TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10897:2015 (IEC/TR 62130:2012) VỀ DỮ LIỆU THỰC ĐỊA VỀ KHÍ HẬU BAO GỒM KIỂM TRA XÁC NHẬN
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10897:2015
IEC/TR 62130:2012
DỮ LIỆU THỰC ĐỊA VỀ KHÍ HẬU BAO GỒM KIỂM TRA XÁC NHẬN
Climatic field data including validation
Lời nói đầu
TCVN 10897:2015 hoàn toàn tương đương với IEC/TR 62130:2012;
TCVN 10897:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E3 Thiết bị điện tử dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DỮ LIỆU THỰC ĐỊA VỀ KHÍ HẬU BAO GỒM KIỂM TRA XÁC NHẬN
Climatic field data including validation
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này cung cấp các khuyến cáo có thể truy nguồn từ các dữ liệu thực địa đã được kiểm tra xác nhận để cập nhật TCVN 7921-2-1 (IEC 60721-2-1).
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
IEC 60721 -1:19821, Classification of environmental conditions – Part 1: Environmental parameters and their severities (Phân loại điều kiện môi trường – Phần 1: Tham số môi trường và độ khắc nghiệt)
IEC 60721-2-1:19822, Classification of environmental conditions – Part 2-1: Environmental conditions appearing in nature – Temperature and humidity, Amendment 1:1987 (Phân loại điều kiện môi trường – Phần 2-1: Điều kiện môi trường xuất hiện trong tự nhiên – Nhiệt độ và độ ẩm, Sửa đổi 1:1987)
3. Tiêu chuẩn IEC 60721-2-1 đề cập tới nhiệt độ và độ ẩm
Tiêu chuẩn IEC 60721-2-1:1982 và Sửa đổi 1 (1987) đưa ra các bản đồ các loại khí hậu với các tham số sau:
– giá trị trung bình của các giá trị trung bình ngày cực trị trong năm của nhiệt độ, độ ẩm và nhiệt độ cao nhất với RH < 95 %;
– giá trị trung bình của các giá trị trung bình ngày cực trị trong năm của nhiệt độ, độ ẩm và nhiệt độ cao nhất với RH ≥ 95 %;
– các giá trị cực trị tuyệt đối của nhiệt độ, độ ẩm và nhiệt độ cao nhất với RH ≥ 95 %.
Giá trị các tham số và các bản đồ về khí hậu ngoài trời thống kê ở các vùng địa lý trên thế giới được cho trong các Bảng 1 đến 3, và các hình 1 và Hình 2 tương ứng.
Bảng 1 – Các loại khí hậu theo giá trị trung bình ngày cực trị từ tiêu chuẩn
Loại khí hậu |
Giá trị trung bình của các giá trị trung bình ngày cực trị trong năm của nhiệt độ và độ ẩm |
|||
Nhiệt độ thấp |
Nhiệt độ cao |
Nhiệt độ cao nhất với RH ≥ 95 % |
Độ ẩm tuyệt đối cao nhất |
|
°C |
°C |
°C |
g xm-3 |
|
Cực lạnh (ngoại trừ vùng trung tâm châu Nam cực) |
-55 |
+26 |
+18 |
14 |
Lạnh |
-45 |
+25 |
+13 |
12 |
Lạnh ôn hòa |
-29 |
+29 |
+18 |
15 |
Nóng ôn hòa |
-15 |
+30 |
+20 |
17 |
Nóng khô |
-10 |
+35 |
+23 |
20 |
Nóng khô vừa |
0 |
+35 |
+24 |
22 |
Cực nóng khô |
+8 |
+43 |
+26 |
24 |
Nóng ẩm |
+12 |
+35 |
+28 |
27 |
Nóng ẩm, đều |
+17 |
+33 |
+31 |
30 |
Bảng 2 – Các loại khí hậu theo giá trị cực trị hằng năm từ tiêu chuẩn
Loại khí hậu |
Giá trị trung bình của các giá trị cực trị hằng năm của nhiệt độ và độ ẩm |
|||
Nhiệt độ thấp |
Nhiệt độ cao |
Nhiệt độ cao nhất với RH ≥ 95 % |
Độ ẩm tuyệt đối cao nhất |
|
°C |
°C |
°C |
g xm-3 |
|
Cực lạnh (ngoại trừ vùng trung tâm châu Nam cực) |
-65 |
+32 |
+20 |
17 |
Lạnh |
-50 |
+32 |
+20 |
18 |
Lạnh ôn hòa |
-33 |
+34 |
+23 |
20 |
Nóng ôn hòa |
-20 |
+35 |
+25 |
22 |
Nóng khô |
-20 |
+40 |
+27 |
24 |
Nóng khô vừa |
-5 |
+40 |
+27 |
25 |
Cực nóng khô |
+3 |
+55 |
+28 |
27 |
Nóng ẩm |
+5 |
+40 |
+31 |
30 |
Nóng ẩm, đều |
+13 |
+35 |
+33 |
36 |
Bảng 3 – Loại khí hậu theo giá trị cực trị tuyệt đối từ tiêu chuẩn
Loại khí hậu |
Giá trị cực trị tuyệt đối của nhiệt độ và độ ẩm |
|||
Nhiệt độ thấp |
Nhiệt độ cao |
Nhiệt độ cao nhất với RH ≥ 95 % |
Độ ẩm tuyệt đối cao nhất |
|
°C |
°C |
°C |
g xm-3 |
|
Cực lạnh (ngoại trừ vùng trung tâm châu Nam cực) |
-75 |
+40 |
+24 |
20 |
Lạnh |
-60 |
+40 |
+27 |
22 |
Lạnh ôn hòa |
-45 |
+40 |
+28 |
25 |
Nóng ôn hòa |
-30 |
+40 |
+28 |
25 |
Nóng khô |
-30 |
+45 |
+30 |
27 |
Nóng khô vừa |
-15 |
+45 |
+31 |
30 |
Cực nóng khô |
-10 |
+60 |
+31 |
30 |
Nóng ẩm |
0 |
+45 |
+35 |
36 |
Nóng ẩm, đều |
+4 |
+40 |
+37 |
40 |
Hình 1. Bản đồ thể hiện các loại khí hậu và các kết hợp của chúng
Hình 2 – Bản đồ thể hiện các nhóm khí hậu
4. Nhiệm vụ 1
Mục đích của nhiệm vụ 1 là thu thập các dữ liệu thực địa và đối chiếu các dữ liệu đã xác nhận thành một hình thức thích hợp để so sánh với tiêu chuẩn IEC 60721-2-1.
Các dữ liệu thực địa đã được thu thập từ hai nguồn chính độc lập. Các dữ liệu đã được tổ chức, sắp xếp và phân tích bằng cách sử dụng một bảng tính (Hình 3 và đính kèm). Phụ lục A cho thấy các dữ liệu đồ họa dựa trên các dữ liệu trong Phụ lục B. Quá trình xác nhận được mô tả chi tiết trong Điều 5 và Điều 6.
Hình 3 – Ảnh chụp màn hình từ bảng tính phân tích dữ liệu
5. Nhiệm vụ 2
5.1. Tổng quan
Mục đích của nhiệm vụ 2 là đảm bảo tính truy nguồn của quá trình so sánh.
5.2. Mô tả quá trình so sánh
Quá trình ở cấp cao cho việc cập nhật các tiêu chuẩn IEC 60721-2 [1]3 được đưa ra trên Hình 4. Qui trình có bốn giai đoạn chính. Tính truy nguồn giữa dữ liệu thực địa đo được và các giá trị cho trong tiêu chuẩn có thể đạt được bằng cách làm theo quy trình này. Các hành động được nêu chi tiết đã được thực hiện trong từng giai đoạn được cho trong Bảng 4. Để đảm bảo tính truy nguồn đầy đủ, điều quan trọng là tất cả các giai đoạn trong quá trình đều được ghi lại thành tài liệu và các nguồn sử dụng có thể được tìm thấy sau này.
Trong Giai đoạn 1, quyết định các tiêu chuẩn sẽ được rà soát và có thể sẽ được cập nhật. Trong Giai đoạn 2, xác định các nguồn dữ liệu và thu thập các dữ liệu với một số thuộc tính nhất định. Phân tích các dữ liệu và so với các giá hiện nay trong tiêu chuẩn cụ thể được thực hiện trong Giai đoạn 3. Quá trình so sánh dữ liệu là một giai đoạn quan trọng để đảm bảo tính truy nguồn của dữ liệu và nó có thể thay đổi tùy theo các tham số nào đang được quan tâm. Giai đoạn này được mô tả chi tiết tại Điều 6.
Đầu ra của quá trình (Giai đoạn 4) giúp cho đội ngũ bảo trì quyết định tiêu chuẩn cần được cập nhật và/hoặc sửa đổi ra sao. Quyết định này cũng có thể là một đề xuất giữ nguyên các tham số trong tiêu chuẩn như hiện có.
Hình 4 – Quá trình so sánh ở cấp cao để đảm bảo tính truy nguồn của dữ liệu
Bảng 4 – Các giai đoạn trong quá trình và các hành động trong mỗi giai đoạn
Giai đoạn của quá trình |
Hành động |
Giai đoạn 1. Quyết định sẽ rà soát lại tiêu chuẩn nào và các tham số nào | Quyết định sẽ rà soát tiêu chuẩn nào
Quyết định sẽ rà soát các tham số nào Ghi lại thành tài liệu các quyết định |
Giai đoạn 2. Xác định nguồn dữ liệu | Xác định các dữ liệu và các nguồn đầu vào khác của các tham số
Xác định tên của tổ chức nguồn dữ liệu (trường đại học, cơ quan khí tượng hoặc tổ chức tương ứng) Đảm bảo các nguồn dữ liệu là độc lập với nhau, tức là không có cùng dữ liệu Xác định ngày tháng và thời gian thu thập dữ liệu Xác định vị trí thực hiện phép đo Ghi lại thành tài liệu tính không đảm bảo của dữ liệu Ghi lại thành tài liệu tất cả các thuộc tính nêu trên |
Giai đoạn 3. So sánh | Sắp xếp dữ liệu trong một định dạng để có thể so sánh với các dữ liệu cho trong tiêu chuẩn
So sánh, đánh giá xem có cần thiết phải thay đổi Phân tích tác động của việc thay đổi có thể Ghi lại thành tài liệu quá trình so sánh |
Giai đoạn 4. Ra quyết định | Ra quyết định về đề xuất thay đổi có thể
Ra quyết định liệu có cần thiết thay đổi hay không Ghi lại thành tài liệu các quyết định cùng với lý do Gửi quyết định tới đội ngũ bảo trì liên quan |
5.3. Tính truy nguồn của các tham số nhiệt độ và độ ẩm bằng cách sử dụng quá trình chính
5.3.1. Tổng quan
Điều này mô tả mỗi giai đoạn của quá trình và các hành động được thực hiện trong mỗi giai đoạn.
5.3.2. Giai đoạn 1 của quá trình – Quyết định sẽ rà soát tiêu chuẩn nào và các tham số nào
Các tham số nhiệt độ và độ ẩm trong IEC 60721-2-1 cần được rà soát lại. Quyết định có thể được tìm thấy trong các biên bản họp của IEC TC 104 và WG14 từ tháng 6 năm 2006.
5.3.3. Giai đoạn 2 của quá trình – Xác định các nguồn dữ liệu và tài liệu tham khảo khác
Hai nguồn dữ liệu [2], [3] đã được xác định và sử dụng làm các nguồn đầu vào trong cuộc họp của nhóm công tác WG14TC104 ở Stockholm, tháng 6 năm 2006 (xem biên bản cuộc họp chưa được xác nhận [4]). Các tài liệu tham khảo [5] và [6] cho các bản đồ phân loại khí hậu đã được xác định sau cuộc họp tại Stockholm:
a) Cơ sở dữ liệu MIL210 ExPERT (Phiên bản 1.0 tháng 7 năm 1997) [2]
Dữ liệu được cung cấp bởi ACFFF / SYS AFRL, 88 WS. Các dữ liệu hằng ngày về nhiệt độ và độ ẩm đã được thu thập trong các năm 1973 – 1992. Địa điểm đo chủ yếu là các sân bay và các thành phố lớn trên toàn thế giới. Tổng số các vị trí /trạm là 289. Độ không đảm bảo của phép đo không được ghi trong đĩa CD. Nguồn dữ liệu không chứa dữ liệu về nhiệt độ cao nhất với RH> 95%.
b) The Hutchinson World Weather Guide của các tác giả E.A. Pearce và C.G. Smith (ISBN 1-85986- 342-6, 2000, Helicon Publishing Ltd) [3]
Dữ liệu trong cuốn sách này do Văn phòng Khí tượng Anh cung cấp. Thời gian đo dài ngắn khác nhau giữa các vị trí. Khoảng thời gian đo tính bằng năm thay đổi từ 2 năm lên đến 105 năm (Toronto, Ontario ở Canada). Các năm thể hiện thời gian công bố các phép đo. Chi tiết về địa điểm và tính không đảm bảo đo không được ghi nhận trong cuốn sách. Nguồn dữ liệu không chứa dữ liệu về nhiệt độ cao nhất với RH> 95%.
c) M. Kottek, J. Grieser, C. Beck, B. Rudolf, và F. Rubel, 2006: Bản đồ thế giới của Köppen-Geiger về phân loại khí hậu đã được cập nhật. Meteorol. Z., 15, 259-263 [5]
Các bộ dữ liệu (1951 – 2000) là từ Ban Nghiên cứu Khí hậu (CRU) của Đại học East Anglia và từ Trung tâm Khí hậu Giáng thủy Toàn cầu (GPCC) tại Cục Thời tiết Đức. Chi tiết về các phương pháp phân tích dữ liệu được đưa ra trong tài liệu. Tài liệu tham khảo 3 không chứa dữ liệu về nhiệt độ cao nhất với RH> 95%. IEC thừa nhận công trình này trong các tài liệu tham khảo nhưng đã thay đổi mô tả “Tuyết” thành “Lạnh”, “Nóng ôn hòa” thành “Ôn hòa” và “Xích đạo” thành “Nhiệt đới”.
d) Christoph Beck, Jürgen Grieser, Markus Kottek, Franz Rubel và Bruno Rudolf, Đặc trưng cho thay đổi khí hậu toàn cầu bằng Phân loại khí hậu Köppen, Klimastatusbericht, 2005, 139-149 [6]
Các bộ dữ liệu (1951 – 2000) là từ Ban Nghiên cứu Khí hậu (CRU) của Đại học East Anglia và từ Trung tâm Khí hậu Giáng thủy Toàn cầu (GPCC) tại Cục Thời tiết Đức. Chi tiết về các phương pháp phân tích dữ liệu được đưa ra trong tài liệu bao gồm một bản đồ khí hậu chi tiết hơn. Tài liệu tham khảo [6] không chứa dữ liệu về nhiệt độ cao nhất với RH> 95%.
Các tài liệu tham khảo [2] và [3] đã được sử dụng để so sánh các giá trị nhiệt độ và độ ẩm. Các dữ liệu dùng cho các tài liệu tham khảo là độc lập với nhau. Các tài liệu tham khảo [5] và (6) đã được sử dụng cho mục đích so sánh và bản đồ của các lớp khí hậu.
5.3.4. Giai đoạn 3 của quá trình – Quá trình so sánh để đảm bảo tính truy nguồn của dữ liệu
Giai đoạn 3 của quá trình được nêu chi tiết tại Điều 6 “để mô tả các quá trình so sánh dữ liệu có thể chấp nhận”.
5.3.5. Giai đoạn 4 của quá trình – Ra quyết định về sự những cần thiết phải thay đổi
Bốn khuyến nghị thay đổi khác nhau đã được xác định liên quan đến các loại khí hậu, các định nghĩa, các giá trị và các bản đồ. Các khuyến nghị cùng với lý do được đưa ra trong Điều 7.
6. Nhiệm vụ 3
6.1. Tổng quan
Mục đích của nhiệm vụ 3 là mô tả các quá trình so sánh dữ liệu có thể chấp nhận.
Mục đích của quá trình so sánh dữ liệu là để đảm bảo tính truy nguồn của dữ liệu. Quá trình này là một phần của quá trình so sánh chính (Giai đoạn 3).
Tại cuộc họp tháng 10 năm 2006, WG14 đã thảo luận cách so sánh các dữ liệu thu thập được với các bảng và cách cập nhật bản đồ các loại khí hậu trên thế giới đưa ra trong IEC 60721-2-1 và như được thể hiện trong Phụ lục A (xem thêm các Hình 1 và 2). Để so sánh các dữ liệu, đã quyết định trước tiên phải xác nhận bản đồ (Hình 1).
6.2. Quá trình phân tích bản đồ
Quá trình phân tích bản đồ như sau:
a) Lập một bảng tính có chứa tất cả các điểm dữ liệu nhiệt độ và độ ẩm (địa điểm và/hoặc thành phố) từ các nguồn khác nhau.
b) Tìm các loại khí hậu theo IEC 60721-2-1 hiện nay từ bản đồ cho mỗi điểm dữ liệu. Chỉ sử dụng các loại khí hậu chính.
c) Phân loại các điểm dữ liệu theo các loại khí hậu theo tiêu chuẩn IEC 60721-2-1 hiện nay.
d) So sánh các giá trị cho trong các Bảng 1 đến 3 IEC 60721-2-1:1982 với mỗi điểm dữ liệu trong bảng tính.
e) Tìm các điểm dữ liệu không thuộc về loại khí hậu cụ thể.
f) Phân tích bản đồ hiện có trong IEC 60721-1. Có bao nhiêu điểm dữ liệu thuộc về mỗi loại khí hậu cụ thể?
Từ kết quả phân tích đã nhận thấy rằng khoảng 35 % các điểm dữ liệu đã không thuộc loại khí hậu mà theo giả định lẽ ra phải thuộc về. Dựa trên phát hiện này và thảo luận thêm đã kết luận rằng bản đồ đã không được cập nhật và nó chỉ có thể được sử dụng để tham khảo. Đã thảo luận việc bổ sung một từ chối trách nhiệm.
Bản đồ hiện tại trong IEC 60721-2-1 chứa 9 loại khí hậu chính và 6 kết hợp khác nhau các loại khí hậu chính. WG14 đã thảo luận rằng khó có thể sử dụng bản đồ này do số lượng các loại khí hậu được giới thiệu chi tiết. Đã quyết định cần có một bản đồ dễ đọc hơn. Đề xuất này bao gồm năm loại khí hậu chính mới. Tại cuộc họp tháng 10 năm 2006, nhóm công tác đã thảo luận tên các chủng loại mới là: Rất thấp, Thấp, Trung gian, Cao và Cao ẩm. Sau cuộc họp tháng 10 năm 2006, các tài liệu tham khảo [5] và [6] đã được phát hiện và trưởng nhóm đã đưa ra đề xuất mới là sử dụng cùng các chủng loại chính như trong các tài liệu tham khảo [5] và [6] vì nhiều lý do có lợi. Chúng được đưa ra trong 7.1.
Quá trình phân tích các loại khí hậu, các bản đồ và các tham số nhiệt độ và độ ẩm là như sau:
1) Hình thành năm loại khí hậu mới bằng cách kết hợp các loại theo IEC 60721-2-1:
Các loại theo IEC 60721-2-1 | Các loại khí hậu mới được đề xuất |
Nóng ẩm và Nóng ẩm, đều | Nhiệt đới |
Nóng khô vừa, Cực nóng khô | Khô cằn |
Nóng ôn hòa và Nóng khô | Ôn hòa |
Lạnh ôn hòa | Lạnh |
Cực lạnh và Lạnh | Địa cực |
2) Thêm nhiều điểm dữ liệu mới và rà soát các điểm dữ liệu này bằng cách sử dụng bảng tính để tìm các lỗi có thể có.
3) Sắp xếp các điểm dữ liệu (vị trí đo) theo loại khí hậu được đề xuất từ các Tài liệu tham khảo [5] và [6].
4) Phân tích các giá trị nhiệt độ và độ ẩm dùng cho các loại khí hậu mới. Kết quả phân tích cho mỗi loại khí hậu được đưa ra trong Phụ lục A. Một số giá trị được làm tròn và hiệu chỉnh để tương ứng tốt hơn với các điểm dữ liệu thực nghiệm (địa điểm/thành phố).
5) Đề xuất các loại khí hậu mới và các giá trị mới đối với nhiệt độ và độ ẩm (Điều 7).
6.3. Phân tích tác động
Bám theo các mục tiêu của WG14 và các kết quả của quá trình so sánh, hiển nhiên là một số các tham số, giá trị và bản đồ trong tiêu chuẩn cần được cập nhật dựa trên các kết quả được tìm thấy.
Tác động chính của việc cập nhật so với các tiêu chuẩn hiện hành là như sau:
– Nền, quá trình phân tích và các nguồn của các giá trị cần được biết;
– Dễ sử dụng hơn do giảm số lượng các loại khí hậu chính (một tiêu chí của công tác của WG14);
– Khoảng 50 % các giá trị nhiệt độ và độ ẩm sẽ thay đổi do giảm số lượng chủng loại;
– Dải rộng hơn là cần thiết;
– Loại bỏ một tham số vì các lý do truy nguồn (không thấy có dữ liệu);
– Bản đồ cập nhật, đơn giản và chi tiết tương ứng với các giá trị nhiệt độ và độ ẩm.
7. Nhiệm vụ 4 – Đưa ra các khuyến cáo có thể truy nguồn để cập nhật IEC 60721-2-1
7.1. Tổng quan
Có bốn khuyến cáo khác nhau về cách cập nhật IEC 60721-2-1. Các khuyến cáo và lý do được đưa ra dưới đây.
7.2. Khuyến cáo 1 – Đặt tên cho các loại khí hậu mới
WG14 đề nghị nhóm bảo trì kết hợp và đổi tên các loại khí hậu hiện tại trong IEC 60721-2-1 theo Bảng 5. Tên của các loại khí hậu dựa trên các tài liệu tham khảo [5] và [6]. Lý do biện minh cho việc đề nghị thay đổi là như sau:
– Để cho phép sử dụng tiêu chuẩn dễ dàng hơn do giảm số chủng loại các loại khí hậu chính;
– Thúc đẩy tư duy “tiêu chuẩn hóa” hội tụ bằng việc sử dụng các loại khí hậu đã được sử dụng rộng rãi nhất và đã được công bố quen thuộc;
– Tạo cho người đọc, khi cần thiết, khả năng biết thêm thông tin chi tiết của các loại khí hậu bằng cách tham khảo các loại khí hậu đã được công bố. Điều này đặc biệt cần thiết khi thiết kế hoặc mua sản phẩm cho các môi trường nhất định;
– Để cho phép truy cập dễ dàng hơn các dữ liệu đằng sau bản đồ bằng cách tham khảo các ấn phẩm và tài liệu tham khảo trên trang web.
Bảng 5 – Các loại khí hậu được khuyến cáo
Khuyến cáo các lớp mới |
Các lớp hiện tại theo IEC 60721-2-1 khi kết hợp |
Nhiệt đới | Nóng ẩm và Nóng ẩm, đều |
Khô cằn | Nóng khô vừa, Cực nóng khô |
Ôn hòa | Nóng ôn hòa và Nóng khô |
Lạnh | Lạnh ôn hòa |
Địa cực | Cực lạnh và Lạnh |
7.3. Khuyến cáo 2 – Định nghĩa các loại khí hậu mới
Định nghĩa của các loại khí hậu mới được đưa ra trong Bảng 6. Các định nghĩa này được lấy từ tài liệu tham khảo [6].
Bảng 6 – Định nghĩa của các loại khí hậu được đề nghị (tài liệu tham khảo [6])
Loại khí hậu |
Định nghĩa |
Nhiệt đới | Các khí hậu nhiệt đới mưa nơi có nhiệt độ trung bình của các tháng lạnh nhất vượt quá +18,0 °C |
Khô cằn | Các khí hậu khô cằn, lượng mưa ít hơn 500 mm |
Ôn hòa | Các khí hậu ôn hòa mưa nơi có nhiệt độ trung bình của tháng lạnh nhất là từ -3,0 °C đến +18,0 °C |
Lạnh | Các khí hậu rừng phương bắc và tuyết. Nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất vượt quá 10,0 °C và nhiệt độ trung bình của tháng lạnh nhất dưới -3,0 °C. |
Địa cực | Các khí hậu tuyết lạnh. Nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất dưới 10,0 °C |
7.4. Khuyến cáo 3 – Các giá trị dùng cho các loại khí hậu mới
Các chủng loại khí hậu mới được đề nghị và các giá trị tương ứng được trình bày trong các Bảng 7 đến 9. Các giá trị dựa trên các dữ liệu được đưa ra trong các tài liệu tham khảo [2] và [3]. Do yêu cầu về tính truy nguồn của dữ liệu, và không có dữ liệu được tìm thấy, đã đề nghị để loại bỏ “Nhiệt độ cao nhất với RH ≥ 95%” khỏi tiêu chuẩn này. Lý do cho đề nghị này là các yêu cầu về tính truy nguồn của dữ liệu. Tất cả các nguồn dữ liệu đã được sử dụng trong việc chuẩn bị tiêu chuẩn này bây giờ đã được biết rõ và tính truy nguồn đã đạt được. Ngoài ra các tham số có thể được cập nhật dễ dàng hơn khi nhận được thông tin mới độc lập.
Bảng 7 – Các loại khí hậu theo các giá trị trung bình ngày cực trị
Loại khí hậu |
Giá trị trung bình của các giá trị trung bình ngày cực trị trong năm của nhiệt độ và độ ẩm |
||
Nhiệt độ thấp °C |
Nhiệt độ cao °C |
Độ ẩm tuyệt đối cao nhất g x m–3 |
|
Nhiệt đới |
10 |
40 |
30 |
Khô cằn |
0 |
45 |
25 |
Ôn hòa |
-15 |
40 |
25 |
Lạnh |
-25 |
35 |
25 |
Địa cực |
-40 |
25 |
15 |
Bảng 8 – Các loại khí hậu theo các giá trị cực trị trong năm
Loại khí hậu |
Giá trị trung bình của các giá trị cực trị trong năm của nhiệt độ và độ ẩm |
||
Nhiệt độ thấp °C |
Nhiệt độ cao °C |
Độ ẩm tuyệt đối cao nhất g x m-3 |
|
Nhiệt đới |
5 |
45 |
35 |
Khô cằn |
-10 |
50 |
30 |
Ôn hòa |
-20 |
40 |
30 |
Lạnh |
-45 |
45 |
25 |
Địa cực |
-50 |
30 |
20 |
Bảng 9 – Các loại khí hậu theo giá trị cực trị tuyệt đối
Loại khí hậu |
Các giá trị cực trị tuyệt đối của nhiệt độ và độ ẩm |
||
Nhiệt độ thấp °C |
Nhiệt độ cao °C |
Độ ẩm tuyệt đối cao nhất g x m-3 |
|
Nhiệt đới |
0 |
50 |
40 |
Khô cằn |
-20 |
55 |
35 |
Ôn hòa |
-30 |
50 |
35 |
Lạnh |
-50 |
45 |
30 |
Địa cực |
-60 |
35 |
25 |
7.5. Khuyến cáo 4 – Cập nhật bản đồ các lớp khí hậu
Có ba lựa chọn về cách cập nhật các bản đồ khí hậu trong IEC 60721-2-1:
a) Lựa chọn 1 – Sử dụng các bản đồ hiện tại mới nhất có sẵn trong các báo cáo khoa học. IEC TC104/WG14 được các tác giả cho phép sử dụng bản đồ như trong Hình 5 trong tài liệu tham khảo [5], với điều kiện nêu tên các tác giả và tạp chí trong tiêu chuẩn4. Trong trường hợp này, các bản đồ và dữ liệu trong các Bảng 7 đến Bảng 9 tương ứng trực tiếp với nhau.
b) Lựa chọn 2 – Vẽ một bản đồ mới với 181 địa điểm từ các bảng tính và sử dụng các tài liệu tham khảo [2] và [3]. Lý do: bản đồ sẽ dễ dàng cập nhật bằng cách thêm các địa điểm mới (thành phố, quốc gia). Trong trường hợp này, bản đồ và các dữ liệu được khuyến cáo trong các Bảng 7 đến Bảng 9 tương ứng với nhau.
c) Lựa chọn 3 – Giữ bản đồ hiện có và thêm một từ chối trách nhiệm rằng (các) bản đồ chỉ có thể được sử dụng cho mục đích tham khảo. Tính tương ứng của dữ liệu và bản đồ là khoảng 65%.
WG14 khuyến cáo sử dụng Lựa chọn 1.
CHÚ THÍCH: WG14 nhận được một phiên bản mới của bản đồ vào tháng 2 năm 2007 (xem ghi chú 2).
Hình 5 – Các loại khí hậu chính từ tài liệu tham khảo [5]
Bảng 10 – Bảng đối chiếu giữa các loại khí hậu khác nhau
Các loại khí hậu mới được đề nghị |
Các loại khí hậu được đề nghị trước đây |
Các loại khí hậu Köppen-Geiger |
Các loại khí hậu theo IEC 60721-2-1 |
Nhiệt đới |
Xích đạo |
Xích đạo |
Nóng ẩm và |
Khô cằn |
Khô cằn |
Khô cằn |
Nóng khô vừa, |
Ôn hòa |
Nóng ôn hòa |
Nóng ôn hòa |
Nóng ôn hòa và |
Lạnh |
Lạnh |
Tuyết |
Lạnh ôn hòa |
Địa cực |
Địa cực |
Địa cực |
Cực lạnh và lạnh |
PHỤ LỤC A
(tham khảo)
Phân tích nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối
Phụ lục A cho thấy, đối với từng vị trí từ Phụ lục B, nhiệt độ cao và thấp và độ ẩm tuyệt đối cao. Các con số này được chia thành từng loại khí hậu được đề nghị. Trên mỗi hình, các giới hạn đề nghị cho nhiệt độ cao (HT), nhiệt độ thấp (LT) và độ ẩm tuyệt đối cao (AH) được thể hiện. Các giới hạn này được chọn để tìm ra giới hạn bao gồm hầu hết các vị trí.
Các Hình A.1, A.2 và A.3 mô tả nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối cho loại hình khí hậu vùng địa cực.
Hình A.1 – Địa cực: Các giá trị trung bình ngày
Hình A.2 – Địa cực: Trung bình năm
Hình A.3 – Địa cực: Các giá trị cực trị
Các Hình A.4, A.5 và A.6 mô tả nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối cho các vùng loại khí hậu lạnh.
Hình A.4 – Lạnh: Các giá trị trung bình ngày
Hình A.5 – Lạnh: Các giá trị trung bình năm
Hình A.6 – Lạnh: Các giá trị cực trị
Các Hình A.7, A.8 và A.9 mô tả nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối cho các vùng loại khí hậu ôn hòa.
Hình A.7 – Nóng ôn hòa: Các giá trị trung bình ngày
Hình A.8 – Nóng ôn hòa: Các giá trị trung bình năm
Hình A.9 – Nóng ôn hòa: Các giá trị cực trị
Các Hình A.10, A.11 và A.12 mô tả nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối cho các vùng loại khí hậu khô cằn.
Hình A.10 – Khô cằn: Các giá trị trung bình ngày
Hình A.11 – Khô cằn: Các giá trị trung bình năm
Hình A.12 – Khô cằn: Các giá trị cực trị
Các Hình A.13, A.14 và A.15 mô tả nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối cho các vùng loại khí hậu nhiệt đới.
Hình A.13 – Khô cằn: Các giá trị trung bình ngày
Hình A.14 – Khô cằn: Các giá trị trung bình năm
Hình A.15 – Khô cằn: Các giá trị cực trị
PHỤ LỤC B
(tham khảo)
Dữ liệu khí hậu từ các vùng khác nhau
Các bảng dưới đây đưa ra các dữ liệu từ các vùng khác nhau đối với các kiểu khí hậu địa cực, lạnh, khô, khô cằn và nhiệt độ từ tài liệu tham khảo 1 và 2
Bảng B.1 – Dữ liệu đối với kiểu khí hậu địa cực
Bảng B.2 – Dữ liệu đối với kiểu khí hậu lạnh
Bảng B.3 – Dữ liệu đối với kiểu khí hậu ôn hòa
Bảng B.4 – Dữ liệu đối với kiểu khí hậu khô cằn
Bảng B.5 – Dữ liệu đối với kiểu khí hậu nhiệt đới
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] IEC 60721-2 (all Parts 2) Classification of environmental conditions – Part 2: Environmental conditions appearing in nature (Phân loại điều kiện môi trường – Phần 2: Điều kiện môi trường xuất hiện trong tự nhiên)
[2] MIL210 ExPERT database (Version 1.0 July 1997) (Cơ sở dữ liệu MIL210 ExPERT (Phiên bản 1.0 tháng 7/1997)
[3] The Hutchinson World Weather Guide by E.A. Pearce and C.G. Smith (ISSN 1-85986-342-6, 2000, Helicon Publishing Ltd) (Hướng dẫn thời tiết thế giới Hutchinson; Tác giả: E.A. Pearce and C.G. Smith (ISSN 1-85986-342-6, 2000, Helicon Publishing Ltd).
[4] 104/405/RM) Unconfirmed minutes of the meeting held in Stockholm, Sweden from Tuesday 13th June, 14:00 to Friday 16 th June 2006, 09:00 (104/405/RM) Các biên bản chưa được xác nhận của cuộc họp tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển từ thứ ba 13/6, 14:00 đến thứ sáu 16/6/2006, 09:00)
[5] KOTTEK, M., GRIESER, J., BECK, C., RUDOLF, B. and RUBEL, F. 2006: World Map of the Köppen – Geiger climate classification updated. Meteorol. Z., 15, 259-263. (KOTTEK, M., GRIESER, J., BECK, C., RUDOLF, B. và RUBEL, F. 2006: Bản đồ thế giới của Köppen-Geiger về phân loại khí hậu đã được cập nhật. Meteorol. Z., 15, 259-263)
[6] BECK, Christoph, GRIESER, Jürgen, KOTTEK, Markus, RUBEL, Franz and RUDOLF, Bruno, Characterzing Global Climate Change By Means Of Köppen Climate Classification, Klimastatusbericht, 2005, 139-149 (BECK, Christoph, DRIESER, Jürgen, KOTTEK, Markus, RUBEL, Franz và RUDOLF, Bruno, Đặc trưng thay đổi khí hậu toàn cầu theo phân loại khí hậu của Köppen, Klimastatusbericht, 2005, 139-149).
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Tiêu chuẩn IEC 60721-2-1 hiện nay đề cập tới nhiệt độ và độ ẩm
4. Nhiệm vụ 1
5. Nhiệm vụ 2
6. Nhiệm vụ 3
7. Nhiệm vụ 4 – Đưa ra các khuyến cáo có thể truy nguồn để cập nhật IEC 60721-2-1
Phụ lục A (tham khảo) – Phân tích nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối
Phụ lục B (tham khảo) – Dữ liệu khí hậu từ các địa điểm khác nhau
Thư mục tài liệu tham khảo
1 Hệ thống Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam đã có TCVN 7921-1:2008 hoàn toàn tương đương với IEC 60721-1:2002.
2 Hệ thống Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam đã có TCVN 7921-2-1:2008 hoàn toàn tương đương với IEC 60721-2-1:2002.
3 Số trong ngoặc vuông tham khảo trong Thư mục tài liệu tham khảo.
4 Thảo luận với Kyösti Väkeväinen và Markus Kottek, Phòng Khoa học Tự nhiên, Đại học Thú y Vienna Veterinärplatz 1 A-1210, Đại học Vienna, ngày 11 tháng 12 năm 2006 và ngày 5 tháng 1 năm 2007.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10897:2015 (IEC/TR 62130:2012) VỀ DỮ LIỆU THỰC ĐỊA VỀ KHÍ HẬU BAO GỒM KIỂM TRA XÁC NHẬN | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN10897:2015 | Ngày hiệu lực | 31/12/2015 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Tài nguyên - môi trường |
Ngày ban hành | 31/12/2015 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |