nối nguồn dùng cho thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn này, thích hợp để sử dụng ở nhiệt độ môi trường xung quanh bình thường không lớn hơn 40 °C, nhưng nhiệt độ trung bình trong khoảng thời gian 24 h không vượt quá 35 °C, với giới hạn thấp hơn của nhiệt độ môi trường xung quanh là -5 °C.

Bộ nối nguồn dùng cho thiết bị không thích hợp đ:

– sử dụng ở vị trí có hệ thống phích cắm và ổ cắm phù hợp với TCVN 6188-1 (IEC 60884-1).

– sử dụng ở vị trí có cơ cấu để nối các đèn điện (DCL) phù hợp với IEC 61995 hoặc bộ nối nguồn hỗ trợ đèn điện (LSC)

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu đối với điện một chiều đang được xem xét

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu có ghi năm công bố, ch áp dụng theo các bn được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố, áp dụng bản mới nhất (kể c các sa đổi).

TCVN 6610 (IEC 60227) (tt c các phần), Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V

TCVN 6615 (IEC 61058) (tất cả các phần), Thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị

TCVN 7699-2-31 (IEC 60068-2-31), Th nghiệm môi trường – Phần 2-31: Các thử nghiệm – Thử nghiệm Ec: Xóc do bốc vác mạnh tay, chủ yếu dùng cho mẫu dạng thiết bị

TCVN 7699-2-60 (IEC 60068-2-60), Th nghiệm môi trường – Phần 2-60: Các thử nghiệm – Thử nghiệm Ke: Thử nghiệm ăn mòn trong luồng khí hỗn hợp

TCVN 7699-2-75 (IEC 60068-2-75), Thử nghiệm môi trường – Phần 2-75: Các thử nghiệm – Th nghiệm Eh: Th nghiệm búa

TCVN 9615 (IEC 60245) (tất cả các phần), Cáp cách điện bằng cao su có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V

TCVN 9623-1 (IEC 60999-1), Bộ đấu nối  Ruột dẫn điện bằng đồng – Yêu cầu an toàn đối với bộ đấu nối kiu bắt ren và bộ đấu nối kiểu không bắt ren – Phần 1: Yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể đối với khối kẹp dùng cho ruột dẫn có tiết diện từ 0,2 mm2 đến và bằng 35 mm2

TCVN 9900-2-10:2013 (IEC 60695-2-10:2000), Thử nghiệm nguy cơ cháy – Phần 2-10: Phương pháp thử bằng sợi dây nóng đỏ  Sợi dây nóng đ và quy trình thử nghiệm chung

TCVN 9900-2-11:2013 (IEC 60695-2-11:2000), Thử nghiệm nguy cơ cháy – Phần 2-11: Phương pháp th bằng sợi dây nóng đỏ – Phương pháp thử khả năng cháy bằng sợi dây nóng đỏ đối với sản phẩm hoàn chỉnh

TCVN 10884-1:2015 (IEC 60664-1:2007), Phối hợp cách điện cho thết bị trong hệ thống điện áp thấp – Phần 1: Các nguyên tắc, yêu cầu và thử nghiệm

IEC 60112, Method for the detemination of the proof and the comparative tracking indices of solid insulating materials (Phương pháp xác định chỉ số phóng điện bề mặt và chỉ số phóng điện tương đối của vật liệu cách điện rắn)

IEC 60320 (tất cả các phần), Appliance couplers for household and similar general purposes (Bộ nối nguồn thiết bị dùng cho thiết bị gia dụng và các mục đích sử dụng chung tương tự)

IEC 60320-3:2014, Appliance couplers for household and similar general purposes – Part 3: Standard sheets and gauges (Bộ nối nguồn thiết bị dùng cho thiết bị gia dụng và các mục đích sử dụng chung tương tự- Phần 3: Tờ rời tiêu chuẩn và dưỡng đo)

IEC 60417, Graphical symbols for use on equipment (available from: http://www.graphical-symbols.infor/equipment) (Ký hiệu đồ họa để sử dụng trên thiết bị (có sẵn trên http://www.graphical- symbols. infor/equipment))

IEC 60695-2-12:20021, Fire hazard testing – Part 2-12: Glowing/hot-wire based test methods – Glow- wire flammability index (GWFI) test method for materials (Thử nghiệm nguy cơ cháy – Phần 2-12: Phương pháp thử bằng sợi dây nóng đỏ – Phương pháp thử chỉ số cháy bằng sợi dây nóng đ (GWFI) đối với vật liệu)

IEC 60695-2-13:20002, Fire hazard testing – Part 2-13: Glowing/hot-wire based test methods – Glow- wire ignition temperature (GWIT) test method for materials (Thử nghiệm nguy cơ cháy – Phần 2-13: Phương pháp thử bằng sợi dây nóng đỏ – Phương pháp thử nhiệt độ bắt cháy bằng sợi dây nóng đ (GWIT) đối với vật liệu)

IEC 60695-10-2, Fire hazard testing – Part 10-2: Abnormal heat – Ball pressure test method (Thử nghiệm nguy cơ cháy- Phần 10-2: Nhiệt bt thường – Phương pháp thử nghiệm ép viên bi)

IEC 60730-2-11, Automatic electrical controls for household and similar use – Part 2-11: Particular requirements for energy regulators (Bộ điều khiển điện tự động dùng trong gia đình và mục đích sử dụng tương tự- Phần 2-11: Yêu cầu cụ th đối với bộ điều chỉnh năng lượng)

IEC 61032, Protection of persons and equipment by enclosures – Probes for vertification (Bảo vệ con người và thiết bị bằng vỏ ngoài – Đầu dò kiểm tra)

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.

3.1. Bộ nối nguồn thiết bị (appliance coupler)

Phương tiện cho phép nối và ngắt thiết bị với nguồn cung cấp.

Xem Hình 1.

1  Phích cắm

2  Phích ni (xem 3.1.1)

3   nối nguồn (xem 3.1.2)

4   ni liên kết (xem 3.2.2)

5  Phích nối liên kết (xem 3.2.1)

6  Bộ dây nguồn (xem 3.5)

7  Bộ dây nguồn nối liên kết (xem 3.6)

Hình 1 – Sử dụng thích hợp của bộ nối nguồn thiết bị

3.1.1Phích nối (connector)

Phần của bộ nối nguồn thiết bị được tích hợp hoặc được thiết kế đ gắn với một dây nguồn nối tới nguồn.

Xem Hình 1.

[NGUỒN: IEC 60050-442:1998, 442-07-02]

3.1.2. Ổ nối nguồn (appliance inlet)

Phần của bộ nối nguồn thiết bị được tích hợp như một phần của thiết bị hoặc được lp như một bộ phận riêng rẽ vào thiết bị hoặc được thiết kế để cố định vào thiết bị.

Xem Hình 1.

3.2Bộ nối liên kết (interconnection coupler)

Bộ nối nguồn thiết bị cho phép nối và ngắt điện của một thiết bị tới một dây nguồn dẫn đến một thiết bị khác.

Xem Hình 1.

CHÚ THÍCH 1: Bộ nối liên kết là mt kiểu của bộ nối nguồn thiết bị.

3.2.1Phích nối liên kết (plug connector)

Phần của bộ nối liên kết được tích hợp hoặc được thiết kế để gắn vào một dây nguồn.

Xem Hình 1.

[NGUN: IEC 60050-442:1998, 442-07-09]

3.2.2. Ổ nối liên kết (appliance outlet)

Phần của bộ nối liên kết, là bộ phận tích hợp hoặc lắp vào thiết bị hoặc được thiết kế c định vào thiết bị và từ đó nhận được nguồn điện.

Xem Hình 1.

[NGUỒN: IEC 60050-442:1998, 442-07-08]

3.3Phụ kiện thay dây được (rewirable accessory)

Phụ kiện có kết cấu sao cho có thể thay được cáp hoặc dây nguồn.

3.4. Phụ kiện không thay dây được (non-rewirable accessory)

Phụ kiện có kết cấu để tạo thành một khối hoàn chỉnh có cáp nguồn mềm hoặc dây nguồn do nhà chế tạo phụ kiện nối và lắp ráp.

3.5Bộ dây nguồn (cord set)

Cụm lắp ráp gồm một cáp hoặc dây dn được lắp vào một phích cắm không thay dây được và một phích nối không thay dây được, được thiết kế để nối thiết bị điện với nguồn cung cấp điện.

Xem Hình 1.

3.6. Bộ dây nguồn liên kết (interconnection cord set)

Cụm lắp ráp gồm một cáp hoặc dây dẫn có một đầu được lắp với một phích nối liên kết không thay dây được và đầu kia được lắp với một phích nối không thay dây được, để nối liên kết giữa hai thiết bị điện.

Xem Hình 1.

[NGUỒN: IEC 60050-442:1998, 442-07-06, có sửa đổi và bổ sung Hình 1]

3.7Bộ nối nguồn thiết bị tích hợp (integrated appliance coupler)

Bộ nối nguồn thiết bị được tạo bởi v che hoặc v ngoài của thiết bị và không thể thử nghiệm riêng rẽ.

3.8Bộ nối nguồn thiết bị lắp vào (incorporated appliance coupler)

Bộ nối nguồn thiết bị được lắp trong hoặc cố định vào thiết bị, nhưng có thể thử nghiệm riêng rẽ.

3.9Đế chân cắm (base of a pin)

Phần của chân cm nhô ra khỏi bề mặt tiếp gài.

3.10Cơ cu giữ (retaining device)

Bộ phận cơ hc được trang bị/bố trí đ giữ phích nối ở vị trí tiếp gài thích hợp với ổ nối nguồn tương ứng và để ngăn ngừa việc rời ra không chủ ý.

3.11Điện áp danh định (rated voltage)

Điện áp do nhà chế tạo ấn định đối với điều kiện làm việc được quy định của phụ kiện.

[NGUỒN: IEC 60050-442:1998, 442-01-03]

3.12. Dòng điện danh định (rated current)

Dòng điện do nhà chế tạo ấn định đối với điều kiện làm việc quy định của phụ kiện.

[NGUỒN: IEC 60050-442:1998, 442-01-02]

3.13Đu nối (terminal)

Phần của phụ kiện mà ruột dẫn được nối vào, tạo thành mi nối tháo ra nối lại được.

[NGUỒN: IEC 60050-442:1998, 442-06-05]

3.14Đầu cốt (termination)

Phần của phụ kiện, được gắn cố định với ruột dẫn.

[NGUN: IEC 60050-442:1998, 442-06-06]

3.15. Vít cắt ren (thread-cutting screw)

Vít có ren không liên tục, khi bắt vít vào, vít tạo ren bằng cách cắt gọt vật liệu từ lỗ.

[NGUỒN: IEC 60050-442:1998, 442-06-03]

3.16Thử nghiệm đin hình (type test)

Thử nghiệm được thực hiện trên một hoặc nhiều cơ cấu được chế tạo theo một thiết kế nhất định đ chứng t thiết kế đáp ứng các yêu cầu nào đó.

[NGUỒN: IEC 60050-811:1991, 811-10-04]

3.17Thử nghiệm thường xuyên (routine test)

Thử nghiệm cho từng cơ cấu riêng rẽ trong quá trình và/hoặc sau khi chế tạo để xác định cơ cấu phù hợp với tiêu chí nào đó.

[NGUỒN: IEC 60050-811:1991, 811-10-05]

4. Yêu cầu chung

Bộ nối nguồn thiết bị phải được thiết kế và có kết cấu sao cho ở điều kiện sử dụng bình thường, chúng làm việc tin cậy và không gây nguy hiểm cho người sử dụng hoặc mọi thứ xung quanh.

Bộ nối nguồn thiết bị phi tiêu chuẩn phải phù hợp với tất cả các yêu cầu về an toàn của tiêu chuẩn này và phải được thử nghiệm cùng với bộ phận lắp nó.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách thực hiện tất cả các thử nghiệm quy định.

Bộ nối nguồn thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn này không thích hợp để sử dụng trong các phụ kiện di động được đ cập trong các tiêu chuẩn về phụ kiện điện.

5. Lưu ý chung đối với các thử nghiệm

5.1. Yêu cầu chung

Các thử nghiệm được thực hiện để chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu được đưa ra trong tiêu chuẩn này, tùy theo đối tượng áp dụng.

Các thử nghiệm được thực hiện là:

– Thử nghiệm điển hình phải thực hiện trên mẫu đại diện của từng phụ kiện;

– Thử nghiệm thường xuyên phải thực hiện bởi nhà chế tạo và thực hiện trên từng phụ kiện;

– Trừ khi có quy định khác, các thử nghiệm được thực hiện theo thứ tự của các điều;

– Trừ khi có quy định khác, các bộ nối nguồn thiết bị được thử nghiệm cùng với bộ phận lắp lẫn, phù hợp với tiêu chuẩn này;

–  nối nguồn và ổ nối liên kết tích hợp hoặc lắp trong thiết bị được thử nghiệm trong điều kiện sử dụng của thiết bị, số mẫu thử phải bằng với số mẫu thử của thiết bị được yêu cầu theo tiêu chuẩn liên quan đối vi thiết bị;

– Bộ nối nguồn thiết bị được coi là phù hợp với tiêu chuẩn này nếu không có nhiều hơn một hỏng hóc của một mẫu thử ở một trong các thử nghiệm. Nếu một mẫu thử bị hỏng trong một thử nghiệm thì thử nghiệm đó và các thử nghiệm trước đó có thể đã ảnh hưởng đến kết quả của thử nghiệm đều phải được lặp lại trên bộ mẫu thử nghiệm khác, sau đó tất cả các mẫu thử này phải phù hợp với các thử nghiệm được lặp lại.

Các điều từ 5.2 đến 5.3 áp dụng cho thử nghiệm điển hình. Đối với số lượng mẫu và trình tự thử nghiệm, xem Phụ lục C.

5.2. Mu th

Nếu không có quy định nào khác thì mẫu được thử nghiệm như khi được giao và ở điều kiện bình thường, được lắp ráp và lắp đặt như trong sử dụng bình thường theo hướng dẫn của nhà chế tạo ở nhiệt độ môi trường xung quanh là 20 °C ± 5 °C; mẫu được thử nghiệm với điện xoay chiều ở tần số 50 Hz hoặc 60 Hz. Thử nghim không được bắt đầu sớm hơn 168 h sau khi chế tạo.

Phích nối/phích nối liên kết không thay dây được, không phải là bộ phận hợp thành của bộ dây nguồn, phải được giao thử nghiệm cùng với đoạn dây nguồn có chiều dài tối thiu 1 m.

5.3. Hng hóc

Nói chung, ch thử nghiệm nào gây ra hỏng hóc mới cần lặp lại thử nghiệm, trừ khi

a) hỏng hóc xy ra ở một trong ba mu được thử nghiệm sự phù hợp với Điều 19, Điều 20, Điều 21, trong trường hợp đó, các thử nghiệm được lặp lại từ Điều 16 tr đi; hoặc

b) hỏng hóc xảy ra ở một trong ba mẫu được thử nghiệm sự phù hợp với Điều 22 hoặc Điều 23 (ngoại trừ 22.3), trong trường hợp đó, các thử nghiệm được lặp lại từ Điều 18 tr đi.

Cơ s nộp mẫu, được phép nộp thêm bộ mẫu bổ sung cùng với bộ mẫu đầu tiên, mà có thể cần đến nếu một mu không đạt. Khi đó phòng thử nghiệm sẽ mặc nhiên tiến hành thử nghiệm trên mẫu bổ sung và chỉ loại bỏ nếu xảy ra thêm hỏng hóc. Nếu bộ mu bổ sung không được nộp đồng thời thì việc hỏng một mẫu sẽ dẫn đến kết quả b loại.

5.4. Thử nghiệm thường xuyên

Thử nghiệm thường xuyên được quy định trong Phụ lục B.

6. Thông số đặc trưng tiêu chuẩn

6.1. Điện áp danh định tối đa cho phép là 250 V.

6.2. Dòng điện danh định tối đa cho phép là 16 A.

Dòng điện danh định ưu tiên đối với bộ nối nguồn thiết bị là 0,2 A, 2,5 A, 6 A, 10 A và 16 A.

CHÚ THÍCH: Chi tiết về thông số đặc trưng tiêu chuẩn về kiểu tham khảo IEC 60320-3.

7. Phân loại bộ nối nguồn thiết bị

7.1. Theo nhiệt độ lớn nhất của chân cắm tại đế chân cắm của ổ nối nguồn tương ứng hoặc cực tiếp xúc ổ cm của ổ nối liên kết tương ứng

a) bộ nối nguồn thiết bị dùng trong điều kiện lạnh, nhiệt độ chân cắm không lớn hơn 70 °C;

b) bộ nối nguồn thiết bị dùng trong điều kiện nóng, nhiệt độ chân cắm không lớn hơn 120 °C;

c) bộ nối nguồn thiết bị dùng trong điều kiện rất nóng, nhiệt độ chân cắm không lớn hơn 155 °C.

CHÚ THÍCH: Bộ nối nguồn thiết bị dùng trong điều kiện nóng cũng có thể được sử dụng trong điều kiện lạnh; bộ ni nguồn thiết bị dùng trong điều kiện rt nóng cũng có thể sử dụng trong điu kiện lạnh hoặc điều kiện nóng.

7.2. Theo loại thiết bị cần nối:

a) bộ nối nguồn thiết bị dùng cho thiết bị cấp I;

b) bộ nối nguồn thiết bị dùng cho thiết bị cấp II.

CHÚ THÍCH 1: Đối với việc mô tả v các cp, xem IEC 61140.

CHÚ THÍCH 2: Bộ nối nguồn thiết bị 0,2 A được thiết kế ch dùng cho việc nối thiết bị cầm tay nhỏ cấp II, nếu tiêu chuẩn liên quan của thiết bị cho phép.

7.3. Phích nối/phích nối liên kết theo phương pháp nối dây nguồn:

a) thay dây được;

b) không thay dây được.

8. Ghi nhãn

8.1. Yêu cầu chung

Bộ nối nguồn thiết bị phải được ghi nhãn:

– tên, thương hiệu hoặc nhãn nhận biết của nhà chế tạo hoặc đại lý được y quyền;

– chủng loại tham chiếu;

CHÚ THÍCH: Chng loại tham chiếu có thể là số hiu catalô.

8.2 Ghi nhãn bổ sung

Phích nối và phích nối liên kết phải được ghi nhãn bổ sung:

– dòng điện danh định tính bằng ampe, ngoại tr đối với phích nối 0,2 A;

– điện áp danh định tính bằng vôn;

– ký hiệu v bản chất nguồn cp điện;

– ghi nhãn như được quy định trong TCVN 9623-1 (IEC 60999-1) để nhận biết loại ruột dn phù hợp dùng cho đầu nối không bắt ren.

8.3. Bộ nối nguồn thiết bị dùng cho thiết bị cấp II

Bộ nối nguồn thiết bị dùng cho thiết bị cp II không được ghi nhãn ký hiệu dùng cho kết cấu cấp II.

8.4. Ký hiệu hoặc ký hiệu bằng chữ và s

Khi sử dụng ký hiệu hoặc ký hiệu bằng chữ và số thì chúng phải như sau:

ampe A

von V

dòng điện xoay chiều AC hoặc ~

nối đất bảo vệ  [IEC 60417-5019 (2006-08)] hoặc PE

nối đất  [IEC 60417-5017 (2006-08)]

đầu nối trung bình N

Để ghi nhãn dòng điện danh định và điện áp danh định, có thể sử dụng các số đứng riêng, con số về dòng điện danh định đứng trước hoặc nm phía trên con số ch điện áp danh định và cách nhau bằng đoạn thẳng. Ký hiệu về bn chất nguồn điện phải được đặt ngay sau con số ghi nhãn dòng điện danh định và điện áp danh định.

CHÚ THÍCH 1: Ví dụ về ghi nhãn dòng điện, điện áp và bản chất nguồn điện:

10 A 250 V ~ hoặc 10/250 ~ hoặc  ~ hoặc 

CHÚ THÍCH 2: Các đường nét được tạo bởi kết cu của dụng cụ không được coi là phn của nhãn.

8.5. Tính dễ đọc của nhãn

Ghi nhãn theo 8.1 của phích nối/phích nối liên kết phải dễ dàng nhìn thấy rõ khi phích nối/phích nối liên kết được đi dây và sn sàng để sử dụng.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “sẵn sàng để sử dụng” không hàm ý rằng phích nối đang được cắm vào ổ nối nguồn.

8.6Ghi nhãn đu ni và hướng dẫn đi dây

 phích nối/phích nối liên kết thay dây được, không đảo chiều được, các đầu nối phải được chỉ ra như

Đu nói đt: ký hiệu  hoặc PE

Đầu nối trung tính: chữ cái N

 phích nối/phích nối liên kết không thay dây được, có cực tính, không cần ghi nhãn các tiếp điểm nhưng các ruột dẫn phải được nối như quy định trong 22.1.

Ổ nối nguồn/ổ nối liên kết, không phải loại được tích hợp hoặc lắp vào thiết bị, để sử dụng cùng với phích nối/phích nối liên kết phù hợp với điều này, phi có ghi nhãn đầu nối phù hợp với điều này.

Phích nối/phích nối liên kết thay dây được phải được cung cấp kèm theo các hướng dẫn sau:

a) sơ đồ minh họa phương pháp nối ruột dẫn, đặc biệt là chiều dài vượt quá của ruột dẫn nối đất;

b) sơ đồ minh họa phương pháp thao tác của cơ cấu chặn dây;

c) sơ đồ thể hiện chiu dài của ống lót và chiều dài cách điện cần được tuốt bỏ phía sau;

d) cỡ và kiểu cáp hoặc dây nguồn phù hợp.

CHÚ THÍCH: Các phích ni/phích nối liên kết được cung cấp trực tiếp cho nhà chế tạo thiết bị, không cần các hướng dẫn này cho từng khối, nhưng phải được làm sn cho nhà chế tạo thiết bị.

8.7. Độ bn

Nhãn theo yêu cầu của tiêu chuẩn phải dễ đọc và bn. Nhãn không được đặt lên vít, vòng đệm tháo ra được hoặc các bộ phận tháo ra được khác.

8.8. Thử nghiệm và xem xét

Kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu của các điều từ 8.1 đến 8.7 bằng cách xem xét và thử nghiệm dưới đây.

Chà xát nhãn bằng tay trong 15 s bằng miếng vi thấm đẫm nước và sau đó dùng miếng vải thm đẫm xăng nhẹ chà xát thêm 15 s nữa.

Sau thử nghiệm này và sau tất cả các thử nghiệm không phá hy của tiêu chuẩn, nhãn vẫn phải dễ đọc. Không thể dễ dàng tháo rời tấm nhãn và không có dấu hiệu bị quăn.

Nhãn được chế tạo bằng công nghệ đúc, in hoặc khắc, không phải chịu thử nghiệm này.

9. Kích thước và tính tương thích

9.1. Yêu cầu chung

Bộ nối nguồn thiết bị phi được thiết kế và có kết cấu sao cho ngăn ngừa được việc ni không thích hợp hoặc nối không đúng

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và trong trường hợp có nghi ngờ, bằng các thử nghiệm theo các điều từ 9.2 đến 9.5.

9.2. Nối một cực

Không thể tạo ra việc nối một cực giữa phích nối/ổ nối liên kết và ổ nối nguồn/phích nối liên kết.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm bằng tay.

9.3. Tính tương thích

Không th gài:

– phích nối dùng cho thiết bị cấp II vào ổ nối nguồn/phích nối liên kết dùng cho thiết bị cấp I;

– phích nối liên kết dùng cho thiết bị có cấp bảo vệ cấp I vào phích nối/ổ nối liên kết dùng cho thiết bị có cp bo vệ cấp II;

– phích nối dùng trong điều kiện lạnh vào ổ nối nguồn/phích nối liên kết dùng trong điều kiện nóng hoặc điều kiện rất nóng;

– phích nối liên kết dùng trong điều kiện lạnh vào ổ nối liên kết dùng trong điều kiện nóng hoặc điều kiện rất nóng;

– phích nối dùng trong điều kiện nóng vào ổ nối nguồn/phích nối liên kết dùng trong điều kiện rất nóng;

– phích nối liên kết dùng trong điều kiện nóng vào ổ nối liên kết dùng trong điều kiện rất nóng;

– phích nối vào ổ nối nguồn/phích nối liên kết có dòng điện danh định cao hơn dòng điện danh định của phích nối;

– phích nối liên kết vào  nối liên kết có dòng điện danh định thp hơn dòng điện danh định của phích nối liên kết.

Việc gài phích nối hoặc phích nối liên kết được thực hiện theo cấu hình bất kỳ không dự kiến bằng cách sử dụng một lực 60 N trong 60 s.

Trong quá trình thử nghiệm không có sự tiếp xúc của các chân cắm.

Kiểm tra sự phù hợp bng cách xem xét, thử nghiệm bằng tay theo 9.4 và sử dụng tất cả các phần tử được cung cấp bởi nhà chế tạo.

9.4. Kích thước đối với bộ nối ngun thiết bị tiêu chuẩn

Bộ nối nguồn thiết bị tiêu chuẩn phải phù hợp với các tờ rời tiêu chuẩn liên quan theo IEC 60320-3.

Kích thước được kiểm tra bằng dưỡng đo hoặc bằng phép đo. Trong trường hợp có nghi ngờ, dưỡng đo phải được sử dụng.

9.5. Kích thước đối với bộ nối nguồn thiết bị phi tiêu chuẩn

Có thể chấp nhận các bộ nối nguồn thiết bị phi tiêu chuẩn không liên quan đến các kích thước được quy định trong tờ rời tiêu chuẩn theo IEC 60320-3 nếu các bộ nối này không làm ảnh hưởng bất lợi đến mục đích và sự an toàn của bộ nối nguồn thiết bị phù hợp với tờ rời tiêu chuẩn, đặc biệt là tính lắp lẫn và tính không lắp lẫn.

Không cho phép có sai lệch nhỏ so với kích thước quy định trong tờ rời tiêu chuẩn, dẫn đến cảm giác đó là bộ ni tiêu chuẩn và dẫn đến việc nhm lẫn với bộ nối nguồn thiết bị tiêu chuẩn.

Không cho phép có thay đổi ảnh hưởng bất lợi đến khả năng tạo tiếp xúc.

Không th gài một bộ phận của bộ nối nguồn thiết bị phi tiêu chuẩn với các bộ phận bổ trợ của bộ nối nguồn thiết bị phù hợp với tờ rời tiêu chuẩn ở phần bất kỳ của IEC 60320.

Bộ nối nguồn thiết bị phi tiêu chuẩn không th nằm trong hệ thống cho trước để tạo các kết nối không phù hợp không phải là vị trí được thiết kế hoặc kết nối từng phần do sự biến dạng có thể ảnh hưởng xu đến việc sử dụng sau này của thiết bị đối với:

– phích nối và ổ nối nguồn liên quan;

–  nối liên kết với phích nối liên kết liên quan.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách thử nghiệm bằng tay.

10. Bảo vệ chống điện giật

10.1. Khả năng chạm tới bộ phận mang điện

Bộ nối nguồn thiết bị phải được thiết kế sao cho không thể chạm tới được bộ phận mang điện khi được gài một phần hoặc gài hoàn toàn.

Phích nối/ nối liên kết phải được thiết kế sao cho không thể chạm ti bộ phận mang điện khi phích nối/ổ nối liên kết được lắp ráp và đi dây đúng như trong sử dụng bình thường.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm bằng đầu dò thử nghiệm tiêu chuẩn B ca IEC 61032.

Đầu dò thử nghiệm được đặt vào mọi vị trí có thể, sử dụng đèn báo chỉ thị sự tiếp xúc với bộ phận liên quan. Đối với phích nối có v hoặc thân làm bằng vật liệu nhựa đàn hồi hoặc nhựa nhiệt dẻo, đầu dò thử nghiệm tiêu chuẩn được đặt một lực 20 N trong 30 s vào tất cả các điểm mà vật liệu cách điện bị lún xuống có thể ảnh hưởng xấu đến an toàn của phích nối.

CHÚ THÍCH: Đèn báo có điện áp nằm trong khoảng từ 24 V đến 50 V được sử dụng để ch th sự tiếp xúc với bộ phận liên quan.

10.2. Bo vệ chng kết ni một cực

Không thể tạo kết nối giữa một chân cắm của ổ nối nguồn/phích nối liên kết và một tiếp điểm của phích nối /ổ nối liên kết chừng nào các chân cắm bất kỳ đều có thể chạm tới được.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm bng tay và tiếp đó bằng thử nghiệm của 10.1.

10.3. Bảo vệ chống chạm tới bộ phận mang điện

Không thể tháo các bộ phận ngăn ngừa tiếp xúc với bộ phận mang điện mà không sử dụng dụng cụ.

ng lót, nếu có, trong các lỗ vào dùng cho chân cắm phải được cố định thỏa đáng và không thể tháo chúng mà không tháo rời phích ni/ổ nối liên kết.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm bằng tay.

10.4. Bộ phận bên ngoài

Bộ phận bên ngoài của phích nối, ổ nối liên kết và phích nối liên kết phải được làm bằng vật liệu cách điện, ngoại trừ các vít dùng đ lắp ráp và các chi tiết tương tự.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

10.5. V che

Vỏ ngoài và đế của ổ nối nguồn không có tiếp đim nối đất và vỏ ngoài và đế của ổ nối nguồn/ổ nối liên kết 2,5 A có tiếp điểm nối đất, phải làm bằng vật liệu cách điện.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

CHÚ THÍCH: Sự phù hợp của vật liu cách điện được kiểm tra trong các thử nghiệm cách điện của Điều 15.

11. Quy định cho nối đất

Bộ nối nguồn thiết bị có tiếp đim nối đất bảo vệ phải có kết cấu sao cho tiếp xúc đất bảo vệ tiếp xúc trước và tách ra sau so với mội tiếp điểm khác.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

12. Đầu nối và đầu cốt

12.1. Quy định chung

Đối với đu nối và đầu ct, áp dụng các yêu cầu trong tiêu chuẩn thích hợp.

Các phương tiện kẹp của đu nối không được dùng để cố định các thành phần khác, mặc dù chúng có thể giữ đầu nối ở đúng vị trí hoặc ngăn các đầu nối không bị xoay.

12.2. Bộ ni nguồn thiết bị thay dây được

Bộ nối nguồn thiết bị thay dây được, phải được cung cp cùng với khối kẹp bắt ren hoặc khối kẹp không bắt ren phù hợp với IEC 60999-1.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét

12.3. Bộ ni ngun thiết bị không thay dây được

Bộ nối nguồn thiết bị không thay dây được phải đm bảo có các mối nối cố định bằng cách hàn thiếc, hàn điện, kẹp hoặc mối nối không bắt ren có hiệu qu tương đương, không được phép có khả năng xy ra đứt ruột dẫn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

13. Kết cấu

13.1. Rủi ro tiếp xúc ngẫu nhiên

Bộ nối nguồn thiết bị phải được thiết kế sao cho không có rủi ro tiếp xúc ngẫu nhiên giữa chân cắm nối đt của  nối nguồn/phích nối liên kết và tiếp điểm mang dòng của phích ni/ổ nối liên kết.

13.2. Vị trí tiếp xúc

Trong các phích nối/phích nối liên kết không đo chiều được, vị trí tiếp xúc phải được xác lập bằng cách nhìn vào bề mặt gài của phích nối/phích nối liên kết như thể hiện trong t rời tiêu chuẩn theo miêu tả của Điều 4 của IEC 60320-3:2014.

V trí của chúng phi như trong Bảng 1.

Bảng 1 – Vị trí tiếp xúc

Kiểu tiếp xúc

Vị trí tiếp điểm

Phích nối không đảo chiều được

Phích nối liên kết không đo chiều được

Tiếp xúc đất

Tiếp xúc pha

Tiếp xúc trung tính

Ưu tiên theo bố trí đối xứng

Vị trí thp hơn bên phải

Vị trí thp hơn bên trái

Ưu tiên theo bố trí đối xứng

Vị trí thấp hơn bên trái

Vị trí thp hơn bên phải

Bộ nối nguồn thiết bị không đo chiều được, không phù hợp với tờ rời tiêu chuẩn được thể hiện theo miêu t của Điều 4 của IEC 60320-3:2014, sự phân cực tính đúng phải được kiểm tra.

Kim tra sự phù hợp bng cách xem xét.

CHÚ THÍCH: Việc tuân th theo tờ rời tiêu chuẩn bo đảm sự phù hợp với yêu cầu này.

13.3. Các bộ phận che bộ phận mang điện

Các bộ phận che bộ phận mang điện phải được hãm phù hợp để chống nới lỏng.

Kim tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm theo Điều 18, Điều 20 và Điều 23.

13.4. Kết cấu chân cắm

13.4.1. Chống xoay

Chân cắm của ổ nối nguồn/phích nối liên kết và tiếp điểm của phích nối/ nối liên kết phải được hãm để chống xoay.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bng thử nghiệm bằng tay.

CHÚ THÍCH: Có thể dùng vít kẹp đ ngăn các tiếp điểm khi bị xoay.

13.4.2. Giữ chặt chân cắm

Chân cắm của ổ nối nguồn/phích nối liên kết phải được giữ chắc chắn và phải có đ độ bền cơ. Không thể tháo chúng ra mà không sử dụng dụng cụ và chúng phải được bao quanh bng v che. Chân cắm không được nhô ra ngoài mép của vỏ che.

Cho phép có dch chuyển rt nhỏ của các chân cắm.

Kiểm tra sự đm bo tính chắc chắn của chân cắm bằng cách xem xét và, trong trường hợp có nghi ngờ thì kiểm tra bằng thử nghiệm dưới đây.

Mẫu thử được gia nhiệt đến nhiệt độ phù hợp với cấp nhiệt độ thích hợp nêu trong 7.1 trong 1 h và được duy trì ở nhiệt độ này trong suốt quá trình thử nghiệm kể c giai đoạn 5 min sau khi lấy tải thử nghiệm ra.

 nối nguồn/phích nối liên kết được giữ chắc theo cách để không ép hoặc vặn quá mức thân của chúng và phương tiện giữ không được có tác dụng giữ các chân cắm ở vị trí ban đầu của chúng.

Mỗi chân cắm phải chịu một lực 60 N ± 0,6 N, được đặt vào nhưng không giật, theo hướng dọc trục của chân cắm và duy trì lực này trong thời gian là 60 s.

Đối với tất cả các chân có lực được đặt vào, đu tiên được đặt theo hướng cách xa đế của ổ nối nguồn/phích ni liên kết và sau đó đặt theo hướng về phía đế của ổ nối nguồn/phích nối liên kết.

Việc giữ chặt chân cắm được coi là thỏa đáng nếu không có dịch chuyển nào lớn hơn 2,5 mm trong suốt quá trình thử nghiệm trên bất kỳ chân cắm nào, và miễn là trong khoảng 5 min sau khi nhả lực thử nghiệm đy vào hoặc trong khoảng 5 min sau khi nhả lực thử nghiệm kéo ra, tất cả các chân cắm vẫn nằm trong dung sai của tờ rời tiêu chuẩn hoặc, như quy định của nhà chế tạo đi với bộ nối nguồn thiết bị phi tiêu chuẩn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử nghiệm bằng tay.

13.4.3. Chân cắm rỗng

Chân cắm rỗng được kiểm tra bổ sung bằng cách thực hiện thử nghiệm dưới đây sau khi tất cả các thử nghiệm khác đã hoàn thành.

V che được tháo khỏi ổ nối nguồn/phích nối liên kết và chân cắm được đỡ như th hiện trên Hình 2.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 2 -Thiết b để thử nghiệm chân cắm rng

Đặt lực 100 N lên chân cắm theo hướng vuông góc với trục của chân cắm trong 1 min, lực đặt là một thanh thép có đường kính 4,8 mm, trục của thanh cũng vuông góc với trục của chân cắm.

Sau thử nghiệm, chân cắm không được có biến dạng đáng kể.

13.5. Lực tiếp xúc

Tiếp điểm của phích nối/ổ nối liên kết phải tự điều chỉnh để tạo ra đủ lực tiếp xúc.

Đối với phích nối /ổ nối liên kết không phải phích nối 0,2 A, việc tự điều chỉnh của tiếp điểm không phụ thuộc vào tính đàn hồi của vật liệu cách điện.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm của các điều từ Điều 16 đến Điều 21.

13.6. Vỏ ngoài

13.6.1. Yêu cầu chung

Các bộ phận thân của phích nối/phích nối liên kết phải được cố định tin cậy vào phần còn lại.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, bằng thử nghiệm bằng tay và bằng thử nghiệm của 23.6.

13.6.2. Phích nối/phích nối liên kết thay dây được

Không thể tháo rời phích nối/phích nối liên kết mà không sử dụng dụng cụ.

Vỏ ngoài của phích nối/phích nối liên kết thay dây được phải bao bọc hoàn toàn các đầu nối và đầu của dây nguồn, ti thiểu phải đến điểm mà từ đó v bọc ngoài được tháo ra.

Kết cấu phải sao cho, từ điểm tách rời lõi, ruột dẫn có thể nối đúng và khi phích nối/phích nối liên kết được lắp ráp và đi dây như trong sử dụng bình thường, không có nguy cơ

– ép các lõi với nhau gây hỏng cách điện của lõi, dẫn đến nhiều khả năng đánh thủng hệ thống cách điện.

– một dẫn của lõi nối với đầu nối pha, có nhiều khả năng bị ép vào phn kim loại có thể chạm tới được;

– ruột dẫn của lõi nối với đầu nối đất, có nhiều kh năng bị ép vào phần mang điện.

Đối với các phích nối thay dây được, không có khả năng lắp ráp phích nối theo cách để đầu nối bị che kín và có thể chạm tới được tiếp điểm.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu này không bao gồm việc sử dụng các mnh phía trước riêng rẽ ch để che các tiếp đim.

Đối với phích nối/phích nối liên kết thay dây được, phải có phương tiện độc lập riêng rẽ đ c định và định vị các phần thân với nhau, ví dụ như vít, ít nht một trong s đó ch có thể được thực hiện bằng dụng cụ; không sử dụng vít cắt ren cho mục đích này.

Tính đàn hồi của tiếp điểm không được phụ thuộc vào việc lắp ráp các bộ phận thân.

Việc nới lỏng cục bộ các vít dùng để lắp ráp hoặc chi tiết tương tự không được làm tách các phần để bảo vệ chống điện giật.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm bằng tay.

13.6.3. Phích nối/phích nối liên kết không thay dây được

Phụ kiện không thay dây được phải sao cho:

– cáp mềm hoặc dây nguồn không thể tách khỏi phụ kiện, nếu không sẽ làm cho phụ kiện vĩnh viễn không sử dụng được, và

– phụ kiện không th m ra bằng tay hoặc bng cách sử dụng dụng c dùng cho mục đích chung.

CHÚ THÍCH 1: Phụ kiện được coi là vĩnh viễn không sử dụng được khi lắp ráp lại phụ kiện, các bộ phận hoặc vt liệu không phải là b phận hoặc vật liệu được sử dụng ban đu.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm bằng tay.

13.7. Mối nối đất

Đối với phích nối/phích nối liên kết, tiếp điểm nối đất/chân cắm nối đất phải được cố định vào thân. Nếu tiếp điểm nối đất/chân cắm nối đt và đầu nối đất không nằm trên một chi tiết thì các bộ phận khác phải được cố định với nhau bằng cách tán đinh, hàn điện hoặc theo cách chắc chắn tương tự.

Bộ phận kim loại của bộ nối nguồn thiết bị phải được thiết kế sao cho sự ăn mòn không làm ảnh hưởng đến an toàn về các đặc tính điện và đặc tính cơ.

Mối nối giữa tiếp điểm nối đất/chân cm nối đất và đầu nối đất phải làm bằng kim loại và chịu được ăn mòn.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

13.8. Vị trí của đầu nối và đầu cốt

13.8.1. Yêu cầu chung

Đầu nối của phụ kiện thay dây được và đầu cốt của các phụ kiện không thay dây được phải được đặt hoặc che chắn sao cho các sợi của ruột dẫn trong phụ kiện bị nới lng sẽ không gây nguy hiểm về điện giật.

Đối với phụ kiện không thay dây được thuộc loại đúc sẵn, phi có phương tiện để ngăn ngừa sự nới lỏng của các sợi dây của ruột dẫn từ đó làm giảm các yêu cầu về khoảng cách ly tối thiu giữa sợi dây này và tất cả các bề mặt bên ngoài chạm tới được của phụ kiện, ngoại trừ bề mặt tiếp gài của ổ nối.

Kiểm tra sự phù hợp:

– bằng thử nghiệm của 13.8.2, đối với phụ kiện thay dây được ;

– bằng thử nghiệm của 13.8.3, đối vi phụ kiện không thay dây được không thuộc loại đúc sẵn;

– bằng cách kiểm tra xác nhận và xem xét theo 13.8.4, đối với phụ kiện không thay dây được, thuộc loại đúc sẵn.

13.8.2. Thử nghiệm si dây t ra đối với phụ kiện thay dây được

Bóc b một đoạn cách điện dài 6 mm tính từ đầu ruột dẫn mềm có tiết diện là 0,75 mm2. Một sợi của ruột dẫn mềm được tở ra và các sợi còn lại được luồn hoàn toàn vào và kẹp trong đầu nối như trong sử dụng bình thường.

Uốn sợi vừa tở ra theo mọi hướng có thể, nhưng không làm rách cách điện phía sau, không uốn gập xung quanh gờ chắn.

CHÚ THÍCH: Việc không uốn gp xung quanh gờ chn không có nghĩa rằng sợi dây vừa t ra cn được giữ thẳng trong suốt quá trình thử nghiệm. Hơn nữa, việc uốn gập được thực hiện nếu việc này được coi là có nhiều khả năng xảy ra trong quá trình lắp ráp thông thường của phụ kiện, ví dụ như khi đy nắp đậy vào.

Sợi dây t ra của ruột dẫn nối vi đầu nối pha, không được chạm tới bất kỳ phần kim loại chạm tới được nào hoặc có khả năng nhô ra khỏi v bọc khi phụ kiện đã được lắp đặt.

Sợi dày t ra của ruột dẫn nối với đầu nối đất không được chạm vào phần mang điện.

Nếu cần thiết thì thử nghiệm được lặp lại vi sợi dây t ra ở vị trí khác.

13.8.3. Thử nghiệm sợi dây t ra đối với phụ kiện không thay dây được thuộc loại đúc sẵn

Bóc b một đoạn cách điện bằng với chiều dài bóc b lớn nht được thiết kế theo công bố của nhà chế tạo, cộng thêm 2 mm tính từ đầu của ruột dẫn mềm có tiết diện như đã lắp. Một sợi của ruột dẫn mềm được tở ra ở vị trí bất lợi nhất trong khi các sợi còn lại được nối theo cách như trong sử dụng theo kết cấu của phụ kiện.

Uốn sợi dây vừa t ra theo mọi hướng có thể, nhưng không làm rách cách điện phía sau và không uốn gp xung quanh g chắn.

CHÚ THÍCH: Việc không un gp xung quanh g chắn không có nghĩa rằng sợi dây vừa t ra cn được giữ thẳng trong quá trình thử nghiệm. Hơn nữa, việc uốn gp được thực hiện nếu việc này được coi là có nhiều khả năng xy ra trong quá trình lắp ráp thông thường của phụ kiện, ví dụ như khi đẩy nắp đậy vào.

Sợi dây tở ra của ruột dn nối với đu cốt mang điện, không được chạm tới bất kỳ bộ phận kim loại chạm tới được nào hoặc không được làm giảm chiều dài đường rò và xuyên qua khe hở của bất kỳ khe hở cu trúc nào với bề mặt bên ngoài xuống thấp hơn 1,5 mm.

Sợi dây t ra của ruột dẫn nối với đầu cốt nối đất không được chạm ti bất kỳ bộ phận mang điện nào.

13.8.4. Kim tra xác nhận sợi dây t ra đối với phụ kiện không thay dây được thuộc loại đúc sẵn

Ph kiện không thay dây được thuộc loại đúc sn phải được xem xét để kiểm tra xác nhận phương tiện ngăn ngừa việc sợi dây bị tở ra của ruột dẫn và/hoặc của bộ phận mang điện làm gim khoảng cách ti thiểu qua cách điện đến bề mặt chạm tới được bên ngoài (ngoại trừ, bề mặt tiếp gài của  nối) xuống thấp hơn 1,5 mm.

CHÚ THÍCH: Kim tra xác nhận các phương tin có th đòi hỏi phi kiểm tra kết cu của sản phm hoặc phương pháp lp ráp.

13.9. Phích nối/phích nối liên kết không có tiếp điểm nối đất

Phích nối/phích nối liên kết không có tiếp điểm nối đất và phích nối/phích nối liên kết 2,5 A có tiếp điểm ni đất phải là một phần của bộ dây nguồn hoặc bộ dây nối liên kết.

Kim tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

13.10. Cầu chảy, rơ le, bộ điều nhiệt, cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt và cơ cấu đóng cắt

Cầu chảy, rơ le, bộ điều nhiệt và cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt không lắp vào phích nối và phích nối liên kết, phải tuân thủ theo tờ rời tiêu chuẩn của IEC 60320-3.

Cầu chy, rơ le, bộ điều nhiệt và cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt lắp vào  nối nguồn và ổ nối liên kết, phải tuân thủ theo tiêu chuẩn có liên quan.

Cơ cấu đóng cắt lắp vào bộ nối nguồn thiết bị phải tuân th theo TCVN 6615 (IEC 61058).

Bộ điều chỉnh năng lượng lắp vào bộ nối nguồn thiết bị phải tuân thủ theo IEC 60730-2-11.

Kiểm tra sự phù hợp bng cách xem xét và bằng thử nghiệm công tắc, cu chy, rơ le, bộ điều nhiệt, cơ cu cắt theo nguyên lý nhiệt và bộ điều chnh năng lượng theo tiêu chuẩn liên quan.

14. Khả năng chống ẩm

Bộ nối nguồn thiết bị phải có khả năng chịu được điều kiện m có thể xảy ra trong sử dụng bình thưng.

Nếu bộ nối này được sử dụng với thiết bị mà thiết bị này phải chịu tràn nước trong sử dụng bình thường thì thiết bị phải có cơ cấu bảo vệ chống m.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xử lý m được mô tả trong điều này, ngay sau đó, thử nghiệm theo Điều 15.

Phích ni/phích nối liên kết và ổ nối nguồn/ổ nối liên kết không được gài vào nhau khi phải chịu xử lý m; phích nối/phích nối liên kết thay dây được không được lắp dây nguồn.

X lý m được thực hiện trong tủ ẩm chứa không khí có độ tương đi được duy trì trong khoảng 91 % đến 95 %. Nhiệt độ không khí, tại nơi đặt mẫu thử, được duy trì trong phạm vi ±1 °C so với giá tr thuận lợi t °C gia 20 °C và 30 °C.

Trước khi đặt vào tủ m, mẫu thử được đưa về nhiệt độ giữa t °C và (t+4) °C.

Mẫu thử được gi trong t:

– trong 168 h (7 ngày) đối với bộ nối nguồn thiết bị có tiếp điểm nối đt, phải chịu thử nghiệm như các phụ kiện riêng rẽ, không được lắp vào thiết bị khác;

– trong 48 h (2 ngày) đối với tất cả các trường hợp khác.

CHÚ THÍCH 1: Trong hu hết các trường hợp, mẫu thử có thể được đưa về nhiệt độ quy định bằng cách giữ nó ở nhiệt độ này trong ít nht 4 h trưc khi xử lý m.

CHÚ THÍCH 2: Độ m tương đối nằm trong khong t 91 % đến 95 % có thể đạt được bằng cách đt trong tủ ẩm dung dịch bão hòa natri sun phát (Na2SO4) hoặc kali nitrat (KNO3) trong nước, có b mặt tiếp xúc với không khí đủ lớn.

Sau xử lý này, mẫu phải cho thấy không có hư hại theo nghĩa của tiêu chun này.

15. Điện trở cách điện và độ bền điện

15.1. Yêu cầu chung

Bộ nối nguồn thiết bị phải có đ điện trở cách điện và độ bền điện.

Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm của 15.2 và 15.3, các thử nghiệm này được thực hiện ngay sau xử lý m theo Điều 14.

Đèn báo có thể bị hỏng do thử nghiệm của 15.2 và 15.3, ví dụ như bóng đèn nêon, phải được ngắt một cực trước khi thử nghiệm.

Điện trở cách điện được đo theo các điều kiện sau:

a) đo giữa các tiếp điểm mang dòng nối với nhau và thân, đối với phích nối đã được cắm vào ổ nối nguồn;

b) đo lần lượt giữa từng chân cắm và các chân cắm còn lại được nối với nhau, đối với phích nối đã được cắm vào ổ nối nguồn;

c) đo giữa các tiếp điểm mang dòng nối với nhau và thân, đối với phích nối liên kết đã được cắm vào ổ nối liên kết;

d) đo giữa các tiếp điểm mang dòng nối với nhau và thân, đối với ổ nối liên kết không cắm phích nối liên kết;

e) đo lần lượt giữa từng chân cắm và các chân cắm còn lại được ni với nhau, đối với phích nối liên kết đã được cắm vào  nối liên kết;

f) đo giữa các tiếp điểm mang dòng được nối với nhau và thân, đối với phích ni;

g) đo lần lượt giữa từng tiếp điểm và các tiếp điểm còn lại được nối với nhau, đi với phích nối;

h) đo giữa các tiếp điểm mang dòng được nối với nhau và thân, đối với phích nối liên kết;

i) đo ln lượt giữa tng tiếp điểm và các tiếp điểm còn lại được nối với nhau, đối với phích nối liên kết;

Thử nghiệm bổ sung đối với phích nối và phích nối liên kết thay dây được:

j) đo giữa bộ phận kim loại của cơ cấu kẹp dây bất kỳ, kể c vít kẹp, và tiếp điểm nối đất hoặc đầu nối đt, đối với phích nối thay dây được;

k) đo giữa bộ phận kim loại bt kỳ của cơ cấu kẹp dây, ngoại tr vít kẹp, và dây kim loại có đường kính bằng đường kính lớn nhất của dây nguồn quy định trong Bảng 2, được lắp vào vị trí của dây, đối với phích nối thay dây được;

I) đo giữa bộ phận kim loại bt kỳ của cơ cấu kẹp dây, k c vít kẹp, và tiếp điểm nối đất hoặc đầu nối đất, đối với phích nối liên kết thay dây được;

m) đo giữa bộ phận kim loại bất k của cơ cấu kẹp dây, ngoại trừ vít kẹp, và dây kim loại có đường kính bằng được kính lớn nhất của dây nguồn quy định trong Bng 2, được lắp vào vị trí của dây, đối với phích nối liên kết thay dây được.

Thuật ngữ thân” được sử dụng trong mục a), c), d) và h) ở trên là bao gồm tất cả các bộ phận kim loại chạm tới được, vít dùng để cố định, vít dùng đ lắp ráp bên ngoài và chi tiếtương tự và lá kim loại tiếp xúc với bề mặt ngoài của các bộ phận bên ngoài làm bằng vật liệu cách điện, theo mục d), f) và h), gồm c bề mặt tiếp gài của phích nối hoặc ổ nối liên kết nhưng ngoại trừ bề mặt tiếp gài của phích nối liên kết.

Lá kim loại được quấn xung quanh bề mặt ngoài của bộ phận bên ngoài làm bằng vật liệu cách điện; tuy nhiên, không được n vào lỗ.

Bng 2 – Đường kính lớn nhất của dây nguồn

Loại dây ngun

S lượng lõi và tiết diện dành nghĩa

mm2

Đường kính lớn nht

mm

6610 TCVN 53

(60227 IEC 53)

x 0,75

3 x 1

x 1,5

7,6

0,0

9,4

9615 TCVN 53

(60245 IEC 53)

x 0,75

3 x 1

x 1,5

8,1

0,5

10,4

Điện áp thử theo 15.2 và 15.3 được đặt vào trong các trường hp:

Cách điện chức năng: giữa các cực khác nhau của bộ nối nguồn thiết bị;

Cách điện chính: giữa tất cả các bộ phận mang điện được nối với nhau và lá kim loại bọc bề mặt ngoài của cách điện chính và/hoặc bộ phận dẫn đ hở;

Cách điện phụ: giữa hai lá kim loại bọc riêng rẽ bên trong, thường là bề mặt không chạm tới được của cách điện phụ và bề mặt chạm ti được của nó;

Cách điện tăng cường: giữa tất cả các bộ phận mang điện được nối với nhau và lá kim loại bọc bề mặt chạm tới được của cách điện tăng cường.

Khe hở không khí và chiều dài đường rò phải được duy trì khi chuẩn bị mẫu cho thử nghiệm này.

Trong trường hợp cách điện chính và cách điện phụ không thể được thử nghiệm riêng rẽ thì cách điện được cung cấp phi chịu điện áp thử nghiệm quy định đối với cách điện tăng cường.

15.2. Điện trở cách điện

Điện trở cách điện của mẫu được đo với điện áp một chiều 500 V, phép đo được thực hiện sau khi đặt điện áp vào trong 60 s ± 5 s. Điện trở cách điện không được nhỏ hơn giá trị quy định trong Bảng 3.

Bng 3 – Điện trở cách điện tối thiu

Cách điện cn thử nghiệm

Điện trở cách điện

Cách điện chức năng

Cách điện chính

Cách điện phụ

Cách điện tăng cưng

2

2

5

7

CHÚ THÍCH: Vật liệu như gốm hoặc sứ được tráng men được coi là có điện trở cách điện và không phải chịu thử nghiệm điện trở cách điện.

15.3. Độ bền điện

Mẫu thử phải chịu một điện áp về cơ bản có dạng sóng hình sin, có tần số danh nghĩa 50 Hz hoặc 60 Hz. Điện áp được đặt vào trong 60 s ± 5 s qua cách điện như quy định trong Bảng 4.

Ban đầu, đặt không quá một nửa điện áp quy định sau đó tăng nhanh đến giá trị đầy đ. Không xảy ra phóng điện bề mặt hoặc phóng điện đánh thủng. Phóng tia lửa điện nhưng không gây sụt áp thì được b qua.

Bảng 4 – Độ bn điện

Cách điện hoặc ngắt điện đ thử nghiệmb

Điện áp thử nghiệm

(r.m.s)a

Điện áp danh định đến và bằng 50 V

V

Điện áp danh định trên 50 V đến và bằng 130.V

V

Điện áp danh định trên 130 V đến và bằng 250 V

V

Cách điện chức năngc

500

1 300

1 500

Cách điện chínhd

500

1 300

1 500

Cách điện phụd

500

1 300

1 500

Cách điện tăng cường d,e

500

2 600

3 000

CHÚ THÍCH 1: Đến 50 V: không được thiết kế để nối trực tiếp với nguồn lưới và không dự kiến phải chịu quá điện áp tạm thời như định nghĩa trong TCVN 7447-4-44 (IEC 60364-4-44).

CHÚ THÍCH 2: Trên 50 V: Giá trị dựa trên TCVN 7447-4-44 (IEC 60364-4-44). Đối với cách điện chức năng, cách điện chính và cách điện phụ, giá trị được tính theo công thức: U0 + 1 200 V và được làm tròn. Trong tiêu chuẩn này, điện áp lớn nhất giữa pha và đất được coi là U0 = 300 V.

a Máy biến áp cao áp dùng cho thử nghiệm phải được thiết kế sao cho khi bị ngắn mạch ở đu mi ra, sau khi đã điều chnh điện áp đầu ra đến điện áp thử nghiệm, dòng điện ra ít nhất là 200 mA. Rơ le quá dòng không buộc phải tác động khi dòng điện ra nhỏ hơn 100 mA. Cần lưu ý rằng giá trị hiệu dụng của điện áp thử nghiệm được đo trong phạm vi ±3 %.

b Thành phần đặc biệt ví dụ như bóng đèn phóng điện, cuộn dây, dây quấn hoặc tụ điện, có thể làm cho thử nghiệm không thực tế thì được ngắt một cực hoặc bắc cu, nếu thích hợp với cách điện cần thử nghiệm.

c Ví dụ về cách điện giữa các cực.

d Trong thử nghiệm, tất cả các bộ phận mang điện được nối với nhau và cần lưu ý để đảm bo rằng tất cả các bộ phận chuyn động ở vị trí nặng nề nhất.

e Đối với bộ nối nguồn thiết bị có lắp cách điện tăng cường cũng như cách điện kép, cần lưu ý rằng điện áp đặt vào cách điện tăng cường không gây ứng suất quá mức lên các phn chính hoặc phn phụ của cách điện kép.

16. Lực cần thiết để cắm và rút phích nối/ổ nối liên kết

16.1. Yêu cầu chung

Kết cấu của bộ nối nguồn thiết bị phải cho phép cắm và rút phích nối/ổ nối liên kết một cách dễ dàng, và ngăn ngừa phích nối/ổ nối liên kết bị tuột khi ổ nối nguồn/phích nối liên kết khi sử dụng bình thường.

Kiểm tra sự phù hợp đối với phích nối/ổ nối liên kết bằng thử nghiệm dưới đây:

– thử nghiệm theo 16.2 để chứng tỏ rằng lực lớn nhất cần thiết để rút phích nối/ổ nối liên kết khi ổ nối nguồn/phích nối liên kết không lớn hơn lực lớn nhất được quy định trong Bng 5. Đối với mục đích thử nghiệm, bộ phận lp lẫn liên quan của phích nối/ổ nối liên kết phải được sử dụng (dưỡng nhiu chân);

– thử nghiệm theo 16.3 để chứng tỏ răng lực nhỏ nhất cần thiết đ rút dưỡng đo một chân cắm khi cơ cấu lắp ráp tiếp đim riêng rẽ không nhỏ hơn lực nhỏ nhất được quy định trong Bảng 5.

Bng 5 – Lực rút lớn nhất và nhỏ nhất

Loại phích nối/ổ nối In kết

Lực rút

N

16.2

Giá trị ln nht đối với dưỡng nhiều chân

16.3

Giá trị nhỏ nhất đvới dưỡng một chân

0,2 A, 2,5 A, 6 A và 10 A

50

1,5

16 A

60

2

Phụ kiện có cơ cu giữ được thử nghiệm với cơ cấu giữ này bị làm cho mất hiệu lực.

16.2. Kiểm tra lực rút lớn nhất

 ni điện vào thiết bị/phích nối liên kết được lắp cố đnh vào tấm lắp đặt A của thiết bị như thể hiện trên Hình 3, sao cho trục chân cắm của ổ nối nguồn/phích nối liên kết nằm theo phương thẳng đứng và đầu hở các chân cắm quay xuống dưi. Khối lượng tng gồm vt nặng chính, vật nặng bổ sung, kẹp và đĩa đỡ.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 3 – Thiết bị để kiểm tra lực rút

Trước mỗi thử nghiệm, các chân cắm được làm sạch du mỡ bằng hóa chất tẩy mỡ nguội.

CHÚ THÍCH 1: Khi sử dụng chất lng quy định trong thử nghiệm, cn đ phòng hít phải hơi độc của cht làm sạch.

Phích nối/ổ nối liên kết được cắm hoàn toàn vào rồi rút khỏi ổ nối nguồn/phích nối liên kết tương ứng 10 lần. Sau đó lại được cắm lại, một đĩa đỡ E đỡ vật nặng chính F và vật nặng bổ sung G được gắn vào phích nối bằng một kẹp thích hợp D. Vật nặng bổ sung phải sao cho tạo ra lực kéo xuống bằng một phần mười lực rút lớn nht được quy định trong Bng 5 và vật nặng này được chế tạo thành một mảnh.

Vật nặng chính được treo nhẹ nhàng và không đột ngột lên phích nối/ổ nối liên kết và vật nặng bổ sung được phép th rơi từ độ cao 5 cm lên vật nặng chính. Phích ni/ổ nối liên kết không được nằm lại trong ổ nối nguồn/phích nối liên kết.

Đối với loại tiêu chuẩn:

 nối nguồn/phích nối liên kết có chân cắm tròn làm bằng thép tôi, được mài nhẵn, có độ nhám bề mặt không vượt quá 0,8 μm trên toàn bộ chiều dài làm việc và cách nhau một khoảng cách danh nghĩa với dung sai là  mm.

Kích thước chân cắm có giá trị lớn nhất, với dung sai là mm, ngoài ra chiều dài chân cắm ch cần tuân thủ theo dung sai của tờ ri tiêu chuẩn và kích thước trong của v che có giá trị nhỏ nhất với dung sai là 1 mm, được quy định trong tờ rời tiêu chuẩn liên quan.

CHÚ THÍCH 2: Giá trị lớn nhất là giá trị danh nghĩa cộng với dung sai lớn nhất, giá trị nhỏ nhất là giá trị danh nghĩa trừ đi dung sai lớn nhất.

Đối với loại phi tiêu chuẩn:

Phải sử dụng bộ phận lắp lẫn như quy định của nhà chế tạo.

16.3  Kiểm tra lực rút nhỏ nhất

Dưỡng chân cắm thử nghiệm, được mô phng trên Hình 4, được cắm vào từng tiếp điểm riêng rẽ của phích nối/ổ nối liên kết với trục tiếp xúc đt theo phương thẳng đứng và dưỡng chân cắm được treo theo phương thng đứng hướng xuống dưới.

Kích thước theo t rời tiêu chuẩn liên quan

Vật nặng cần được đặt đu quanh (các) đường tâm của chân cắm

Hình 4 – Dưỡng đ kiểm tra lực rút nhỏ nhất

Khi lượng tổng của thiết bị thử nghiệm phải gây ra lực đặt như đã cho trong Bng 5.

Trước mỗi thử nghiệm, các chân cắm được làm sạch dầu mỡ bằng hóa chất tẩy mỡ nguội.

Sau đó, dưỡng chân cắm thử nghiệm được cm vào cụm tiếp điểm. Thiết bị thử nghiệm được cắm vào nhẹ nhàng và phải lưu ý không đụng mạnh vào cụm tiếp điểm khi kiểm tra lực rút ra nhỏ nhất.

Thiết bị thử nghiệm không được rơi khỏi cụm tiếp điểm trong vòng 3 s.

Đối với loại tiêu chuẩn:

ng chân cắm thử nghiệm được làm bằng thép tôi, có độ nhám bề mặt không lớn hơn 0,8 μm trên toàn bộ chiều dài làm việc của chân cắm.

Phần chân cắm của dưỡng phải có kích thước bằng với kích thước nhỏ nhất được cho trong tờ rời tiêu chuẩn về ổ nối nguồn/phích nối liên kết tương ứng, với dung sai là  mm, ngoài ra, chiều dài chân cắm chỉ cần tuân th theo dung sai của t rời tiêu chuẩn.

Đối với loại phi tiêu chuẩn:

Chân cắm thử nghiệm là chân cắm đơn có dung sai nhỏ nhất theo quy định của nhà chế tạo.

17. Hoạt động của tiếp điểm

Tiếp điểm và chân cắm của bộ nối nguồn thiết bị phải thực hiện việc nối bằng thao tác trượt. Tiếp điểm của phích nối/ổ nối liên kết phải có đ lực ép tiếp xúc và không b hỏng trong quá trình sử dụng bình thường.

Hiệu qu của lực ép gia tiếp điểm với chân cắm và tiếp điểm nối đất với chân cắm nối đt, không phụ thuộc vào độ đàn hồi của vật liệu cách điện mà chúng được gắn vào.

Kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu bằng cách xem xét và có tính đến các yêu cầu của Điều 16, Điều 18, Điều 19, Điều 20 và Điều 21.

18. Khả năng chịu nhiệt của bộ nối nguồn thiết bị trong điều kiện nóng hoặc điều kiện rất nóng

18.1. Yêu cầu chung

Bộ nối nguồn thiết bị được phân loại theo 7.1 phải chịu được nhiệt mà chúng có thể phải chịu do thiết bị hoặc thiết bị khác.

Phích nối/phích nối liên kết phải có kết cấu sao cho cách điện của ruột dẫn không phải chịu nhiệt quá mức.

Kim tra sự phù hợp, đối với phích nối/phích nối liên kết, bằng thử nghiệm của 18.2 và đối với ổ nối nguồn/ổ nối liên kết bằng thử nghiệm của 18.3.

18.2. Thử nghiệm gia nhiệt đối với phích nối/phích nối liên kết

Phích nối/phích nối liên kết thay dây được phải được lắp dây nguồn ba lõi,  tiết diện nhỏ nhất cho phép. Thử nghiệm phích nối/phích nối liên kết không thay dây được với dây nguồn như được giao nhận.

Phích nối/phích nối liên kết được ấn vào ổ nối nguồn/ nối liên kết thích hợp, theo hướng dẫn của nhà chế tạo và sau đó được đặt trong tủ gia nhiệt trong 96 h ở nhiệt độ:

 120 °C ± 2 °C đối với phích nối/phích nối liên kết dùng trong điều kiện nóng được phân loại theo 7.1 b);

 155 °C ± 2 °C đối với phích nối/phích nối liên kết dùng trong điều kiện rất nóng được phân loại theo 7.1 c).

Sau khi lấy thiết bị thử nghiệm ra khỏi tủ gia nhiệt, các phích nối/phích nối liên kết được cho làm nguội xuống xấp xỉ nhiệt độ không khí xung quanh và cắm vào và rút kh nối nguồn/ổ nối liên kết 10 lần.

Mẫu thử phải cho thấy:

– không hư hại ảnh hưởng đến bảo vệ chống điện giật;

– không bị nới lng các mối ni điện hoặc cơ;

– không gẫy, phồng rộp, co hoặc hư hại tương tự.

18.3. Thử nghiệm gia nhiệt đối với ổ nối nguồn/ổ nối liên kết

Ổ nối nguồn/ổ nối liên kết dùng trong điều kiện nóng và ổ nối nguồn/ổ nối liên kết dùng trong điều kiện rất nóng, không phải ổ nối nguồn/ổ nối liên kết được tích hợp hoặc lắp trong thiết bị, được đặt trong tủ gia nhiệt 96 h (bốn ngày), nhiệt độ được duy trì ở

 120 °C ± 2 °C đối với ổ nối nguồn/ổ nối liên kết dùng trong điều kiện nóng được phân loại theo 7.1 b);

 155 °C ± 2 °C đối với ổ nối nguồn/ổ nối liên kết dùng trong điều kiện rất nóng được phân loại theo 7.1c).

Sau thử nghiệm, mẫu phải cho thấy không có hư hại làm ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng sau này.

19. Khả năng cắt

Bộ nối nguồn thiết bị phải có đ khả năng cắt.

Đối với phích nối/ổ nối liên kết, kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm dưi đây.

Phích nối hoặc ổ nối liên kết được lắp đặt vào thiết bị thử nghiệm thích hợp, có lắp ổ nối nguồn hoặc phích nối liên kết tương ứng.

Đối với bộ nối nguồn loại tiêu chuẩn, ổ nối nguồn hoặc phích nối liên kết tương ứng phải có chân cắm bằng thép tôi, được làm nhẵn và kích thước như quy định trong tờ rời tiêu chuẩn liên quan. Đối với chân cắm chữ nhật thì đầu của chân cắm phải được làm tròn còn đối với chân cắm tròn thì đầu của chân cắm phi được làm thành hình bán cầu như thể hiện trên tờ rời tiêu chuẩn.

Đối với bộ nối nguồn loại phi tiêu chuẩn, phi sử dụng bộ phận lắp lẫn như quy định của nhà chế tạo.

Không thử nghiệm phích nối và ổ ni liên kết 0,2 A.

 nối nguồn/phích nối liên kết được đặt sao cho mặt phẳng qua trục của chân cắm là mặt phng ngang và chân cắm ni đất, nếu có, được đặt cao nhất.

Thiết b thử nghiệm phải được thiết kế và điều chỉnh để càng mô phỏng được việc ngắt kết ni trong sử dụng bình thường càng tốt (xem sơ đồ mạch trên Hình 5).

CHÚ DN:

C công tắc lựa chọn

Hình 5 – Sơ đồ mạch đối với thử nghiệm khả năng cắt và thử nghiệm làm việc bình thường

Đối với phích nối 10 A và 16 A có tiếp điểm nối đất, v che của ổ nối nguồn phải làm bằng kim loại; đối với thử nghiệm các phích nối và ổ nối liên kết khác, vỏ che phải làm bằng vật liệu cách điện.

Thông số thử nghiệm được lấy từ Bng 6.

Bng 6 – Thông s đ thử nghiệm của điu này

Dòng điện danh định

[A]

Điện áp thử nghiệm

[V]

Dòng điện thử nghiệm

[A]

Hệ s công sut

(cos Φ)

Số hành trình

> 0,2 đến <10

1,1 x điện áp danh định

1,25 x dòng điện danh định

0,6 ± 0,05

100

 10

1,1 x đin áp danh định

1,25 x dòng điện danh định

0,95 ± 0,05

100

CHÚ THÍCH 1: 28 đến 30 hành trình trong mỗi phút với chuyển động liên tục.

CHÚ THÍCH 2: Thi gian dòng đin chạy qua: 1,5 s

CHÚ THÍCH 3: Hành trình là một lần cm vào bộ phận lắp lẫn hoặc một ln rút khỏi bộ phận lắp lẫn của mẫu cần thử nghiệm.

CHÚ THÍCH 4: Mu thử được cắm vào hoàn toàn và rút ra khi bộ phận lắp ln của nó trong mỗi chu k

Nếu có mạch nối đất thì không được có dòng điện chạy qua.

Công tắc lựa chC, nối mch nối đt và bộ phận kim loại chạm tới được với một trong các cực tính của nguồn điện, được cho làm việc sau một nửa số hành trình.

Trong quá trình thử nghiệm, không được xuất hiện phóng điện bề mặt giữa các bộ phận mang điện có cực tính khác nhau hoặc giữa các bộ phận mang điện và bộ phận của mạch nối đất, nếu có, không được xuất hiện hồ quang liên tục.

Sau thử nghiệm, mẫu thử không được có hư hại làm ảnh hưởng đến việc sử dụng sau này.

20. Hoạt động bình thường

Bộ nối nguồn thiết bị phải chịu được mà không bị mòn quá mức ứng suất cơ, điện và nhiệt xảy ra trong quá trình sử dụng bình thường hoặc ảnh hưởng có hại khác.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách thử nghiệm phích nối/ổ nối liên kết theo thiết bị được mô tả trong Điều 19.

Không thử nghiệm ổ nối nguồn và phích nối liên kết.

Tham số dùng cho thử nghiệm được ly từ Bng 7.

Công tắc lựa chọn C, nối mạch nối đt và bộ phận kim loại chạm tới được với một trong các cực của nguồn điện, được cho làm việc sau một nửa số hành trình ở dòng điện danh định.

Bảng 7 – Thông s dùng cho thử nghiệm của điều này

Dòng điện danh định

[A]

Điện áp thử nghiệm

[V]

Dòng điện thử nghiệm

[A]

H s ng sut

(cos Φ)

Số hành tnh ti thiểu

≤ 0,2

không có dòng diện

4 000

>0,2 đến <10

điện áp danh định

dòng điện danh định

0,6 ± 0,05

2 000

không có dòng điện

6 000

 10

điện áp danh định

dòng điện danh định

0,95 ± 0,05

2 000

không có dòng điện

6 000

CHÚ THÍCH 1: 28 đến 30 hành trình trong mỗi phút với chuyển động liên tục.

CHÚ THÍCH 2: Thi gian dòng điện chạy qua: 1,5 s.

CHÚ THÍCH 3: Hành trình là một ln cm vào bộ phận lắp lẫn hoặc một lần rút khỏi bộ phận lắp ln của mẫu cần thử nghiệm.

CHÚ THÍCH 4: Mu thử được cắm vào hoàn toàn và rút ra khỏi bộ phận lp lẫn của nó trong mỗi chu kỳ

Sau thử nghiệm, mẫu phải chịu được thử nghiệm độ bền điện như quy định trong 15.3, tuy nhiên, điện áp thử nghiệm gim xuống 50 % giá trị của Bng 4 nhưng không xử lý m.

Mu phải cho thấy

– không bị mòn làm ảnh hưởng xu đến việc sử dụng sau này;

– không bị hỏng vỏ ngoài hoặc vách ngăn;

– không b hỏng các lỗ cắm dành cho chân cắm để có thể nh hưng xấu đến làm việc đúng;

– không nới lng các mối nối điện hoặc cơ;

– không bị rò r hợp cht gắn.

Không làm ảnh hưởng xấu đến an toàn về điện.

21. Độ tăng nhiệt

Tiếp điểm và các bộ phận mang dòng khác phải được thiết kế sao cho ngăn ngừa độ tăng nhiệt quá mức do dòng điện đi qua.

Đối với phích nối/ổ nối liên kết, kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm dưới đây.

Phích nối thay dây được được lắp dây nguồn cách điện bằng PVC có chiều dài 1 m và tiết diện theo Bảng 8.

 nối liên kết được lắp ruột dẫn cách điện theo Bng 8.

Vít đầu nối, nếu có, được siết chặt với giá trị mô men bằng hai phần ba giá trị mô men quy định trong cột tương ứng của Bng 12.

Bng 8 – Dây ngun và ruột dẫn dùng cho thử nghiệm của điu này

Kiểu bộ ni

Dòng điện danh định

[A]

Ruột dẫn

[mm2]

Dòng điện thử nghiệm

[A]

Phích nối

≤ 0,2

Không thử nghiệm

Phích nối không thay dây được

> 0,2 đến ≤ 16

Với dây nguồn như khi được giao

1,25 x dòng điện danh định

Phích nối thay dây được

 10

1,0

1,25 x dòng điện danh định

> 10

1,5

 nối điện ra thiết bị

> 0,2 đến ≤ 6

0,75

1,25 dòng điện danh định

> 6 đến ≤ 10

1,0

>10

1,5

Phích nối được cắm vào ổ nối nguồn có chân cắm bằng đồng có kích thước tối thiểu quy định trong tờ rời tiêu chuẩn liên quan, cho phép dung sai là + 0,02 mm, khoảng cách giữa các đường tâm chân cắm được quy định trong tờ rời tiêu chuẩn.

 nối liên kết được nối với phích nối liên kết.

Đối với bộ nối nguồn phi tiêu chuẩn, sử dụng bộ phận lp lẫn được quy định bởi nhà chế tạo.

Dòng điện xoay chiều bằng 1,25 lần dòng điện danh định chạy qua tiếp điểm mang dòng trong 1 h.

Đối với phích nối/ổ nối liên kết có tiếp điểm ni đất, dòng điện chạy qua một tiếp điểm mang dòng và tiếp điểm nối đt trong 1 h.

Độ tăng nhiệt của các đầu nối và tiếp điểm không được lớn hơn 45 °C.

Sau thử nghiệm này, mu thử phải chịu được thử nghiệm của Điều 16.

22. Dây nguồn và nối dây

22.1. Dây nguồn dùng cho phích nối/phích nối liên kết không thay dây được

Phích nối/phích nối liên kết không thay dây được phải có dây nguồn phù hợp với Bng 9 hoặc tương đương.

Phích nối/phích nối liên kết không thay dây được phải có kiểu dây nguồn phù hợp với tiêu chuẩn được chỉ ra trong Bảng 9 đối với kiểu phích nối/phích nối liên kết và, ngoài ra, dây nguồn phải có tiết diện không nhỏ hơn dây có tiết diện được quy định trong Bảng 9.

Bng 9 – Kiu và tiết diện danh nghĩa nhỏ nhất của dây nguồn

Kiu phích ni/phích nối liên kết

Kiu dây nguồn a

Tiết diện danh nghĩa

mm2

0,2 A

6610 TCVN 41 (60227 IEC 41) b

2,5 A đối với thiết bị cp I

6610 TCVN 52 (60227 IEC 52)

0,75

2,5 A đối với thiết bị cấp II

6610 TCVN 52 (60227 IEC 52)

0,75 c

6 A

6610 TCVN 52 (60227 IEC 52)

0,75

10 A trong điều kiện lạnh

6610 TCVN 53 (60227 IEC 53) hoặc

9615 TCVN 53 (60245 IEC 53)

0,75 d

10 A trong điều kiện nóng

9615 TCVN 51 (60245 IEC 51)

9615 TCVN 89 (60245 IEC 89)

0,75 d

10 A trong điều kiện rt nóng

9615 TCVN 51 (60245 IEC 51)

9615 TCVN 89 (60245 IEC 89)

0,75 d

16 A trong điều kiện lạnh

6610 TCVN 53 (60227 IEC 53) hoặc

9615 TCVN 53 (60245 IEC 53)

1,0 d

16 A trong điều kiện rt nóng

9615 TCVN 53 (60245 IEC 53)

9615 TCVN 89 (60245 IEC 89)

1,0 d

CHÚ THÍCH: Xem Phụ lục D về tiết diện sử dụng chỉ số chỉ cỡ dây theo tiêu chuẩn Mỹ (AWG).

a Cũng có thể sử dụng cáp hoặc dây nguồn khác có đặc tính tương đương.

b Tính theo chiều dài, không lớn hơn 2 m.

c Nếu y nguồn có chiều dài không lớn hơn 2 m thì cho phép tiết diện danh nghĩa là 0,5 mm2.

d Nếu dây nguồn có chiều dài lớn hơn 2 m thì tiết diện danh nghĩa tối thiu phải là

– 1,0 mm2 đối với phích nối 10 A;

– 1,5 mm2 đối với phích nối 16 A.

Phích nối/phích nối liên kết không thay dây được có tiếp điểm nối đất phải được cung cấp cùng dây nguồn ba lõi.

Trong phích nối/phích nối liên kết không thay dây được, không đảo ngược được, lõi của dây nguồn phải được nối với tiếp điểm theo cách dưới đây:

– lõi màu xanh lục/vàng nối với tiếp điểm nối đất;

– lõi màu nâu nối tới tiếp điểm pha;

– lõi màu xanh lam nhạt nối với tiếp điểm trung tính.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng cách đo.

22.2. Cơ cấu chặn dây

22.2.1. Yêu cầu chung

Phích nối/phích nối liên kết phải được cung cấp cùng với cơ cấu chặn dây sao cho một dẫn được giảm bớt sức căng, kể cả việc xoắn dây, trong trường hợp ruột dẫn được nối với đầu nối hoặc đầu cốt và vỏ ngoài của ruột dẫn được bảo vệ chống mài mòn.

CHÚ THÍCH: Cho phép kẹp dây loại chữ chi” với điều kiện là chúng chịu được thử nghiệm liên quan.

22.2.2. Yêu cầu b sung đi với phích nối/phích nối liên kết thay dây được

Yêu cầu bổ sung đối với phích nối/phích nối liên kết thay dây được:

– phải có biện pháp rõ ràng về việc giảm sức căng và ngăn ngừa ảnh hưởng của xon dây dự kiến;

– cơ cấu chặn dây, hoặc tối thiểu là bộ phận của cơ cấu lắp liền hoặc cố định vào một trong các bộ phận cấu thành của phích nối/phích nối liên kết;

– không sử dụng phương pháp thay thế tạm thời, ví dụ như buộc dây nguồn thành nút hoặc buộc các đầu thành chùm;

– cơ cấu chặn dây phải phù hợp với các loại dây nguồn khác nhau có thể được nối, và hiệu qu của chúng không phụ thuộc vào việc lắp ráp các bộ phận thân;

– cơ cấu chặn dây phải làm bằng vật liệu cách điện hoặc được cung cấp cùng với lớp lót cách điện được c định vào bộ phận kim loại;

– dây nguồn không thể chạm ti vít kẹp của cơ cấu chặn dây nếu các vít này có thể chạm tới được bằng đầu dò thử nghiệm B của IEC 61032 (ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn) hoặc được nối về điện với bộ phận kim loại chạm tới được;

– bộ phận kim loại của cơ cấu chặn dây, kể cả các vít, phải được cách ly với mạch nối đất.

22.2.3. Thử nghiệm kéo đối với cơ cấu chặn cáp

Kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu của 22.2.1 và 22.2.2 bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm kéo trong thiết bị tương tự như được thể hiện trên Hình 6, thử nghiệm mô men dưới đây.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 6 – Thiết b đ thử nghiệm cơ cu chặn dây (xem 22.3)

Thử nghiệm phích nối/phích nối liên kết không thay dây được cùng với dây nguồn như được giao nộp, phích nối/phích nối liên kết thay dây được thử nghiệm đu tiên với một kiểu dây nguồn và sau đó với kiểu dây nguồn khác, như quy định trong Bảng 10.

Bng 10 – Kiểu dây nguồn dùng cho thử nghiệm phích nối/phích nối liên kết thay dây được

Kiểu phích nối/phích nối liên kết

Kiu dây nguồna

Tiết din danh nghĩa

mm2

Thử nghiệm kéo cỡ cấu chặn dây theo 22.2.3

Thử nghiệm uốn cơ cu chặn dây theo 22.3

10 A đối với điều kiện lạnh

6610 TCVN 53 (60227 IEC 53)

6610 TCVN 53 (60227 IEC 53)

0,75

1,0

1,0

10 A đối với điều kiện nóng

9615 TCVN 53 (60245 IEC 53)

9615 TCVN 53 (60245 IEC 53)

0,75

1,0

1,0

10 A đối với điều kiện rt nóng

9615 TCVN 53 (60245 IEC 53)

9615 TCVN 53 (60245 IEC 53)

0,75

1,0

1,0

16 A đối vi điều kiện lạnh

6610 TCVN 53 (60227 IEC 53)

6610 TCVN 53 (60227 IEC 53)

1,0

1,5

1,5

16 A đối với điều kiện rt nóng

9615 TCVN 53 (60245 IEC 53)

9615 TCVN 53 (60245 IEC 53)

1,0

1,5

1,5

a Cũng có thể sử dụng cáp hoặc dây nguồn khác có đặc tính tương đương.

Ruột dẫn của dây nguồn của phích nối/phích nối liên kết thay dây được, được đưa vào khối kẹp và vít của khối kẹp, nếu có, được siết chặt vừa đ để ngăn nga sự dịch chuyển của ruột dẫn một cách dễ dàng.

Cơ cấu chặn dây được sử dụng theo cách bình thường, vít kẹp được siết với mô men bằng hai phần ba mô men được quy định trong cột tương ứng của Bng 12. Sau khi lắp ráp lại mẫu thử, bộ phận cấu thành phải khít nhau và không thể ấn thêm bất cứ một đoạn dây nguồn đáng kể nào vào phích nối/phích nối liên kết.

Mu thử được cố định vào thiết bị thử nghiệm sao cho trục cdây nguồn nằm theo phương thẳng đng ở nơi nó đi vào phích nối/phích nối liên kết.

Sau đó dây nguồn phải chịu 100 lần kéo với lực 50 N đối với phích nối/phích nối liên kết có dòng điện danh định không lớn hơn 2,5 A và lực 60 N đối với các phích nối/phích nối liên kết khác. Lực kéo được đặt từ từ không đột ngột, mỗi lần trong 1 s.

Phích nối/phích nối liên kết được cung cấp kèm theo dây đôi tisel dẹt, không phi chịu thử nghiệm mô men.

Ngay sau đó, dây nguồn phải chịu thử trong 1 min với mô men

– 0,1 Nm đối với dây nguồn không phi dây đôi tinsel dẹt, có tiết diện danh nghĩa không vượt quá 0, 5 mm2;

– 0,15 Nm đối với dây hai lõi có tiết diện danh nghĩa là 0,75 mm2;

– 0,25 Nm trong tất cả các trường hợp khác.

Trong quá trình thử nghiệm, dây nguồn không bị hư hại.

Sau thử nghiệm, dây nguồn không được xê dịch quá 2 mm. Đối với phích nối/phích nối liên kết thay dây được, đầu của ruột dẫn không được dịch chuyển trong đấu nối đến mức nhìn thấy được; đối với phích nối/phích nối liên kết không thay dây được, các mối nối điện không bị đứt.

Đối với phép đo độ xê dịch theo chiều dc, đánh dấu trên dây nguồn trước khi bắt đầu thử nghiệm kéo dây ở giá trị quy định; đánh dấu ở cách phần cuối của phích nối/phích nối liên kết hoặc ống bảo vệ dây một đoạn 2 cm. Đối với phích nối/phích nối liên kết không thay dây được, nếu không xác định được rõ ràng phần cuối của phích nối/phích nối liên kết hoặc ống bảo vệ dây thì đánh dấu thêm trên phần thân của mẫu mà từ đó đo được khoảng cách đến dấu còn lại.

Sau thử nghiệm, độ xê dịch của dấu trên dây nguồn liên quan đến phích nối/phích nối liên kết hoặc ng bảo vệ dây được đo trong khi dây nguồn phi chịu kéo với giá trị quy đnh.

22.3. Thử nghiệm uốn

Phích nối/phích nối liên kết phải được thiết kế sao cho dây nguồn không thể bị bẻ gập quá mức tại nơi nó đi vào phích nối/phích nối liên kết.

ng bảo vệ dây dùng cho mục đích này phải làm bằng vật liệu cách điện và được cố định một cách tin cậy.

Lò xo kim loại kiểu xoắn ốc, dù đ trn hay phủ cách điện, không được sử dụng để làm ống bo vệ dây.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm dưới đây.

Đối với phích nối/phích nối liên kết thay dây được, trước khi bắt đầu thử nghiệm, ống bảo vệ dây phải chịu thử nghiệm lão hóa nhanh theo quy định tại

– 24.2.2, nếu ống bảo vệ dây làm bằng vật liệu nhựa đàn hồi;

– 24.2.3, nếu ống bảo vệ dây làm bằng vật liệu nhựa nhiệt dẻo.

Phích nối/phích nối liên kết phải chịu thử nghiệm trong thiết bị có cơ cu dao động tương tự với thiết bị được thể hiện trên Hình 7.

Hình 7 – Thiết bị để thử nghiệm uốn

Phích nối/phích nối liên kết thay dây được được lắp dây nguồn như quy định trong Bảng 10, có chiều dài tương ứng và các sợi có đường kính lớn nhất cho phép dùng cho loại dây nguồn mềm. ng bảo vệ dây, nếu có, được đặt đúng vị trí.

Phích nối/phích nối liên kết không thay dây được được thử nghiệm với dây nguồn như được giao nhận.

Mẫu thử được cố định vào cơ cấu dao động của thiết bị sao cho khi nó ở vào điểm giữa của khong dao động thì trục của dây nguồn ở điểm đi vào phích nối/phích nối liên kết có phương thẳng đứng và đi qua trục dao động.

Bộ phận của phích nối/phích nối liên kết mà trong sử dụng bình thường nằm bên trong ổ nối nguồn/ổ nối liên kết, được cố định vào thiết bị thử nghiệm.

Bằng cách điều chnh khoảng cách d như thể hiện trên Hình 7, cơ cấu dao động được bố trí sao cho dày nguồn dịch chuyển theo chiều ngang ít nhất khi cơ cấu dao động của thiết bị thử nghiệm di chuyển hết một hành trình.

Mu thử có dây dẹt được gắn sao cho trục chính của tiết diện song song vi trục dao động.

Dây ngun được đặt sao cho lực được tạo ra là

– 20 N đối với phích nối/phích nối liên kết thay dây được, và đối với phích nối/phích nối liên kết không thay dây được có dây nguồn có tiết diện danh nghĩa không lớn hơn 0,75 mm2;

– 10 N đối với các phích nối/phích nối liên kết không thay dây được khác.

Dòng điện bằng với dòng điện danh định của phích nối/phích nối liên kết chạy qua ruột dẫn, điện áp giữa các ruột dẫn phải bằng với điện áp danh định. Nếu có ruột dẫn nối đất thì không có dòng điện chạy qua nó.

Cơ cấu dao động chuyn động về phía sau và về phía trước qua một góc 90° (45° về mỗi phía so với trục thẳng đứng), số lần uốn là 10 000 lần và tốc độ uốn là 60 lần trong một phút.

Mẫu thử dùng dây nguồn tròn được xoay 90° trên cơ cấu dao động sau một nửa số lần uốn yêu cầu; mẫu thử dùng dây dẹt ch được uốn theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa trục của lõi.

Trong quá trình thử nghiệm không được có hiện tượng gián đoạn dòng điện và không xy ra ngắn mạch giữa các ruột dẫn.

Sau thử nghiệm, mẫu phải cho thấy không có hư hại theo nghĩa của tiêu chuẩn này, ống bảo vệ, nếu có không được tách khi thân và cách điện của dây nguồn, không được có dấu hiệu bị mài mòn hoặc cọ xát, hơn nữa, đối với phích nối/phích nối liên kết không thay dây được, các sợi bị đứt của ruột dẫn không được xuyên thủng cách điện đến mức chạm tới được.

CHÚ THÍCH 1: Một lần uốn là một ln chuyn động, hoặc về phía sau hoc về phía trước.

CHÚ THÍCH 2: Tiến hành thử nghiệm trên mẫu thử không phải chịu thử nghiệm nào khác.

CHÚ THÍCH 3: Ngắn mạch giữa các ruột dẫn của dây nguồn được coi là xảy ra nếu dòng điện đạt tới giá trị bằng hai lng điện danh định của phích nối.

23. Độ bền cơ

23.1. Yêu cầu chung

Bộ nối nguồn thiết bị phải có đủ độ bền cơ.

Kiểm tra sự phù hợp

– bằng thử nghiệm của 23.2, đối với phích nối/phích nối liên kết;

– bằng thử nghiệm của 23.3 và 23.6, đối với phích nối/phích nối liên kết có dòng điện lớn hơn 0,2 A; bằng thử nghiệm của 23.4, đối với bộ nối nguồn thiết bị được thiết kế để lắp bề mặt và có v che của phích nối liên kết;

– bằng thử nghiệm bổ sung của 23.5, đối với phích nối phù hợp với tờ rời tiêu chuẩn C7 của IEC 60320-3.

23.2. Thử nghiệm rơi tự do

Lắp dây nguồn vào phích nối/phích nối liên kết thay dây được, như quy định theo 22.3, có tiết diện nhỏ nhất và đoạn dây để tự do dài khoảng 100 mm, được đo từ điểm đầu bên ngoài của ống bảo vệ.

Vít đu nối và vít lắp ráp được siết chặt với mô men bằng hai phn ba giá trị mô men quy định trong cột tương ứng của Bảng 12.

Thử nghiệm phích nối/phích nối liên kết không thay dây được với dây nguồn như khi được giao, dây nguồn được cắt sao cho đon dây tự do dài khoảng 100 mm tính từ điểm đầu bên ngoài của ống bảo vệ dây.

Mẫu phi chịu thử nghiệm riêng rẽ với thử nghiệm rơi tự do, quy trình 2 của TCVN 7699-2-31 (IEC 60068-2-31), số lần rơi là

• 500 lần nếu khối lượng của mẫu không kể dây nguồn hoặc ống bảo vệ dây không vượt quá 200 g và

• 100 ln đối với tt c các trường hợp khác.

Sau thử nghiệm, mu phải cho thấy không có hư hại và không có bộ phận nào bị tách rời hoặc bị lng ra có thể ảnh hưởng đến an toàn về điện

CHÚ THÍCH 1: Các mnh vụn nhỏ có thể bị vỡ ra nhưng không vì thế mà loại bỏ, miễn rằng không làm ảnh hưởng đến bảo vệ chống điện git

CHÚ THÍCH 2: Bỏ qua hư hi trên lớp trang trí hoàn thiện và vết lõm nhỏ không làm giảm chiều dài đường rò và khe hở không khí xuống thp hơn giá trị quy đnh trong Điều 26.

CHÚ THÍCH 3: Đoạn dây tự do dài xấp x 100 mm có thể phải được gim xuống đ đảm bảo vic rơi tự do.

23.3. Thử nghiệm lực kéo ngang

Sau thử nghiệm của 23.2, phích nối/phích nối liên kết được cắm vào ổ nối nguồn/ổ nối liên kết tương ứng.

 nối nguồn/ổ nối liên kết được gắn vào thiết bị thử nghiệm thích hợp, với các chân cm/tiếp điểm hướng lên trên.

Ví dụ về thiết bị thử nghiệm được thể hiện trên Hình 8a).

Kích thước tính bằng milimét

Hình 8 – Ví dụ về thiết bị đ thử nghiệm kéo

Lực kéo ngang, được đặt lên dây nguồn với góc 90 °C ± 5 °C so với mặt phẳng chứa trục của chân cắm/tiếp điểm mang dòng và so với bề mặt gài của phích nối/phích nối liên kết theo các bước như thể hiện trên Hình 8a), b), c), d) và e).

Lực kéo theo Bng 11 được thực hiện 50 lần theo mỗi hướng lên dây nguồn trong 1 s ± 0,5 s.

Bng 11 – Giá trị đ đặt lực kéo ngang

Dòng điện danh định

A

Lực kéo

N

2,5

6

6

35

10

35

16

50

Nếu cần, phích nối/phích nối liên kết được ngăn không tuột khỏi ổ nối nguồn/ổ nối liên kết nhưng phải được nới lỏng để dịch chuyển bên trong ổ nối nguồn/ổ nối liên kết.

Sau thử nghiệm, phích nối/phích nối liên kết không có dấu hiệu hư hại và mẫu thử phải phù hợp với 16.3.

23.4. Thử nghiệm va đập

 nối nguồn được thiết kế để lắp bề mặt và vỏ che của phích nối liên kết và ổ nối liên kết làm bằng vật liệu cách điện, không phải vật liệu nhựa đàn hồi, được thử nghiệm bằng búa thẳng đứng hoặc búa lò xo theo TCVN 7699-2-75 (IEC 60068-2-75).

Đầu búa có bề mặt hình bán cầu với bán kính 10 mm.

Năng lượng va đập là 0,5 J ± 0,05 J.

Đầu búa có bề mặt hình bán cầu làm bằng polyamit có độ cứng Rockwell từ HR 85 đến HR 100.

Mẫu thử được đỡ cứng vững và đặt 12 va đập lên bn v trí được chọn, mỗi vị trí phải chịu ba va đập kể c vùng yếu nhất.

Sau thử nghiệm, mẫu phải cho thy không có hư hại theo nghĩa của tiêu chuẩn này.

23.5. Thử nghiệm biến dạng

Đối với phích nối 2,5 A dùng cho thiết bị cấp II theo tời rời tiêu chuẩn C7 của IEC 60320-3, khu vực mà tại đó (các) cam đóng cắt có thể chạm phích nối phải có đ khả năng chống biến dạng.

CHÚ THÍCH: Khu vực này được chỉ ra ở 3) trong tờ ri tiêu chuẩn C7.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau đây, được thực hiện bằng thiết bị có dạng lưỡi dao hình chữ nhật như thể hiện trên Hình 8 trong IEC 60320-3:2014. Thực hiện lần lượt thử nghiệm với lưỡi dao A và lưỡi dao B, được ấn lên thân phích nối vào khu vực cn kiểm tra với lực được quy định trên Hình 8 của IEC 60320-3:2014.

Thiết bị có mẫu thử ở đúng vị trí được giữ trong t gia nhiệt ở nhiệt độ là 70 °C ± 2 °C trong 2 h.

Sau đó lấy mẫu ra khỏi thiết bị và được làm mát xuống nhiệt độ phòng trong 10 s bằng cách ngâm vào nước lạnh.

Chiều dày của thân phích nối được đo ngay tại điểm chịu lực ép. Độ chênh lệch giữa các giá trị chiều dày trước và sau thử nghiệm không được lớn hơn 0,2 mm.

23.7. Thử nghiệm xoắn và thử nghiệm kéo

Phần bên ngoài của phích nối/phích nối liên kết có phn mặt trước riêng biệt che các tiếp điểm phải được cố định vào nhau một cách tin cậy.

Kiểm tra sự phù hợp đối với tất cả các phích nối và phích nối liên kết bằng thử nghiệm dưới đây, nhưng đối với phích nối và phích nối liên kết dùng trong điều kiện nóng và rất nóng, thử nghiệm này phải được thực hiện ngay sau khi thực hiện thử nghiệm của 18.2.

Phần mặt trước và phần phía sau của phích nối/phích nối liên kết được cố định chắc chắn vào hai vu kẹp được bố trí sao cho chúng có thể tách rời khỏi nhau theo đường thẳng. Lực kéo theo Bng 12 được đặt vào các vấu kẹp theo hướng trc nhưng không giật. Lực này được giữ trong 1 min. Sau khi nhả ra, mô men theo Bảng 12 được đặt hai ln vào phích nối, đầu tiên vặn phích nối theo chiều vuông góc với trục của lực đặt trước đó trong 1 min và sau đó gập phích nối theo phương vuông góc với trục của lực và mô men đặt vào trước đó trong 1 min.

Bảng 12 – Giá trị mô men và lực kéo

Dòng diện danh định

A

Mô men

Nm

Lực kéo

N

0,2

0,2 ± 0,02

75 ± 2

2,5

0,2 ± 0,02

75 ± 2

6

0,5 ± 0,02

75 ± 2

10

0,5 ± 0,02

100 ± 2

16

0,5 ± 0,02

100 ± 2

Sau thử nghiệm, hai phần của phích nối/phích nối liên kết không bị tách ra, hoặc các bộ phận có bảo vệ chống điện giật không bị nới lng hoặc các bộ phận mang điện không tr nên chạm tới được.

24. Khả năng chịu nhiệt và lão hóa

24.1. Khả năng chịu nhiệt

Bộ nối nguồn thiết bị phải có đ khả năng chịu nhiệt

Bộ phận của cơ cấu chặn dây và ống bảo vệ dây, các bộ phận không bao quanh trực tiếp tiếp điểm ổ cắm của phích nối được gắn cùng với dây nguồn và các bộ phận làm bằng gốm, không phải chịu thử nghiệm này.

Kiểm tra sự phù hợp với các mu mới bằng cách thử nghiệm ép viên bi theo IEC 60695-10-2 ở nhiệt độ sau:

• 155 °C ± 2 °C đối với các bộ phận được phân loại theo 7.1 c) (trong điều kiện rất nóng);

• 125 °C ± 2 °C đối với đối với các bộ phận được phân loại theo 7.1b) (trong điều kiện nóng);

• 125 °C ± 2 °C đối với các bộ phận được phân loại theo 7.1 a) (trong điều kiện lạnh) đ giữ các bộ phận mang dòng và bộ phận của mạch nối đất ở đúng vị trí;

• 75 °C ± 2 °C đối với các bộ phận khác được phân loại theo 7.1a) (trong điều kiện lạnh).

Đo đường kính vết lõm tạo ra bởi viên bi và đường kính này không được lớn hơn 2 mm.

24.2. Khả năng chịu lão hóa

24.2.1. Yêu cầu chung

Phích nối/phích nối liên kết làm bằng vật liệu nhựa đàn hồi hoặc nhựa nhiệt dẻo phải có đủ khả năng chng lão hóa.

Kiểm tra sự phù hợp:

– đối với phích nối/phích nối liên kết làm bằng vật liệu nhựa đàn hồi, bằng các thử nghiệm của 24.2.2 và 24.2.3;

– đối với phích nối/ phích nối liên kết làm bằng vật liệu nhựa nhiệt do, bằng các thử nghiệm của 24.2.2  và 24.2.3.

Đối với các thử nghiệm trong các điều từ 24.2.2 đến 24.2.4, sử dụng hai mẫu thử mới, mẫu thử đầu tiên phải chịu th nghiệm của Điều 16.

Đối với các thử nghiệm của 24.2.2 và 24.2.3, khuyến cáo sử dụng t gia nhiệt bằng điện.

CHÚ THÍCH 1: Việc lưu thông không khí tự nhiên có thể có do các l trên vách của tủ.

CHÚ THÍCH 2: Có thể đo nhiệt độ bằng nhiệt kế.

24.2.2. Thử nghiệm lão hóa đối với vật liệu nhựa đàn hồi

Phích nối/phích nối liên kết làm bằng vật liệu nhựa đàn hồi phải chịu thử nghiệm lão hóa nhanh được thực hiện trong môi trường có thành phần và áp suất không khí xung quanh. Mẫu thử được treo tự do trong tủ gia nhiệt, được thông gió bằng tuần hoàn không khí tự nhiên. Mu được đặt trong t, duy trì ở nhiệt độ là 70 °C ± 2 °C trong 240 h (10 ngày).

24.2.3. Thử nghiệm lão hóa đối với vật liệu nhựa nhiệt dẻo

Phích nối/phích nối liên kết làm bằng vật liệu nhựa nhiệt dẻo phi chịu thử nghiệm lão hóa nhanh được thực hiện trong môi trường có thành phần và áp suất không khí xung quanh. Mđưc treo tự do trong tủ gia nhiệt, được thông gió bằng tuần hoàn không khí tự nhiên. Mẫu được đặt trong tủ, duy trì ở nhiệt độ là 80 °C ± 2 °G , trong 168 h (7 ngày).

Trong quá trình thử nghiệm, phích ni/phích nối liên kết được cắm vào ổ nối nguồn/ổ nối liên kết tương ứng theo tờ rời tiêu chuẩn liên quan.

24.2.4. Đánh giá thử nghiệm lão hóa

Sau th nghiệm của 24.2.2 hoặc 24.2.3, cho phép mẫu thử đạt xp x nhiệt độ môi trường xung quanh và sau đó được kiểm tra. Mu phải cho thy không có vết nứt nhìn thy được bằng mắt thường hoặc vật liệu phải không tr nên dính hoặc trơn, điều này được xét đoán như sau.

Dùng ngón tay tr qun mnh vải thô và khô rồi ấn lên mẫu với lực 5 N.

Vết của vải không được lưu lại trên mẫu thử và vật liệu của mẫu thử không được dính vào vải.

Sau thử nghiệm này, mẫu thử phải cho thấy không có hư hại dn đến không phù hợp với tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Lực 5 N có thể đạt được bằng cách sau.

Đặt mu thử lên một đĩa cân và trên đĩa cân kia đặt một vật nặng có khối lượng bằng với khối lượng của mẫu thử cộng thêm 500 g. Sau đó độ thăng bng được lặp lại bằng cách ấn lên mẫu thử bằng ngón tay tr được qun mảnh vải.

25. Vít, bộ phận mang dòng và mối nối

25.1. Yêu cu chung

Các mối nối điện hoặc cơ phải chịu ứng suất cơ xảy ra trong sử dụng bình thường.

Vít và đai ốc đ nối ruột dẫn phải được vặn vào ren kim loại

Vít để lắp các phần của bộ nối nguồn thiết bị không phi là loại vít cắt ren.

Vít hoặc đai ốc đ c định đế của ổ nối thiết bị/ổ nối liên kết nằm trên thiết bị có thể là loại bất kỳ. Vít làm bằng vật liệu cách điện không được sử dụng trong trường hợp khi thay thế bằng vít kim loại, có thể làm ảnh hưởng xu đến cách điện của bộ nối nguồn thiết bị.

Kim tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm sau.

Vít và đai ốc được siết chặt rồi nới lng:

– 10 lần đi với vít kim loại vặn vào ren bằng vật liệu cách điện và đối với vít bằng vật liệu cách điện;

– 5  ln đối với các trường hợp khác.

Mỗi lần vít hoặc đai ốc vặn vào ren bng vật liệu cách điện và vít bằng vật liệu cách điện được tháo ra hoàn toàn và vặn vào hoàn toàn. Thử nghiệm được thực hiện bằng một tuốc nơ vít thử nghiệm thích hợp hoặc chìa vặn đai ốc thích hợp với mô men do nhà chế tạo công bố. Nếu không được công bố thì sử dụng các giá trị được thể hiện trong Bảng 13.

Khi thử nghiệm vít đu nối dây của phích nối/phích nối liên kết, ruột dẫn mềm được đặt trên đầu nối. Ruột dẫn bị dịch chuyển mỗi lần vít hoặc đai ốc bị nới lỏng.

Tiết diện danh nghĩa của một dẫn này là 1 mm2 đối với phích nối/phích nối liên kết 10 A và 1,5 mm2 đối với phích nối/phích nối liên kết 16 A.

Vít và đai ốc phải được siết một cách từ từ.

Bng 13 – Mô men đưc đặt để thử nghiệm siết chặt và nới lng

Đường kính danh nghĩa của ren

mm

Mô men

N¨m

I

II

đến và bằng 2,8

0,2

0,4

trên 2,8 đến và bằng 3,0

0,25

0,5

trên 3,0 đến và bằng 3,2

0,3

0,6

trên 3,2 đến và bằng 3,6

0,4

0,8

trên 3,6 đến và bằng 4,1

0,7

1,2

trên 4,1 đến và bằng 4,7

0,8

1,8

trên 4,7 đến và bằng 5,3

0,8

2,0

Cột I áp dụng cho vít không có mũ, khi được siết chặt, vít không được nhô ra khỏi lỗ và áp dụng cho các vít khác không thể siết chặt bằng tuốc nơ vít có lưỡi rộng hơn đường kính vít.

Cột II áp dụng cho vít và đai ốc khác.

Đối với vít có mũ lục giác và xẻ rãnh thì ch thực hiện thử nghiệm với tuốc nơ vít.

Trong quá trình thử nghiệm, mối nối bắt vít không bị nới lỏng và không được có hư hại làm gẫy vít hoặc làm hỏng rãnh mũ vít, ren, vòng đệm hoặc vòng kẹp, làm ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng sau này của phụ kiện.

25.2. Mi ni điện

Mối nối điện phải được thiết kế sao cho lực nén tiếp xúc không truyn qua vật liệu cách điện không phải là vt liệu gốm hoặc mica thuần khiết, trừ khi có đ độ đàn hồi ở các bộ phận kim loi đ bù đắp cho sự co ngót hoặc lún của vật liệu cách điện.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

CHÚ THÍCH: Đối với mà ni điện đến 0,2 A lực nén tiếp xúc có thể thu được t vật liu cách điện có đặc tính đ để đảm bảo tiếp xúc tin cậy và lâu dài trong tt c các điều kiện sử dụng bình thường.

25.3. Độ tin cậy của mối nối

Vít và đinh tán dung cho các mối nối điện cũng như các mối ni cơ phải được hãm để chống nới lỏng hoặc chống xoay.

Mối nối giữa các đầu nối và các bộ phận khác phải được thiết kế sao cho không bị nới lỏng trong sử dụng bình thường.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng thử nghiệm bằng tay.

CHÚ THÍCH 1: Các vòng đện đàn hi có thể đm bo hãm tha đáng.

CHÚ THÍCH 2: Đối vi các đinh tán, mũ tán không tròn hoặc có rãnh thích hợp cũng có thể có đ độ hãm.

25.4. Bộ phận bằng kim loại

Bộ phận mang dòng và tiếp điểm nối đất phải là kim loại trong các điều kiện xy ra trong bộ nối nguồn thiết bị, có đủ độ bền cơ và có khả năng chịu ăn mòn.

Các bộ phận có thể phải chịu mài mòn về cơ, thì không được làm bằng thép có lp mạ điện.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và, nếu cần, bằng phân tích hóa hc.

Trong điều kiện m, các kim loại có sự khác biệt lớn về điện thế điện hóa giữa chúng, không được để tiếp xúc với nhau.

CHÚ THÍCH 1: Ví dụ về vật liệu kim loại thích hợp, khi sử dụng trong dải nhiệt độ cho phép và trong điều kiện ô nhiễm hóa chất thông thường (liệt kê này không liệt kê toàn bộ):

– đồng;

– hợp kim chứa tối thiu 58 % đồng đối với các chi tiết được làm từ lá cán nguội hoặc tối thiểu 50 % đồng đối với các chi tiết khác;

– thép không g chứa tối thiểu 13 % crôm và không quá 0,09 % các bon;

– thép mạ kẽm bng phương pháp điện phân theo ISO 2081, lớp mạ có chiều dày tối thiểu là 5 μm (Điều kiện sử dụng ISO No.1);

– thép mạ niken và crôm bằng phương pháp điện phân theo ISO 1456, lớp mạ có chiều dày tối thiểu là 20 μm (Điều kiện sử dụng ISO No.2);

– thép mạ thiếc bằng phương pháp điện phân theo ISO 2093, lớp mạ có chiều dày tối thiểu là 12 μm (Điều kiện sử dụng ISO No.2).

CHÚ THÍCH 2: Vít, đai c, vòng đệm, tấm kẹp và các bộ phân tương tự của đầu nối không được xem là bộ phận mang dòng.

26. Khe hở không khí, chiều dài đường rò và cách điện rắn

26.1. Yêu cu chung

Bộ nối nguồn thiết bị phải có kết cấu sao cho chiều dài đường rò, khe hở không khí và cách điện rắn đ kh năng chịu ứng suất điện, cơ và nhiệt do tác động môi trường có thể xảy ra trong quá trình tuổi thọ dự kiến của bộ nối nguồn thiết bị và bộ nối liên kết.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng các thử nghiệm 26.2, 26.3 và 26.4.

CHÚ THÍCH: Yêu cu và thử nghiệm dựa trên TCVN 10884-1 (IEC 60664-1).

26.2. Khe hở không khí

26.2.1. Định kích thước

Khe hở không khí phải được định kích thước để chịu được điện áp xung danh định do nhà chế tạo công bố.

Đối với bộ nối nguồn thiết bị tiêu chuẩn, điện áp xung danh định tối thiểu là 2 500 V. Đối với các điện áp xung danh định khác, xem Bng 14.

Bảng 14  Đin áp chịu xung danh định đi vi bộ nối nguồn thiết bị được cấp điện trực tiếp từ nguồn điện hạ áp

Điện áp pha – trung tính lấy t điện áp xoay chiều danh nghĩa đến và bằng

V

Điện áp chịu xung danh định

kV

Cấp quá điện áp

I

II

III

50

100

150

300

0,33

0,5

0,8

1,5

0,5

0,8

1,5

2,5

0,8

1,5

2,5

4,0

CHÚ THÍCH 1: Xem TCVN 10884-1 (IEC 60664-1), đ có thêm thông tin. Ví dụ, đối với cấp quá điện áp, xem 4.3.3.2 của TCVN 10884-1:2015 (IEC 60664-1:2007).

CHÚ THÍCH 2: Bộ nối nguồn thiết bị được coi là nằm trong quá điện áp cp II. Quá điện áp cp I có thể áp dụng nếu có các biện pháp đặc biệt đ ngăn ngừa quá điện áp quá độ.

Đối với phép đo:

Các bộ phận có thể tháo rời được mà không cn dụng cụ, phải được tháo ra và bộ phận có thể lắp ráp được theo các hướng khác nhau được đặt ở vị trí bất lợi nhất.

CHÚ THÍCH: Không thể khống chế bộ phn di chuyển được thông qua việc lắp ráp, ví dụ như đai ốc hình lục giác.

Khoảng cách qua các khe hoặc lỗ ở bề mặt của vật liệu cách điện được đo bằng cách sử dụng lá kim loại tiếp xúc với bề mặt. Lá kim loại được n vào các góc và các vị trí tương tự bằng đầu dò thử nghiệm 11 theo IEC 61032, nhưng không n vào các l h.

Một lực 2 N được đặt vào ruột dẫn trần và 30 N đối với bề mặt chạm tới được để làm giảm khe hở không khí khi thực hiện phép đo.

Lực được đặt vào bằng đầu dò thử nghiệm 11 theo IEC 61032.

26.2.2. Giá trị tối thiểu đối với khe hở không khí

Khe hở không khí đối với cách điện chính, cách điện phụ và cách điện chức năng không được nhỏ hơn giá tr quy định trong Bảng 15.

Khe hở không khí đối với cách điện tăng cường không được nhỏ hơn giá tr được quy định đối với cách điện chính trong Bảng 15 nhưng sử dụng bậc cao hơn kế tiếp đối với điện áp chịu xung danh định ở Bng 14.

Kiểm tra sự phù hợp bằng phép đo.

Bng 15 – Khe h không khí đối với cách điện chính

Điện áp chịu xung danh địnha

V

Khe hở không khí ti thiểu trong không khí ở cao hơn mực nước bin đến 2 000 mb

mm

Nhiễm bẩn độ 1

Nhiễm bẩn độ 2

5 00

0,04

0,2

8 00

0,10

0,2

1 500

0,5

0,5

2 500

1,5

1,5

4 000c

3

3

a Điện áp này là:

– điện áp xung lớn nhất có khả năng xut hiện qua khe hở không khí, đối với cách điện chức năng;

– đin áp chịu xung danh định của bộ nối nguồn thiết bị và bộ nối liên kết, đối với cách điện chính bị hở trực tiếp hoặc bị tác động đáng k do quá điện áp quá độ từ nguồn điện hạ áp;

– điện áp xung cao nhất có th xut hiện trong mạch điện, đối với cách điện chính khác.

b Khe hở không khí ở trạng thái cao hơn mực nước bin 2 000 m phải được nhân với hệ số độ cao chính xác theoTCVN 10884-1 (IEC 60664-1).

c Điện áp này ch áp dụng được khi xác định cách điện tăng cường đối với điện áp chịu xung danh định 2,5 kV.

26.3. Chiều dài đường dò

26.3.1. Định kích thước

Chiều dài đường dò phải được định kích thước đối với điện áp có khả năng xảy ra trong sử dụng bình thường, có tính đến nhiễm bn độ 2 và nhóm vật liệu. Có thể đạt đến nhiễm bẩn độ 1 cục bộ do sự bao kín của chiều dài đường dò.

Đối với phép đo:

Các bộ phận có thể tháo rời được mà không cn sử dụng dụng cụ, phải được tháo ra và bộ phận có thể lắp ráp được theo các hướng khác nhau được đặt ở vị trí bất lợi nhất.

CHÚ THÍCH: Không th không chế bộ phận di chuyển được, thông qua việc lắp ráp, ví dụ như đai ốc hình lục giác.

Khoảng cách qua các khe hoặc lỗ ở bề mặt của vật liệu cách điện được đo bằng cách sử dụng lá kim loại tiếp xúc với bề mặt. Lá kim loại được ấn vào các góc và các vị trí tương tự bằng đầu dò thử nghiệm 11 theo IEC 61032, nhưng không ấn vào các lỗ h.

Một lực 2 N được đặt vào ruột dẫn trn và 30 N đối với bề mặt chạm tới được để làm giảm chiều dài đường rò khi thực hiện phép đo.

Lực được đặt vào bằng đầu dò thử nghiệm 11 theo IEC 61032.

CHÚ THÍCH 2: Chiều dài đường dò không được nhỏ hơn khe hở không khí kết hợp.

Nhóm vật liệu được xác định theo Phu lục A.

26.3.2Chidài đường dò tối thiểu

Chiều dài đường dò đối với cách điện chính, cách điện phụ và cách điện chức năng, không được nhỏ hơn giá trị quy định trong Bng 16.

Chiều dài đường dò đối với cách điện tăng cường không được nh hơn hai lần giá trị quy định đối với cách điện chính trong Bng 16.

Kiểm tra sự phù hợp bằng phép đo.

Bảng 16 – Chiều dài đường dò ti thiểu đi vi cách điện chính và cách điện chức năng

 

Chiều dài đường dò

mm

Điện áp hiệu dụnga

Nhiễm bẩn độ 1b

Nhiễm bẩn độ 2b

Nhóm vật liệu

V

 

I

II

IIIc

50

0,18

0,6

0,85

1,2

63

0,2

0,63

0,9

1,25

80

0,22

0,67

0,95

1,3

100

0,25

0,74

1

1,4

125

0,28

0,75

1,05

1,5

160

0,32

0,8

1,1

1,6

200

0,42

1

1,4

2

250

0,56

1,25

1,8

2,5

a Điện áp này là điện áp được hợp lý hóa theo Bảng F.4 của TCVN 10884-1:2015 (IEC 60664-1:2007).

Cho phép nội suy đối với các giá tr trung gian.

b Nhiễm bản độ 1 – Không xảy ra nhiễm bn hoặc ch xuất hiện nhiễm bẩn khô không dẫn điện. Nhiễm bn này không gây ảnh hưởng xu.

Nhiễm bn độ 2 – Ch xuất hiện nhim bn không dẫn điện ngoại trừ đôi khi tạo ra tính dẫn điện tạm thời do khả năng xảy ra sự ngưng t.

c Nhóm vật liệu III bao gm cả llla và lllb

26.4Cách điện rắn

Cách điện rắn phải có khả năng chịu được ứng suất điện và ứng suất cơ một cách bền lâu cũng như các tác động về nhiệt và môi trường có thể xảy ra trong suốt tui thọ dự kiến của bộ nối nguồn thiết bị.

Kiểm tra sự phù hợp bằng phép đo và các thử nghiệm của Điều 15.

Khong cách qua cách điện rắn phụ có thể chạm tới được phải có giá trị tối thiểu là 0,8 mm.

Khoảng cách qua cách điện rắn tăng cường có thể chạm tới được phải có giá tr tối thiểu sau:

– 0,8 mm, đối với điện áp chịu xung danh định 1 500 V;

– 1,5 mm, đối với điện áp chịu xung danh định 2 500 V.

CHÚ THÍCH: Chiều dày nhỏ nhất không được quy định đối với cách điện chức năng, cách điện chính, cách điện rắn phụ không chạm tới đưc và cách điện rắn tăng cường không chạm tới được.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng phép đo.

27. Khả năng chịu nhiệt, cháy và phóng điện bề mặt của vật liệu cách điện

27.1. Khả năng chịu nhiệt và chịu cháy

27.1.1. Yêu cu chung

Bộ phận bằng vật liệu cách điện có thể phải chịu tác động của ứng suất nhiệt do hiệu ứng điện và việc hỏng này có thể ảnh hưởng xấu đến độ an toàn của phụ kiện thì không được bị ảnh hưởng quá mức do quá nhiệt hoặc do cháy.

Đối với phụ kiện có dòng điện danh định lớn hơn 0,2 A, kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sợi dây nóng đỏ theo các điều từ 27.1.2 đến 27.1.11.

 nối nguồn/ổ nối liên kết được tích hợp hoặc lắp trong thiết bị được thử nghiệm theo tiêu chuẩn thiết bị liên quan.

27.1.2. Đối tượng thử nghiệm

Thử nghiệm sợi dây nóng đ được thực hiện đ đảm bảo rằng sợi dây thử nghiệm được đốt nóng bằng điện trong điều kiện thử nghiệm xác định không gây cháy bộ phận cách điện hoặc để đảm bảo rằng bộ phận bằng vật liệu cách điện có thể bắt ldo sợi dây thử nghiệm nóng đ trong điều kiện xác định, ch cháy trong thời gian giới hạn mà không có lửa cháy lan hoặc do bộ phận cháy hoặc các giọt nhỏ từ bộ phận cn thử nghiệm rơi xuống.

27.1.3. Mô tả chung về thử nghiệm.

Thực hiện thử nghiệm trên một mẫu duy nhất.

Trong trường hợp có nghi ng thì phải lặp lại thử nghiệm trên hai mẫu khác.

Thử nghiệm chỉ được thực hiện một lần bằng sợi dây nóng đ. Trong suốt quá trình thử nghiệm, mẫu phải được đặt ở vị trí bt lợi nhất theo mục đích sử dụng (với bề mặt cần thử nghiệm ở vị trí thẳng đứng).

Đầu của sợi dây nóng đ phải được đặt lên bề mặt quy định của mu thử, có lưu ý đến các điều kiện của mục đích sử dụng khi bộ phận bị đốt nóng có thể tr nên tiếp xúc với mu thử.

Nếu không th thực hiện thử nghiệm trên mẫu hoàn chỉnh thì có thể cắt ra một phn thích hợp.

Nếu tiến hành các thử nghiệm quy định ở các vị trí khác nhau trên cũng mẫu thử thì việc hỏng bất kỳ do thử nghiệm trước đó không được làm nh hưng đến kết quả của thử nghiệm cần thực hiện.

Các bộ phận nh, như được định nghĩa trong IEC 60995-2-11, không phải chịu thử nghiệm này.

27.1.4. Mô tả về thiết bị thử nghiệm

Áp dụng Điều 5 của TCVN 9900-2-10:2013 (IEC 60695-2-10:2000). Sử dụng tấm gỗ thông được phủ lớp giấy bn.

27.1.5. Độ khắc nghiệt

Áp dụng các nhiệt độ thử nghiệm dưới đây, được lựa chọn từ nhiệt độ thử nghiệm ưu tiên được quy định trong Điều 6 của TCVN 9900-2-11:2013 (IEC 60695-2-11:2000), Điều 6 của IEC 60695-2-12:2000 và Điều 6 của IEC 60695-2-13:2000:

– 750 °C đối với bộ phận làm bằng vật liệu cách điện được thiết kế để giữ bộ phận mang dòng và bộ phận của mạch nối đất ở đúng vị trí;

– 650 °C đối với tất cả các bộ phận khác được làm bng vật liệu cách điện.

27.1.6. Kiểm tra nhiệt ngẫu

Áp dụng 6.2 của TCVN 9900-2-10:2013 (IEC 60695-2-10:2000).

27.1.7. n định trước

Áp dụng Điều 7 của TCVN 9900-2-10:2013 (IEC 60695-2-10:2000).

27.1.8. Phép đo ban đầu

Áp dụng Điều 8 của TCVN 9900-2-11:2013 (IEC 60695-2-11:2000), Điều 8 của IEC 60695-2-12:2000 và Điều 8 của IEC 60695-2-13:2000.

27.1.9. Quy trình thử nghiệm

Áp dụng Điều 8 của TCVN 9900-2-10:2013 (IEC 60695-2-10:2000).

27.1.10. Quan sát  đo

Áp dụng Điều 11 của TCVN 9900-2-11:2013 (IEC 60695-2-11:2000), Điều 11 của IEC 60695-2-12:2000 và Điều 11 của IEC 60695-2-13:2000.

27.1.11. Đánh giá kết quả thử nghiệm

Áp dụng Điều 12 của TCVN 9900-2-11:2013 (IEC 60695-2-11:2000), Điều 12 của IEC 60695-2-12 và Điều 12 của IEC 60695-2-13:2000.

27.2. Khả năng chịu phóng điện

Bộ phận cách điện đỡ hoặc tiếp xúc với bộ phận mang điện của bộ nối nguồn thiết bị dùng trong điều kiện nóng và của bộ nối nguồn thiết bị dùng trong điều kiện rất nóng, phải bằng vật liệu chịu phóng điện.

Đối với vật liệu khác không phải bằng gốm thì kiểm tra sự phù hợp bằng th nghiệm của Phụ lục A.

28. Khả năng chống gỉ

Các bộ phận bằng sắt phải được bo vệ chống g thích hợp.

Kiểm tra sự phù hợp bằng th nghiệm dưới đây.

Ty sạch tất cả các vết mỡ trên bộ phận cần thử nghiệm bằng cách ngâm trong hóa cht tẩy mỡ nguội trong 10 min. Sau đó các bộ phận này được ngâm vào dung dịch clorua amon 10 % ở nhiệt độ là 20 °C ± 5 °C trong 10 min.

Không đ khô, nhưng sau khi vy sạch các giọt bám trên mu, đặt mẫu vào hộp có chứa không khí bão hòa m ở nhiệt độ là 20 °C ± 5 °C trong 10 min.

Sau khi các bộ phận đã được sấy khô trong 10 min trong tủ gia nhiệt ở nhiệt độ là 100 °C ± 5 °C, bề mặt của chúng không được cho thấy có dấu hiệu bị gỉ.

Một cách khác:

Sau khi ty mỡ, mẫu phải chịu thử nghiệm theo IEC 60068-2-60 bằng cách sử dụng phương pháp thử nghiệm 1 với thời gian thử là 4 ngày.

Sau khi ly ra, bề mặt của mẫu phải cho thấy không có vùng g màu đ. Các vết g màu trắng (oxit kẽm) và vết g màu đ trên phần cắt bề mặt, mép uốn và mối nối hàn nếu loại bỏ được bằng cách chà xát thì được b qua.

CHÚ THÍCH: Đối với các lò xo nhỏ và chi tiết tương tự, và đối với các bộ phận không chm tới được có thể bị chà xát, một lớp mỡ cũng có thể đ để bảo vệ chống g. Các bộ phận như vy ch chịu thử nghiệm này nếu có nghi ngờ về hiệu quả của lớp mở và thử nghiệm khi đó được tiến hành mà không ty m trước.

29. Yêu cầu về tương thích điện từ (EMC)

CHÚ THÍCH: Không tính đến các yêu cầu đối với các phụ kiện có các thành phần điện tử do chưa chưa thiết lập các yêu cầu.

29.1. Miễn nhiễm – Phụ kiện không lắp linh kiện điện t

Các phụ kiện này không bị ảnh hưởng bởi các nhiễu điện từ thông thường và do đó không yêu cầu các thử nghiệm miễn nhiễm.

29.2. Phát xạ – Phụ kiện không lắp linh kiện điện tử

Các phụ kiện này không phát ra các nhiễu điện từ; do đó không cần thử nghiệm phát xạ.

CHÚ THÍCH: Các phụ kiện này có thể chỉ phát ra các nhiễu điện từ trong các hoạt động cắm vào và rút ra của phụ kiện. Tần suất, mức và hệ quả của các phát xạ này thường được coi là một phần của môi trường điện từ thông thưng.

 

PHỤ LỤC A

(quy định)

THỬ NGHIỆM PHÓNG ĐIỆN TẠO VẾT

Thử nghiệm phóng điện tạo vết được thực hiện theo IEC 60112.

CHÚ THÍCH: Nếu không th đạt được với bề mặt 15 mm x 15 mm do kích thước nhỏ của bộ nối nguồn thiết bị thì có thể sử dụng mẫu thử nghiệm đặc biệt có quy trình chế tạo tương tự.

 

PHỤ LỤC B

(quy định)

THỬ NGHIỆM THƯỜNG XUYÊN LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN ĐỐI VỚI CÁC BỘ NỐI NGUỒN THIẾT BỊ ĐƯỢC ĐẤU DÂY TẠI PHÂN XƯỞNG

B.1Yêu cầu chung

Tất cả các phụ kiện được đấu dây tại phân xưởng phải chịu các thử nghiệm dưới đây như thể hiện trong Bảng B.1.

Bảng B.1 – Toàn bộ thử nghiệm

Loại phụ kiện

Thử nghiệm cần thực hiện theo điều

Phụ kiện hai cực

B.2, B.4.1

Phụ kiện có nhiều hơn hai cực

B.2, B.3, B.4

Mẫu lỗi phải được xử lý theo cách sao cho mẫu này không thể đáp ứng chức năng dự kiến hoặc được tách khỏi các sn phẩm đạt yêu cầu theo cách để chúng không thể bán ra thị trường.

Phải có khả năng nhận thấy rằng các bộ nối nguồn thiết bị được đem bán ra thị trường đã chịu tt c các thử nghiệm thường xuyên.

Nhà chế tạo phải lưu giữ tất cả các hồ sơ thử nghiệm đã thực hiện để thể hiện:

– loại sn phẩm;

– ngày thử nghiệm;

– nơi chế tạo (nếu được chế tạo từ hai nơi tr lên);

– số lượng thử nghiệm;

– số lượng mẫu không đạt và các hành động khắc phục đã thực hiện, tức là hủy bỏ/sửa chữa.

Thiết bị thử nghiệm phải được kim tra trước và sau từng giai đoạn sử dụng và trong các giai đoạn sử dụng liên tục, ít nhất là cứ sau 24 h. Trong quá trình kiểm tra này, thiết bị phải cho thy rằng thiết bị hiển thị sự cố khi lắp các sản phm sai lỗi biết trước hoặc khi mô phỏng các sự cố.

Sản phẩm được chế tạo trước khi kiểm tra chỉ được bán ra thị trường nếu việc kiểm tra cho kết quả thỏa đáng.

Thiết bị thử nghiệm phải được kiểm tra/hiệu chuẩn tối thiu một lần trong một năm.

Phải lưu giữ các hồ sơ về tất cả các lần kiểm tra và các điều chỉnh bất kỳ nếu thy cần thiết.

B.2Hệ thống có phân cực; Pha (L) và trung tính (N) – Đấu nối đúng

Đối với hệ thống có phân cực, thử nghiệm phải được thực hiện bằng cách đặt dòng điện trong thời gian không ít hơn 2 s giữa đu ở xa của ruột dẫn L và N của dây nguồn mềm một cách độc lập và chân cắm L và N tương ứng hoặc tiếp điểm L và N tương ứng của bộ nối nguồn thiết bị.

Thời gian 2 s có thể được gim xuống không nhỏ hơn 1 s trên thiết bị thử nghiệm có cơ cấu định giờ tự động.

Cực tính phải đúng.

B.3Sự liên tục của nối đất (PE)

Thử nghiệm phải được thực hiện bằng cách đặt dòng điện trong thời gian không ít hơn 2 s giữa đầu ở xa của một dn PE của dây nguồn mềm và chân cắm hoặc tiếp điểm PE của bộ nối nguồn thiết bị, nếu thích hp.

Thời gian 2 s có thể giảm xuống không nhỏ hơn 1 s trên thiết bị thử nghiệm có bộ định giờ tự động.

Có thể sử dụng các thử nghiệm phù hợp khác.

Phải có sự liền mạch nối đất.

B.4Ngắn mạch/đấu nối sai và gim chiều dài đường rò và khe hở không khí

B.4.1Kiểm tra an toàn của bề mặt chạm tới được

Đối với bộ nối nguồn thiết bị thay dây được, phi kiểm tra xem bộ phận mang điện, ví dụ như các sợi rão, không xuyên qua bề mặt chạm tới được.

Nếu kết cấu và/hoặc quy trình chế tạo phù hợp không thể ngăn ngừa nguy him này thì phải thực hiện thử nghiệm sau hoặc thử nghiệm tương tự (ví dụ như thử nghiệm điện áp xung).

Bề mặt chạm tới được của bộ nối nguồn thiết bị, ngoại tr bề mặt tiếp gài của phích nối và phích cắm liên kết, được kiểm tra cn thận bằng các điện cực được điều chnh và lực n là 20 N.

Đặt điện áp xoay chiều 2 000 V ± 10 % vào bộ phận mang điện và bề mặt của bộ nối nguồn thiết bị, trong thời gian tối thiểu là 1 s.

Không được xảy ra phóng điện bề mặt hoặc phóng điện đánh thủng.

B.4.2Ngắn mạch/đu nối sai

Phải thực hiện thử nghiệm bằng cách đặt điện áp xoay chiều 2 000 V ± 10 %, 50 Hz hoặc 60 Hz vào đầu nối nguồn giữa ruột dẫn L và N và một dẫn E trong thời gian không nhỏ hơn 2s hoặc bằng thử nghiệm điện áp xung sử dụng dạng sóng 1,2/50 μs, giá trị đỉnh 4 kV, ba xung cho mỗi cực, với thời gian giữa các xung không nhỏ hơn 1 s, điện áp thử nghiệm được đặt vào đầu nối nguồn.

Thời gian 2 s có thể giảm xuống không nhỏ hơn 1 s trên thiết bị thử nghiệm có bộ định giờ tự động.

Đối với thử nghiệm này, ruột dẫn L và N có thể được nối với nhau.

Không được xảy ra phóng điện bề mặt.

 

PHỤ LỤC C

(quy định)

TRÌNH TỰ THỬ NGHIỆM

Xem Bng C.1

Bảng C.1 – Trình tự thử nghiệm

Nhóm

Điều/điều nhỏ

Mô t thử nghiệm

 nối nguồn

Phích nối

Ổ nối liên kết

Phích nối liên kết

1

3 mẫu

8

Ghi nhãn

X

X

X

X

9

Kích thước và tính tương tích

X

X

X

X

10

Bảo vệ chống điện giật

X

X

X

X

11

Quy định cho nối đt

X

X

X

X

12

Đầu nối và đầu cốt

X

X

X

X

13

Kết cấu

X

X

X

X

16

Lực cn thiết đ cắm và rút phích nối/ nối đin ra thiết bị

 

X

X

 

17

Hoạt đng của tiếp điểm

X

X

X

X

18

Khả năng chịu nhiệt của bộ nối nguồn thiết bị trong điều kiện nóng và điều kin rt nóng

X

X

 

 

23

Đ bền cơ

X

X

X

X

23.2

Thử nghiệm rơi tự do

 

X

 

X

23.3

Thử nghiệm lực kéo ngang

 

X

X

 

25

Vít, bộ phn mang dòng và mối ni

X

X

X

X

26

Khe hở không khí, chiều dài đường dò và cách điện rắn

X

X

X

X

28

Khả năng chống g

X

X

X

X

29

Yêu cầu về tương thích điện từ (EMC)

X

X

X

X

 

 

 

 

 

 

 

2

3 mẫua

14

Khả năng chống m

X

X

X

X

15

Điện trở cách điện và độ bền điện

X

X

X

X

16

Lực cn thiết đ cắm và rút phích nối/ổ nối liên kết

 

X

X

 

19

Khả năng cắt

 

X

X

 

20

Hot động bình thường

 

X

X

 

 

21

Độ tăng nhiệt

 

X

X

 

 

 

 

 

 

 

 

3

3 mẫub

22

Dây nguồn và nối dây

 

X

 

X

 

 

 

 

 

 

 

4

3 mẫub

22.3

Thử nghiệm uốn

 

X

 

X

 

 

 

5

2 mẫua

24

Khả năng chịu nhiệt và lão hóa

X

X

X

X

 

 

 

 

 

 

 

6

2 mẫub

24.2.2 hoặc 24.2.3

Thử nghiệm lão hóa đối với bộ nối nguồn thiết bị được làm bằng cao su hoặc vật liệu nhựa nhiệt dẻo

X

X

X

X

 

7

2 mẫua

27

Khả năng chịu nhiệt, cháy và phóng điện bề mặt của vật liệu cách điện

27.1.5

Độ khắc nghiệt (thử nghiệm sợi dây nóng đỏ ở 750 °C (mu 1))

X

X

X

X

27.1.5

27.1.5  Độ khắc nghiệt (thử nghiệm sợi dây nóng đỏ ở 650 °C (mu 2))

X

X

X

X

 

8

3 mẫub

27

Khả năng chịu nhiệt, cháy và phóng điện bề mặt của vật liệu cách điện

27.2

Khả năng chịu phóng điện bề mặt

X

X

X

X

a Mẫu của từng vật liệu khác nhau.

b Mẫu của từng kiểu cáp, tiết diện và nhà chế tạo cáp.

 

PHỤ LỤC D

(tham khảo)

SO SÁNH TIẾT DIỆN RUỘT DẪN ĐIỂN HÌNH

Bảng D.1 đưa ra việc so sánh tiết diện một dẫn theo chỉ số chỉ cỡ dây của tiêu chuẩn Mỹ theo mét vuông, inch vuông và mil vòng .

Bng D.1 – So sánh cỡ dây

Cỡ dây

Dưỡng đo s

Tiết diện

Điện trở mt chiều của đồng ở 20°C

Circular

mils

mm2

(AWG)

mm2

m2

Ω/Km

 

0,2

0,196

0,000 304

91,62

387

 

24

0,205

0,000 317

87,60

404

0,3

 

0,283

0,000 438

63,46

558

 

22

0,324

0,000 504

55,44

640

0,5

 

0,500

0,000 775

36,70

987

 

20

0,519

0,000 802

34,45

1 020

0,75

 

0,750

0,001 162

24,80

1 480

 

18

0,823

0,001 272

20,95

1 620

1,0

 

1,000

0,001 550

18,20

1 973

 

16

1,31

0,002 026

13,19

2 580

1,5

 

1,500

0,002 325

12,20

2 960

 

14

2,08

0,003 228

8,442

4 110

2,5

 

2,500

0,003 875

7,56

4 934

 

12

3,31

0,005 129

5,315

6 530

4

 

4,000

0,006 200

4,700

7 894

 

10

5,26

0,008 152

3,335

10 380

6

 

6,000

0,009 300

3,110

11 841

 

8

8,37

0,012 967

2,093

16 510

10

 

10,000

0,001 550

1,840

19 735

 

6

13,3

0,020 610

1,320

26 240

16

 

16,000

0,024 800

1,160

31 576

 

4

21,1

0,032 780

0,8295

41 740

25

 

25,000

0,038 800

0,7340

49 338

 

2

33,6

0,052 100

0,5211

66 360

35

 

35,000

0,054 200

0,5290

69 073

 

1

42,4

0,065 700

0,4139

83 690

50

 

47,000

0,072 800

0,3910

92 756

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] IEC 60050 (tất cả các phần), International Electrotechnical Vocabulary (available from <http://www.electropedia.org/>)))(Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế (có sẵn tại <http://www. electropedia.org/>))

[21 TCVN 7447-4-44 (IEC 60364-4-44), Hệ thống lắp đặt điện hạ áp. Phn 4-44: Bảo vệ an toàn. Bảo vệ chống nhiễu điện áp và nhiễu điện từ

[3] IEC 61140, Protection against electric shock- Common aspect for installation and equipment (Bảo vệ chống điện giật – Vấn đề chung về lắp đặt và thiết bị)

[4] TCVN 5023 (ISO 1456), Lớp phủ kim loại và lớp phủ vô cơ khác – Lớp mạ Niken-Crom và mạ Đồng- Niken-Crom

[5] TCVN 5026 (ISO 2081), Lớp phủ kim loại và lớp phủ vô cơ khác – Lớp kẽm mạ điện có xử lý bổ sung trên nền gang hoặc thép

[6] TCVN 5596:2007 (ISO 2093:1986), Lớp mạ thiếc – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2Tài liệu viện dẫn

3Thuật ngữ và định nghĩa

4Yêu cầu chung

5. Lưu ý chung đối với các thử nghiệm

6. Thông số đặc trưng tiêu chuẩn

7. Phân loại

8. Ghi nhãn

9. Kích thước và tính tương thích

10. Bảo vệ chống điện giật

11. Quy định cho nối đất

12. Đầu nối và đầu cốt

13. Kết cấu

14. Khả năng chống ẩm

15. Điện trở cách điện và độ bền điện

16. Lực cần thiết để cắm và rút phích nối/ ni liên kết

17. Hoạt động của tiếp điểm

18. Khả năng chịu nhiệt của bộ nối nguồn thiết bị trong điều kiện nóng hoặc điều kiện rất nóng

19. Khả năng cắt

20. Hoạt động bình thường

21. Độ tăng nhiệt

22. Dây nguồn và nối dây

23. Độ bền cơ

24. Khả năng chịu nhiệt và lão hóa

25. Vít, bộ phận mang dòng và mối nối

26. Khe hở không khí, chiều dài đường rò và cách điện rắn

27. Khả năng chịu nhiệt, cháy và phóng điện bề mt của vật liệu cách điện

28. Khả năng chống g

29. Yêu cầu về tương thích điện từ (EMC)

Phụ lục A (quy định) – Thử nghiệm phóng điện tạo vết

Phụ lục B (quy định) – Thử nghiệm thường xuyên liên quan đến an toàn đối với các bộ nối nguồn thiết bị được đấu dây tại phân xưng

Phụ lục C (quy định) – Trình tự thử nghiệm

Phụ lục D (tham khảo) – So sánh về tiết diện một dẫn điển hình

Thư mục tài liệu tham kho



1 Đã có TCVN 9900-2-12:2013 hoàn toàn tương đương với IEC 60695-2-12:2010.

2 Đã có TCVN 9900-2-13:2013 hoàn toàn tương đương với IEC 60695-2-13:2010.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10899-1:2015 (IEC 60320-1:2015) VỀ BỘ NỐI NGUỒN DÙNG CHO THIẾT BỊ GIA DỤNG VÀ CÁC MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CHUNG TƯƠNG TỰ – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN10899-1:2015 Ngày hiệu lực 31/12/2015
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giao dịch điện tử
Ngày ban hành 31/12/2015
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản